Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

Nâng cao hiệu quả chi tiêu công cho chương trình xóa đói giảm nghèo tại tỉnh Nghệ An

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (574.39 KB, 36 trang )

Header Page 1 of 161.

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
----------o0o---------NGUYỄN HOÀNG DŨNG

NÂNG CAO HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG CHO
CHƢƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI
TỈNH NGHỆ AN

Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG NGHIÊN CỨU

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ TRUNG THÀNH

XÁC NHẬN CỦA

XÁC NHẬN CỦA CHỦ TỊCH HĐ

CÁN BỘ HƢỚNG DẪN

CHẤM LUẬN VĂN

Hà Nội - 2017

Footer Page 1 of 161.



Header Page 2 of 161.

MỤC LỤC

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG

iii

DANH MỤC HÌNH

v

i

PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Tính cấp thiết của đề tài

6

2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

7

2.1. Mục tiêu chung 7
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

7

3. Câu hỏi nghiên cứu


8

4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu

8

4.2. Phạm vi nghiên cứu

8

5. Kết cấu Luận văn

9

8

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG CHO
CHƢƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

10

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 10
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới hiệu quả chi tiêu công 10
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới xóa đói giảm nghèo
1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu 17

Footer Page 2 of 161.


12


Header Page 3 of 161.

1.2. Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng
trình xóa đói giảm nghèo

17

1.2.1. Những vấn đề lý luận chung về chi tiêu công

17

1.2.2. Tác động của Chương trình xóa đói giảm nghèo 24
1.2.3. Hiệu quả chi tiêu công Chương trình xóa đói giảm nghèo Error!
Bookmark not defined.
1.2.4. Những nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả chi tiêu công Chương trình
xóa đói giảm nghèo

Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Error!

Bookmark

not defined.

2.1. Phƣơng pháp luận chung

Error! Bookmark not defined.

2.2. Quy trình nghiên cứu

Error! Bookmark not defined.

2.3. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu, thông tin Error!

Bookmark

not

defined.
2.3.1. Nhu cầu dữ liệu, thông tin

Error! Bookmark not defined.

2.3.2. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Error!

Bookmark

not

defined.
2.4. Phƣơng pháp phân tích số liệu


Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG CHO
CHƢƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO TẠI TỈNH NGHỆ AN

Error!

Bookmark not defined.
3.1. Giới thiệu tổng quan về tỉnh Nghệ An

Error!

Bookmark

defined.
3.1.1. Điều kiện tự nhiên

Error! Bookmark not defined.

3.1.2. Dân số, lao động

Error! Bookmark not defined.

Footer Page 3 of 161.

not


Header Page 4 of 161.


3.2. Thực trạng hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng trình XĐGN tỉnh Nghệ
An giai đoạn 2011-2015 Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Tổng quan về Chương trình 135 giai đoạn 2011-2015

Error!

Bookmark not defined.
3.2.2. Thực trạng hiệu quả chi tiêu công cho Chương trình 135 giai đoạn
2011-2015 .Error! Bookmark not defined.
3.3. Đánh giá thực trạng hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng trình 135 tại
tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011-2015
3.3.1. Kết quả đạt được

Error! Bookmark not defined.

Error! Bookmark not defined.

3.3.2. Một số hạn chế và nguyên nhân

Error! Bookmark not defined.

CHƢƠNG 4. ĐỊNH HƢỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO
HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG CHO CHƢƠNG TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM
NGHÈO TẠI TỈNH NGHỆ AN GIAI ĐOẠN 2016-2020 Error!

Bookmark

not defined.
4.1. Định hƣớng chi tiêu công cho Chƣơng trình 135 trong giai đoạn 20162020


Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Mục tiêu của Chương trình 135 trong giai đoạn 2016-2020 Error!

Bookmark not defined.
4.1.2. Các Dự án thành phần của Chương trình 135 trong giai đoạn 20162020

Error! Bookmark not defined.
4.1.3. Định mức hỗ trợ cho các xã, thôn bản của Chương trình 135 giai

đoạn 2016-2020 Error! Bookmark not defined.
4.1.4. Kế hoạch về vốn cho Chương trình 135 giai đoạn 2016-2020

Error!

Bookmark not defined.
4.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng trình
135 tại tỉnh Nghệ An giai đoạn 2016-2020

Footer Page 4 of 161.

Error! Bookmark not defined.


Header Page 5 of 161.

4.2.1. Một số thuận lợi và khó khăn thực hiện Chương trình 135 trong giai
đoạn 2016-2020 Error! Bookmark not defined.
4.2.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu công Chương trình 135
giai đoạn 2016-2020


Error! Bookmark not defined.

4.3. Một số kiến nghị

Error! Bookmark not defined.

4.3.1. Đối với trung ương

Error! Bookmark not defined.

4.3.2. Đối với tỉnh Nghệ An Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN

Error! Bookmark not defined.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Footer Page 5 of 161.

26


Header Page 6 of 161.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

S
TT

Ký hiệu


Nguyên nghĩa
Chƣơng trình 135 giai đoạn III

1

CT 135-III

2

GDP

3

GRDP

Giá trị tăng thêm theo giá hiện hành

4

GTVT

Giao thông vận tải

5

HĐND

Hội đồng nhân dân


6

LĐTBXH

7

NSNN

Ngân sách Nhà nƣớc

8

NSTW

Ngân sách Trung ƣơng

9

NSĐP

Ngân sách địa phƣơng

1
0
1
1
1
2
1


Footer Page 6 of 161.

Tổng sản phẩm quốc nội

Lao động – Thƣơng binh và Xã hội

TĐGN.BQ

Tốc độ giảm nghèo bình quân

TĐTT.BQ

Tốc độ tăng trƣởng bình quân

XĐGN

Xóa đói giảm nghèo

UBND

Ủy ban nhân dân

i


Header Page 7 of 161.

3

Footer Page 7 of 161.


ii


Header Page 8 of 161.

DANH MỤC BẢNG

S
TT

B

Nội dung

ảng
B
1
ảng 2.1
B
2
ảng 3.1

Các dữ liệu thông tin cần tìm hiểu, thu thập

rang
3
3

Danh sách địa phƣơng thuộc diện hỗ trợ của CT

135-III

4
2

B
3
ảng 3.2

So sánh vốn cấp giai đoạn II và III của CT 135

B
4
ảng 4.1

Thay đổi tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn mới

Footer Page 8 of 161.

T

iii

4
4
7
3


Header Page 9 of 161.


Footer Page 9 of 161.

iv


Header Page 10 of 161.

DANH MỤC HÌNH

S

H

Nội dung

ình

TT

1
nh 2.1

2
nh 3.1

3
nh 3.2

4

nh 3.3

5

6










nh 3.4

nh 3.5

Footer Page 10 of 161.

Quy trình nghiên cứu

Cơ cấu nguồn trài trợ CT 135-III

Cơ cấu nguồn tài trợ các Dự án thành phần

Phân cấp quản lý, thực hiện CT 135-III

T

rang
3
2
4
3
4
5
4
6

Các bên tham gia vào kiểm tra, đánh giá CT
135-III

5
0

Tỷ lệ hộ nghèo tại miền Tây và 10 huyện 135
thuộc miền Tây (2011-2015)

v

5
5


Header Page 11 of 161.

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài

Sau hơn 30 năm tiến hành công cuộc đổi mới, nền kinh tế nƣớc ta đã phát
triển nhanh trên nhiều mặt trong điều kiện phát triển nền kinh tế thị trƣờng định
hƣớng xã hội chủ nghĩa, hội nhập kinh tế quốc tế, đời sống của đại bộ phận nhân
dân đã đƣợc nâng lên rõ rệt, cụ thể:Năm 1987, GDP bình quân đầu ngƣời của Việt
Nam chỉ đạt 82 USD/ ngƣời do áp dụng mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung,
quan liêu, bao cấp. Năm 2000, con số này đã đạt 385 USD/ ngƣời, gấp 4,69 lần so
với năm 1982. Tới năm 2014, GDP bình quân đầu ngƣời đạt 2.073 USD/ ngƣời, với
quy mô dân số là 90,73 triệu ngƣời.
Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ dân cƣ, mà đặc biệt là dân cƣ ở những
vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc ít ngƣời…đang còn chịu cảnh đói nghèo;
chƣa đƣợc hƣởng thụ các dịch vụ công nhƣ cơ sở hạ tầng, dịch vụ y tế, giáo
dục...Sự phân hoá giàu nghèo đã và đang là mối lo của Đảng và Nhà nƣớc, là vấn đề
xã hội cần đặc biệt quan tâm. Nếu không tích cực xoá đói giảm nghèo và giải quyết
tốt các vấn đề xã hội khác thì sẽ không thực hiện đƣợc công bằng xã hội và sự lành
mạnh xã hội nói chung, có nguy cơ đẩy tới phân hoá giai cấp với hậu quả là sự bần
cùng hoá, đe doạ tình hình ổn định chính trị và xã hội, làm chệch hƣớng xã hội chủ
nghĩa của sự phát triển kinh tế -xã hội.
Chi tiêu công, cụ thể là chi cho các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia là một
công cụ quan trọng của Chính phủ nhằm cung cấp nguồn lực tài chính cho việc thực
hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo. Các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia này bao
gồm: Chƣơng trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi,
vùng sâu, vùng xa (Chƣơng trình 135), Chƣơng trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo
(Chƣơng trình 143), Chƣơng trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61
huyện nghèo theo Nghị quyết 30A/2008, các chƣơng trình trong lĩnh vực y tế, văn
hoá, giáo dục, vệ sinh môi trƣờng… Chi NSNN cho các chƣơng trình này trong thời

Footer Page 11 of 161.


Header Page 12 of 161.


gian qua đã tăng lên rất nhanh chóng. Tổng chi tiêu cho các Chƣơng trình mục tiêu
quốc gia năm 2009 đã tăng gấp 9 lần so với năm 1998.
Nghệ An là một tỉnh đông dân, có hơn 3.063,9 nghìnngƣời với 17 huyện, 03
thị xã và 01 thành phố, 480 xã, phƣờng thị trấn; tỉnh có 10 huyện và 01 thị xã miền
núi với tổng cộng 203 xã miền, trong số đó 05 huyện là miền núi cao. Các huyện,
thị xã miền núi này tạo thành miền Tây Nghệ An. Trong những năm qua, thực hiện
Chƣơng trình XĐGN, với sự phấn đấu, nỗ lực không ngừng của các ngành, các cấp
và nhân dân trong tỉnh, Nghệ An đã đạt đƣợc những kết quả nhất định trong xoá đói
giảm nghèo. Tỷ lệ nghèo đói vùng dân tộc và miền núi (theo chuẩn nghèo giai đoạn
2011-2015) giảm từ 36,19% năm 2010 xuống còn 16,54% (tƣơng đƣơng với chuẩn
nghèo đa chiều là 24,04%) năm 2015, giảm bình quân 3,92%/năm.
Tuy nhiên số hộ thoát nghèo chƣa thật vững chắc, nguy cơ tái đói nghèo còn
cao, số lƣợng hộ nghèo còn lớn. Vấn đề XĐGN bền vững để đạt đƣợc mục tiêu của
tỉnh đề ra (phấn đấu giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh bình quân từ 2,5 - 3%/năm, riêng
các huyện nghèo và xã nghèo giảm bình quân từ 4 - 5%/năm) là cực kỳ khó khăn.
Vì vậy việc phân tích, đánh giá,chỉ ra những nguyên nhân của các hạn chế,trên cơ
sở đó đƣa ra những giải pháp đồng bộ nhằm chi tiêu công có hiệu quả hơn cho
chƣơng trình XĐGN trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đặc biệt là các huyện miền núi và
dân tộc trong giai đoạn tới là hết sức cần thiết.
Xuất phát từ ý nghĩa, tầm quan trọng và sự cần thiết của vấn đề XĐGN của
cả nƣớc nói chung và tỉnh Nghệ An nói riêng trong quá trình hội nhập và phát triển,
tác giả chọn vấn đề “Nâng cao hiệu quả chi tiêu công choChƣơng trìnhxóa đói
giảm nghèotại tỉnh Nghệ An” làm đề tài Luận văn thạc sỹ tài chính - ngân hàng.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đề tài thực hiện nhằm mục tiêu đề xuất một số giảipháp nâng cao hiệu quả
chi tiêu công cho Chƣơng trình XĐGNtạitỉnh Nghệ An.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu


Footer Page 12 of 161.

7


Header Page 13 of 161.

- Hệ thống hóalý luận cơ bản về hiệu quả chi tiêu công choChƣơng trình
XĐGN.
- Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quảchi tiêu công cho Chƣơng trình
XĐGNtại tỉnh Nghệ An, trên cơ sở đó xác định nguyên nhân của những hạn chế
trong thời gian qua.
- Đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu công choChƣơng trình
XĐGNtrong giai đoạn tiếp theo (2016-2020) nhằm góp phần thực hiệncông tác
XĐGNhiệu quả và bền vững tại tỉnh Nghệ An.
3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng hiệu quảchi tiêu công cho Chƣơng trình XĐGNtại tỉnh Nghệ An
thời gian qua nhƣ thế nào?
- Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng trình
XĐGNtại tỉnh Nghệ An?
- Những giải pháp nào có thể nâng cao hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng
trình XĐGNtại tỉnh Nghệ An trong giai đoạn 2016-2020?
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng trìnhXĐGNtạitỉnh Nghệ An.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Nội dung:Phân tích, đánh giá thực trạng hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng
trình XĐGN và xác địnhnguyên nhân của những hạn chếảnh hƣởng tới hiệu quả chi
tiêu công cho Chƣơng trình XĐGN; đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả chi
tiêu công choChƣơng trình XĐGN tại tỉnh Nghệ An trong giai đoạn tiếp theo (20162020).

-Không gian:Tỉnh Nghệ An.
- Thời gian:Luận văn sử dụng dữ liệu từ năm 2011-2015.

Footer Page 13 of 161.

8


Header Page 14 of 161.

- Giới hạn của đề tài: Chƣơng trình XĐGN bao gồm nhiều chƣơng trình, dự
ánkhác nhau, để đáp ứng yêu cầu về mặt thời gian của Luận văn, tác giảthực hiện
nghiên cứu hiệu quả chi tiêu công trong giới hạnChƣơng trình 135 về hỗ trợ đầu tƣ
cơ sở hạ tầng, hỗ trợ phát triển sản xuất cho các xã đặc biệt khó khăn, xã biên giới,
xã an toàn khu, các thôn bản đặc biệt khó khăn.
5. Kết cấu Luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, Luận văn gồm 4 chƣơng:
Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung về hiệu
quảchi tiêu công choChƣơng trình XĐGN.
Chƣơng 2: Phƣơng pháp nghiên cứu và thiết kế Luận văn.
Chƣơng 3: Thực trạng hiệu quảchi tiêu công cho Chƣơng trình XĐGNtại tỉnh
Nghệ Angiai đoạn 2011-2015.
Chƣơng 4: Định hƣớng và một số giải pháp nâng cao hiệu quả chi tiêu công
cho Chƣơng trìnhXĐGN tại tỉnh Nghệ Angiai đoạn 2016-2020.

Footer Page 14 of 161.

9



Header Page 15 of 161.

CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG
VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HIỆU QUẢ CHI TIÊU CÔNG CHOCHƢƠNG
TRÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới hiệu quả chi tiêu công
(1) Luận án Tiến sĩcủa Bùi Mạnh Cƣờng (2012) về“Nâng cao hiệu quả đầu
tư phát triển từ nguồn vốn NSNN ở Việt Nam”đã đánh giá quy mô đầu tƣ phát triển
từ nguồn vốn NSNN trong giai đoạn 2005-2010 tăng nhanh theo hàng năm. Đầu tƣ
phát triển từ nguồn vốn NSNN có xu hƣớng giảm dần từ 2005-2010 nhƣng luôn
chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng vốn đầu tƣ phát triển toàn xã hội.Đầu tƣ phát triển từ
nguồn vốn NSNN trong việc giảm hộ nghèo ở nông thôn có hiệu quả tăng, tuy
nhiên, nếu để tỷ lệ đầu tƣ phát triển từ nguồn vốn NSNN cho khu vực này cao thì sẽ
ảnh hƣởng đến tăng trƣởng chung và Nhà nƣớc thiếu nguồn lực để tái đầu tƣ. Do
đó, Nhà nƣớc phải khuyến khích các lực lƣợng khác nhau cùng tham gia chung tay
để giải quyết vấn đề XĐGN. Qua một số chỉ tiêu cho thấy, chi tiêu NSNN có
khuynh hƣớng thay đổi khiđầu tƣ phát triển từ NSNN tập trung nhiều hơn cho phúc
lợi xã hội (giáo dục, y tế, nhà ở, an sinh xã hội,…). Đầu tƣ phát triển từ NSNN để
đảm bảo các dịch vụ công thiết yếu cho nhân dân nhƣ phổ cập giáo dục, khám chữa
bệnh thông thƣờng, hỗ trợ cho ngƣời nghèo và các nhóm yếu thế trong xã hội v.v...
với quy mô ngày càng mở rộng và chất lƣợng nâng cao hơn, nhằm phân phối lại của
cải xã hội, đảm bảo cơ hội bình đẳng cho mọi ngƣời, hỗ trợ nhóm ngƣời thiệt thòi,
tạo điều kiện đảm bảo điều kiện sống tối thiểu, nâng cao chất lƣợng cuộc sống.
(2) Trong Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Ngọc Hải (2008)với đề tài về “Hoàn
thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng ở Việt
Nam”, các phân tích, đánh giá của tác giả đã thể hiện cái nhìn tổng thể về tình hình
sử dụng NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng và cơ chế quản lý các khoản
chi này ở Việt Nam trong thời kỳ chuyển đổi vừa qua. Nghiên cứu cho thấy,cơ chế


Footer Page 15 of 161.

10


Header Page 16 of 161.

quản lý chi NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng hiện nay còn nhiều vấn
đề bất cập do nhiều nguyên nhân, nhƣng chủ yếu là do thu nhập bình quân đầu
ngƣời của Việt Nam còn thấp, tƣ tƣởng Nhà nƣớc bao cấp còn nặng nề, việc quản lý
tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hàng hóa công cộng chƣa đƣợc quan tâm đúng
mức... Vai trò điều tiết của Nhà nƣớc và vai trò điều chỉnh của cơ chế thị trƣờng
chƣa có sự kết hợp chặt chẽ và hỗ trợ lẫn nhau một cách có hiệu quả, dẫn tới sự hạn
chế trong việc sử dụng hiệu quả NSNN cho việc cung ứng hàng hóa công cộng.
Nghiên cứu đã đóng góp các giải pháp về hoàn thiện cơ chế quản lý chi NSNN cho
việc cung ứng hàng hóa công cộng và trình bày một số điều kiện để thực hiện các
giải pháp nhƣ: Nhà nƣớc cần xây dựng ban hành, sửa đổi, bổ sung các văn bản quy
phạm pháp luật liên quan đến điều chỉnh các hoạt động chi NSNN cho việc cung
ứng hàng hóa công cộng; đổi mới, sắp xếp hệ thống đơn vị sự nghiệp công lập trung
ƣơng và địa phƣơng quản lý; hoàn thiện bộ máy quản lý cung ứng hàng hóa công
cộng, tăng cƣờng đào tạo cán bộ quản lý hàng hóa công cộng; tăng cƣờng ứng dụng
công nghệ thông tin vào quản lý…
(3) Luận án Tiến sĩ củaVõ Văn Hợp (2013) về“Nâng cao tính bền vững của
Ngân sách Nhà nước”, nghiên cứu đã cung cấp một cách nhìn khá toàn diện về thực
trạng tính bền vững của NSNN Việt Nam trong giai đoạn II001-2010 thông qua
việc phân tích diễn biến các yếu tố ảnh hƣởng đến tính bền vững của NSNN, cụ thể
giai đoạn 2006-2010 tuy đạt đƣợc nhiều thành tựu quan trọng trong bối cảnh tình
hình kinh tế, xã hội trong và ngoài nƣớc có những diễn biến bất lợi cho việc điều
hành, quản lý NSNN, song xét về lâu dài, hoạt động NSNN tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi

ro, đe dọa đến tính bền vững của NSNN. Bởi tỷ trọng thu nội địa còn hạn chế, thất
thu còn lớn, bố trí cơ cấu chi NSNN còn bất hợp lý, hiệu quả đầu tƣ công thấp, thất
thoát lãng phí nguồn lực của NSNN. Nợ công tuy đƣợc đánh giá ở mức an toàn,
nhƣng còn chƣa nhiều rủi ro do sự biến động của tỷ giá, do nguồn dự trữ ngoại tệ
còn mỏng, do cơ cấu chƣa hợp lý, nợ nƣớc ngoài đang có chiều hƣớng gia tăng,
công tác quản lý, sử dụng nợ công còn nhiều bất cập. Từ đó đặt ra những vấn đề
quản lý điều hành NSNN đối với Nhà nƣớc nói chung và các cơ quan quản lý

Footer Page 16 of 161.

11


Header Page 17 of 161.

NSNN nói riêng. Trên cơ sở đánh giá thực trạng và dự báo tính bền vững của
NSNN trong giai đoạn 2011-2020, tác giả đã đề xuất các giải pháp về thu, chi
NSNN, về nợ công, về quản lý NSNN hƣớng tới đảm bảo tính bền vững của NSNN
trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam bƣớc sang một giai đoạn mới, phát triển theo
chiều sâu với nhiều chỉ tiêu quan trọng đã đƣợc Quốc hội thông qua.
(4) Luận án Tiến sĩ của Nguyễn Đăng Bình (2012),“Đầu tư phát triển theo
hướng tăng trưởng nhanh gắn với giảm nghèo tại Việt Nam trong thời kỳ đến năm
2020”, đã phân tích thực trạng và cho thấy việc đầu tƣ phát triển theo mục tiêu tăng
trƣởng nhanh và giảm nghèo tuy thu đƣợc những kết quả nhất định trong thời gian
qua nhƣng hiệu quả và tính bền vững chƣa cao, còn nhiều yếu kém, hạn chế, nhất là
trong các mối quan hệ giữa chúng. Các điều kiện đảm bảo cho đầu tƣ phát triển theo
hƣớng tăng trƣởng nhanh gắn với giảm nghèo bền vững chƣa đầy đủ, đồng bộ.
Muốn đầu tƣ đảm bảo tăng trƣởng nhanh gắn với giảm nghèo một cách bền vững thì
phải đầu tƣ đúng để phát huy lợi thế so sánh quốc gia, đầu tƣ có hiệu quả kết hợp
với sự quản lý, điều hành có hiệu lực, hiệu quả của Nhà nƣớc, đồng thời ngƣời dân

có tinh thần phát triển và phát triển có trách nhiệm cao. Trên những cơ sở phân tích,
tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp để hiện thực hóa định hƣớng đầu tƣ phát triển
đến năm 2020, gồm: (i) Xây dựng chiến lƣợc đầu tƣ với các bƣớc đi thích hợp theo
hƣớng hiện đại hóa cơ cấu ngành nghề và nâng cao hiệu suất sử dụng vốn đầu tƣ;
(ii) Nâng cao trình độ quản trị quốc gia để hiện thực hóa chiến lƣợc đầu tƣ gắn với
đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thực hiện chính sách phân phối thu nhập và các
chính sách khác liên quan đến giảm nghèo; (iii) Phát triển các doanh nghiệp năng
động, sáng tạo, làm ăn có hiệu quả, không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh; (iv)
Phát triển nhân lực đáp ứng yêu cầu đầu tƣ theo hƣớng tăng trƣởng nhanh gắn với
giảm nghèo bền vững; (v) Tăng cƣờng hợp tác quốc tế trong đầu tƣ và thƣơng mại.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới xóa đói giảm nghèo
(1) Bài nghiên cứu của Nguyễn Phan Yến Phƣơng (2015) về“Tài chính vi mô
– giải pháp góp phần XĐGN tại Việt Nam”, qua các kết quả phân tích, tác giả nhận

Footer Page 17 of 161.

12


Header Page 18 of 161.

định tài chính vi môlà một trong những giải pháp hữu hiệu trợ giúp về vốn cho
ngƣời nghèo, ngƣời có thu nhập thấp để giải quyết các khó khăn về tài chính, tránh
đƣợc tình trạng ngƣời nghèo phải đi vay theo hình thức cầm đồ, tín dụng đen với lãi
suất cao, qua đó hạn chế đƣợc tệ nạn cho vay nặng lãi ở nhiều vùng thôn quê, góp
phần cải thiện cuộc sống của ngƣời nghèo, ngƣời thu nhập thấp.Tuy nhiên, số tổ
chức tài chính vi mô hiện còn khiêm tốn, chỉ có 3 trong số hơn 300 tổ chức lớn nhỏ
trên toàn quốc đƣợc Ngân hàng Nhà nƣớc cấp phép. Đồng thời mạng lƣới hoạt động
chủ yếu của các tổ chức tài chính vi mô chính thức chỉ tập trung ở một số địa
phƣơng nhất định. Nghiên cứu cho thấy, khu vực miền Trung – Tây Nguyên, Đông

Nam Bộ, Đồng bằng Sông Cửu Long, là những địa bàn còn bỏ ngỏ của các tổ chức
tài chính vi mô, trong khi đó, những khu vực này lại có tỷ lệ ngƣời nghèo, ngƣời có
thu nhập thấp tƣơng đối cao so với các vùng miền khác của cả nƣớc.Tác giả đã xác
định các nguyên nhân khiến cho các tổ chức tài chính vi mô chƣa thể mở rộng đƣợc
phạm vi và quy mô hoạt động,qua đó đề xuất các giải pháp cụ thể để góp phần mở
rộng hoạt động của các tổ chức tài chính vi mô nhƣ hoàn thiện khung pháp lý, tạo
điều kiện liên kết các tổ chức tín dụng với các tổ chức tài chính vi mô; có chính sách
khuyến khích các tổ chức tài chính vi mô phát triển, đa dạng hóa các loại hình sản
phẩm, dịch vụ; hỗ trợ về vốn, miễn giảm thuế và giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc; hỗ trợ
nâng cao hình ảnh uy tín, gia tăng xếp hạng tín nhiệm để góp phần giúp các tổ chức
tài chính vi mô tiếp cận dễ hơn với các nguồn vốn ƣu đãi…
(2) Báo cáo Tác động của Chƣơng trình 135giai đoạn II qua lăng kinh hai
cuộc điều tra đầu kỳ và cuối kỳ của UNDP (2012) đã đƣa ra một số kết luận và gợi
ý chính sách nhƣ sau:
Thứ nhất, việc phân bổ vốn giữa các xã thuộc CT 135-II và các xã khác
không thực sự khác biệt. Do chính quyền địa phƣơng tái phân bổ các nguồn vốn
ngoài CT 135-II từ các xã thuộc CT 135-II cho các xã không thuộc Chƣơng trình
nhằm mục đích bù đắp đã khiến cho tác động của Chƣơng trình có thể bị đánh giá
thấp hơn so với tác động thực. Mục tiêu thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các xã
thuộc CT 135-II và các xã khác cũng nhƣ khoảng cách giữa các hộ nghèo và không

Footer Page 18 of 161.

13


Header Page 19 of 161.

nghèo, giữa hộ ngƣời Kinh và dân tộc là khó khả thi và là một thách thức lớn.
Thứ hai,CT 135-II đã đạt đƣợc thành công đáng kể trong thực hiện phƣơng

pháp tiếp cận có sự tham gia từ trung ƣơng đến cơ sở. Số lƣợng các công trình/dự
án do xã làm chủ đầu tƣ đã tăng mạnh và đạt 46% năm 2011, có sự cải thiện lớn về
sự tham gia của các hộ thụ hƣởng trong toàn bộ tiến trình thực hiện các dự án thuộc
chƣơng trình từ việc chọn công trình đến thực hiện, giám sát và đóng góp cho quỹ
duy tu, bảo trì so với chƣơng trình giai đoạn 1. Minh bạch tài chính cũng đƣợc cải
thiện ở mức độ nhất định. Tuy nhiên mục tiêu 100% các xã trở thành chủ đầu tƣ đã
không thực hiện đƣợc bởi công tác tăng cƣờng năng lực ở chính quyền và cộng
đồng ở cấp địa phƣơng còn yếu kém. Vẫn còn hơn 50% các công trình cơ sở hạ tầng
vẫn còn do huyện làm chủ đầu tƣ, gần 50% các công trình dự án không đƣợc tổ
chức đấu thầu công khai và chỉ có 40% các công trình/dự án có tài khoản kho bạc.
Sự tham gia của cộng đồng còn thấp và có sự khác biệt lớn giữa từng nhóm thụ
hƣởng, nhất là nhóm dân tộc thiểu số và phụ nữ. Vốn cấp cho các công trình/ dự án
do xã tự làm chủ đầu tƣ còn chậm, năng lực quản lý của các cán bộ xã còn yếu kém.
Công tác giám sát công trình và các hoạt động bảo dƣỡng bảo trì không nhận đƣợc
sự quan tâm và tham gia đúng mức. Thành công của phƣơng pháp tiếp cận có sự
tham gia đòi hỏi nỗ lực rất lớn từ trung ƣơng đến chính quyền địa phƣơng trong
việc kết nối cộng đồng địa phƣơng tham gia vào mọi hoạt động của dự án. Chính vì
vậy, cộng đồng địa phƣơng cần đƣợc trang bị đầy đủ thông tin, kiến thức và hiểu
biết về vận hành của từng hoạt động.
Thứ ba, nhờ có sự cải thiện trong công tác thực hiện và tăng nguồn vốn đáng
kể, mức sống của các hộ gia đình thuộc CT 135-II đã đƣợc cải thiện trên mọi mặt
đối với tất cả các nhóm dân tộc. Tuy nhiên, ở những xã này tỉ lệ nghèo vẫn còn ở
mức cao và mức sống của các hộ gia đình vẫn còn thấp hơn rất nhiều so với mức
trung bình quốc gia. Những hộ nghèo hơn có mức tăng thu nhập thấp hơn so với các
hộ khá, điều này gây ra sự bất bình đẳng trong nội tại các nhóm dân tộc. Các chỉ số
về khoảng cách nghèo và mức độ nghiêm trọng của nghèo đói của các hộ gia đình
thuộc CT 135-II không giảm chính vì vậy đời sống của các hộ nghèo không đƣợc

Footer Page 19 of 161.


14


Header Page 20 of 161.

cải thiện nhiều và khoảng cách giữa các hộ nghèo và không nghèo ở các xã này
ngày một nới rộng.Trong giai đoạn 2007- 2012, có 22,1% các hộ đã thoát nghèo
nhƣng lại có đến 14,3% các hộ gia đình rơi trở lại tình cảnh nghèo đói. Các hộ gia
đình nghèo ngƣời Kinh dƣờng chủ yếu nằm trong diện nghèo tạm thời, trong khi
các hộ gia đình nghèo dân tộc thiểu số chủ yếu là nghèo kinh niên. Điều này ám chỉ
rằng công tác xóa đói giảmnghèo ở các xã này chƣa bền vững, một phần do sự phụ
thuộc quá lớn của các hộ gia đình vào thu nhập từ nông nghiệp và ít có sự chuyển
đổi từ các hoạt động nông nghiệp sang phi nông nghiệp.
Thứ tư,chƣơng trình đã cải thiện đáng kể mức sống của các hộ gia đình thụ
hƣởng ở các xã mục tiêu, đặc biệt tác động lớn tới những nhóm yếu thế nhất ở các
xã này (đối tƣợng dân tộc thiểu số). Các kết quả từ số liệu đầu kỳ chỉ ra chƣơng
trình đã tiếp cận đến chính xác đối tƣợng mục tiêu ở các xã nghèo nhất. Tuy nhiên,
chƣơng trình chỉ đạt đƣợc một phần các mục tiêu đã đặt ra. Bên cạnh đó, mức độ
hoàn thành mục tiêu là rất khác biệt giữa các nhóm dân tộc. Trong khi có sự cải
thiện rất lớn về thu nhập và giảm nghèo bền vững ở các dân tộc Tày, Nùng, Dao và
H’Mông thì có rất ít cải thiện này ở các nhóm dân tộc khác, đặc biệt là dân tộc Thái.
Điều này có nghĩa là lợi ích từ chƣơng trình không đƣợc phân phối đồng đều giữa
các nhóm dân tộc. Kết quả gợi ý rằng cần có thêm các hỗ trợ cho các xã này từ các
chƣơng trình trong tƣơng lai, với thiết kế tốt hơn và có tính đến điều kiện, nhu cầu
và văn hóa cụ thể của từng nhóm dân tộc.
(3) Công trình của Bùi Thị Hoàn (2012) nghiên cứu về “Vấn đề phân hóa
giàu – nghèo trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay”, đã làm rõ thực
trạng của sự phân hóa giàu – nghèo trong điều kiện kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam
ngày càng rõ và tăng lên với khoảng cách ngày càng rộng ra, đẩy bất bình đẳng xã
hội tăng lên. Cùng với nó là sự hình thành tầng lớp xã hội mới và sự biến chuyển

giữa các tầng lớp trong xã hội. Nguy cơ tái nghèo có thể diễn ra nhất là đối với vùng
nông thôn, vùng sâu, vùng xa và sẽ càng làm giãn cách về khoảng cách giàu - nghèo
giữa các vùng nếu không đƣợc Nhà nƣớc quan tâm đúng mức.Theo tác giả, có nhiều
nguyên nhân gây ra thực trạng phân hóa giàu nghèo trong nền kinh tế thị trƣờng ở

Footer Page 20 of 161.

15


Header Page 21 of 161.

nƣớc ta, nhƣng nguyên nhân cơ bản nhất là do tác động bởi đặc trƣng của cơ chế
kinh tế thị trƣờng, bên cạnh đó là do sự phân bổ không đều các nguồn lực sản xuất,
sự thiếu chặt chẽ trong quản lý kinh tế của Nhà nƣớc và những hạn chế của pháp
luật. Qua đó đề xuất và luận giải một số giải pháp chủ yếu nhằm hạn chế sự phân
hóa giàu – nghèo đó, trong đó cấp thiết phải nâng cao thu nhập cho ngƣời dân để tất
cả ngƣời dân cùng đƣợc nâng cao chất lƣợng cuộc sống và hạn chế việc làm giàu
không chính đáng trong nền kinh tế thị trƣờng ở Việt Nam hiện nay nhằm đảm bảo
công bằng và tiến bộ xã hội…
(4) Tôn Thu Hiền (2011) với nghiên cứu về“Sử dụng một số công cụ tài
chính nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở các tỉnh Tây Nguyên”,tác giả đã rút ra
đƣợc các bài học tốt về xóa đói giảm nghèo cho Việt Nam từ kinh nghiệm của một
số quốc gia trong khu vực và trên thế giới, đó là: đầu tƣ có trọng điểm giải quyết
dứt điểm tình trạng đói nghèo; tạo cơ hội cho ngƣời nghèo; hỗ trợ cho ngƣời nghèo
quản lý rủi ro và hạn chế nguy cơ bị tổn thƣơng; và huy động cộng đồng tham gia
giảm nghèo. Qua việc phân tích các đặc điểm về tự nhiên, kinh tế - xã hội và đánh
giá thực trạng nghèo tại các tỉnh Tây Nguyên trong sự so sánh với tình trạng nghèo
của các vùng trên phạm vi cả nƣớc, tác giả đã chỉ ra các yếu tố cản trở tiến trình
giảm nghèo ở vùng này. Bên cạnh đó, một số công cụ tài chính thực hiện giảm

nghèo ở Tây Nguyên, nhƣ: Chi NSNN, bảo hiểm y tế, tài chính vi mô, đã đƣợc tác
giả phân tích, đánh giá đƣợcvai trò, sự phối hợp của các công cụ tài chính, rút ra
những kết quả đã đạt đƣợc cũng nhƣ những hạn chế đối với việc giảm nghèo và
nguyên nhân của những hạn chế đó. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất các giải pháp
tài chính nhằm thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở Tây Nguyên trong thời gian tới,
bao gồm: nâng cao hiệu quả chi NSNN cho việc thực hiện các chƣơng trình giảm
nghèo, mở rộng bảo hiểm y tế, nâng cao chất lƣợng hoạt động tín dụng của Ngân
hàng chính sách xã hội, tăng cƣờng các hoạt động “phi tài chính”, hình thành và
phát triển các quỹ tín dụng tiết kiệm hoạt động trong khu vực bán chính thức.Để các
giải pháp tài chính phát huy hiệu quả trong việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo ở
Tây Nguyên, tác giả đã đề xuất một số giải pháp điều kiện nhƣ: ổn định chính trị xã

Footer Page 21 of 161.

16


Header Page 22 of 161.

hội, nâng cao năng lực cán bộ cơ sở, tăng cƣờng hoạt động khuyến nông, khuyến
lâm để hỗ trợ ngƣời nghèo trong việc ứng dụng kỹ thuật sản xuất tiến bộ.
1.1.3. Kết luận rút ra từ tổng quan các công trình nghiên cứu
Nhƣ vậy, số lƣợng các công trình nghiên cứu về chính sách XĐGNlà
khá nhiều, các tác giả đã phân tích, đánh giá đƣợc vai trò của chính sách XĐGN
trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc theo định hƣớng xã hội chủ nghĩa, đề
xuất các công cụ tài chính thiết thực, nhƣ tài chính vi mô và nhiều giải pháp khác để
hỗ trợ ngƣời nghèo, tạo ra các cơ hội và gia tăng thu nhập cho họ, cải thiện chất
lƣợng cuộc sống. Với các công trình liên quan tới chi tiêu công thì trong quá trình
nghiên cứu vấn đề,các tác giả đã xem xét mối quan hệ giữa hiệu quả chi NSNN, chi
đầu tƣ phát triển với việc thực hiện Chƣơng trình XĐGN trên cả nƣớc, có những

phân tích thực trạng và đƣa ra nhiều giải pháp trong đó có một số đề xuất thiết thực
để nâng cao hiệu quả chi NSNN cho XĐGN. Nhìn chung, các công trình này thực
hiện trên phạm vị rộng, xem xét nhiều khía cạnh của chi NSNN, chi đầu tƣ phát
triển. Do đó, các tác giả chỉ mới xem xét hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng trình
XĐGN nhƣ một hợp phần của vấn đề nghiên cứu, với các đánh giá dựa trên các số
liệu thống kê chung, màchƣa thực sự đi sâu nghiên cứu, thực hiện các cuộc khảo sát
về hiệu quả chi tiêu công choChƣơng trình XĐGN.
Với tinh thần tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các kết quả của các công trình
nghiên cứu trƣớc đây, khoảng trống nghiên cứu mà tác giả đặc biệt quan tâm đến
trong Luận văn này đó là việc làm rõ hiệu quả chi tiêu công cho Chƣơng trình
XĐGN, mà cụ thể là Chƣơng trình 135, trong giai đoạn 2011-2015 tại tỉnh Nghệ
An, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phù hợp để nâng cao hiệu quả chi tiêu
công cho Chƣơng trình.
1.2. Những vấn đề lý luận chung về hiệu quả chi tiêu công choChƣơng trình
xóa đói giảm nghèo
1.2.1. Những vấn đề lý luận chung về chi tiêu công
1.2.1.1. Khái niệm chi tiêu công

Footer Page 22 of 161.

17


Header Page 23 of 161.

Khái niệm chi tiêu công, theo Vũ Cƣơng (2012) thì có thể đƣợc tiếp cận theo
2 cách sau:
- Theo nghĩa hẹp: Chi tiêu công là những khoản chi của Chính phủ thông qua
NSNN. Theo cách hiểu này, có thể gọi là chi tiêu của Chính phủ.
Cách hiểu này có nhiều hạn chế:

(i) Nó không phản ánh đầy đủ tác động của Chính phủ đối với nền kinh tế
quốc dân.
(ii) Chi tiêu công cộng chỉ là một phần trong các chi phí cho các hoạt động
mà Chính phủ và tƣ nhân cùng đóng nhƣng Chính phủ quản lý, vì vậy định nghĩa
trên không cho thấy hết lợi ích của chi tiêu công cộng.
(iii) Định nghĩa hẹp còn không cho thấy khoản chi tiêu ngoài NSNN và các
khoản nợ công bất thƣờng.
- Theo nghĩa khái quát nhất:Chi tiêu công là tổng hợp các khoản chi tiêu của
các cấp chính quyền từ trung ƣơng tới địa phƣơng, các doanh nghiệp nhà nƣớc và
của toàn dân khi để thực hiện các quy định quy định của Chính phủ hoặc để cung
cấp các hàng hóa, dịch vụ do Chính phủ quản lý.
Khái niệm chi tiêu công theo cách hiểu ở trên phản ánh đầy đủ hơn “chi phí
xã hội cho các hoạt động của Chính phủ”.
1.2.1.2. Đặc điểm của chi tiêu công
Theo Vũ Cƣơng (2012), chi tiêu công có các đặc điểm sau:
- Chi tiêu công phản ánh những lựa chọn chính sách của Chính phủ. Mỗi khi
Chính phủ quyết định cung cấp những loại hàng hóa và dịch vụ nào với khối lƣợng
và chất lƣợng ra sao thì chi tiêu công đều phản ánh chi phí để thực hiện các quyết
định đó.
- Chi tiêu công phục vụ lợi ích chung của cộng đồng dân cƣ ở các vùng hay
các quốc gia (cung cấp cho xã hội những hàng hóa công cộng nhƣ: các công trình

Footer Page 23 of 161.

18


Header Page 24 of 161.

thuộc hạ tầng kinh tế xã hội, phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, an ninh, quốc phòng,

đối ngoại...). Điều này xuất phát từ chức năng quản lý toàn diện nền kinh tế xã hội
của Nhà nƣớc, do vậy trong quá trình thực hiện chức năng đó, Nhà nƣớc cung cấp
một lƣợng hàng hoá khổng lồ cho nền kinh tế.
- Chi tiêu công luôn gắn liền với bộ máy Nhà nƣớc, với những nhiệm vụ kinh
tế, chính trị, xã hội mà Nhà nƣớc thực hiện.
Các khoản chi tiêu công do chính quyền các cấp đảm nhiệm theo quy định
trong phân cấp quản lý NSNN, và các khoản chi tiêu này để bảo đảm cho các cấp
chính quyền thực hiện đƣợc chức năng quản lý, phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ
quan quyền lực Nhà nƣớc (Quốc hội, Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và
Đầu tƣ...) quyết định cơ cấu, nội dung, mức độ của các khoản chi tiêu công để thực
hiện các mục tiêu, nhiệm vụ kinh tế, chính trị, xã hội của đất nƣớc.
- Chi tiêu công mang tính chất không hoàn trả hay hoàn trả không trực tiếp.
Thuế đƣợc xem nhƣ phƣơng pháp thu hồi chi phí của các dịch vụ công cộng thuần
túy do Nhà nƣớc cung cấp. Trong khi đó, phí đƣợc xem nhƣ phƣơng pháp Nhà nƣớc
thu hồi một phần hoặc toàn bộ chi phí của hàng hóa dịch vụ công cộng không thuần
túy do Nhà nƣớc cung cấp, mà cá nhân công dân đã trực tiếp sử dụng.
1.2.1.3. Các cách phân loại chi tiêu công
Chi tiêu công, theo Vũ Cƣơng (2012), có thể đƣợc phân loại dựa theo 3 đặc
điểm sau:(i) Tính chất; (ii) Chức năng và (iii) Mục đích chi tiêu.
a) Phân loại theo tính chất
Một cách phân loại chi tiêu công phổ biến là xem xét các khoản chi tiêu đó
có thực sự đòi hỏi tiêu hao nguồn lực của nền kinh tế quốc dân hay không. Theo
cách nhìn nhận này, chi tiêu công đƣợc chia làm chi tiêu hoàn toàn mang tính chất
công cộng (hay còn gọi là chi mua sắm hàng hóa dịch vụ) và chi chuyển nhƣợng.
- Chi mua sắm hàng hóa dịch vụ là những khoản chi tiêu đòi hỏi các nguồn
lực kinh tế:Việc khu vực công sử dụng những nguồn lực này sẽ loại bỏ việc sử dụng

Footer Page 24 of 161.

19



Header Page 25 of 161.

chúng vào các khu vực khác. Vì thế, chi phí cơ hội của những khoản chi tiêu công
cộng này là sản lƣợng phải từ bỏ ở khu vực khác. Với một tổng nguồn lực có hạn của
nền kinh tế, vấn đề đặt ra là cần phải cân nhắc chi tiêu vào đâu sẽ có hiệu quả nhất.
- Chi phí chuyển giao hay chi có tính chất phân phối lại (chi lương hưu, trợ
cấp, phúc lợi xã hội...): Những khoản chi tiêu này không thể hiện yêu cầu của khu
vự công cộng đối với nguồn lực thực của xã hội, vì chúng đơn thuần chỉ là sự
chuyển giao từ ngƣời này sang ngƣời khác thông qua khâu trung gian là khu vực
công cộng. Tuy nhiên, nói nhƣ vậy không cón nghĩa là chi chuyển giao không gây
tổn thất gì cho xã hội. Các chƣơng trình phân phối lại đều gây ra những méo mó
trong phân bổ nguồn lực, do đó đều dẫn đến sự phi hiệu quả, cụ thể:
+ Chi phí hành chính: Để vận hành bộ máy thực hiện chức năng phân phối
lại, Chính phủ cần chi phí cho việc tuyển dụng nhân viên thuế vụ và cán bộ làm
công tác chính sách, hệ thống lƣu trữ hồ sơ, đội ngũ thanh tra, kiểm soát v.v.. đây là
những khoản chi phí không hiệu quả, nhƣng không thể nào tránh đƣợc của tất cả các
chƣơng trình chi tiêu của Chính phủ.
+ Giảm động cơ làm việc: Khi mức thuế thu nhập ngày càng tăng có thể sẽ
gây ra tâm lý bất mãn của ngƣời lao động, khiến cho họ muốn làm việc ít đi. Điều
đó sẽ kích thích chiếc bánh thu nhập còn lại để phân phối sẽ giảm đi.
b) Phân loại theo chức năng
Phân loại theo chức năng hay còn gọi là phân loại theo mục đích giao dịch.
Cách phân loại này thƣờng đƣợc sử dụng trong đánh giá phân bổ nguồn lực của
Chính phủ nhằm thúc đẩy thực hiện hoạt động và mục tiêu khác nhau của Chính
phủ. Theo cách phân loại này, chi tiêu công bao gồm:
- Chi cho các dịch vụ nói chung của Chính phủ (hay chi hành chính):
Đây là những khoản chi ngân sách cho những hoạt động thƣờng xuyên để đảm bảo
Chính phủ có thể thực hiện các chức năng của mình. Thuộc loại này gồm chi cho

các cơ quan hành chính của Chính phủ, chi trả lƣơng, chi cho cảnh sát, toàn án...

Footer Page 25 of 161.

20


×