Tải bản đầy đủ (.doc) (68 trang)

MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC TRÊN ĐỊA BÀN KHU VỰC TÂY BẮC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (337.99 KB, 68 trang )

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên, em xin bày tỏ lòng biết ơn đến toàn thể quý thầy, cô
Khoa Luật, trường Đại Học Vinh đã tạo nhiều điều kiện thuận lợi để em hoàn
thành tốt khóa học, cảm ơn thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt
4 năm học tập.
Với vốn kiến thức tiếp thu trong quá trình học không chỉ là nền tảng
cho quá trình nghiên cứu khóa luận mà còn là hành trang quý báu để em bước
vào đời một cách vững chắc và tự tin.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám đốc sở Văn hóa truyền thông
thông tin các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai và các phòng ban đã tạo điều
kiện thuận lợi giúp đỡ em trong quá trình thu thập tài liệu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Thầy giáo, Ths
Nguyễn Văn Đại, đã tận tình hướng dẫn giúp đỡ em trong suốt quá trình viết
khóa luận tốt nghiệp.Với thời gian nghiên cứu còn ngắn, trình độ và nhận
thức còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm chưa nhiều sẽ còn nhiều thiếu sót. Kính
mong nhận được sự nhận xét góp ý, phê bình, của quý thầy cô, để em có điều
kiện học hỏi, tiếp thu kiến thức, tìm hiểu, nghiên cứu, hoàn thiện khóa luận
hơn nữa.
Cuối cùng em kính chúc quý Thầy, Cô dồi dào sức khỏe và thành công
trong sự nghiệp cao quý. Đồng kính chúc các Cô, Chú, Anh, Chị trong sở văn
hóa thông tin các tỉnh Lai Châu, Sơn La, Lào Cai luôn dồi dào sức khỏe, đạt
được nhiều thành công tốt đẹp trong công việc.
Trân trọng cảm ơn!
Sinh viên : Đỗ Thị Huế


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................................1
MỞ ĐẦU................................................................................................................................1
1.Tính cấp thiết của đề tài......................................................................................................1
2. Tình hình nghiên cứu.........................................................................................................3


3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.....................................................................4
3.1 Mục đích...........................................................................................................................4
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.......................................................................................4
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài............................................................................................4
5. Đóng góp khoa học của đề tài............................................................................................5
6. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................................5
7. Kết cấu của khóa luận........................................................................................................5
NỘI DUNG............................................................................................................................6
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ LUẬT
TỤC TÂY BẮC......................................................................................................................6
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của pháp luật và luật tục...........................................6
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của Pháp luật.........................................................6
1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của Luật tục Tây Bắc............................................8
1.2 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và Luật tục Tây Bắc..................19
1.2.1 Điểm tương đồng giữa pháp luật và luật tục...............................................................19
1.2.2 Sự khác biệt giữa pháp luật và luật tục........................................................................20
1.3 Sự tác động qua lại giữa pháp luật và luật tục................................................................21
1.4 Vận dụng kinh nghiệm trong việc tiếp thu, kế thừa và phát huy các giá trị của luật tục
trong điều kiện hiện nay ở nước ta.......................................................................................26
CHƯƠNG 2 : THỰC TRẠNG MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC
TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC................................................................................................29
2.1 Thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục trong hoạt động thực hiện pháp luật
của các tỉnh Tây Bắc............................................................................................................30
2.1.1 Những ưu điểm............................................................................................................30
2.1.2 Những hạn chế.............................................................................................................32
2.2 Thực trạng mối quan hệ pháp luật và luật tục trong hoạt động áp dụng luật tục...........34
2.2.1 Những ưu điểm............................................................................................................34
2.2.2 Những hạn chế.............................................................................................................36
2.3.1 Ưu điểm của mối quan hệ............................................................................................39
2.3.2 Những hạn chế của mối quan hệ.................................................................................41

CHƯƠNG 3: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG, HIỆU QUẢ
VIỆC KẾT HỢP PHÁP LUẬT VÀ LUẬT TỤC HIỆN NAY TRÊN ĐỊA BÀN TÂY BẮC
..............................................................................................................................................44
3.1 Giải quyết tốt mối quan hệ pháp luật và luật tục là yêu cầu cần thiết hiện nay.............44
3.1.2 Yêu cầu của công cuộc hội nhập kinh tế, quốc tế.......................................................48
3.2 Những giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc kết hợp pháp luật và luật tục ở Tây
Bắc hiện nay.........................................................................................................................51
3.2.1 Giải pháp mang tính tổng thể......................................................................................51
3.2.2 Một số giải pháp cụ thể...............................................................................................52
KẾT LUẬN..........................................................................................................................62
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................64



MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Trong giai đoạn hiện nay, hệ thống pháp luật của nước ta không ngừng
được tăng cường và hoàn thiện, thực hiện ngày càng tốt hơn vai trò điều chỉnh
các quan hệ xã hội. Bên cạnh hệ thống pháp luật đang tồn tại, ở các buôn, bản,
làng dân tộc ít người, luật tục vẫn tồn tại và là công cụ phổ biến để điều chỉnh
các quan hệ trong cộng đồng. Thực tế cho thấy, đồng bào các dân tộc thiểu số
vẫn sống và điều chỉnh hành vi bằng luật tục của dân tộc mình và ít quan tâm
đến pháp luật của Nhà nước. Do vậy đã có không ít những phong tục, tập
quán lạc hậu cản trở sự phát triển lành mạnh về mọi mặt của đồng bào các dân
tộc thiểu số. Mặt khác có những phong tục, tập quán tiến bộ là kết tinh từ lâu
đời của đồng bào các dân tộc thiểu số lại chưa được pháp luật của Nhà nước
ta ghi nhận. Vì vậy pháp luật đi vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu
số còn chưa hiệu quả, phần nào tạo nên sự cách biệt không đáng có giữa pháp
luật và luật tục của đồng bào các dân tộc thiểu số.
Trong đó có khu vực Tây Bắc là địa bàn rộng lớn, là nơi sinh sống lâu đời

của nhiều dân tộc thiểu số. Sự phát triển của từng dân tộc ở khu vực Tây Bắc
luôn gắn chặt với sự phát triển chung của đất nước, tạo nên sức mạnh của toàn
dân tộc trong sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đang được đẩy mạnh, đòi hỏi vùng dân tộc và
miền núi phát triển nhanh về kinh tế, văn hoá, xã hội, vững mạnh về an ninh
,quốc phòng. Đây là một trong những nhân tố quyết định cho sự phát triển
bền vững của nước ta.
Các tỉnh khu vực Tây Bắc có trên 20 dân tộc anh em chung sống. Trong đó
dân tộc Tày, dân tộc Thái, dân tộc Mường, dân tộc Mông, dân tộc Nùng là
những dân tộc có dân số đông hơn các dân tộc thiểu số khác. Một số dân tộc
rất ít người như dân tộc PuPéo, SiLa, La Hủ,..
Các dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Bắc đều có những phong tục, tập quán
riêng của dân tộc mình. Đa số các phong tục, tập quán của các dân tộc thiểu
số ở miền núi phía Bắc là những thuần phong, mỹ tục, thể hiện những nét văn
1


hoá đẹp, có tác dụng thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên bên cạnh
đó còn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu, đặc biệt, một số hủ tục đã
kìm hãm trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc ở khu vực Tây
Bắc không đều nhau. Một số dân tộc thiểu số như Thái, Tày, Nùng,… có trình
độ phát triển kinh tế - xã hội khá cao, trong khi nhiều dân tộc thiểu số khác
trình độ phát triển còn thấp.Thực tiễn cho thấy nhìn chung do nhiều dân tộc
vẫn tồn tại những phong tục, tập quán lạc hậu, hủ tục đã làm cho đời sống
kinh tế - xã hội của cộng đồng các dân tộc thiểu số còn thấp, lạc hậu, khoảng
cách về sự phát triển, khoảng cách về giàu nghèo đang có xu hướng gia tăng.
Nghị quyết Trung ương 5, khóa VIII của Đảng về:“ Xây dựng và phát triển
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” chính là đường lối
chỉ đạo của Đảng ta nhằm bảo tồn và phát huy những thuần phong, mỹ tục,
những phong tục, tập quán tích cực thúc đẩy phát triển kinh tế-xã hội, dần dần

xóa bỏ những phong tục, tập quán lạc hậu, những hủ tục có ảnh hưởng lớn tới
đời sống kinh tế - xã hội, kìm hãm sự phát triển kinh tế - xã hội
Đồng thời, Văn kiện Đại hội XI Đảng ta đã yêu cầu các cấp, các ngành cần:
“Nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách, tạo chuyển biến rõ rệt trong
phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội vùng dân tộc thiểu số’. Có thể thấy quan
điểm, chủ trương của Đảng về công tác dân tộc ngày càng sáng tỏ toàn diện
hơn, đầy đủ hơn.
Trong công cuộc xây dựng nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì
dân của Nhà nước ta hiện nay, pháp luật được xác định là công cụ quan trọng
nhất để Nhà nước quản lý xã hội. Nhà nước ta đã sử dụng nhiều phương pháp
để đưa pháp luật vào cuộc sống của đồng bào các dân tộc thiểu số; bên cạnh
đó, vai trò của luật tục cũng được nâng lên. Pháp luật nước ta đã quy định các
tiền đề cho việc áp dụng và phát huy những mặt tích cực của tập quán, phong
tục truyền thống mà trong đó có luật tục. Tuy nhiên, về mặt lý luận, mối quan
hệ giữa pháp luật với luật tục vẫn chưa được giải quyết một cách triệt để. Việc
tồn tại song song trong thực tế hai hệ thống pháp luật Nhà nước và luật tục
của đồng bào dân tộc thiểu số đặt ra vấn đề là: xác định vị trí của các hệ thống
2


này, đồng thời làm rõ mối quan hệ giữa chúng trong việc điều chỉnh các quan
hệ xã hội. Từ đó cho thấy cần thiết phải nghiên cứu một cách toàn diện và sâu
sắc mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục nhằm chỉ rõ những điểm tương
đồng, điểm khác biệt đồng thời nêu những mặt tích cực cũng như những hạn
chế của từng yếu tố trong quản lý xã hội, chỉ rõ sự tác động qua lại, hỗ trợ, bổ
sung cho nhau giữa chúng; đánh giá một cách khách quan, toàn diện thực
trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục trong điều kiện xây dựng nhà
nước pháp quyền ở nước ta hiện nay. Từ đó có cơ sở đưa ra một số giải pháp
nâng cao chất lượng, hiệu quả việc kết hợp mối quan hệ giữa pháp luật với
luật tục sao cho cả pháp luật và luật tục được sử dụng một cách có hiệu quả

nhất trong việc quản lý cộng đồng người dân tộc thiểu số trong thời gian tới.
Là một người con của quê hương Tây Bắc,với những lý do trên,em mạnh
dạn lựa chọn đề tài: "Mối quan hệ giữa Pháp luật và luật tục những vấn đề
lý luận và thực tiễn trên địa bàn khu vực Tây Bắc nước ta hiện nay" để
nghiên cứu và viết khóa luận tốt nghiệp. Hi vọng sẽ góp một cái nhìn khách
quan về vấn đề này.
2. Tình hình nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về đề tài cho thấy đã có một số công
trình khoa học liên quan đến vấn đề này, cụ thể:
- Kỷ yếu hội thảo: Luật tục và phát triển nông thôn hiện nay ở Việt Nam,
Nxb Chính trị quốc gia, năm 2000.
- GS.TS Hoàng Thị Kim Quế: "Luật tục Tây Nguyên - giá trị văn hóa
pháp lý, quản lý cộng đồng và mối quan hệ với pháp luật", Tạp chí
Khoa học (kinh tế - Luật), số 1, năm 2005.
- Nguyễn Việt Hương: "Giá trị của luật tục từ góc nhìn pháp lý”, Tạp chí
Nhà nước và pháp luật, số 4 năm 2000.
Ngoài ra còn một số bài đăng trên các báo, tạp chí chuyên ngành khác. Mỗi
công trình có cách tiếp cận vấn đề pháp luật và luật tục riêng, phần nào làm rõ
mối quan hệ pháp luật và luật tục trong quá trình điều chỉnh các quan hệ xã
hội phát sinh ở đồng bào các dân tộc thiểu số ở nước ta.
3


Do vậy, có thể thấy việc nghiên cứu làm rõ mối quan hệ pháp luật và luật tục
về cả mặt lý luận và thực tiễn là yêu cầu cần thiết trong quá trình xây dựng
Nhà nước pháp quyền hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục đích
Mục đích của khóa luận là trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận, đi
sâu vào phân tích mối quan hệ thực tế giữa pháp luật và luật tục hiện nay ở

đồng bào khu vực Tây Bắc, từ đó đưa ra một số giải pháp vận dụng tốt mối
quan hệ này trong quá trình quản lý xã hội đối với đồng bào dân tộc thiểu số
trên địa bàn.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Với mục đích nghiên cứu trên, khóa luận đặt ra nhiệm vụ cụ thể là:
- Xác định được vị trí, vai trò của pháp luật và luật tục đối với đồng bào dân
tộc thiểu số Tây Bắc hiện nay.
- Phân tích những nét tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và luật tục ,mối
quan hệ giữa chúng đối với đồng bào dân tộc.
- Nêu được thực trạng mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục trong thực tế đời
sống của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc nước ta. Trên cơ sở phân
tích lý luận và thực tiễn mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục hiện nay rút ra
mặt ưu điểm và hạn chế của mối quan hệ, nêu được nguyên nhân những hạn
chế.
- Đưa ra những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc kết
hợp mối quan hệ pháp luật và luật tục trong việc điều chỉnh xã hội hiện nay
của đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn Tây Bắc.
4. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Pháp luật và luật tục là một vấn đề tương đối rộng và khó nghiên cứu hết vì
vậy trong phạm vi khóa luận tốt nghiệp em tập trung nghiên cứu những vấn
đề lý luận và thực tiễn cơ bản trong mối quan hệ giữa pháp luật và luật tục.
Tập trung phạm vi nghiên cứu chính là nhóm luật tục của một số đồng bào
4


dân tộc trên địa bàn khu vực Tây Bắc, tiêu biểu như: dân tộc Thái, Mường,
H’mông…
5. Đóng góp khoa học của đề tài
Khóa luận là công trình nghiên cứu một cách khái quát và hệ thống về mối
quan hệ giữa pháp luật và luật tục, do đó có những đóng góp mới sau đây:

- Phân tích rõ những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật và luật tục.
- Nêu được thực trạng về mối quan hệ pháp luật và luật tục hiện nay ở vùng
Tây Bắc.
- Đề xuất những quan điểm và giải pháp góp phần nâng cao chất lượng, hiệu
quả của việc kết hợp mối quan hệ pháp luật và luật tục trong việc điều chỉnh
xã hội hiện nay của đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Bắc.
6. Phương pháp nghiên cứu
Khóa luận nghiên cứu dựa trên tư tưởng của triết học Mác - Lênin về chủ
nghĩa duy vật biện chứng, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền và chính sách dân tộc.
Khóa luận được thực hiện bởi những phương pháp: phân tích ,tổng hợp,lịch
sử cụ thể; kết hợp phương pháp điều tra xã hội học…
7. Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của
khóa luận gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận cơ bản về pháp luật và luật tục.
Chương 2: Thực tiễn mối quan hệ pháp luật và luật tục ở địa bàn Tây Bắc
hiện nay.
Chương 3: Quan điểm và giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả việc kết
hợp pháp luật và luật tục hiện nay ở địa bàn Tây Bắc.

5


NỘI DUNG
CHƯƠNG I : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP
LUẬT VÀ LUẬT TỤC TÂY BẮC
1.1 Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của pháp luật và luật tục
1.1.1 Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của Pháp luật
1.1.1.1 Khái niệm

Pháp luật là một hiện tượng xã hội khách quan, nó ra đời và tồn tại một
cách khách quan để đáp ứng nhu cầu quản lý các mặt khác nhau của đời sống
xã hội. Nó tồn tại song song với nhiều hiện tượng xã hội khác cùng thực hiện
chức năng điều chỉnh xã hội.
Trên quan điểm truyền thống, căn bản nhất có thể nêu khái niệm pháp
luật như sau:
Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung do nhà
nước đặt ra hoặc thừa nhận, thể hiện ý chí nhà nước của giai cấp thống trị
trên cơ sở ghi nhận các nhu cầu về lợi ích của toàn xã hội, được đảm bảo
thực hiện bằng nhà nước nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội với mục đích
trật tự và ổn định xã hội vì sự phát triển bền vững của xã hội. [18, tr. 288].
1.1.1.2 Đặc điểm
Từ khái niệm trên, chúng ta có thể nhận biết pháp luật qua những dấu
hiệu, đặc điểm riêng có của pháp luật, là tiêu chí để phân biệt pháp luật với
các hiện tượng xã hội khác.
- Thứ nhất, pháp luật có tính quy phạm phổ biến, bắt buộc chung. Pháp
luật trước hết được thể hiện dưới dạng các quy phạm pháp luật điều chỉnh
quan hệ xã hội trong các lĩnh vực đời sống xã hội. Quy phạm pháp luật là quy
tắc hành vi, có giá trị như những khuôn mẫu xử sự, hướng dẫn, kiểm tra, đánh
giá hành vi của các cá nhân, các hành vi của tổ chức sống trong xã hội. Tính
quy phạm của pháp luật có đặc trưng riêng là tính phổ biến, bắt buộc chung
đối với mọi cá nhân, mọi tổ chức trong xã hội. Các quy phạm pháp luật được
áp dụng nhiều trong không gian và thời gian. Việc áp dụng những quy phạm
6


này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ, sửa đổi, bổ
sung hoặc thời hạn đã hết.
- Thứ hai, pháp luật có tính xác định chặt chẽ về hình thức: Các quy phạm
pháp luật được thể hiện trong văn bản pháp luật với những tên gọi, cách thức

ban hành và giá trị pháp lý khác nhau nhất định. Ngôn ngữ của pháp luật
trong các quy phạm pháp luật phải ngắn gọn, rõ ràng, trực tiếp, mang tính phổ
thông và dễ hiểu.
- Thứ ba, pháp luật được đảm bảo thực hiện bằng nhà nước. Pháp luật xuất
phát từ nhà nước, do nhà nước trực tiếp xây dựng, ban hành hoặc thừa nhận
nên pháp luật được nhà nước đảm bảo thực hiện bằng các công cụ, biện pháp
của nhà nước. Các biện pháp mà nhà nước sử dụng để đảm bảo thực hiện các
quy phạm pháp luật rất đa dạng, bao gồm các biện pháp tổ chức cưỡng chế,
thuyết phục, giáo dục…
1.1.1.3 Vị trí, vai trò của pháp luật
Pháp luật ra đời như một tất yếu khách quan, là công cụ bảo vệ giai cấp
thống trị, củng cố, xác lập trật tự xã hội. Trong sự nghiệp công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền, hội nhập quốc tế hiện
nay, pháp luật ngày càng thể hiện vai trò to lớn, là công cụ điều chỉnh hàng
đầu các quan hệ xã hội. Pháp luật là công cụ hữu hiệu của nhà nước để quản
lý xã hội, công cụ hướng dẫn và bảo đảm, bảo vệ các quyền và lợi ích chính
đáng của cá nhân. Như vậy, pháp luật có vị trí, vai trò to lớn trong đời sống xã
hội. Nhưng cần nhận thức đúng đắn vị trí, vai trò của pháp luật để phát huy
hiệu quả điều chỉnh quan hệ xã hội của pháp luật là điều không đơn giản. Một
trong những biểu hiện sai lệch là quá cường điệu hóa, tuyệt đối hóa vai trò
của pháp luật, hoặc hạ thấp vai trò của pháp luật. Trong điều kiện xây dựng
nhà nước pháp quyền, tuy có vai trò là công cụ điều chỉnh hàng đầu các quan
hệ xã hội, song pháp luật chỉ có thể phát huy được sức mạnh của mình khi kết
hợp với các công cụ điều chỉnh khác như: Luật tục, đạo đức…Nhận thức, vận
dụng đúng đắn, khách quan về vai trò của pháp luật đặc biệt là tầm quan trọng
trong quản lý xã hội ở nước ta hiện nay.
7


1.1.2 Khái niệm, đặc điểm, vị trí, vai trò của Luật tục Tây Bắc

1.1.2.1 Khái niệm
Luật tục là một hình thức của tri thức bản địa, được hình thành trong
lịch sử lâu dài qua kinh nghiệm ứng xử với môi trường và xã hội, được thể
hiện dưới nhiều hình thức khác nhau và truyền từ đời này sang đời khác bằng
trí nhớ qua thực hành sản xuất và thực hành xã hội. Nó hướng đến việc hướng
dẫn quan hệ xã hội, quan hệ con người với thiên nhiên. Những chuẩn mực ấy
được cả cộng đồng thừa nhận và thực hiện, nhờ đó đã tạo ra sự thống nhất và
cân bằng trong mỗi cộng đồng.
Về bản chất, luật tục Tây Bắc là toàn bộ những nguyên tắc ứng xử
không thành văn được hình thành trong cộng đồng mỗi dân tộc, sau thời gian
dài áp dụng đã trở thành truyền thống và được mọi người trong cộng đồng
tuân thủ. Như thế, luật tục Tây Bắc được xem là một chuẩn mực xã hội, là
một cách ứng xử mang tính phong tục, chi phối mạnh mẽ, được lưu truyền
trong cộng đồng các dân tộc Tây Bắc, là những quy phạm điều chỉnh các quan
hệ xã hội cộng đồng, thiết lập nên toàn bộ giá trị, nền tảng cho các phán xét cả
về đạo đức, pháp luật.
Suy cho cùng , Luật tục Tây Bắc là đại diện cho kiểu mẫu lý tưởng về
quy tắc ứng xử chứa đựng những tiêu chí về đạo đức, luân lý, cách ứng xử,
phong tục, tập quán, lễ nghi, tín ngưỡng, tôn giáo được nhiều thế hệ trong
cộng đồng người có quan hệ huyết thống xây dựng và lưu truyền cho tới ngày
nay, nhằm điều chỉnh các quan hệ xã hội trong cộng đồng, được mọi thành
viên trong cộng đồng đó thực hiện một cách tự giác.
1.1.2.2 Đặc điểm
- Thứ nhất, Luật tục Tây Bắc là một công trình lập tục tập thể của cả cộng
đồng các dân tộc Tây Bắc và được chọn lọc, lưu truyền qua nhiều thế hệ. Luật
tục phản ánh ý chí chung của cộng đồng, là hệ thống các quy phạm trên cơ sở
quan niệm đạo đức xã hội. Tinh thần của luật tục là đưa ra quy phạm để giải
quyết có lý, có tình những mâu thuẫn, để răn đe, giáo dục. Luật tục hướng
8



thiện cho con người, đã làm người phải làm người thật thà, không gian dối,
không làm điều ác, mang tính khuyên răn.
- Thứ hai, luật tục Tây Bắc có phạm vi điều chỉnh rộng, bao quát toàn bộ
các lĩnh vực quan hệ xã hội trong cộng đồng người. Căn cứ vào tính chất, đặc
điểm của những quan hệ xã hội được điều chỉnh, có thể phân thành những
nhóm lĩnh vực được luật tục điều chỉnh như: lĩnh vực tổ chức và quản lý cộng
đồng, lĩnh vực ổn định trật tự an ninh và đảm bảo lợi ích cộng đồng, lĩnh vực
tôn trọng tuân thủ, bảo vệ phong tục, tập quán; lĩnh vực quan hệ dân sự, hôn
nhân và gia đình; lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai; bảo vệ sản xuất, môi
trường; lĩnh vực duy trì và giáo dục nếp sống văn hóa, tín ngưỡng.
- Thứ ba, luật tục Tây Bắc được đảm bảo thực hiện bằng sức mạnh của dư
luận cộng đồng, bằng chính sự tự giác của mỗi cá nhân, có khi như một thói
quen. Dư luận cộng đồng là lực lượng hướng dẫn và cưỡng chế các thành viên
ứng xử theo đúng chuẩn mực của quy ước và luật tục. Dư luận cộng đồng góp
phần cổ vũ, khích lệ các thành viên chấp hành các quy định của luật tục, làm
tốt các điều phải làm, có tác dụng răn đe, ngăn ngừa những người có hành
động vi phạm luật tục. Mặt khác, tín ngưỡng, thần linh cũng chi phối ý thức
tuân thủ luật tục của cả cộng đồng.
1.1.2.3 Nội dung cơ bản của luật tục Tây Bắc
Có thể thấy được nội dung cơ bản của luật tục Tây Bắc thông qua việc
khái quát những nhóm quy định trong từng lĩnh vực sau: Các quy định trong
lĩnh vực tổ chức, quản lý và duy trì trật tự cộng đồng; Các quy định về yêu
cầu của hoạt động sản xuất; Các quy định về ngăn chặn hành vi được coi là
phạm tội; Các quy định về quyền sở hữu đất, bảo vệ tài nguyên, môi trường.
a , Luật tục với yêu cầu duy trì trật tự xã hội
Bản Mường là xã hội tộc người truyền thống điển hình cho vùng núi phía
Bắc, và yêu cầu về ổn định xã hội luôn luôn là vấn đề quan trọng hàng đầu.
Sự gắn kết các thành viên trong cộng đồng có thể là sự gắn kết các mối quan
hệ huyết thống hoặc là sự liên kết tầng lớp thống trị chủ yếu là thuộc về dòng

họ quý tộc với đại bộ phận nhân dân lao động thuộc dòng họ bình dân (như
9


trường hợp người Thái, người Mường). Dù là ai trong thiết chế này cũng đều
phải tuân thủ các quy ước, quy định từ đời này sang đời khác, mà thường
phần lớn các điều khoản chủ yếu là để cho đại bộ phận nhân dân thực hiện để
duy trì trật tự xã hội, chống lại sự can thiệp, đồng hoá từ bên ngoài. Trong đó
đặc biệt đề cao vai trò của Già làng, Trưởng bản, Tộc trưởng,…
• Luật tục trong quan hệ gia đình
Với thiết chế phụ hệ, quan hệ ông bà cha mẹ, vợ chồng con cái bình đẳng,
tôn trọng, thương yêu nhau. Người Mông, người Dao có mâu thuẫn thì gia
đình tự thu xếp. Khi đã không ổn thỏa thì luật quy định và cho phép đưa ra
phân xử trước làng bản.
Trong gia đình có quy định: sử dụng, mua bán tài sản giá trị phải được bàn
bạc, thỏa thuận giữa các thành viên. Luật tục nói rõ: trách nhiệm chăm sóc,
giáo dục con cái thuộc về ông bà, cha mẹ. Vì thế, người Mông có tục "chí nhả
khúa", tức là tìm bố mẹ nuôi để thêm sự thăm nuôi của người lớn, giúp con
trẻ phát triển. Người Dao lại có tục "chẩu đàng" nghĩa là lễ thả tranh, thụ đèn
"cấp sắc", công nhận người bước vào tuổi trưởng thành. Về quan hệ hôn
nhân, giá trị của luật tục quy định một vợ một chồng. Trường hợp bỏ nhau
nếu không chính đáng sẽ phạt cả hai.
Cũng như các dân tộc khác, luật tục có hình thức phạt rất nặng trường hợp
ngoại tình. Ví như ở người Mông, nặng bị đánh đòn bằng da trâu. Còn ở
người Khơ Mú, kẻ ngoại tình bị ăn chung trong máng cám lợn, thậm chí bị
đuổi khỏi làng. Ngược lại, luật tục của họ lại khuyến khích việc những quả
phụ còn trẻ nên tái giá. Trong hôn nhân, luật tục đa số không cho phép kết
hôn cùng huyết thống; muốn thành vợ chồng khi cùng dòng họ thì ít nhất phải
qua 4 đến 5 đời ai vi phạm sẽ bị phạt lợn, rượu để cả làng ăn uống.
• Luật tục về quan hệ cộng đồng

Tại làng bản, mọi thành viên đều chịu sự chỉ đạo chung của già làng
(Mông) và tuân theo luật tục. Sự tôn trọng cao mang tính tự nguyện và giám
sát lẫn nhau. Người Dao, người Thái có những hình phạt về gây rối trật tự
hoặc đánh lộn. Nhẹ thì đôi gà, lít rượu, cân gạo; nặng thì lợn, rượu để làng
10


phạt, ăn uống. Vấn đề tang ma đều có điểm chung: khi bản có người chết, mọi
người đến chia buồn, giúp gạo, tiền, thực phẩm không lấy lại. Các thành viên
cho dù không ai bảo ai, tất thảy đều nghỉ việc nương rẫy.
b , Luật tục đảm bảo các yêu cầu của hoạt động sản xuất
Các điều quy định của luật tục, liên quan đến hoạt động lao động có quan
hệ trước hết tới "vùng nuôi dưỡng". Các vùng nuôi dưỡng là các khu vực tự
nhiên thuộc về một nhóm địa phương nào đó. Các thành viên của mỗi nhóm
chỉ được săn bắn, hái lượm, bắt cá trong phạm vi "vùng nuôi dưỡng" của
mình. Nếu vùng nuôi dưỡng bị xâm phạm có thể dẫn tới việc xô xát nhưng rồi
sau đó được giải quyết bằng thương lượng hoà bình. Quyền khai khẩn đất đai
được luật tục thừa nhận, bảo vệ và đất đai thuộc quyền công hữu của cộng
đồng, chỉ có các thành viên của cộng đồng mới có quyền khai phá. Người ta
biến đất rừng thành các cánh đồng nương trồng lúa, thành các mảnh nương
canh tác cây lương thực, cây thực phẩm, thành các mảnh vườn trồng cây ăn
quả, cây đặc sản. Ở nhiều cư dân như người Thái trước đây khi mảnh đất
hoang đã có người đánh dấu "ta-leo" (mắt cáo- ký hiệu bằng các tấm lưới đan
tre, nứa) thì kể từ đó mảnh đất đã được coi như có chủ, đã thuộc về người
nắm giữ cây ta-leo. Cả khi người ta tìm thấy sản vật quý như: quế rừng, mật
ong, gỗ lim thì việc đánh dấu quyền "sở hữu" bằng các dấu hiệu kiểu "ta-leo"
đều được mọi người thừa nhận và tuân thủ tự giác, nghiêm ngặt.
Các thành quả lao động của các gia đình, các cá nhân được bảo vệ không
chỉ bằng sự nỗ lực của họ, mà bằng cả cơ sở "luật pháp" vững chắc là luật tục.
Luật tục đặc biệt lên án những thói hư, tật xấu như lười biếng, bê tha, trộm

cắp. Thành quả quan trọng của quá trình lao động là các sản phẩm của cây
trồng đến ngày thu hoạch, từ cây lương thực đến cây ăn quả, kể các loại măng
rau, nếu ai tìm cách chiếm đoạt sẽ bị cộng đồng lên án hoặc khinh rẻ. Phải
chăng đó là một trong số các nguyên nhân giải thích tại sao ở vùng miền núi
trước đây hầu như không có hiện tượng trộm cắp, ăn mày, cơ nhỡ,…
c , Luật tục về sở hữu tài nguyên - môi trường
11


Qua khảo sát, nhiều luật tục giống nhau giữa các tộc người Khơ Mú,
Mông, Dao... Ví dụ: Luật tục sở hữu tài nguyên môi trường “đa số cho rằng,
rừng suối đầu nguồn là "rừng thiêng", rừng "ma" do thần linh cai quản, tất cả
mọi người phải có trách nhiệm bảo vệ. Đây chính là rừng dự trữ và là nơi
cung cấp nước để phục vụ lâu dài cho sinh hoạt tại cộng đồng (cho dù ở đó có
yếu tố tâm linh)”. Trường hợp vi phạm, tùy hoàn cảnh giàu nghèo mà bị phạt
trâu, bò, dê, lợn, rượu, gạo để cúng thần xin tha tội. Cá biệt có người bị đuổi
ra khỏi làng. Vấn đề khai thác, hái lượm tài nguyên thiên nhiên nhằm thỏa
mãn nhu cầu ăn uống, chữa bệnh không bị ngăn cấm.
Trước đây, săn bắn thú rừng là việc bình thường vừa đáp ứng nhu cầu thực
phẩm vừa bảo vệ mùa màng. Bây giờ theo pháp luật của Nhà nước, việc này
bị ngăn cấm với mục đích bảo đảm sinh thái, môi trường. Vì vậyluật tục cũng
biến đổi và hưởng ứng bằng cách hạn chế tiến tới không tổ chức săn bắt như
xưa.
Cùng với những hoạt động trên, tuy hình thức phát, đốt, chọc, trỉa còn ở
nhiều nơi khi làm nương rẫy, đất đai nghèo kiệt như trước làm phát sinh hiện
tượng du canh, du cư. Nay luật tục không khuyến khích, thậm chí yêu cầu bà
con cải tạo đất rừng, nương rẫy, giữ vững định canh định cư theo tiêu chí
làng, bản văn hóa.
Còn nữa, đó là xác lập quyền sở hữu. Theo luật tục thì vẫn còn duy trì hình
thức đánh dấu như cắm cành cây hoặc buộc dây, vít hai cọc chéo trên mảnh

đất đồi rừng là nhằm thông báo cây, đất đã có chủ. Có dấu đó không ai được
xâm phạm. Để có được luật tục này, người Mông đã phải xây dựng từ xa xưa
lệ "ăn thề". Tiếng địa phương là "Nox shôngx". Sau khi đã thống nhất nội
dung hình thức, họ uống rượu thề (thay cho ký cam kết).
d , Luật tục ngăn chặn hành vi phạm tội
Các hành vi phạm tội ở đây không nhìn nhận thuần tuý dưới con mắt hình
sự, vì tội theo luật tục bao hàm trong đó rất nhiều "lỗi". Chẳng hạn, trong luật
tục Thái, Tày, nói về "tội" xúc phạm cha mẹ, vợ chồng, con cháu; tội giết
12


người, tội trộm cắp… Những tội này phải xử rất nghiêm khắc cao nhất là tội
chết; nhẹ hơn thì cũng bị đuổi ra khỏi làng
Nhìn chung, các luật tục nhằm ngăn chặn những hành vi phạm tội, một
mặt là để trừng trị kẻ phạm tội, nhưng mặt khác cũng là để ngăn ngừa, răn đe
hành vi phạm tội có thể xảy ra. Nói theo ngôn từ hiện đại thì nhằm mục đích
mang tính giáo dục, ngăn chặn. Cộng đồng dân cư nào cũng vậy, dù nguyên
thuỷ hay hiện đại cũng cần có một môi trường xã hội lành mạnh, có kỷ cương
để con người yên ổn làm ăn, sống cuộc sống hoà bình. Muốn vây, cộng đồng
phải hướng con người cá nhân hướng tới cái thiện, ngăn chặn và lên án cái ác.
Luật tục bao giờ cũng theo một khuynh hướng như vậy.
Ví dụ luật tục của một số dân tộc tiêu biểu
• Luật Mường
Trong các sách xuất bản có ba bản Luật Mường với các tên gọi khác
nhau: Luật Mường (Mai Châu); Luật lệ Thái đen ở Thuận Châu; Luật lệ bản
Mường (Mường Mụa-Mai Sơn). Các văn bản luật Mường này có độ dài ngắn
khác nhau, cùng đề cập đến vấn đề chung của cộng đồng Mường
Qua các Luật Mường đều có ranh giới Mường, tức là xác lập quyền sở
hữu công cộng về lãnh thổ Mường mà chúa đất là người đại diện. Bộ Luật
Mường Mụa ghi rõ ranh giới của Mường qua các thời kỳ, các đời của chúa

đất.
Luật tục Thái là một luật lệ bản Mường thời phong kiến sơ kỳ với uy quyền
rất lớn của chúa đất mà cao nhất là An Nha (1 châu)
Luật tục Thái phân biệt rạch ròi với 47 loại người và 17 loại tội phạm trong xã
hội.
Luật tục quan tâm cả các đấng thần linh, môi trường thiên nhiên, nó có ảnh
hưởng rất lớn đến thái độ của con người đối với thiên nhiên, trời đất, núi
sông, rừng rú. Đây là cơ sở để thi hành công lý, ngăn ngừa tội ác, là đạo lý
làm người. Mỗi Mường (Châu) có luật tục riêng.
- Phần đạo làm người: là những quy ước ứng xử cá nhân
- Phần tục lệ cưới xin,Tang ma
13


- Hai bộ luật Mường: Thuận Châu và Mai Sơn dành khá nhiều trang và Điều
nói về tạo dựng quan lại, chức dịch và bổng lộc mà họ được hưởng. Ở bộ luật
"Luật lệ bản mường" (Mường Mụa Mai Sơn) các điều từ Điều 8-30 quy định
"lệ dựng tạo quan" và từ Điều 31-45 quy định về bổng lộc cho tạo quan.
Luật tục Mường Mụa và Mường Muổi còn có các Điều khoản về xin làm
chức dịch hàng mường và các khoản tiện nhậm chức.
Luật Mường Mai Châu trình bày các điều luật về các lĩnh vực sau: Luật
tranh chấp ruộng và nguồn nước; Luật về dựng vợ và gả chồng; Luật để tang
chồng; Luật về bỏ vợ bỏ chồng; Luật vợ chồng bỏ nhau; Luật về người chết
(tự tuyệt); Luật đánh nhau chết; Luật di dân ở làng khác; Luật giết người
không có lệnh của Tạo chu; Luật về ăn cắp; Luật đánh người; Luật với người
chửi cay nghiệt; Luật trộm yêu; Luật chăm sóc vợ chồng khi đau ốm; Luật
nuôi con; Luật tạo lấy vợ; Luật về tạo phạt vạ.
Trong lĩnh vực kể trên, đặc biệt có hai lĩnh vực mà bộ luật này quy định
một cách kỹ lưỡng và chi tiết nhất đó là tội ăn cắp và tội trộm yêu. Về tội ăn
cắp có 169 Điều riêng rẽ, quy định về từng trường hợp ăn cắp và hình phạt

đối với tội đó, thí dụ:
"Ai ăn cắp mạ đã ngâm phải phạt 3 lạng bạc, kèm theo rượu, lợn, phải
cúng vía cho chủ mạ 5 đồng cân bạc và trả lại mạ đã lấy".
"Ai ăn cắp cá chua, phải phạt 5 lạng bạc, kèm theo rượu, trâu, phải
cúng vía cho chủ cá một lạng bạc và trả số cá đã lấy"
Với tội yêu bất chính (trộm yêu-Lặc mặc) có tới 108 Điều cụ thể về các
trường hợp trộm yêu khác nhau và kèm theo đó là hình thức xử phạt, thí dụ:
"Trộm yêu với bác ruột còn con gái nếu bắt được phạt trai 25 lạng bạc, gái 25
lạng, cả trai lẫn gái mỗi bên mất ba lạng, kèm theo rượu, lợn để cúng vía cho
cả họ" hay "Trộm yêu chị vợ còn con gái, nếu bị bắt được, phạt trai 25 lạng
bạc, gái 25 lạng, phạt trai cúng vía cho Lung ta (bên nhà vợ)"
Về tội chửi cay nghiệt người khác cũng được phân thành nhiều trường
hợp cụ thể để cho dễ xét xử, như: chửi cậu, chửi dì,...(25 trường hợp). Từ các
vấn đề trên, các nhà nghiên cứu đi sâu vào nghiên cứu tại sao và trong hoàn
14


cảnh xã hội nào mà trong bộ luật Thái đen Mai Châu này lại quy định hết sức
chi tiết về các tội trộm yêu, ăn cắp, chửi cay nghiệt,...mà các bộ luật Mường
khác không chú ý tới. Đây cũng là kinh nghiệm của cha ông xưa khi soạn thảo
Luật tục và Hương ước đây là các quy định hết sức cụ thể, rõ ràng, tạo điều
kiện ngăn ngừa và xử lý người phạm tội.
Trong Luật Mường, các vấn đề quan hệ nam nữ, quan hệ hôn nhân gia
đình, li dị,...bên cạnh những mặt lỗi thời, lạc hậu vẫn có những điểm chúng ta
cần học hỏi, tiếp thu để xây dựng quan hệ xã hội mới hiện nay. Chỉ riêng
trong bộ Luật Mường người Mai Châu định ra 47 loại người với những tính
cách và hành vi của họ là những chuẩn mực mang tính trường tồn.
• Luật tục người H’mông
Người H’mông không có chữ viết nên luật tục của họ lưu giữ bằng hình
thức truyền khẩu. Các nhà nghiên cứu tìm hiểu nghi lễ nổi tiếng của người

H’mông-lễ "Nào xồng" (lễ ăn ước) đã cho rằng những điều được phán quyết
trong buổi lễ này là phản ánh những nội dung rất cơ bản của luật tục H’mông.
Từ các điều kiện phán quyết trong lễ"Nào xồng" chúng ta có thể thấy
nội dung của nó tập trung vào các vấn đề sau đây:
+ Đảm bảo an ninh trật tự cho cộng đồng
Tất cả các thành viên giữ gìn sự bình yên của Giao. Trường hợp có ai
vào cướp làng mọi người phải đồng sức, đồng lòng giữ lấy tài sản. Tất cả đàn
ông khoẻ mạnh đều phải tham gia bắt cướp. Hình thức báo cướp là hô hoán
hoặc bắn súng.
Các thành viên phải luôn có ý thức trong việc phát hiện những người có
hành động khả nghi, và báo cho chủ làng biết. Nếu có khách lạ ngủ lại, chủ
nhà phải có trách nhiệm đối với người khách đó, cả mặt an toàn cho khách và
an ninh cho bản, những ai tìm cách trốn tránh việc giữ gìn an ninh thì được
coi là bội ước lời thề trước Thủ ty trong lễ ăn ước. Họ phải chịu phạt vạ của
giao bằng việc sửa soạn một bữa rượu khao làng.
+ Bảo vệ mùa màng và việc chăn thả gia súc
15


Vấn đề này được đem ra bàn rất kỹ trong ngày lễ "Nào xồng" và các
nội dung được đề cập rất cụ thể. Vào thời gian gieo trồng, cấy hái các gia đình
phải chăn dắt súc vật cho cẩn thận; chỉ được thả rông trong khu vực có quy
định chung và phải có người trông nom. Nghiêm cấm việc chặt phá bãi chăn
nuôi chung làm nương. Các gia đình gần nương không được thả rông lợn mà
phải nhốt lại. Khi hạt giống mới được gieo hoặc khi lúa đã trổ bông thì gà vịt
phải được nhốt trong chuồng. Nếu nhà nào vi phạm thì sẽ bị phạt theo lệ làng
gồm các hình thức: phải đền bù thiệt hại bằng cách trả lại giống, trồng đền
hay trả bằng tiền căn cứ vào mức thu hoạch được của vụ trước.
Các gia đình đều được khai phá tự do đất đai nương rẫy, nhưng phải
tuân theo các quy định chung của "giao". Nếu có ai đánh dấu một vùng đất

nào đó, thì người đến sau không được tự ý phát nương làm rẫy nữa. Gặp cây
gỗ to nếu có người đánh dấu khai thác trước thì người đến sau không được
phép chặt, đốn. Người đó vô tình mà không biết cứ phát nương, cứ chặt cây
thì thành quả lao động phải đem chia đôi. Nếu cố tình thì phải trả lại toàn bộ.
• Luật tục Thái
Cũng giống như ở người Việt, Luật tục của người Thái phần lớn đã
được văn bản hoá và thường mang một cái tên chung là "Hịt hoỏng" (Hịt
hoỏng bản mường), mà khi dịch ra tiếng Việt có lúc là "Phong tục tập quán",
"Lệ tục", "Lệ", thậm chí là "Luật" nữa.
Luật tục Thái là công cụ để điều hành xã hội bản mường cổ truyền, nó đề
cập đến nhiều lĩnh vực khác nhau trong đời sống xã hội và chính ở đó có các
nét đặc thù cơ bản, bản sắc văn hoá được thể hiên một cách tập trung và rõ
nét.
Luật tục Thái chứa đựng nguồn tư liệu phong phú về tín ngưỡng, nghi
lễ, phong tục của tộc người. Đây là phong tục, lệ tục được hình thành từ lâu
đời, được định hình và cố định lại dưới dạng lệ tục. Đó là những tập quán
mang nặng tính dân tộc Thái, tính hệ thống rất cao và tính nhân đạo rất lớn.
Đó cũng là tư liệu quý giúp chúng ta hiểu và khai thác những nét đẹp của
16


phong tục cổ truyền để xây dựng một phong tục mới hiện nay, nhất là cưới
xin và ma chay. Tổ chức xã hội theo Bản Mường là mô hình xã hội rất đặc thù
của người Thái. Cơ cấu xã hội này phù hợp với môi trường sống là thung
lũng, với trình độ phát triển xã hội tiền nhà nước, để lại dấu ấn sâu đậm trong
cách suy nghĩ, ứng xử và quan hệ xã hội của tộc người này. Cơ cấu xã hội
này, cũng có tác động nhiều tới đời sống xã hội người Thái hiện nay. Có thể
coi đó là một nét nổi bật của bản sắc văn hoá Thái mà luật tục bản mường đã
ghi lại một cách hoàn chỉnh. Luật tục Thái quan tâm đặc biệt tới quyền sở
hữu, quyền sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên. Mà về phương diện

nào đó việc xác định quyền sở hữu công cộng của Bản Mường và quyền
quyết định cá nhân là một trong những nhân tố quan trọng góp phần quản lý
tốt sử dụng hợp lý tài nguyên đất, rừng...Các quy định về luật tục bảo về
nguồn nước, rừng cấm, rừng đầu nguồn,...theo hướng khai thác hợp lý hơn
các nguồn tài nguyên này một cách bền vững.
+ Phần "Tục lệ cưới xin người Thái Đen ở Tây Bắc"
Văn bản tục lệ Thái đen ở Mường La gồm hai phần:
1) Tạo lấy nàng (vợ);
2) Trai gái họ dân lấy vợ chồng
Tạo lấy nàng (vợ) được coi là việc hệ trọng của Bản Mường, bởi vì đó
là việc xây cái "gốc" cho Bản Mường. Nàng sẽ sinh ra dòng họ quý tộc tiếp
tục làm Phìa, An nha là chủ bản mường. Nàng là nàng dâu nuôi dưỡng cha mẹ
chồng, tục lệ cưới xin của Tạo và nàng trải qua nhiều nghi thức:
-Tục "mở gói ăn hỏi"
-Lệ "hỏi dứt lời, dạm dứt giá"
-Lệ "dẫn trai lên làm rể ở quản"
+ Tục lệ tang ma của người Thái Đen
Bản tục lệ này có độ dài 145 trang, song ngữ Thái -Việt . Văn bản dưới
dạng đan xen văn xuôi và văn vần và thường đó là những bài khấn , bài hát kể
Bản tục lệ tang ma Thái Đen trình bày các nghi thức tang lễ theo thứ tự
từng ngày, từ ngày thứ nhất đến ngày thứ năm , sáu kết thúc tang lễ.
17


+ Tục lệ tang ma Thái Trắng
Văn bản "Tục lệ tang ma Thái Trắng" không trình bày các bước tang
ma như của người Thái Đen, mà chỉ là hai bài hát kể: Khóc điếu có nội dung
tương tự như bài hát tiễn hồn của người Thái Đen. Bài"Phần chia các hồn" nói
về việc sau khi người chết, các hồn ma trong thân xác thoát ra đi về các nơi
khác nhau. Có thể coi đây như là tài liệu tham khảo để tìm hiểu.

Qua luật tục Thái chúng ta có thể tìm hiểu về ngôn ngữ, vốn và hình
thức tư duy của người Thái. Đó là hình thức lời nói vần, các hình thức hát kể,
hát khóc, một kiểu tư duy cụ thể đầy hình tượng. Văn tự được dùng trong luật
tục là văn tự cổ, ngày nay còn có ít người đọc được và thông hiểu. Tuy nhiên,
so với tập tục truyền miệng của các tộc người chưa có chữ viết (Êđê,
Mnông,...) thì dù sao luật tục Thái cũng đã có văn bản hoá và được lưu truyền
dưới dạng văn bản, do vậy hình thức ngôn ngữ của nó khá chặt chẽ, ngắn gọn
và chi tiết hơn.
1.1.2.4 Vị trí, vai trò của Luật tục trong đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số vùng Tây Bắc
Trong xã hội hiện đại ngày nay, luật tục vẫn phát huy vai trò điều chỉnh
mọi mối quan hệ xã hội ở các làng, bản của đồng bào các dân tộc thiểu số
vùng Tây Bắc. Đối với họ, luật tục của cộng đồng mình vẫn được coi là chuẩn
mực trong hành vi ứng xử hàng ngày. Trong mọi hoạt động giao tiếp với cá
nhân, cộng đồng. Khi gặp phải tình huống cần lựa chọn hành vi ứng xử đồng
bào các dân tộc thiểu số thường nghĩ ngay đến những câu trong luật tục mang
đậm chất dân gian, thơ ca để tìm định hướng cho hành vi ứng xử của mình
không vượt ra ngoài những quy định của luật tục. Chính điều này cho thấy
sức sống mãnh liệt của luật tục và chứng minh cho sự hợp lý, sự cần thiết của
nó trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội ở các bản làng của đồng bào
dân tộc thiểu số hiện nay.

18


Luật tục Tây Bắc trước hết là một kho tàng trí thức dân gian được tích lũy
từ thực tế đời sống của nhiều thế hệ đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc. Nó đề
cập đến hầu hết các lĩnh vực khác nhau trong đời sống của đồng bào dân tộc
thiểu số Tây Bắc, từ sản xuất, tổ chức xã hội và quan hệ cộng đồng, quan hệ
nam nữ, lễ nghi tôn giáo, phong tục… Ở từng lĩnh vực, các tri thức dân gian

này đều được định hình và trở thành các nguyên tắc nhằm giáo dục răn đe mọi
người, ngăn chặn những hành vi làm thương tổn lợi ích của cá nhân và của
cộng đồng, phù hợp với nhận thức và trình độ xã hội của đồng bào dân tộc
thiểu số Tây Bắc.
Trong xã hội cổ truyền cũng như trong xã hội hiện đại, luật tục Tây Bắc
vẫn phát huy vai trò điều chỉnh mọi mối quan hệ xã hội ở các bản làng đồng
bào dân tộc thiểu số Tây Bắc. Đối với đồng bào dân tộc thiểu số hiện nay luật
tục vẫn là chuẩn mực trong mọi hành vi ứng xử hàng ngày. Điều đó thể hiện
sức sống mãnh liệt của luật tục Tây Bắc và chứng minh cho sự hợp lý, sự cần
thiết của nó trong việc điều chỉnh các mối quan hệ xã hội ở các bản làng của
đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc trong giai đoạn hiện nay.

Nghiên cứu

luật tục Tây Bắc ta có thể thấy đây là một hình thái pháp luật sơ khai đã được
đồng bào dân tộc thiểu số Tây Bắc sáng tạo nên và hoàn thiện nó qua nhiều
thế hệ. Nội dung của luật tục Tây Bắc xác lập vị trí của mỗi cá nhân trong
cộng đồng, hình thành nên mối quan hệ giữa từng thành viên trong cộng đồng
với nhau, giữa cá nhân và cộng đồng, góp phần quản lý cộng đồng một cách
chặt chẽ, hiệu quả trong quá khứ và vẫn tiếp tục giữ vai trò đáng kể trong
cuộc sống hiện đại nhất là trong giai đoạn xây dựng Nhà nước pháp quyền
Việt Nam hiện nay.
1.2 Những điểm tương đồng và khác biệt giữa pháp luật và Luật tục Tây
Bắc
1.2.1 Điểm tương đồng giữa pháp luật và luật tục
- Pháp luật và luật tục đều là những phương tiện để điều chỉnh các quan hệ
xã hội. Để điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp luật và luật tục đều tác động
vào nhận thức của chủ thể nhằm hình thành ở chủ thể ý thức lựa chọn cách
19



thức xử sự phù hợp, kiềm chế không thực hiện những hành vi bị ngăn cấm,
đồng thời khuyến khích họ thực hiện những hành vi tích cực, phù hợp với yêu
cầu, đòi hỏi của nhà nước hay của cộng đồng dân tộc mình.
- Pháp luật và luật tục đều thuộc kiến trúc thượng tầng, chỉ có thể tồn tại
trên những cơ sở hạ tầng, những nền tảng kinh tế xã hội phù hợp nhưng có sự
tác động trở lại cơ sở hạ tầng. Pháp luật và luật tục đều là hiện tượng xã hội
thuộc kiến trúc thượng tầng do cơ sở hạ tầng quyết định. Pháp luật và luật tục
vừa mang tính giai cấp vừa mang tính xã hội. Tính giai cấp của pháp luật
được thể hiện ở sự phản ánh ý chí nhà nước của giai cấp thống trị xã hội. Luật
tục được hình thành vào thời kỳ tiền giai cấp nhưng ít nhiều mang tính giai
cấp. Pháp luật và luật tục còn mang tính xã hội. Tính xã hội của pháp luật và
luật tục thể hiện ở việc chúng đều là công cụ ghi nhận, bảo vệ lợi ích chung
của toàn xã hội.
1.2.2 Sự khác biệt giữa pháp luật và luật tục
- Khác biệt về con đường hình thành: Pháp luật được hình thành từ ba con
đường:
+ Thứ nhất, nhà nước thừa nhận những quy tắc xử sự đang tồn tại trong xã
hội còn phù hợp với xã hội, không mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp thống trị
và dùng quyền lực để đảm bảo cho nó được thực hiện trên thực tế.
+ Thứ hai, nhà nước thừa nhận những cách giải quyết vụ việc trên thực tế
của các cơ quan nhà nước, dùng nó làm khuôn mẫu để giải quyết các vụ việc
có nội dung tương tự về sau.
+ Thứ ba, nhà nước ban hành những văn bản chứa đựng những quy phạm
pháp luật, là những văn bản quy phạm pháp luật.
Luật tục xuất hiện do nhu cầu điều chỉnh của đời sống cộng đồng người
dân tộc thiểu số. Nó được hình thành qua con đường tự phát và không qua
một thiết chế xã hội nào và được cả cộng đồng người thừa nhận, tuân thủ thực
hiện một cách tự giác.


20


- Hình thức thể hiện: Luật tục chủ yếu tồn tại dưới dạng không thành văn,
được truyền khẩu từ thế hệ này sang thế hệ khác trong cộng đồng người dân
tộc thiểu số. Hình thức chủ yếu của pháp luật là văn bản quy phạm pháp luật.
- Phạm vi điều chỉnh: Trong phạm vi điều chỉnh các quan hệ xã hội, pháp
luật chỉ điều chỉnh những quan hệ xã hội đã tồn tại một cách khách quan trong
đời sống xã hội, mang những đặc tính phổ biến, điển hình nhất trong đời sống
xã hội.
- Luật tục điều chỉnh các mối quan hệ xã hội đặc trưng, cụ thể trong đời
sống cộng đồng các dân tộc thiểu số ở nước ta. Đối với không gian điều chỉnh
pháp luật có hiệu lực rộng lớn trên lãnh thổ quốc gia. Luật tục chỉ điều chỉnh
các quan hệ xã hội được phát sinh giữa các thành viên trong cộng đồng người
nhất định.
- Về mặt cơ chế điều chỉnh: Pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội bằng
các quy phạm pháp luật cụ thể, thể hiện ý chí nhà nước. Trong đó, khi chủ thể
không thực hiện có thể chịu hậu quả bất lợi về vật chất, tinh thần, sự tự do và
cả tính mạng. Luật tục điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh trong cộng
đồng người dân tộc thiểu số dựa trên một niềm tin được duy trì lâu đời trong ý
chí tín ngưỡng của mỗi dân tộc mình, nếu chủ thể không thực hiện phải chịu
hậu quả bất lợi về niềm tin, tinh thần, vật chất.
- Biện pháp đảm bảo thực hiện: Pháp luật được đảm bảo thực hiện chủ yếu
bằng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước. Bên cạnh đó còn là những biện pháp
đảm bảo thực hiện pháp luật như sự giáo dục xã hội, ý thức tự giác của mỗi
chủ thể... Luật tục được đảm bảo thực hiện bằng những biện pháp phi nhà
nước.và chủ yếu là sức mạnh của cộng đồng(dư luận xã hội)
1.3 Sự tác động qua lại giữa pháp luật và luật tục
Luật tục và pháp luật cùng tồn tại trong xã hội với cùng một mục đích
là điều chỉnh các quan hệ xã hội, điều hoà các quan hệ nảy sinh nên giữa luật

tục và pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau. Mối quan hệ giữa luật tục
và pháp luật được thể hiện trên một số nét lớn sau:
21


- Về cơ sở tồn tại và mục đích điều chỉnh: Luật tục và pháp luật là
những yếu tố thuộc kiến trúc thượng tầng, đều bị quy định bởi cơ sở kinh tế
nhất định trên nền tảng kinh tế xã hội phù hợp. Quan hệ giữa luật tục với pháp
luật là quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho nhau trong quá trình điều chỉnh hành vi
con người để cùng thực hiện vai trò là điều chỉnh, điều hoà các quan hệ xã
hội, duy trì và ổn định một trật tự cần thiết cho sự phát triển của xã hội. Vì
vậy giữa luật tục và pháp luật có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.
- Trong điều chỉnh các quan hệ xã hội pháp luật có vị trí cao hơn luật
tục: Pháp luật ra đời nhằm duy trì trật tự trong xã hội khi trong xã hội đã có sự
phân chia thành giai cấp đối kháng, có lợi ích khác nhau nên pháp luật có tính
giai cấp. Pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị trong xã hội,
đàn áp sự phản kháng của các giai cấp và tầng lớp khác. Pháp luật được bảo
đảm thi hành bằng sức mạnh cưỡng chế của Nhà nước.
Bên cạnh đó, là luật thành văn do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền
ban hành theo một trình tự, thủ tục chặt chẽ có tính quy phạm rõ ràng cả về
nội dung và hình thức, pháp luật có hiệu lực, hiệu quả cao. Pháp luật có tính
thống nhất về nội dung và tính phổ biến rộng rãi đối với mọi đối tượng áp
dụng trong một quốc gia.
Còn Luật tục Tây Bắc điều chỉnh các quan hệ cộng đồng của các dân
tộc bản địa, nhằm duy trì trật tự cộng đồng và phát triển kinh tế xã hội. Hình
thức thể hiện phong phú,có thể là thành văn hoặc bất thành văn. Có lịch sử
hình thành lâu đời, ăn sâu vào tiềm thức cộng đồng các dân tộc nơi đây
Vì thế trong mối quan hệ với luật tục, pháp luật có hiệu lực cao hơn,
với cơ chế điều chỉnh chặt chẽ và phạm vi áp dụng rộng hơn. Nếu có sự khác
biệt trong quá trình điều chỉnh thì luật tục phải tôn trọng, phải điều chỉnh theo

sự điều chỉnh của pháp luật. Trong mọi trường hợp hiệu lực áp dụng của pháp
luật là tuyệt đối và sự điều chỉnh của luật tục buộc phải tuân theo. Mặt khác,
pháp luật có vai trò hướng dẫn cải tiến luật tục làm cho luật tục ngày càng tiến
bộ hơn, phù hợp hơn với xã hội hiện đại.
22


×