Tải bản đầy đủ (.pdf) (121 trang)

Vận dụng lý thuyết trường nghĩa dạy học đọc hiểu đoạn trích Ai đã đặt tên cho dòng sông của Hoàng Phủ Ngọc Tường

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.49 MB, 121 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÂM THỊ HẢO

VẬN DỤNG LÍ THUYẾT TRƢỜNG NGHĨA VÀO DẠY - HỌC ĐỌC
HIỂU ĐOẠN TRÍCH “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?” CỦA
HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG (NGỮ VĂN LỚP 12, TẬP 1)

LUẬN VĂN THẠC SĨ SƢ PHẠM NGỮ VĂN

HÀ NỘI – 2013


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

LÂM THỊ HẢO

VẬN DỤNG LÍ THUYẾT TRƢỜNG NGHĨA VÀO DẠY - HỌC ĐỌC
HIỂU ĐOẠN TRÍCH “AI ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG ?” CỦA
HOÀNG PHỦ NGỌC TƢỜNG (NGỮ VĂN LỚP 12, TẬP 1)


LUẬN VĂN THẠC SỸ
CHUYÊN NGÀNH: LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC
(BỘ MÔN NGỮ VĂN)
MÃ SỐ: 60 14 10

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Việt Hùng

HÀ NỘI – 2013


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS.TS Đỗ Việt Hùng – người thầy đã
tận tâm chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình thực hiện luận văn.
Đồng thời em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô phản biện, các thầy
cô trong phòng sau đại học -Trường đại học Giáo Dục – ĐHQGHN. Đặc biệt,
em xin cảm ơn Ban giám hiệu, tổ bộ môn văn trường THPT Nguyễn Đăng Đạo –
Tiên Du – Bắc Ninh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong quá trình học
tập và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, em xin gửi đến gia đinh, bạn bè, đồng nghiệp, những người
thân đã dành cho em những tình cảm tốt đẹp, đã giúp đỡ, động viên, chia sẻ khó
khăn cùng em trong suốt khóa học lòng biết ơn chân thành nhất.
Mặc dù, đã có cố gắng hoàn thành luận văn với tất cả sự nỗ lực của bản
thân nhưng luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót.
Em kính mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè
đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, tháng 12 năm 2013
Tác giả

Lâm Thị Hảo


i


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHSP:

Đại học sư phạm

ĐHQGHN:

Đại học quốc gia Hà Nội

GV:

Giáo viên

HS:

Học sinh

Nxb:


Nhà xuất bản

SGK:

Sách giáo khoa

SGV:

Sách giáo viên

THPT:

Trung học phổ thông

ii


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn..............................................................................................................i
Danh mục viết tắt...................................................................................................ii
Mục lục ................................................................................................................iii
Danh mục bảng biểu..............................................................................................v
MỞ ĐẦU ..............................................................................................................1
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIẾN ..............................................8
1.1. Cơ sở lý luận ..................................................................................................8
1.1.1. Trường nghĩa ............................................................................................. 8
1.1.2. Đọc hiểu văn bản dựa trên lý thuyết trường nghĩa ................................... 21
1.1.3. Tác phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” .............................................. 26
1.2. Cơ sở thực tiễn .............................................................................................30

1.2.1. Thực tiễn dạy học đọc hiểu văn bản văn học ở trường THPT Nguyễn Đăng
Đạo ..................................................................................................................... 30
1.2.2. Khảo sát thực trạng dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” ở trường THPT ....................................................................................... 33
Chƣơng 2: TRƢỜNG NGHĨA VÀ VIỆC PHÂN TÍCH ĐOẠN TRÍCH “AI
ĐÃ ĐẶT TÊN CHO DÒNG SÔNG?” CỦA HOÀNG PHỦ NGỌC
TƢỜNG...............................................................................................................38
2.1. Khả năng phân tích đoạn trích dựa trên lý thuyết trường nghĩa ...................38
2.2. Khảo sát và thiết lập các trường nghĩa chính trong đoạn trích “Ai đã đặt tên
cho dòng sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường .................................................. 41
2.2.1. Trường nghĩa về hình tượng sông Hương ................................................ 41
2.2.2. Trường nghĩa về hình tượng tác giả ......................................................... 56
2.3. Phân tích các hình tượng dựa trên cơ sở của trường nghĩa ......................... 57
2.3.1. Hình tượng sông Hương ........................................................................... 57
2.3.2. Hình tượng tác giả .................................................................................... 69

iii


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
2.4. Phương hướng dạy – học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng
sông?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường dựa trên lý thuyết trường nghĩa ............... 75
2.4.1. Yêu cầu khái quát về chuẩn bị kiến thức cho giờ đọc hiểu văn bản ........ 76
2.4.2. Hướng dẫn dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”

của Hoàng Phủ Ngọc Tường dựa trên lý thuyết trường nghĩa ........................... 77
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM ....................................................... 87
3.1. Mục đích thực nghiệm ................................................................................. 87
3.2. Địa bàn và đối tượng thực nghiệm .............................................................. 87
3.3. Kế hoạch thực hiện ..................................................................................... .87
3.4. Đánh giá thực nghiệm ............................................................................... 108
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................ 109
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 112

iv


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Bảng hệ thống câu hỏi phỏng vấn........................................................30
Bảng 2.1. Bảng kết quả khảo sát chung hệ thống danh từ, động từ, tính từ.........40
Bảng 2.2. Bảng thống kê số lượng, tần số tỉ lệ phần trăm của các danh từ, động
từ, tính từ, thuộc trường nghĩa sông Hương.........................................................41
Bảng 2.3. Bảng khảo sát hệ thống các danh từ thuộc trường nghĩa sông
Hương...................................................................................................................41
Bảng 2.4. Bảng khảo sát các động từ thuộc trường nghĩa sông Hương...............48
Bảng 2.5. Bảng khảo sát các tính từ thuộc trường nghĩa sông Hương.................54
Bảng 2.6. Bảng thống kê về số lượng, tần số xuất hiện và tỉ lệ phần trăm của các
đại từ, động từ thuộc trường nghĩa về hình tượng tác giả....................................56
Bảng 2.7. Bảng khảo sát hệ thống từ ngữ hình tượng sông Hương khi ở thượng
nguồn....................................................................................................................80
Bảng 2.8. Bảng khảo sát hệ thống từ ngữ khi sông Hương chảy xuôi về đồng
bằng và ngoại vi thành phố..................................................................................81
Bảng 2.9. Bảng khảo sát hệ thống từ ngữ khi sông Hương ở giữa lòng thành
phố........................................................................................................................81

Bảng 2.10. Bảng khảo sát hệ thống từ ngữ thuộc trường nghĩa về văn hóa.........82
Bảng 2.11. Khảo sát hệ thống từ ngữ thuộc trường lịch sử..................................83
Bảng 3.1. Bảng điều tra lớp đối chứng.................................................................88
Bảng 3.2. Bảng điều tra kết quả thực nghiệm của lớp đối chứng......................107
Bảng 3.3. Bảng điều tra kết quả thực nghiệm của lớp thực nghiệm..................107

v


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

vi


MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Đã từ lâu, ngôn ngữ và văn bản văn học luôn có mối quan hệ mật thiết gắn
kết với nhau. Ngôn ngữ là chất liệu cơ bản tạo nên văn bản văn học và ngược lại
văn bản văn học muốn tồn tại lâu dài trong kí ức người tiếp nhận thì phải nhờ
vào dấu ấn của hệ thống ngôn ngữ. PGS.Đinh Trọng Lạc trong bài viết “Về sự
phân tích ngôn ngữ tác phẩm văn học trong nhà trường” đã khẳng định: “Ngôn
ngữ là yếu tố thứ nhất của văn học, ngôn ngữ trở thành vật liệu xây dựng nên
những hình tượng diễn đạt tư tưởng, nghệ thuật. Nếu học sinh tri giác và nhận

thức được những đặc điểm của ngôn ngữ trong một tác phẩm văn học, thì các em
sẽ hiểu và cảm được sâu sắc sự miêu tả nghệ thuật, nội dung tư tưởng của tác
phẩm văn học đó”. Tác giả Nguyễn Trọng Khánh trong công trình “phân tích tác
phẩm văn học trong nhà trường từ góc độ ngôn ngữ” tiếp tục khẳng định: “...xuất
phát từ góc độ ngôn ngữ, không ít ý nghĩa chân chính của các từ ngữ , hình ảnh,
chi tiết trong tác phẩm văn học đã được phát hiện, không ít những cách lí giải có
tính chất áp đặt chủ quan hoặc xa rời tác phẩm tồn tại bấy lâu trong nhiều tài liệu
giảng dạy, đã được xem xét, điểu chỉnh lại một cách có cơ sở khoa học và phù
hợp hơn; góp phần khơi dậy niềm hứng thú, say mê văn học từ chính quá trình
nhận thức và làm chủ ngôn ngữ - phương tiện biểu hiên chủ yếu của tác phẩm”...
Tuy nhiên, trong thực tế dạy học hiện nay việc học ngôn ngữ và tiếp cận
văn bản vẫn còn tách rời nhau, do vậy mà dẫn đến kết quả có rất nhiều nhận định
phân tích chưa thật xuất phát từ chất liệu của văn bản. Mối quan hệ giữa văn bản
văn học và ngôn ngữ có rất nhiều khía cạnh cụ thể như: phân tích các biện pháp
tu từ, phân tích các kiểu câu, phân tích hệ thống nghĩa của từ...nhưng trong đó,
xét về văn bản văn học thì trường nghĩa lại mang hiệu quả rất cao trong việc xác
định chủ đề, đề tài, đặc điểm nhân vật, đặc điểm sự vật, hiện tượng hay các đánh
giá nhân vật của tác giả... Đặc biệt, cụ thể trong việc nghiên cứu từ vựng – ngữ
1


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
nghĩa của ngôn ngữ, trường nghĩa đóng góp một phần rất quan trọng vào việc
phân chia các lớp từ cũng như vạch ra mối quan hệ bản chất giữa các nhóm từ

trong một lớp, giữa các từ trong một nhóm. Khi đi sâu vào phân tích ngữ nghĩa
từ vựng, trường nghĩa còn cho ta nhìn nhận một cách hệ thống về quá trình phát
triển nghĩa của từ và việc phân tích các hình tượng văn học. Đây là hướng
nghiên cứu rất có ích đối với việc tìm hiểu nghĩa của từ trong văn bản đặc biệt
giúp cho chúng ta có cơ sở vững vàng để lý giải các hiện tượng ngữ nghĩa trong
văn bản, nhanh chóng giải mã được những giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác
phẩm một cách hợp lí và logic. Đặc biệt, lý thuyết trường nghĩa giúp chúng ta
phát hiện ra những quy tắc chi phối sự vận động của từ trong lịch sử và trong
hoạt động thực tiễn chức năng.
Trường nghĩa là khái niệm được quan tâm nhiều trong truyền thống ngôn
ngữ học trong nước và nước ngoài, song hầu như ít được đề cập đến trong chương
trình dạy Ngữ văn nói chung và dạy Tiếng Việt nói riêng ở nhà trường phổ thông.
Từ sau những năm 2000, với những thay đổi nhất định trong chương trình dạy - học
Ngữ văn, khái niệm trường nghĩa và những vấn đề có liên quan mới được đưa vào
giảng dạy ở phổ thông và trực tiếp là ở Trung học cơ sở (lớp 8). Việc đưa trường
nghĩa vào dạy học ở nhà trường phổ thông là một biểu hiện quan trọng, hướng việc
dạy tiếng đến rèn luyện khả năng sử dụng ngôn ngữ có hiệu quả.
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn mới được đưa vào chương trình phổ
thông (lớp 12). Đây là nhà văn lớn, với một trước tác đồ sộ, trong đó có thành
tựu đáng kể về thề kí. Ông là một cây bút viết kí thành công của văn học đương
đại, là thế hệ kế thừa rất sáng tạo của những cây đại thụ kí nghệ thuật Việt Nam
từ sự khởi đầu xuất sắc của Lê Hữu Trác đến Nguyễn Tuân, Tô Hoài, Thạch
Lam... Bút kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” là một trong những áng văn xuất
sắc nhất của ông, từng được nhà văn Nguyên Ngọc đánh giá là “một trong mấy
nhà văn viết kí hay nhất của văn học ta hiện nay”. Đây là một tác phẩm hay, tiêu
2


biểu cho phong cách nghệ thuật của Hoàng Phủ Ngọc Tường. Về phương pháp
giảng dạy tác phẩm này đã được tìm hiểu trong một số công trình nghiên cứu.

Tuy nhiên, dạy học đoạn trích này dựa trên lý thuyết trường nghĩa vẫn là một
hướng đi mới mẻ. Do vậy, trong công trình nghiên cứu này chúng tôi mong
muốn góp vào một hướng tiếp cận mới để làm rõ hơn về văn bản này. Bởi
nghiên cứu lý thuyết trường nghĩa sẽ góp phần làm sáng rõ về tư tưởng và dụng
ý nghệ thuật của nhà văn trên bình diện phân tích ngôn ngữ của tác phẩm.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn “Vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào
dạy học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ
Ngọc Tường làm đề tài nghiên cứu luận văn này. Từ việc làm sáng tỏ quá trình
vận dụng lý thuyết trường nghĩa trong tác phẩm văn học cụ thể chương trình
SGK, chúng tôi còn muốn áp dụng vào các tác phẩm khác. Ngoài ra, luận văn
này cũng muốn đóng góp vào hướng phát triển ngôn ngữ trong quá trình đọc
hiểu các tác phẩm truyện ngắn nhằm nâng cao chất lượng giảng dạy trong nhà
trường phổ thông.
2. Lịch sử vấn đề
2.1. Lịch sử nghiên cứu về lý thuyết trường nghĩa
Lý thuyết về trường nghĩa được một số nhà ngôn ngữ học Đức và Thụy Sĩ
đưa ra từ cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Người ta vẫn nhắc đến W. Humboldt như là người khởi sướng ra nó. Tiếp
đó, năm 1896, M. Pokrovxkij nghiên cứu vấn đề này trong công trình “nghiên
cứu ngữ nghĩa học trong các ngôn ngữ cổ”, ông cho rằng “từ và ý nghĩa của
chúng không tồn tại tách rời nhau mà liên kết với nhau trong tư tưởng và độc lập
với ý thức thành những nhóm nhất định…”[4, tr.243]. Năm 1900, H. Osthof
cũng có ý kiến tương đồng: “Có những hệ thống nhất định những ý nghĩa phụ
thuộc lẫn nhau và vị trí ngữ nghĩa của từng yếu tố chỉ có thể được hiểu rõ nhờ
vào cấu trúc của từng hệ thống đó”[4, tr.243]. Mười năm tiếp sau đó, năm 1910,
3


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho

kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Meyer đã xuất bản một công trình nghiên cứu và đi đến kết luận rằng mỗi thuật
ngữ chỉ xác định được giá trị theo vị trí trong toàn hệ thống của nó. Và sau này,
những nguyên lý của F.De Saussure trong “Giáo trình ngôn ngữ học đại cương”
– xuất bản năm 1973 mới chính là cơ sở hình thành nên lý thuyết các trường, ông
cho rằng “Giá trị của bất cứ yếu tố nào cũng do những yếu tố xung quanh quy
định” và “chính phải xuất phát từ cái toàn thể làm thành một khối để phân tích ra
những yếu tố mà nó chứa đựng” [4, tr.244].
Ở Đức, lí thuyết về trường nghĩa gắn với tên tuổi của J. Trier và L.
Weisgerber. Hai ông là đại diện của phái Humboldt mới trong ngữ nghĩa học, là
phái chủ trương phân chia từ vựng của ngôn ngữ bị quy định bởi hình thái bên
trong của ngôn ngữ. Trier đã mở ra một giai đoạn mới trong lịch sử ngữ nghĩa
học trong việc thử nghiệm quan điểm cấu trúc vào lĩnh vực từ vựng ngữ nghĩa.
Ở Việt Nam, lí thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây, nhà
ngôn ngữ học Đỗ Hữu Châu là người đầu tiên vận dụng lí thuyết này vào việc
nghiên cứu tiếng Việt. Dựa trên cơ sở của những người đi trước, ông đã đưa ra
những vấn đề cơ bản về trường và việc nghiên cứu hệ thống từ vựng. Các công
trình nghiên cứu về ngôn ngữ của ông, phải kể đến như “Cơ sở ngữ nghĩa từ
vựng – NxbGD,1998), “Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việt – NxbGD, 1999)…ngoài
ra, còn một số tạp chí như: “trường từ vựng – ngữ nghĩa và việc dùng từ ngữ
trong tác phầm nghệ thuật”, “Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống từ
vựng”, “nhận xét về tính loại biệt và khái quát của từ tiếng Việt”…Sau này, tiếp
nối thành tựu đó, một số nhà ngôn ngữ lại tiếp tục phát triển và nghiên cứu sâu
hơn, cụ thể hơn như : Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Thị Ngân Hoa, Bùi Minh Toán,
Đỗ Việt Hùng…Đặc biệt, năm 2010 nhà ngôn ngữ học PGS.TS. Đỗ Việt Hùng,
đã đưa ra “Một số khía cạnh ứng dụng trường nghĩa trong hoạt động giao tiếp”;

Năm 2011 với việc xuất bản cuốn “Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ” PGS.TS. Đỗ
Việt Hùng đã đưa ra các phương pháp phân tích từ ngữ thông qua vận dụng lí
4


thuyết trường nghĩa cụ thể giúp cho việc vận dụng lý thuyết trường nghĩa vào
văn bản tác phẩm dễ dàng hơn.
Ngoài ra, còn kể đến một số công trình luận văn của một số tác giả như :
Phạm Nhị Hà: “Trường từ vựng ngữ nghĩa chỉ màu sắc trong thơ Xuân Quỳnh”,
“Nắng trong thơ mới nhìn từ góc độ trường nghĩa” của Lê Thị Mai Lan. “Lý
thuyết trường nghĩa và việc phân tích văn bản thơ cho học sinh THPT” của
Hoàng Thị Hà, “Trường nghĩa và việc phân tích tác phẩm văn học Thân phận
của tình yêu” của Phạm Thị Lệ Mỹ…
2.2. Lịch sử nghiên cứu phương pháp dạy – học đọc hiểu đoạn trích“Ai đã đặt
tên cho dòng sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Hoàng Phủ Ngọc Tường là nhà văn mới được đưa vào chương trình phổ
thông lớp 12. Ông là một nhà văn lớn, với một trước tác đồ sộ trong đó có thành
tựu đáng kể về thể kí. Ông là cây bút viết kí thành công của văn học đương đại.
Các công trình nghiên cứu về ông cũng khá nhiều.
Tuy nhiên, nghiên cứu riêng về tác phẩm và phương hướng dạy học tác
phẩm thì chưa nhiều, hầu hết chỉ đi phân tích về nội dung và tư tưởng của tác
phẩm, một số hướng nghiên cứu về đặc trưng loại thể nhưng vẫn chưa cụ thể.
Chúng tôi mới thống kê được một số công trình giảng dạy như: “Chất trữ tình
trong kí Hoàng Phủ Ngọc Tường – Báo cáo khoa học ngữ văn, 2003 của Lương
Thị Hiền, “Kí Hoàng Phủ Ngọc Tường” – Luận văn khoa học Ngữ văn, 2003 –
Vũ Thị Bích Ngọc. “Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu cho học sinh THPT qua tác
phẩm “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”… Nhận thấy chưa có một công trình
nghiên cứu nào nghiên cứu về tác phẩm dựa trên lý thuyết trường nghĩa.
Chính vì vậy chúng tôi lựa chọn đề tài “Vận dụng lý thuyết trường nghĩa
vào dạy - học đọc hiểu đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” của Hoàng

Phủ Ngọc Tường để chỉ ra giá trị của hệ thống trường nghĩa trong việc thể hiện
tư tưởng chủ đề của tác phẩm.
5


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Chỉ ra mối quan hệ giữa văn bản văn học và hệ thống từ ngữ xét từ góc độ
trường nghĩa. Góp phần khẳng định hiệu quả dạy học đọc hiểu văn bản văn học
từ góc độ trường nghĩa. Đồng thời kết hợp với các phương pháp khác giúp cho
việc nghiên cứu dạy học đọc hiểu văn bản được chỉnh thể và hoàn thiện hơn.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích trên, chúng tôi đặt ra ra những nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý thuyết về hệ thống trường nghĩa.
- Nghiên cứu cụ thể các trường nghĩa có trong tác phẩm.
- Xây dựng giáo án cụ thể, chi tiết.
- Thực nghiệm tại hai lớp – 12A4 và 12A7 trường THPT Nguyễn Đăng Đạo –
Tiên Du – Bắc Ninh.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Dạy học đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng sông ?” (Hoàng Phủ Ngọc
Tường) từ lý thuyết trường nghĩa.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Học sinh lớp 12A4 và 12A7, trường THPT Nguyễn Đăng Đạo – Tiên Du
– Bắc Ninh.
5. Phƣơng pháp
- Để thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau:
+ Phương pháp khảo sát thống kê, phân loại
+ Phương pháp phân tích thành tố ngữ nghĩa
+ Phương pháp hệ thống (phân tích, tổng hợp)
+ Phương pháp so sánh, đối chiếu
+ Phương pháp thực nghiệm
6


6. Cấu trúc
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, luận văn
được chia làm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn
Chương 2: Trường nghĩa và việc phân tích đoạn trích “Ai đã đặt tên cho dòng
sông ?” của Hoàng Phủ Ngọc Tường
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

7


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi

CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1. Cơ sở lý luận
1.1.1. Trường nghĩa
Trong hệ thống ở trạng thái tĩnh, các đơn vị từ vựng không tồn tại tách biệt,
rời nhau mà luôn có những mối quan hệ nhất định. Điều đó làm cho từ vựng
không thuần túy chỉ là tập hợp ngẫu nhiên các từ và đơn vị tương đương với từ,
mà còn là một hệ thống với những mối quan hệ nhất định. Một trong những mối
quan hệ mà các nhà khoa học thường tập trung làm rõ là quan hệ về nghĩa giữa
các đơn vị từ vựng. Các từ đồng nhất về nghĩa được tập trung thành các nhóm
được gọi là trường nghĩa (hay là trường từ vựng, hoặc trường từ vựng – ngữ
nghĩa) [10, tr.187].
1.1.1.1. Quan niệm trường nghĩa
Lý thuyết trường nghĩa ra đời vào mấy chục năm gần đây. Tư tưởng cơ
bản của lý thuyết này là khảo sát từ vựng một cách hệ thống. Do vậy, có rất
nhiều cách hiểu khác nhau về trường nghĩa, trong “Dẫn luận ngôn ngữ học” của
Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) cho rằng có hai khuynh hướng chủ yếu:
Khuynh hướng thứ nhất quan niệm “Trường nghĩa là toàn bộ các khái
niệm mà các từ trong ngôn ngữ biểu hiện” [20, tr.109]. Đại diện cho khuynh
hướng này là L. Weisgerber và J. Trier.
Lý thuyết trường nghĩa của J. Trier phù hợp với luận điểm của Weisgerber
về sự tồn tại trong ngôn ngữ những phạm vi khái niệm được tổ chức một cách hệ
thống. Lý thuyết trường nghĩa xuất phát từ những tiền đề của trường phái W.
Humbold mới và phần nào từ những tư tưởng của F.Sausure về tính hệ thống của
ngôn ngữ và những phương pháp kết cấu trong việc nghiên cứu mối quan hệ
giữa các yếu tố ngôn ngữ. Theo quan niệm của J. Trier và những người kế tục
ông, mặt nghĩa của ngôn ngữ là một kết cấu chặt chẽ, được phân chia ra thành
8



những trường hoặc những phạm vi khái niệm một cách rõ ràng. Một từ chỉ có ý
nghĩa khi nằm ở trong trường nhờ những mối quan hệ của nó với các từ khác
cũng thuộc trường ấy. Trong hệ thống, tất cả chỉ nhận được ý nghĩa qua cái toàn
thể. Có nghĩa là từ của ngôn ngữ nào đó không phải là đại diện tách biệt của ý
nghĩa, ngược lại, mỗi một từ có ý nghĩa chỉ là vì có các từ khác liên hệ trực tiếp
với nó.
Khuynh hướng thứ hai xây dựng lý thuyết trường nghĩa trên cơ sở các tiêu
chí ngôn ngữ học. Trường nghĩa không phải là phạm vi các khái niệm nào đó
nữa mà là phạm vi tất cả các từ có quan hệ lẫn nhau về nghĩa.
Ipsen căn cứ vào hình thái và chức năng của từ để xây dựng trường nghĩa.
Trường nghĩa theo quan niệm của Ipsen gồm những từ họ hang với nhau về ý
nghĩa và hình thức. Konradt – Hicking lại xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các
từ ghép trong đó từ rời với tư cách thành tố của tù ghép đóng vai trò thành viên
của trường. Theo ông, trong phạm vi một trường từ vựng duy nhất, tức là tỏng
các từ ghép, chỉ có thể tập hợp các từ thuộc cùng một phạm vi biểu tượng.
Muller và Porzig xây dựng trường nghĩa căn cứ vào các ý nghĩa ngữ pháp của
các quan hệ. Họ cho rằng ý nghĩa của các từ lệ thuộc vào những liên hệ cú pháp.
Do đó theo quan điểm của học thì trường nghĩa là những quan hệ đơn giản gồm
động từ hành động và danh từ chủ thể hành động hay danh từ bổ ngữ, tính từ và
danh từ…
Kiểu trường nghĩa phổ biến nhất được gọi là “nhóm từ vựng - ngữ nghĩa”.
Tiêu chuẩn để thống nhất các từ thành nhóm từ vựng có thể dựa vào sự tồn tại
của các từ khái quát, biểu thị các khái niệm ở dạng chung nhất, trừu tượng nhất,
trung hòa. Từ này được dùng như một cái máy để đo đạc và phát hiện ý nghĩa
phạm trù chung, trên cơ sở đó tập hợp các thành phần còn lại của trường. Theo
cách này, khi tập hợp các từ vào một trường, người nghiên cứu không những chỉ
dựa vào sự hiểu biết của mình mà còn có thể dựa vào trực giác tập thể của những
9



Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
người biên soạn từ điển. Đặc biệt người ta cũng coi là trường nghĩa cả những kết
cấu ngữ nghĩa của các từ đa nghĩa. Giữa các nghĩa khác nhau của một từ đa
nghĩa thường có một yếu tố ngữ nghĩa chung, tạo nên cái gọi là trục ngữ nghĩa.
Toàn bộ các nghĩa khác nhâu của một từ tạo ra một trường nghĩa nhỏ nhất.
Tuy nhiên, lý thuyết trường nghĩa này lại xuất phát từ những tư tưởng của
F. de. Saussure về tính cấu trúc của ngôn ngữ đặc biệt là về quan hệ liên tưởng
và quan hệ ngữ đoạn trong ngôn ngữ. Chính ông đã phát hiện ra “Hầu hết các
đơn vị của ngôn ngữ đều dựa vào những cái bao quanh nó” [27, tr.245]. Và “ Cái
toàn thể có giá trị là do cái bộ phận của nó và cái bộ phận cũng có giá trị cũng lại
nhờ vị trí của nó trong toàn thể. Mỗi đơn vị có thể ví như một cái cột trong một
ngôi nhà” [27, tr.245].
Vào những năm 80 của thế kỉ XX, lý thuyết này bắt đầu được giới thiệu
vào Việt Nam mà người khởi đầu là GS. Đỗ Hữu Châu. Trên cơ sở tiếp thu các
thành tựu của các nhà ngôn ngữ học nước ngoài , các nhà nghiên cứu Việt Nam
đã đưa ra những quan điểm về khái niệm trường nghĩa. GS. Đỗ Hữu Châu cho
rằng: “Trường từ vựng là một tập hợp các đơn vị từ vựng căn cứ vào một nét
đồng nhất nào đó về ngữ nghĩa” [5, tr.35]. Có thể nói cách hiểu này đã khái quát
được nét chung nhất tiêu biểu về đặc điểm của trường nghĩa.
1.1.1.2. Phân loại trường nghĩa
Để chỉ ra tính hệ thông của ngôn ngữ, F. De Sausure trong “Giáo trình
ngôn ngữ học đại cương” đã chỉ ra hai mối quan hệ cơ bản giữa các đơn vị đồng
loại của ngôn ngữ, đó là – quan hệ ngang (hay quan hệ hình tuyến, quan hệ tuyến
tính, quan hệ ngữ đoạn) và quan hệ dọc (quan hệ trực tuyến, quan hệ hệ hình).

Cũng theo hai mối quan hệ này, trường từ vựng ngữ nghĩa được phân loại thành
các trường từ vựng ngữ nghĩa theo quan hệ ngang (trường tuyến tính) và trường
từ vựng – ngữ nghĩa theo quan hệ dọc (trường nghĩa biểu vật, trường nghĩa biểu
niệm). Bên cạnh hai loại trường nghĩa cơ bản như vậy, trong ngôn ngữ còn tồn
10


tại một trường nghĩa khá đặc sắc – đó là trường liên tưởng. Sau đây là một số
điểm chính về các loại trường nghĩa này [10, tr.192].
- Trường nghĩa ngang:
Để lập nên các trường nghĩa tuyến tính, chúng ta chọn một từ làm gốc rồi
tìm tất cả những từ có thể kết hợp với nó thành những chuỗi tuyến tính (cụm từ,
câu) chấp nhận được trong ngôn ngữ. Các từ trong một tuyến tính là những từ
thường xuất hiện với từ trung tâm trong các ngôn bản. Khi đi phân tích ý nghĩa
của chúng có thể phát hiện được những nội dung ngữ nghĩa của các quan hệ cú
pháp và tính chất của các quan hệ đó [10, tr.192].
- Trường nghĩa dọc:
+ Trường nghĩa biểu vật:
Trường biểu vật là một tập hợp những từ đồng nghĩa về ý nghĩa biểu vật.
Để có những căn cứ dựa vào đó mà đưa các nghĩa biểu vật của các từ về trường
biểu vật thích hợp chúng ta chọn các danh từ làm gốc. Các danh từ này phải có
tính khái quát cao, gần như là tên gọi của các phạm trù biểu vật như người, động
vật, thực vật, vật thể, chất liệu… Vì từ có tính nhiều nghĩa biểu vật cho nên một
từ có thể nằm trong nhiều trường khác nhau. Các trường nghĩa khác nhau sẽ số
lượng đơn vị khác nhau. Các từ ngữ đồng nhất với nhau về nghĩa nhiều hơn
trong một trường nghĩa tạo thành một tiểu trường nghĩa. Mỗi một trường nghĩa
có những từ ngữ trung tâm, đặc trưng cho trường nghĩa đó. Trong mỗi trường
nghĩa lớn lại có các trường nghĩa nhỏ hơn.
Khi phân lập các trường, chú ý đến nghĩa biểu vật chứ không chú ý đến từ
không phải một từ đã ở trường này thì không thể ở trường kia được nữa. Vì từ có

tính nhiều nghĩa biểu vật, dó đó từ có thể nằm trong nhiều trường biểu vật khác
nhau hay trong nhiều trường nhỏ khác nhau tùy theo số lượng các ý nghĩa biểu
vật chính và ý nghĩa biểu vật phụ, cho nên chúng ta có thể phân biệt các trường
biểu vật chính và trường biêu vật phụ của từ. Nếu nghĩa chính của từ nằm trong
11


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
trường nào thì trường đó là trường biểu vật chính của nó. Các trường biểu vật có
thể thẩm thấu vào nhau giao thoa với nhau. Hai trường biểu vật giao thoa với
nhau khi một số từ của trường này cũng nằm trong trường kia. Căn cứ vào số
lượng các từ chung cho hai trường nhiều hay ít mà chúng ta nói đến tính độc lập,
tương đối nhiều hay ít giữa hai trường.
+ Trường nghĩa biểu niệm:
Trường biểu niệm chính là tập hợp các từ có chung một cấu trúc biểu niệm.
Cũng như các trường biểu vật, các trường biểu niệm lớn có thể phân chia thành
các trường nhỏ và cũng có các miền với mật độ khác nhau. Các trường biểu niệm
có thể giao thoa với nhau, thẩm thấu vào nhau và cũng có lõi trung tâm với các
từ điển hình cà những từ ở những lớp kế cận trung tâm, những từ ở lớp ngoại vi.
Để xác lập trường biểu niệm, ta chọn một cấu trúc biểu niệm làm gốc, rồi trên cơ
sở đó thu thập các từ ngữ có chung cấu trúc biểu niệm gốc đó.
Khi phân lập các trường biểu niệm, chúng ta dựa vào cấu trúc biểu niệm,
song khi phân nhỏ chúng ra phải sử dụng đến nét nghĩa biêu vật.
Dựa vào ý nghĩa của từ mà chúng ta phân lập được các trường. Nhưng,

cũng chính nhờ vào các trường, nhờ sự định vị được từng từ một trong trường
thích hợp mà chúng ta hiểu sâu sắc thêm ý nghĩa của từ.
- Trường liên tưởng:
Nhà ngôn ngữ học Pháp Ch. Bally là tác giả đầu tiên của khái niệm trường
liên tưởng. Theo ông, mỗi từ có thể là trung tâm của một trường liên tưởng. Các
từ trong một trường liên tưởng là sự hiện thực hóa, sự cố định bằng từ các ý
nghĩa liên hội có thể có của từ trung tâm. Các từ trong một trường liên tưởng
trước hết là những từ cùng nằm trong trường biểu vật, trường biểu niệm và
trường tuyến tính, tức là những từ có quan hệ cấu trúc đồng nhất và đối lập về
ngữ nghĩa với từ trung tâm. Đặc biệt, trong trường liên tưởng còn có nhiều từ
khác được liên tưởng tới do xuất hiện đồng thời với từ trung tâm trong những
12


ngữ cảnh có chủ đề tương đối đồng nhất , lặp đi lặp lại. Điều này khiến cho các
trường liên tưởng có tính dân tộc, tính thời sự, tính cá nhân.
“Trường nghĩa liên tưởng là trường nghĩa tập hợp các từ biểu thị các sự
vật, hiện tượng, hoạt động, tính chất…có quan hệ liên tưởng với nhau. Khác với
trường biểu vật và biểu niệm, trường nghĩa liên tưởng có sự khác biệt nhất định
giữa các cá nhân sử dụng ngôn ngữ. Do đó, người ta có thể xây dựng các từ điển
trường nghĩa đối với các trường biểu vật và trường biểu niệm nhưng khó có thể
có từ điển các trường nghĩa liên tưởng, vì trường liên tưởng có tính chủ quan cao,
nó phụ thuộc vào điều kiện, môi trường sống, thời đại sống, kinh nghiệm sống
… của mỗi cá nhân. Có những liên tưởng ở người này nhưng không tồn tại hoặc
xa lạ với người khác và ngược lại. Tuy nhiên, mỗi thời đại, mỗi ngành nghề, mỗi
địa phương lại có thể có một điểm liên tưởng chung nhau Nắm được những điểm
chung trong liên tưởng cho mỗi thời đại, mỗi nhóm xã hội…là điều kiện cần
thiết để lí giải những hiện tượng “ý tại ngôn ngoại”, “mượn mây để tả trăng”,
hay các biểu tượng, biểu trưng văn học” [10, tr.195].
1.1.1.2. Các hiện tượng chuyển nghĩa của từ

Cơ sở của sự chuyển biến ý nghĩa của từ chính là quy luật tiết kiệm của
ngôn ngữ. Ngôn ngữ có một quy luật tiết kiệm vô cùng kì diệu: dùng cái hữu hạn
để nói cái vô hạn. Quy luật này thể hiện ở tất cả các mặt ngữ âm, từ vựng, ngữ
pháp. Ở ngữ âm, với vài chục âm vị, bằng cách kết hợp khác nhau có thể tạo nên
một số từ vựng rất lớn các âm tiết. Trong ngữ pháp, với một số từ hữu hạn, có
thể tạo ra các câu biểu niệm toàn bộ thế giới tư tưởng phong phú và đa dạng của
con người. Về mặt từ vựng, quy luật tiết kiệm của ngôn ngữ thể hiện ở chỗ.
Cùng một hình thức ngữ âm có thể diễn đạt những nội dung khác nhau. Vì vậy
hiện tượng đa nghĩa được xem là một trong những quy luật có tính phổ quát của
ngôn ngữ.

13


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
Từ nhiều nghĩa được xem là một quy luật khách quan của quá trình ngôn
ngữ, nó là kết quả của sự chuyển biến ý nghĩa của từ.
Trong quá trình chuyển nghĩa có những biến đổi ngữ nghĩa mang tính lâm
thời, tức là chỉ sử dụng một lần trong một bối cảnh giao tiếp nhất định. Song
cũng có những sự biến đổi ngữ nghĩa có tính chất ổn định. Trong nhiều trường
hợp, chúng ta có thể lý giải được quan hệ giữa nghĩa gốc và nghĩa chuyển của từ.
Theo GS. Đỗ Hữu Châu: “Phần lớn các trường hợp của từ chuyển biến theo lối
tỏa ra nghĩa là các nghĩa mới đều dựa vào nghĩa đầu tiên mà xuất hiện” [3,
tr.147]. Sự chuyển biến ý nghĩa trong mọi lĩnh vực đặc biệt là trong ngôn ngữ

văn chương. Để đáp ứng yêu cầu sử dụng từ một cách cô đúc và mang tính nghệ
thuật, không phải lúc nào các nhà văn cũng chỉ sử dụng theo nghĩa gốc, tức là
dùng từ theo đúng trường nghĩa gốc của nó. Nhiều lối chuyển nghĩa đã được các
nhà văn vận dụng một cách linh hoạt để tăng giá trị biểu đạt của hệ thống từ ngữ.
Nhiều khi sự chuyển nghĩa còn kéo theo cả sự chuyển loại của từ, trong mỗi ngữ
cảnh cụ thể mà bản thân mỗi từ lại được sử dụng theo những mục đích ý nghĩa
khác nhau.
Do có sự chuyển biến ý nghĩa mà một từ bên cạnh nghĩa gốc ban đầu còn
có nhiều nghĩa chuyển khác nhau và như thế thì từ đó được coi là từ nhiều nghĩa.
Giữa ý nghĩa đầu tiên với các nghĩa chuyển có thể có sự thay đổi theo kiểu quan
hệ móc xích: nghĩa đầu tiên chuyển sang nghĩa S1, từ S1 chuyển sang S2 từ S2
chuyển sang S3 hoặc kiểu tỏa ra: các nghĩa mới đều dựa trên nghĩa đầu tiên mà
xuất hiện nhưng chủ yếu theo kiểu tỏa ra. Các từ thuộc ý nghĩa biểu vật thuộc
cùng một phạm vi hoặc có các nghĩa biểu niệm cùng một cấu trúc thì chuyển
nghĩa theo cùng một hướng. Sự chuyển nghĩa này có thể dẫn đến kết quả là ý
nghĩa sau khác hẳn ý nghĩa trước. Khi các nghĩa chuyển biến còn liên hệ với
nhau, sự chuyên biến ý nghĩa có thể làm ý nghĩa mở rộng ra hoặc thu hẹp lại. Sự
chuyển biến ý nghĩa thậm chí còn làm thay đổi ý nghĩa biểu thái.
14


Sự chuyển biến ý nghĩa của từ có tác dụng tăng cường khả năng diễn đạt
của các đơn vị từ vựng. Sự chuyển biến ý nghĩa của từ cũng là một phương thức
để tạo thêm từ mới bên cạnh các phương thức ghép hoặc láy. Nó tăng cường sức
biểu cảm của từ, tránh sự sáo mòn, nhàm chán, tăng tính hình tượng, tính hàm
súc, đặc biệt là trong ngôn ngữ nghệ thuật. Ngoài ra sự chuyển biến nghĩa của từ
còn có tác dụng phản ánh tư duy văn hóa dân tộc. ngôn ngữ phản ánh hiện thực
khách quan, nhưng sự phản ánh này không trùng khít. Sự phân chia hiện thực
khách quan ở mỗi dân tộc là khác nhau, đồng thời có khi cùng một hiện thực
khách quan mỗi dân tộc lại có một cách gọi khác nhau. Điều đó thể hiện đặc

trưng tư duy văn hóa khác nhau của mỗi dân tộc.
Như vậy có thể khẳng định sự chuyển nghĩa của từ không chỉ đáp ứng
được nhu cầu phong phú của hoạt động giao tiếp mà còn làm tăng khả năng diễn
đạt, tăng sức biểu cảm của ngôn ngữ. Việc dùng từ ngữ theo lối chuyển nghĩa
một cách hợp lý cũng góp phần chứng tỏ vốn ngôn ngữ dồi dào, khả năng vận
dụng vốn từ vựng chung một cách linh hoạt và năng lực sáng tạo của từng nhà
văn.
1.1.1.3. Các phương thức chuyển nghĩa
Phương thức chuyển nghĩa là phương pháp và cách thức mà dựa vào đó ta
có thể thực hiện việc chuyển nghĩa cho từ, tăng thêm cho từ ý nghĩa mới hay đơn
giản hơn đó là cách làm cho từ vốn dùng với nghĩa này chuyển sang dùng với
nghĩa khác. Từ vựng là một hệ thống bị chi phối bởi những quy luật chung và
riêng cho nên ý nghĩa của từ có thể chuyển biến do tác động của nhiều quy luật
đan xen.
Trong cuốn „Từ vựng học tiếng Việt” (Nxb ĐHSP. 2004), GS. Đỗ Hữu
Châu, và “Nghĩa của tín hiệu ngôn ngữ” của PGS.TS. Đỗ Việt Hùng đã đưa ra
hai phương thức chuyển nghĩa phổ biến trong mọi ngôn ngữ đó là ẩn dụ và hoán
dụ. Các ẩn dụ, hoán dụ ngôn ngữ là các phương thức để tạo ra nghĩa mới, nghĩa
15


Ket-noi.com
Ket-noi.com kho
kho tai
tai lieu
lieu mien
mien phi
phi
cố định của đơn vị từ vựng, tức là các phương thức tạo ra hiện tượng nhiều nghĩa
ngôn ngữ. Trong khi đó, các ẩn dụ, hoán dụ tu từ cũng tạo ra nghĩa mới cho các

đơn vị từ vựng, nhưng những nghĩa này chưa được cố định, chưa trở thành toàn
dân, mà chỉ là sáng tạo cá nhân của các nhà văn, nhà thơ, nhà nghệ thuật ngôn
từ; tách khỏi các bài văn bài thơ đó, nghĩa ẩn dụ, hoán dụ tu từ của từ ngữ không
còn, tức là các phương thức tạo ra hiện tượng nhiều nghĩa.
Tuy nhiên không phải mọi hiện tượng chuyển nghĩa đều được giải thích
bằng hai phương thức này mà còn phải phụ thuộc vào sự tác động ngữ nghĩa
giữa các từ trong văn cảnh. Nhưng đây vẫn là hai phương thức phổ biến trong
ngôn ngữ. Nó là cơ chế chung cho nhiều trường hợp chuyển nghĩa.
Ẩn dụ là lấy từ vốn chỉ sự vật hiện tượng này chuyển sang gọi tên sự vật
hiện tượng khác dựa trên sự giống nhau về một đặc điểm nào đó. Hay cụ thể hơn
về phương thức này đó là: Cho A là một hình thức ngữ âm, x, y là những nghĩa
biểu vật. A vốn là tên gọi của x. Phương thức ẩn dụ là phương thức lấy tên gọi A
của x để gọi tên y nếu x và y có những nét tương đồng nhau. Như vậy, ẩn dụ là
phương thức chuyển nghĩa dựa trên quan hệ tương đồng giữa x và y.
Theo tác giả, việc phân loại phương thức ẩn dụ này dựa trên hai tiêu chí
khác nhau:
- Dựa vào tính chất cụ thể hay trừu tượng của các sự vật x và y: theo tiêu chí này
ẩn dụ được chia thành ẩn dụ cụ thể - cụ thể, ẩn dụ cụ thể - trừu tượng.
- Dựa vào các nét chung theo đó xuất hiện các ẩn dụ: ẩn dụ hình thức, ẩn dụ cách
thức, ẩn dụ vị trí, ẩn dụ chức năng và ẩn dụ kết quả.
Hoán dụ là hiện tượng lấy từ vốn chỉ sự vật hiện tượng này chuyển sang
gọi tên sự vật hiện tượng khác vì giữa chúng có quan hệ tương cận, thường đi đôi
với nhau theo phép kéo theo trong logic. Hay cụ thể hơn đó chính là: lấy tên gọi
A của x để gọi tên y nếu x và y có điểm tương đồng (gần gũi nhau) trong thực tế
khách quan.
16


Phương thức hoán dụ có các cơ chế sau:
- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa đựng – vật bị chứa đựng: tên gọi của vật

chứa đựng được dùng để gọi những cái nằm trong nó.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và sản phẩm được chế tạo từ nguyên liệu.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ đồ dùng, dụng dụ với người sử dụng
- Hoán dụ dựa trên quan hệ dụng cụ - ngành nghề.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ vật chứa và chất lượng được chứa đựng.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ cơ quan chức năng và chức năng tên gọi của cơ quan
đực dùng để gọi cho các chức năng.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ tư thế cụ thể và nguyên nhân của tư thế: tên gọi tư
thế được dùng để chỉ hành động hoặc tình trạng tâm lí, sinh lí đi kèm.
- Hoán dụ dựa vào âm thanh để gọi tên động tác: tiếng động do hoạt động gây ra
được dùng để gọi tên động tác.
- Hoán dụ dựa vào quan hệ giữa hoạt động và công cụ: tên gọi của hoạt động
được dùng để gọi tên công cụ.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa động tác tiêu biểu và toàn bộ quá trình sản xuất.
Trong trường hợp này cả hai đều là động từ.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ nguyên liệu và hoạt động dùng nguyên liệu đó.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ sự vật và màu sắc.
- Hoán dụ dựa trên quan hệ giữa tính chất của sự vật và bản thân sự vật.
Như vậy, xét về bản chất, ẩn dụ và hoán dụ đều là chuyển tên gọi của sự
vật, hiện tượng hoặc tính chất, khái niệm này bằng tên một sự vật hiện tượng,
tính chất, khái niệm khác dựa trên mối quan hệ nhất định giữa các sự vật, hiện
tượng và tính chất ấy. Tuy nhiên, ẩn dụ khác hoán dụ là ở chỗ ẩn dụ dựa trên sự
tương đồng nào đó giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng. Còn hoán dụ là dựa trên
những nét gần gũi với nhau giữa các sự vật, sự việc, hiện tượng, khái niệm.

17


×