Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Tài liệu ôn tập môn Mien dich hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.49 KB, 15 trang )

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP MÔN MIỄN DỊCH HỌC
1) Khái niệm về môn học sinh lý bệnh ?
- Sinh lý bệnh là một môn học về những thay đổi chức năng của cơ thể, cơ quan, mô và tế
bào khi chúng bị bệnh.
2) Quan niệm hiện nay về sức khỏe của WHO ?
- Sức khỏe là tình trạng thoải mái về tinh thần, thể chất và giao tiếp xã hội, chứ không phải
chỉ là vô bệnh, vô tật.
3) Nguyên tắc điều trị bệnh đái tháo đường ?
- Thuốc làm giảm đường huyết
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý
- Luyện tập thể dục thể thao
4) Mục đích điều trị bệnh đái tháo đường ?
- Duy trì lượng glucose máu khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý, đạt được
mức HbA1c lý tưởng nhằm giảm các biến chứng có liên quan, giảm tỷ lệ tử vong do đái tháo
đường. Giảm cân nặng nhất là với người béo
5) Định nghĩa đái tháo đường theo WHO 2002 ?
- Đái tháo đường là một bệnh mạn tính do thiếu sản xuất insulin của tụy hoặc tác dụng insulin
không hiệu quả bởi nguyên nhân mắc phải hoặc do di truyền dẫn đến hậu quả tăng glucose
máu. Tăng glucose máu gây tổn thương nhiều hệ thống trong cơ thể đặc biệt mạch máu và
thần kinh.
6) Định nghĩa đái tháo đường (ĐTĐ) theo hiệp hội đái tháo đường Hoa kỳ 2008 ?
- ĐTĐ là 1 bệnh rối loạn mạn tính có các thuộc tính:
+ tăng glucose máu
+ kết hợp với những bất thường về chuyển hóa carbohydrat, lipid và protein
+ có xu hướng phát triển các bệnh lý ở thận, đáy mắt, thần kinh và các bệnh tim mạch
7) Kể 3 dạng tồn tại trong cơ thể của glucid ?
- dạng dự trữ (glycogen) trong gan và cơ
_ dạng vận chuyển (glucose) trong máu và dịch ngoại bào
- dạng tham gia cấu tạo tế bào
8) Tính chất chung của lipid ?



- tỷ trọng nhẹ hơn nước, không tan trong nước (có thể gây tắc mạch nếu không kết hợp với
protein để tạo thành phức hợp lipoprotein)
- Tùy tỷ lệ Pr tham gia phức hợp, tỷ trọng của lipoprotein có thể thay đổi
9) Lipid trong cơ thể người gồm 3 nhóm chính, kể tên
- Tryglycerid (mỡ trung tính)
- Phospholipid
- Cholesterol
10) Đặc trưng về cấu trúc của protid trong cơ thể ?
- Protid là chất tạo nên nhân, nguyên sinh chất và màng của tế bào, xây dựng các mô, các cơ
quan, giúp cho cơ thể vận động (sự co cơ thực hiện do chuyển động của actin và myosin) và
chống đỡ cơ học (da, cơ xương, gây dây chằng cấu tạo bởi các sợi collagen, elastin, keratin )
11) Vai trò của protid huyết tương ?
- Cung cấp a.a cho cơ thể
- Tạo áp lực keo, có tác dụng giữ nước
- Tham gia vận chuyển các nội tiết tố, sản phẩm và nguyên liệu chuyển hóa, một số yếu tố vi
lượng như Fe, Cu….
- Bảo vệ cơ thể: Chống nhiễm khuẩn, nhiễm độc
- Huyết tương còn chứa một số protid có vai trò đặc biệt: đó là một số enzym, hormon tham
gia chuyển hóa các chất, các yếu tố đông máu, bổ thể …
12) Vai trò quan trọng nhất của các chất điện giải ?
- Quyết định chủ yếu áp lực thẩm thấu của cơ thể mà vai trọng nhất là Na+, K+, Cl-, HPO4…
- Tham gia các hệ thống đệm của cơ thể, quyết định sự điều hòa pH nội môi.
13) Mất nước ưu trương (gặp trong, hậu quả) ?
- Gặp trong: đái tháo nhạt, tăng thông khí, sốt, mồ hôi, tiếp nước không đủ cho người mất
nước.
- Hậu quả: không những giảm khối lượng nước ngoại bào mà cả ở nội bào (do nước tế bào bị
kéo ra) khiến người bệnh khác dữ dội
14) Mất nước đẳng trương (gặp trong, hậu quả) ?



- Gặp trong: nôn, tiêu chảy, mất máu, mất huyết tương (bỏng), mất đồng thời cả nước và chất
điện giải.
- Hậu quả: trụy tim mạch, hạ huyết áp và nhiễm độc thần kinh.
15) Mất nước nhược trương (gặp trong, hậu quả) ?
- Gặp trong: suy thượng thận cấp, bệnh Addison
- Hậu quả: nước ngoại bào xâm nhập vào tế bào, gây phù tế bào với các triệu chứng khá đặc
trưng.
16) Tế bào tự duy trì pH bằng cách nào?
- Sử dụng một loạt hệ thống đệm nội bào
- Đào thải các sản phẩm acid ra huyết tương (carbonic, lactic, thể cetonic .. nếu lượng acid
này vượt quá khả năng đệm nội bào).
17) Huyết tương tự duy trì pH bằng cách nào ?
- Huyết tương giữ hằng định Ph ở 7,4 ± 0,05 bằng cách:
+ Sử dụng 1 loạt các hệ thống đệm
+ Đào thải acid bay hơi (CO2) qua phổi
+ Đào thải các acid không bay hơi qua thận
18) Một hệ thống đệm trong huyết tương hoặc trong tế bào gồm những cấu phần nào ?
- 1 acid yếu và muối của acid trên với kiềm mạnh
19) Định nghĩa sốt ?
- Là trạng thái tăng thân nhiệt chủ động do trung tâm điều hòa nhiệt bị rối loạn trước tác động
của các chất gây sốt.
20) Chất gây sốt ngoại sinh là gì ?
- Được biết rõ nhất là các pyrogen thuộc các thành phần, các độc tố, các sản phẩm của các vi
sinh vật.
21) Chất gây sốt nội sinh là gì ?
- Đó là các cytokin do bạch cầu sinh ra thông qua PGE2 tác động lên thụ thể ở trung tâm điều
nhiệt gây ra sốt
22) Ý nghĩa bảo vệ của sốt ?
- Sốt là phản ứng toàn thân mang tính bảo vệ: Nó hạn chế quá trình nhiễm khuẩn qua sự kích

thích hệ miễn dịch và tăng chuyển hóa, tăng khả năng chống độc.


23) Ba biến đổi chủ yếu tại ổ viêm ?
- Rối loạn chuyển hóa
- Tổn thương mô
- Tăng sinh tế bào
24) Nêu khái niệm về viêm ?
- Viêm là phản ứng mang tính bảo vệ của cơ thể, biểu hiện bằng sự thực bào có tác dụng loại
trừ tác nhân gây viêm, tăng sinh tế bào sửa chữa tổn thương.
25) Nêu khái niệm về viêm cấp ?
- Thời gian diễn biến ngắn (vài phút – vài ngày) và có đặc điểm tiết dịch chứa nhiều protein
huyết tương và xuất ngoại nhiều bạch cầu đa nhân trung tính
26) Nêu khái niệm về viêm mạn ?
- Diễn biến vài ngày – tháng (hoặc năm) và biểu hiện về mô học là sự xâm nhập của lympho
bào và đại thực bào, và mức độ tổn thương ngang mức sửa chữa (với sự tăng sinh của mạch
máu và mô xơ)
27) Nêu 4 hiện tượng của RLTH thường nhận thấy tại ổ viêm ?
- Rối loạn vận mạch
- Tạo dịch rỉ viêm
- Bạch cầu xuyên mạch
- Hiện tượng thực bào
28) Khái niệm về bổ thể
- Bổ thể là một hệ thống gồm nhiều thành phần, trong đó có những thành phần không bền với
nhiệt, có sẵn trong huyết thanh , có tác dụng làm tan vi khuẩn sau khi bị kháng thể làm ngưng
kết.
29) Nơi sản xuất các thành phần của bổ thể ?
- Khi nuôi cấy in vitro, đại thực bào và bạch cầu đơn nhân sản xuất được hầu hết các thành
phần bổ thể
- Gan là cơ quan được chứng minh là cũng sản xuất mọi thành phần bổ thể cho máu trừ Cl do

biểu mô đường tiêu hóa và đường tiết niệu sản xuất ra.
30) Định nghĩa quá mẫn ?


- Qúa mẫn (cảm) dùng để chỉ tình trạng đáp ứng với kháng nguyên ở mức quá mạnh mẽ, biểu
hiện bằng các triệu chứng bệnh lý.
- Là tình trạng cơ thể biểu hiện các phản ứng bệnh lý khi tiếp xúc với kháng nguyên đặc hiệu
từ lần thứ 2 trở đi
31) Đặc trưng quá mẫn typ I ?
- Qúa mẫn do IgE (đôi khi kèm cả IgG). Type này chia làm 2 typ nhỏ là :
+ Phản vệ
+ Bệnh atopy
32) Đặc trưng quá mẫn typ II ?
- Qúa mẫn này gây tan hủy tế bào, do các IgM và IgG có khả năng hoạt hóa bổ thể. Cũng có
trường hợp tan tế bào do sự gây độc (qua kháng thể)
33) Đặc trưng quá mẫn typ III ?
- Qúa mẫn do sự hình thành các phức hợp miễn dịch; chúng lắng đọng ở các vị trí thuận lợi
và gây bệnh tại chổ.
34) Đặc trưng quá mẫn typ IV ?
- Tương ứng với quá mẫn chậm trước đây, do đáp ứng qua trung gian tế bào lympho T với
kháng nguyên, từ đó hoạt hóa đại thực bào
35) Bốn đặc tính cơ bản cần có của 1 vacxin ?
- Tính sinh miễn dịch hay tính mẫn cảm
- Tính kháng nguyên hay tính sinh kháng thể
- Tính hiệu lực
- Tính vô hại
36) Nguyên tắc chuẩn đoán bệnh đái tháo đường: theo WHO có 1 trong 3 tiêu chuẩn ?
- Glucose máu lúc đói (sau 6-8h nhịn ăn) >= 7mmol/l (126 mg/dL), làm 2 lần xét nghiệm
- Glucose của một mẫu máu bất kỳ >= 11,1 mmol/l (>=200mg/Dl), kèm theo các triệu chứng
tăng glucose máu

- Glucose máu >= 11,1 mmol/l (>=200mg/dl) sau 2h làm nghiệm pháp dung nạp glucose
đường uống.
37) Nguyên nhân gây tăng glucose máu ?
- Xảy ra trong và sau bữa ăn có nhiều disaccharid, monosaccharide


- Giảm tiêu thụ
- Thiếu vit B1
- Hưng phấn thần kinh, nhất là hệ giao cảm
38) Nguyên nhân gây giảm glucose máu ?
- Cung cấp thiếu (đói)
- Rối loạn khả năng hấp thụ glucid
- Rối loạn khả năng dự trữ
- Giảm mức tiêu thụ
39) Nồng độ glucose máu lúc bình thường, lúc tăng glucose, lúc giảm glucose ?
- Bình thường, glucose máu khoảng 0,8 -1,2 g/l
- Tăng glucose máu, nồng độ glucose máu > 1,2 g/l
- Giảm glucose máu, nồng độ glucose máu < 0,8 g/l
40) Vai trò của protid huyết tương ?
- Cung cấp a.a cho cơ thể
- Bảo vệ cơ thể
- Vận chuyển glucid
- Tạo áp lực keo, có tác dụng giữ nước
41) Giảm lượng protid huyết tương ?
- Cung cấp không đủ
- Do tăng sử dụng
- Do giảm hấp thu
- Tỷ lệ A/G <1
42) Đặc điểm về protid ?
- Khoảng 50% protid của cơ thể được đổi mới trong vòng 80 ngày

- 90% các a.a của quá trình giáng hóa protid được tái sử dụng để tổng hợp protid mới cho cơ
thể
- Protid huyết tương bình thường 7,5 – 8 g/dl


- 5 Thành phần chính của protid huyết tương là; albumin; alpha 1 – globulin; alpha 2 –
globulin; beta – globulin; gamma – globulin
43) Đặc điểm của nước và các chất điện giải ?
Tên chất
Pr
Na+
K+
ClPO4Nước

Tế bào
+
+
+
+

Ngoài tế bào
+
+
-

44) Đặc điểm của nước ?
- Nước chiếm từ 60-80% trọng lượng cơ thể
- Nước làm giảm ma sát giữa các màng
- Nước tham gia điều hòa thân nhiệt
45) Đặc điểm của chất điện giải ?

- Muối đào thải chủ yếu theo đường nước tiểu, mồ hôi, còn đào thải qua phân thì rất ít
- Nước khu vục gian bào chiếm 15% trọng lượng cơ thể, nước khu vực lòng mạch chiếm 5%
trọng lượng cơ thể
46) Đặc điểm về áp lực nước
- Áp lực thủy tĩnh ở cuối mọi mao mạch là 16 mmHg
- Áp lực thẩm thấu keo trong mọi mao mạch là 28 mmHg
- Màng tế bào không để các ion tự do khuếch tán qua lại
- Áp lực thủy tĩnh ở cuối mao mạch có xu hướng đẩy nước ra gian bào
47) Đặc điểm của tủy xương ?
- Tủy xương là mô liên kết, nằm trong hốc tủy, bao gồm tủy tạo cốt, tủy tạo máu, tủy mỡ, tủy
xơ.
- Tất cả tế bào của HT miễn dịch đều được sinh ra từ các tế bào đa năng của tủy xương. Trong
quá trình biệt hóa, đổi mới các dấu ấn bề mặt để tạo ra nhiều quần thể tế bào có chức năng
khác nhau
- Tủy xương không phải là cơ quan dạng lympho, nhưng là nơi sản sinh các tế bào gốc đa
năng, tiền thân của các tế bào có thẩm quyền miễn dịch và các tế bào máu khác
- Tủy tạo máu là mô liên kết đặc biệt nằm ở đầu xương dài và trong các xương dẹt


48) Đặc điểm của tuyến ức ?
- Tuyến ức không tham gia trực tiếp quá trình đáp ứng miễn dịch, nhưng đã tạo ra một vi môi
trường tối cần thiết cho sự phân chia, biệt hóa dòng lympho bào T
- Tuyến ức nằm ngay sau xương ức gồm 2 thùy lớn
- Vùng tủy tuyến ức là nơi trưởng thành của các thymo bào chưa chín thành các lympho bào
T chín và rời tuyến đi vào máu
49) Đặc điểm của Hạch lympho ?
- Hạch lympho còn gọi là hạch bạch huyết có hình hạt đậu hoặc tròn, được bọc trong một vỏ
liên kết
- Hạch lympho được coi như 1 cái lọc đối với các phân tử “lạ” ngoại lai và các mảnh vụn tổ
chức, đồng thời đóng vai trò là một trung tâm của sự tuần hoàn của các lympho bào, nơi tế

bào tiếp xúc với kháng nguyên
- Khi kháng nguyên xâm nhập, đại thực bào bắt, xử lý và truyền thông tin cho các lympho
bào ở vùng cận vỏ và ở các nang lympho
50) Đặc điểm của Lách
- Lách gồm tủy đỏ chiếm tới 4/5 khối lượng lách và tủy trắng là những điểm rải rác xen vào
khối đỏ
- Ngoài nhiệm vụ dự trữ và lọc máu cho cơ thể thì lách là nơi tập trung kháng nguyên, nhất là
các kháng nguyên vào cơ thể bằng đường máu
51) Đặc điểm của tiểu quần thể lympho bào T
- Tiểu quần thể lympho bào T có chức năng ức chế và gây độc tế bào (Ts, Tc), có kháng
nguyên CD8 trên bề mặt
- Tiểu quần thể lympho bào T có chức năng hỗ trợ lympho bào B trong đáp ứng MD (TH) có
kháng nguyên CD4 trên bề mặt
52) Đặc điểm của lympho bào B
- Lympho bào B ở người được đặc trưng bởi sự hiện diện sẵn có thụ thể globulin miễn dịch
bề mặt (sIg – surface Immunoglobulin)
- Với các kháng nguyên phụ thuộc tuyến ức thì lympho bào B cần có sự hỗ trợ của TH mới
đáp ứng sản xuất kháng thể
- Hầu hết các lympho bào B có thụ thể đặc hiệu cho phần Fc của Ig (Fc receptor), ngoài ra
còn có thụ thể với thành phần C3d của bổ thể và với virus Epstein – Barr
53) Đặc điểm của lympho bào ?


- Đa số các lympho bào nằm ở các mô lympho ngoại vi, chỉ có khoảng 1% tuần hoàn trong
máu
- Tái tuần hoàn lympho bào là cơ chế làm lan nhanh, lan rộng các đáp ứng miễn dịch của cơ
thể
- Các lympho bào nếu không có kháng nguyên kích thích thì nhanh chóng bị chết sau 2-3
ngày, nếu có kháng nguyên kích thích thì nó sống lâu khoảng 120-140 ngày
54) Tế bào thực bào đơn nhân ?

- Tế bào thực bào đơn nhân bao gồm bạch cầu đơn nhân to (monocyte) của máu ngoại vi, tiền
mono bào, tế bào tiền thân ở tủy xương và các đại thực bào tổ chức
- Tùy thuộc vào cơ quan trú ngụ hoạt động mà tế bào thực bào đơn nhân có những tên khác
nhau
- Các tế bào thực bào đơn nhân đóng vai trò quan trọng trong việc trình diện kháng nguyên
cho các tế bào miễn dịch
55) Bạch cầu ?
- Bạch cầu trung tính sống khoảng 4-5 ngày, vận động mạnh bằng giả túc, chúng dễ dàng lách
qua các thành mao mạch vào ổ viêm
- Sau khi thực bào, đại thực bào chết và trở thành đối tượng thực bào của bạch cầu trung tính
- Bạch cầu ái toan chiếm khoảng 1-5% tổng số bạch cầu máu ngoại vi, có các hạt đặc hiệu
chứa các enzym như histaminase, arylsulfatase, có tác dụng tiêu các hoạt chất do các hạt của
bạch cầu ái kiềm và dưỡng bào tiết ra
- Tiểu cầu có khoảng 200.000 – 300.000/mm3 máu
56) Kháng nguyên
- Từ khi kháng nguyên xuất hiện trong cơ thể cho tới khi nó bị loại trừ, phải trải qua 2 giai
đoạn: bị nhận biết và bị chống lại
- Các kháng nguyên có các nhóm quyết định giống nhau mới gây nên phản ứng chéo
- Tính đặc hiệu của kháng nguyên không phải do toàn bộ cấu trúc của phân tử kháng nguyên
mà chỉ do một số đoạn nhỏ, một số cấu trúc nhỏ trên phân tử kháng nguyên đó quyết định,
gọi là nhóm quyết định kháng nguyên
- Trong hầu hết các trường hợp, một kháng nguyên nằm trong cấu trúc hạt phải được tách ra
dưới dạng phân tử riêng lẻ thì mới được hệ miễn dịch nhận ra
- Epitop là một cấu trúc nhỏ trên phân tử kháng nguyên, kết hợp được với một bổ cứu tương
ứng của kháng thể gọi là paratop


- Kháng nguyên hầu hết là những chất có cấu trúc phức tạp mà protein và polysaccharide
được nêu lên hàng đầu
- Có vô số dòng tế bào T được hình thành ngẫu nhiên mang các thụ thể khác nhau (T cell

receptor), để nhận ra các nhóm quyết định kháng nguyên – nhưng phải do các thực bào của
hệ miễn dịch bẩm sinh giới thiệu cho
- Kháng nguyên protein dưới dạng hòa tan thì bị nhận biết bởi các Ig cố định trên bề mặt tế
bào B
- Nhóm quyết định kháng nguyên có thể gồm một hoặc nhiều epitop đứng gân nhau tạo nên
một lãnh vực có khả năng gây đáp ứng miễn dịch – sản xuất ra kháng thể
- Mỗi bộ phận của vi khuẩn, virus, ký sinh trùng như vách, vỏ, thân, lông, nhân, …., nội độc
tố, ngoại độc tế có hàng chục đến hàng trăm kháng nguyên khác nhau, được chia ra nhiều
nhóm, nhiều loại, phụ loại
- Các KT chống các nhóm máu thuộc hệ ABO là kháng thể đặc hiệu tự nhiên, có tính di
truyền, sinh ra đã có
- Các hệ KN chính trên bề mặt hồng cầu: ABO, Rh, Lewis, Kell, Duffy, Kidd, P, … , trong đó
hệ ABO và Rh là quan trọng nhất
- Các KT chống các nhóm máu hệ Rhesus (Rh) là kháng thể đặc hiệu thu được trong quá
trình sống
57) Nhóm máu ?
- Cơ thể có nhóm máu A: trên hồng cầu có KN A, trong huyết thanh có KT chống B
- Cơ thể có nhóm máu AB: trên hồng cầu có KN A và KN B, trong huyết thanh không có KT
chống A, B
- Cơ thể có nhóm máu B: trên hồng cầu có KN B, trong huyết thanh có KT chống A
- Cơ thể có nhóm máu O: trên hồng cầu không có KN A lẫn KN B, trong huyết thanh có KT
chống A, chống B
58) Lympho bào T ?
- Tế bào nguyên của tủy xương sau một số lần biệt hóa đã tách ra nhánh lympho, rồi từ đây
lại tách ra 2 nhánh nữa (T và B) cùng được đưa vào vòng tuần hoàn từ rất sớm, khi cơ thể còn
ở giai đoạn bào thai
- Khi qua tuyến ức, lympho bào T bị giữ lại nhờ sức hóa ứng động rất lớn của chất
thymotaxin do chính tuyến ức tiết ra
- Vùng vỏ tuyến ức là nơi định cư đầu tiên của lympho bào T



- Khi trưởng thành, tế bào T theo tuần hoàn đến các cơ quan lympho. Ơ đây, chúng tự sinh
sản để duy trì quần thể
- Đời sống tế bào T không dài lắm (4-20 ngày) nhưng khi được KN hoạt hóa thì nó hoạt động
nhiều tháng, có trường hợp tới 140 ngày
59) Ts ?
- Ts là phân nhóm lympho bào T, có CD8 trong tuyệt đa số trường hợp, nên nó gần gủi Tc (Tế
bào gây độc tố)
-Ts là phân nhóm T có tên “ức chế” (từ chữ suppressor)
- Ts có vai trò ức chế phản ứng loại trừ KN (do Th phát động) nếu phản ứng này tỏ ra quá
mạnh
- Trên thực tế, Ts còn kìm hãm suốt đời những quần thể Th tự phản ứng , tức là những Th có
tiềm năng chống lại các KN của chính cơ thể chủ. Nhờ vậy cơ thể không mắc nhiều bệnh tự
miễn
60) Tc ?
- Đối tượng để Tc chống lại là những tế bào bản thân, có mang kháng nguyên nội sinh
- Tín hiệu 1 để hoạt hóa Tc là việc tạo ra các cặp liên kết CD8-MHC (I) và TCR-KN
- Tín hiệu 2 là IL-2 bám vào các thụ thể phù hợp trên bề mặt Tc
61) ổ viêm do TDTH tạo ra có các đặc điểm ?
- Xảy ra chậm, hình thành rõ sau 48-72 h, tiến triễn mạn tính
-Tập trung dày đặc lympho bào, đại thực bào, rất ít bạch cầu đa nhân
- Trong trường hợp từ ổ viêm xuất hiện những tác hại rõ rệt hơn là có lợi, người ta xếp nó vào
một trong 4 typ quá mẫn
62) Tế bào K ?
- Tế bào K (tế bào diệt tự nhiên), người ta gọi như thế vì cho rằng nó “ tự nhiên” có khả năng
này
- Vai trò chủ yếu của nó có lẻ là diệt tự nhiên các tế bào ung thư xuất hiện trong cơ thể
- Chất gây hoạt hóa NK là interferon (nhất là IL-2) mà trên bề mặt tế bào có cả 2 loại thụ thể
tương ứng
- Về hình thái, NK thường là những lympho bào lớn có hạt, có dấu vết “non” của lympho bào

(DC38) nhưng không biệt hóa thành T và B
63) Kết quả miễn dịch tế bào (MDTB) ?


- Kết quả MDTB là gây hoạt hóa các tế bào có thẩm quyền MD
- Kết quả MDTB là làm tăng sinh quần thể tế bào lympho T, tự hoạt hóa tế bào lympho T nhờ
IL-2
- Kết quả MDTB là hoạt hóa tế bào lympho B nhờ các yếu tố sinh trưởng (BCGF)
- Kết quả MDTB là làm tập trung nhiều tế bào đến nơi có KN gây viêm đặc hiệu, gây quá
mẫn chậm
- Kết quả MDTB là tạo ra các loại TB lympho T nhớ, tế bào lympho B nhớ để đáp ứng MD
thứ phát khi gặp lại KN đặc hiệu
- Kết quả MDTB là làm phân triển các tế bào lympho Tc, T diệt để diệt các tế bào đích bị
nhiễm nhờ cytotoxin; hoặc diệt trực tiếp bằng cách gắn vào tế bào đích, rồi phá hủy thành
phần bên trong tế bào trước khi màng tế bào bị vỡ, hoặc gây độc phụ thuộc KT
- Kết quả của MDTB là do các yếu tố hòa tan do tế bào lympho và các bạch cầu khác tiết ra
- Người ta gọi là cytokin vì chúng được sản xuất bởi nhiều loại tế bào
64) IgE ?
- IgE không bền với nhiệt, nhiệt độ 560 làm biến tính phần Fc, do đó nó không gắn vào tế bào
được nữa, nhưng phần Fab vẫn kết hợp được với kháng nguyên
- Đời sống (T1/2) trong máu của IgE khoảng 2,5 ngày
- Tế bào B sản xuất IgE với sự giới thiệu kháng nguyên của APC (TB trình diện) và Th
65) Trong quá mẫn type I ?
- TB B ở vùng kháng nguyên xâm nhập, sản xuất tại chổ IgE, mẫn cảm các tế bào ái kiềm và
mast tại vùng đó
- Dạng tồn tại thường xuyên của IgE là gắn vào tế bào mast
- Một trong những vai trò sinh lý của IgE là diệt ký sinh vật hoặc tạo phản ứng viêm nhanh và
mạnh, giúp thải loại kháng nguyên
66) Sốc phản vệ ?
- Sốc phản vệ ở người rất nặng nề, dễ gây chết, phải xem như một cấp cứu khẩn cấp

- Sốc phản vệ cũng chỉ xuất hiện gần đây, từ khi con người biết sản xuất các chế phẩm nhân
tạo (thuốc, hóa chất có tính kháng nguyên và có tính sinh IgE) đồng thời biết sử dụng bơm
tiêm đưa chúng vào cơ thể với mục đích điều trị, chẩn đoán
- Biểu hiện sốc phản vệ là chỉ sau 5-30 phút, kể từ lúc tiêm thuốc vào cơ thể đã xuất hiện khó
thở, tụt huyết cấp, rối loạn trạng thái sốc xuất hiện như: tái xám, mồ hôi lạnh …nhiều khi có


những dấu hiệu thực vật (nôn nao, ói mửa, run rẩy…) và dấu hiệu da (ban, mẫn ngứa …) kèm
theo
- Sốc phản vệ xuất hiện từ thời xa xưa
67) Trong bệnh atopi ?
- Cơ địa và di truyền rõ ràng có một vai trò rất quan trọng
- Bệnh xuất hiện theo đợt, xen vào là những khoảng thời gian hoàn toàn bình thường
- Triệu chứng chung là mẫn ngứa, phù (nếu ở da), tiết dịch (nếu ở niêm mạc), co cơ trơn (nếu
ở cơ quan có cơ trơn)
- Các thuốc ức chế miễn dịch và thuốc kháng histamin có tác dụng điều trị nhưng không khỏi
hẳn
- Không có tính cơ địa và di truyền
- Bệnh xuất hiện liên tục
- Nhân tố gây bệnh atopy là những chất có tính kháng nguyên, nhưng tùy từng cá thể (nghĩa
là tùy cơ địa)
- Có những bằng chứng về sự có mặt kháng thể, không phải loại gây kết tủa hay ngưng kết
(IgG, IgM) , do vậy đặt tên là reagin có nghĩa là “chất gây phản ứng”, nay đã biết reagin
thuộc lớp IgE
- Kháng nguyên vào cơ thể bằng các đường tự nhiên (da, niêm mạc)
68) Trong quá mẫn type II ?
- Đặc điểm của typ II là sự tan hủy do cơ chế miễn dịch các tế bào mang kháng nguyên
- Kháng nguyên là một thành phần cấu trúc của tế bào hoặc rừ ngoài được gắn vào các tế bào
(thuốc, hóa chất)
- Các tế bào mẫn cảm bị hủy chủ yếu do bổ thể, gặp trong phần lớn trường hợp, với mức độ

mạnh
- Ngoài ra, còn hủy tế bào mẫn cảm do bạch cầu K, đại thực bào, trung tính, ái toan, với tỷ lệ
thấp và phạm vi hẹp hơn
69) Trong giảm các loại huyết cầu do thuốc theo cơ chế miễn dịch
- Thuốc hoặc chất chuyển hóa của thuốc gắn lên TB máu, từ đó nó kích thích tạo kháng thể
chống lại phức hợp “thuốc-huyết cầu”
- Thuốc kết hợp với kháng thể chống nó thành phức hợp, sau đó mới gắn lên TB máu, thu hút
bổ thể , gây ly giải tế bào


- Thuốc có thể gây rối loạn khả năng dung nạp, khiến tự kháng thể xuất hiện theo cơ chế bệnh
tự miễn
- Trong cả 3 trường hợp, có sự tham gia của bổ thể làm cho tế bào máu bị ly giải
70) Trong quá mẫn type III ?
- Là loại quá mẫn mà những tập hợp kháng thể kết hợp với kháng nguyên – gọi là phức hợp
miễn dịch – đóng vai trò sinh bệnh chủ đạo
- Kháng nguyên gây quá mẫn typ III phải ở dạng hòa tan, nghĩa là ko phải ở dạng cấu trúc
của tế bào hoặc gắn chặt vào tế bào
- Các tập hợp kháng nguyên-kháng thể có cấu trúc mạng, phát triển 3 chiều trong không gian
- Kích thước của PHMD phụ thuộc trước hết vào tỷ lệ của kháng nguyên và kháng thể
71) Trong quá mẫn type IV ?
- Vai trò chủ đạo gây quá mẫn typ IV thuộc về tế bào T, phụ trách MD qua trung gian tế bào
(CM1) và hầu hết chỉ là phản ứng cục bộ
- Các tế bào tham gia quá mẫn muộn cũng chính là các tế bào đáp ứng miễn dịch đặc hiệu qua
lympho bào T
- Các KN (VK, thuốc, hóa chất …) trong quá mẫn typ IV nằm trong nhóm phụ thuộc tuyến
ức. Đa số là kháng nguyên không hoàn toàn, cấu trúc tương đối đơn giản
- Các KN trong quá mẫn typ IV ngoài tính chất kích thích đáp ứng miễn dịch TB, chúng có
thể có khả năng (hay không có khả năng) kích thích miễn dịch thể dịch
72) Các cơ chế chủ yếu tác động lên tế bào T trong dung thứ ?

- Loại trừ các dòng Th tự phản ứng
- Vẫn còn tồn tại một số dòng tế bào Th tự phản ứng, nhưng nó đã bị làm cho vô cảm, nghĩa
là ko nhận biết được KN bản thân nữa
- Sự tồn tại của Ts. Ts cũng gồm nhiều dòng, với chức năng ức chế các Th tương ứng
73) Nguyên nhân, cơ chế phát sinh bệnh tự miễn ?
- Phải có sự kích thích của tự KN
- Một số KN ngoại sinh có những epitop giống như KN nội sinh, do vậy kháng thể của nó có
khả năng phản ứng chéo với KN nội sinh
- Các tác nhân vật lý, hóa học và sinh học có thể làm KN cơ thể thay đổi tính chất, cấu hình,
từ đó kích thích sinh KT chống lại các tế bào, mô, cơ quan mang KN đó
- Những biểu hiện sai lạc của MHC cũng xem là nguyên nhân và cơ chế của bệnh tự miễn


74) Cơ chế bệnh sinh các tổn thương trong bệnh tự miễn ?
- Cơ chế thứ nhất là KT trực tiếp tấn công các TB mang tự KN đặc hiệu, ở đây có vai trò
quan trọng của bổ thể
- Cơ chế thứ hai là sự lắng đọng của phức hợp miễn dịch và một khi mô đã bị tổn thương do
phức hợp miễn dịch thì càng tạo điều kiện để phức hợp miễn dịch tiếp tục lắng động thêm
- Cơ chế do tế bào T chống lại các tự kháng nguyên
- Cơ chế khuếch đại làm tổn thương nguyên phát do kháng thể, phức hợp miễn dịch hay tế
bào T tự phản ứng có thể được mở rộng bằng vai trò bổ thể, các enzyme hủy hoại của bạch
cầu đa nhân, các lymphokin
75) Sự giống nhau của bệnh tự miễn hệ thống và bệnh tự miễn cơ quan
- Bên cạnh tự kháng thể (hoặc tế bào T tự miễn) gây tổn thương vẫn có những tự kháng thể
khác, phản ứng với các thành phần khác của cơ thể (không gây tổn thương)
- Phụ nữ mắc bệnh với tỷ lệ cao hơn hẵn nam giới
- Qúa trình sinh bệnh không phải luôn luôn tăng, mà có giảm, nghĩa là diễn biến theo từng
đợt
- Liên quan rõ rệt với HLA (MHC), gia đình, di truyền




×