Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

Các bước xây dựng”Giáo án điện tử” dạy trẻ độ tuổi mẫu giáo

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.53 MB, 18 trang )

A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thế hệ mầm non là thế hệ tương lai của đất nước, là nền tảng của dân tộc
Việt Nam. Vì thế để nâng cao vị trí của thế hệ mầm non, chúng ta cần hết sức chú
trọng việc giáo dục, phát triển cho trẻ từ thể chất đến trí tuệ. Nhất là khi đất nước
đang phát triển theo hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa như hiện nay.
Nằm trong hệ thống giáo dục quốc dân, ngành giáo dục Mầm Non là mắt xích
đầu tiên trong việc thực hiện nhiệm vụ đào tạo nguồn nhân lực và đẩy mạnh ứng
dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy. Hiện nay, các trường Mầm non có
điều kiện đầu tư, trang bị Tivi, đầu video, xây dựng phòng đa năng với hệ thống
máy tính, máy chiếu, nối mạng Internet…tạo điều kiện cho người giáo viên ứng
dụng Công nghệ thông tin vào trong giảng dạy một cách thuận tiện nhất. Công
nghệ thông tin phát triển đã mở ra những hướng đi mới cho ngành giáo dục trong
việc đổi mới phương pháp và hình thức dạy để nâng cao chất lượng dạy học.
Trên thực tế, có những bài giảng nội dung kiến thức khó đòi hỏi phải có hình
ảnh trực quan sinh động và chính xác, giáo viên lại không có điều kiện cho trẻ đi
tham quan thực tế thì việc khai thác các tư liệu, phim ảnh trên Internet là một
thành tựu có tính đột phá của nhân loại, là một công cụ vô cùng hiệu quả cho việc
khai thác tư liệu hình ảnh, nội dung, tư liệu bài giảng giới thiệu cho trẻ mang tính
chân thực, phong phú. Trong bài giảng điện tử trẻ có thể làm quen với những hiện
tượng tự nhiên, xã hội mà trẻ khó có thể tự bắt gặp trong thực tế. Thông qua những
giờ học có áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những
hình ảnh đẹp, sống động được chuyển tới trẻ một cách nhẹ nhàng góp phần hình
thành cho trẻ nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp
trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non.
Để đáp ứng được những yêu cầu trên, đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng
nâng cao kiến thức dành thời gian nghiên cứu các phần mềm ứng dụng để từ đó tìm
ra các giải pháp để ứng dụng trong việc giảng dạy, tổ chức các trò chơi cho trẻ là
đòi hỏi cấp thiết cho tất cả các giáo viên nói chung và giáo viên mầm non nói riêng
về tin học để có thể sáng tạo tiết dạy cho sinh động hiệu quả nhưng phù hợp với
từng môn học tránh lặp đi lặp lại một hình thức sẽ làm mất đi hứng thú của trẻ.
Để góp phần nâng cao hiệu quả trong việc ứng dụng công nghệ thông tin vào công


tác dạy học trong trường mầm non Nga Liên – nơi tôi đang công tác tôi mạnh dạn
lựa chọn đề tài: Các bước xây dựng”Giáo án điện tử” dạy trẻ độ tuổi mẫu giáo.

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ.
Ngày nay, sự bùng nổ công nghệ thông tin nói riêng và khoa học công nghệ
nói chung đang tác động mạnh mẽ vào sự phát triển mọi mặt của đời sống xã hội.
Để đáp ứng được sự phát triển chung và nhu cầu thực tế của xã hội thì việc ứng
dụng công nghệ thông tin và các trang thiết bị hiện đại vào dạy học là hết sức cần
thiết, giúp cho giáo viên truyền tải kiến thức tới trẻ một cách hiệu quả nhất. Bên
cạnh đó, các thông tin, kiến thức mà giáo viên cập nhật, thu thập để truyền đạt tới
trẻ sẽ chính xác, hiệu quả hơn.
Chính vì vậy mà hình thức tổ chức các hoạt động cho trẻ càng mới mẻ,
phong phú, hấp dẫn càng gây hứng thú đối với trẻ. Vậy làm thể nào để đưa được
cái mới mẻ, hấp dẫn đến với trẻ? Từ câu hỏi đó tôi đã tự tìm tòi, sáng tạo, học hỏi
để xây dựng giáo án điện tử dựa theo chủ trương của vụ giáo dục mầm non là ‘Đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin cho thế hệ mầm non”.
Trước đây để dạy 1 hoạt động kể truyện cho trẻ, cần sử dụng tranh ảnh minh
hoạ cho câu truyện đó, nhưng không phải giáo viên nào cũng có năng khiếu vẽ, tô
màu, vì vậy để chuẩn bị được một tiết dạy kể truyện là rất vất vả. Mặc dù vẽ đẹp,
hình ảnh đẹp nhưng cho trẻ quan sát tranh thì sự thu hút và hấp dẫn cháu chưa được
cao . Nhưng giờ đây nhờ có công nghệ thông tin, chỉ cần lên mạng doawloat những
hình ảnh sống động, âm thanh thực hiện ra trước mắt trẻ, làm trẻ hứng thú hơn,
hiệu quả giảng dạy sẽ đạt cao hơn.
Với những hình thức cho trẻ hoạt động như: cho trẻ quan sát tranh vẽ, cô hát
cho trẻ nghe, trẻ bắt chước cô đã trở nên quá quen thuộc đối với trẻ làm trẻ nhàm
chán nên hiệu quả giờ học không cao. Cần phải có những điều mới lạ để thu hút sự

tập trung chú ý của trẻ. Trong khi đó công nghệ thông tin lại đang phát triển rất
nhanh mà những ứng dụng của nó rộng rãi và thiết thực cho đời sống. Chính vì vậy
mà sử dụng phần mềm tin học vào tổ chức các hoạt động cho trẻ mầm non sẽ tạo
ra những điều mới lạ kích thích sự tò mò của trẻ, trẻ sẽ tập trung chú ý, hiệu quả
của tiết học sẽ rất cao.

II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1. Đặc điểm tình hình của trường mầm non Nga Liên:

2


Trường mầm non Nga Liên Là một trường có địa bàn rộng, học sinh đông, học
sinh phần đa là con em bố mẹ làm nông nghiệp.
Được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo và sự phấn đấu rèn luyện của mỗi cá
nhân trong tập thể sư phạm nhà trường, được sự ủng hộ nhiệt tình của các bậc phụ
huynh chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong những năm gần đây đã từng bước đi
lên đáp ứng được mục tiêu giáo dục của nhà trường.
Về cơ sở vật chất: Trường có 2 điểm trường với 11 lớp học, điểm trung tâm có
7 lớp cơ sở vật chất tương đối đầy đủ đảm bảo cho việc tổ chức cho trẻ vui chơi
học tập. Một điểm trường lẻ nằm xa trung tâm cơ sở vật chất còn gặp nhiều khó
khăn, đồ chơi ngoài trời chưa có, do vậy chưa đảm bảo cho việc dạy học đạt kết
quả cao.
2.Thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin của trường mầm non

Nga Liên.
Thực hiện sự chỉ đạo của Bộ giáo dục, Sở giáo dục và đào tạo Thanh Hóa,
phòng giáo dục và đào tạo Nga Sơn, trường mầm non Nga Liên đã thực hiện 100%
chương trình giáo dục mầm non mới và đưa công nghệ thông tin vào giảng dạy
xong hiệu quả chưa cao, việc khai thác ứng dụng CNTT của một số giáo viên còn

hình thức, chưa khai thác triệt để các kiến thức cần cung cấp cho trẻ, chưa khuyến
khích trẻ tích cực hoạt động .
- Trình độ Tiếng Anh hạn chế nên việc dịch và khai thác nguồn tài liệu phong
phú trên Internet còn gặp nhiều khó khăn.
- Bản thân tôi đã được tham gia lớp học phần mềm Power Point và một số
phần mềm khác để hỗ trợ cho việc soạn giáo án điện tử như: phần mềm Photoshop,
phần mềm Window Movie Maker, phầm mềm Paint. Song các thiết bị trình chiếu
ứng dụng các phần mềm sử dụng cho tiết dạy luôn thay đổi ngày càng hiện đại, do
vậy đòi hỏi chúng ta phải luôn tự học, tự tìm tòi.

III. GIẢI PHÁP VÀ TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy mang lại hiệu quả cao và
góp phần không nhỏ trong việc phát triển tư duy, kỹ năng sống và nhiều mặt khác ở
trẻ mầm non. Các giáo án điển tử (sử dụng máy chiếu, các chương trình hỗ trợ như
phần mềm power point, phần mềm Photoshop, phần mềm Window Movie Maker,
phầm mềm Paint, ...). đem đến cho trẻ có cái nhìn trực quan, sinh động hơn về các
hiện tượng tự nhiên, xã hội... mà một giáo án thông thường không thể có được.
3


Vậy để có được một giáo án điện tử hay mà sinh động tôi đã thực hiện các bước
sau:
Bước 1. Khai thác các tư liệu hình ảnh trên internet hoặc từ tranh ảnh.
Một trong các điều kiện quan trọng nhất để tăng cường hiệu quả giáo dục và
chất lượng giảng dạy là tìm kiếm nguồn tư liệu phong phú, sống động, hấp dẫn hơn
Nếu trước đây giáo viên mầm non phải rất vất vả để có thể tìm kiếm những hình
ảnh, biểu tượng, đồ dùng phục vụ bài giảng thì hiện nay với ứng dụng Công nghệ
thông tin giáo viên có thể sử dụng Internet để chủ động khai thác tài nguyên giáo
dục phong phú, chọn những con vật ngộ nghĩnh, những bông hoa đủ màu sắc,
những loại rau củ quả thật phong phú, những hàng chữ biết đi và những con số biết

nhảy theo nhạc hiện ngay ra với hiệu ứng của những âm thanh sống động ngay lập
tức thu hút được sự chú ý và kích thích hứng thú của trẻ vì được chủ động hoạt
động nhiều hơn để khám phá nội dung bài giảng. Vậy để có được nguồn từ liệu
phong phú như vậy thì chúng ta phải biết khai thác chúng qua internet hoặc qua
tranh ảnh.
* Khai thác tư liệu trên Internet.
Ví dụ: Khi soạn một hoạt động nào đó ở chủ đề nhánh “ Rau củ quả” chúng ta có
thể vào Internet để tìm hình ảnh .

Khi xuất hiện hình ảnh cần tìm, copy hình ảnh đưa về File lưu hình ảnh để khi
tìm hình ảnh được dễ dàng hơn.
4


* Khai thác trên tranh ảnh.
Không phải hình ảnh nào cũng có trên Internet nên tôi đã tìm ở tranh ảnh, họa báo
rồi chụp lại những hình ảnh cần phục vụ cho giáo án sau đó lấy thẻ nhớ ra rồi cho
vào cổng đọc thẻ nhớ, mở thẻ nhớ copy hình ảnh đưa về file lưu hình ảnh.
Khi tìm kiếm, lựa chọn tư liệu cho bài học điều quan trọng nhất là tính phù
hợp. Tư liệu phù hợp là tư liệu liên qua đến nội dung giảng; có nội dung, hình thức
đa dạng (thông tin, hình ảnh, video...) và được chọn lọc; lượng thông tin bổ sung
vừa đủ không quá ít, không quá nhiều làm loãng nội dung.
Bước 2. Sử lí hình ảnh bằng phần mềm Photoshop hoặc phần mềm Paint
Khi tìm kiếm được hình ảnh rồi tôi có thể sử lí hình ảnh theo ý của mình qua
phần mềm Photohop hoặc phần mềm Panit.
Sử lí hình ảnh bằng phần mềm Photoshop.
Trước đây khi kể chuyện cho trẻ nghe ta chỉ có thể cho trẻ xem hình ảnh
minh họa là những quyển chuyện tranh rồi lật từng trang cho trẻ xem, với những
câu chuyện nào cũng như thế đễ làm trẻ nhàm chán. Từ khi thực hiện chương trình
mầm non mới tôi đã lên mạng Internet tìm những câu chuyện có hình ảnh động

Dowloat về cho trẻ xem.
Nhưng với những câu chuyện không có trên Internet tôi đã chụp từ chuyện
tranh rồi sử dụng phần mềm Photohop để cắt rời chi tiết nhân vật trong câu chuyện.

5


Để trẻ thật sự hứng thú thì tôi phải làm những hình ảnh trong câu chuyện trở
thành ảnh động vì vậy tôi phải sử dụng phần mềm Photoshop để cắt rời các chi tiết
nhân vật trong câu chuyện như: phần đầu, phần chân… sau đó ghép lại với nhau và
sử dụng phầm mềm Micorosoft Office Powerpoint để đặt các hiệu ứng, với cách
làm đó ta sẽ được các hình ảnh cử động của các nhân vật.

Sử dụng phần mềm Paint.
Nếu các bạn chưa sử dụng được phần mềm Photoshop thì hãy sử dụng phần
mềm Paint. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng không phải ai
cũng chú ý tới nó. Chỉ cần nhấp chuột vào Start/Program/Accessories/Panit là ta có
thể sử dụng được phần mềm này.

6


Sử dụng phần mềm Panit để cắt bỏ hình ảnh theo ý muốn. Ví dụ: Khi tôi muốn tìm
hình ảnh “ Nồi cơm điện” nhưng khi tìm trên Internet không có khình ảnh nồi cơm
điện độc lập thì tôi sử dụng phần mềm Panit để cắt lấy hình ảnh “ Nồi cơm điện”

(Khi cắt bỏ ta được hình ảnh rời)
Nếu các bạn muốn cắt bỏ viền màu xanh thì các bạn chỉ cần nhấn vào cục tẩy trên
thanh Panit rồi tẩy.


(Sau khi tẩy xong ta được
hình ảnh)

Bước 3. Sử dụng
phần mềm powerpoint
để soạn bài giảng điện
tử:

7


Ở phần mềm này cho phép chúng ta soạn bài giảng điện tử tạo ra các slie
trình chiếu về hình ảnh, âm thanh sống động.
Nhưng để soạn được bài giảng điện tử tạo ra được các slie trình chiếu về
hình ảnh, âm thanh sống động thì chúng ta phải biết: Chèn hình ảnh, tạo hiệu ứng,
chèn âm thanh, chèn video, chèn chữ nghệ thuật…cho bài giảng của mình, tôi đã
chèn và tạo các hiệu ứng như sau:
* Chèn chữ nghệ thuật: Vào Insert WorrdArt ( Chữ A) xuất hiện hộp thoại
WordArt Gallery sau đó vào kiểu chữ theo ý muốn nhấn OK. Xuất hiện hộp thoại
Edit WordArt Text chọn kiểu chữ, cỡ chữ rồi đánh nội dung vào trong khung sau
đó nhấn OK.
* Chèn hình ảnh: Vào file lưu giữ hình ảnh rồi chọn hình ảnh copy và Paste vào
sile cần chèn.
* Tạo hiệu ứng: Vào Slide Show chọn Custom Animation xuất hiện hiệu ứng.

8


- Nếu như chọn:
+ Biểu tượng ngôi sao mầu xanh (Erntance) -> Hiêu ứng xuất hiện.

+ Biểu tượng ngôi sao màu vàng- >Hiệu ứng đổi màu, hay nhấn mạnh đối tượng.
+ Biểu tượng ngôi sao màu đỏ (Exit) ->Hiệu ứng biến mất.
+ Biểu tượng Ngôi sao màu trắng (Motion Paths) -> Hiệu ứng vẽ đường đi.
+ Bấm More effect để tìm nhiều hiệu ứng hơn
- Tuỳ từng nội dung của môn học để đặt các hiệu ứng tự động hay hiệu ứng kích
chuột, xuất hiện theo nhiều hình thức khác nhau giúp cho giáo viên linh hoạt trong
việc lựa chọn hình thức xuất hiện cho phù hợp với tiết dạy từ đó tạo ra sự hấp dẫn
lôi cuốn trẻ vào tiết học. Sau đó chỉnh hiệu ứng vừa tạo.
Bên dưới hộp hiệu ứng có các hộp sau:
+ On click: Khi bấm chuột thì hiệu ứng mới chạy
+ With Previous: Hiệu ứng tự động chạy trước.
+ After Previous: Hiệu ứng
tạo sau tự động chạy tiếp,
mà không cần bấm chuột.

+ Chỉnh hiệu ứng nhanh chậm

9


+ Direction : Thay đổi , trên dưới trái phải..Có những hiệu ứng cố định thì ko đổi
được
+ Speed: Đặt tốc độ
* Chèn âm thanh vào Slieder: Vào Insert - > Movies and Soued - > Souds from
file -> chọn phai tiếng theo ý của mình -> ok

Xuất hiện hộp thoại Microsopt office Power Point xuất hiện -> có 2 cách chọn

10



+ Chọn Automaticcally (tiếng ra cùng một lúc),
+ Chọn When clieked (Kích chuột thì mới lên tiếng)
* Chèn Video vào Slieder: Tương tự như chèn âm thanh Vào Insert - > Movies
and Soued - > Movie from file -> chọn video theo ý của mình -> ok
* Khi làm xong muốn chạy bày tập vào Slide Show => view Show, hoặc nhấn fím
F5.

Với các bước làm đó tôi đã soạn thảo được cho mình và cho đồng nghiệp một
số giáo án điện tử tôi xin giới thiệu với các bạn đồng nghiệp cùng tham khảo :
Ví dụ1: Với hoạt động: Làm quen với toán( Có giáo án điện tử gửi kèm)
Đề tài: Đếm đến 8. Nhận biết nhóm có 8 đối tượng. Nhận biết số 8.
Chủ đề: Thế giới thực vật.
Để soạn được giáo án điện tử cho hoạt động này tôi phải thực hiện các bước
sau:
- Tôi sưu tầm hình ảnh cây , hoa, quả ở trên trang: Google.com
- Sau khi tải về máy xong tôi đã dùng phần mềm Paint để căt bỏ những phần
thừa của hình ảnh rồi thiết kế các slide để dạy trẻ .
- Tôi làm hiệu ứng slide Show -> Custom Animation -> AddEffect ->
Emphasis - > ( Chọn các hiệu ứng)- > ok ).
- Chèn âm thanh ( Chèn bài hát, Tiếng chuông)
- Sau khi thiết kế xong tôi cho trình chiếu rồi chỉnh các slide cho hoàn thiện.
Ví dụ2: Với hoạt động: Khám phá khoa học ( Có giáo án điện tử gửi kèm)
Đề tài: Một số con vật nuôi trong gia đình, có 2 cánh, 2 chân có mỏ.

11


Chủ đề: Thế giới động vật.
Đối tượng : 4 – 5 tuổi.

Trên thực tế có nhiều giờ hoạt động khám phá khoa học, giáo viên không thể
có đủ điều kiện để cho trẻ được cầm nắm hay quan sát trực tiếp. Nếu giáo viên chỉ
cho trẻ quan sát tranh thì giờ học sẽ trở nên đơn điệu, trẻ sẽ nhàm chán, hiệu quả
của giờ học sẽ có phần hạn chế. Nhưng Tôi đã sử dụng phần mềm powerpoint cho
trẻ quan sát các con vật đang chuyển động, với những hình ảnh “thật” thì trẻ sẽ rất
thích thú, tập trung chú ý, giờ học sẽ đạt kết quả như mong muốn.
- Trước tiên ta lựa chọn hình ảnh và gõ vào google để tìm kiếm , khai thác
tài nguyên trên mạng Internet / vào trang động vật nuôi trong gia đình có 2 chân, có
mỏ / coppy hình ảnh, video quay những hoạt động của con vật đó ./ đưa về thư mục
để lưu.
- Vào phần mềm powerpoint chọn new slide để tạo một sile mới / insert
(chèn) hình ảnh (âm thanh) / ( Animatison) hoạt hình/ ( Custom Animatison) hoạt
hình tùy chỉnh để tạo ra các hiệu ứng cho từng sile / từng hình ảnh, đối tượng (con
vật ) xuất hiện có gắn tên tương ứng với con vật đó.
- Làm hoàn chỉnh các slide rồi trình chiếu.
Ví dụ 3: Hoạt động: Làm quen chữ viết
Đề tài: Làm quen chữ a, ă, â ( Có giáo án gửi kèm)
Lứa tuổi : Mẫu giáo lớn - Chủ đề ; Bản thân.
- Tôi vào trang : - Sưu tầm những hình ảnh về các
bộ phận trên cơ thể đưa vào các Slider làm hiệu ứng xuất hiện để cho trẻ quan sát
và trò chuyện khi vào bài
Bước 2: Sau khi đầy đủ các hình ảnh tôi bắt đầu thiết kế các Slider cho bài
dạy tôi copy tranh vào slide -> viết từ tương ứng - > Cho trẻ quan sát hình ảnh “
đôi bàn tay’’ và có từ “ đôi bàn tay” tương ứng với tranh. Lúc đầu tôi để chữ “ §«i
bµn tay” là phông Vn.Avant mầu đỏ khi cho trẻ tìm chữ đã học, tôi cho chữ đã
học là chữ « chuyển sang màu vàng, khi cho trẻ tìm chữ giống nhau thì 2 chữ a
bay lên. Để có được hiệu ứng như vậy tôi chọn slide Show -> Custom Animation
-> AddEffect -> Emphasis hộp thoại xuất hiện -> Chọn Font Color (đổi mầu chữ
theo ý muốn của mình). Sau khi tìm chữ cái đã học xong tôi giới thiệu chữ “a” để


12


hiệu ứng slide Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Entrance -> Fly In
(hiệu ứng bay lên).
Còn khi thiết kế trò chơi : “ Ô chữ kì diệu”
- Tôi kẻ 6 ô mỗi ô tôi để 1 chữ cái và một ô để trống để trẻ sắp xếp chữ theo quy
luật.

Muốn chữ a bay đúng vào ô trống thì tôi phải làm hiệu ứng như sau; Slide
Show -> Custom Animation -> AddEffect -> Entrance -> hộp thoại xuất hiên ->
chọn các hiệu ứng xuất hiện theo ý thích của mình... và ta có thể lồng các tiếng như
“ Tiếng vỗ tay”, “ Chưa đúng rồi bạ hãy trở lại đi”… để cho giờ học thêm sinh
động.
- Sau khi thiết kế xong các slide cho trình chiếu rồi hoàn chỉnh lại bài dạy.
Ví dụ 4: Với hoạt động: Làm quen với tác phẩm văn học.
VD: Thơ: Làm Anh ( Có Giáo án gửi kèm)
Lứa tuổi: Mẫu giáo lớn – Chủ Đề: Gia Đình.
Đây là giáo án tôi đã xây dựng khi dự thi giáo viên giỏi cấp huyện và được nhiều
làm đồng nghiệp xin để học tập.
- Tôi sưu tầm hình ảnh ở trên trang: Google.com
- Sau khi tải về máy xong. Tôi sử dụng phần mềm Powpoint để làm hiệu
ứng cho các slide theo các bước của giáo án.
Vào slide Show -> Custom
Animation -> AddEffect -> Emphasis - > ( Chọn các hiệu ứng)- > ok ).
- Chèn âm thanh ( Chèn bài hát, Tiếng chuông)

13



- Sau khi thiết kế xong tôi cho trình chiếu rồi chỉnh các slide cho hoàn thiện.
VD: Truyện: Ngày và đêm ( Có giáo án gửi kèm)
Lứa tuổi : Mẫu giáo Lớn - Chủ đề : Các hiện tượng tự nhiên
- Để thiết kế giáo án điện tử cho tiết này. Trước tiên tôi chụp từ chuyện tranh
có truyện “ Ngày và đêm” Bộ giáo dục và đào tạo - Trung tâm đồ chơi thiết bị
Mầm non.
- Với tiết truyện để trẻ thật sự hứng thú thì tôi phải làm những hình ảnh đó
trở thành ảnh động vì vậy tôi phải sử dụng phần mềm Photoshop. Phần mềm này
cho phép tôi cắt các chi tiết nhân vật trong câu chuyện sau đó ghép lại với nhau và
sử dụng phầm mềm Micorosoft Office Powerpoint để đặt các hiệu ứng, với cách
làm đó ta sẽ được các hình ảnh cử động của Gà Trống... Sau đó tôi thiết kế các
slide cho toàn bộ câu chuyện bằng cách đặt các hình ảnh đã được sử lý qua phầm
mềm Photohop vào các slide của phần mềm photoshop theo trình tự câu chuyện và
đặt các hiệu ứng xuất hiện, hay mất đi tuỳ vào từng cảnh và tình huống của câu
chuyện.
- Làm hoàn chỉnh các slide rồi trình chiếu.
VD: Truyện: Chú vịt xám ( Có giáo án gửi kèm)
Lứa tuổi : Mẫu giáo bé - Chủ đề : Thế giới động vật
- Tôi cũng chụp từ chuyện tranh có truyện “ Chú Vịt Xám” Bộ giáo dục và
đào tạo - Trung tâm đồ chơi thiết bị Mầm non.
- Sử dụng phần mềm Photoshop để cắt phần đầu của Vịt mẹ, Vịt Xám, Cáo
sau đó ghép lại với nhau và sử dụng phầm mềm Micorosoft Office Powerpoint để
đặt các hiệu ứng, với cách làm đó ta sẽ được các hình ảnh cử động của Vịt mẹ, vịt
Xám, Cáo theo ý muốn. Sau đó tôi thiết kế các slide cho toàn bộ câu chuyện bằng
cách đặt các hình ảnh đã được sử lý qua phầm mềm Photohop vào các slide theo
trình tự câu chuyện và đặt các hiệu ứng xuất hiện, hay mất đi tuỳ vào từng cảnh và
tình huống của câu chuyện.
Khi tôi tự mình học và nghiên cứu trên máy tính, tôi đã phát hiện ra một
công cụ soạn giáo án điện tử khá tiện ích với giáo viên mầm non đó là Phần mềm
Window Movie Maker. Phần mềm này có sẵn trong chương trình Window nhưng

không phải ai cũng chú ý tới nó. Chỉ cần nhấp chuột vào Start/ Program/Window
Movie Maker, biểu tượng là một cuộn phim.

14


Để lôi cuốn trẻ vào câu chuyện tôi đã sử dụng phần mềm Window Movie
Maker. Phần mềm này cho phép chúng ta làm giáo án như những đoạn phim. Tôi
đã tự ghi âm giọng kể truyện của mình để lồng vào đoạn phim. Ở trên thanh Movie
Tasks có biểu tượng cái Micro tôi chỉ cần kích vào biểu tượng cái Micro và làm
theo chỉ dẫn mà thôi.
- Sau khi thiết kế xong tôi hoàn thiện các slide cho toàn bộ câu chuyện.
Ngoài sử dụng phần mềm Photoshop, phầm mềm Mcorosoft Office
Powerpoint. Tôi còn sưu tầm trên các băng để dạy trẻ. Như câu chuyện chú dê đen,
Ai đáng khen nhiều hơn, sự tích hoa hồng …
Qua các tiết dạy bằng phương pháp này tôi nhận thấy trẻ rất thích chăm chú
nghe và theo dõi từng cử động của các nhân vật trong truyện. Hay những đồ vật
con vật ) Nên kết quả đạt rất cao, hầu hết các trẻ nhớ được cốt chuyện. Từ đó giáo
viên có thể định hướng giáo dục trẻ theo nội dung chuyện, trẻ dễ tiếp thu hơn so
với phương pháp dạy theo truyền thống giáo viên tự vẽ truyện để dạy trẻ. (với giáo
viên có khả năng vẽ thì hình ảnh trong tranh rõ nét thể hiện được nội dung câu
truyện, còn với giáo viên không có năng khiếu thì hình ảnh trong tranh không rõ
nét, không thể hiện được nội dung cốt truyện) các nhân vật trong chuyện tĩnh, mà
các tiết dạy cứ lặp đi lặp lại như vậy trẻ rất là nhàm chán, vì vậy tiết học đạt kết quả
không cao. Còn khi ứng dụng các công nghệ thông tin vào tiết học, giúp cho tất cả
giáo viên dù có năng khiếu, hay không có năng khiếu thì việc tìm kiếm các hình
15


ảnh trên mạng để ghép tranh thì rất là dễ, không tốn nhiều thời gian. Việc sử dụng

công nghệ thông tin giúp cho giáo viên sưu tầm tất cả các loại tranh ảnh một cách
phong phú và không bị lệ thuộc, việc tìm kiếm các tư liệu rất nhanh tiết kiệm được
thời gian và kinh phí.
- Các trò chơi sử dụng hình ảnh đẹp, có sự chuyển động, các âm thanh phát
ra nhằm phát triển sự hứng thú của trẻ, phát huy được tính tích cực chủ động của
trẻ từ đó phát triển được ngôn ngữ, tư duy, trí tưởng tượng sáng tạo của trẻ
Cũng như ở tiết toán, chữ cái, khám phá khoa học, nếu như không dạy trẻ
trên các công nghệ thông tin thì giáo viên mất rất nhiều thời gian cho việc chuẩn bị
đồ dùng của cô, của trẻ. Đồ dùng của cô rất nhiều cho nên đôi lúc sử dụng đồ dùng
còn lúng túng. Còn đồ dùng của trẻ, những đồ dùng đó được lặp đi lặp lại từ tiết
này qua tiết khác, vì vậy trẻ thấy trong khi học còn nhàm chán quá quên thuộc với
những đồ dùng đó không gây được được hứng thú cho trẻ nên kết quả sau buổi học
chưa khả quan.
IV. KIỂM NGHIỆM
1. Đối với trẻ:
Với một số hình thức ứng dụng phầm mềm tin học vào các hoạt động giảng
dạy trẻ, tôi thấy đã thu hút được 100% trẻ chăm chú vào tiết học, bởi những hình
ảnh, âm thanh sống động, mô phỏng các hoạt động tương đối chính xác, tạo cho trẻ
tham gia vào các hoạt động rất hứng thú. Chất lượng, kiến thức ở mỗi tiết học
truyền đạt đến trẻ kết quả đạt rất cao.
2. Đối với giáo viên:
- Để thiết kế các bài bài dạy ứng dụng phần mềm công nghệ thông tin vào các
hoạt động dạy trẻ đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng nâng cao kiến thức về tin học
để có thể sáng tạo ra tiết học sinh động hiệu quả phù hợp với từng môn học.
- Tôi đã thiết kế được một số giáo án điện tử cho mình và cho các bạn đồng
nghiệp. khi thiết kế các giáo án điện tự tôi đã tham khảo ý kiến của ban giám hiệu,
của các đồng nghiệp, cùng trao đổi bàn bạc để đưa ra được nhiều trò chơi vào các
môn học dạy trẻ. Các giáo án điện tử được ban giám hiệu nhà trường, cùng với các
chị em trong tổ chuyên môn đánh giá cao
- Qua đó tôi rút ra được một số bài học cho bản thân:

+ Giáo viên phải lắm vững phương pháp dạy tất cả các bộ môn.

16


+ Khi thiết kế các bài dạy phải căn cứ vào nhận thức thực tế của trẻ để đưa ra
những trò chơi phù hợp với từng độ tuổi
+ Luôn bồi dưỡng, không ngừng học tập kỹ năng thực hành vi tính để xử lý
kỹ thuật tốt hơn. Tham khảo các tài liệu, phầm mềm ứng dụng công nghệ thông tin
để nâng cao trình độ chuyên môn.
+ Luôn tìm tòi ý tưởng từ trẻ để đề ra các hoạt động thiết thực và ứng dụng
được ở nhiều hoạt động khác nhau, phù hợp với từng lứa tuổi.
+ Việc sử dụng các phần mềm Power point trong việc giảng dạy các môn học
thu hút được sự chú ý của trẻ trong giờ học, vì vậy kết quả thu được sau buổi học
khả quan hơn.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT.
I. KẾT LUẬN.
Trên đây là một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong việc xây dựng
bài giảng điện tử vào một số bộ môn để dạy trẻ trong năm học vừa qua. Tuy kinh
nghiệm không nhiều, nhưng được rút ra từ những thực tiễn giảng dạy và tôi cũng
manh dạn xin phép được đưa ra để cùng trao đổi với các bạn đồng nghiệp, các nhà
quản lí xem xét tham khảo. Rất mong các bạn đồng nghiệp, các nhà quản lí bổ
xung, góp ý cho tôi để làm phong phú thêm những kinh nghiệm trong công tác dạy.
II. ĐỀ XUẤT.
1. Đối với phòng giáo dục huyện Nga Sơn:
- Để đẩy mạnh hơn nữa việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác
giảng dạy tại các trường, đề nghị các cấp lãnh đạo trang bị máy tính cho tất cả các
nhóm lớp mầm non. Đồng thời, tiếp tục xây dựng các phương án phổ cập và nâng
cao trình độ tin học cho đội ngũ giáo viên mầm non.
-Tích cực phát huy hoạt động của các trang web tại các trường mầm non, tổ

chức thường xuyên hơn các hội thảo công nghệ thông tin để giáo viên có điều kiện
trao đổi, học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau, để việc ứng dụng công nghệ thông tin trong
ngành giáo dục đạt hiệu quả cao nhất.
- Các bài giảng bằng giáo án điện tử nên được các chuyên gia các nhà quản lí
giáo dục đưa ra các tiêu chí đánh giá chung để có cơ sở thẩm định, tạo ra thư viện
các bài giảng điện tử có chất lượng giúp giáo viên mầm non có cơ hội để học hỏi và
tham khảo.
2. Đối với trường Mầm non.

17


- Các nhà trường nên trang bị các thiết bị CNTT đồng bộ giữa máy tính, máy
chiếu, bảng tương tác hay các phần mềm và hướng dẫn chi tiết cho giáo viên cách
sử dụng.
- Nhà trường nên nối mạng internet, tạo điều kiện cho giáo viên học hỏi và
khai thác tài nguyên trên internet.
- Thường xuyên chú trọng đến công tác bồi dưỡng giáo viên, tổ chức các đợt
tập huấn về CNTT để giáo viên nâng cao kiến thức, kỹ năng về lĩnh vực này.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Liên, ngày 30 tháng 3 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.
Người viết sáng kiến

Trần Thị Tâm
Trần Thị Tâm


18



×