Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG ĐẾN TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA LÃNH ĐẠO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (164.57 KB, 16 trang )

NHỮNG YẾU TỐ TÂM LÝ - XÃ HỘI ẢNH HƯỞNG
ĐẾN TƯ TƯỞNG, VĂN HÓA LÃNH ĐẠO VIỆT NAM
TS. Nguyễn Viết Lộc*

Đặc trưng tư tưởng và văn hóa lãnh đạo, quản lý ở từng quốc gia, dân tộc
không thể thoát ly khỏi môi trường thể chế, kinh tế, văn hóa, xã hội của quốc gia,
dân tộc đó. Tư tưởng và văn hóa lãnh đạo Việt Nam là hệ yếu tố được cộng đồng
các nhà lãnh đạo Việt Nam chọn lọc, tiếp biến, sáng tạo và sử dụng trong quá trình
hoạt động của mình. Các yếu tố đó có khởi nguồn và chịu ảnh hưởng từ các yếu tố
thuộc về tư tưởng, văn hóa chung của nhân loại, của dân tộc và của đặc trưng nghề
nghiệp. Điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, xã hội truyền thống và quá trình
giao lưu văn hóa của Việt Nam là những yếu tố cơ bản hình thành nên hệ tư tưởng,
nhân cách và văn hóa con người Việt Nam nói chung và tư tưởng, văn hóa lãnh đạo
nói riêng. Bài viết này phân tích các yếu tố thuộc về tâm lý - xã hội truyền thống có
tác động, ảnh hưởng đến tư tưởng, văn hóa lãnh đạo Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế ngày nay.
1. Các yếu tố tâm lý - xã hội có nguồn gốc từ điều kiện tự nhiên và
phương thức sản xuất.
Về vị trí địa lý, Việt Nam nằm ở đông nam lục địa châu Á, bắc giáp Trung
Quốc, tây giáp Lào và Cămpuchia, đông và nam giáp biển Thái Bình Dương. Môi
trường tự nhiên có khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng lắm, mưa nhiều. Điều kiện khí
hậu nhiệt đới gió mùa cùng với đất đai khá phì nhiêu, màu mỡ là môi trường thuận
lợi cho kinh tế nông nghiệp trồng trọt, đặc biệt là trồng lúa nước. Các nhà nghiên
cứu tư tưởng, văn hóa cho rằng, Việt Nam có khí hậu nóng (dương), nền văn hóa
nông nghiệp lúa nước với những đặc trưng âm tính: sống thì muốn yên ổn ở một
*

Chánh Văn phòng ĐHQGHN, ĐT: 0912377116, email:

1



chỗ (định cư); với thiên nhiên thì ưa hòa hợp; với con người và xã hội thì mềm dẻo,
hiếu hòa, nặng về tình cảm, trọng văn, bao dung, chín bỏ làm mười... Ngược với
thiên nhiên, khí hậu các nước phương Tây - lạnh (âm), có nền văn hóa gốc du mục
với đặc trưng dương tính: sống thì ưa xê dịch (du cư), dễ dàng thay đổi nghề
nghiệp, gia đình...; với thiên nhiên thì có tham vọng chinh phục, chế ngự; với con
người và xã hội thì cứng rắn, nặng về lý trí, ưa mạo hiểm, bạo lực, hiếu thắng,
rạch ròi...1.
Mặt trái của điều kiện tự nhiên nêu trên khiến Việt Nam là một trong những
quốc gia chịu nhiều thiên tai do biến động thất thường của thời tiết. Nóng lắm gây
hạn hán, mưa nhiều gây lũ lụt. Biến động tự nhiên diễn ra theo mùa, có tính chu kỳ
song khó lường; với điều kiện tự nhiên này khiến con người Việt Nam được xếp
vào loại văn hóa "trọng tĩnh" đối ngược với văn hóa "trọng động" của các nước
phương Tây.
Tư tưởng và văn hóa truyền thống trọng tĩnh, thích ổn định, cầu an nêu trên dễ
khiến các nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam có hạn chế là, tính dám nghĩ, dám làm,
tư duy đột phá trong lãnh đạo, chỉ đạo không cao; nhất là khi đã đạt được một
thành quả nhất định nào đó, sẽ dễ quay sang "co cụm", "ăn chắc mặc bền", bảo
toàn vị trí, không tiếp tục sáng tạo, đổi mới để tạo dựng sự bền vững và thành quả
cao hơn - điều này ảnh hưởng đến tính bền bỉ, ý chí vươn lên trong sự nghiệp.
Mặt khác, với những đặc trưng đó, lãnh đạo Việt Nam dễ có tư tưởng, tư duy,
tâm lý thích làm việc theo lối cũ, thích làm theo người khác (tâm lý đám đông).
Văn hóa trọng tĩnh khiến con người Việt Nam có lối tư duy thiên về tổng hợp,
biện chứng, chủ quan, cảm tính và trọng kinh nghiệm. Lối tư duy này có tác động
tích cực đến các nhà lãnh đạo, có thể là có khả năng quan sát rộng, song sẽ thiếu
cụ thể - ý tưởng lớn, nhưng tính khả thi, điều kiện và kế hoạch cho nó không có nên
dễ dẫn đến chủ quan, ảo tưởng, thành công phần nhiều dựa sẽ dựa vào may rủi.
1

GS.VS Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Tổng hợp TP HCM, 2004, trang 105.


2


Con người Việt Nam dung hợp trong tiếp nhận, mềm dẻo, linh hoạt, hiếu hóa
trong đối phó. Với đặc tính truyền thống này trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày
nay có thể khiến lãnh đạo Việt Nam có khả năng tiếp nhận nhanh những công
nghệ, thành tựu của thế giới, tiếp biến được các giá trị tư tưởng, văn hóa quốc tế để
rút ngắn khoảng cách về trình độ lãnh đạo, quản lý, điều hành với các nước phát
triển. Tính cách mềm dẻo, linh hoạt, hòa hiếu sẽ tạo lợi thế và phù hợp với tinh
thần phổ biến ngày nay trong ngoại giao, đàm phán, thương lượng là hài hòa, đôi
bên cùng có lợi (win-win).
Ngoài ra, tính linh hoạt, mềm dẻo cũng sẽ tạo cho lãnh đạo Việt Nam khả
năng thích ứng nhanh, khả năng đối phó tốt với những biến động của môi trường
cũng như sự thay đổi trong nội bộ tổ chức. Đây chính là yếu tố tạo dựng khả năng
quản trị rủi ro cho lãnh đạo.
Tuy nhiên, mặt trái của tính mềm dẻo, linh hoạt dễ dẫn đến tư duy không nhất
quán, thiếu nguyên tắc hay thói quen tùy tiện, co giãn giờ giấc, hay thay đổi lịch
làm việc, không thực hiện các cam kết, lời hứa - ảnh hưởng đến chữ "tín" trong
lãnh đạo, quản lý.
Một đặc tính tự nhiên khác, Việt Nam là một nước nông nghiệp, được hình
thành trên một hệ sinh thái phổ tạp mà đặc tính chung của nó là đa dạng sinh học,
chủng loại giống loài nhiều, nhưng số lượng mỗi loài rất ít, có ý nghĩa đảm bảo nhu
cầu tự cung, tự cấp trên một đơn vị sản xuất, cư trú, nhưng mặt khác lại hạn chế
đến nhu cầu trao đổi. Nó khác với nền kinh tế nông nghiệp hình thành trên hệ sinh
thái chuyên biệt, với đặc điểm chủng loại giống loài ít, nhưng số lượng mỗi giống
loài nhiều, đã thúc đẩy nhu cầu chuyên canh và trao đổi lẫn nhau giữa các vùng. Do
vậy, xã hội truyền thống Việt Nam là xã hội tiểu nông, tự cung tự cấp, có trao đổi
nhưng chỉ là trao đổi sản phẩm dư thừa của nền sản xuất tiểu nông (cân gạo, mớ
rau, mắm, muối...) thông qua chợ làng. Hay cũng có người gọi đó là kinh tế hàng

hoá phát triển thiếu thành thục.
3


Tâm lý "tiểu nông với lối làm ăn lề mề, phương thức làm ăn theo kiểu cò con,
bóc ngắn cắn dài, tầm nhìn hạn chế theo thời vụ..." 2 là những nhân tố mang tính
khách quan, phổ biến sẽ tác động, chi phối đến tầm nhìn xa, trộng rộng của lãnh
đạo Việt Nam.
Bảng 1. So sánh đặc trưng của hai loại hình văn hóa
Tiêu chí

Văn hóa trọng tĩnh
Văn hóa trọng động
(gốc nông nghiệp)
(gốc du mục)
Đặc
Địa hình
Đồng bằng (ẩm, thấp)
Đồng cỏ (khô, cao)
trưng Nghề chính
Trồng trọt
Chăn nuôi
gốc
Cách sống
Định cư
Du cư
Ứng xử với
Tôn trọng, sống hòa hợp
Coi thường, tham vọng
môi trường tự nhiên

với thiên nhiên
chế ngự thiên nhiên
Thiên về tổng hợp và biện Thiên về phân tích và siêu
Lối nhận thức, tư duy
chứng (trọng quan hệ);
hình (trọng yếu tố);
chủ quan, cảm tính
khách quan, lý tính
và kinh nghiệm
và thực nghiệm
Nguyên tắc
Trọng tình, trọng đức
Trọng sức mạnh, trọng tài,
tổ chức cộng đồng
trọng văn, trọng nữ
trọng võ, trọng nam
Cách thức
Linh hoạt và dân chủ,
Nguyên tắc và quân chủ,
tổ chức cộng đồng
trọng cộng đồng
trọng cá nhân
Ứng xử với môi
Dung hợp trong tiếp nhận;
Độc tôn trong tiếp nhận;
trường xã hội
mềm dẻo, hòa hiếu
cứng rắn, hiếu thắng
trong đối phó
trong đối phó

Nguồn: GS.VS. Trần Ngọc Thêm: "Tìm về Bản sắc văn hóa Việt Nam", Nxb Tổng hợp
thành phố Hồ Chí Minh, 2004, trang 48.

"Phương thức sản xuất thô sơ, dựa quá nhiều vào sức người và việc khai thác
tài nguyên thiên nhiên có sẵn đã có một dấu ấn sâu sắc trong cách nghĩ, cách làm
của người Việt Nam là thói quen "ăn sẵn", tâm lý "trâu ta ăn cỏ đồng ta", "trời
sinh voi tất sinh cỏ"; phong cách làm việc thiếu khoa học và chủ quan, luôn phải
dựa vào cầu trời, cầu thần thánh, cầu may..."3. Những đặc tính này sẽ khiến các
nhà lãnh đạo, quản lý dễ có tính ỷ lại, thiếu chủ động, chỉ làm theo mệnh lệnh, chỉ
thị của cấp trên nên tính sáng tạo, đổi mới trong hoạt động sẽ hạn chế; thêm vào đó
là có tâm lý ra quyết định dựa vào bói toán, vận hành ngày giờ, tướng số... dẫn đến
2

PGS.TS Đỗ Minh Cương: Nhân cách doanh nhân và Văn hóa kinh doanh Việt Nam, Nxb CTQG, Hà Nội, 2010,
trang 147.
3
PGS.TS Đỗ Minh Cương (sách đã dẫn), trang 146.

4


nhiều lúc mất thời cơ hoặc quyết định được ban ra dựa vào cảm tính. Điều này có
thể được minh chứng bằng hiện tượng thực tiễn đang diễn ra là lãnh đạo cũng là
một trong những đối tượng đi chùa, đền nhiều trong xã hội Việt Nam hiện nay mà
báo chí thường đưa tin.
2. Các yếu tố tâm lý - xã hội có nguồn gốc từ xã hội truyền thống và quá
trình giao lưu văn hóa
Đời sống cá nhân, tâm lý của con người Việt Nam ngày nay nói chung và
cộng đồng các nhà lãnh đạo Việt Nam nói riêng chịu ảnh hưởng của các thiết chế
và giá trị xã hội được tích tụ và truyền nối hàng nghìn năm. Đó là một xã hội được

hình thành trên nền tảng của phương thức sản xuất nông nghiệp và các cuộc chiến
tranh bảo vệ Tổ quốc kéo dài, chiếm hơn 2/3 lịch sử.
Theo các nhà nghiên cứu, xã hội truyền thống Việt Nam chịu ảnh hưởng sâu
sắc nhất của thiết chế và giá trị xã hội thời kỳ đầu lập quốc - là thời kỳ mà nhiều
nhà nghiên cứu gọi là “lớp cơ tầng văn hóa bản địa”, biểu hiện qua bộ ba: nhà làng - nước.
- Nhà (gia đình, gia tộc, họ hàng) vừa là giá trị văn hóa trung tâm, và vừa là hệ
điều tiết trực tiếp và mạnh mẽ nhất hành vi vừa là mô thức tổ chức cộng đồng đối
với mọi người Việt Nam. Tổ chức nhân sự theo mô hình hộ gia đình, gia trưởng có
hiệu quả không chỉ trong lao động nông nghiệp mà còn trong cả hoạt động thương
mại, công nghiệp nhỏ. Nhưng vượt quá giới hạn, phạm vi tổ chức nhỏ thì quản trị
kiểu gia đình đã lộ ra nhiều bất cập hoặc tính ưu việt của nó không còn.
- Làng là một thiết chế xã hội và văn hóa truyền thống có ảnh hưởng sâu nặng
đến tư tưởng, lối sống cá nhân và cách thức tổ chức cộng đồng của các nhà lãnh
đạo, quản lý nước ta hiện nay. Lối sống làng xã là lối sống đề cao tính cộng đồng
và tình nghĩa, sự chia sẻ, đùm bọc giữa các thành viên. Tổ chức cộng đồng, xã hội
theo kiểu làng xã vừa có tính tự quản, tự trị (đối với bên ngoài và với cấp trên) vừa
5


có tính dân chủ sơ khai (giữa các thành viên trong cộng đồng) nên nó được hầu hết
dân ta chấp nhận, không chỉ riêng các giai cấp, tầng lớp lao động.
Nước - đất nước hay quốc gia có nguồn gốc từ sự liên kết từ nhiều bộ tộc, làng
xã mà thành. Người Việt Nam có tinh thần, chủ nghĩa yêu nước cao độ, nét bản sắc
này được các nhà nghiên cứu gọi là con người Tổ quốc luận4. Tinh thần yêu nước
là nguồn gốc của ý chí chống giặc, diệt giặc cứu nước, bảo vệ Tổ quốc và trải qua
lịch sử đấu tranh giữ nước đã tôi đúc nên con người Việt Nam sức chiến đấu bền bỉ,
dẻo dai, sự hy sinh thân mình cho Tổ quốc. Do vậy, "tinh thần yêu nước được đặt
lên hàng đầu trong bảng thang giá trị về con người Việt Nam"5.
Với mô thức tổ chức cộng đồng nêu trên, con người Việt Nam được coi là có
tinh thần cộng đồng cao độ - xuất phát từ tinh thần cộng đồng, đoàn kết để chống

lại thiên tai và chống giặc ngoại xâm, bảo vệ tổ quốc. Chúng ta thấy rằng đây vừa
là mặt tích cực, vừa có thể sẽ là mặt tiêu cực của con người Việt Nam; và đối với tư
tưởng và văn hóa lãnh đạo thì sẽ là một vấn đề cần lưu tâm. Bởi, chúng ta cần phân
biệt tinh thần cộng đồng (theo kiểu làng - xã truyền thống) với tinh thần cộng đồng
nghề nghiệp (trong xã hội hiện đại), sự gắn kết cộng đồng truyền thống Việt Nam
dựa trên nền tảng quan hệ tình cảm (huyết thống, đồng hương...) - dễ dẫn đến cục
bộ, trọng quan hệ, duy tình; trong khi đó sự hợp tác theo tinh thần cộng đồng nghề
nghiệp dựa trên cơ sở các quan hệ chức năng và lợi ích - dựa trên lý tính nhiều hơn.
Phải chăng hệ quả của truyền thống này được biểu hiện qua hành vi của lãnh đạo
hiện khá phổ biến là "chạy chọt cửa sau" dựa vào quan hệ, quen biết6 - điều này
khiến xã hội phần nào mất lòng tin ở đạo đức của đội ngũ cán bộ, công chức và
lãnh đạo hiện nay.
Mặt khác, tư duy làng - xã, khiến các nhà lãnh đạo nước ta thường có "xu
4

Phan Ngọc: Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 2006, trang 31.
Lê Ngọc Trà: Văn hóa Việt Nam - Đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2007, trang 207.
6
Trong công trình điều tra xã hội học của tác giả Trần Hữu Quang trong bài "Đi tìm những yếu tố tâm lý - xã hội cản
trở tinh thần kinh doanh" đăng trên Thời báo kinh tế Sài Gòn, ngày 1/4/2004 cho thấy xu hướng tâm lý tin vào số
phận, xu hướng cục bộ, dựa vào quan hệ vẫn là phổ biến trong cộng đồng doanh nhân Việt Nam.
5

6


hướng luôn tìm cách mở rộng, lôi kéo người nhà, bạn bè, phe cánh vào trong cái
phạm trù gia đình - “anh em, người nhà cả”. Tâm lý này đương nhiên hàm chứa sự
phân biệt đối xử giữa “bên trong” và “bên ngoài” gia đình, gia tộc của mình và chỉ
đặt niềm tin, sự ưu tiên vào bên trong. Đây là một nguồn gốc của tâm lý hẹp hòi,

đóng cửa và giữ thế phòng thủ đối với tiến trình hội nhập và toàn cầu hóa kinh tế.
Nếu không phòng tránh được nếp nghĩ bảo thủ của tư tưởng, văn hóa truyền thống
này thì sự đòi hỏi tính công tâm, khách quan và tinh thần trọng dụng nhân tài của
hệ thống lãnh đạo, quản lý sẽ chỉ tồn tại trên lý thuyết và sách vở mà thôi"7.
Hộp 1. Một số đặc điểm của người Việt Nam
Khi quan sát, nghiên cứu về tâm lý người Việt Nam ở thời kỳ hiện đại, các nhà khoa học
Mỹ đã đưa ra 10 nhận xét, kết luận về đặc điểm người Việt Nam như sau:
1) Cần cù lao động song dễ thỏa mãn nên tâm lý hưởng thụ còn nặng;
2) Thông minh, sáng tạo, song chỉ có tính chất đối phó, thiếu tầm tư duy dài hạn, chủ động;
3) Khéo léo, song không duy trì đến cùng (ít quan tâm đến sự hoàn thiện cuối cùng của sản
phẩm);
4) Vừa thực tế, vừa mơ mộng, song lại không có ý thức nâng lên thành lý luận;
5) Ham học hỏi, có khả năng tiếp thu nhanh, song ít khi học "đến đầu đến đuôi" nên kiến
thức không hệ thống, mất cơ bản. Ngoài ra, học tập không phải là mục tiêu tự thân của mỗi người
Việt Nam (nhỏ học vì gia đình, lớn lên học vì sĩ diện, vì kiếm công ăn việc làm, ít vì chí khí, đam
mê);
6) Xởi lởi, chiều khách, song không bền;
7) Tiết kiệm, song nhiều khi hoang phí vì những mục tiêu vô bổ (sĩ diện, khoe khoang,
thích hơn đời);
8) Có tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, song hầu như chỉ trong những hoàn cảnh,
trường hợp khó khăn, bần hàn. Còn trong điều kiện sống tốt hơn, giàu có hơn thì tinh thần này rất
ít xuất hiện;
9) Yêu hòa bình, nhẫn nhịn, song nhiều khi lại hiếu chiến, hiếu thắng vì những lý do tự ái,
lặt vặt, đánh mất đại cục;
10) Thích tụ tập, nhưng lại thiếu tính liên kết để tạo ra sức mạnh (cùng một việc, một người
làm thì tốt, ba người làm thì kém, bảy người làm thì hỏng).
Nguồn: Dẫn theo Phạm Ngọc Thanh

Giao lưu tư tưởng, văn hóa là một xu hướng tất yếu trong các hoạt động của
đời sống xã hội. Quá trình giao lưu tư tưởng, văn hóa luôn đi kèm với giao lưu về

kinh tế, chính trị và con người. Trải qua các giai đoạn lịch sử, Việt Nam đã có các
7

PGS.TS Đỗ Minh Cương: Nhân cách doanh nhân - Văn hóa doanh nhân Việt Nam, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2010,
trang 150.

7


quá trình giao lưu tư tưởng, văn hóa như sau:
- Giao lưu, tiếp biến văn hóa với Trung Hoa chủ yếu diễn ra thông qua các
cuộc chiến tranh xâm lược và đô hộ của các triều đại phong kiến phương Bắc. Quá
trình giao lưu, tiếp biến này là quá trình tác động của các hệ tư tưởng tôn giáo "khi
thì đạo đức Phật giáo nổi lên (thời Lý - Trần), khi thì Nho giáo nổi lên (thời Lê),
song xuyên suốt thời kỳ phong kiến vẫn là Nho giáo, Phật giáo và Lão giáo" 8, tuy
ngày nay những đặc trưng văn hóa đó đã thể hiện theo những sắc thái mới, song sự
tác động, ảnh hưởng cả tích cực, lẫn tiêu cực đến đời sống văn hóa, tinh thần của
người Việt Nam nói chung và các nhà lãnh đạo, quản lý nói riêng là không nhỏ.
- Cuộc giao lưu tiếp biến với văn hóa phương Tây tư bản chủ nghĩa diễn ra từ
cuối thời kỳ trung đại đến hết thời kỳ cận đại ở miền Bắc và kéo dài thêm 30 năm ở
miền Nam. Chế độ thực dân xâm lược tham lam và tàn bạo đã gây ra nhiều tội ác ở
nước ta song chúng cũng đem vào những yếu tố mới của một xã hội hiện đại: kinh
tế thị trường, pháp quyền nhà nước và tư tưởng bảo vệ quyền sở hữu cá nhân, tự do
kinh doanh...
- Cuộc giao lưu với chủ nghĩa cộng sản phương Tây trong thế kỷ XX đã du
nhập trào lưu tư tưởng này vào nước ta qua cách luận giải chủ nghĩa Mác – Lênin
và thực chứng mô hình chủ nghĩa xã hội kiểu Xô viết, đồng thời đoạn tuyệt, đối lập
với chủ nghĩa tư bản phương Tây. Quan điểm chính thống thời kỳ này là kinh tế thị
trường là sản phẩm riêng của chủ nghĩa tư bản và làm giàu là hành vi xấu xa vì nó
đồng nghĩa với sự bóc lột - mục tiêu mà những người cộng sản và chủ nghĩa xã hội

phải xóa bỏ. Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp có sự phù hợp trong
thời chiến nhưng đã thành rào cản đối với những người muốn thực hiện mục tiêu,
lý tưởng “dân giàu, nước mạnh” và xã hội dân chủ.
Hộp 2. Tác động của giao lưu văn hóa đối với sự phát triển
8

TS. Nguyễn Thế Kiệt: Ảnh hưởng của Đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản lý của Việt Nam hiện nay,
Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001, trang 89.

8


của con người Việt Nam
* Trong xã hội nông nghiệp cổ truyền, con người Việt Nam là con người nông dân, với
những đức tính nổi bật sau:
+ Mặt tích cực:
- Tình yêu lao động, cần cù, chăm chỉ, vật lộn với thiên nhiên để duy trì sự sống và tồn tại.
- Tình yêu thương con người, bao dung, độ lượng.
- Tình yêu thương quê hương, bản quán
- Tình yêu đất nước, bất khuất, kiên cường, dũng cảm, mưu trí, anh hùng.
- Giản dị, chất phác, chân thành khiêm tốn, nặng tình trong quan hệ người - người.
+ Mặt tiêu cực:
- Thiển cận, do phạm vi giao lưu hạn chế nên thiếu tầm nhìn xa, trông rộng, thấy trước mắt,
không thấy lâu dài, thấy bộ phận, không thấy toàn cục.
- Địa phương chủ nghĩa, cục bộ, bản vị, khép kín.
- Tùy tiện, thiếu kỷ luật, thiếu tổ chức, được chăng hay chớ, đánh trống bỏ dùi, ưa nhàn
nhã, thích hội hè, ít quý trọng thời gian.
- Bình quân chủ nghĩa, chia đều, hòa tan trong cộng đồng, dựa dẫm số đông, ít bộc lộ cá
tính, "xấu đều hơn tốt lõi", thiếu tranh nhiệm cá nhân.
* Cuộc kháng chiến chống ngoại xâm trong thế kỷ XX ở Việt Nam đã hình thành và phát

triển con người chiến sỹ, với những phẩm chất là:
- Có lý tưởng mạnh liệt là giành lại độc lập dân tộc, tự do cho nhân dân, xây dựng hạnh
phúc cho mọi người.
- Có niềm tin sâu sắc ở thắng lợi.
- Có tình cảm yêu nước nồng nàn, hy sinh cho tổ quốc, dân tộc.
- Có ý chí mãnh liệt, dũng cảm, ngoan cường, kiên trì, quyết tâm.
- Có tư chất thông minh, sáng tạo, mưu lược, nhanh nhạy tiếp thu cái mới, ham học hỏi,
ham hiểu biết, cầu tiến bộ.
- Có kỷ luật, lạc quan, giản dị, cần, kiệm, chân thành, khiêm tốn, tinh thần tập thể cao.
* Thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa con người Việt Nam vẫn duy trì những đức tính
của con người nông dân, con người chiến sỹ vừa phát triển những phẩm chất, đức tính đó:
- Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, có ý chí vươn lên, đưa đất nước khỏi nghèo nàn,
lạc hậu.
- Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, tôn trọng kỷ cương
phép nước.

9


- Lao động chăm chỉ, có kỹ thuật, sáng tạo
- Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết.
* Giao lưu văn hóa trong thời đại ngày nay qua mở cửa hội nhập quốc tế; qua phương tiện
thông tin đại chúng và mạng Internet, có những đặc điểm sau:
- Thông tin được thỏa mãn tối đa và có thể đáp ứng được cho từng cá nhân.
- Đa dạng về loại hình thông tin: kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học... trên phạm vi toàn
thế giới.
- Thông tin được chuyển tải nhanh, được cập nhật kịp thời.
Nguồn: GS.VS Phạm Minh Hạc - TS. Hồ Sĩ Quý: Nghiên cứu con người
(Niên giám nghiên cứu số 1), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001, trang 313.


3. Các yếu tố tâm lý - xã hội có nguồn gốc từ quá trình đấu tranh giành
độc lập và xây dựng chủ nghĩa xã hội
Về địa chính trị, Việt Nam nằm ở một trong những khu vực được coi là cái nôi
của loài người và cũng được coi là một trong những trung tâm phát sinh nông
nghiệp sớm với nền văn minh lúa nước, nơi đã từng trải qua các cuộc cách mạng đá
mới và cách mạng luyện kim. Trên nền tảng phát triển kinh tế - xã hội thời Đông
Sơn, trước những đòi hỏi của công cuộc trị thủy và chống xâm lăng, Nhà nước Văn
Lang - Nhà nước đầu tiên - đã ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VII trước Công
nguyên. Bằng sức lao động cần cù sáng tạo, cư dân Văn Lang, (sau đó là Âu Lạc)
đã tạo dựng nên một nền văn minh tỏa sáng khắp vùng Đông Nam Á. Đi cùng với
Nhà nước đầu tiên của lịch sử Việt Nam là một nền kinh tế phong phú, một nền văn
hóa cao mà mọi người biết đến với tên gọi là văn minh Sông Hồng (còn gọi là văn
minh Đông Sơn) với biểu tượng là trống đồng Đông Sơn - thể hiện sự kết tinh lối
sống, truyền thống và văn hóa của người Việt cổ.
Vừa dựng nước người Việt đã phải liên tiếp đương đầu với sự xâm lăng của
các thế lực bên ngoài. Độ dài thời gian và tần suất các cuộc kháng chiến, khởi
nghĩa và chiến tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam rất lớn. Kể từ cuộc kháng
chiến chống Tần (thế kỷ III trước Công nguyên) đến cuối thế kỷ XX, đã có tới 12
10


thế kỷ Việt Nam phải tiến hành hàng trăm cuộc chiến tranh giữ nước, khởi nghĩa và
chiến tranh giải phóng. Một điều đã trở thành tư tưởng ăn sâu trong các nhà quân
sự, lãnh đạo Việt Nam qua các thời kỳ đó là phải “lấy nhỏ đánh lớn, lấy ít địch
nhiều, lấy yếu chống mạnh”.
Từ thế kỷ thứ II trước Công nguyên (kéo dài hơn 1.000 năm), Việt Nam bị các
triều đại phong kiến phương Bắc thay nhau đô hộ. Sự tồn vong của một dân tộc bị
thử thách suốt hơn nghìn năm đã sản sinh ra tinh thần bất khuất, kiên cường, bền bỉ
đấu tranh bảo tồn cuộc sống, giữ gìn và phát huy tinh hoa văn hóa, quyết giành lại
độc lập cho dân tộc của người dân Việt Nam.

Chiến thắng Bạch Đằng năm 938 mở ra kỷ nguyên mới trong lịch sử Việt
Nam - kỷ nguyên phát triển quốc gia phong kiến độc lập, thời kỷ xây dựng và bảo
vệ nền độc lập dân tộc. Dưới các triều Ngô (938-965), Đinh (969-979), Tiền Lê
(980-1009) nhà nước trung ương tập quyền được thiết lập.
Sau đó, Việt Nam bước vào thời kỳ phục hưng và phát triển (với quốc hiệu
Đại Việt) dưới triều Lý (1009-1226), Trần (1226-1400), Hồ (1400-1407), Lê Sơ
(1428-1527). Đại Việt dưới thời Lý-Trần-Lê Sơ được biết đến như một quốc gia
thịnh vượng ở Châu Á. Đây là một trong những thời kỳ phát triển rực rỡ nhất trong
lịch sử của Việt Nam trên mọi phương diện. Về kinh tế: nông nghiệp phát triển,
thủy lợi được chú ý phát triển (đê Sông Hồng được đắp vào thời kỳ này), các làng
nghề ra đời và phát triển. Về tôn giáo: tín ngưỡng dân gian, Phật giáo và Nho giáo
được coi là tam giáo đồng nguyên. Một thành tựu quan trọng trong thời Lý-Trần là
việc phổ biến chữ Nôm, chữ viết riêng của Việt Nam dựa trên cơ sở cải biến và
Việt hóa chữ Hán. Bên cạnh đó các lĩnh vực khác như giáo dục, khoa học kỹ thuật,
văn học - nghệ thuật, lịch sử, luật pháp… cũng rất phát triển (Văn Miếu - Quốc Tử
Giám được xây dựng, sự ra đời của Bộ luật Hồng Đức, Đại Việt Sử ký, Đại Việt Sử
ký toàn thư…). Lịch sử gọi thời kỳ này là Kỷ nguyên văn minh Đại Việt. Thăng
Long (bây giờ là Hà Nội) cũng được chính thức công nhận là Kinh đô của Đại Việt
11


với Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn vào năm 1010.
Từ thế kỷ XVI, chế độ phong kiến Việt Nam với tư tưởng nho giáo đã bộc lộ
sự lạc hậu và bắt đầu suy yếu. Trong khi nhiều quốc gia – dân tộc ở châu Âu đang
dần chuyển sang chủ nghĩa tư bản thì Đại Việt bị chìm trong nội chiến và chia cắt.
Tuy trong các thế kỷ XVI-XVIII, nền kinh tế, văn hóa có những bước phát triển
nhất định, nhiều thành thị, thương cảng ra đời đẩy nhanh quan hệ buôn bán trong
và ngoài nước, nhưng cảnh chia cắt và nội chiến đã kìm hãm sự phát triển của đất
nước.
Bước sang đầu thế kỷ XIX, các nước tư bản phương Tây đã chuyển sang giai

đoạn đế quốc chủ nghĩa, ráo riết tìm kiếm thị trường, từng bước xâm chiếm thuộc
địa. Người Pháp, thông qua con đường truyền đạo, thương mại đã tiến hành thôn
tính Việt Nam. Đây là lần đầu tiên dân tộc Việt Nam phải đương đầu với họa xâm
lăng từ một nước công nghiệp phương Tây. Trong hoàn cảnh này, một số trí sĩ Việt
Nam đã nhận thức được yêu cầu bảo vệ độc lập phải gắn liền với cải cách, đưa đất
nước thoát khỏi tình trạng trì trệ của phương Đông. Họ đã đệ trình những đề nghị
canh tân đất nước, nhưng đều bị triều Nguyễn khước từ, đẩy đất nước vào tình
trạng lạc hậu, bế tắc và từ đó Việt Nam đã trở thành một nước thuộc địa nửa phong
kiến trong gần 100 năm (1858-1945).

Hộp 3. Tàn dự của xã hội phong kiến Việt Nam
- Mang nặng tính tôn ti, đẳng cấp, háo danh, háo địa vị; mâu thuẫn với chế độ bình đẳng,
dân chủ của xã hội mới. Giá trị con người được xét theo phẩm hàm, danh vọng, tôn ti, chạy theo
quyền thế, thích làm quan, học để làm quan.
- Bệnh hình thức chủ nghĩa, cá nhân chủ nghĩa. Biểu hiện là lối sống coi trọng lễ nghi, thủ
tục rườm rà, "nhiêu khê".
12


- Bệnh bảo thủ, trì trệ. Tồn dư từ học thuyết Nho - Phật - Lão giáo là khuôn xã hội vào
những luật lệ chuẩn mực, quy tắc xử sự hết sức cứng nhắc, dập khuôn, máy móc và bảo thủ.
- Bệnh giáo điều, xa rời thực tế, không thống nhất lý thuyết và thực hành, giữa nói và làm.
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ cuốn: Ảnh hưởng của đạo đức phong kiến trong cán bộ
lãnh đạo quản lý Việt Nam hiện nay (tác giả: TS. Nguyễn Thế Kiệt).

Sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam ngày 3/2/1930 là dấu mốc quan trọng
trong lịch sử Việt Nam. Tháng 8/1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt
Nam mà người đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhân dân Việt Nam đã khởi
nghĩa giành chính quyền thành công, thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
ngày 2/9/1945.

Nước Việt Nam non trẻ vừa ra đời lại phải tiến hành cuộc chiến tranh giải
phóng dân tộc, thống nhất đất nước kéo dài suốt 30 năm sau đó. Cuộc kháng chiến
9 năm (1945-1954) chống lại sự xâm lược trở lại của Pháp của Việt Nam, kết thúc
bằng chiến thắng Điện Biên Phủ và Hiệp định Genève về Việt Nam năm 1954.
Theo Hiệp định này, đất nước tạm thời bị chia làm hai vùng lãnh thổ miền Bắc và
miền Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến và sẽ được thống nhất hai năm sau đó
(1956) thông qua một cuộc tổng tuyển cử. Miền Bắc Việt Nam vào thời kỳ nay
mang tên Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, dưới sự lãnh đạo của Đảng Lao động với
Thủ đô là Hà Nội. Miền Nam mang tên Việt Nam Cộng hoà với sự quản lý của
chính quyền thân Pháp, rồi thân Mỹ đặt tại Sài Gòn. Chính quyền Sài Gòn đã bằng
mọi cách ngăn chặn cuộc tổng tuyển cử, đàn áp và loại bỏ những người kháng
chiến cũ. Tuy nhiên, Chính quyền Sài Gòn đã không thể ngăn cản được nguyện
vọng thống nhất đất nước của quần chúng, phong trào đấu tranh vì hòa bình, thống
nhất đất nước đã bùng nổ mạnh mẽ và ngày Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam
Việt Nam được thành lập, ngày 20/12/1960.
Để duy trì Chế độ Sài Gòn, Mỹ đã tăng cường viện trợ quân sự. Đặc biệt kể từ
13


giữa thập kỷ 60 Mỹ đã gửi nửa triệu quân Mỹ và đồng minh đến miền Nam Việt
Nam trực tiếp tham chiến, và từ 5/8/1964 bắt đầu ném bom miền Bắc Việt Nam.
Nhưng nhân dân Việt Nam, theo lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh "Không có gì
quý hơn độc lập tự do", đã đứng vững và giành nhiều thắng lợi ở cả hai miền Nam
và Bắc. Năm 1973, Washington buộc phải ký hiệp định Paris về lập lại hoà bình ở
Việt Nam và rút toàn bộ quân đội Mỹ ra khỏi Việt Nam. Mùa xuân năm 1975, trên
tinh thần đại đoàn kết dân tộc và được sự đồng tình của nhân dân yêu chuộng hòa
bình, công lý và tiến bộ trên thế giới, các lực lượng vũ trang yêu nước Việt Nam đã
thực hiện cuộc tổng tiến công đập tan Chính quyền Sài Gòn, giải phóng miền Nam,
thống nhất đất nước. Ngày 25/4/1976, nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà được đổi
tên thành nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam với lãnh thổ bao gồm cả hai

miền Nam và Bắc. Năm 1977, Việt Nam trở thành thành viên của Liên hợp quốc.
Trong 10 năm đầu của thời kỳ sau chiến tranh, nhiều mục tiêu kinh tế - xã hội
không thực hiện được do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Nền kinh tế
Việt Nam rơi vào khủng hoảng, trì trệ, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn.
Đại hội VI của Đảng Cộng sản Việt Nam (1986) đã đề ra đường lối Đổi mới
với trọng tâm là đổi mới kinh tế. Đây là một mốc quan trọng trong quá trình phát
triển của dân tộc Việt Nam thời kỳ mới. Đường lối Đổi mới đã tiếp tục được Đảng
khẳng định và hoàn thiện qua các kỳ Đại hội sau đó. Trong hơn 20 năm qua, Việt
Nam từ một nước nhập khẩu lương thực đã trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ
hai thế giới, nhiều chủng loại hàng hóa được xuất khẩu và nhiều thương hiệu hàng
hóa được thế giới biết đến; kinh tế đạt tăng trưởng cao vào những năm cuối cùng
của thế kỷ XX và những năm đầu tiên của thế kỷ XXI, đời sống nhân dân ngày
càng được cải thiện và nâng cao, chính sách xã hội được chú trọng hơn hệ thống
pháp luật ngày càng được hoàn thiện, quản lý xã hội trên cơ sở luật pháp dần đi vào
nề nếp, an ninh quốc phòng được giữ vững, quan hệ quốc tế ngày càng mở rộng và
đi vào chiều sâu.
14


Trong suốt quá trình hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam, điểm nổi
bật chiếm vị trí hàng đầu và trở thành chuẩn mực, tư tưởng, văn hóa và là đạo lý
Việt Nam là tinh thần yêu nước, ý chí tự lập, tự cường, truyền thống đoàn kết vì
đại nghĩa dân tộc. Cuộc sống lao động gian khổ đã tạo ra truyền thống lao động
cần cù, sáng tạo và kiên nhẫn; yêu cầu phải liên kết lại để đấu tranh với những khó
khăn, thách thức đã tạo ra sự gắn bó giữa con người với thiên nhiên, giữa con
người với nhau trong mối quan hệ gia đình, láng giềng, dòng họ của người Việt.
Lịch sử cũng cho con người Việt Nam truyền thống tương thân tương ái, sống
có đạo lý, nhân nghĩa; khi gặp hoạn nạn thì đồng cam cộng khổ, cả nước một lòng;
tính thích nghi và hội nhập; lối ứng xử mềm mỏng và truyền thống hiếu học, trọng
nghĩa, khoan dung.

*
Việt Nam đang chịu sự tác động ngày càng lớn của quá trình toàn cầu hóa và
hội nhập quốc tế. Với bối cảnh đó và cùng với sự phát triển nhanh chóng của kinh
tế - xã hội đòi hỏi các nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam phải nâng cao năng lực lãnh
đạo, khả năng thích ứng và hội nhập. Nhìn nhận, đánh giá các yếu tố thuộc về tâm
lý - xã hội truyền thống có tác động đến tư tưởng, văn hóa lãnh đạo sẽ giúp cho
không những các bản thân các nhà lãnh đạo, quản lý Việt Nam mà cả những nhà
hoạch định chích sách có được những giải pháp khắc phục những hạn chế - tác
dụng tiêu cực; phát huy những mặt mạnh - tác dụng tích cực nhằm xây dựng và
phát triển tư tưởng, văn hóa lãnh đạo Việt Nam phù hợp với thời đại ngày nay./.
-----------------Tài liệu tham khảo:
1. GS.VS Trần Ngọc Thêm: Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb. Tổng hợp TP HCM,
2004.
2. PGS.TS Đỗ Minh Cương: Nhân cách doanh nhân - Văn hóa doanh nhân Việt Nam, Nxb.

15


CTQG, Hà Nội, 2010.
3. TS. Nguyễn Thế Kiệt: Ảnh hưởng của Đạo đức phong kiến trong cán bộ lãnh đạo quản
lý của Việt Nam hiện nay, Nxb. CTQG, Hà Nội, 2001.
4. Phạm Ngọc Thanh:, Đổi mới văn hóa lãnh đạo, quản lý - Lý luận và thực tiễn, Nxb Lao
động, Hà Nội, 2011.
5. Phan Ngọc: Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội, 2006.
6. Lê Ngọc Trà: Văn hóa Việt Nam - Đặc trưng và cách tiếp cận, Nxb Giáo dục, Hà Nội,
2007, trang 207.
7. GS.VS Phạm Minh Hạc - TS. Hồ Sĩ Quý: Nghiên cứu con người (Niên giám nghiên cứu
số 1), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, 2001.

16




×