TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
ĐƠN VỊ TỔ CHỨC
VIỆN NGHIÊN CỨU
KINH TẾ PHÁT TRIỂN
TẠP CHÍ
PHÁT TRIỂN KINH TẾ
TP. HỒ CHÍ MINH - 2006
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
MỤC LỤC
STT
Tên bài viết
Tác giả
Vũ Quốc Tuấn
Chuyên gia kinh tế
Trang
1
Phát triển bền vững
2
Gia nhập WTO và những vấn đề đặt PGS.TS. Trần Đình Thiên
ra
Viện Kinh tế Việt Nam
10
3
Cam kết gia nhập WTO và tác động PGS.TS Nguyễn Trọng Hòai
đối với nông nghiệp nông thôn Việt ThS. Võ Tất Thắng
Nam
ĐH Kinh tế TP.HCM
29
4
Nông nghiệp ĐBSCL trên con PGS. Đào Công Tiến
đường hội nhập vào WTO
ĐH Kinh tế TP.HCM
42
5
WTO Vấn đề nông phẩm
6
7
Kiến thức nông nghiệp: Hành trang
của nông dân trong quá trình hội
nhập kinh tế.
Các hạn chế đối với mục tiêu phát
triển bền vững của ngành tôm ở ven
biển ĐBSCL – Nhìn từ kinh nghiệm
tỉnh Bạc Liêu.
1
PGS.TS Nguyễn Phú Tụ
ĐH Kinh tế TP.HCM
48
PGS. TS Đinh Phi Hổ
ĐH Kinh tế TP.HCM
64
TS. Trần Tiến Khai
Viện Chính sách Chiến lược PT
NN NT, Cơ sở phía Nam
70
8
Chính sách tài chính – tiền tệ của GS.TS Nguyễn Thanh Tuyền
Việt Nam hậu WTO
Tạp chí Phát triển Kinh tế
81
9
Kinh doanh mạo hiểm Hội nhập GS.TS Hồ Đức Hùng
kinh tế quốc tế
GĐ Viện NCKT Phát triển
89
10
Doanh nghiệp Việt Nam trong hội Vũ Quốc Tuấn
nhập
Chuyên gia kinh tế
94
11
Doanh nghiệp việt nam trong tiến GS.TS Hoàng Thị Chỉnh
trình hội nhập
ĐH Kinh tế TP.HCM
106
12
Doanh nghiệp Việt Nam trong hội Nguyễn Anh Ngọc, MBA
nhập và phát triển
TT XTTM & ĐT TP.HCM
116
13
Doanh nghiệp Dệt may khi Việt PGS.TS Đào Duy Huân
Nam thực thi các cam kết WTO
Tạp chí Phát triển Kinh tế
122
14
Cách thức tiếp cận theo mô hình PGS.TS Trần Ngọc Thơ
cho phát triển bền vững
ĐH Kinh tế TP.HCM
126
TP.HCM, 29/12/2006
i
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
15
Vấn đề tài trợ xuất khẩu theo tinh GS.TS Võ Thanh Thu
thần của WTO, cơ hội và thách thức
đối với các doanh nghiệp Việt Nam ĐH Kinh tế TP.HCM
134
16
Dịch vụ Logistics hậu WTO
PGS.TS Đoàn Thị Hồng Vân
Th.S. Đoàn Trọng Hùng
ĐH Kinh tế TP.HCM
17
Để có thứ hạng trên đường đua
WTO – làm gì? và ai làm?
ThS. Trương Trọng Nghĩa
TT XTTM & ĐT TP.HCM
152
18
“Tiều thư” FDI và kinh tế Việt Nam
Tạ Thị Ngọc Thảo
Công ty T.T.N.T
165
19
Hội nhập kinh tế và tài nguyên địa TS. Trương Quang Thông
chính trị của Việt Nam
Đại học Quốc Gia TP.HCM
TP.HCM, 29/12/2006
ii
142
169
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG
Vũ Quốc Tuấn
Chuyên gia kinh tế
Phát triển bền vững là một quá trình toàn diện, bao gồm những biến đổi về kinh
tế, cũng như những biến đổi về xã hội, về văn hóa và giáo dục, khoa học và công nghệ,
về môi trường và sự phát triển của con người. Phát triển bền vững đang là thách thức
cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc
lựa chọn con dường, biện pháp và thể chế, chính sách bảo đảm phát triển bền vững
luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi nước trong bước đường phát triển.
Phát triển và tăng trưởng
Trước hết, xin nói về khái niệm “phát triển” và sự phân biệt giữa “tăng trưởng”
với “phát triển”. Trước đây, người ta thường dùng khái niệm “tăng trưởng” để nói về
một nền kinh tế, với chỉ tiêu thường dùng là tốc độ tăng của GDP, qua đó mà xem xét
một nước, một nền kinh tế tăng nhanh hoặc chậm. Thế nhưng, qua phân tích thì thấy
“tăng trưởng” nặng về số lượng, gần như chỉ quan tâm về kinh tế. Từ giữa thế kỷ 20,
xuất hiện lý thuyết mới về tăng trưởng, đề ra khái niệm “phát triển”, với nội hàm rộng
hơn, nhấn mạnh những khía cạnh chất lượng của tăng trưởng, bao gồm các mặt của
đời sông xã hội.
Thế nhưng “phát triển” là gì? Có nhiều định nghĩa được nêu ra, trong đó đáng
chú ý là định nghĩa được nhiều người nhất trí: “Phát triển là cái quá trình qua đó một
xã hội người cùng nhau phấn đấu đạt tới chỗ thỏa mãn được các nhu cầu mà xã hội ấy
coi là cơ bản và hiện đại”. Hội nghị của Liên hiệp quốc về Môi trường và phát triển
họp ở Rio de Janeiro năm 1992 đã nêu ra định nghĩa về phát triển bền vững là “một sự
phát triển thỏa mãn những nhu cầu của thế hệ hiện tại mà không làm hại tới khả năng
đáp ứng những nhu cầu của các thế hệ tương lai”; có phần nhấn mạnh khía cạnh bảo
vệ môi trường.
Như vậy, khi nói đến phát triển bền vững, người ta thường tập trung vào ba nội
dung, thường được coi là “ba trụ cột” là tăng trưởng kinh tế, công bằng xã hội và bảo
vệ môi trường. Tuy nhiên, theo nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới, cần quan niệm vấn
đề phát triển bền vững một cách toàn diện hơn, kể cả các khía cạnh kinh tế, văn hóa,
chính trị của sự phát triển.
TP.HCM, 29/12/2006
1
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
Thời gian gần đây, nhiều nghiên cứu đã đề cập vấn đề “chất lượng tăng
trưởng”. Từ năm 1996, Chương trình phát triển của Liên hiệp quốc (UNDP) đã liệt kê
05 loại “tăng trưởng xấu”, bao gồm: (i) Tăng trưởng không việc làm, nghĩa là tăng
trưởng nhưng không mở rộng cơ hội tạo thêm việc làm hoặc phải làm việc nhiều giờ
với thu nhập rất thấp với những công việc có năng suất lao động thấp trong nông
nghiệp và trong khu vực không chính thức; (ii) Tăng trưởng không lương tâm, nghĩa là
tăng trưởng mà thành quả của nó chủ yếu mang lại lợi ích cho người giàu, còn người
nghèo chỉ được hưởng ít, thậm chí số người nghèo tăng thêm, khoảng cách giàu nghèo
gia tăng; (iii) Tăng trưởng không có tiếng nói, nghĩa là tăng trưởng kinh tế không kèm
theo mở rộng dân chủ, trao quyền lực cho dân, ngược lại, đã chặn đứng tiếng nói khác,
dập tắt những đòi hỏi của dân quyền được tham dự nhiều hơn vào đời sống xã hội; (iv)
Tăng trưởng không gốc rễ, nghĩa là sự tăng trưởng khiến cho nền văn hóa của con
người trở nên khô héo; và (v) Tăng trưởng không tương lai, nghĩa là tăng trưởng trong
đó thế hệ hiện nay đã phung phí những nguồn lực (chủ yếu là tài nguyên thiên nhiên)
mà các thế hệ trong tương lai cần đến.
Phát triển bền vững
Từ những nghiên cứu trên đây, có thể tiếp cận vấn đề "phát triển bền vững"
gồm sáu nội dung như sau: 1. tăng trưởng kinh tế; 2. công bàng xã hội; 3. bảo vệ môi
trường; 4. phát triển văn hóa, giáo dục, công nghệ; 5. bảo đảm tự do, dân chủ và 6.
phát triển con người. Xin nêu lên một số vấn đề về phát triển bền vững ở nước ta và
một số gợi ý từ thực tiễn như sau.
Tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh.
Trong thời kỳ 2001-2005, kinh tế nước ta đã tăng trưởng bình quân khoảng
7,5%/năm; sắp tới, trong thời kỳ 2006-2010, như Đại hội X của Đảng (4-2006) đã
quyết định, chúng ta phấn đấu GDP đạt tốc độ bình quân 7,5 - 8%/năm, đồng thời
phấn đấu để đạt trên 8%/năm. Tăng trưởng nhanh là nhiệm vụ hết sức quan trọng, để
khắc phục tình trạng tụt hậu xa hơn nữa về kinh tế so với các nước trong khu vực. Đó
là vì hiện nay, GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương
đương của nước ta (2.300 USD) mới chỉ bằng 59,4% mức bình quân của khu vực
Đông Nam Á, đứng thứ bảy trong khu vực này, chỉ bằng 9,6% Singapore, bằng 12%
Brunei, 25,2% Malaysia, 32,8% Thái Lan, 55,2% Philippines và 71,2% Indonesia.
Mức đó của nước ta cũng chỉ bằng 50,2% Trung Quốc và bằng 86,1% Ấn Độ hiện nay.
Nếu như đến năm 2010 chúng ta đạt được mục tiêu 4.126 USD/người, thì vẫn còn kém
xa mức hiện nay của họ; cụ thể là chỉ bằng 98,9% Philippines, 58,9% Thái Lan, 45,2%
TP.HCM, 29/12/2006
2
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
Malaysia, 21,5% Brunei và 17,2% Singapore. Nhưng họ cũng tiếp tục tăng trưởng,
không dừng lại ở mức đó. Rõ ràng là tốc độ tăng trưởng 8%/năm vẫn chỉ là tốc độ của
sự tụt hậu; chưa phải tốc độ của sự đuổi kịp, càng không phải là tốc độ của sự vượt
lên, thu hẹp khoảng cách tụt hậu. Nếu chúng ta không đạt được tốc độ tăng trưởng
kinh tế cao hơn nữa thì nguy cơ tụt hậu xa hơn đã rõ.
Chính vì thế, không thể không thực hiện những giải pháp lớn như Đảng và Nhà
nước đã đề ra về giải phóng mạnh mẽ sức sản xuất, phát huy tiềm năng của các thành
phần kinh tế, khuyến khích phát triển mạnh kinh tế tư nhân, thu hút đầu tư nước ngoài,
đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và chủ động hội nhập kinh tế quốc
tế. Các cân đối kinh tế vĩ mô (tài chính, tiền tệ, giá cả ... ) cần được bảo đảm vững
chắc. Thể chế, chính sách cần được tiếp tục đổi mới theo hướng tạo lập đồng bộ các
loại thị trường cơ bản, thực hiện cơ chế cạnh tranh tự do, lành mạnh, thực hiện các
biện pháp nâng cao khả năng cạnh tranh quốc gia; tất cả phải tập trung cao độ cho tốc
độ hai con số của nền kinh tế.
Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội.
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã nhất trí cho rằng “tiến bộ xã hội” phản
ánh sự phát triển của một xã hội từ thấp đến cao, từ hình thái kinh tế-xã hội này đến
hình thái kinh tế-xã hội khác, thể hiển trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã
hội, cả về lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất; mà đích hướng tới là con người, vì
sự phát triển oàn diện của con người. Phát triển bền vững là phải gắn chặt thực hiện
tiến bộ xã hội với công bẵng xã hội. “Công bằng xã hội” được hiểu không chỉ là công
bằng trong phân phối thu nhập, mà rất quan trọng là sự bình đẳng trước các cơ hội về
việc làm, đầu tư và bình đẳng trước các cơ hội nâng cao nguồn vốn nhân lực và có
mức sống cao hơn; nói cách khác, tất cả mọi người dân trong xã hội đều có khả năng
tiếp cận các cơ hội phát triển. Trong thực tế, có thể có nước GDP/người đạt mức cao,
nhưng mức sống của đại đa số dân cư vẫn không được cải thiện một cách tương ứng,
vì phúc lợi xã hội do tăng trưởng mang lại đã bị rơi vào tay một nhóm nhỏ người trong
xã hội. Với các nước đang phát triển, dân nghèo vẫn chiếm đa số, thì các chính sách
nhằm xóa đói giảm nghèo có ý nghĩa rất quan trọng.
Thời gian qua, chúng ta đã đạt những thành tựu quan trong trong việc xóa đói
giảm nghèo, khuyến khích mọi người vươn lên làm giàu chính đáng; đồng thời giúp
người nghèo, hộ nghèo, vùng nghèo tự vươn lên thoát nghèo, có đời sống ngày càng
khá giả hơn. Thế giới đánh giá cao thành tích của nước ta trong việc thực hiện mục
tiêu thiên niên kỷ. Tuy nhiên, thành tựu xóa đói giảm nghèo chưa thật sự vững chắc;
nhiều vấn đề xã hội như thiếu việc làm, ma túy, mại dâm ... đang gây nhức nhối trong
TP.HCM, 29/12/2006
3
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
xã hội. Kinh nghiệm nhiều nước trên thế giới đã cho thấy, tăng trưởng kinh tế là công
cụ quan trọng để xóa đói giảm nghèo, nhưng nếu không quan tâm giải quyết sự bất
bình đẳng về thu nhập thì tăng trưởng kinh tế như vậy là không bền vững về mặt xã
hội, rất dễ dẫn đến bất ổn về mặt xã hội và có hại cho bước tăng trưởng tiếp theo. Hiện
nay, mức chênh lệch giữa thu nhập của 20% số hộ có thu nhập cao nhất so với 20% số
hộ có thu nhập thấp nhất đang có chiều hướng mở rộng: năm 1993 là 4,4 lần; năm
1996 là 7,3 lần, đến năm 2005 đã lên tới 9 lần. Tuy đó là một tất yếu trong quá trình
phát triển kinh tế của một nước đang phát triển, nhưng chúng ta đều mong rằng mức
chênh lệch này sẽ được thu hẹp dần theo đà phát triển kinh tế và thực hiện các chính
sách khác.
Chúng ta cần thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội ngay trong từng chính sách
phát triển kinh tế, trong từng lĩnh vực và từng vùng kinh tế, tăng trưởng kinh tế đi đôi
với phát triển xã hội, y tế, văn hóa, giáo dục và đào tạo, giải quyết các vấn đề xã hội vì
mục tiêu phát triển con người, bảo đảm cho mọi người dân đều có cơ hội bình đẳng
trong việc tiếp cận các cơ hội kinh doanh, thụ hưởng các phúc lợi xã hội, v.v... Đáng
quan tâm là trong xã hội, đang có những người giàu do những khoản thu nhập bất
chính (tham nhũng, buôn lậu, trốn thuế, lậu thuế, gian lận thương mại, kinh doanh lừa
đảo ...) hoặc thu nhập không chính đáng do kẽ hở của chính sách. Tham nhũng đang
phát triển trong nhiều cấp, nhiều ngành đang gây bức xức lớn trong xã hội, nếu không
được ngăn chặn sẽ là một nhân tố chủ yếu gây ra mất niềm tin của nhân dân đối với
Nhà nước.Mọi người đang nhức nhối và mong muốn phát hiện và trừng trị nghiêm
khắc bọn tham nhũng đang đục khoét tài sản của Nhà nước, hạch sách, nhũng nhiễu
dân và doanh nghiệp.
Phát triển kinh tế nông thôn, giải quyết việc làm và thu nhập cho lao động nông
thôn cũng là những vấn đề đang rất bức xúc. Nếu như, theo quy luật chung, một nền
kinh tế công nghiệp hóa lành mạnh phải thể hiện ở quá trình chuyển dần các tài
nguyên từ nông thôn (lao động, quỹ đất, các nguồn vốn và tài nguyên, nguyên liệu
khác) sang đô thị, từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, thì ở Việt Nam, tiến
trình đó diễn ra rất chậm chạp; lao động đang "tắc nghẽn" ở nông thôn. Lao động nông
thôn mới sử dụng khoảng 72 - 74% thời gian (khoảng 18 - 19 triệu người), hiện còn
khoảng 7 triệu lao động nông thôn chưa có hoặc thiếu việc làm. Chênh lệch về thu
nhập giữa cư dân nông thôn và thành thị và giữa các vùng nông thôn đang doãng ra.
Rõ ràng là cùng với việc thu hút lao động nông thôn qua công nghiệp và dịch vụ nhiều
hơn nữa, phải phát triển mạnh kinh tế nông thôn, mở mang thêm nhiều loại hình doanh
nghiệp phi nông nghiệp, mở mạng nhiều ngành nghề, tạo việc làm và thu nhập cho số
TP.HCM, 29/12/2006
4
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
lao động đang tăng nhanh hằng năm, nhất là ở những nơi đất nông nghiệp bị chuyển
đổi do đô thị hóa và công nghiệp hóa, coi đây là một nhiệm vụ quan trọng bảo đảm
duy trì sự ổn định xã hội cho đất nước.
Bảo vệ và cải thiện môi trường.
Trong thực tế, ở các nước đang phát triển, nguồn tài nguyên thiên nhiên có vai
trò rất lớn, đòng góp đáng kể vào tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, song nếu khai thác quá mức
nguồn tài nguyên này, dẫn tới hệ sinh thái bị mất cân đối nghiêm trọng, ô nhiễm môi
trường gia tăng, sẽ không chỉ ảnh hưởng tới thế hệ hiện tại mà còn ảnh hưởng cả đến
các thê hệ mai sau. Theo điều tra, Hà Nội mất 1 tỷ đồng mỗi ngày, do môi trường
không khí bị ô nhiễm (chưa nói đến ô nhiễm đất, nước). Thủ đô Bangkok Thái Lan 8
triệu dân, mỗi ngày cũng mất 1 triệu USD, do ô nhiễm. Đối với nước ta, đây thực sự là
một vấn nạn rất lớn song chưa được quan tâm đúng mức: rừng đang bị tàn phá, tỷ lệ
che phủ giảm sút, nhiều vấn đề về xử lý nước, chất thải, ô nhiễm môi trường chậm
được xử lý đang là nguy cơ lớn cho sự phát triển bền vững. Việc trồng rừng không chỉ
nhằm giữ vững môi trường sinh thái mà còn bảo đảm sự phát triển bền vững của đất
nước. Đáng quan tâm là phải mất bảy năm, diện tích che phủ rừng nước ta mới được
nâng từ 33,2% lên 36,7% (trong khi đó, yêu cầu tối thiểu cũng phải đạt 43%). Hậu quả
nặng nề của cơn bão số 7 đối với các tỉnh ven biển và của lũ quét đối với một số tỉnh
miền núi thời gian vừa qua đã cho thấy rõ nguyên nhân chủ yếu là do thiếu quan tâm
bảo vệ môi trường, không ngăn chặn được tệ nạn phá rừng ở vùng núi, phá rừng phòng
hộ, rừng ngập mặn, chắn sóng ở ven biển.
Vì vậy, các biện pháp khắc phục tình trạng hủy hoại hoặc gây ô nhiễm môi
trường cần được thực hiện chặt chẽ. Môi trường ở những nơi đang bị ô nhiễm nặng
như các khu công nghiệp, các làng nghề cần được quan tâm xử lý khẩn trương, trong
đó cần có sự đầu tư của Nhà nước và sự đóng góp của dân và doanh nghiệp. Các khu
công nghiệp cần có hệ thống xử lý nước thải tập trung; tại các thành phố, việc di
chuyển các cơ sở gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư cần được thực hiện khẩn trương hơn.
Doanh nghiệp có trách nhiệm khai thác tài nguyên hợp lý và tiết kiệm; ứng dụng công
nghệ sạch hoặc công nghiệp ít gây ô nhiễm môi trường.
Phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ.
Văn hóa, giáo dục và khoa học, công nghệ là những lĩnh vực có tác động trực
tiếp đến việc nâng cao năng suất, chất lượng của sản xuất, kinh doanh, cũng như nâng
cao chất lượng cuộc sống của người dân, không chỉ tác động trong thời gian ngắn mà
sẽ tác động lâu dài đến sự phát triển của một quốc gia. Đó là những lĩnh vực cần có
TP.HCM, 29/12/2006
5
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
biện pháp gắn bó chặt chẽ ngay trong từng bước phát triển, của cả nước cũng như
trong từng địa phương, cho đến từng gia đình và mỗi con người.
Theo Báo cáo năm 2006 của Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) công bố tháng 92006 về tính cạnh tranh, Việt Nam được xếp thứ 77/125 nước và vùng lãnh thổ, tụt ba
hạng so với năm ngoái. Báo cáo năm nay xem xét các nền kinh tế dựa trên chín trụ cột,
trong đó, Việt Nam được xếp thứ 74 về định chế, thứ 83 về kết cấu hạ tầng, thứ 53 về
kinh tế vĩ mô và 56 về y tế và giáo dục cấp một, thứ 90 về giáo dục đại học, 73 về hiệu
quả thị trường, 85 về công nghệ, 86 về sự thông hiểu kinh doanh và 75 về sáng tạo.
Đáng quan ngại nhất là tình trạng lạc hậu về khoa học, công nghệ nước ta đã ở
tình trạng báo động, ảnh hưởng xấu đến năng lực cạnh tranh và yêu cầu phát triển kinh
tế bền vững. Có thể ví dụ: riêng về đầu tư cho nghiên cứu khoa học và công nghệ
(R&D) của Việt Nam, xét về số tuyệt đối cũng như tương đối, đều thấp hơn so với các
nước trong khu vực. Xét theo tiêu chí R&D trên một chuyên viên nghiên cứu, con số
này của Việt Nam thấp hơn 4 lần so với Thái Lan, 7 lần so với Trung Quốc, 8 lần so
với Malaysia, 26 lần so với Singapore. Đáng chú ý là số cán bộ hoạt động R&D trong
các viện nghiên cứu của nước ta tương đối đông, nhưng chất lượng của lực lượng này
còn thấp so với nhiều nước trong khu vực và khả năng đáp ứng yêu cầu của xã hội còn
rất hạn chế, nhất là khả năng ứng dụng và sáng tạo công nghệ, khả năng ngoại ngữ và
sử dụng máy tính. Vốn đầu tư cho một cán bộ R&D ở Việt Nam cũng quá thấp: chỉ có
1.000USD/năm so với 18.000 USD ở Thái Lan và 19.400 USD ở Nhật Bản. Đầu tư
của doanh nghiệp Việt Nam cho R&D thấp hơn nhiều so với các nước: chỉ chiếm
khoảng 0,01% doanh thu, trong khi đó, tỷ lệ này tại các nước công nghiệp là 5 - 6% và
các nước phát triển là 10% doanh thu.
Xin nói thêm là trước yêu cầu nâng cao chất lượng của sự phát triển đất nước,
nhất là khi gia nhập WTO, vấn đề nhân lực đang trở thành thời sự, nhất là đối với
doanh nghiệp. Chúng ta đang thiếu rất nhiều công nhân lành nghề, những chuyên viên
kỹ thuật và nhà quản lý cấp cao, những doanh nhân có trình độ đáp ứng được yêu cầu
của tình hình mới. Một “cuộc chiến” giành giật chuyên viên có trình độ đang diễn ra
rất gay gắt, giữa các doanh nghiệp trong nước và với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài.
Ngày nay, khi khoa học và công nghệ đang trở thành động lực chủ yếu cho phát
triển và là yếu tố đầu vào quan trọng đối với mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, trước yêu
cầu toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, các nước trong khu vực đều đang tăng
tốc đào tạo nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ để bảo đảm sức
cạnh tranh của nền kinh tế; chúng ta cũng không thể ngoại lệ. Trước mắt, rất cần phát
TP.HCM, 29/12/2006
6
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
triển văn hóa, để văn hóa thực sự là nền tảng tinh thần của xã hội, nêu cao giá trị của
con người Việt Nam trong thời kỳ mới. Phải đổi mới mạnh mẽ tổ chức, mô hình, cơ
chế quản lý và phương pháp giáo dục để đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục và đào tạo,
khoa học và công nghệ, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, coi phát triển khoa
học, công nghệ cùng với phát triển giáo dục, đào tạo thực sự là quốc sách hàng đầu, là
nền tảng và động lực cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Bảo đảm tự do, dân chủ.
Tự do và dân chủ luôn luôn là khát vọng cháy bỏng của con người trong mọi
thời đại; tự do và dân chủ cũng luôn luôn là mục tiêu hàng đầu của mọi cuộc cách
mạng xã hội. Ở nước ta, tự do và dân chủ cũng đã được đặt thành một mục tiêu hàng
đầu của Đảng và Nhà nước ta trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước và đã
được quán triệt xuyên suốt ngay từ những năm đầu mới giành được độc lập cho đến
ngày nay. Hiến pháp năm 1946 đã quy định "Công dân Việt Nam có quyền: tự do ngôn
luận; tự do xuất bản; tự do tổ chức và hội họp; tự do tín ngưỡng; tự do cư trú, đi lại
trong nước và ra nước ngoài" (Điều 10). Tại Hiến pháp năm 1992 (hiện hành), quyền
tự do của công dân cũng đã được quy định rất rõ ràng (trong các điều từ 51 đến 74),
như tự do kinh doanh; tự do đi lại và cư trú; tự do ngôn luận; tự do báo chí; tự do tín
ngưỡng, tôn giáo, v.v... Từ Đại hội lần thứ IX của Đảng, từ “dân chủ” đã được bổ sung
vào mục tiêu tổng quát của nước ta, đó là “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng,
dân chủ, văn minh”. Cần khẳng định rằng toàn bộ hệ thống thể chế, chính sách phát
triển kinh tế, xã hội của Nhà nước ta từ trước đến nay đều đã thể hiện yêu cầu bảo đảm
các quyền tự do, dân chủ đó của công dân và của các doanh nghiệp.
Từ khi công cuộc đổi mới được triển khai đến nay, việc mở rộng dân chủ đã
được thực hiện trên mọi mặt của đời sống xã hội, từ chínhb trị đến kinh tế, văn hóa, xã
hội, ở tất cả các cấp, các ngành. Về kinh tế, khi mọi công dân có quyền tự do đầu tư,
kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề, địa bàn mà pháp luật không cấm; có
quyền bất khả xâm phạm về quyền sở hữu tài sản hợp pháp, kinh tế dân doanh đã khởi
sắc, hàng chục vạn doanh nghiệp, tổ sản xuất kinh doanh ra đời. Từ khi Luật Doanh
nghiệp có hiệu lực (năm 2000), tỷ trọng của kinh tế dân doanh trong tổng vốn đầu tư
toàn xã hội cũng đã không ngừng tăng lên: từ 22,9% năm 2000; 22,6% năm 2001;
26,2% năm 2002; 29,7% năm 2003; 30,9% năm 2004 và 32,1% năm 2995. Đó chính là
những biểu hiện nổi bật của tự do, dân chủ trong xã hội mới.
Ngày nay, Đảng và Nhà nước ta đang thực hiện nhiều biện pháp để thực hiện
đại đoàn kết dân tộc, coi đây là nguồn sức mạnh, động lực chủ yếu và nhân tố quyết
định bảo đảm sự bền vững của công cuộc phát triển đất nước trong thời gian tới.
TP.HCM, 29/12/2006
7
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
Chúng ta đang xây dựng Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư áp dụng chung cho mọi
loại hinh doanh nghiệp không phân biệt thành phần kinh tế và hình thức sở hữu, là một
biểu hiện cụ thể bảo đảm công bằng, bình đẳng trong kinh doanh. Chúng ta cũng đang
triển khai cuộc vận động phát huy dân chủ tại cơ sở. Tất cả hoạt động kinh tế, xã hội
đang xúc tiến trên đất nước ta đều nhằm mục tiêu "dân giàu, nước mạnh, xã hội công
bằng, dân chủ, văn minh", thể hiện sinh động tiến trình bảo đảm tự do, dân chủ trong
điều kiện nước ta.
Cần nhấn mạnh rằng, trong một xã hội dân chủ, Nhà nước cơ quan được dân
bàu ra và cử ra để thi hành Hiến pháp và pháp luật, công chức phải thực sự là “công
bộc” của dân, là người được dân giao cho và trả tiền công để thực hiện nhiệm vụ quản
lý đất nước theo pháp luật; họ không phải là người đứng trên dân, trên pháp luật, có
quyền ban phát, có quyền “cho” và đòi hỏi dân và doanh nghiệp phải “xin”. Chính vì
vậy, phải có các thiết chế để nghe dân nói, đối thoại với dân, có trách nhiệm với dân.
Phát triển con người.
Con người luôn được đặt vào vị trí trung tâm của phát triển xã hội. Theo nghĩa
rộng, khái niệm phát triển con người bao trùm tất cả các khía cạnh trong cuộc sống của
mọi cá nhân, từ tình trạng sức khỏe tới sự tự do về kinh tế và chính trị. Báo cáo Phát
triển con người năm 1990 của Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đã
nhấn mạnh "Phát triển con người là mục dích cuối cùng, tăng trưởng kinh tế là phương
tiện"; đồng thời chỉ rõ “Mục tiêu căn bản của phát triển là tạo ra một môi truờng
khuyến khích con người được hưởng cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và sáng tạo” và
định nghĩa phát triển con người như là “một quá trình mở rộng phạm vi lựa chọn của
người dân”.
Chỉ số phát triển con người HDI (các chỉ số về y tế, giáo dục, tuổi thọ và mức
sống) mà Chương trình phát triển Liên hiệp quốc (UNDP) đang dùng chính là nhằm
thể hiện kết quả của việc chuyển các lợi ích của tăng trưởng kinh tế vào chất lượng
cuộc sống cho người dân mỗi nước. HDI có giá trị giữa 0 và 1, với 1 là con số lý
tưởng. Năm 2005, Việt Nam được 0,704 điểm xếp 108/177 quốc gia và vùng lãnh thổ
được xếp hạng, đứng thứ 9 trong ASEAN+3 (trên Indonesia – 0,697 điểm; Mianma –
0,578; Campuchia – 0,571; Lào – 0.545; và Đông Timo – 0,513). Xin lưu ý là cùng
năm 2005, Nhật Bản được 0,943 điểm, xếp thứ 11/177; Xingapore 0,907, thứ 25; Hàn
Quốc 0,901, thứ 28; Malaysia 0,796, thứ 61; Thái Lan 0,778, thứ 73; Philippines
0,758, thứ 84; Trung Quốc 0,775, thứ 85. Năm 2006, Việt Nam được xếp thứ 109/177,
vì trong Báo cáo năm nay, UNDP nhấn mạnh đến hai tiêu chí cung cấp nước sạch và
vệ sinh (có đến 15% trẻ em không được tiếp cận nước sạch và 39% trẻ em không được
TP.HCM, 29/12/2006
8
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
tiếp cận các điều kiện vệ sinh phù hợp). Mục tiêu của chúng ta là nâng cao chỉ số HDI
để đến năm 2020 đạt nhóm 30 – 40 số nước trên cùng của thế giới.
Nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới nhấn mạnh sự liên quan chặt chẽ giữa tăng
trưởng kinh tế và phát triển con người. Tăng trưởng kinh tế cung cấp nguồn lực cho
phép duy trì những tiến bộ về phát triển con người; mặt khác, những tiến bộ về chất
của lực lượng lao động là yếu tố đóng góp quan trọng cho tăng trưởng kinh tế. Thế
nhưng, trong thực tiến, nhiều khi người ta thường chỉ nhấn mạnh yêu cầu tăng trưởng
kinh tế mà xem nhẹ, thậm chí bỏ qua những yêu cầu về phát triển con người.
Chính vì vậy, chúng ta quan tâm hơn nữa thực hiện các giải pháp để nâng cao
sức khỏe cho người dân, bảo đảm các nhu cầu về học tập, nâng cao trình độ người lao
động phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế, chăm lo các dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khỏe tại cơ sở, bảo đảm nước sạch và vệ sinh môi trường, v.v... Mọi người dân, nhất là
lớp thanh niên, được tạo điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ, được thỏa sức sáng tạo,
biến những ước mơ, hoài bão của họ thành những hành động cụ thể góp phần phát
triển đất nước. Nhà nước cần có chiến lược đào tạo, bồi dưỡng và trọng dụng nhân tài.
Đó chính là chỗ dựa vững chắc để phát triển bền vững.
Tóm lại, từ kinh nghiệm của thế giới ngày nay và thực tiễn Việt Nam, có thể
quan niệm "phát triển bền vững" một cách toàn diện hơn, gồm đủ sáu nội dung trên
đây, gắn tăng trưởng kinh tế với phát triển văn hóa; phát triển oàn diện con người;
thực hiện dân chủ, tiến bộ và công bằng xã hội. Mục tiêu phát triển bền vững ở nước
ta có thể khái quát là: đạt được sự đầy đủ về vật chất, sự giàu có về tinh thần và văn
hóa, sự bình đẳng của các công dân, sự đồng thuận của xã hội, sự hài hòa giữa con
người và tự nhiên. Có thế nhấn mạnh rằng tất cả các nội dung trên đều xuất phát từ
quan điểm xuyên suốt: vì sự phát triển toàn diện của con người – trung tâm của mọi sự
phát triển. Ngày nay, trước yêu cầu cao hơn của sự nghiệp đổi mới và phát triển đất
nước và gia nhập WTO, hội nhập sâu hơn, toàn diện hơn vào kinh tế quốc tế, cuộc
cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu sẽ rất gay gắt, chúng ta phải tập trung sức thực hiện
các giải pháp để chăm lo cho sự phát triển của con người, đặc biệt là tôn trọng và
phát huy những năng lực tiềm ẩn trong con người Việt Nam, đó chính là bảo đảm cho
sự phát triển nhanh và bền vững của nước ta.
TP.HCM, 29/12/2006
9
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
GIA NHẬP WTO VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA
PGS.TS Trần Đình Thiên
Viện Kinh tế Việt Nam
I. TIẾN TRÌNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ CỦA VIỆT NAM
Thực tiễn đổi mới chỉ ra rằng mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế là yếu tố thúc
đẩy và hỗ trợ mạnh mẽ quá trình cải cách thể chế bên trong, thu hút và sử dụng rộng
rãi, có hiệu quả các nguồn lực bên ngoài, tạo điều kiện để khơi dậy và tích cực phát
huy tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Vai trò và tác động to lớn đó làm cho quá trình
mở cửa, hội nhập thực sự đóng vai trò là một động lực tăng trưởng và phát triển chủ
yếu, tạo sự chuyển biến chất lượng sâu sắc trong xã hội, tăng cường tiềm lực kinh tế
quốc gia, bảo đảm cho quá trình phát triển diễn ra nhanh và bền vững, góp phần nhanh
chóng nâng cao vị thế và uy tín quốc tế của đất nước.
Để đạt được kết quả đó, trong 20 năm qua, quá trình mở cửa và hội nhập kinh tế
quốc tế ở nước ta diễn ra liên tục, nhất quán, được thực hiện một cách chủ động và gắn
kết chặt chẽ với cải cách thể chế bên trong.
Bước vào đổi mới, việc chủ động mở cửa gắn với quá trình chuyển nền kinh tế
sang cơ chế thị trường đã giúp nước ta thoát khỏi tình trạng bao vây và cấm vận kinh
tế, từng bước mở rộng quan hệ với các nước trong khu vực và trên thế giới, xác lập và
củng cố vị thế của Việt Nam trên nền kinh tế toàn cầu và khu vực.
Trên cơ sở những kết quả bước đầu rất quan trọng của 10 năm đầu đổi mới,
nước ta gia nhập Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), tham gia Khu vực
Mậu dịch Tự do ASEAN (AFTA) với việc cam kết mở cửa thị trường về thương mại
hàng hoá, dịch vụ và đầu tư.
Năm 2000, sau 5 năm đàm phán, Việt Nam và Hoa Kỳ đã ký Hiệp định thương
mại song phương (BTA). Hiệp định này có nội dung bao quát các lĩnh vực thương mại
hàng hoá, thương mại dịch vụ, sở hữu trí tuệ và các vấn đề đầu tư liên quan đến
thương mại. Đây là hiệp định có nội dung rộng, bao quát các lĩnh vực theo quy định
của Tổ chức Thương mại Thế giới. Nó mở ra những cơ hội to lớn và tạo sự đột phá
phát triển mạnh cho nền kinh tế nước ta.
Bắt đầu từ năm 2002, cùng với các nước ASEAN, chúng ta tham gia các hiệp
định mậu dịch tự do ASEAN – Trung Quốc, ASEAN - Ấn Độ, ASEAN – Hàn Quốc,
ASEAN – Úc và New Zealand. Phạm vi điều chỉnh và độ sâu của các hiệp định này về
cơ bản giống phạm vi điều chỉnh và độ sâu của Hiệp định Mậu dịch Tự do ASEAN.
TP.HCM, 29/12/2006
10
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
Với những bước đi đó, Việt Nam đã hội nhập vào một khu vực thị trường rộng
lớn và có sức tăng trưởng nhanh nhất thế giới, cũng là khu vực thị trường có tính cạnh
tranh rất cao, bao gồm những đối tác có năng lực cạnh tranh rất mạnh so với nước ta.
Đó là những bước đi quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế của
nước ta, diễn ra trên các cấp độ song phương và khu vực. Chúng vừa tạo ra các tiền đề
và cơ sở vật chất - kỹ thuật, vừa cung cấp những bài học cần thiết để chúng ta thực
hiện một bước hội nhập có tầm quan trọng đặc biệt ở cấp độ đa phương toàn cầu là gia
nhập Tổ chức Thương mại Thế giới.
Ngày 7/11/2006, sau 11 năm kiên trì đàm phán gia nhập trên cả 2 kênh - song
phương (mở cửa thị trường) và đa phương (thực hiện các hiệp định WTO), đồng thời
với các nỗ lực cải cách thể chế, củng cố và tăng cường các cơ sở tăng trưởng và phát
triển trong nước, nước ta chính thức được kết nạp vào WTO, trở thành thành viên thứ
150 của tổ chức này.
Đối với nước ta, việc gia nhập WTO là một sự kiện có ý nghĩa đặc biệt. Nó
đánh một dấu mốc lớn trong toàn bộ quá trình đổi mới và phát triển của nước ta.
Việc gia nhập WTO gắn với việc kết thúc một chặng phát triển 20 năm đầu tiên
của công cuộc đổi mới, là kết quả tất yếu của quá trình phát triển nền kinh tế thị trường
mở cửa theo định hướng XHCN của nước ta.
Việc kết nạp nước ta làm thành viên WTO cũng là sự thừa nhận quốc tế chính
thức đối với những thành tựu to lớn mà Việt Nam đã đạt được trong quá trình đổi mới
vừa qua, đồng thời, xác nhận triển vọng phát triển sáng sủa của Việt Nam trong dòng
phát triển chung của thế giới hiện đại.
Gia nhập WTO là sự cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế về quyết tâm
đổi mới và phát triển, về trách nhiệm và nghĩa vụ tham gia đóng góp thực hiện các sứ
mệnh toàn cầu. Việc trở thành thành viên WTO xác nhận tư cách độc lập và vị thế
bình đẳng của Việt Nam trong cộng đồng thế giới. Tư cách và vị thế này gắn với
quyền lợi, trách nhiệm và nghĩa vụ của nước ta trong sự nghiệp phát triển kinh tế
chung của loài người, theo các cam kết WTO, đồng thời, tạo thế và lực mới để nước ta
hội nhập sâu và hiệu quả hơn ở các cấp độ song phương và khu vực.
Sự kiện gia nhập WTO đánh dấu sự tiếp nối - phát triển liên tục của quá trình
hội nhập kinh tế quốc tế ở nước ta. Trở thành thành viên WTO, Việt Nam thực sự
bước vào giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế toàn diện, trên tất cả các cấp độ và thực
chất. Đây là một khởi điểm mới của quá trình hội nhập. Trên cơ sở các cam kết WTO,
dựa vào khuôn khổ WTO, Việt Nam sẽ đẩy mạnh tiến trình hội nhập sâu, toàn diện và
hiệu quả trên các cấp độ song phương và khu vực, đặc biệt là với các đối tác chiến
lược.
TP.HCM, 29/12/2006
11
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
Với các ý nghĩa nêu trên, việc gia nhập WTO mở ra một giai đoạn phát triển
mới của nước ta, giai đoạn phát triển trong bối cảnh nền kinh tế nước ta hội nhập sâu
và toàn diện vào nền kinh tế thế giới đang biến đổi rất nhanh và sâu sắc. Hai mươi năm
đổi mới là 20 năm đóng thuyền và chuẩn bị các điều kiện cho cuộc hành trình lớn. Gia
nhập WTO, con thuyền Việt Nam chính thức tiến ra biển lớn để tham gia cuộc đua
tranh phát triển với toàn thế giới.
Trong giai đoạn tới, quá trình chuyển đổi và phát triển của nước ta diễn ra trong
những điều kiện đặc thù.
Thứ nhất, quá trình đó diễn ra trong khuôn khổ tuân thủ các quy tắc và cam kết
WTO.
Thứ hai, nó chịu sự tác động mạnh mẽ của bối cảnh quốc tế mới mẻ và phức
tạp.
Để xác định những cơ sở chung cho việc định hình tư tưởng chiến lược về phát
triển kinh tế - xã hội nói chung, chiến lược CNH, HĐH nói riêng ở nước ta trong giai
đoạn tới, trước hết, cần nhận diện rõ điều kiện và bối cảnh phát triển mới đó.
a/. Nền kinh tế thế giới đang chuyển sang một trình độ phát triển mới, rất
cao. Đó là trình độ kinh tế tri thức. Thời đại công nghiệp cơ khí đang được thay thế
bằng thời đại kinh tế tri thức. Ở trình độ phát triển này, xuất hiện lợi thế phát triển mới
là năng lực tri thức và công nghệ cao. Nguồn lực phát triển quan trọng nhất là trí tuệ
con người, là nguồn nhân lực trình độ và chất lượng cao. Đây là lợi thế phát triển chủ
yếu của thời đại. Quốc gia, công ty nào làm chủ được lợi thế này sẽ giành được ưu thế
và thắng lợi trong cạnh tranh để thu được lợi ích phát triển lớn hơn.
Sự nhận diện tình thế phát triển này có hàm ý chiến lược rõ ràng: Nước đi sau,
để giải quyết được các vấn đề phát triển của mình và thu hẹp khoảng cách phát triển
với các nước đi trước, phải thay đổi căn bản tư duy phát triển; phải lựa chọn chiến
lược và chính sách phát triển theo một quan điểm và cách tiếp cận mới.
b/. Nền kinh tế thế giới đang phát triển trong một khuôn khổ và theo một xu
hướng rất mới là toàn cầu hóa kinh tế. Toàn cầu hóa kinh tế là một xu hướng khách
quan, có nội dung cơ bản là hình thành một hệ thống phân công lao động quốc tế mới,
cấu trúc theo nguyên lý “mạng” toàn cầu, với sự đan xen, kết hợp chặt chẽ của các quá
trình sản xuất được thực hiện bằng các công nghệ hiện đại, thông qua môi trường tự do
hóa di chuyển các sản phẩm và các nguồn lực. Toàn cầu hóa được coi là một cơ hội
lớn cho các nước đi sau nhanh chóng gia nhập vào quỹ đạo phát triển hiện đại của thế
giới, vươn nhanh tới các thành tựu phát triển cao của loài người để giải quyết các vấn
đề phát triển (tăng trưởng, việc làm, nâng cao trình độ công nghệ - kỹ thuật). Bỏ qua
toàn cầu hóa, quốc gia sẽ bị “đặt ra bên ngoài lề của sự phát triển hiện đại”.
TP.HCM, 29/12/2006
12
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
Hai điều kiện, hai tình huống phát triển cơ bản của thời đại nêu trên đem lại một
cơ hội phát triển lớn cho các chủ thể phát triển, nhất là các nước kém phát triển đi sau.
Để tận dụng được cơ hội này, các nước đi sau phải thay đổi mô hình phát triển cũ, đổi
mới tư duy hướng nội, bảo hộ, chuyển sang mô hình và tư duy phát triển mới, hướng
ngoại, tự do hóa và hội nhập quốc tế.
c/. Từ việc đúc kết kinh nghiệm phát triển hiện đại của thế giới, ba nhận xét
quan trọng về cách tư duy phát triển mới được rút ra. Đó là:
Thứ nhất, các nước đang phát triển muốn thu hẹp khoảng cách với các nước đi
trước thì trước hết và cơ bản, phải rút ngắn khoảng cách về tri thức và công nghệ.
Thứ hai, nước nào mạnh dạn bước vào công nghệ cao, chuyển nhanh sang kinh
tế tri thức thì sẽ tạo được nhảy vọt phát triển. Các nền kinh tế Đông Á (Hàn Quốc, Đài
Loan, Singapore, Malaysia, Thái Lan, đặc biệt là Trung Quốc hiện nay) và Ấn Độ
đang chứng tỏ một sự thần kỳ phát triển mới theo cách này.
Thứ ba, mở cửa, hội nhập, chủ động tham gia vào toàn cầu hóa là cách thức cơ
bản để thu hẹp khoảng cách so với các nước phát triển. Nước nào chủ động mở cửa,
tích cực hội nhập kinh tế quốc tế thì nhanh chóng nâng cao được năng lực cạnh tranh,
thu được lợi ích phát triển to lớn. Cùng với nhiều nước Đông Á, Việt Nam cũng là
một minh chứng rõ ràng của kinh nghiệm phát triển này.
Tư duy và quan điểm phát triển mới đó chứa đựng những gợi ý quan trọng cho
việc xây dựng chiến lược “rượt đuổi” cho các nước đi sau. Chiến lược đó bao gồm
những nội dung then chốt sau:
Một, cần nhanh chóng từ bỏ mô hình phát triển - rượt đuổi truyền thống, là mô
hình coi mục tiêu tăng trưởng GDP (mục tiêu “vật”) là trung tâm, đạt được chủ yếu
thông qua việc tăng mạnh khối lượng đầu vào, khai thác tối đa tài nguyên để chuyển
sang mô hình phát triển - rượt đuổi hiện đại, theo đó, lấy mục tiêu phát triển con người
làm trung tâm, và dựa chủ yếu vào nguồn nhân lực chất lượng cao (năng lực trí tuệ
cao, tiềm năng công nghệ lớn) để thực hiện.
Hai, mô hình phát triển - rượt đuổi hiện đại lấy việc bám đuổi tri thức, bám
đuổi công nghệ làm cốt lõi, coi việc “tăng cường hợp tác với các nước có lợi thế khoa
học - công nghệ cao, sử dụng lợi thế đó để phát triển kinh tế” là mấu chốt để thoát khỏi
tình trạng kém phát triển.
Ba, để đạt được mục tiêu rượt đuổi và tiến kịp thế giới, việc tăng cường mở
cửa, hội nhập kinh tế quốc tế đóng vai trò là một trong những phương thức, nội dung
chủ yếu của chiến lược phát triển. Thu hút đầu tư nước ngoài, phát triển ngoại thương
trở thành những động lực chủ yếu của sự phát triển và là đòn bẩy mạnh mẽ nhất để đưa
đất nước thoát khỏi tình trạng tụt hậu phát triển.
TP.HCM, 29/12/2006
13
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
d/. Tình thế phát triển rất mới, cần đặc biệt lưu ý, nhất là đối với Việt Nam, là
sự trỗi dậy của các nền kinh tế đang phát triển khổng lồ (Trung Quốc và Ấn Độ).
Trong khung cảnh cuộc đua tranh phát triển đang diễn ra sôi động, nhất là ở khu vực
châu Á, sự trỗi dậy của hai nền kinh tế này làm xuất hiện một cục diện phát triển rất
mới trong khu vực và trên phạm vi toàn cầu.
Trung Quốc và Ấn Độ đang và tiếp tục đóng vai trò là động lực tăng trưởng
mạnh của nền kinh tế thế giới; đồng thời cũng tạo ra những thách thức cực kỳ lớn.
Trong số các thách thức này, nhìn từ góc độ lợi ích chiến lược của Việt Nam, nổi lên
mấy điểm sau:
+ Quy mô lớn và tốc độ tăng trưởng cao của hai nền kinh tế này đang tạo ra một
tương quan cung cầu mới về nguyên liệu, năng lượng trên thị trường thế giới. Về dài
hạn, thế giới sẽ phải chịu sự căng thẳng ngày càng tăng trong việc cung cấp các yếu tố
đầu vào (gia tăng mức độ khan hiếm, thúc đẩy cạnh tranh mua). Hậu quả là giá các
loại nguyên liệu, năng lượng trên thị trường thế giới sẽ có xu hướng tăng lâu dài. Đó là
cơ sở của lạm phát, bất ổn định; làm gia tăng tranh chấp và xung đột, không chỉ trong
lĩnh vực kinh tế mà cả trong các lĩnh vực chính trị, quân sự và xã hội.
+ Cũng từ sự tăng trưởng mạnh mẽ của hai nền kinh tế khổng lồ, hai “đại công
xưởng” của thế giới hiện đại, việc cạnh tranh bán sản phẩm sẽ trở nên quyết liệt hơn.
Những nền kinh tế có cơ cấu giống với hai nền kinh tế này sẽ gặp khó khăn rất lớn
trong việc tiêu thụ sản phẩm. Thậm chí, sẽ có những nước bị đẩy bật ra khỏi thị trường
nhiều sản phẩm, bị loại ra ngoài hệ thống phân công lao động thế giới và khu vực.
+ Với sự trỗi dậy của Trung Quốc và Ấn Độ, tương quan sức mạnh kinh tế trên
thế giới và trong khu vực thay đổi mạnh mẽ. Tất cả các nước trên thế giới và ở Đông
Á phải thường xuyên điều chỉnh chiến lược kinh tế, quốc phòng, an ninh, ngoại giao
của mình theo sự thay đổi này.
Việt Nam, do thực lực yếu hơn và còn kém phát triển hơn Trung Quốc và Ấn
Độ trên nhiều mặt, do vị thế và vị trí địa - chiến lược đặc thù (Indochina), phải đặc biệt
lưu ý đến hai biến số quyết định này để có giải pháp ứng phó, thích nghi và giành
thắng lợi.
Những cơ hội và thách thức phát triển của Việt Nam trong giai đoạn “hậu gia
nhập WTO” là mang tính đặc thù. Để đạt được mục tiêu phát triển đất nước nhanh bền
vững, để làm cơ sở tìm kiếm và lựa chọn chiến lược và các giải pháp phát triển đúng
cho giai đoạn tới, cần xác định trúng và rõ cả cơ hội lẫn thách thức đặc thù.
TP.HCM, 29/12/2006
14
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
II. NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA VIỆC VIỆT NAM GIA NHẬP WTO
II.1. Điều kiện gia nhập WTO đặc thù của Việt Nam .
Gia nhập WTO diễn ra trên cơ sở đàm phán một chiều (chỉ một bên đưa ra các
điều kiện và quyết định kết quả đàm phán). Việt Nam gia nhập WTO muộn, theo quy
định của WTO, phải chịu các điều kiện gia nhập khó hơn (trong trường hợp tốt nhất là
ngang bằng) các nước gia nhập trước. Trong khi đó, vị thế mặc cả của Việt Nam
không lớn do quy mô kinh tế và trình độ phát triển thấp. Do vậy, về cơ bản, để gia
nhập WTO, Việt Nam phải cam kết các điều kiện được coi là WTO+.
Đồng thời, trong khi phải thực hiện các cam kết khó khăn hơn, Việt Nam vẫn
phải thực hiện một loạt nhiệm vụ lịch sử đang đặt ra: tiến hành chuyển đổi "kép" trên
cơ sở một xuất phát điểm thấp.
Về thực chất, trong giai đoạn tới, Việt Nam phải đảm đương đồng thời 3 sứ
mệnh lớn:
i) Chuyển từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang kinh tế thị trường;
ii) Chuyển từ nền kinh tế kém phát triển thu nhập thấp sang nền kinh tế phát
triển thu nhập cao;
iii) Chuyển từ nền kinh tế đóng cửa, hướng nội sang nền kinh tế mở cửa và hội
nhập quốc tế.
Việc thực hiện các sứ mệnh đó là nhằm đạt mục tiêu chiến lược: thu hẹp nhanh
khoảng cách tụt hậu so với các nước đi trước.
Các vấn đề đặt ra cho Việt Nam - tổng thể hay từng mặt cụ thể, ví dụ như hội
nhập quốc tế, có nhiều nộị dung mới và phức tạp so với các nước đi trước (đơn cử một
ví dụ: Việt Nam phải vừa hội nhập, vừa cạnh tranh với Trung Quốc, một đối thủ cạnh
tranh lớn và mạnh mà trước đây, các nền kinh tế như Malaysia, Thailand, thậm chí,
Hàn Quốc, không phải đương đầu). Vấn đề càng khó khăn hơn vì Việt Nam xuất phát
muộn, kém phát triển hơn, lại đang trong quá trình chuyển đổi và buộc phải giải quyết
các vấn đề gia nhập WTO trong một thời gian ngắn hơn.
Nhìn tổng thể, các điều kiện thực thi hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam là
khó khăn gấp bội. Chi phí đánh đổi khi tiến hành hội nhập chắc chắn là không nhỏ.
Tuy nhiên, bên cạnh những thách thức lớn, cơ hội mới mở ra cho Việt Nam cũng rất
nhiều.
II.2. Sứ mệnh của việc gia nhập WTO
Việt Nam đang đặt mục tiêu phát triển hết sức tham vọng cho giai đoạn tới (thu
hẹp khoảng cách tụt hậu phát triển với thế giới và "về cơ bản trở thành nước công
nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020".
TP.HCM, 29/12/2006
15
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
Để đạt được mục tiêu đó, nền kinh tế Việt Nam phải có những động lực mạnh
để:
i) Đẩy mạnh cải cách thể chế. Việt Nam phải tiến nhanh hơn trên con đường trở
thành một nền kinh tế thị trường hiện đại, có năng lực hội nhập cao.
ii) Nâng cao tốc độ tăng trưởng và bảo đảm tăng trưởng cao bền vững.
Dựa vào lực lượng nào và với động lực nào để thực hiện hai nhiệm vụ khó khăn
đó? Câu hỏi này đến nay vẫn chưa có câu trả lời thật rõ ràng. Tuy nhiên, kinh nghiệm
đã đưa ra nhiều gợi ý để giải quyết vấn đề mà một trong những gợi ý quan trọng nhất
là "dựa vào hội nhập và tận dụng tối đa cơ hội của việc trở thành thành viên WTO".
Bản thân hội nhập quốc tế và gia nhập WTO là mục tiêu. Song hội nhập cũng
chính là điều kiện cơ bản và là cơ hội lớn để Việt Nam giải quyết các vấn đề phát triển.
Để nhanh chóng thu hẹp khoảng cách phát triển với thế giới và đạt mục tiêu công
nghiệp hóa đầy tham vọng, Việt Nam phải áp dụng đầy đủ, triệt để và nhất quán
nguyên tắc "tăng trưởng và phát triển trong môi trường toàn cầu hóa và dựa vào hội
nhập quốc tế".
Trong toàn bộ mục tiêu hội nhập quốc tế thì trở thành thành viên WTO được
coi là một động lực cơ bản nhất của toàn bộ quá trình cải cách thể chế và phát triển
kinh tế của Việt Nam trong giai đoạn tới. Định hướng này được coi là cách tiếp cận
phát triển và hội nhập chủ yếu của Việt Nam hiện nay.
Thực tế 20 năm đổi mới vừa qua cho thấy cứ mỗi lần Việt Nam mở cửa và hội nhập
mạnh hơn vào thế giới và khu vực thì nền kinh tế lại đạt được những kết quả tăng
trưởng ngoạn mục hơn trên mọi lĩnh vực.
Hai bằng chứng rõ nét về vai trò động lực này là giai đoạn Việt Nam bắt đầu mở cửa
ra bên ngoài vào cuối thập niên 1980 đầu thập niên 1990 và giai đoạn sau khi Việt
Nam ký Hiệp định thương mại song phương với Mỹ cuối năm 2001. Tại hai giai đoạn
này, nhờ có những hành động mở cửa và hội nhập quyết liệt, xuất khẩu và vốn đầu tư
nước ngoài trực tiếp tăng vọt, trở thành hai động lực tăng trưởng mạnh nhất cho nền
kinh tế.
Đối mặt với tình huống và các yêu cầu phát triển mới nêu trên, cho đến nay,
vẫn chưa có những công trình nghiên cứu phân tích, đánh giá toàn diện và cụ thể các
vấn đề "sau gia nhập WTO" đặt ra cho Việt Nam. Một chiến lược thực sự rõ nét và đủ
tầm bao quát để dẫn dắt quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế trong môi trường
hội nhập và cạnh tranh quốc tế "hậu WTO" vẫn là cái đang được mong đợi. Trong khi
đó, khu vực doanh nghiệp vẫn còn giữ thái độ quan sát và chờ đợi điều gì sẽ xẩy ra khi
Việt Nam trở thành thành viên WTO hơn là nhập cuộc thực sự vào sân chơi toàn cầu.
Sự lạc quan, bình tĩnh như vậy có lẽ là vấn đề đáng suy nghĩ.
TP.HCM, 29/12/2006
16
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
II.3. Thực lực kinh tế của Việt Nam trong hoàn cảnh phát triển mới.
Nền kinh tế Việt Nam đã trải qua 20 năm đổi mới. Việc chuyển sang cơ chế thị
trường và tiến hành mở cửa đó đem lại cho Việt Nam một phương thức tăng trưởng
mới và một không gian phát triển rộng lớn. Sau 20 năm đó, thế và lực kinh tế của Việt
Nam đó có những thay đổi mạnh mẽ.
Cụ thể, GDP tăng 4 lần, xu hướng tăng trưởng cao được duy trì; quan hệ kinh tế
quốc tế mở rộng nhanh chúng, gắn chặt với sức thu hút mạnh mẽ dòng FDI và sự gia
tăng nhanh của kim ngạch ngoại thương. Đặc biệt trong 5 năm gần đây (2001-2005),
nền kinh tế đã đạt được những kết quả tích cực trên cả 3 phương diện: phục hồi tăng
trưởng sau cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ Đông Á, đẩy mạnh cải cách thể thế
(phát triển mạnh khu vực tư nhân, khôi phục sức hút vốn đầu tư nước ngoài) và tăng
cường mở cửa - hội nhập kinh tế quốc tế 1 .
Nhưng thực lực cạnh tranh hay năng lực hội nhập đích thực của nền kinh tế
Việt Nam là như thế nào khi hội nhập đầy đủ vào nền kinh tế toàn cầu hiện đại? Việc
trả lời câu hỏi này sẽ căn cứ chủ yếu vào hai biến số năng lực hội nhập và sức cạnh
tranh, hay tổng quát hơn, các yếu tố quy định hiệu quả đầu tư và chất lượng tăng
trưởng.
a. Thực lực kinh tế Việt Nam nhìn từ góc độ thể chế.
- Hệ thống thể chế thị trường hình thành chưa đầy đủ và vận hành chưa đồng bộ.
+ Thị trường một số yếu tố đầu vào cơ bản (đất đai và bất động sản, lao động,
khoa học-công nghệ) vẫn kém phát triển, thậm chí đang ở dạng phôi thai.
+ Các yếu tố của cơ chế kế hoạch hóa tập trung còn nặng (can thiệp hành chính,
bao cấp, độc quyền nhà nước). Môi trường kinh doanh không bình đẳng.
+ Thị trường bị chia cắt theo địa phương.
+ Khu vực tư nhân: tăng mạnh số lượng doanh nghiệp nhưng chất lượng yếu kém
(không có doanh nghiệp tư nhân lớn, không có thương hiệu mạnh, liên kết
yếu, năng lực cạnh tranh thấp, tầm nhìn kinh doanh hạn chế).
+ Hệ thống các ngân hàng vẫn còn yếu nhiều mặt (tiềm lực tài chính, chất lượng
và công nghệ hoạt động; cơ chế sản sinh nợ xấu, khối lượng nợ xấu). Ngân
hàng Nhà nước chưa trở thành một ngân hàng trung ương theo đúng nghĩa.
-
Cấu trúc các khu vực (thành phần) kinh tế bị thiên lệch: khu vực kinh tế nhà
nước, với hạt nhân là các DNNN, vẫn đóng vai trò chủ đạo. Vốn đầu tư nhà
1
Xin nêu vài bằng chứng. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2001-2005 đạt 7,5% so với
6,2% của giai đoạn 1998-2000. Từ năm 2000, nhờ áp dụng Luật Doanh nghiệp mới, khu vực tư nhân đã bùng nổ
phát triển. Số doanh nghiệp mới thành lập của 6 năm (2000-2005) lớn gấp 3,3 lần số doanh nghiệp được thành
lập trong 9 năm trước đó (1991-1999). Dòng FDI cũng được phục hồi vững chắc trong những năm gần đây, năm
2005 đạt 5,7 tỷ USD (vốn đăng ký) sau khi bị sụt giảm còn 1,33 tỷ USD vào năm 2002.
TP.HCM, 29/12/2006
17
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
nước vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng vốn đầu tư xã hội, mặc dù hiệu quả
đầu tư và sử dụng vốn là thấp nhất.
-
Chênh lệch phát triển giữa các vùng, chênh lệch thu nhập giữa các nhóm xã hội
đang doãng ra.
b. Sức cạnh tranh của nền kinh tế:
Mặc dù đạt và duy trì được tốc độ tăng trưởng GDP cao trong một thời gian dài,
nhưng nhìn từ góc độ chất lượng tăng trưởng (khả năng cải thiện hiệu quả đầu tư và
sức cạnh tranh), tình hình kinh tế Việt Nam trong mấy năm qua kém tích cực hơn rõ
rệt. Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh toàn cầu của World Economic Forum
(WEF), thứ hạng của Việt Nam bị tụt xuống liên tục và rất nhanh.
Bảng 1. Xếp hạng sức cạnh tranh tăng trưởng
Việt Nam
Trung
Quốc
Thỏi Lan
Ấn Độ
Malaysia
Xếp hạng
2005 (117
nước)
81 (-4)
49
36
50
24
Điểm xếp
hạng 2005
Điểm xếp
hạng 2004
3.37 (-0,10)
4.07
Xếp hạng
2004 (104
nước)
77 (-17)
46
3.47
4.29
Xếp hạng
2003 (101
nước)
60
44
4.50
4.04
4.90
34
55
31
4.58
4.07
4.88
29
56
29
Bảng 2. Xếp hạng sức cạnh tranh doanh nghiệp
Xếp hạng cạnh
tranh doanh nghiệp
Việt Nam
Trung
Quốc
Thỏi Lan
Malaysia
Ấn Độ
2005
(116
nước)
80 (-1)
57 (-10)
2004
(104
nước)
79
47
37 (0)
23 (0)
31 (-1)
37
23
30
Xếp hạng chiến
lược
và hoạt động
2005
2004
(116
(104
nước)
nước)
81
81 (0)
39
53 (-14)
35 (+1)
24 (+4)
30 (0)
36
28
30
Xếp hạng chất lượng
mụi trường kinh
doanh
2005
2004
(116
(104 nước)
nước)
79
77 (+2)
47
58 (-11)
37 (-1)
23 (0)
31 (+1)
36
23
32
Nguồn: World Economic Forum (WEF) 2004, 2005. The Global Competitiveness
Report 2004-2005/2006-2006.
Toàn cảnh bức tranh cho thấy nền kinh tế Việt Nam đang vận động trong một
nghịch lý: tăng trưởng nhanh nhưng sức cạnh tranh chậm được cải thiện, thậm chí
TP.HCM, 29/12/2006
18
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
giảm sút. Đặc biệt đáng lưu ý là sự sụt giảm mạnh sức cạnh tranh của Việt Nam so với
các đối thủ cạnh tranh chủ yếu là Trung Quốc và Thái lan.
Hàm ý là rõ ràng: Việt Nam tăng trưởng nhanh nhưng vẫn đứng trước nguy cơ
tụt hậu xa hơn so với thế giới.
Hộp 1: Không chỉ tụt hậu xa hơn về năng lực cạnh tranh, Việt Nam còn tụt hậu xa hơn về mức thu
nhập tuyệt đối: so sánh GDP/người của Việt Nam với các nước chọn lọc sau 10 năm
45,000
40,000
35,000
23,060
30,000
20,610
25,000
2001
1991
20,000
15,000
10,000
5,000
1,950
01,696
Trung Quoc
19,390
4,330
6,680
3,894
3,965
Thai Lan
Malaysia
14,734
Singapore
Nhat Ban
Chú thích: số liệu năm 1994 của Thái lan, Malaysia chưa được điều chỉnh.
Nguồn: UNDP. Human Development Reports 1994, 2003.
Hình trên cho thấy khoảng cách tụt hậu của Việt Nam ngày càng được nới rộng dù Việt Nam có tốc độ
tăng trưởng cao hơn trong một thời gian dài.
Theo xu hướng đó, với tương quan tốc độ tăng trưởng như hiện nay (Việt Nam tiếp tục tăng trưởng
nhanh hơn), mức độ tụt hậu phát triển thực tế của Việt Nam vẫn không được cải thiện. Thậm chí,
khoảng cách tụt hậu còn bị doãng ra rộng hơn.
Cần lưu ý rằng muốn bứt phá để thoát khỏi tình trạng tụt hậu, Việt Nam phải tăng đột biến mức tiết
kiệm và đầu tư. Nhưng khi mức thu nhập cá nhân ngày càng chênh lệch và nếu mức tiết kiệm và đầu
tư của Việt Nam so với các nước khác vẫn không thay đổi thì lượng tiết kiệm và đầu tư tính theo đầu
người của Việt Nam sẽ ngày càng bé đi tương đối.
Một ví dụ để thấy tính nghiêm trọng của vấn đề: GDP/người của Trung Quốc gấp đôi Việt Nam. Do
vậy, trong trường hợp mức tiết kiệm - đầu tư của Trung Quốc ngang bằng Việt Nam thì khối lượng tiết
kiệm - đầu tư/người của Trung Quốc cũng đã lớn gấp đôi Việt Nam. Nhưng trên thực tế, mức tiết kiệm
và đầu tư/người của Trung Quốc cao hơn mức của Việt Nam 20-30%. Do vậy, khối lượng tiết kiệm đầu tư tính theo đầu người của Trung Quốc thực tế không phải gấp đôi mà gấp 2,5-3,0 lần lượng tiết
kiệm - đầu tư của Việt Nam. Nếu nhân mức chênh lệch này với số dân khổng lồ của Trung Quốc thì sẽ
nhận thấy tiềm năng tiết kiệm - đầu tư của Trung Quốc lớn hơn Việt Nam đến mức nào.
Hàm ý của sự phân tích là: Việt Nam sẽ khó tăng trưởng hơn các nước phát triển cao hơn vì tiềm lực
tài chính của Việt Nam mỏng hơn. Điều đó dẫn tới gợi ý: Tăng FDI và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn
là yếu tố đóng vai trò quyết định dài hạn trong việc nâng cao vị thế và sức cạnh tranh của Việt Nam
trong giai đoạn hội nhập trước mắt.
TP.HCM, 29/12/2006
19
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
c. Mô hình tăng trưởng:
Mô hình tăng trưởng mà Việt Nam áp dụng trong thời gian qua có những đặc
trưng chủ yếu sau:
-
Dựa mạnh vào khai thác tài nguyên.
-
Nghiêng về phát triển các ngành thay thế nhập khẩu hơn là xây dựng các ngành
xuất khẩu dựa trên lợi thế động;
-
Nghiêng về phát triển các ngành sử dụng nhiều vốn hơn là dùng nhiều lao động;
-
Dựa chủ yếu vào đầu tư nhà nước và khu vực doanh nghiệp nhà nước.
-
Nhà nước là lực lượng quan trọng nhất dẫn dắt quá trình tăng trưởng
Mô hình này cho phép khai thác nhanh các nguồn lực sẵn có để tăng trưởng
nhanh. Tuy nhiên, nó có nhược điểm lớn là sử dụng các nguồn lực kém hiệu quả,
không định hướng phát triển các lợi thế và năng lực cạnh tranh mới.
Việc kéo dài áp dụng mô hình này là lý do chủ yếu giải thích tại sao nền kinh tế
Việt Nam lại có thể duy trì tăng trưởng cao nhiều năm trong khi hiệu quả sử dụng vốn
và năng lực cạnh tranh chậm được cải thiện.
Trong một bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế, Việt Nam đối mặt với
vấn đề: mô hình, cách thức phát triển được coi là thành công của 20 năm trước liệu có
còn thích hợp cho giai đoạn tới? Nền kinh tế có cần các động lực tăng trưởng mới?
Các động lực đó là gì? Dựa vào những lực lượng nào, lựa chọn hướng phát triển và mô
hình tăng trưởng nào để một nền kinh tế kém phát triển hơn có thể hội nhập và cạnh
tranh thành công trong môi trường WTO với các đối thủ mạnh hơn?
II.4. Những cơ hội từ việc gia nhập WTO
Thực tiễn cho thấy việc gia nhập WTO luôn luôn tạo thêm những cơ hội mới
cho sự phát triển kinh tế của các nước gia nhập. Đối với Việt Nam, với việc trở thành
thành viên thứ 150 của WTO, cũng xuất hiện những cơ hội phát triển mới đặc biệt có ý
nghĩa. Có thể quy các cơ hội đó về những nhóm sau:
Một là: gia nhập WTO, chúng ta có điều kiện thuận lợi để mở rộng không gian
phát triển thông qua việc được tiếp cận trực tiếp thị trường hàng hoá ở tất cả các nước
thành viên theo mức thuế nhập khẩu được cắt giảm và các lo¹i dịch vụ mà các nước
nµy cam kết më cöa, không bị phân biệt đối xử nh- tr-íc. Về thực chất, ®ã là việc mở
rộng thị trường xuất khẩu và nhập khẩu. Sự khác biệt về cơ hội của việc gia nhập
WTO so với trước không chủ yếu ở việc mở rộng quy mô địa lý của thị trường (trước
khi gia nhập WTO, Việt Nam đã tiếp cận đến hầu hết các thị trường của 149 nước
thành viên) mà là ở điều kiện tiếp cận thị trường dễ dàng hơn, không bị phân biệt đối
TP.HCM, 29/12/2006
20
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
xử, do đó, có cơ hội tăng quy mô ngoại thương, điều chỉnh lại cơ cấu ngoại thương (cơ
cấu sản xuất) phù hợp với các lợi thế so sánh của nền kinh tế.
Đối với một nền kinh tế có độ mở cửa lớn và phụ thuộc vào xuất nhập khẩu lớn
như nền kinh tế Việt Nam (tỷ trọng kim ngạch ngoại thương/GDP là 120-140%, trong
đó, khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp hơn 50%), cơ hội mở rộng thị trường như vậy
có ý nghĩa đặc biệt to lớn. Nếu tận dụng tốt cơ hội này, chắc chắn một sức thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế, tạo việc làm và tăng thu nhập để cải thiện đời sống cho nhân dân.
- Về xuất khẩu hàng hoá:
+ Mở ra các thị trường tiềm năng lớn để xuất khẩu các mặt hàng có khả năng
cạnh tranh, đặc biệt là dệt may, hàng thủ công mỹ nghệ và một số mặt hàng công
nghiệp tiêu dùng...
+ Trong tương lai, khi thu hút được đầu tư nư ớ c ngoài và tiếp thu được công
nghệ sản xuất tiên tiến, Việt nam có thể tham gia vào việc cung cấp linh kiện, phụ kiện
cho các sản phẩm cao cấp hơn, tiến đến xuất khẩu các mặt hàng có giá trị cao, có hàm
lượng tri thức cao (Việt Nam không thể mãi mãi là nhà xuất khẩu hàng giá rẻ).
- Về xuất khẩu dịch vụ:
Đây là lĩnh vực rộng lớn và phong phú để chúng ta khai thác trên cơ sở học tập
kinh nghiệm các nước đi trước (Ấn Độ, Ailen, Trung Quốc...) để cạnh tranh cung cấp
dịch vụ cho các nước phát triển, đặc biệt là dịch vụ viết phần mềm, xử lý thông tin
thuê, kế toán... cho nước ngoài.
- Về đầu tư ra bên ngoài:
Sẽ có nhiều cơ hội mới cho các tập đoàn, công ty lớn của Việt Nam đầu tư ra
nước ngoài hoặc tham gia liên doanh đầu tư vào các dự án quốc tế trong những lĩnh
vực ta có khả năng cạnh tranh (nông nghiệp, xây dựng dân dụng...).
- Về xuất khẩu lao động:
Nếu tổ chức tốt công tác này, chúng ta có thể tăng thêm được số lượng lao động
làm việc có thời hạn ở nước ngoài (cả lao động giản đơn và lao động trình độ cao).
Hai là: với việc trở thành thành viên chính thức của WTO, thực hiện các cam
kết về mở cửa thị trường, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, thực hiện công khai,
minh bạch theo quy định của WTO, môi trường kinh doanh của nước ta sẽ ngày càng
được cải thiện. Đây là tiền đề quan trọng để phát huy tiềm năng và thu hút mạnh các
nguồn lực cho đầu tư phát triển từ nước ngoài, từ các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia.
Những năm qua, với chính sách khuyến khích đầu tư trong nước và thu hút đầu
tư nước ngoài, chúng ta đã huy động được nguồn lực rất lớn cho đầu tư phát triển.
Thực tế trong thời gian gần đây, số lượng các nhà đầu tư trong nước ngày càng tăng.
TP.HCM, 29/12/2006
21
Hội thảo khoa học “Kinh tế Việt Nam – Hội nhập & phát triển bền vững”
Đồng thời, với bối cảnh khu vực, một làn sóng đầu tư mới từ nước ngoài đã xuất hiện,
nhất là từ các nhà đầu tư Nhật Bản và các nhà đầu tư lớn khác.
Không còn nghi ngờ gì rằng việc Việt Nam chính thức trở thành thành viên
WTO, sẽ là chứng chỉ quan trọng để các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm và quyết tâm
hơn khi quyết định đầu tư vào Việt Nam.
Cải thiện nhanh chóng môi trường và làm tốt công tác xúc tiến đâu ftư, chúng ta
có thể tiếp tục thu hút được các dự án hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), ngày càng
nhiều dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và cả đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII),
qua đó tiếp nhậ vốn, tiếp thu công nghệ và nâng cao trình độ quản lý, thúc đẩy chuyển
dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm, đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu lao động, thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, bảo đảm tốc độ tăng trưởng và rút ngắn
khoảng cách phát triển.
Cùng với việc thu hút đầu tư nước ngoài, nhất là các nhà đầu tư lớn, các tập
đoàn kinh tế lớn nước ngoài, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ có điều kiện hợp tác và
học tập tiếp thu kinh nghiệm tại chỗ về công nghệ sản xuất và quản lý tiên tiến, nâng
cao sức cạnh tranh của mình. Những năm qua đầu tư nước ngoài ở Việt Nam đã từng
bước có tác động tích cực đến các doanh nghiệp Việt Nam, qua đó các doanh nghiệp
cũng đã học tập nâng cao năng lực quản lý và kinh doanh của mình.
Tới đây, khi các tập đoàn kinh tế hàng đầu thế giới đầu tư mạnh vào Việt Nam
sẽ tạo cơ hội cho nền kinh tế của đất nước có được những công nghệ tiên tiến, những
kỹ năng quản lý hiện đại và tạo ra những sản phẩm hàng hoá, dịch vụ có chất lượng
ngày càng cao, đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế. Điều đó góp phần tích cực tạo ra hình ảnh
và vị thế mới của nền kinh tế trong hệ thống phân công lao động quốc tế; trên cơ sở
đó, có được điều kiện thuận lợi và bình đẳng hơn để tham gia vào chuỗi giá trị sản
xuất toàn cầu. Các sản phẩm của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ từng bước len chân
vào hệ thống phân phối toàn cầu do các tập đoàn kinh tế thế giới nắm giữ, tận dụng và
phát huy tốt hơn các ưu thế dồi dào, cần cù, rẻ của nguồn lao động, khả năng sáng tạo,
nắm bắt khoa học kỹ thuật nhanh của người Việt Nam.
Ba là: khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO, người tiêu dùng và các
doanh nghiệp Việt Nam có thêm nhiều điều kiện để lựa chọn hàng hoá và dịch vụ có
chất lượng cao, gía cả cạnh tranh hơn và đa dạng hơn. Việc thực hiện các cam kết mở
cửa thị trường, công khai, minh bạch, sẽ tạo thuận lợi cho hàng hoá, dịch vụ có chất
lượng cao của nước ngoài xuất hiện, tạo sự cạnh tranh công bằng hơn trên thị trường.
Đó là những cơ hội tốt để nâng cao chất lượng cuộc sống của người tiêu dùng cũng
như điều kiện thuận lợi hơn về nhiều mặt cho sản xuất, kinh doanh trong nước.
Bốn là: gia nhập WTO chúng ta có được vị thế bình đẳng như các thành viên
khác trong việc hoạch định chính sách thương mại toàn cầu, có cơ hội để đấu tranh
TP.HCM, 29/12/2006
22