Tải bản đầy đủ (.pdf) (247 trang)

Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.11 MB, 247 trang )

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
HI


BÁO CÁO TỔNG HỢP
ĐỀ TÀI ĐỘC LẬP CẤP NHÀ NƯỚC

ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI
VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM

MÃ SỐ: ĐTĐL2009G/33

Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Nguyễn Đình Hương
Cơ quan chủ trì: VĂN PHÒNG QUỐC HỘI






Hà Nội, 2010
ii
Danh sách thành viên nhóm nghiên cứu

TT Họ và tên Đơn vị công tác Nhiệm vụ
1.
GS, TS Nguyễn Đình
Hương
Văn Phòng Quốc hội Chủ nhiệm đề tài
2. GS, TS Mai Ngọc Cường Đại học Kinh tế Quốc dân Thư ký đề tài
3. TS Trần Đình Đàn Văn Phòng Quốc hội Thành viên đề tài


4. PGS, TS Đặng Văn Thanh Văn Phòng Quốc hội Thành viên đề tài
5. GS, TS Đinh Văn Sơn Đại học Thương Mại Thành viên đề tài
6. GS, TS Đỗ Đức Bình Đại học Kinh tế Quốc dân Thành viên đề tài
7. PGS, TS Nguyễn Văn Lịch
Viện Nghiên cứu Thương
mại, Bộ Công Thương
Thành viên đề tài
8. PGS, TS Phan Đăng Tuất
Viện Nghiên cứu Chiến lược
Chính sách Công nghiệp, Bộ
Công Thương
Thành viên đề tài
9. TS Bùi Hà
Vụ Tổng hợp Kinh tế
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Thành viên đề tài
10. PGS,TS Phạm Văn Đăng Bộ Tài Chính Thành viên đề tài
11. PGS, TS Nguyễn Đình Thọ Đại học Ngoại Thương Thành viên đề tài
12. PGS, TS Phan Thị Nhiệm Đại học Kinh tế Quốc dân Thành viên đề tài
13. PGS, TS Bùi Đức Triệu Đại học Kinh tế Quốc dân Thành viên đề tài
14. TS Lê Văn Luyện Học viện Ngân hàng Thành viên đề tài
15. TS Trần Thị Lương Bình Đại học Ngoại Thương Thành viên đề tài
16. TS Mai Thu Hiền Đại học Ngoại Thương Thành viên đề tài
17. TS Trần Thị Lương Bình Đại học Ngoại Thương Thành viên đề tài
18. ThS Dương Thị Hồng Vân Đại học Ngoại Thương Thành viên đề tài
iii

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG vii


DANH MỤC HÌNH viii
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG x
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
CỦA THẾ GIỚI VỀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ 7

1.1. Khái quát về tăng trưởng, phát triển và vai trò của Chính
phủ trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế 7

1.1.1. Kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ 7
1.1.2. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững. 15
1.1.3. Vai trò của nền kinh tế tri thức trong phát triển nền kinh tế
theo hướng hiện đại. 22

1.2. Giới thiệu một số mô hình phát triển kinh tế và điều chỉnh
cơ cấu 29

1.2.1. Thống nhất Washington và quan niệm về phát triển kinh tế và
điều chỉnh cơ cấu của Ngân hàng Thế giới (WB) và Quỹ Tiền tệ
Quốc tế (IMF) 29

1.2.2. Quá trình hình thành các lý thuyết phát triển kinh tế và điều
chỉnh cơ cấu 32

iv
1.2.3. Những nhân tố cơ bản đối với điều chỉnh cơ cấu và phát triển
kinh tế tại các nước đang phát triển. 37


1.2.4. Điều chỉnh cơ cấu và trình tự hội nhập kinh tế quốc tế 42
1.2.5. Tầm quan trọng của điều chỉnh cân bằng cán cân thanh toán
đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế 46

1.2.6. Điều chỉnh cơ cấu sử dụng quản lý chi tiêu NSNN phục vụ
cho phát triển 57

1.3. Kinh nghiệm điều chỉnh cơ cấu kinh tế của một số nước
Đông Á và Đông Nam Á 65

CHƯƠNG 2. ĐÁNH GIÁ HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU
CHỈNH CƠ CẤU VÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Ở VIỆT NAM
TRONG THỜI KỲ ĐỔI MỚI 79

2.1. Tổng quan về quá trình điều chỉnh cơ cấu nền kinh tế Việt
Nam thời kỳ đổi mới 79

2.1.1. Quá trình cải cách kinh tế và khả năng cạnh tranh của nền
kinh tế Việt Nam 79

2.1.2. Quá trình chuyển đổi cơ cấu thành phần kinh tế 88
2.1.3. Quá trình chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế 101
2.1.4. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế vùng cùng với cơ cấu ngành kinh
tế 115

2.1.5. Chính sách thúc đẩy xuất khẩu và ảnh hưởng của chính sách
tỷ giá 116

2.2. Đánh giá các bất ổn kinh tế vĩ mô từ 2006 và sự cần thiết
phải điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển bền vững 123


2.2.1. Mở cửa gia nhập WTO và sức ép lạm phát năm 2007 123
v
2.2.2. Chế độ tỷ giá ảnh hưởng tới lạm phát ở Việt Nam năm 2008130
2.2.3. Điều chỉnh cơ cấu sử dụng NSNN để ổn định kinh tế vĩ mô
trong bối cảnh khủng hoảng hiện nay 139

2.2.4. Tăng giá kép và tầm quan trọng của điều chỉnh cơ cấu nhằm
hạn chế tác động của biến động cán cân thanh toán 142

2.3. Yêu cầu điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tăng trưởng và ổn
định kinh tế vĩ mô 149

2.3.1. Tình hình tăng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô ở Việt Nam
sau 25 năm đổi mới 150

2.3.2. Yêu cầu điều chỉnh kinh tế vĩ mô để tăng trưởng và phát triển
ổn định 153

CHƯƠNG 3. ĐỔI MỚI HỆ THỐNG CHÍNH SÁCH ĐIỀU CHỈNH
CƠ CẤU KINH TẾ THEO HƯỚNG HIỆN ĐẠI VÀ PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở VIỆT NAM 159

3.1. Các quan điểm và định hướng về điều chỉnh cơ cấu kinh tế
theo hướng hiện đại và phát triển bền vững ở Việt Nam 159

3.1.1. Các quan điểm về điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện
đại và phát triển bền vững ở Việt Nam 159

3.1.2. Một số định hướng điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện

đại và phát triển bền vững ở Việt Nam 163

3.2. Kiến nghị hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường nhiều
thành phần để phát triển bền vững ở nước ta. 166

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế nhiều thành phần, đa hình
thức sở hữu với nhiều loại hình doanh nghiệp để phát triển bền
vững. 166

vi
3.2.2. Nghiên cứu điều chỉnh cơ cấu vùng kinh tế tổng hợp gắn với
điều kiện địa lý văn hóa và môi trường 171

3.3. Kiến nghị giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô và kiềm chế lạm
phát ở Việt Nam trong thời gian tới 175

3.3.1. Ổn định kinh tế vĩ mô là điều kiện để thúc đẩy tăng trưởng và
cơ cấu lại nền kinh tế 175

3.3.2. Một số chính sách tài chính, tiền tệ để điều chỉnh cơ cấu kinh
tế trong thời gian tới 176

3.3.3. Nâng cao năng lực cạnh tranh các sản phẩm xuất khẩu của nền
kinh tế trong bối cảnh toàn cầu hóa và xây dựng nền kinh tế tri thức.179

3.3.4. Tập trung đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc
biệt là năng lực quản lý nền kinh tế 181

Kết luận 183
Tài liệu tham khảo 186



vii


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1Trình tự hội nhập kinh tế 44
Bảng 2.1Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế
chia theo thành phần kinh tế (%) 100
Bảng 2.2 Chỉ số lạm phát giá tiêu dùng và chỉ số lạm phát "cốt lõi"
136
Bảng 2.3 Chi phí gói kích thích kinh tế của Việt Nam theo % GDP
140
Bảng 2.4 Biến động cán cân thanh toán và tỷ lệ lạm phát 2001-2010
143
Bảng 2.5 Cơ cấu tổng sản phẩ
m quốc nội tính theo % GDP 144
Bảng 2.6 Cơ cấu tổng sản phẩm quốc nội tính theo % GDP 151
Bảng 2.7 Tỷ lệ lạm phát (%) 153
Bảng 2.8 Tăng trưởng cung tiền (%) 154
Bảng 2.9 Chi Ngân sách Nhà nước (% GDP) 154
Bảng 2.10 Thâm hụt Ngân sách Nhà nước (% GDP) 155
Bảng 2.11 Cán cân thương mại (triệu USD) 156
Bảng 2.12 Cán cân vãng lai (% GDP) 157
Bảng 2.13 Đầu tư trực tiếp nước ngoài (triệu USD) 157

viii

DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1 Mô hình Mundell-Fleming trong chế độ tỷ giá cố định 53

Hình 1.2 Mô hình Mundell-Fleming trong chế độ tỷ giá thả nổi 55
Hình 2.1 Chỉ số cạnh tranh toàn cầu 83
Hình 2.2 Chỉ số về điểm tự do kinh tế 84
Hình 2.3 Chỉ số tự do hoá theo lĩnh vực 2011 85
Hình 2.4 Tác nghiệp kinh doanh năm 2011: Tạo việc làm 86
Hình 2.5 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước (GDP) theo giá thực tế
chia theo thành phần kinh tế (%) 100
Hình 2.6 Cơ
cấu nền kinh tế của Việt Nam so với một số nước trong
khu vực năm 2008 102
Hình 2.7 Biểu đồ tăng trưởng kinh tế 103
Hình 2.8 Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh
tế 105
Hình 2.9 Tỷ giá danh nghĩa USD/VND 117
Hình 2.10 Tác động của tỷ giá hối đoái tới xuất khẩu hàng hóa 121
Hình 2.11 Lạm phát của Việt Nam và các nước trong khu vực 126
Hình 2.12 Dự trữ ngoại hố
i, lạm phát, tăng trưởng M2 127
Hình 2.13 Lạm phát của Việt Nam và các nước (% so với cùng kỳ
năm trước) 132
Hình 2.14 Biến động tỷ giá danh nghĩa so với USD (1/2005=1) 134
Hình 2.15 Biến động giá lương thực tính theo nội tệ (1/2005=100) 135
Hình 2.16 Cơ cấu thị trường xuất khẩu của Việt Nam năm 2010 146
Hình 2.17 Cơ cấu thị trường nhập khẩu của Việt Nam năm 2010 . 147
Hình 2.18 Biến động tỷ giá VND so vớ
i USD và các nước khác (từ
tháng 1-11/2010) 148
Hình 2.19 Tác động của tăng giá hàng hóa theo USD & mất giá VND
148
Hình 2.20 Biến động cán cân thanh toán (tỷ USD) và tỷ lệ lạm phát

(%) 152
ix
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT
ADB Ngân hàng phát triển Châu Á
CBO Văn phòng ngân sách Quốc hội Mỹ
CCTM Cán cân thương mại
CCTT Cán cân thanh toán
CNY Đồng nhân dân tệ
CPI Chỉ số giá tiêu dung
DNXNK Doanh nghiệp xuất nhập khẩu
ECB Ngân hàng Trung ương Châu Âu
EIU Cơ quan tình báo Anh
EUR Đồng tiền chung Châu Âu
FDI Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FII Đầu tư gián tiếp nước ngoài
IMF Quỹ tiền tệ quốc tế
JPY Đồng Yên Nhật
KNXK Kim ngạch xuất khẩu
NEER Tỷ giá danh nghĩa trung bình
NHNN Ngân hàng Nhà nước
NHTM Ngân hàng thương mại
NHTW Ngân hàng Trung ương
OECD Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
REER Tỷ giá thực trung bình
TCTD Tổ chức tín dụng
TGHĐ Tỷ giá hối đoái
TKVL Tài khoản vãng lai
TTCK Thị trường chứng khoán
TTTTLNH Thị trường tiền tệ liên ngân hàng
USD Đồng đô la Mỹ

WB Ngân hàng thế giới
WTO Tổ chức thương mại thế giới
x
DANH MỤC CÁC BÀI BÁO ĐÃ ĐĂNG
1. A real devaluation and expansionary effect on the economy, Kỷ yếu
Hội thảo Quốc tế “Fiscality and Public Policies”, 2010
2. Biến động cán cân thanh toán và vấn đề nhập khẩu lạm phát ở Việt
Nam, Tạp chí Ngân hàng, Số 2+3, 2011
3. Biến động tỷ giá hối đoái và ảnh hưởng tới xuất khẩu của Việt nam,
Tạp chí Kinh tế và Phát triển , 2008
4. Chính sách tiền tệ và chế độ tỷ giá trong một nề
n kinh tế mở, Tạp chí
Kinh tế Đối ngoại, Số 30, 2008
5. Chống lạm phát ở Việt Nam: Tìm đúng nguyên nhân mới có giải
pháp tích cực, Tạp chí Cộng Sản, Số 788, 2008; Được chọn lọc in
trong sách tham khảo "An ninh kinh tế và nền kinh tế thị trường Việt
Nam thời hội nhập", trang 84-93, Nhà Xuất Bản Công an Nhân dân,
2008, Giấy đăng ký KHXB số 739-2008/CXB/14-202/CAND
6. Điều chỉnh cơ cấu kinh tế để tă
ng trưởng và ổn định kinh tế vĩ mô,
Tạp chí Ngân hàng, Số 6, 2011
7. Hội nhập tài chính quốc tế ở Việt Nam, Tạp chí Lý luận chính trị, Số
7, 2008
8. Mô hình quản lý chi tiêu ngân sách hiện đại, Kỷ yếu Hội thảo Khoa
học Quốc tế “Những vấn đề cơ bản về phân cấp chi NSNN - Kinh
nghiệm của Pháp và thực tiễn ở Việt Nam”, 2010
9. Trade, Financial Crisis and Economic Growth in Vietnam, Kỷ yếu
Hộ
i thảo Quốc tế “East Asia’s Industrial Agglomeration - Current
Issues and Policy Responses”, 2010

10. Xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam, Tạp chí Cộng Sản
Số 798, 2009

1

LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của nội dung nghiên cứu
Là một nước chuyển đổi, kém phát triển, nền kinh tế Việt Nam
còn tồn tại nhiều bất cấp làm hạn chế tốc độ phát triển kinh tế. Điều
chỉnh cơ cấu kinh tế để phát triển bền vững là một đòi hỏi tất yếu ở các
nước kém phát triển. Trong trường hợp c
ủa Việt Nam, đòi hỏi này càng
trở nên cấp bách hơn bao giờ hết. Chuyển đổi từ một nền kinh tế kế
hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường đã là một thách thức lớn
đối với nền kinh tế Việt Nam. Quá trình chuyển đổi lại diễn ra trong bối
cảnh toàn cầu hóa và cạnh tranh quốc tế gia tăng buộc Việt Nam phải
tiến hành song song quá trình chuyển đổi t
ự do hóa khu vực kinh tế trong
nước và tự do hóa khu vực kinh tế đối ngoại. Việc nghiên cứu thành
công quá trình điều chỉnh cơ cấu để phát triển bền vững trong bối cảnh
hội nhập ở Việt Nam sẽ giúp Chính phủ có một kế hoạch chủ động trong
việc xây dựng chiến lược công nghiệp và hội nhập kinh tế quốc tế nhằm
thực hiện mục tiêu dân giàu, nước m
ạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn
minh.
Sau tiến trình chuẩn bị và đàm phán hơn 11 năm, ngày
07/11/2006, Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đã chính thức kết nạp
nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là thành viên của Tổ chức
này. Do đòi hỏi giải phóng nguồn lực để phát triển kinh tế và theo các
điều kiện yêu cầu để Việt Nam có thể gia nhập WTO, Việt Nam đã b

ắt
đầu quá trình cải cách kinh tế từ năm 1986. Quá trình này tập trung vào
cải cách cơ chế quản lý kinh tế theo thị trường; tái cơ cấu để xây dựng
một nền kinh tế nhiều thành phần; cải cách hành chính, tiền tệ và tài
chính; và phát triển quan hệ kinh tế đối ngoại.
Để có thể duy trì và tăng cường năng lực cạnh tranh trong bối
cảnh hội nhập WTO, Việt Nam cam kết đẩy mạnh cải cách kinh tế, đ
iều
chỉnh cơ cấu để khắc phục các mất cân đối kinh tế vĩ mô và giải quyết
2
tình trạng thắt cổ chai do yếu kém về cơ sở hạ tầng, khung khổ pháp lý,
và trình độ quản lý kinh tế gây ra. Tiếp tục cải điều chỉnh cơ cấu theo
hướng trao quyền độc lập cho Ngân hàng Nhà nước trong điều hành
chính sách tài chính - tiền tệ, hoàn thiện chính sách ngoại hối và thanh
toán theo khuynh hướng hội nhập quốc tế, cải thiện môi trường đầu tư và
chính sách công nghiệp, đẩy mạnh quá trình cổ phầ
n hóa và cải cách
doanh nghiệp nhà nước, xóa bỏ dần dần cơ chế hỗ trợ và kiểm soát giá
cả thị trường, tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng và tự do hóa
thương mại và đầu tư.
Trong bối cảnh Việt Nam gia nhập WTO, công cuộc cải cách kinh
tế theo thị trường tiếp tục được đẩy mạnh. Phát triển kinh tế dựa trên
cạnh tranh thị trường có thể dẫn tới m
ất cân đối kinh tế lớn đặc biệt là
các vấn đề liên quan tới xã hội và môi trường. Chính vì thế, việc nghiên
cứu "Điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại và phát triển bền
vững ở Việt Nam" là vấn đề có ý nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực
tiễn.
2. Các kết quả nghiên cứu trước đây
Lý luận và thực tiễn về

điều chỉnh cơ cấu kinh tế để phát triển bền
vững đã được nghiên cứu từ rất lâu trên thế giới, đặc biệt trong chương
trình viện trợ hỗ trợ điều chỉnh cơ cấu của Ngân hàng thế giới (WB) và
Quĩ tiền tệ quốc tế (IMF). Trong một thời gian dài từ những năm 1960-
1980, nghiên cứu về điều chỉnh cơ c
ấu kinh tế trên thế giới tập trung vào
mục tiêu giải quyết mất cân đối kinh tế vĩ mô nhằm thúc đẩy tăng trưởng
kinh tế. Với mục tiêu đó các nghiên cứu tập trung vào luận giải khái
niệm tăng trưởng và phát triển, nhằm chỉ ra phạm vi và các mục tiêu
kinh tế vĩ mô cần đạt được thông qua cải cách kinh tế, điều chỉnh cơ cấu,
giải quyết mất cân đối v
ĩ mô. Thành công của các nghiên cứu trong thời
kỳ này là đã chỉ ra khái niệm phát triển kinh tế bao trùm khái niệm tăng
trưởng kinh tế hướng tới cả một số mục tiêu phát triển xã hội. Đồng thời
các nghiên cứu cũng chỉ ra được các nhân tố thúc đẩy hoặc cản trở tăng
trưởng và phát triển kinh tế, trong đó giải quyết mất cân đối kinh tế vĩ
3
mô như cơ cấu ngành, thâm hụt ngân sách nhà nước, thâm hụt cán cân
thương mại, cán cân thanh toán, song song với giải quyết các yếu tố thắt
cổ chai làm cản trở quá trình phát triển kinh tế như cơ chế kinh tế phi thị
trường bóp méo tín hiệu giá cả, cơ sở hạ tầng yếu kém, trình độ công
nghệ thấp, thiếu hụt lao động kỹ thuật cao.
Trong giai đoạn từ 1990 tới nay, khái niệm phát triển bền vữ
ng trở
nên phổ biến và bao gồm không những các mục tiêu hẹp về tăng trưởng
kinh tế mà khái niệm chất lượng tăng trưởng được đặt lên hàng đầu theo
đó tăng trưởng bền vững không chỉ đề cập tới các mục tiêu kinh tế mà
còn bao trùm các mục tiêu về xã hội và môi trường. Nghiên cứu về điều
chỉnh cơ cấu kinh tế trong thời kỳ này tập trung vào vấn đề xóa đói, gi
ảm

nghèo. Các chính sách kinh tế "khắc khổ" để ổn định kinh tế vĩ mô trong
thời kỳ trước được nghiên cứu lại nhằm hạn chế các giải pháp ngắn hạn
mà hướng tới mục tiêu chất lượng tăng trưởng nhằm đảm bảo phát triển
bền vững trong dài hạn, theo đó xóa đói, giảm nghèo là một trong những
mục tiêu quan trọng hàng đầu nhằm đảm bảo cơ hội phát tri
ển bình đẳng
cho tất cả mọi người thông qua đảm bảo các nhân tố về dinh dưỡng, sức
khỏe và giáo dục.
Tại Việt Nam đã có một số nghiên cứu liên quan tới lĩnh vực
nghiên cứu của đề tài. Ví dụ là đề tài "Chuyển dịch cơ cấu ngành trong
quá trình CNH, HĐH" của TS. Bùi Tất Thắng, Viện Kinh tế học (Đề tài
KX.02.05). Nội dung nghiên cứu của đề tài này tập trung vào xác định
luận c
ứ khoa học của mô hình tăng trưởng hiện đại và xu hướng chuyển
dịch cơ cấu kinh tế ngành trong giai đoạn CNH, HĐH. Nghiên cứu đã
đưa ra một số kiến nghị và giải pháp nhằm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu
ngành theo hướng tăng trưởng nhanh, hiệu quả cao và bền vững trên cơ
sở phân tích và chỉ ra định hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nhằm đáp
ứng các yêu c
ầu của mô hình CNH, HĐH ở Việt Nam. Tuy nhiên,
nghiên cứu của tác giả Bùi Tất Thắng chỉ giới hạn trong phạm vi chuyển
dịch cơ cấu ngành mà chưa nghiên cứu tổng thể toàn bộ nền kinh tế với
một hệ thống chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô.
4
Nghiên cứu "Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH, HĐH"
của TS. Nguyễn Xuân Thu, Viện chiến lược Phát triển (Đề tài KX.02.06)
đã xây dựng được các nguyên tắc, quan điểm phát huy tiềm năng, lợi thế
so sánh của mỗi vùng lãnh thổ theo hướng có trọng điểm nhằm phát huy
vai trò của mỗi vùng để thực hiện CNH, HĐH ở Việt Nam. Đề tài của
tác giả Nguyễn Xuân Thu tập trung nghiên cứu phát triển kinh tế vùng,

theo đó tác giả chư
a chỉ ra việc điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo ngành và
quá trình điều chỉnh cơ cấu kinh tế theo thị trường trong quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế.
Nghiên cứu "Luận cứ xây dựng và hoàn thiện cơ chế, chính sách
và giải pháp kinh tế tài chính nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ
cấu kinh tế trong sự nghiệp CNH, HĐH ở Việt Nam" của GS. TSKH
Tào Hữu Phùng, Ủy ban Kinh tế-Ngân sách của Qu
ốc hội năm 2003 đã
làm rõ một số vấn đề lý luận, nội dung cơ bản, các tiêu chí đánh giá, các
nhân tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Tuy nhiên,
nghiên cứu này chỉ tập trung vào một số chính sách và giải pháp kinh tế -
tài chính chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở Việt Nam mà chưa nghiên cứu
đến vấn đề điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đặc biệ
t khi Việt Nam gia nhập
WTO.
Đề tài chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng lãnh thổ cũng đã có
nhiều luận án tiến sĩ đề cập đến ở một phạm vi nhất định. Những đề tài
luận án đã thực hiện mới đề cập đến việc chuyển dịch kinh tế ngành,
kinh tế vùng hoặc một vài chính sách chuyển dịch kinh tế để ổn định
kinh tế vĩ
mô, chưa có đề tài nào nghiên cứu đầy đủ cơ sở khoa học của
chính sách điều chỉnh kinh tế vĩ mô trong điều kiện mới khi Việt Nam
gia nhập WTO, cũng chưa có những đề tài, chương trình khoa học
nghiên cứu để chủ động ứng phó với yêu cầu hội nhập.
3. Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu những vấn đề lý luận về điều chỉnh cơ cấ
u kinh tế
theo hướng hiện đại và phát triển bền vững;
5

- Phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi
mới và tác động của hệ thống chính sách điều chỉnh kinh tế đến chất
lượng tăng trưởng và phát triển bền vững;
- Kiến nghị các quan điểm, chính sách, lộ trình điều chỉnh cơ cấu
kinh tế Việt Nam theo hướng hiện đại và phát triển bền vững.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứ
u
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hệ thống chính sách và thể chế
điều chỉnh cơ cấu kinh tế. Đây là một lĩnh vực nghiên cứu rộng và có
nhiều cách hiểu và phương pháp tiếp cận khác nhau. Đề tài giới hạn
phạm vi nghiên cứu ở Việt Nam, có tham khảo kinh nghiệm của thế giới.
Khi nói tới điều chỉnh cơ cấu kinh tế, đề tài tập trung vào hệ thố
ng chính
sách và thể chế liên quan tới các mất cân đối kinh tế vĩ mô là trọng tâm
của các gợi ý chính sách của Ngân hàng Thế giới và Quỹ Tiền tệ Quốc tế
cho các nước trên thế giới trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế để cân đối các
chỉ tiêu kinh tế vĩ mô, nhằm bình ổn nền kinh tế và phát triển theo hướng
phát triển bền vững và hiện đại.
Đề tài tập trung nghiên cứu kết quả
chuyển dịch cơ cấu sau 25
năm đổi mới từ 1986-2010 và thực tiễn diễn biến kinh tế vĩ mô trong giai
đoạn khủng hoảng kinh tế 2006-2010. Ở giai đoạn 2006-2010, đề tài tập
trung vào các chính sách tiền tệ, tài khóa và tỷ giá hối đoái và các mất
cân đối kinh tế vĩ mô đe dọa sự phát triển ổn định, bền vững của nền
kinh tế.
5. Phương pháp nghiên cứu
Là đề tài thu
ộc lĩnh vực khoa học xã hội, đề tài áp dụng các
phương pháp truyền thống, như sử dụng các phương pháp nghiên cứu
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, công cụ trừu tượng

hoá trong nghiên cứu, kết hợp lý luận với thực tiễn, tiếp cận các phương
pháp mới, so sánh, phân tích, dự báo kinh tế, logic với lịch sử để làm
6
sáng tỏ vấn đề trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu của các công
trình, tài liệu đã công bố trong nước có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
Để có cơ sở khoa học cho việc đánh giá thực trạng nguồn lực và
chính sách phát triển bền vững, đề tài tổ chức khảo sát và phỏng vấn xã
hội học những vấn đề có liên quan và phỏng vấn các nhà hoạch định
chính sách, những nhà qu
ản lý kinh tế-xã hội Trung ương và địa phương,
các nhà nghiên cứu, các nhà doanh nghiệp và người lao động theo các
mục tiêu nghiên cứu.
6. Bố cục của nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nghiên cứu được bố cục thành 3
chương :
Chương 1: Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm của thế giới về
điều chỉnh cơ cấu kinh tế
Chương 2: Đánh giá hệ thống chính sách đi
ều chỉnh cơ cấu và
phát triển kinh tế ở việt nam trong thời kỳ đổi mới
Chương 3: Đổi mới hệ thống chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh
tế theo hướng hiện đại và phát triển bền vững ở việt nam
Đề tài là tổng hợp kết quả nghiên cứu của một tập thể tác giả là
các nhà khoa học và chuyên gia đến từ các bộ, ngành trực tiếp xây dự
ng
và thực thi chiến lược, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Do đóng góp vào kết quả nghiên cứu là của một tập thể lớn các tác giả,
trong quá trình tổng hợp kết quả nghiên cứu, chắc chắn không thể tránh
khỏi những thiếu sót, chưa nhất quán trong ngôn từ và logic tổng thể, rất
mong nhận được ý kiến đóng góp của các nhà khoa học và các chuyên

gia để kết quả nghiên c
ứu cuối cùng có ý nghĩa khoa học và tham khảo
tốt hơn.
7

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM
CỦA THẾ GIỚI VỀ ĐIỀU CHỈNH CƠ CẤU KINH TẾ
1.1. Khái quát về tăng trưởng, phát triển và vai trò của Chính phủ
trong điều chỉnh cơ cấu kinh tế
1.1.1. Kinh tế thị trường và vai trò của Chính phủ
Kinh tế học nghiên cứu sự lựa chọn việc sử dụng các nguồn lực
khan hiếm một cách hiệu quả nhất nhằm theo đuổi một số mục tiêu nhất
định. Các chủ thể kinh tế bao gồm Chính phủ, nhà cung cấp, và người
tiêu dùng, tìm cách đạt được mục tiêu của mình trên cơ sở tối ưu hóa sự
lựa chọn việc sử dụng các nguồn lực của mình để có thể đạt được hiệu
quả cao nhất, nghĩa là đạt được kết quả
cao nhất với chi phí thấp nhất.
Lý thuyết về thị trường tự do đặc biệt được các nhà kinh tế học
Pháp ủng hộ. Các nhà kinh tế ủng hộ lý thuyết về thị trường tự do được
gọi là những người theo trường phái trọng thương. Trong tác phẩm Của
cải của các dân tộc (1776), ông tổ của kinh tế học hiện đại đã đưa ra lý
thuyết về
bàn tay vô hình, theo đó lực vô hình của thị trường sẽ chi phối
toàn bộ quá trình từ sản xuất tới tiêu dùng theo một cách tốt nhất thông
qua tín hiệu của thị trường là giá cả.
Lý thuyết về bàn tay vô hình của Adam Smith có ảnh hưởng lớn
tới Chính phủ và các nhà kinh tế học của thế kỷ thứ 19 như John Stuart
Mill và Nassau Senior. Tuy nhiên, cũng trong thế kỷ thứ 19, thất nghiệp
và bất bình đẳng kinh tế nghiêm trọng giữa ng
ười giàu và người nghèo

đã làm cho các nhà xã hội học như Karl Marx và Robert Owen phải đề
xướng các phương pháp cải cách xã hội. Theo Karl Marx, sở hữu tư bản
là nguyên nhân của bất bình đẳng và thất nghiệp. Theo đó, ông đề xuất
Chính phủ phải nắm giữ phương tiện sản xuất. Tư tưởng của Marx đã có
ảnh hưởng lớn tới Chính phủ các nước xã hội chủ nghĩa trong thế kỷ 20,
dẫn tớ
i sự ra đời của các nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong hệ
8
thống các nước xã hội chủ nghĩa. Nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung là
một hình thái kinh tế gần với nền kinh tế mệnh lệnh.
Khủng hoảng kinh tế năm 1929-1933 đã làm cho lý thuyết về thất
bại thị trường lan rộng. Trong bối cảnh đó, nhà kinh tế học vĩ đại Anh
John Maynard Keynes đã cho rằng không thể vỗ tay bằng một bàn tay.
Ông đề cao vai trò của Chính phủ và lập luậ
n Chính phủ có thể và cần
phải can thiệp để giải quyết các thất bại của thị trường. Ngày nay, các
nhà kinh tế học đều thừa nhận vai trò của cả thị trường và Chính phủ và
cho rằng cần phải đạt được một sự cân đối giữa thị trường và can thiệp
của Chính phủ. Để tìm ra sự cân đối này, các nhà kinh tế thường dựa vào
kinh tế học phúc lợi để nghiên cứ
u các vấn đề thuộc về kinh tế học chuẩn
tắc nhằm đưa ra các khuyến nghị để có thể tổ chức nền kinh tế một cách
tốt nhất.
Trong một nền kinh tế thị trường tự do cạnh tranh hoàn hảo, người
ta không cần quan tâm tới các vấn đề về kinh tế học phúc lợi bởi lẽ lực
thị trường đã giải quyết tất cả
các vấn đề về tổ chức nền kinh tế. Tuy
nhiên, một khi có sự can thiệp của nhà nước vào nền kinh tế, những can
thiệp đó sẽ làm thay đổi cách thức xã hội tổ chức nền kinh tế. Kinh tế
học phúc lợi giúp định hướng cách thức Chính phủ điều chỉnh hoạt động

của nền kinh tế. Hầu hết các nền kinh tế trên thế giới hiện nay là kinh tế
hỗn hợp, nghĩa là Chính phủ tham gia vào định hướng cách thức tổ chức
nền kinh tế cùng với bàn tay vô hình của thị trường. Tùy thuộc vào mục
tiêu và định hướng phát triển kinh tế xã hội của mỗi Chính phủ, các nhà
kinh tế học phúc lợi đưa ra các khuyến nghị để có thể theo đuổi các mục
tiêu đó một cách tốt nhất.
Hiệu quả Pareto
1
là một chỉ tiêu hiệu quả được các nhà kinh tế học
sử dụng phổ biến nhất. Nền kinh tế sẽ đạt được hiệu quả Pareto nếu cách
phân bổ nguồn lực trong nền kinh tế đó đảm bảo không ai có thể thay đổi
cách phân bổ đó để làm một người giàu lên mà không làm cho một


1
Vilfredo Pareto (1848-1923) là một nhà kinh tế xã hội học nổi tiếng người Ý.
9
người khác nghèo đi. Phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto hay nền
kinh tế đạt hiệu quả Pareto gắn với sản xuất đạt hiệu quả Pareto, theo đó
với mỗi lượng nguồn lực đầu vào nhất định, nền kinh tế không thể tăng
lượng sản xuất một mặt hàng mà không làm giảm lượng sản xuất một
mặt hàng khác. Một sự cải thiện Pareto là m
ột sự thay đổi theo đó người
ta có thể làm một người giàu lên mà không làm người khác nghèo đi hay
làm tăng sản lượng một mặt hàng mà không làm giảm sản lượng một
mặt hàng khác. Các nhà kinh tế học luôn tìm kiếm cơ hội để có thể thực
hiện một sự cải thiện Pareto.
Kinh tế học phúc lợi khẳng định rằng trong điều kiện cạnh tranh lý
tưởng, tất cả các nền kinh tế
cạnh tranh có hiệu quả Pareto. Vấn đề đặt ra

là hiệu quả Pareto quan tâm tới sự phân bổ nguồn lực của toàn bộ nền
kinh tế và kết quả kinh tế thu được cho toàn xã hội từ việc sử dụng các
nguồn lực được phân bổ đó. Các nhà kinh tế học luôn luôn tìm kiếm cơ
hội để tạo ra một sự cải thiện Pareto nhằm làm tăng tổng sản lượng của
toàn xã hội. Dựa theo tiêu chuẩn là hiệu quả Pareto, các nhà kinh tế học
sẽ đề xuất bất kỳ phương án tổ chức nền kinh tế nào đem lại một sự cải
thiện Pareto, ngay cả trong trường hợp sự cải thiện Pareto đó sẽ làm
người giàu giàu lên nhanh hơn người nghèo.
Ngược lại, các nhà xã hội học sẽ chú ý nhiều hơn tới vấn đề bất
bình đẳng thu nhậ
p, khoảng cách giàu nghèo gia tăng và những hậu quả
về mặt xã hội đi theo. Vấn đề gia tăng khoảng cách giàu nghèo đặc biệt
nghiêm trọng ở các nước đang phát triển như Việt Nam. Trong những
năm trước Đổi mới kinh tế năm 1986, đời sống kinh tế của nhân dân cả
nước ta ở mức thấp, nhưng khoảng cách giàu nghèo giữa các tầng lớp
dân cư không lớn, mọi người nghèo như
nhau. Kể từ khi Đổi mới kinh tế
bắt đầu cuối năm 1986, tăng trưởng kinh tế được nâng cao, đời sống của
tất cả các tầng lớp nhân dân được tăng lên và rõ ràng có một sự cải thiện
Pareto, mọi người đều được lợi. Tuy nhiên, Đổi mới kinh tế cũng làm
cho một bộ phận dân cư giàu lên nhanh hơn các bộ phận khác khiến bất
bình đẳng gia tăng, và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớ
n. Cái giá
phải trả cho hiệu quả là bất bình đẳng. Trong điều kiện đó, để đảm bảo
10
có thể duy trì tổ chức nền kinh tế một cách hiệu quả, Chính phủ có vai
trò rất lớn trong việc tái phân phối thu thập.
Kinh tế học phúc lợi cho rằng sau khi phân phối lại thu nhập ban
đầu, hiệu quả Pareto có thể đạt được thông qua cơ chế thị trường cạnh
tranh. Nghĩa là, sau khi thu nhập được phân phối lại theo cách thức mà

Chính phủ mong muốn, hiệu quả Pareto lại có thể đạt được thông qua thị
trườ
ng cạnh tranh. Hay nói cách khác, hiệu quả Pareto có thể đạt được
mà không cần phải có một cơ quan kế hoạch hóa tập trung, Chính phủ
chỉ cần phân phối lại thu nhập một lần sau đó để việc phân bổ nguồn lực
khan hiếm của xã hội cho thị trường cạnh tranh. Tuy nhiên, hiệu quả
Pareto chỉ có thể đạt được trong điều kiện cạnh tranh lý tưởng. Vậy trong
những trường hợ
p nào thì thị trường cạnh tranh không đạt được điều
kiện lý tưởng.
Vào những năm đầu thế kỷ XX, khủng hoảng kinh tế, thất nghiệp
là hiện tượng kinh tế phổ biến trong nền kinh tế các nước tư bản chủ
nghĩa. Cuộc đại khủng hoảng 1929-1933 đã chứng tỏ các học thuyết kinh
tế thị trường tự do không còn hiệu nghiệm. "Thị trườ
ng thất bại" và
Chính phủ bị gây áp lực mạnh cần phải làm một điều gì đó để khắc phục
thất bại của thị trường. Lý thuyết về sự thất bại của thị trường là cơ sở để
giải thích cho sự cần thiết phải có can thiệp của nhà nước vào hoạt động
của thị trường cạnh tranh.
Thất bại củ
a thị trường nảy sinh do có sự tồn tại của các tác nhân
cản trở sự hoạt động của một thị trường cạnh tranh hoàn hảo, làm cho
nền kinh tế không đạt được hiệu quả Pareto. Các tác nhân đó có thể là thị
trường độc quyền (monopoly), hàng hoá công cộng (public goods), ngoại
ứng (externalities), thị trường chưa hoàn chỉnh (incomplete market),
thông tin không hoàn hảo (imperfect information)
Cạnh tranh là điều kiện để thị trường tự do có thể hoạ
t động hiệu
quả. Thị trường cạnh tranh hoàn hảo, theo đó cả người mua và người bán
đều không thể tác động đến giá cả thị trường, là điều kiện cạnh tranh lý

tưởng để có thể phân bổ nguồn lực đạt hiệu quả Pareto. Một trong những
11
điều kiện để có thị trường cạnh tranh là phải có nhiều người mua và
nhiều người bán trên thị trường. Độc quyền và thị trường cạnh tranh
không hoàn hảo là những tình huống làm cho thị trường mất tính cạnh
tranh và vì thế không đạt được hiệu quả Pareto trong phân bổ nguồn lực
khan hiếm. Độc quyền là tình huống mà thị trường chỉ có một người
cung cấp duy nhất. Cạnh tranh không hoàn hảo là các tình huống n
ằm
giữa hai thái cực cạnh tranh hoàn hảo và độc quyền, ví dụ, thị trường có
thể có một số ít người bán hoặc người mua có khả năng cấu kết với
nhau. Hậu quả của độc quyền là giá cả bị tăng lên và sản lượng bị giảm
xuống so với trường hợp cạnh tranh. Đây là trường hợp sụt giảm sản
lượng do cạnh tranh không hoàn hảo và làm nền kinh t
ế không đạt được
hiệu quả Pareto.
Hàng hóa công cộng là những hàng hóa mà sự tiêu dùng của một
người không ảnh hưởng tới sự tiêu dùng của những người khác (non-
rival consumption) hay nói cách khác chi phí biên để tăng thêm một
người sử dụng hàng hóa công cộng là bằng không. Hơn nữa, khó có thể
loại trừ (ngăn cấm) một người nào đó sử dụng hàng hóa công cộng. Môi
trường trong sạch, quốc phòng, đường xá là những thí dụ đ
iển hình về
hàng hóa công cộng. Mọi người đều có nhu cầu sống trong một môi
trường trong sạch, nhưng chi phí để duy trì môi trường trong sạch không
tăng lên khi có thêm một người sử dụng. Hơn nữa, nếu một cộng đồng
có môi trường trong sạch, khó có thể ngăn cản một thành viên nào của
cộng đồng đó sử dụng môi trường trong sạch. Do tính chất không thể
loại trừ (non-exclusion) của hàng hóa công cộng có một s
ố người trong

cộng đồng sẽ tìm cách sử dụng hàng hóa công cộng mà không trả tiền
(free-rider problem). Thị trường tư nhân thường không cung cấp hàng
hóa công cộng hoặc nếu có cung cấp thì không cung cấp đầy đủ. Đây là
một thất bại quan trọng nữa của thị trường khiến cạnh tranh không đem
lại hiệu quả Pareto. Để khắc phục hạn chế này của thị trường cạnh tranh,
Chính phủ phả
i đứng ra xác định số lượng hàng hóa công cộng cần thiết
cho toàn xã hội và tổ chức cung cấp hàng hóa đó trên cơ sở đóng góp của
toàn xã hội thông qua thuế hoặc phí sử dụng.
12
Ngoại ứng (externalities) nảy sinh khi hành động của một người
hoặc một doanh nghiệp làm ảnh hưởng tới chi phí hoặc lợi ích của những
người khác hoặc các doanh nghiệp khác. Ngoại ứng tiêu cực (negative
externalities) là ngoại ứng xảy ra khi một người làm tăng chi phí sản
xuất hoặc tiêu dùng của một người khác mà không bồi thường cho họ.
Ngoại ứng tích cực (positive externalities) là ngoại ứng xảy ra khi một
người trong quá trình sản xu
ất hoặc tiêu dùng của mình đem lại lợi ích
cho một người khác mà không nhận được sự đền đáp từ người được
hưởng lợi ích. Ngoại ứng không thể được giải quyết thông qua thị trường
cạnh tranh và là nhân tố cản trở thị trường cạnh tranh đem lại hiệu quả
Pareto trong việc phân bổ nguồn lực. Ngoại ứng là một thất bại quan
trọng của th
ị trường có nhiều ứng dụng trong kinh tế học môi trường nói
chung và kinh tế chất thải nói riêng.
Thị trường chưa hoàn chỉnh (incomplete markets) là các thị trường
không có khả năng cung cấp một hàng hóa hoặc dịch vụ nào đó ngay cả
trong trường hợp chi phí để cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ đó thấp hơn
giá cả mà thị trường sẵn sàng chi trả để mua hàng hóa hoặc dịch vụ đó.
Một số

thí dụ về thị trường chưa hoàn chỉnh phổ biến ở các nước là thị
trường vốn và thị trường bảo hiểm.
Một trong những nguyên nhân khiến thị trường vốn và thị trường
tài chính không hoàn chỉnh là do hệ quả của hiện tượng thông tin bất đối
xứng (asymmetric information). Thông tin bất đối xứng xảy ra khi các
bên tham gia vào một giao dịch hay hợp đồng không có thông tin giống
như nhau - người mua người bán không có cùng một l
ượng thông tin
giống nhau về sản phẩm giao dịch. Ví dụ người bảo hiểm và ngân hàng
không có thông tin đầy đủ về người được bảo hiểm hay người đi vay vốn
như bản thân những người đó. Hai hiện tượng phổ biến xảy ra trong
trường hợp thông tin bất đối xứng là sự lựa chọn bất lợi (adverse
selection) và hiểm họa đạo đức (moral hazard).
Thí dụ, trong lĩnh vực bả
o hiểm, hiểm họa đạo đức xảy ra khi
người được bảo hiểm trở nên thiếu cẩn trọng hơn trong việc bảo vệ đối
13
tượng được bảo hiểm. Sự bất cẩn của người được bảo hiểm làm rủi ro
của công ty bảo hiểm tăng lên. Trên thị trường vốn, ngân hàng phải đối
mặt với sự lựa chọn bất lợi khi họ phải lựa chọn các nhà đầu tư mà
không rõ về rủi ro của các dự án đầu tư của các nhà đầu tư đó. Chỉ có
nhà đầu tư tr
ực tiếp mới có thể hiểu được tất cả các rủi ro liên quan tới
dự án đầu tư của mình. Trong kinh doanh, lợi nhuận cao thường đi kèm
với rủi ro cao. Vì không có thông tin đầy đủ như các nhà đầu tư, trong
một nhóm các nhà đầu tư giống nhau nhìn từ phía ngân hàng, ngân hàng
không thể phân biệt được ai là nhà đầu tư mạo hiểm, ai là nhà đầu tư an
toàn. Nếu ngân hàng đặt lãi suất quá cao, chỉ có các nhà đầu tư mạo
hiểm mớ
i có thể vay nợ để đầu tư. Kết quả là, nếu các dự án đầu tư mạo

hiểm phá sản, ngân hàng sẽ không có khả năng thu hồi vốn. Để thu hút
các nhà đầu tư với các dự án có chất lượng tốt hơn, ngân hàng buộc phải
hạ lãi suất để cho các dự án đầu tư an toàn hơn nhưng có lợi nhuận thấp
hơn có thể vay tiền. Tuy nhiên, với lãi suất thấp ngân hàng không thể
đáp ứng được nhu cầu của tất cả các nhà đầu tư bao gồm cả các nhà đầu
tư an toàn và các nhà đầu tư mạo hiểm. Trong số những nhà đầu tư xin
vay nợ, ngân hàng chỉ có thể xét duyệt cho một số nhà đầu tư được vay.
Kết quả là tín dụng bị chia sẻ, giữa các nhà đầu tư và có một số nhà đầu
tư sẵn sàng trả lãi suất cao hơn để vay vốn cũ
ng không được ngân hàng
đáp ứng. Lý do các thị trường không tồn tại hoặc tồn tại chưa hoàn chỉnh
là lý do để nhà nước can thiệp vào nhằm cải thiện hiệu quả của thị
trường. Tuy nhiên, bản thân nhà nước cũng sẽ phải đối phó với các vấn
đề như thông tin bất đối xứng nêu trên.
Người tiêu dùng và các hãng sản xuất có thể có những hành động
đi ngược lại lợi ích của chính họ nế
u họ không có đầy đủ thông tin về
hàng hóa được giao dịch. Rất nhiều hoạt động can thiệp của Chính phủ
vào thị trường là nhằm bảo vệ người tiêu dùng và các nhà đầu tư, đảm
bảo cho người tiêu dùng và các nhà đầu tư có được đầy đủ lượng thông
tin cần thiết để ra quyết định mua bán hoặc sản xuất hàng hóa hoặc dịch
vụ. Yêu cầu của Chính phủ nhằm buộc các công ty dược phẩ
m và các
công ty thực phẩm phải in rõ thông tin về sản phẩm của mình để cung
14
cấp cho khách hàng là một trong những nỗ lực làm giảm tác động tiêu
cực của thông tin không hoàn hảo tới phân bổ nguồn lực hiệu quả.
Mặc dù một trong các giả định về điều kiện cạnh tranh lý tưởng để
có hiệu quả Pareto là thông tin phải hoàn hảo, thông tin bất đối xứng là
một hiện tượng khá phổ biến. Và vì vậy, rất nhiều hoạt động kinh tế trên

thực tế là để
thu thập thông tin, ngân hàng tìm kiếm thông tin xem ai là
nhà đầu tư an toàn, nhà đầu tư tìm thông tin về cơ hội đầu tư tốt, công ty
bảo hiểm tìm kiếm thông tin về khách hàng.
Thất bại cuối cùng của thị trường mà chúng ta nghiên cứu là các
vấn đề liên quan tới kinh tế vĩ mô. Điều kiện để có thể đạt được hiệu quả
Pareto là thị trường phải cạnh tranh hoàn hảo, nói một cách khác tất cả
các thị trường bao g
ồm cả thị trường tư liệu sản xuất và thị trường hàng
hóa tiêu dùng phải tiêu thụ hết hàng hóa. Tuy nhiên, thất nghiệp kinh
niên là một bằng chứng rõ nét nhất về sự không hoàn hảo của thị trường
lao động và được coi là thất bại lớn nhất của thị trường. Lạm phát có
nguyên nhân xuất phát từ Chính phủ và là nhân tố làm trầm trọng thêm
những thất bại sẵn có của thị trường.
Chu kỳ kinh doanh thể hiện sự cần thiết phải có sự can thiệp của
Chính phủ để rút ngắn thời gian suy thoái và kéo dài thời kỳ tăng trưởng.
Trước khi xuất hiện học thuyết kinh tế của Keynes về vai trò của Chính
phủ, cái vòng luẩn quẩn của suy thoái kinh tế đã đẩy nền kinh tế các
nước theo chủ nghĩa thị trường tự do tới hết cuộc khủng hoảng kinh tế
này tới cuộc khủng hoảng kinh tế khác mà đỉnh điểm là đại khủng hoảng
kinh tế 1929-1933.
Ngày nay, hầu hết các nhà kinh tế học đều nhất trí thị trường có
thất bại và sự can thiệp của Chính phủ để giải quyết các thất bại của thị
trường là cần thiết. Tuy nhiên, nhiều nhà kinh tế học vẫn thấy cần hạn
chế sự can thiệp của Chính phủ
bởi lẽ họ cho rằng giới hạn thông tin của
Chính phủ, thủ tục hành chính quan liêu, thủ tục chính trị phức tạp và
khả năng hạn chế trong việc kiểm soát phản ứng của khu vực tư nhân là
15
những trở ngại lớn ngăn cản khả năng can thiệp giải quyết thất bại thị

trường của Chính phủ.
1.1.2. Tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững.
Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng tổng sản phẩm quốc gia hay thu nhập
quốc dân theo đầu người trong một khoảng thời gian nhất định. Mặc dù
đôi khi khái niệm tăng trưởng kinh tế và phát tri
ển kinh tế có thể được sử
dụng thay thế cho nhau, phát triển kinh tế là một khái niệm rộng hơn
tăng trưởng kinh tế. Trong khi khái niệm tăng trưởng kinh tế là một khái
niệm khá rõ ràng và ít gây tranh cãi, khái niệm phát triển luôn luôn là
một khái niệm gây tranh cãi cho tất cả các nhà kinh tế học. Điều này
không có nghĩa là các nhà khoa học không chú ý nghiên cứu về phát
triển. Trái lại, phát triển luôn là mối quan tâm nghiên cứu hàng đầu của
các nhà hoạch định chính sách, các nhà kinh tế học và c
ủa các nhà xã hội
học trên khắp thế giới.
Trong một thời gian dài kể từ sau Chiến tranh Thế giới II, khái
niệm phát triển đã được gắn liền với các thước đo về sản lượng và thu
nhập quốc dân hay nói cách khác là gắn liền với tăng trưởng kinh tế.
Trong thời gian này, mặc dù các nhà kinh tế có đề cập tới các vấn đề xã
hội cần lưu ý trong phát triển, tăng trưởng kinh tế
được đặc biệt coi trọng
và tăng trưởng vốn đầu tư được coi là phương tiện để có thể thực hiện
mục tiêu phát triển. Tỷ lệ tăng trưởng thu nhập bình quân theo đầu người
được coi là thước đo phát triển duy nhất. Tổng sản phẩm quốc nội (GDP)
và tổng sản phẩm quốc dân (GNP) trở thành những thước đo phát triển
tin cậy nhất. Khi GNP trở thành mục tiêu c
ủa phát triển vào những năm
1950 và 1960, vấn đề phúc lợi xã hội không được chú ý. Người ta cho
rằng phúc lợi xã hội là cái tất nhiên theo sau tăng trưởng kinh tế. Mối
quan hệ giữa thu nhập và chất lượng cuộc sống được thể hiện qua thu

nhập theo đầu người.
Vào những năm 1960 thực tế ở các nước đang phát triển đã chứng
tỏ tăng trưởng thu nhập tự nó không giải quyế
t được tất cả các vấn đề
phát triển. Phát triển kinh tế hiểu theo một nghĩa chung nhất phải bao

×