Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

SKKN mầm non: MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẶT HỆ THỐNG CÂU HỎI ĐÀM THOẠI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN VỚI THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI TRƯỜNG MẦM NON NGA HẢI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 23 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HÓA
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGA SƠN

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐẶT HỆ THỐNG CÂU HỎI
ĐÀM THOẠI TRONG HOẠT ĐỘNG LÀM QUEN
VỚI THƠ CHO TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI
TRƯỜNG MẦM NON NGA HẢI

Người thực hiện: Mai Thị Hà
Chức vụ : Giáo viên
Đơn vị công tác : Trường Mầm non Nga Hải
SKKN thuộc lĩnh vực: Chuyên môn

THANH HÓA NĂM 2016

1


A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Văn học là một loại hình nghệ thuật mà trẻ được tiếp xúc từ rất sớm. Ngay
từ tuổi ấu thơ, các em đã được làm quen với các giai điệu nhẹ nhàng, tha thiết
của lời hát ru. Lớn hơn một chút các câu chuyện dân gian, các tác phẩm thơ
truyện hiện đại đã gieo vào lòng các em sự mến yêu với thế giới xung quanh,
giúp cho các em hiểu về truyền thống lao động, chiến đấu bền bỉ nhưng vô cùng
anh dũng của dân tộc. Thơ, truyện cũng dẫn dắt các em đi khắp mọi miền đất
nước, giới thiệu cho các em những danh lam thắng cảnh như Đồng Đăng:
“ Đồng Đăng có phố Kì Lừa
Có nàng Tô Thị có chùa Tam Thanh”.


Cùng với việc mở rộng nhận thức về thiên nhiên, văn học còn mở rộng
nhận thức cho các em về xã hội. Qua đó các em thấy nỗi vất vả, khó nhọc của
người nông dân để làm ra hạt thóc ( Hạt gạo làng ta ), quá trình sản xuất ra
những đồ dùng, đồ chơi ( Cái bát xinh xinh ), truyền thống chống giặc ngoại
xâm anh hùng của cha ông ( Sự tích Hồ Gươm, Chú giải phóng quân ).
Văn học là một phương tiện giáo dục hiệu nghiệm. Hình tượng văn học có
sức mạnh lôi cuốn trẻ thơ. Nó tác động mạnh mẽ lên tình cảm của các em.
Những bài học giáo dục đến với các em một cách tự nhiện không gò bó, không
mang tính giáo huấn bắt buộc.
Khi cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học, đặc biệt là các tác phẩm thơ,
việc sử dụng câu hỏi đàm thoại có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả dạy
và học thơ ở trường mầm non. Giáo viên phải vận dụng hiệu quả các câu hỏi
đàm thoại thì mới truyền đạt được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật
của tác phẩm đến với trẻ, qua đó trẻ mới có thể cảm thụ sâu sắc được cảm xúc,
tình cảm trong bài thơ và hiểu được ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm. Đến với thơ
ca, trẻ còn được hướng tới những tình cảm cao đẹp trong sáng đằm thắm thiết
tha, trẻ còn có được tình yêu thiên nhiên, tình yêu con người và có những phẩm
chất đạo đức tốt, nghĩa là việc sử dụng câu hỏi đàm thoại cần được vận dụng
hiệu quả khi cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ, nó không chỉ nâng cao năng lực

2


cho người dạy, người học mà nó còn thể hiện được giá trị thẩm mỹ của thơ, của
tác phẩm văn học.
Thơ đến với trẻ mẫu giáo gián tiếp thông qua vai trò trung gian là người
lớn. Bằng giọng đọc truyền cảm và sự phân tích, giảng giải, trao đổi, gợi mở,
giáo viên giúp trẻ hiểu được vẻ đẹp của những vần thơ. Có thể thấy rằng vai trò
của người giáo viên mầm non hết sức quan trọng trên con đường trẻ đến với thơ
và tích luỹ tri thức.

Thực trạng trong hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ trong trường
mầm non Nga Hải hiện nay chưa đạt hiệu quả cao do khả năng và kiến thức về
văn học của giáo viên còn hạn chế, giáo viên chưa biết cách xây dựng câu hỏi
hợp lý để khai thác đúng và đủ nội dung hoạt động làm quen với thơ của trẻ. Vì
vậy tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện pháp đặt hệ thống câu hỏi đàm
thoại trong hoạt động làm quen với thơ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm
non Nga Hải” để nghiên cứu.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tìm hiểu thực trạng sử dụng các câu hỏi đàm thoại khi cho trẻ mẫu giáo
nhỡ làm quen với Thơ ở trường mầm non Nga Hải; đưa ra “Một số hệ thống câu
hỏi đàm thoại khi cho trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi làm quen với Thơ”. Từ đó tổng kết
kết quả của hoạt động cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học nói chung, cũng
như một số các hoạt động khác nhằm góp phần nâng cao công tác chăm – sóc
giáo dục trẻ trong trường mầm non.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Việc sử dụng câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu
giáo 4-5 tuổi trường mầm non Nga Hải.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành nhiệm vụ và đề tài đặt ra. Tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số đề tài để giải
quyết những vấn đề lý thuyết làm cơ sở lý luận cho đề tài.

3


- Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu, tôi tiến hành quan sát
một số giờ dạy thơ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non Nga Hải, huyện
Nga Sơn
- Phương pháp thực nghiệm (là phương pháp chính của đề tài): Việc sử

dụng các loại câu hỏi đàm thoại của giáo viên và tiếp nhận trả lời của trẻ khi
nghe câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ ở tại lớp mẫu giáo nhỡ
trường mầm non Nga Hải.
- Phương pháp trò chuyện:
+ Trò chuyện với trẻ trước và sau khi nghiên cứu đề tài để thăm dò cảm
nhận, nhận thức, hiểu biết và thái độ … của trẻ về các bài thơ trẻ đã được học.
+ Trò chuyện với giáo viên để biết được những thuận lợi, khó khăn, những
đề xuất của giáo viên để sử dụng các câu hỏi đàm thoại có hiệu quả tốt trong
hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu giáo.
+ Trò chuyện với cha mẹ trẻ về mục đích, ý nghĩa của việc tạo không khí
văn chương và chuẩn bị tâm thế cho trẻ để trẻ có thể cảm thụ bài thơ được tốt.
- Phương pháp thống kê toán học: đưa ra các tiêu chí đánh giá, nội dung và
cách đánh giá việc sử dụng các câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với
thơ của trẻ mẫu giáo nhỡ trường mầm non Nga Hải.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi phân tích số liệu, đề tài sử dụng
phương pháp tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết.
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là làm quen với tác phẩm nghệ
thuật. Cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học là thực hiện nhiệm vụ trọng tâm
của ngành học Mầm non đó là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ. Vậy thế nào là cho
trẻ làm quen với tác phẩm văn học? Từ những vẻ đẹp nhỏ nhặt thường ngày
trong cư xử mang tính người mà nảy sinh ra những hành động cao thượng, tính
cách nhân ái vì con người. Những tác phẩm văn học cho trẻ Mầm non có ảnh
hưởng lớn đến việc giáo dục đến phát triển ngôn ngữ cho trẻ. Những hình tượng

4


tươi sáng, những bức tranh giàu chất thơ của thiên nhiên được vẽ lên trong tác

phẩm, nhạc điệu của những vần thơ, tính chuẩn xác, biểu cảm của ngôn ngữ
được các cháu yêu thích. Cảm nhận được vẻ đẹp của ngôn ngữ từ đó trẻ ghi nhớ
và hứng thú đọc và kể lại câu chuyện, bài thơ. Vốn từ ngữ tăng lên, ngôn ngữ
của trẻ trở nên phong phú, tích cực. Tình yêu ngôn ngữ nghệ thuật của trẻ cần
được giáo dục ngay từ thời thơ ấu trẻ sẽ mang tình yêu đó đến trường phổ thông
và mai sau các cháu sẽ thêm yêu văn học nước nhà.
Trẻ tuổi mẫu giáo đặc biệt là ở tuổi mẫu giáo nhỡ, đây chính là giai đoạn
phát triển mạnh của tư duy trực quan hình tượng. Do đó ở tuổi này tư duy trực
quan hình tượng phát triển mạnh và chiếm ưu thế. Phần lớn trẻ mẫu giáo nhỡ đã
có khả năng suy luận tuy nhiên những kết luận mà trẻ đưa ra còn rất ngây ngô và
ngộ nghĩnh. Ở giai đoạn này, bước đầu bộc lộ tính nhạy cảm đối với các hiện
tượng ngôn ngữ, vì thế tốc độ phát triển ngôn ngữ của trẻ phát triển khá mạnh.
Hầu hết trẻ mẫu giáo sử dụng thành thạo tiếng mẹ đẻ trong giao tiếp và sinh hoạt
hàng ngày.
Trẻ nắm vững ngữ âm, ngữ điệu khi sử dụng tiếng mẹ đẻ. Trẻ mẫu giáo
nhỡ đã biết sử dụng ngữ điệu một cách phù hợp với nội dung giao tiếp. Trẻ biết
dùng ngữ điệu êm ái để biểu thị tình cảm yêu thương trìu mến. Ngược lại khi
giận dữ trẻ lại dùng ngữ điệu thô và mạnh. Khả năng này khi nghe trẻ đọc thơ
cho người khác nghe.
Ngoài việc phát triển vốn từ và cơ cấu ngữ pháp, ngôn ngữ mạch lạc cũng
dần phát triển ở giai đoạn này. Ngôn ngữ mạch lạc thể hiện ở trình độ phát triển
tương đối cao, không những về phương diện ngôn ngữ mà cả về phương diện tư
duy.
Để từ đó trí nhớ của trẻ cũng được hình thành. Trí nhớ không chủ định của
trẻ tiếp tục phát triển và chiếm ưu thế. Trẻ ghi nhớ những gì có ý nghĩa và để lại
ấn tượng mạnh và rõ rệt với nó.
Quá trình tưởng tượng của trẻ phong phú, phát triển mạnh và trải qua
những giai đoạn khác nhau, ở lứa tuổi này tưởng tượng tái tạo là chủ yếu và
thường phụ thuộc rất nhiều vầo đối tượng đang tri giác.


5


Lứa tuổi này bắt đầu xuất hiện trí nhớ có chủ định. Do vậy, trẻ thường ghi
nhớ lại những gì có ý nghĩa với trẻ, những gì gây cho trẻ ấn tượng mạnh và rõ
rệt.
Chú ý của trẻ là một trạng thái tâm lý luôn đi kèm với quá trình nhận thức.
Ở tuổi mẫu giáo nhỡ chú ý không chủ định phát triển ở mức độ cao và chiếm ưu
thế. Trẻ thường chú ý đến các đối tượng gây kích thích mạnh, hay đối tượng của
trẻ hứng thú. Ở tuổi mẫu giáo nhỡ độ bền vững chú ý và khối lượng chú ý cũng
được tăng lên.
Thơ là tiếng nói của tình cảm, thơ tác động đến người đọc bằng nhận thức
cuộc sống, bằng khả năng gợi cảm sâu sắc, thơ có khả năng thể hiện tâm trạng
của con người. Cho trẻ làm quen với tác phẩm thơ chỉ là mức độ tiếp xúc ban
đầu của trẻ với các bài thơ.
Trẻ cảm thụ văn học gián tiếp bằng lối tư duy cụ thể và vốn hiểu biết về
cuộc sống hạn chế do vậy trẻ đến với văn học có một giới hạn. Việc sử dụng câu
hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường
mầm non để giúp trẻ tiếp xúc và cảm nhận, hiểu sâu sắc hơn các hình tượng và
nội dung của bài thơ.
II. THỰC TRẠNG
1. Thuận lợi
- Ban Giám Hiệu luôn quan tâm sâu sát, giúp đỡ tạo điều kiện cho cô và
trẻ có đủ đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho các hoạt động.
- Trường mầm non Nga Hải có vi tính, đầu đĩa, ti vi…. phong phú cả về số
lượng cũng như các loại sách thơ, chuyện dành cho trẻ.
- Lớp học trang bị cơ sở vật chất đầy đủ, có đủ các góc cho trẻ hoạt động ,
đặc biệt là góc thư viện được bố trí phù hợp, dễ lấy đồ dùng tạo điều kiện thuận
lợi cho trẻ chơi.
- Phụ huynh quan tâm, ủng hộ tạo mọi điều kiện hỗ trợ về đồ dùng, đồ

chơi, học liệu trong các góc chơi.
2. Khó khăn:
- Có một số cháu năm nay mới bắt đầu đi học nên vẫn còn nhút nhát như
cháu: Mai, cháu Lan, cháu Thư….
6


- Bên cạnh các trẻ nhút nhát còn có một số trẻ quá hiếu động nên ảnh
hưởng đến quá trình giảng dạy như cháu: Hoàng Anh, cháu Phương, cháu
Việt….
-Trẻ hứng thú trong hoạt động chưa cao.
- Vẫn còn một số cháu nói ngọng như cháu Quỳnh, cháu Hương…..
3. Kết quả thực trạng trên
Vào đầu năm học tôi đã khảo sát chất lượng trẻ với kết quả như sau:
Kết quả
Đạt
Tổng số
trẻ

Tốt

Nội dung khảo sát

Số

Tỉ

khá
Số


Tỉ

Chưa

TB
Số

Tỉ

đạt
Số

Tỉ

trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ% trẻ lệ%
Khả năng hứng thú nghe
34

các tác phẩm thơ
Khả năng trả lời câu hỏi
đàm thoại
Khả năng đọc diễn cảm
tác phẩm

8

24

12


35

9

26

5

15

7

21

10

29

10

29

7

21

7

21


10

29

10

29

7

21

Với kết quả trên tôi băn khoăn trăn trở để tìm ra phương pháp biện pháp
khắc phục thực trạng trên. Tôi đã mạnh dạn áp dụng “Một số biện pháp đặt hệ
thống câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ cho trẻ mẫu giáo 4-5
tuổi trường mầm non Nga Hải” để nghiên cứu.
III. CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Việc đặt câu hỏi là một trong 10 chiến lược dạy học giúp trẻ em có trí tuệ
phát triển bình thường đạt được thành công trong học tập. Với ý tưởng học tập
kiến tạo, thay vì dạy bằng cách kể, giáo viên cần dạy bằng cách hỏi. Hiện nay
trong quá trình tổ chức hoạt động học: từ giới thiệu bài, tổ chức các hoạt động,
củng cố bài…..chúng ta cần chú ý đặt câu hỏi và khuyến khích trẻ biết hỏi. Đặt
câu hỏi là một kỹ năng quan trọng. Câu hỏi đặt ra phù hợp sẽ kích thích sự tư
duy, hứng thú học tập của trẻ, kích thích trẻ khám phá, tìm tòi đồng thời cũng “
mở đường” cho trẻ học cách học – hỏi, tập đặt câu hỏi.
1. Đặt câu hỏi đàm thoại giúp trẻ hứng thú với bài thơ

7



Tạo cảm hứng ban đầu cho trẻ là một hình thức lên lớp mà ngay từ giây
phút đầu tiên cô gây hứng thú và tạo sự chú ý, gây ấn tượng sâu sắc cho trẻ. Đặt
câu hỏi là hình thức đối thoại giữa cô và trẻ trước khi vào bài học. Hình thức này
chủ yếu dựa vào kinh nghiệm sống của trẻ mà dẫn dắt, tạo cho trẻ hứng thú
trước khi vào bài mới.
Đàm thoại với trẻ thật ngắn gon một vài phút trước khi làm quen với tác
phẩm. Câu hỏi phải tích hợp nội dung và có thể gắn với chủ đề.
- Ví dụ1: Với bài thơ “Trăng sáng” của nhà thơ Trần Đăng Khoa, tôi cho trẻ
hát bài “ Rước đèn dưới ánh trăng” và hỏi trẻ:
+ Các bạn trong bài hát làm gì ?
+ Rước đèn vào ngày nào ?
+ Cô có tập tranh các con xem trong tranh vẽ gì nhé !
+ Cho trẻ xem lần lượt từng tranh cô chuẩn bị, trò chuyện nội dung tranh
+ Trong tranh vẽ gì ?
+ Trong tranh có trăng sao rất là đẹp. Nên chú Trần Đăng Khoa đã sáng tác
bài thơ “Trăng sáng” rất là hay để tặng cho chúng ta. Các con hãy lắng nghe cô
đọc nhé.
- Ví dụ 2: Khi dạy bài thơ “ Bạn mới ” của tác giả Nguyệt Mai thì tôi lại trò
chuyện với trẻ:
+ Khi các con đến lớp các con được gặp ai?
+ Các bạn trong lớp chơi với nhau như thế nào?
+ Có một bạn lần đầu tiên đi học nhưng bạn đang còn rụt dè, nhút nhát lắm
chúng mình sẽ làm gì để giúp bạn nhỉ?
Nhà thơ Nguyệt Mai đã sáng tác bài thơ “ Bạn mới ” để tặng chúng mình
đấy.
- Ví dụ 3: Với bài thơ “Cây đào” của tác giả Hồng Thu sưu tầm, trước khi
cho trẻ nghe cô đọc hai câu thơ cuối:
“Hễ thấy hoa cười
Đúng là tết đến.”.
Và hỏi: “hai câu thơ nói về hoa gì? Trong bài thơ nào? Các con cùng lắng

nghe cô đọc bài thơ này nhé!”.
8


- Ví dụ 4: Với bài thơ: “Ong và bướm” của nhà thơ Nhược Thủy, để giới
thiệu bài thơ cô đọc câu đố:
“Con gì làm mật tìm hoa
Xây tổ dựng nhà thật là khéo tay”
Sau khi trẻ đoán cô đọc tiếp câu đố:
“Con gì bay lượn rập rờn
Luôn dương đôi cánh khoe muôn sắc màu”
Cô cho trẻ đoán và hỏi: “Các con có nhìn thấy ong và bướm bao giờ chưa?
Các con nhìn thấy chúng ở đâu? Nhà thơ Nhược Thủy đã viết bài thơ về
con ong và con bướm đấy, các con hãy lắng nghe cô đọc bài thơ này nhé!” .
- Ví dụ 5: Khi dạy bài thơ “ Hoa kết trái ” của nhà thơ Thu Hà tôi cho trẻ
chơi trò chơi gieo hạt. Tôi trò chuyện với trẻ:
+ Các con vừa chơi trò chơi gì?
+ Cây phát triển như thế nào?
+ Có rất nhiều loại hoa, mỗi loại hoa có một mầu sắc khác nhau, để biết
được mầu sắc của hoa cà, hoa mướp, hoa lựu, hoa mận…như thế nào các con
cùng lắng nghe cô đọc bài thơ “ Hoa kết trái ” của nhà thơ Thu Hà nhé.

Hình ảnh trẻ đang chơi trò chơi “ Gieo hạt ”
Kết quả: Như vậy chỉ trong một vài phút đàm thoại ngắn gọn thôi nhưng
toát lên được mục đích cần đạt ở trẻ. Giúp cho trẻ đến với bài thơ một cách tự
nhiên và hứng thú với bài thơ.
2. Đặt câu hỏi đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.
9



Mục đích câu hỏi nhằm giúp trẻ hiểu nội dung tác phẩm. Sau khi giáo viên
đọc tác phẩm thơ cho trẻ nghe. Câu hỏi giúp trẻ nắm được tên bài thơ, tên tác
giả, nắm được hình ảnh cảm xúc chính của bài thơ. Khi đặt câu hỏi ta nên đặt ít
câu hỏi hơn, nhưng câu hỏi phải khiến trẻ suy nghĩ, không hỏi tràn lan. Với
lượng câu hỏi ít, sẻ có thời gian để trẻ trẻ suy nghĩ trả lời. Giáo viên không nên
chỉ nêu câu hỏi nhưng không để cho trẻ thời gian suy nghĩ hoặc không nên vội
đánh giá, hãy động viên, khuyến khích để nhận được câu trả lời tốt hơn từ trẻ.
- Ví dụ 1: Với bài: “ Gà mẹ đếm con” tôi đặt hệ thống câu hỏi sau:
+ Các con vừa nghe bài thơ gì? Sáng tác của ai?
+ Gà mẹ đã làm gì khi đàn gà con mới nở ra?
+ Khi thấy hạt nắng các chú gà đã làm gì? Tại sao?
+ Vì sao gà mẹ phải đếm lại lần nữa?
- Ví dụ 2: Với bài thơ “Tết đang vào nhà” tôi đã sử dụng hệ thống câu hỏi
sau:
+ Bài thơ có tên là gì? Của tác giả nào?
+ Trong bài thơ có nhắc đến loại hoa gì và mầu sắc như thế nào?
+ Mọi người đang làm gì để chuẩn bị đón tết?
+ Khi tết đến thì mọi người và cảnh vật như thế nào?
- Ví dụ 3: Với bài thơ: “Cây dừa” tôi sử dụng câu hỏi sau:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Bài thơ nói về hình ảnh cây gì?
+ Cây dừa dang tay làm gì? Và gật đầu gọi ai?
+ Theo năm tháng thân dừa như thế nào?
+ Vẻ đẹp của cây dừa đã được tác giả miêu tả như thế nào?
+ Các con cần phải làm gì để có cây dừa?
- Ví dụ 4: Với bài thơ “ Nàng tiên ốc” tôi sử dụng câu hỏi sau:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Tác giả đã kể về cuộc đời của ai?
+ Bà già sống bằng nghề gì?
+ Bà già bắt được con gì?

+ Bà già đã làm gì với con ốc?
+ Từ khi có con ốc chuyện gì lạ đã xảy ra ở nhà Bà già?

10


+ Ai đã giúp Bà già làm những chuyện đó?
+ Bà già đã làm gì để giữ Nang Tiên ở lại với mình?
+ Hai mẹ con sống với nhau như thế nào?
- Ví dụ 5: Với bài thơ “ Cái bát xinh xinh ” tôi sử dụng câu hỏi sau:
+ Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? Do ai sáng tác?
+ Bài thơ kể về ai?
+ Bố mẹ của bạn nhỏ làm ở đâu?
+ Cái bát được làm bằng gì?
+ Khi được bố mẹ tặng cho cái bát bạn nhỏ đã làm gì?
+ Vì sao bạn nhỏ lại nâng niu giữ gìn cái bát?

Hình ảnh trẻ đang trả lời câu hỏi
Kết quả: Sau mỗi câu hỏi tôi luôn dành thời gian cho trẻ suy nghĩ và sử
dụng ngôn ngữ, cử chỉ ( ánh mắt, cười, gật đầu, vỗ tay…) để khuyến khích, khen
ngợi trẻ thì trẻ rất tích cực hoạt động. Với việc đặt câu hỏi từ dễ đến khó, từ đơn
giản đến phức tạp và phân bổ câu hỏi cho tất cả các đối tượng trẻ: trẻ nhút nhát
đến trẻ tích cực nên tất cả trẻ lớp tôi đêu được trả lời các câu hỏi. Vì vậy trẻ đều
nhớ tên bài thơ, tên tác giả và hiểu nội dung bài thơ.
3. Đặt câu hỏi đàm thoại giúp trẻ tái hiện bài thơ.
Qua hệ thống câu hỏi đàm thoại, giáo viên sẽ giúp trẻ nhớ trình tự nội dung
bài thơ. Tình tiết nào xảy ra trước thì hỏi trước, tình tiết nào xảy ra sau thì hỏi
sau, không nên sa vào những tình tiết vụn vặt.

11



Câu hỏi được sử dụng tuân theo trình tự diễn biến tác phẩm. Câu hỏi giúp
trẻ nhớ lời và thể hiện được ngữ điệu, giọng điệu.
- Ví dụ 1: Với bài thơ: “Chiếc cầu mới” tôi sử dụng các câu hỏi sau:
+ Chiếc cầu được xây dựng ở đâu?
“ Trên dòng song trắng
Cầu mới dựng lên”
+ Chiếc cầu được xây để làm gì?
“ Nhân dân đi bên
Tàu xe chạy giữa”
+ Các phương tiện giao thông và mọi người đi trên cầu cảm thấy như thế
nào?
“ Khách ngồi trên tàu
Đoàn người đi bộ
Cùng cười hớn hở”
+ Nhờ có chiếc cầu mà các phương tiện qua lại như thế nào?
+ Khi đi qua cầu, mọi người đã nói gì về các cô, chú công nhân xây dựng?
“ Tấm tắc khen tài
Công nhân xây dựng”
- Ví dụ 2: Bài thơ “ Hạt gạo làng ta ” tôi sử dụng các câu hỏi sau:
+ Mở đầu bài thơ tác giả đã giới thiệu hình ảnh gì về làng quê Việt Nam?
“ Hạt gạo làng ta
………………..
Có lời mẹ hát ngọt bùi hôm nay “
+ Để làm ra hạt gạo, những người nông dân phải làm việc vất vả như thế
nào?
“ Hạt gạo làng ta
………………..
Mẹ em xuống cấy”

+ Trong bài thơ tác giả nhắc đến bão tháng mấy?
+ Có mưa vào tháng mấy?
+ Trong bài thơ có những trưa tháng 6 như thế nào?
+ Tại sao cua ngoi lên bờ?
+ Qua bài thơ con cảm nhận được điều gì?
- Ví dụ 3: Với bài thơ “ Ông Mặt Trời bật lửa ” tôi sử dụng các câu hỏi sau:
+ Bài thơ “ Ông Mặt Trời bật lửa ” nói đến những hiện tượng thiên nhiên
nào?
+ Mở đầu bài thơ, tác giả đã nói về ai?
+ Điều gì đã xảy ra khi chị Mây xuất hiện?
“ Chị Mây vừa kéo đến
Trăng sao trốn cả rồi.”
+ Đất đang nóng lòng chờ đợi điều gì?
12


“ Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào mưa ơi?”
+ Điều gì đã xảy ra khi những hạt mưa rơi xuông?
“ Mưa! Mưa xuống thật rồi
Đất hả hê uống nước”
+ Tiếng gì đã làm em bé bừng tỉnh giấc?
“ Ông Sấm vỗ tay cười
Làm bé bổng tỉnh giấc”
+ Câu thơ nào miêu tả về ánh chớp?
“ Chớp bỗng lòe chói mắt
Soi sáng khắp ruộng vườn”
+ Tia chớp lóe sáng đó được tác giả ví với hình ảnh gì?
“ Ơ! Ông trời bật lửa
Xem lúa vừa trổ bông.”

+ Theo các con lửa ở đây là gì?
- Ví dụ 4: Với bài thơ “ Hoa kết trái ” tôi sử dụng các câu hỏi sau:
+ Bài thơ nói đến những loại hoa nào?
+ Hoa cà màu gì?
+ Hoa mướp màu gì?
+ Hoa lựu giống như cái gì?
+ Hoa vừng, hoa đỗ thì sao?
+ Vì sao các bạn nhỏ lại không hái hoa? Thể hiện qua câu thơ nào?
“ Này các bạn nhỏ
Đừng hái hoa tươi
Hoa yêu mọi người
Nên hoa kết trái”
+ Các con sẽ làm gì để bảo vệ cây?
- Ví dụ 5: Với bài thơ “Vì con” tôi sử dụng các câu hỏi sau:
+ Mẹ dạy em bé làm những gì?
+ Tại sao mẹ lại dạy em tập đi rồi mới tập nói?
+ Mẹ dạy em bé yêu những ai?
+ Trong bài thơ tác giả so sánh mẹ giống những ai?
+ Câu thơ nào nói lên tình cảm của em bé dành cho mẹ?
“Con không hư không quấy
Vì con lo mẹ buồn”
Khi trẻ đọc thơ tôi cho cả lớp đọc bài thơ khoảng 2 đến 3 lần, tiếp theo tôi
cho các tổ thi đua nhau đọc bài thơ, rồi từng nhóm, cá nhân trẻ lên thể hiện bài
thơ.

13


Hình ảnh trẻ thể hiện bài thơ “Vì con”
Kết quả: Với việc đặt câu hỏi theo trình tự của bài thơ trẻ lớp tôi đa thuộc

thơ rất nhanh và thể hiện được ngữ điệu, giọng điệu của bài thơ.
4. Đặt câu hỏi đàm thoại nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ.
Câu hỏi đàm thoại cung cấp vốn từ, tích cực hóa vốn từ cho trẻ.
- Ví dụ 1: Với bài thơ “ Bé làm bao nhiêu nghề ” tôi hỏi và giảng giải về
công việc của các nghề và cho trẻ nhắc lại tên các nghề:
+ Trong bài thơ bé làm những nghề gì?
+ Công việc của nghề “thợ nề” ( thợ mỏ, thợ hàn) là gì?
+ “ Thợ nề ” là thợ xây nhà cửa, các công trình như: trường học, bệnh
viện……Thợ nề còn có tên gọi khác là thợ xây hay công nhân xây dựng. Cho trẻ
nhắc lại từ “ Thợ nề ”.
+ “ Thợ mỏ ” là thợ đào hầm mỏ để lấy than, lấy khoáng sản ở trong lòng
đất. Cho trẻ nhắc lại từ “ Thợ mỏ”.
+ “ Thợ hàn ” là người thợ nối liền hai bộ phận kim loại với nhau bằng
cách làm cho nóng chảy. Cho trẻ nhắc lại từ “ Thợ hàn ”.
- Ví dụ 2: Với bài thơ: “ Ông Mặt Trời bật lửa ” tôi đã giải thích và cung
14


cấp cho trẻ từ:
“ Đất nóng lòng chờ đợi
Xuống đi nào mưa ơi?”
+ Ở câu thơ trên nhà thơ đã dùng từ “ nóng lòng ”. Vậy “nóng lòng” có
nghĩa là gi?
+ “Nóng lòng” nhà thơ dùng từ “ Nóng lòng ” để nói lên sự mong mỏi, chờ
đợi. Các con ạ, khi trời hạn hán, không có mưa thì đất đai trở nên khô cằn, nứt
nẻ. Mọi người cũng như mọi vật đều chờ đợi những giọt mưa rơi xuống đấy.
Cho trẻ đọc từ “Nóng lòng”.
+ Điều gì đã xảy ra khi những hạt mưa rơi xuông?
“ Mưa! Mưa xuống thật rồi
Đất hả hê uống nước”

Trong câu thơ trên tác giả đã dùng từ “ hả hê ”. Vậy “hả hê” có nghĩa là gì?
+ “ Hả hê ” nói về sự vui mừng của đất khi được đón nhận những giọt mưa
rơi xuống. Cho trẻ đọc từ “ Hả hê”
- Ví dụ 3: Với bài thơ “ Chim chích bông ” tôi đã cung cấp cho trẻ từ:
+ “ Bé tẻo teo ” có nghĩa là rất bé. Cho trẻ đọc từ “ bé tỏe teo”.
+ “ Sà xuống ” có nghĩa là chim đang ở trên cao bay xuống thấp để bắt sâu
cho cây. Cho trẻ đọc từ “ Sà xuống ”.
Kết quả: Như vậy sau mỗi lần đàm thoại tôi luôn để trẻ tự suy nghĩ để trả
lời câu hỏi. Sau đó tôi giảng giải cho trẻ hiểu các từ khó và đọc lại các từ khó.
Vì vậy mà ngôn ngữ của trẻ luôn luôn được phát triển.
5. Đặt câu hỏi đàm thoại liên hệ giáo dục trẻ.
Là những câu hỏi nhằm giúp trẻ liên hệ thực tế với bản thân mình sau khi
được tìm hiểu về bài thơ.
- Ví dụ 1: Với bài thơ “ Ếch con học bài ” tôi sử dụng câu hỏi sau:
+ Câu thơ nào nói Ếch con chăm chỉ học bài?
“ Đêm đêm tiếng ộp kêu giòn
Nghe ra có tiếng ếch con học bài”
Thông qua bài thơ, các con nên học tập ở bạn Ếch tính siêng năng, chăm
chỉ học bài, ngoan ngoãn nghe lời cô dạy.
- Ví dụ 2: Trong bài thơ “Bác Hồ của em ” tôi sử dụng câu hỏi sau:
15


+ Mọi người ai cũng kính yêu Bác Hồ, còn các con thì sao? Kính yêu Bác
Hồ các con phải như thế nào?
Bác Hồ tuy không còn nữa nhưng hình ảnh của Bác luôn in đậm trong trái
tim mỗi người Việt Nam, các bạn nhỏ ai ai cũng muốn nhận danh hiệu Cháu
ngoan Bác Hồ, vì thế các con cùng phấn đấu học giỏi, ngoan ngoãn nhé.
- Ví dụ 3: Với bài thơ “ Mèo đi câu cá ” tôi sử dụng các câu hỏi sau:
+ Khi quay về lều tranh, hai anh em Mèo như thế nào?

+ Nếu con là Mèo anh, Mèo em con sẽ làm gì?
+ Qua bài thơ, các con thấy những việc làm của Mèo anh và Mèo em như
thế nào?
Các con phải luôn siêng năng, chăm chỉ làm những việc vừa sức để giúp
đỡ bố mẹ và cô giáo, không được lười biếng, mải chơi như Mèo anh và Mèo em
nhé.
Kết quả: Qua những câu hỏi đó giáo dục trẻ lòng yêu quê hương đất nước,
yêu cảnh đẹp của làng quê, bồi đắp tình cảm với con người từ những ánh trăng,
từ cỏ cây hoa lá, con gà, con vịt, con bướm hay những sự vật hiện tượng xung
quanh trẻ.
Như vậy đàm thoại không chỉ giúp trẻ tái hiện tác phẩm, hiểu tác phẩm mà
còn cho trẻ nhiều bài học bổ ích. Đàm thoại sẽ giúp trẻ biết cách sử dụng thành
thạo tiếng mẹ đẻ. Do vậy giáo viên cần chú ý cách sử dụng câu hỏi, các kiểu
câu, các từ ngữ có thể phát huy được khả năng suy nghĩ diễn đạt của trẻ.
IV. HIỆU QUẢ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Đối với giáo viên
Qua quá trình thực hiện việc xây dựng hệ thống câu hỏi đàm thoại làm
quen với thơ cho trẻ mẫu giáo nhỡ giáo viên trường mầm non Nga Hải đã thu
được không ít bài học kinh nghiệm về biện pháp đặt câu hỏi. Từ đó giúp giáo
viên biết cách tìm hiểu tác phẩm, biết cách đặt câu hỏi phù hợp với nhận thức
của trẻ.
2. Đối với trẻ.
- Trẻ tự nguyện hứng thú khi trả lời câu hỏi.
- Trẻ hiểu nghĩa của một số từ khó
- Trẻ hiểu nội dung bài thơ, biết liên hệ giáo dục phù hợp với bài thơ.
16


Khảo sát cuối năm học 2015-2016 của lớp mẫu giáo 4-5 tuổi lớp tôi chủ
nhiệm như sau:


Tổng
số
trẻ

Kết quả
Nội dung khảo sát

Đạt
khá

Tốt
Số trẻ

Trung bình

% Số trẻ %

Số trẻ

%

Chưa đạt
Số trẻ %

Khả năng hứng thú
nghe các tác phẩm

34


thơ
Khả năng trả lời
câu hỏi đàm thoại
Khả năng đọc diễn
cảm tác phẩm

17

50

14

41

3

9

0

0

16

47

11

32


7

21

0

0

15

44

12

35

7

21

0

0

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá hiện nay “Giáo dục đào tạo
là quốc sách hàng đầu” nên con người phải năng động sáng tạo trong công
việc. Để góp phần giúp trẻ phát triển toàn diện. Vấn đề đổi mới phương pháp
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học cũng là một vấn đề được đặc biệt quan

tâm ở trường mầm non. Việc sử dụng câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm
quen với thơ ở mẫu giáo nhỡ là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết. Người
giáo viên mầm non luôn phải nắm vững kiến thức, biết xây dựng và sử dụng
chính xác, phù hợp hệ thống câu hỏi đàm thoại vào trong hoạt động làm quen
thơ của trẻ mẫu giáo nhỡ. Nhằm phát huy tính tích cực của trẻ, mọi hoạt động
giáo dục đều hướng vào trẻ và xuất phát từ trẻ, thực sự là một yêu cầu đặt ra cần
thiết cho mỗi giáo viên mầm non nói riêng và giáo viên ở các bậc học nói chung.
Với những suy nghĩ như vậy, tôi mạnh dạn đề xuất: “Hệ thống câu hỏi
đàm thoại trong hoạt động làm quen với thơ của trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường
mầm non Nga Hải” là hoàn toàn đúng, đáp ứng được mục tiêu giáo dục của bậc
học mầm non nói chung và trường mầm non Nga Hải nói riêng. Tôi đã tiến hành
17


khảo sát thực trạng việc sử dụng câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen
với thơ của trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường Mầm non Nga Hải huyện Nga Sơn. Trên
cơ sở nghiên cứu thực tế dạy học của cô và trẻ, tôi chỉ ra được những hạn chế,
yếu kém của việc sử dụng câu hỏi đàm thoại khi cho trẻ mẫu giáo nhỡ làm quen
với tác phẩm thơ. Từ đó tôi đề xuất định hướng vận dụng và tiến hành thử
nghiệm sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại để tổ chức cho trẻ mẫu giáo nhỡ
làm quen với tác phẩm thơ.
Khi cho trẻ mẫu giáo làm quen với tác phẩm thơ, việc sử dụng câu hỏi đàm
thoại có ý nghĩa quan trọng quyết định hiệu quả dạy và học thơ ở trường mầm
non. Giáo viên phải vận dụng hiệu quả các câu hỏi đàm thoại thì mới truyền đạt
được giá trị nội dung cũng như giá trị nghệ thuật của tác phẩm đến với trẻ, qua
đó trẻ mới có thể cảm thụ sâu sắc được cảm xúc, tình cảm trong bài thơ và hiểu
được ý nghĩa tư tưởng của tác phẩm.
Trong quá trình trao đổi, cô giáo cần hướng sự chú ý của trẻ vào vẫn đề
mấu chốt, tránh xa đà, rời xa tác phẩm. Cô giáo không ép buộc câu trả lời của trẻ
nhưng cần hướng câu trả lời của trẻ vào nội dung tác phẩm, giúp trẻ lưu giữ

được những ấn tượng đầu tiên của mình về tác phẩm.
Vai trò tích cực của tập thể trẻ sẽ giúp cô giáo giải quyết được nhiệm vụ và
mục đích đặt ra trong quá trình đàm thoại. Cô nên cố gắng động viên để tất cả
các trẻ cùng tham gia vào đàm thoại. Trong quá trình đàm thoại, cô cũng nên kết
hợp với giảng giải khi phát hiện ra những chi tiết mà trẻ chưa hiểu hoặc chưa rõ
để kịp thời điều chỉnh nhận thức của trẻ.
Bên cạnh đó việc quan trọng không kém đó là:
- Giáo viên cần phải thực hiện đúng, đầy đủ theo các nguyên tắc khi cho
trẻ làm quen với các tác phẩm văn học.
- Giáo viên cần phải kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo, linh hoạt, có hiệu quả

với các phương pháp khác như: đọc diễn cảm, sử dụng đồ dùng trực quan, thực
hành cho trẻ đọc thơ diễn cảm ở mọi lúc, mọi nơi…
- Giáo viên cần phối hợp chặt chẽ giữa gia đình-nhà trường và xã hội để

tạo không khí văn chương và chuẩn bị tâm thế để trẻ có thể cảm thụ thơ được
18


tốt, rèn phát triển ngôn ngữ cho trẻ cho trẻ; mở các hội thi: “Đọc-kể diễn cảm”,
“Những ngôi nhà trẻ thơ”…
- Giáo viên cần tích hợp phù hợp, có chất lượng khi cho trẻ làm quen với
tác phẩm văn học vào các hoạt động khác để trẻ được phát triển toàn diện.
- Giáo viên cần thường xuyên đánh giá các hoạt động học tập dựa trên mục

đích yêu cầu của chủ đề ở mạng nội dung, mạng hoạt động khi cho trẻ mẫu giáo
nhỡ làm quen với thơ.
II. KIẾN NGHỊ
- Để biện pháp đặt hệ thống câu hỏi đàm thoại trong hoạt động làm quen
với thơ cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi nhằm nâng cao chất lượng môn văn học, rất

mong lãnh đạo cấp trên quan tâm nhiều hơn nữa trong việc tổ chức thêm các lớp
chuyên đề để giáo viên cũng cố và nâng cao kiến thức cho bản thân.
Trên đây là những kết quả sau khi tôi vận dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại
trong hoạt động làm quen với Thơ cho trẻ mẫu giáo nhỡ ở trường mầm non Nga
Hải. Với những kết quả bước đầu tuy còn nhiều hạn chế, tôi rất mong sự quan
tâm chỉ bảo của Hội đồng khoa học các cấp và các bạn đồng nghiệp giúp cho tôi
nâng cao chất lượng cho trẻ trong hoạt động làm quen với Thơ và nâng cao chất
lượng chăm sóc giáo dục trẻ. Tôi hi vọng đề tài này của tôi sẽ giúp được nhiều
bạn đồng nghiệp có thêm kinh nghiệm khi sử dụng hệ thống câu hỏi đàm thoại
trong hoạt động làm quen với Thơ của trẻ mẫu giáo Nhỡ nói riêng cũng như làm
quen với văn học của trẻ mầm non nói chung trong sự nghiệp trồng người.
Tôi xin chân thành cám ơn !
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Sơn, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
Người viết

Mai Thị Hà

19


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS. Hà Nguyễn Kim Giang (2010), Phương pháp tổ chức hoạt động

làm quen với tác phẩm văn học, NXB Giáo dục.
2. Nguyễn Thị Tuyết Nhung, Phạm Thị Việt (2006) , Phương pháp cho trẻ
làm quen với tác phẩm văn học, NXB Đại Học Quốc gia Hà Nội.
3. Trần Thị Ngọc Trâm, Lê Thu Hương, Lê Thị Ánh Tuyết, Hướng dẫn tổ
chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non dành cho trẻ mẫu giáo
nhỡ (4-5 tuổi).
4. Phạm Thị Châu, Nguyện Thị Oanh, Trần Thị Sinh, Giáo dục học trẻ em,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
5. Nguyễn Ánh Tuyết, Nguyễn Thị Như Mai, Đinh Thị Kim Thoa, Tâm lý
học trẻ em lứa tuổi mầm non, NXB Đại học Sư Phạm.
6. PGS.TS. Lã Thị Bắc Lý (2009), Văn học thiếu nhi với giáo dục trẻ em lứa
tuổi mầm non, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

21


MỤC LỤC
A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
I - Lí do chọn đề tài…………..…………………………………………….........1
II – Mục đích nghiên cứu………….…………….………………………………2
III – Đối tượng nghiên cứu……………………..….……………………………2
IV – Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..2
B. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ................................................3
I. Cơ sở lí luận……………………………..………...…………………………3
II. Thực trạng……………………………..……………………………………5
1. Thuận lợi................................................................................. ..........................5
2. Khó khăn...........................................................................................................5
3. Kết quả thực trạng trên......................................................................................6
III. Các giải pháp sử dụng để giải quyết vấn đề...............................................6
1. Đặt câu hỏi đàm thoại giúp trẻ hứng thú với bài thơ.........................................7

2. Đặt câu hỏi đàm thoại giúp trẻ hiểu nội dung bài thơ.......................................9
3. Đặt câu hỏi đàm thoại giúp trẻ tái hiện bài thơ...............................................10
4. Đặt câu hỏi đàm thoại nhằm phát triển ngôn ngữ cho
trẻ................................14
5. Đặt câu hỏi đàm thoại liên hệ giáo dục trẻ......................................................15
IV. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm...............................................................16
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................17
I. Kết luận...........................................................................................................17
II. Kiến nghị.......................................................................................................18

22


23



×