A. MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Ở lứa tuổi mầm non, hoạt động vui chơi là hoạt động chủ đạo và quan trọng
đối với trẻ. Như tổ chức thế giới và giáo dục trẻ em đã khẳng định:
“ Nếu không chơi trẻ sẽ bị ngăn cách với cuộc sống này, sự sáng tạo thông qua
liệu pháp chơi giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất và tinh thần”. Chơi mà học,
học mà chơi là phương châm học tập chủ yếu của trẻ lứa tuổi mầm non. Thông qua
các trò chơi vận động trẻ khám phá các sự vật, hiện tượng đa dạng ở xung quanh,
chức năng và tính chất của chúng. Học qua vui chơi là phương thức học tập hiệu
quả và phù hợp với trẻ mầm non vì vui chơi là hoạt động chủ đạo của trẻ lứa tuổi
này. Qua hoạt động vui chơi ngoài trời trẻ phát triển trí tuệ, thể chất, tình cảm quan
hệ xã hội qua đó nhằm phát triển tồn diện nhân cách cho trẻ. Đối với trẻ hoạt
động ngoài trời là một hoạt động khơng thể thiếu vì trẻ sẽ được hít thở khơng khí
trong lành, được quan sát thế giới xung quanh khám phá những điều mới lạ từ
thiên nhiên giúp trẻ tăng thêm vốn sống và nhất là trẻ được tự do hoạt động.
Thông qua vui chơi, hành động chơi với những mối quan hệ bạn bè cùng chơi trẻ
tiếp thu những kinh nghiệm xã hội loài người mở ra một chặng đường phát triển
mới về chất. Đó là giai đoạn đầu tiên của quá trình hình thành nhân cách, là
phương tiện để phát triển tồn diện nhân cách. Vì thế chúng ta cần thấy được việc
tổ chức các trò chơi cho trẻ là cực kì quan trọng và có ý nghĩa giáo dục to lớn. Tổ
chức trị chơi chính là tổ chức cuộc sống của trẻ, trò chơi là phương tiện để trẻ học
làm người. Giáo viên mầm non cần tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi dưới nhiều
hình thức khác nhau để việc chăm sóc giáo dục trẻ ngày càng đạt kết quả tốt
hơn.Trẻ học mà chơi, chơi mà học, qua chơi việc học của trẻ trở nên nhẹ nhàng và
đạt hiệu quả cao hơn. Chính vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt
động vui chơi ngoài trời. Nhưng làm thế nào để tổ chức được hoạt động vui chơi
ngoài trời cho trẻ thực sự có hiệu quả, lơi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài tốn
khó. Vì khả năng chú ý có chủ định của trẻ mầm non cịn kém trẻ dễ dàng tham gia
vào các hoạt động nhưng cũng nhanh chán, nhanh bỏ cuộc.
1
Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động ngoài trời, là giáo viên mầm non
được phân công lớp mẫu giáo lớn (5-6 tuổi) tơi ln trăn trở và tìm các biện pháp
để tổ chức các hoạt động vui chơi hoạt động ngồi trời cho trẻ một cách có hiệu
quả nhất. Tơi nghĩ mơi trường hoạt động ngồi trời sẽ là một môi trường hấp dẫn
và lôi cuốn trẻ nếu chúng ta biết nắm bắt và vận dụng tất cả những yếu tố có sẵn
trong thiên nhiên, tác động vào chúng qua các trị chơi, quan sát, tìm hiểu sự vật
xung quanh trẻ trong các tình huống. Những câu hỏi như: vì sao, làm thế nào…và
sự tị mị ham hiểu biết của trẻ, ta giáo dục cho trẻ hình thành hành vi đẹp, thói
quen tốt góp phần phát triển nhân cách cho trẻ. Chính vì nhu cầu nhận thức của trẻ
muốn khám phá thế giới xung quanh, tôi đã mạnh dạn chọn đề tài “Một số biện
pháp phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo lớn 5 – 6 tuổi trường
mầm non Nga Hải thông qua hoạt động ngoài trời” để làm sáng kiến kinh
nghiệm trong năm học này.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tổ chức hoạt động ngồi trời nhằm phát huy được tính tích cực cho trẻ,
từ đó góp phần thúc đẩy sự phát triển các năng lực của trẻ, nâng cao chất lượng,
hiệu quả hoạt động ngoài trời cho trẻ.
III. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu: Tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo qua hoạt
động goài trời.
- Phạm vi nghiên cứu: Lớp C1, khối mẫu giáo 5 - 6 tuổi và hoạt động ngoài
trời tại trường mầm non Nga Hải, huyện Nga Sơn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để hoàn thành nhiệm vụ và đề tài đặt ra. Tôi sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc và nghiên cứu một số đề tài để giải
quyết những vấn đề lý thuyết làm cơ sở lý luận cho đề tài.
2
- Phương pháp quan sát: Trong quá trình nghiên cứu, tơi tiến hành quan sát
một số hoạt động ngồi trời cho trẻ mẫu giáo lớn ở trường mầm non Nga Hải,
huyện Nga Sơn
- Phương pháp thực nghiệm (là phương pháp chính của đề tài): Việc sử dụng
các biện pháp của giáo viên và hoạt động tích cực, chủ động của trẻ khi tham gia
hoạt động ngoài trời tại lớp mẫu giáo lớn trường mầm non Nga Hải.
- Phương pháp trò chuyện:
+ Trò chuyện với trẻ trước và sau khi nghiên cứu đề tài để thăm dò cảm nhận,
nhận thức, hiểu biết và thái độ của trẻ.
+ Trò chuyện với giáo viên để biết được những thuận lợi, khó khăn, những đề
xuất của giáo viên.
- Phương pháp thống kê toán học: đưa ra các tiêu chí đánh giá, nội dung và
cách đánh giá việc tổ chức hoạt động ngoài trời của trẻ mẫu giáo lớn trường mầm
non Nga Hải.
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Sau khi phân tích số liệu, đề tài sử dụng
phương pháp tổng hợp để rút ra những kết luận cần thiết.
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
Giờ chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển
mọi mặt của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được.
Hoạt động này nó mang lại cho trẻ nhiều niềm vui và kiến thức cần thiết về
thế giới xung quanh chúng. Trẻ nhận thức thế giới xung quanh bằng cách tiếp xúc,
tìm hiểu, khám phá và quan tâm đến những gì xảy ra ở cuộc sống xung quanh
mình. Qua hoạt động ngồi trời trẻ thỏa mãn nhu cầu hoạt động, nhu cầu tìm hiểu
khám phá của trẻ, tạo cho trẻ sự nhanh nhẹn và thích ứng với mơi trường tự nhiên
đồng thời trẻ tự tin, mạnh dạn trong cuộc sống. Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi nói
chung và trẻ mầm non nói riêng, vui chơi là hoạt động chủ đạo vì vậy trẻ được học
mà chơi, chơi mà học.
Thơng qua các hoạt động ngồi trời trẻ phát huy được tính tích cực chủ động
của mình. Đồng thời qua đó trẻ có được sự thoải mái dễ chịu khi được ra ngồi hít
3
thở khơng khí trong lành của thiên nhiên xung quanh trẻ. Trẻ được tự do chơi các
trị chơi ngồi trời như chơi cầu trượt, xích đu, bập bênh.
Mặt khác sự tập trung ở trẻ mầm non còn rất hạn chế, trẻ không thể tiếp thu
các kiến thức một cách bài bản, có hệ thống như trẻ ở phổ thơng.Vì thế cần tạo cho
trẻ môi trường để trẻ được hoạt động, trải nghiệm, vui chơi, từ đó trẻ có thể tiếp
thu kiến thức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Chính vì vậy hoạt động ngồi trời
là một hoạt động cần thiết không thể thiếu đối với trẻ mầm non.
II THỰC TRẠNG.
Trường Mầm non Nga Hải là trường có bề dày thành tích trong nhiều năm.
Nhiều giáo viên đạt danh hiệu giáo viên giỏi cấp huyện. Bản thân tôi đã liên tục
đạt giáo viên giỏi cấp huyện.
1. Thuận lợi
-Năm học 2015-2016, tôi được phân công phụ trách lớp Mẫu giáo lớn C1.
- 2/2 giáo viên đứng lớp đều có trình độ đạt chuẩn, nhiệt tình, yêu nghề, mến
trẻ. Sĩ số học sinh của lớp là 38 cháu, trong đó hầu hết các cháu đã học qua lớp
mẫu giáo nhỡ, được làm quen với 1 sớ hoạt động ngồi trời.
- Bản thân thường xuyên học hỏi đồng nhiệp qua các buổi hoạt động ngồi
trời và tự tìm hiểu qua các loại sách báo đồng thời có kế hoạch sắp xếp hoạt động
vui chơi theo từng chủ đề với sự hứng thú của trẻ.
- Phụ huynh ủng hộ các nguyên vật liệu cho các hoạt động và học sinh thì tích
cực tham gia các hoạt động.
2. Khó khăn
- Khả năng chú ý có chủ định của trẻ còn hạn chế. Trẻ dễ dàng cuốn hút vào
các hoạt động nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trị chơi nếu nó khơng cịn
hứng thú.
- Trong lớp còn một số trẻ rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và khơng thích tham
gia vào các hoạt động tập thể.
3. Kết quả khảo sát đầu năm
- Từ điều kiện thực trạng đã đánh giá, tôi tiến hành khảo sát ban đầu để nắm
được mức độ chất lượng trên trẻ thực tế, từ đó có biện pháp tác động phù hợp để
4
phát huy tính tích cực chủ động của trẻ qua hoạt động ngoài trời. Kết quả ban đầu
khảo sát như sau:
STT
1
Nội dung khảo sát
2
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng chơi vận động
3
Kỹ năng chơi tự do
Số trẻ
khảo sát
38
Kết quả
TL% CĐ
71
11
Đạt
27
38
25
66
13
34
38
28
74
10
26
38
27
71
11
29
TL%
29
Trẻ tích cực, chủ động tham
4
gia các hoạt động.
Kết quả: Tỷ lệ trẻ đạt: 71%; Tỷ lệ trẻ chưa đạt chiếm: 29%.
Đứng trước tình hình đó, tơi rất băn khoăn, trăn trở phải làm gì? Làm như thế
nào để phát huy tính tích cực chủ động của trẻ mẫu giáo 5 tuổi trường mầm non
Nga Hải qua hoạt động ngoài trời đạt hiệu quả cao. Chính vì vậy tơi đã mạnh dạn
đưa ra một số giải pháp cụ thể như sau.
III - CÁC GIẢI PHÁP SỬ DỤNG ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1 . Chuẩn bị cho trẻ chơi ngoài trời
Giờ chơi ngoài trời là khoảng thời gian vô cùng quý giá đối với sự phát triển
mọi mặt của trẻ mà ít thời điểm sinh hoạt nào khác có thể so sánh được. Chơi
ngoài trời là khoảng thời gian trẻ được thỏa mãn thực hiện các vận động giải phóng
năng lượng. Khơng gian chơi ngồi trời có rất nhiều lợi thế cho việc tổ chức các
hoạt động đa dạng, tích cực của trẻ mà điều kiện trong phịng học khơng thể đáp
ứng được. Vậy trẻ thường thích thực hiện những hoạt động nào ở ngồi trời?
Giáo viên cần chuẩn bị những gì để đảm bảo tổ chức đáp ứng tính hứng thú,
tự nguyện của trẻ.
* Lựa chọn nội dung chơi
Để chuẩn bị tốt cho trẻ chơi ngồi trời thì trước tiên chúng ta cần phải lựa
chọn nội dung chơi. Khi tiến hành cho trẻ chơi ngoài trời, cần xem xét hoạt
động trong thời điểm chuyển tiếp trước đó để đảm bảo nguyên tắc động –
tĩnh. Vì vậy, thứ tự các hoạt động trong buổi chơi ngoài trời cần được thực
hiện linh hoạt theo hứng thú của trẻ, theo thời tiết, theo các sự việc diễn ra
bên ngồi lớp học…., khơng nhất thiết phải thực hiện các nội dung theo trật
tự nhất định hoặc theo kế hoạch đã định sẵn.
5
Giờ chơi ngoài trời là khoảng thời gian dành riêng cho việc tự do chơi của trẻ
ở ngoài lớp học. Trẻ có cơ hội thực hiện các hoạt động yêu thích như: quan sát
sự việc, hiện tượng xung quanh; Tiến hành các thử nghiệm khám phá; Chơi
vận động, leo trèo, đuổi nhau…; Lao động chăm sóc thiên nhiên.
* Chuẩn bị các điều kiện chơi ngồi trời
Cần có các đồ chơi, thiết bị phục vụ cho hoạt động quan sát, khám phá, vận
động, lao động của trẻ. Cần cân bằng trong việc cung cấp các đồ vật nhân tạo và đồ
vật tự nhiên vì đồ vật tự nhiên khơng được chuẩn hóa và ít đốn được sẻ giúp
trẻ có nhiều cách chơi. Một cái cây, một con vật….giúp trẻ mở rộng nhiều cơ
hội khám phá và hiểu biết, hơn là các đồ chơi nhân tạo được chuẩn hóa.
Phương tiện “ mở ” có ý nghĩa với trẻ cả ở trong và ngồi lớp. Các phương
tiện “ mở ” là những gì trẻ có thể kết hợp với nhau để tạo ra các đồ vật khác nhau,
ví dụ: những cái lốp, hộp các – tơng cũ, gậy, tấm ván…..những phương tiện này
góp phần lớn trong việc tạo ra sự đa dạng của mơi trường và khơng lệ thuộc
vào nguồn kinh phí.
Khơng gian mở quanh lớp và quanh trường cần được xem xét để hỗ trợ cho
trẻ tham gia tích cực vào các hoạt động thể chất đa dạng, từ các bài tập và trò chơi
đơn giản đến phức tạp.
* Xây dựng quy tắc
Việc cho trẻ ra một không gian rộng, mới mẻ hơn lớp học cần có các
nguyên tắc để đảm bảo sự tuân thủ, an toàn và thực hiện được các nội dung
theo kế hoạch.
Đối với trẻ, cần có quy tắc an toàn về khu vực hoạt động, cách sử dụng đồ
dùng, cách giao tiếp: đề nghị bạn cho chơi chung, ứng sử khi bạn tranh giành
hoặc đánh, yêu cầu bạn cùng cất dọn đồ dùng…..
Đối với giáo viên, phân công lao động để trợ giúp trẻ được phát triển về: Khả
năng thiết lập mối quan hệ với bạn chơi; Khả năng tự lực giải quyết các vấn đề nảy
sinh khi chơi; Quan sát trẻ chơi để kịp thời phát hiện các tình huống giúp trẻ phát
huy tính tích cực chủ động và đảm bảo an toàn cho trẻ; Xây dựng một số hiệu lệnh
quản lý trẻ: tập hợp theo đội hình, chuẩn bị thu dọn đồ dùng, các tổ vào lớp theo
hình thức cuốn chiếu………
6
Kết quả: Như vậy với sự lựa chọn nội dung phù hợp, chuẩn bị các điều
kiện chơi ngoài trời phong phú đã đảm bảo tổ chức đáp ứng tính hứng thú, tự
nguyện của trẻ.
2 . Tổ chức các nội dung chơi ngoài trời
Chơi là phương tiện học hỏi của trẻ, là con đường để trẻ tăng trưởng và phát
triển. Chơi tạo cơ hội để trẻ thử nghiệm những hoạt động trẻ mong muốn tìm
hiểu về thế giới.
Trẻ cần tìm hiểu về động vật, thực vật, các hiện tượng tự nhiên, về mọi người
xung quanh….trước khi trẻ sẳn sàng học đọc, học đếm. Trẻ càng chơi nhiều với
các đồ vật khác nhau, tham gia nhiều hoạt động, kết nối với nhiều bạn
bè…..thì trẻ càng tích cực và càng có nhiều cơ hội thành công trong học tập
sau này.
* Quan sát trong buổi chơi ngoài trời
Khi tổ chức quan sát trong buổi chơi ngồi trời thì tơi ln hỗ trợ trẻ quan
sát, tìm hiểu về động vật, thực vật, một số hiện tượng tự nhiên và sự kiện xung
quanh trẻ. Cụ thể như:
- Tôi luôn lắng nghe các ý tưởng, hứng thú của trẻ và liên hệ chúng với
các mục tiêu, nội dung chương trình và mong muốn của mình theo cách sáng
tạo và tơn trọng trẻ. Nội dung quan sát thích hợp nhất là dựa trên hứng thú
của trẻ, sau đó giới thiệu những ý tưởng mới hoặc làm sâu sắc thêm những
khám phá của trẻ. Để làm được điều này đòi hỏi sự nhảy cảm và quan tâm
thực sự của giáo viên với trẻ chứ khơng phải vì mục tiêu được lập sẵn. Tơi
ln có ý thức nắm bắt được các khoảnh khắc được cho là cần thiết với việc
học và sự phát triển của trẻ để trở thành nội dung quan sát cho cả lớp. Những
nội dung quan sát này chủ yếu đáp ứng hứng thú hiện tại của trẻ, tập trung
vào quá trình hơn là vào kết quả cuối cùng.
Tơi ln đặt các câu hỏi “ Cái gì? Tại sao? Như thế nào?” và dẫn dắt trẻ bộc
lộ sự tò mò, hiểu biết và thể hiện cảm xúc của mình về đối tượng. Trong q
trình này, tơi để cho trẻ thời gian để trẻ thể hiện sự ngạc nhiên, tị mị, nói ra
những điều đã biết với bạn…..và để trẻ có cơ hội để được nói theo cách của
trẻ, biểu lộ cảm xúc thích thú, sợ hãi…..được tiếp xúc trực tiếp với đối
tượng….
7
Khi ở trong môi trường tự nhiên như ở trong sân trường chẳng hạn, tôi đề
nghị trẻ quan sát một cái gì đó mà trẻ phát hiện ra trong vịng 5 phút. Tôi hỏi trẻ “
Làm sao con biết được?”, “ Nó cho con cảm giác thế nào?”, “ Nó làm gì?”, “ Nó
sống ở đâu?”, “ Nếu con giữ nó thì chuyện gì sẽ xảy ra?”, ….
- Như vậy, hứng thú, mối quan tâm của trẻ trở thành nội dung quan sát. Đây là
điều rất quan trọng để giúp trẻ trở thành “ người học ” tích cực. Mặt khác, các sự
kiện ngẫu nhiên có thể mất đi mãi mãi nên cần tận dụng chúng. Tôi cũng luôn tạo
ra sự kiện, vấn đề…để trở thành nội dung cho trẻ quan sát, song những sự kiện và
vấn đề này được diễn ra tự nhiên, logic và không ép buộc trẻ theo mong muốn của
mình.
Ví dụ 1: Khi quan sát thiên nhiên, tơi tập trung vào các mục đích khác
nhau để khuyến khích trẻ trở thành người khám phá nhảy cảm, tò mò, ham
hiểu biết như:
+ Đi dạo và quan sát tập trung vào một chủ đề cụ thể nào đó như về mầu
sắc, bóng mát, hạt giống, cơn trùng, dấu hiệu của mùa xuân, các loại cây, các
loại lá, các loài chim, dấu chân, khám phá dưới những viên gạch, tảng đá.
Hình ảnh trẻ quan sát cây hoa dừa
Hình ảnh trẻ quan sát cây hoa sứ
+ Đi dạo với cảm giác: tập trung vào khám phá mọi thứ bằng giác quan của
mình.
+ Đi dạo trong thời tiết tập trung vào các kiểu thời tiết diễn ra vào thời điểm
đó. Tơi chú ý vào sự thay đổi của thời tiết: hôm qua trời nắng và nóng, hơm
nay trời nhiều mây và ẩm, hoặc đi dạo cùng chiều và ngược chiều với gió và
xem sự thay đổi, quan sát xem trời sắp mưa, cho mưa rơi trên tay,…..
8
+ Đi dạo để tìm kiếm dấu hiệu của sự sống tập trung vào việc tìm kiếm sự
sống trong khơng khí, dưới mặt đất……Tìm kiếm những bằng chứng về sự sống
khác như tổ, dấu của động vật, hốc cây, hốc đất….
+ Đi dạo tập trung vào thu nhận và sử lí thơng tin mới, ví dụ tên của những sự
vật trẻ phát hiện ra, sự thay đổi trong tự nhiên/mùa được quan sát trên con đường
mà trẻ đang đi.
+ Đi dạo để làm vệ sinh môi trường tập trung vào việc dọn dẹp tự nhiên.
Mang một chiếc túi đựng rác, găng tay ni long cho mỗi trẻ. Gợi ý để trẻ phát hiện
những thứ thu nhặt được là thuộc thiên nhiên hay nhân tạo…..
Ví dụ 2: Quan sát sự kiện, sự việc thì tơi cho trẻ quan sát sự thay đổi trong
mơi trường như khi thay đổi vị trí các đồ chơi ngồi trời, hoặc khi trang trí các
đồ chơi ngoài trời như dán số vào các bậc thang của cầu trượt, hay dán các
chữ cái vào đu quay..…Hoặc khi nhà trường tổ chức các ngày hội, ngày lễ tôi
cũng luôn tranh thủ để cho trẻ được quan sát và nhận xét sự thay đổi của
ngày hơm đấy……
Ví dụ 3: Quan sát các tình huống phát sinh: Hơm nay có xe chở nước đến
trường tôi cũng đã cho trẻ quan sát về chiếc xe và công việc của các bác….
* Kích thích trẻ tham gia các hoạt động thử nghiệm, khám phá
Những hứng thú của trẻ được phát triển để trở thành nội dung quan sát. Trong
số những nội dung quan sát này, có thể phát triển sự tị mị, mối quan tâm của trẻ
để trở thành nội dung khám phá, thử nghiệm…..Việc khám phá, thử nghiệm
trong giờ chơi ngoài trời chủ yếu nhằm thúc đẩy hứng thú, phát triển trí tị
mị ở trẻ và mong muốn khám phá mọi vật xung quanh chúng. Trẻ cần luôn
luôn háo hức với các câu hỏi “ cái gì, tại sao và như thế nào” để trở thành một
“ người học ” tích cực. Khi trẻ dự đoán các nội dung được quan sát, trẻ sẻ có
các dự đốn khác nhau. Vì vậy tơi ln tơn trọng và khuyến khích mọi ý kiến
của trẻ. Nó là cái gì, tại sao nó lại tan chảy? Làm thế nào để con nhện giăng tơ
được? Chuyện gì xảy ra nếu chúng ta khơng tưới nước cho cây? Tại sao vũng
nước này lại biến mất? Đàn kiến này sẻ đi đâu? Tại sao?
Trẻ cần có thời gian và được tự do đưa ra các dự đoán, sau đó thực hiện
những thử nghiệm thích hợp. Đây là phần thực hành mà trẻ rất thích. Sau khi kế
hoạch được thực hiện, trẻ có thể quan sát kết quả của hành động và so sánh điều gì
9
đã xảy ra so với dự đốn của trẻ. Tơi ln tạo mọi điều kiện để trẻ có cơ hội sử
dụng tất cả các giác quan để tìm hiểu, thử nghiệm. Hãy để trẻ tự khám phá, giáo
viên chỉ nên quan sát mà thơi.
Để hỗ trợ, khuyến khích trẻ thử nghiệm, khi cho trẻ đi quan sát tôi cho trẻ
mang theo kính lúp, ống nhịm, que, mảnh giấy, lõi giấy vệ sinh, cuộn chỉ…..để
cho phép trẻ có những thử nghiệm thực tiễn, tự nhiên.
Ví dụ 1: Khi trẻ phát hiện ra con ốc sên thì tơi u cầu trẻ tìm đường đi của
loài ốc sên. Cho phép trẻ sử dụng kính hiển vi để nhìn được rõ hơn. Sau đó tơi hỏi
trẻ “ Con nhìn thấy gì, con có thể nói gì về nó?”…..
Ví dụ 2: Đề nghị trẻ nhắm mắt lại và tập trung vào nghe để lắng nghe các
âm thanh to và nhỏ, tiếng của các loài vật và các loại máy móc….Sau đó tơi
hỏi trẻ “ Các con nghe thấy gì?”, “ Các âm thanh đó nghe như thế nào?”….
Ví dụ 3: Cho trẻ ngửi mùi cỏ và hương thơm của hoa….và hỏi trẻ “ Con ngửi
thấy mùi gì?”, “ Lúc các con phát hiện mùi thơm của bơng hoa con có thấy gió mát
hơn khơng? Tại sao?” ….
Hình ảnh trẻ đang quan sát và ngửi hoa
Ví dụ 4: Cho trẻ sờ các đồ vật thiên nhiên và nhân tạo để cảm nhận những thứ
thật mềm mại, cứng, nhẵn, xù xì, lạnh, nóng…..cảm nhận những thứ lạnh hoặc
ấm, gió…. bằng cơ thể mình. Khi trẻ phát hiện ra con cánh cam tôi đề nghi trẻ
bắt chúng và gợi ý cho trẻ cách sử dụng tờ giấy để hớt lấy nó, cho vào lọ hoặc
cho trẻ thử cảm giác khi con cánh cam bò trên tay……
* Tạo hứng thú khi tổ chức cho trẻ hoạt động ngoài trời
10
Thơng qua hoạt động ngồi trời trẻ có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với môi
trường tự nhiên. Các sự vật hiện tượng mà trẻ được tiếp xúc vừa phong phú đa
dạng vừa phản ánh thực tế sinh động về các mối quan hệ trong thực tiễn.
Thông qua hoạt động ngoài trời trẻ được tiếp xúc trực tiếp với các biểu tượng
ban đầu chân thực về thế giới khách quan, giúp trẻ tích lũy được kiến thức thực
tiễn về thế giới khách quan và ứng dụng chúng vào thực tiễn, góp phần phát triển
ở trẻ kỹ năng quan sát, so sánh, phán đoán, đo lường và biết khái quát đối tượng từ
đó trẻ sẽ hứng thú vào hoạt động. Đồng thời giúp trẻ tăng cường sức khỏe vì khi
được tiếp xúc với thiên nhiên là trẻ được tiếp xúc với khơng khí trong lành với một
khơng gian rộng thoải mái từ đó hình thành ở trẻ những ấn tượng cảm xúc tích cực.
Trẻ sẽ gắn bó với thiên nhiên, cho trẻ vốn hiểu biết về sự vật, hiện tượng xung
quanh như: cỏ cây, hoa lá, công việc của mỗi người trong xã hội, mối quan hệ của
con người... và trẻ hiểu biết về chính bản thân mình. Qua đó, giáo dục trẻ tình yêu
quê hương đất nước, yêu cảnh đẹp của làng quê, những phong tục tập quán của địa
phương nơi trẻ đã sinh ra và lớn lên...
Ví dụ 1: Trong chủ đề Thực vật:
- Quan sát có mục đích: cây hoa cúc
- Trò chơi vận động: Trồng hoa
- Chơi tự do: với cát và nước
+ Với phần quan sát cây hoa cúc, tôi cho trẻ vừa đi vừa hát bài “ mầu hoa ”.
Khi ra đến chỗ cây hoa cúc, để gây hứng thú cho trẻ tôi dùng câu đố:
“Hoa gì tươi thắm sắc vàng
Cánh vàng thường nở muộn màng vào thu
Đố bé hoa gì?”
+ Khi đến phần trị chơi vận động “ Trồng hoa ”, tôi chia lớp thành 3 đội:
- Đội Cúc vàng
- Đội Cúc trắng
- Đội Cúc tím
Sau đó cơ hướng dẫn cách chơi và luật chơi.
Ví dụ 2: Với chủ đề Phương tiện giao thơng:
Quan sát có mục đích: xe máy – xe đạp . Để tạo hứng thú cho trẻ tôi cho trẻ
hát bài “ Đi xe đạp ”.
Ví dụ 3: Với chủ đề Thế giới động vật
Quan sát con gà, con vịt. Để tạo hứng thú cho trẻ tôi cho trẻ bắt chước tiếng
kêu của các con vật.
11
Thông qua việc tổ chức cho trẻ dạo chơi vườn trường, trẻ sẽ thấy được ánh
nắng đẹp của sân trường với đa dạng các loại cây từ cây cho bóng mát đến cây ăn
quả và cả những vườn hoa với đầy đủ chủng loại và màu sắc khác nhau...
* Tổ chức đa dạng các trò chơi vận động
- Thực trạng trường tơi là một trường có diện tích sân rộng, sĩ số trẻ hợp lý
nên việc tổ chức cho trẻ vui chơi hoạt động ngoài trời theo lịch cụ thể của từng
nhóm rất thuận tiện. Riêng với lớp tơi, ngồi việc tách nhóm cho trẻ hoạt động, tơi
cịn chủ động tìm tịi những nội dung hoạt động ngồi trời, những trò chơi vận
động, trò chơi dân gian gắn với chủ đề và gắn với những mốc thời gian phù hợp
với trẻ. Mỗi giờ hoạt động ngồi trời, tơi tổ chức hai trò chơi vận động (một trò
chơi động và một trò chơi tĩnh), trò chơi động thường tổ chức trước để đảm bảo
động – tĩnh. Trị chơi sau mang tính chất nhẹ nhàng hơn, nhằm giúp trẻ thay đổi
trạng thái để chuyển sang hoạt động tiếp theo.
Tổ chức cho trẻ chơi một số trò chơi sinh hoạt tập thể, sinh hoạt cộng đồng
đơn giản và thu hút trẻ như: “Đoàn kết”, “Trời nắng trời mưa”. “Đổi chỗ cho bạn”,
“Bẫy cá”, “Cá sấu lên bờ”, “ Mèo đuổi chuột ”... hoặc có thể cho trẻ hát theo một
số bài hát sinh hoạt tập thể đơn giản như: “Bạn ở đâu?”, “Quả bóng trịn”, “Ra đây
mà xem”...
Hình ảnh trẻ đang chơi trị chơi “ Mèo đuổi chuột”
- Ngồi những trị chơi vận động theo chương trình chăm sóc và giáo dục
trẻ, tơi cũng đã linh hoạt trong việc thay đổi luật chơi, thay đổi tên trò chơi nhằm
thu hút trẻ và hấp dẫn trẻ vào các trò chơi.
12
- Ví dụ: Trị chơi “Đổi chỗ” có thể thay tên là “Bão thổi”, “Gió thổi”, “Tìm
bạn”... Trị chơi “Kéo co” có thể đổi tên là “Kéo pháo”. Cho trẻ cùng cơ làm những
đồ chơi để chơi ngồi trời như: quả cầu làm từ dây nilon và nắp nhựa, sưu tập lá
khơ cùng đếm và so sánh đốn xem đó là lá gì, những lốp xe hơi bị hỏng có thể tận
dụng cho trẻ chơi nhảy bật hoặc bò chui, đi thăng bằng trên lốp xe,...
Phấn vẽ hoặc những dụng cụ cho trẻ học giờ thể dục cũng có thể tận dụng
vào hoạt động ngồi trời. Đây là một hình thức ôn luyện kỹ năng vận động cho trẻ.
Sưu tầm một số trò chơi vận động và trò chơi dân gian cho trẻ hoạt động
ngoài trời phù hợp với từng chủ đề: “Bong bóng bay”, “Chèo thuyền”. “Đàn chuột
con”, “ Kéo co”...
Ví dụ: Chủ đề Tết và mùa xn, tơi sưu tầm những trò chơi dân gian trong lễ
hội mùa xuân để dạy trẻ chơi như: “Đá cầu”, “Nhảy dây”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Kéo
co”…….
( Hình ảnh trẻ chơi trò chơi kéo co)
Các trò chơi phát triển giác quan như “Lắng nghe tiếng động”, “Tiếng kêu ở
đâu?”, “Nghe tiếng gió thổi”, “Lá rụng”, “Chim hót”, “Ngửi mùi hoa”, “Mùi cỏ”,
“Mùi của lá cây”, “Cảm nhận ánh nắng mặt trời”, “Ai tinh mắt?”, “Đoán cây qua
lá”, “Đoán vật bằng tay”, “Ai thính tai?”, “Đốn xem tiếng động gì?”,... có tác
dụng tốt trong việc phát huy tính tích cực, chủ động của trẻ.
13
* Tổ chức cho trẻ chơi theo ý thích.
Tổ chức cho trẻ chơi với cát, nước, sỏi, phấn vẽ, đất đá để biết được tính
chất của chúng; chơi với lá cây như xếp lá thành những hình dạng khác nhau theo
trí tưởng tượng của trẻ: xếp hình bơng hoa, căn nhà, con bướm,...
Ví dụ: Trong chủ đề Nước và các hiện tượng tự nhiên, giáo viên hướng dẫn
cho trẻ thả thuyền, sỏi, lá cây vào nước để thấy được điều gì xảy ra; chủ đề Thế
giới Động vật, cho trẻ xếp các con vật từ lá cây,.....
Hình ảnh trẻ đang tạo các con vật từ lá cây
Cho trẻ tham gia trồng cây và chăm sóc vườn cây xung quanh khu vực
trường nhằm phát triển tính tị mị, sáng tạo ở trẻ như: quan sát sự thay đổi hàng
ngày của cây xanh trong trường và phân loại theo nhóm có hoa, nhóm khơng có
hoa, nhóm ăn quả... Qua những trị chơi này cũng giúp trẻ mở rộng mối quan hệ
với thế giới xung quanh, biết cách chăm sóc cây xanh, bảo vệ cây xanh, rèn cho trẻ
cách giao tiếp lịch sự với mọi người.
Hình ảnh trẻ đang nhặt lá
Hoạt động giúp trẻ phát triển vận động: Chơi với các đồ chơi có sẵn trong
trường. Thơng qua hoạt động leo trèo trên các thiết bị, dụng cụ vận động ngoài trời
14
như: cầu trượt, các vận động bò – trườn – trèo, tung – ném – chuyền – bắt, leo qua
các bậc tam cấp, gốc cây, nhảy lò cò... rèn cho trẻ sự khéo léo, nhanh nhẹn của đôi
bàn tay, bàn chân, giáo dục trẻ không leo trèo những nơi nguy hiểm, chơi vừa sức
mình...
Hình ảnh trẻ đang chơi cầu trượt
Kết quả: Qua quá trình tổ chức các nội dung chơi ngồi trời như vậy, tơi
thấy trẻ lớp tơi rất hứng thú và tích cực tham gia vào các hoạt động.
3. Nhiệm vụ của giáo viên trong tổ chức hoạt động chơi ngoài trời
- Đảm bảo an toàn và các điều kiện đảm bảo sức khỏe cho trẻ
- Đảm bảo nguyên tắc tổ chức cho trẻ chơi: tính tự nguyện, tính phát triển,
tính giáo dục. Đảm bảo cơ hội tham gia cho mọi trẻ. Hỗ trợ trẻ lập nhóm bạn chơi.
Khuyến khích trẻ tự khởi xướng trị chơi/ hoạt động, tự giải quyết vướng mắc khi
chơi và biết nhờ sự trợ giúp lúc cần thiết.
- Giáo viên cần linh hoạt thay đổi và điều chỉnh kế hoạch để đáp ứng nhu cầu
của trẻ và những gì diễn ra trong thực tiễn, đặc biệt là linh hoạt thực hiện về mặt
nội dung và thời gian. Nếu trẻ quá chăm chú và say sưa vào nội dung nào, có thể
dành thêm thời gian và thơng báo với trẻ về khoảng thời gian đó. Hoặc có thể bỏ
qua nội dung tiếp theo nếu cả lớp thực sự đang chơi sôi nổi, hứng thú.
- Phân công quan sát, hỗ trợ trẻ. Trẻ cần rất nhiều cơ hội và sự khuyến khích
cho việc quan sát, khám phá và thử nghiệm các ý tưởng. Khi trẻ được khích lệ, có
các hoạt động phù hợp để thành cơng….trẻ sẻ cảm thấy ấm lịng, có tâm lí tin
tưởng và biết mình thuộc về lớp, về “ nơi này”.
15
- Trẻ cần được tự do chơi, song vẫn cần sự có mặt của cơ giáo khi trẻ chơi.
Giáo viên có thể tham gia bằng giao tiếp phi ngơn ngữ ( mỉm cười, gật đầu tán
thưởng, xoa đầu trẻ, chạm vào người trẻ……) hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ ( nhận
xét, gợi ý, câu hỏi….) hoặc chơi cùng trẻ như một thành viên. Thời gian trẻ chơi
bằng thời gian quan sát của giáo viên.
- Xây dựng các nguyên tắc.
- Cần chuẩn bị kế hoạch cho những ngày mưa hoặc quá lạnh khi trẻ khơng ra
chơi ngồi trời được.
- Trao đổi với cha mẹ trẻ về loại trang phục thuận lợi cho trẻ hoạt động ngoài
trời, các hoạt động ngoài trời và ý nghĩa của chúng đối với sự phát triển của trẻ,
một số hệ quả liên quan có thể xảy ra như quần áo bị lem, rách, nhiều mồ hôi, giày
dép tung đứt…
- Cần chuẩn bị một môi trường thật tốt và an tồn để mọi trẻ có cơ hội được
tham gia hoạt động như nhau.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
* Về phía trẻ
Sau một năm thực hiện các giải pháp nêu trên, lớp tôi đã đạt được những kết
quả sau:
STT
1
Nội dung khảo sát
2
Kỹ năng quan sát
Kỹ năng chơi vận động
3
Kỹ năng chơi tự do
Số trẻ
khảo sát
38
Kết quả
TL% CĐ
97
1
Đạt
37
38
37
97
1
3
38
38
100
0
0
38
37
97
1
3
TL%
3
Trẻ tích cực, chủ động tham
4
gia các hoạt động.
Kết quả: Tỷ lệ đạt: 97 %; tỷ lệ trẻ chưa đạt: 3%.
Như vậy khi ứng dụng các biện pháp, hình thức mới cho thấy kết quả của
trẻ lần 2 tăng lên rất cao. Tôi nhận thấy đa số cháu đã trở nên nhanh nhẹn, chủ
16
động trong mọi hoạt động rõ rệt, cụ thể là các cháu có tính nhút nhát như : Cháu
Hà, Hương, Quỳnh…, đến gần cuối năm học các cháu trở nên mạnh dạn và tự tin
hơn trong giao tiếp, hoạt bát hơn và khơng cịn rụt rè nhút nhát như lúc đầu năm
học, hơn thế nữa nhận thức của các cháu về thế giới xung quanh cũng phát triển rõ
rệt, cháu chăm học hơn và luôn chủ động trong mọi hoạt động khám phá về thế
giới xung quanh.
Mặt khác trong quá trình chơi trẻ đã thể hiện được khả năng thiết lập mối
quan hệ với bạn chơi như:
Có thái độ vui vẻ với bạn khi chơi.
Tham gia dễ dàng khi được rủ cùng chơi.
Biết quan tâm hứng thú của bạn.
Chia sẻ và đổi đồ chơi cho bạn.
Thực hiện các quy tắc trong trị chơi chung.
Bên cạnh đó trẻ cịn có một số biểu hiện khả năng tự lực giải quyết các vấn đề
nảy sinh khi chơi như:
Tìm kiếm, thay thế đồ chơi cịn thiếu.
Tự phân cơng nhiệm vụ trong khi chơi.
Biết đề nghị tham gia nhóm chơi một cách phù hợp.
Giải quyết xung đột một cách phù hợp.
Có thể thể hiện sự tức giận bằng lời nói thay cho hành động.
Biết tìm kiếm sự trợ giúp của người lớn khi cần thiết.
* Về phía giáo viên
17
- Đối với giáo viên cần phải nâng cao trình độ chuyên môn, luôn học tập qua
sách báo, nắm bắt sự đổi mới của quá trình hoạt động để trẻ có kiến thức sâu đáp
ứng được yêu cầu ham học hỏi khám phá của trẻ.
- Ln có ý tìm tịi và sưu tầm những trò chơi hay lạ, những đề tài khám phá
để hướng trẻ quan sát thử nghiệm .
- Sáng tạo trong đồ dùng đồ chơi với các nguyên vật liệu đơn giản, gần gũi
xung quanh trẻ mà hiệu quả và nâng cao u cầu từ trị chơi đó.
- Ln có hướng thay đổi cách hướng dẫn đồ dùng đồ chơi, nguyên vật liệu
mới mẻ, phong phú để tạo hứng thú thu hút trẻ tham gia hoạt động.
- Nắm bắt được ý trẻ, tôn trọng ý kiến của trẻ dựa vào ý trẻ để giúp trẻ phát
triển theo mục tiêu chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới.
- Cơ ln tạo cơ hội để trẻ nói theo suy nghĩ của mình.
Qua áp dụng sáng kiến kinh nghiệp ở trường đó là một bài học để mình thử
nghiệm phương pháp dạy của mình trên trẻ, qua đó ta thấy được những trò chơi
nào nên áp dụng và áp dụng vào lúc nào, vào thời điểm nào để lôi cuốn sự chú ý
của trẻ và tạo cho trẻ sự hứng thú, thoải mái trong khi chơi. Với đồng nghiệp cùng
học hỏi những kinh nghiệm qua những trò chơi dân gian, phương pháp gây hứng
thú cho trẻ khi quan sát …
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
I. KẾT LUẬN
Qua một năm cho cháu hoạt động ngoài trời theo các phương pháp trên tôi
nhận thấy cháu trở nên thông minh nhanh nhẹn rõ rệt, cháu tích cực và chủ động
trong mọi hoạt động tìm tịi và khám phá thế giới xung quanh. Cháu biết suy nghĩ
và đặt ra nhiều câu hỏi suy luận lý thú cho cả cô và trẻ khác cùng suy nghĩ trả lời.
Bên cạnh đó ngơn ngữ trẻ trở nên mạch lạc hơn, trẻ mạnh dạn và tự tin hơn
trong giao tiếp rất nhiều, thói quen lao động tự phục vụ ở trẻ tốt hơn. Khơng những
thế ở trẻ cịn hình thành những phẩm chất tốt như khả năng phối hợp hoạt động tốt
18
với các bạn, khả năng tự kềm chế, nhường nhịn bạn, biết chơi cùng bạn và giúp đỡ
bạn. Đó là niềm vui không chỉ dành cho các bậc cha mẹ mà cịn là niền vui lớn của
cơ giáo mầm non, của những người làm công tác giáo dục.
II. KIẾN NGHỊ
Mong các cấp lãnh đạo quan tâm, xây dựng qui mô sân trường hơn nữa để
nhà trường có diện tích sân chơi rộng rãi, thoáng mát, tạo điều kiện cho các hoạt
động của trường được tổ chức các trò chơi vận đợng ngồi trời cho trẻ đạt kết quả
cao hơn
Tơi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Nga Hải, ngày 10 tháng 4 năm 2016
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, khơng sao chép nội
dung của người khác.
Người viết sáng kiến
Mai Thị Nhung
19
20
TÀI LIỆU THAM KHẢO
-TS. Trần Thị Ngọc Trâm- TS.Lê Thu Hương- PGS.TS. Lê Thị Ánh Tuyết
(Đồng chủ biên): Hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình giáo dục mầm non
(Nhà trẻ 3-36 tháng, Mẫu giáo bé 3-4 tuổi, Mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi, Mẫu giáo lớn 56 tuổi)- Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam 2009
21
MỤC LỤC
A - MỞ ĐẦU………………………………………………...............................1
I - Lí do chọn đề tài…………..…………………………………………….........1
II – Mục đích nghiên cứu………….…………….………………………………2
III – Đối tượng nghiên cứu……………………..….……………………………2
IV – Phương pháp nghiên cứu…………………………………………………..2
B. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM……………………...…3
I. Cơ sở lí luận……………………………..………...…………………………3
II. Thực trạng……………………………..……………………………………4
1.Thuận lợi………………………………………………………………………4
2.
Khó
khăn…………………………………………………………….
………..4
3. Kết quả khảo sát đầu năm…………………………………………..…………4
III – Các giải pháp để giải quyết vấn đề……………………………...……….5
1. Chuẩn bị cho trẻ chơi ngoài trời …………………………….…………...…..5
2 . Tổ chức nội dung chơi ngoài trời……………………………………..
……..7
3. Nhiệm vụ của giáo viên trong tổ chức hoạt động chơi ngoài trời
………. ...16
IV – Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm…………..………………………17
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ…………………………………….……….19
I.
Kết
luận………………………………………………………………….,
…..19
II. Kiến nghị………………………………………………………………….....19