Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (308.58 KB, 14 trang )

1. Mở đầu

Môi trường là không gian sống của sinh vật nói chung và là nơi sinh sống của con
người nói riêng. Môi trường được xem như một loại hàng hóa đặc biệt được lưu thông
trên thị trường. Sở dĩ nó là một loại hàng hóa đặc biệt vì nó mang tính cộng đồng (không
thuộc sở hữu của một cá nhân nào) và ai cũng phải sử dụng nó trong hoạt động thương
mại lẫn phi thương mại. Do vậy, việc gán nghĩa vụ tài chính vào môi trường sẽ giúp quản
lý một cách có hiệu quả việc sử dụng và khai thác môi trường.
Nhưng hiện nay công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa để phát triển kinh tế - xã
hội đã tạo cho môi trường một áp lực lớn. Suy thoái môi trường và ô nhiễm môi trường là
những biểu hiện rõ nhất cho thấy sự tác động tiêu cực của con người lên môi trường. Một
trong những biện pháp để quản lý các tác động tiêu cực này là xây dựng các công cụ kinh
tế như thuế, phí, lệ phí môi trường và các quy định xử phạt hành chính đối với vi phạm về
quản lý môi trường. Nguyên tắc 5 của quản lý môi trường: “Người gây ô nhiễm phải trả
tiền” cho các tổn thất do ô nhiễm môi trường gây ra và các chi phí xử lý, hồi phục môi
trường bị ô nhiễm chính là cơ sở để xây dựng các công cụ kinh tế.
Với những lý do trên, nhóm chúng em xin trình bày về nguyên tắc “Người gây ô
nhiễm phải trả tiền”.
2. Nội dung
2.1 Sự ra đời của nguyên tắc

Do sự phát triển phi mã của nền kinh tế thế giới, đặc biệt là trong nền kinh tế công
nghiệp đã dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên trầm trọng và phổ
biến.
Năm 1972, tổ chức OECD (Organisation for Economic Co-operation and
Development) gồm 24 nước công nghiệp đã nhóm họp và soạn thảo “Nguyên tắc người
gây ô nhiễm phải trả tiền” (PPP – polluter pays principle).
Đây được xem như là nguyên tắc căn bản cho các chính sách kinh tế môi trường.
Để nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền thành công, OECD quy định rằng
nguyên tắc này phải trở thành một nguyên tắc căn bản của việc kiểm soát ô nhiễm trong



các quốc gia thành viên. Trên phạm vi quốc tế, nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền
đã trở thành một nguyên tắc cho việc không trợ cấp đối với những người gây ô nhiễm.
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền sửa đổi cũng đã được cộng đồng châu Âu
phê duyệt trong khuyến cáo năm 1975, trong đó có đính kèm những điều kiện áp dụng
tương tự đối với OECD và được đưa vào trong đạo luật Singe European.
Vào năm 1989, OECD cũng đã đưa ra khuyến cáo về việc áp dụng nguyên tắc người
gây ô nhiễm phải trả tiền đối với trường hợp ô nhiễm ngoài dự kiến. Đây là sự liên kết
giữa lý thuyết kinh tế với nguyên tắc pháp lý đối với sự đền bù thiệt hại.
2.2 Định nghĩa của nguyên tắc

Theo định nghĩa chính thức khởi xướng đầu tiên bởi khối OECD, nguyên tắc “người
gây ô nhiễm phải trả tiền” là “nguyên tắc được dùng để phân bổ chi phí cho các biện pháp
ngăn ngừa và kiểm soát ô nhiễm nhằm khuyến khích việc sử dụng hợp lý nguồn tài
nguyên môi trường khan hiếm và tránh làm ảnh hưởng tới đầu tư và thương mại quốc tế”
(OECD, 1975)
Dưới góc độ khái quát, nguyên tắc này được hiểu là việc sử dụng biện pháp kinh tế để
tác động vào chính hành vi của các chủ thể theo hướng có lợi cho môi trường.
Nói cách khác, khi một chủ thể gây ô nhiễm môi trường thì họ sẽ phải chịu những
nghĩa vụ tài chính do hành vi của họ gây ra.
Nguyên tắc này được thể hiện thông qua khoản 7, 8 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường
2014 như sau:
“7. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân sử dụng thành phần môi trường, được hưởng lợi từ
môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho bảo vệ môi trường.
8. Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải
khắc phục , bồi thường thiệt hại và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.”


2.3 Cơ sở xác lập nguyên tắc
Giá cả của bất kỳ một loại hàng hóa – dịch vụ nào đó phải được biểu hiện đầy đủ vào

trong tổng chi phí sản xuất ra nó, có tính đến chi phí của tất cả các tài nguyên được sử
dụng. Vì thế, việc sử dụng đất, nước, không khí hay ngay việc thải ra các chất thải cũng
phải được tính toán và quy trách nhiệm về cho người gây áp lực lên nó.
Như vậy, theo nguyên lý này, người ta đã coi môi trường là một loại hang hóa đặc
biệt, tức là người gây hậu quả, tác động xấu đến môi trường thì phải trả tiền (mua quyền
khai thác, sử dụng môi trường). Đây chính là ưu điểm của công cụ tài chính trong bảo vệ
môi trường.
Ở đây, người phải trả tiền theo nguyên tắc này là người gây ô nhiễm, hiểu theo nghĩa
rộng bao gồm:
-

Người khai thác, sử dụng tài nguyên thiên nhiên.
Người có hành vi xả thải vào môi trường.
Người có những hành vi khác gây tác động xấu tới môi trường theo quy định của pháp
luật.
Tuy nhiên, trên thực tế, không phải bất cứ chủ thể nào gây ô nhiễm môi trường đều
phải trả tiền.

-

2.4 Mục đích của nguyên tắc
Định hướng hành vi tác động của các chủ thể vào môi trường theo hướng khuyến khích
những hành vi tác động có lợi cho môi trường thông qua việc tác động vào chính lợi ích

-

kinh tế của họ. (Ví dụ: giảm thuế cho ngư dân đánh bắt thủy sản xa bờ)
Bảo đảm sự công bằng trong hưởng dụng và bảo vệ môi trường. Điều này cũng có nghĩa
là ai gây ô nhiễm nhiều trả tiền nhiều, ai gây ô nhiễm ít trả tiền ít, ai không gây ô nhiễm


-

thì không phải trả tiền.
Tạo nguồn kinh phí cho hoạt động bảo vệ môi trường (thu ngân sách).
2.5
Yêu cầu của nguyên tắc
2.5.1 Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải tương xứng với tính chất và mức độ
gây tác động xấu tới môi trường (ngang giá).


Việc phân loại cụ thể mức độ, tính chất của từng hành vi gây tác động xấu đến môi
trường là rất quan trọng. Một số chính sách của các địa phương đã từng cào bằng mức
tiền đánh vào những hành vi này. Việc cào bằng như vậy nhìn chung là dễ dàng cho công
tác quản lý. Tuy nhiên, hiệu quả của việc bảo vệ môi trường nếu sử dụng sự cào bằng như
vậy chỉ là một con số 0 tròn trĩnh.
2.5.2

Tiền phải trả cho hành vi gây ô nhiễm phải đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của các
chủ thể có liên quan.
Yêu cầu này đã bổ sung cho yêu cầu thứ nhất. Mỗi chủ thể tác động đến môi trường ở
một mức độ khác nhau sẽ phải gánh chịu những nghĩa vụ tài chính khác nhau. Do vậy, số
tiền phải trả để có thể đủ sức tác động đến lợi ích và hành vi của chủ thể theo hướng có
lợi cho môi trường cũng hoàn toàn khác nhau.

2.6

Các hình thức trả tiền theo nguyên tắc
2.6.1 Thuế tài nguyên (Pháp lệnh Thuế tài nguyên)
Thuế tài nguyên là loại thuế thu vào các hoạt động khai thác tài nguyên thiên nhiên.
Tại Việt Nam tài nguyên thiên nhiên thuộc diện chịu thuế là các tài nguyên trong

phạm vi đất liền, hải đảo, lãnh hải, nội thủy, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc
chủ quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, bao gồm: khoáng sản kim
loại; khoáng sản không kim loại; dầu thô; khí tự nhiên, khí than; sảm phẩm của rừng tự
nhiên, trừ động vật; hải sản tự nhiên, bao gồm động vật và thực vật biển; nước tự nhiên,
bao gồm nước mặt và nước dưới đất; yến sào thiên nhiên và tài nguyên khác do Uỷ ban
thường vụ Quốc hội quy định.
Căn cứ tính thuế tài nguyên là sản lượng tài nguyên tính thuế, giá tính thuế và thuế
suất.
2.6.2 Thuế môi trường (Điều 112 Luật bảo vệ môi trường)


Thuế môi trường là khoản thu của ngân sách nhà nước, nhằm điều tiết các hoạt động
có ảnh hưởng tới môi trường và kiểm soát ô nhiễm môi trường. Đánh thuế môi trường là
hình thức hạn chế một sản phẩm hay hoạt động không có lợi cho môi trường.
Theo Luật Thuế bảo vệ môi trường của Việt Nam, đối tượng chịu thuế gồm 8 nhóm:
Xăng, dầu, mỡ, nhờn; Than đá; Dung dịch HCFC; Túi nilong; Thuốc diệt cỏ (loại hạn chế
sử dụng); Thuốc trừ mối (hạn chế sử dụng); Thuốc bảo quản lâm sản (hạn chế sử dụng);
Thuốc khử trùng kho (hạn chế sử dụng).
Mục tiêu của thuế môi trường là tạo nguồn thu cho ngân sách nhà nước lấy từ người
gây ô nhiễm và gây thiệt hại cho môi trường để bù đắp cho các chi phí xã hội như gây quỹ
tài trợ cho các hoạt động để xử lý hoặc đền bù ô nhiễm…
Thuế môi trường được tính dựa trên các nguyên tắc hướng vào mục tiêu phát triển
bền vững và chính sách kinh tế của nhà nước, dựa vào kế hoạch môi trường cụ thể của
quốc gia.
Thuế môi trường được chia làm 2 loại: thuế trực thu nhằm đánh vào lượng chất thải
độc hại với môi trường do cơ sở sản xuất gây ra và thuế gián thu nhằm đánh vào giá trị
hàng hóa gây ô nhiễm môi trường.
Thuế bảo vệ môi trường chỉ phải nộp 1 lần đối với hàng hóa sản xuất hoặc nhập khẩu.
2.6.3 Phí bảo vệ môi trường (Điều 113 “Luật bảo vệ môi trường” của Việt Nam)
Phí bảo vệ môi trường là khoản thu của nhà nước nhằm bù đắp một phần chi phí

thường xuyên và không thường xuyên để xây dựng, bảo dưỡng môi trường và tổ chức
quản lý hành chính của nhà nước đối với hoạt động của người nộp thuế (Ví dụ: nộp phí
bảo vệ môi trường đối với nước thải theo Nghị định 67/2003/NĐ-CP…)
Mục đích của phí môi trường nhằm ngăn ngừa xả thải ra môi trường các chất ô nhiễm
có thể xử lý được.


Phí môi trường được tính dựa vào lượng chất ô nhiễm thải ra môi trường, mức tiêu
thụ nguyên nhiên liệu gây ô nhiễm, tổng doanh thu hoặc tổng sản lượng hang hóa, lợi
nhuận của doanh nghiệp.
Hiện nước ta đang áp dụng một số loại phí như sau:
-

Phí vệ sinh môi trường: là khoản trả phí cho việc thu gom, xử lý rác thải đô thị.
Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải: nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường từ nước thải,
sử dụng tiết kiệm nước sạch và tạo nguồn kinh phí trực thực hiện việc bảo vệ, khắc phụ ô

-

nhiễm môi trường.
Phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn nhằm hạn chế phát sinh chất thải rắn và tạo

-

nguồn kinh phí bù đắp một phần chi phí xử lý chất thải rắn.
Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản: phí áp dụng đối với các loại khoáng
sản là đá, fenspat, sỏi, cát, đất, than, nước khoáng thiên nhiên, sa khoáng titan, các loại
khoáng sản kim loại, quặng apatit, dầu thô và khí thiên nhiên.
2.6.4 Tiền phải trả cho việc sử dụng dịch vụ: dịch vụ thu gom rác thải, dịch vụ quản
lý chất thải nguy hại…

2.6.5Chi phí phục hồi môi trường trong khai thác tài nguyên (Điều 114 “Luật bảo vệ
môi trường” của Việt Nam).
2.6.6 Bồi thường thiệt hại về môi trường.
Ở Việt Nam, ngoài các văn bản Luật đề cập đến hình thức “bồi thường thiệt hại về
môi trường” thì còn có Nghị định của Chính phủ quy định về vấn đề này. Tiêu biểu là
Nghị định số 03/2015/NĐ-CP “quy định về xác định thiệt hại đối với môi trường”. Theo
đó, Nghị định này sẽ áp dụng đối với tổ chức, cá nhân có hành vi làm môi trường bị ô
nhiễm, suy thoái trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam; tổ chức, cá
nhân khác có liên quan.
Một số vụ bồi thường thiệt hại ở môi trường có thể kể đến đó là vụ việc của công ty
Vedan. Tháng 9/2008, công ty Vedan bị cảnh sát môi trường phát hiện xả nước thải “chui”
ra sông Thị Vải trong nhiều năm. Vụ việc này đã gây ra bức xúc lớn trong dư luận, khiến


người tiêu dùng tẩy chay toàn bộ sản phẩm của Vedan cùng với việc nông dân lần lượt
nộp đơn lên tòa án kiện công ty này. Sau đó, Vedan đã chấp nhận bồi thường 100% cho
nông dân Bà Rịa – Vũng Tàu, Đồng Nai và thành phố Hồ Chí Minh với tổng số tiền gần
220 tỷ đồng.
Gần đây nhất là vụ việc của công ty Formosa Hà Tĩnh. Trong tháng 4/2016, tại ven
biển 4 tỉnh miền Trung của Việt Nam (Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế)
đã xảy ra sự cố môi trường nghiêm trọng, làm hải sản chết bất thường, gây thiệt hại lớn về
kinh tế - xã hội, môi trường biển; ảnh hưởng xấu đến người dân, an ninh, trật tự an toàn
xã hội. Sau 2 tháng điều tra của Bộ Tài nguyên Môi trường thì đến ngày 28/6/2016,
Formosa Hà Tĩnh đã nhận trách nhiệm làm hải sản chết hang loạt tại 4 tỉnh miền Trung.
Theo đó, công ty này cam kết bồi thường phục hồi môi trường biển với tổng số tiền là
11.500 tỷ đồng, tương đương 500 triệu USD cũng như hoàn thiện công nghệ sản xuất để
xử lý triệt để chất thải trước khi thải ra môi trường.
2.7 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền có gì khác so với hành vi gây ô nhiễm
bị xử phạt hành chính?
Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải

trả tiền
Giới hạn Hành vi còn trong giới hạn cho
phép của pháp luật
Điều kiện Phải có hậu quả là gây tác động xấu
đến môi trường
Ví dụ
Hộ gia đình trong khu dân cư phải
trả tiền thu gom rác cho công ty
dịch vụ công ích. Hành vi xả thải
rác này chắc chắn ít nhiều có ảnh
hưởng xấu đến môi trường

Hành vi gây ô nhiễm bị xử phạt hành
chính
Hành vi đã vi phạm pháp luật
Hành vi dù gây tác động xấu hay không
vẫn phải chịu phạt
Công ty nhập khẩu về tới cảng các loại
thiết bị, máy móc không đúng quy định
của pháp luật bị phạt vi phạm hành
chính từ 15-20 triệu đồng, mặc dù chưa
gây tác động xấu đến môi trường

2.8 Nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền trên thế giới
2.8.1 Thuế và phí bảo vệ môi trường


Hai công cụ được nhiều nước trên thế giới sử dụng là phí và thuế bảo vệ môi trường
nhằm giúp tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước khi đưa chi phí môi trường vào trong
giá thành sản phẩm theo nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”. Ở nhiều nước trên

thế giới thì thuế bảo vệ môi trường được sử dụng từ ngân sách của Chính phủ; còn phí thì
sử dụng để chi cho hoạt động bảo vệ môi trường như thu gom, xử lý chất thải…
Việc sử dụng thuế đối với xăng ở Hà Lan là một ví dụ điển hình. Xăng không pha chì
chịu thuế 0,1 ECU cho 100 lít (khoảng 0,004 USD/một gallon) sẽ khuyến khích người
tiêu dùng dùng loại xăng này. Hay việc giảm thuế đối với khí đốt (gas) để khuyến khích
dùng khí đốt đun nấu thay thế cho việc dùng than, dầu vì than, dầu gây ô nhiễm hơn khí
đốt ở các nước. Một số nước còn áp dụng các biện pháp khuyến khích về thuế, bao gồm
ưu đãi thuế, khấu hao nhanh các khoản đầu tư công nghiệp vào thiết bị làm giảm ô nhiễm.
Tại khu vực OECD, nhiều nước đã sử dụng hai công cụ này từ những năm 1990 và
cho đến nay đã có trên 150 loại công cụ được dáp dụng ở châu Âu và châu Á, trong đó có
10 loại công cụ được sử dụng phổ biến ở các nước trên thế giới. Đó là:
-

Phí ô nhiễm không khí
Phí ô nhiễm nước
Phí rác thải
Phí gây ồn
Phí sử dụng môi trường
Phí sản phẩm
Thuế môi trường
Trợ giá
Hoàn trả ủy thác
2.8.1.1 Các nước OECD

-

Thụy Điển:
Thụy Điển đã sử dụng công cụ thuế môi trường trong kiểm soát ô nhiễm tất cả các
hoạt động gây ô nhiễm như: sử dụng năng lượng, hoạt động gây ô nhiễm, sử dụng tài
nguyên, sử dụng các phương tiện giao thông. Tổng số thuế môi trường thu được hằng



năm của Thụy Điển trong giai đoạn từ năm 1993 đến năm 1998 (triệu SEK) được thể hiện
trong bảng sau:
Các loại thuế
Năng lượng
Ô nhiễm
Giao thông
Tài nguyên
Tổng

1993
39,017
582
8,119

1994
42,043
566
5,852

1995
44,161
682
5,798

49,711

50,455


52,636

1996
49,733
753
6,721
70
59,273

1997
49,352
551
6,451
131
58,482

1998
52,652
508
6,336
142
61,636

(Glenn – Marie Lange (2003), Policy Applications of Environmental Accounting)
-

Hàn Quốc:
Phí đánh vào nguồn gây ô nhiễm được Hàn Quốc áp dụng từ năm 1983 đối với chất
thải khí và nước thải. Ban đầu, thu phí được áp dụng dưới dạng phạt do không thực hiện
cam kết.

Từ năm 1986, biện pháp này được thay thế bằng thu phí đối với phần thải vượt tiêu
chuẩn. Đến năm 1990, số phí này được điều chỉnh cao hơn chi phí vận hành hệ thống xử
lý ô nhiễm để có tác dụng khuyến khích giảm ô nhiễm.

-

Canada:
Các loại thuế được áp dụng tại Canada bao gồm:






Thuế liên bang và 6 loại thuế cấp tỉnh đánh vào xăng dầu
Thuế đối với chất đốt không hiệu quả
Thuế phát tán đặc biệt là đối với việc phát thải khí NO2, SO2, VOC, CO…
Thuế đối với xăng pha chì
Các loại phí chính được áp dung tại Canada bao gồm:







Phí sử dụng nước
Phí hoa lợi cải tạo đất, phí sử dụng nước mưa
Phí khôi phục hoặc loại bỏ chất thải
Phí phát thải

Phí cho phép đổ chất thải (ví dụ: đổ chất thải xuống biển)


2.8.1.2 Các nước khác: Singapore
Singapore có biểu giá phí ô nhiễm đánh vào nhu cầu oxy hóa (BOD) và tổng chất rắn
lơ lửng (TSS) áp dụng với tất cả các cơ sở công nghiệp. Mức phí được áp dụng tùy theo
lượng nước thải và nồng độ các chất gây ô nhiễm. Lượng BOD và TSS cho phép được
thải vào hệ thống công cộng là 400 mg/l. Nếu cơ sở có nồng độ BOD từ 401-600 mg/l thì
phải trả số phí là 0,12$ Singapore/m 3, nếu nồng dộ BOD từ 1601-1800 mg/l thì phí sẽ
tăng lên là 0,84$ Singapore/m 3.Nếu nồng độ chất gây ô nhiễm nằm trong khoảng 6011600 mg/l thì số phí sẽ tăng lên một cấp cho mỗi 200 mg/l.
Hạn chế của chương trình này là phí được áp dụng như nhau đối với mọi cơ sở công
nghiệp, không phân biệt quy mô, cơ sở mới hay cũ.
2.8.2 Bồi thường thiệt hại môi trường

Ngoài thuế và phí bảo vệ môi trường thì còn có những khoản đền bù, bồi thường môi
trường của các doanh nghiệp trên thế giới khi họ gây ra ô nhiễm môi trường. Cùng điểm
lại những vụ đền bù gây ô nhiễm môi trường kỷ lục trên thế giới.
2.8.2.1 Chisso và khoản bồi thường 86 triệu USD vì xả thải chứa thủy ngân
Năm 1932 – 1968, Nhật Bản xảy ra thảm họa nhiễm độc do nhà máy hóa chất Chisso
xả nước thải chứa thủy ngân chưa qua xử lý ra vịnh Minamata và biển Shiranui. Chất thải
này đã tích tụ trong hải sản ở khu vực này khiến người dân địa phương và gia súc ăn vào
bị nhiễm độc thủy ngân. Hậu quả của nó kéo dài suốt 36 năm sau, gây ra nhiều dị tật ở
người, thai nhi, làm chết vật nuôi, cá và hang nghìn người khác. Năm 2004, Chisso phải
trả 86 triệu USD tiền bồi thường cho các nạn nhân và bị yêu cầu làm sạch khu vực biển bị
ô nhiễm.


Một trong những nạn nhân Minamata
2.8.2.2 Tập đoàn Chevron rút hầu bao 18 tỷ USD
Năm 2011, tòa án Ecuador đưa phán quyết Tập đoàn năng lượng Mỹ Chevron phải

bồi thường 18 tỷ USD vì hành vi xả hóa chất tại lưu vực song Amazon trong suốt 20 năm.
Theo đó, trong suốt 20 năm (1972 – 1992), Texaco – một công ty con của Chevron đã xả
thải 68 triệu lít vật liệu đọc hại vào các hố dựng không có vách ngăn cũng như vào thẳng
song Amazon. Thậm chí công ty còn áp dụng tiêu chuẩn nồng độ đọc hại trên 1 m 3 chất
thải, cao gấp 10 lần so với tiêu chuẩn áp dụng tại Mỹ. Đồng thời nhằm tiết kiệm chi phí,
công ty đã xả thải thẳng ra môi trường và hậu quả là nhiều người chết vì ung thư và các
bệnh khác do ô nhiễm môi trường gây ra tại khu vực này.


Một nhánh sông bị ô nhiễm bởi dầu ở Ecuador
2.8.2.3 BP và khoản tiền bồi thường 20 tỷ USD
Tháng 4/2010, giàn khoan dầu Horizon ở Vịnh Mêxicô do BP khai thác bị nổ làm 11
người thiệt mạng và một lượng lớn dầu thô tương đương 4,9 triệu thùng đã tràn ra biển.
87 ngày sau đó người ta mới khắc phục được sự cố trên. Đây là thảm họa tràn dầu lớn
nhất trong lịch sử, trở thành thảm họa sinh thái tác động lâu dài, đe dọa sự sống của nhiều
loài động vật hoang dã và sinh kế của người dân trong vùng. Ngay sau đó, chính quyền ở
các khu vực này đã khởi kiện BP vì sự cố trên.
Ngày 4/4/2016, mức án phạt khoảng 20 tỷ USD được đưa ra cho tập đoàn dầu khí
khổng lồ của Anh BP để nhằm giải quyết các yêu cầu bồi thường thiệt hại sau sự cố tràn
dầu tại Vịnh Mêxicô năm 2010.

Sự cố dầu tràn của hãng tại vịnh Mexico năm 2010
3. Kinh nghiệm và các giải pháp cho Việt Nam trong việc áp dụng nguyên tắc “Người gây ô

-

nhiễm phải trả tiền”
3.1 Kinh nghiệm
Việc sử dụng các công cụ kinh tế trong bảo vệ môi trường phải được thực hiện từng bước


-

và cẩn trọng.
Các vấn đề liên quan tới thuế, phí và lệ phí môi trường. Cơ sở để xác định mức thuế
là cần phải nắm được chi phí hoạt động của người gây ô nhiễm, phải có hệ thống
giám sát ô nhiễm (monitoring), các điều kiện địa lý, tỷ lệ lạm phát… Đây thực sự là
vấn đề khó xác định đối với cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm về bảo vệ môi trường.


Căn cứ để tính mức phí phải đầy đủ, toàn diện, dựa trên chất lượng thải và nồng độ
chất thải. Nếu chỉ dựa vào nồng độ chất thải hoặc lượng chất thải thì sẽ tạo ra kẻ hở
cho các đối tượng tìm cách lẩn tránh khoản phí này.
3.2 Giải pháp
-

Hoàn thiện pháp luật về thuế bảo vệ môi trường.
Hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường.
Hoàn thiện pháp luật về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải rắn.
Hoàn thiện pháp luật về kí quỹ cải tạo, phục hồi môi trường trong việc khai thác tài
nguyên thiên nhiên.
4. Kết luận
“Người gây ô nhiễm phải trả tiền” là một trong 5 nguyên tắc cơ bản thuộc nhóm các
nguyên tắc quản lý môi trường. Hiểu và ứng dụng được nguyên tắc này, chúng ta sẽ thu
được những thành công nhất định trong vấn đề quản lý môi trường. Nguyên tắc “Người
gây ô nhiễm phải trả tiền” giúp cho quá trình xây dựng và triển khai thực hiện các công cụ
chính sách môi trường trong thực tế đáp ứng tốt hơn với các tiêu chí hiệu lực, hiệu quả và
công bằng, tạo tiền đề vững chắc cho sự thành công của các chính sách môi trường,
hướng theo mục tiêu phát triển quốc gia một cách bề vững. Trên cơ sở đó sẽ góp phần
kiểm soát và khắc phục có hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường trong thời gian tới.


5. Tài liệu tham khảo

Luật bảo vệ môi trường (2014)
/> /> /> />

/> />portalid=52&tabid=108&catid=515&distid=3875



×