Tải bản đầy đủ (.doc) (3 trang)

Thuế bảo vệ môi trường: “Chết” người nghèo chứ không phải người gây ô nhiễm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.5 KB, 3 trang )

Thuế bảo vệ môi trường: “Chết” người nghèo chứ không
phải người gây ô nhiễm
Thuốc lá được coi là một sản phẩm độc hại cả về môi trường lẫn sức khỏe nhưng
lại không được xếp vào diện phải chịu thuế.
Thảo luận về dự án Luật Thuế bảo vệ môi trường sáng 5-6, nhiều đại biểu Quốc
hội (ĐBQH) cho rằng các quy định trong dự thảo mới chỉ “nhăm nhăm” mục
đích tăng nguồn thu bằng cách đánh vào người nghèo chứ không phải là người
gây ô nhiễm.
Cân nhắc việc đánh thuế xăng
Tại tờ trình, Chính phủ lý giải cho việc đánh thuế xăng vì có chứa các chất hóa
học độc hại như chì, lưu huỳnh. Do đó, ngay cả khi chưa sử dụng, các chất chứa
trong các loại xăng dầu đã phát thải và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường. Xăng
dầu có phạm vi sử dụng rộng rãi, với lượng lớn 15 triệu tấn/năm nên nguy cơ ô
nhiễm môi trường cũng diễn ra trên diện rộng. Việc đưa các sản phẩm xăng dầu
vào đối tượng chịu thuế nhằm mục đích khuyến khích sử dụng năng lượng tiết
kiệm, hiệu quả; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo.
Tuy nhiên, ĐB Dương Thị Thu Hà (Lào Cai) cho rằng xăng là mặt hàng nhạy
cảm, khi có biến động về giá thường gây ảnh hưởng nhiều đến các mặt hàng
khác. Trong khi đó, mức thuế trong dự thảo đề cập 1.000-4.000 đồng/lít là quá
cao. ĐB Danh Út (Kiên Giang) cũng phân vân: “Tôi đọc báo thấy chúng ta
chuẩn bị thực hiện thu phí bảo trì đường bộ với mức thu qua xăng là 1.000 đồng/
lít. Nếu cộng cả với thuế môi trường nữa thì giá xăng sẽ tăng cao. Như thế sẽ tác
động rất xấu đến giá cả tiêu dùng nên cần phải xem xét thật kỹ”.
Tương tự với sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật, Chính phủ khẳng định mục đích
của việc đánh thuế là nhằm nâng cao nhận thức của người sử dụng, khuyến khích
họ thay đổi thói quen sử dụng lạm dụng, giảm thiểu những tác hại xấu đối với
môi trường. Đồng tình với nhận định của Chính phủ về mức độ ô nhiễm nhưng
ĐB Bùi Thị Hòa (Dăk Nông) cho rằng các sản phẩm này, nhất là phân hóa học
quyết định 40%-50% năng suất. Do đó cần cân nhắc thật kỹ có nên đánh thuế
hay không, nếu không đánh là tốt.
Kiến nghị đánh thuế thuốc lá thật cao


Đề cập đến năm nhóm hàng hóa thuộc diện chịu thuế là xăng dầu, than, thuốc
bảo vệ thực vật, dung dịch HCFC, túi nhựa xốp, ĐB Danh Út cho rằng quy định
như thế là rất hẹp. Trong khi đó, môi trường có rất nhiều loại độc hại khác như
thuốc lá, chất thải sinh hoạt, khu giết mổ chế biến gia súc, gia cầm… Vì thế, đã
là sản phẩm gây tác động tiêu cực với môi trường thì đều phải chịu thuế mới bảo
đảm sự công bằng.
Nhiều ĐB cũng tỏ ra băn khoăn khi thuốc lá được coi là một sản phẩm độc hại cả
về môi trường lẫn sức khỏe nhưng lại không được xếp vào diện phải chịu thuế.
ĐB Lê Dũng cho biết Việt Nam dù đã đánh thuế tiêu thụ đặc biệt tới 65% nhưng
giá thuốc lá vẫn rẻ nhất thế giới. Do đó, mỗi năm có đến 40.000 người chết vì
thuốc lá, cao gấp mấy lần tai nạn giao thông. ĐB Thái Thị An Chung (Nghệ An)
bổ sung thêm hiện nay tàn, mẩu thuốc lá vứt mọi nơi mọi chỗ, hầu hết đầu lọc
không thể tái sinh, rất lâu năm mới có thể phân hủy. “Nên đánh thuế sản phẩm
này thật cao để đảm bảo bầu không khí trong lành cho người dân” - vị này đề
nghị.
Nông dân thêm gánh nặng
Mang tiếng là thuế bảo vệ môi trường nhưng thực tế
chỉ nặng về thu. Chúng ta không nên coi thu là mục
tiêu chính mà phải sử dụng công cụ thuế để bảo vệ,
giúp cho môi trường trong sạch. Hơn nữa, cách thu
năm nhóm mặt hàng trên thì đa số vùng nông thôn và
nông dân phải chịu. Một hạt thóc chịu quá nhiều chi
phí sẽ không ổn. Không nhất thiết cứ phải là đánh
nặng mà phải đánh đúng, đánh đủ.
ĐB HỒ TRỌNG NGỮ(Ninh Thuận)
Biểu khung thuế các mặt hàng bị đánh thuế theo dự thảo Luật Thuế bảo vệ
môi trường
Thành Văn, Pháp luật TP Hồ Chí Minh online, cập nhật 06/06/2010 - 12:16 AM

×