Tải bản đầy đủ (.doc) (12 trang)

SKKN: Ứng dụng công nghệ HiClass V vào trong giảng dạy và quản lí phòng máy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.08 MB, 12 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
I. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến.
Thời đại ngày nay là thời đại của công nghệ thông tin (CNTT). Công nghệ thông tin “Bùng
Nổ” đã được ứng dụng vào mọi lĩnh vực của đời sống con người, trong đó có cả lĩnh vực giáo dục.
Việc ứng dụng CNTT trong nhà trường như một công cụ lao động "Trí tuệ" giúp Ban giám
hiệu nhà trường nâng cao chất lượng quản lí, giúp các thầy cô giáo nâng cao chất lượng dạy học,
trang bị cho học sinh kiến thức về CNTT, học sinh sử dụng các thiết bị kĩ thuật số như một công
cụ học tập, góp phần rèn luyện cho học sinh một số phẩm chất cần thiết của người lao động trong
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Để thực hiện tốt đổi mới giáo dục và phương pháp dạy học thì việc ứng dụng CNTT vào
giảng dạy và học tập có một vai trò tích cực. CNTT mở ra triển vọng to lớn trong việc đổi mới các
phương pháp và hình thức học tập.
Năm học 2008 - 2009 được chọn là "Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong giáo dục” Và
hàng năm Sở Giáo Dục Đào Tạo Cà Mau đã chỉ đạo các Trường tích cực triển khai ứng dụng
CNTT vào quản lí và dạy học.
Vì vậy tập thể cán bộ, giáo viên trường THPT Thới Bình đã nhận thức được rằng: Việc ứng
dụng CNTT phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học là một trong những hướng tích cực
nhất, hiệu quả nhất. Song để ứng dụng CNTT hiệu quả trong giảng dạy thì công việc đầu tiên và
quan trọng đối với người giáo viên là làm thế nào để Ứng dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy
học.
Chính vì vậy, ngay từ đầu năm học Nhà trường đã tạo điều kiện, về cơ sở vật chất và lên kế
hoạch cải tạo 2 phòng ứng dụng CNTT, xây dựng thêm 1 phòng ứng dụng CNTT sử dụng bảng
thông minh và 01 phòng lab hiện đại, và bản thân tôi là một giáo viên dạy tin học nên tôi chọn
chuyên đề " Ứng dụng công nghệ HiClass V vào trong giảng dạy và quản lí phòng máy " để
có thể làm cho tiết học của mình đạt hiệu quả hơn và giúp đỡ hướng dẫn 1 số đồng nghiệp mới
tiếp cận với ứng dụng CNTT vào giảng dạy đồng thời giúp tôi quản lí phòng máy hiệu quả và tối
ưu..

II. Cơ sở lí luận:
Để con người Cà Mau nói riêng và Việt Nam nói chung nhanh chóng tiếp cận nền khoa học
hiện đại tiên tiến của thế giới và để mỗi học sinh nắm bắt được kho tàng kiến thức của nhân loại


thì cần phải thực hiện đổi mới giáo dục trước tiên phải đổi mới phương pháp dạy và học. Phương
pháp dạy học trước đây nặng nề về truyền thụ kiến thức thì ngày nay phương pháp dạy học phải
được thay đổi cách thức, hình thành những năng lực hoạt động, tìm tòi, khám phá cho học sinh.
Vì vậy chúng ta cần phải quan tâm đặc biệt đến việc đổi mới phương pháp dạy học bằng nhiều
hình thức nhằm giúp cho học sinh phát triển năng lực tư duy, óc sáng tạo, có ý chí tự lực trong quá
trình lĩnh hội kiến thức. Quá trình lĩnh hội kién thức của học sinh là từ trực quan sinh động đến tư
duy trừu tượng, từ “Tư duy trừu tượng đến thực tiễn”. Chính vì vậy tôi xin giới thiệu cách Ứng
dụng CNTT để nâng cao hiệu quả dạy học đó là ứng dụng công nghệ Hi Class vào trong giảng
dạy và quản lí phòng máy để nâng cao hiệu quả.
THEO QUAN ĐIỂM CỦA PHƯƠNG ĐÔNG

Tôi nghe

Tôi Quên

Tôi Nhìn

Tôi Nhớ

Tôi Làm

Tôi Hiểu


ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014

III. Cơ sở thực tiễn:
1. Thuận lợi:

a) Về đội ngũ có:
+ Trình độ Đại học Tin học: 5 giáo viên. Trình độ Thạc sĩ: 01 giáo viên
+ 100% Giáo viên trong trường có chứng chỉ tin học A, biết sử dụng máy vi tính và các đồ
dùng dạy học hiện đại, nhiệt tình trong công tác giảng dạy.
+ Hàng năm tất cả các Giáo viên trong trường đều có thao giảng ít nhất là 03 tiết có ứng dụng
CNTT
+ Học sinh đã được tiếp xúc với các CNTT trong cuộc sống như ti vi, radio, máy tính, điện
thoại di động… trong gia đình và nhà trường vì vậy rất hứng thú sau mỗi tiết dạy mà giáo viên có
sử dụng CNTT hỗ trợ
b) Về cơ sở vật chất.
+ Toàn trường trên 50 Máy vi tính. Trong đó:

(H2. Phòng Hiclass V. trường THPT Thới Bình)

+ 2 phòng máy vi tính (có mạng Internet).
+ 7 máy vi tính phục vụ cho giáo viên thực hiện soạn bài giảng và khai thác thông tin, có nối
mạng Internet.
+ 03 phòng Ứng dụng CNTT
+ 06 máy tính xách tay
+ 01 Phòng Lab công nghệ Hi Class hiện đại
+ 05 máy chiếu Projecter.
+ 1 máy Scaner.
+ 1 máy ảnh
+ 01 Bảng thông minh.
Trường đã luôn nhận được sự quan tâm của Sở giáo dục đào tạo, lãnh đạo huyện, hội phụ
huynh học sinh và hội cựu học sinh. Đặc biệt là sự chỉ đạo của ban giám hiệu trường về chuyên
môn và đầu tư kinh phí cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy và học.
2. Khó khăn:
Việc ứng dụng CNTT vào bài giảng thường mất thời gian và mất công tìm tòi khai thác, sưu
tầm nên giáo viên phải đầu tư mất nhiều thời gian.

GV: Trần Văn Chính-THPT Thới Bình

Trang:2


ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014

Lượng giáo viên thì đông mà phòng ứng dụng Lab HiClass V chỉ có 01 nên rất nhiều lần các
giáo viên đăng ký dạy, trùng tiết nên bài giảng điện tử mất nhiều thời gian để soạn mà không sử
dụng được hoặc chỉ dạy được 1 lần/năm.
3.Phạm vi triển khải thực hiện:
-Triển khai trong tổ Toán – Tin Học và áp dụng cho môn tin học ở cả 3 khối 10, 11, 12.

B. MÔ TẢ SÁNG KIẾN
I. Vai trò của ứng dụng CNTT trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
1- Dạy và học theo quan điểm CNTT
Theo quan điểm thông tin, học là quá trình thu nhận thông tin có định hướng, có sự tái tạo và phát
triển thông tin. Dạy là phát thông tin và giúp người học thực hiện quá trình trên một cách có hiệu
quả.
- Thông tin được hiểu càng có giá trị nếu nó gây ra được sự bất ngờ càng lớn. Trong khoa học
người ta đã lượng hóa thông tin theo quan điểm này. Người học như một máy thu có nhiều cửa
phát, phải biết tiếp nhận thông tin qua nhiều cửa, phải biết tách thông tin hữu ích ra khỏi rối nhiễu,
phải biết biến đổi, lưu trữ, ghi nhớ thông tin trong nhiều bộ nhớ khác nhau, mỗi cửa này tiếp nhận
một lọai thông tin được mã hóa riêng biệt. Ta cần tận dụng tất cả các phương tiện để đưa thông tin
vào các cửa này. cần sử dụng tất cả các trang thiết bị hiện đại nhằm chuyển đổi, mã hóa, chế biến
thông tin để truyền tin đạt hiệu quả nhất.Theo quan điểm CNTT, để đổi mới phương pháp dạy
học, người ta tìm những “Phương pháp làm tăng giá trị lượng tin, trao đổi thông tin nhanh hơn,
nhiều hơn và hiệu quả hơn

2- Công nghệ thông tin góp phần đổi mới PPDH
- Sử dụng phần mềm dạy học hợp lý sẽ cho hiệu quả cao, bởi lẽ khi sử dụng phần mềm dạy học
bài giảng sẽ sinh động hơn, sự tương tác hai chiều sẽ được thiết lập. HS được gải phóng khỏi
những công việc thủ công, vụn vặt, tốn thời gian nên có điều kiện để đi sâu vào bản chất bài học.
Vai trò của người dạy và người học thay đổi, GV là người hướng dẫn HS học tập chứ không đơn
thuần chỉ là người rót thông tin vào đầu HS. GV phải thường xuyên tự học để nâng cao trình độ sử
dụng CNTT trong DH. HS được tiếp cận với nguồn thông tin phong phú, đa dạng.

Và ở đây tôi xin giới thiệu cách ứng dụng CNTT vào giảng dạy đó là ứng dụng Công nghệ Hi
Class vào dạy học và quản lí phòng máy
* Ưu điểm :
GV chuẩn bị bài một lần thì có thể sử dụng được nhiều lần
GV: Trần Văn Chính-THPT Thới Bình

Trang:3


ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014

- Tạo khả năng để GV trình bày bài giảng sinh động hơn, dễ dàng cập nhật các thông tin mới và
sự thay đổi nhanh chóng của khoa học hiện đại
- Chuẩn hóa các bài giảng mẫu, đặc biệt đối với những phần khó giảng, những khái niệm phức
tạp.
- Giảm tính thụ động của HS, tăng cường tính tích cực trong các giờ học
Qua khảo sát hiệu quả từ phía học sinh cho thấy, nếu sử dụng phương pháp dạy học truyền
thống với phấn trắng bảng đen thì hiệu quả chỉ có 50%, trong khi hiệu quả của phương pháp
Multimedia (nhìn - nghe) lên đến 70%.
Để thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng bài giảng điện tử kết hợp với công nghệ Hi

Class V thì giáo viên phải vất vả gấp nhiều lần so với cách dạy truyền thống. Ngoài kiến thức căn
bản về vi tính, sử dụng thành thạo phần mềm Power point,cách vận hành bảng điều khiển
HiClassV giáo viên cần phải có ý tưởng và niềm say mê thật sự với công việc thiết kế. Công việc
đó đòi hỏi người giáo viên phải có sự sáng tạo nhạy bén và tính thẩm mĩ.

II.ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ HICLASS V ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIẢNG
DẠY
1.Tổng Quan về Hi Class V

(Hình4 cấu trúc hệ thống)
2 Tính năng chính
+ Giáo viên có thể là việc bình thường trên máy tính của mình trong khi vẫn giám sát được học viên trên
một màn hình bổ sung (trong chế độ quan sát)
+Giáo viên kiểm soát toàn bộ hệ thống máy tính trong phòng học bằng các phím chức năng [Quảng bá],
[Quan sát], [Điều khiển], [Tạo nhóm], [Tối màn hình], [Hội thoại], [Hội thoại cặp], [Gọi trợ giúp]...

+ Tín hiệu được truyền đi bằng cáp chống nhiễu chuẩn FTP CAT5e, giúp dễ cài đặt và bảo dưỡng
hơn cáp đồng trục.
+ Hệ thống được dựa trên các chip kỹ thuật số giúp số hóa tín hiệu âm thanh và hình ảnh làm tăng
chất lượng tín hiệu đường truyền qua Hiclass V.
+ Tính năng mở rộng của nhóm cho phép chia lớp học thành 8 nhóm và giáo viên có thể làm việc
với mỗi nhóm theo một chương trình riêng biệt.
GV: Trần Văn Chính-THPT Thới Bình

Trang:4


ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014


+ Hiclass V cung cấp hai cổng hoặc bốn cổng mở rộng ở máy học viên cho phép hai học viên kết
nối dùng chung một hộp, cách thiết kế này giúp giảm bớt đáng kể chi phí không gian.
+ Bộ điều khiển không dây cho phép giáo viên có thể thực hiện những thao tác như là truyền hình
ảnh, âm thanh, điều khiển màn hình học viên, quan sát từ bất cứ nơi nào trong lớp học.
+ Một màn hình tự chọn ở trung tâm có thể thêm vào giữa các học viên để nhận được bài giảng
của giáo viên trong khi đó học viên vẫn có thể làm việc trên chính máy tính của mình trong khi
xem bài giảng của giáo viên truyền xuống.
+ Giáo viên có thể thêm vào các màn hình phụ để xem học viên ở chế độ quan sát. Vì vậy giáo
viên vẫn có thể làm việc trên chính máy tính đó ở chế độ quan sát.
+ Giáo viên có thể lựa chọn một máy tính để truyền bài giảng trong khi vẫn làm việc với máy tính
thứ hai.
+ Hệ thống Hiclass V thiết kế cho việc dùng màn hình LCD độ phân giải cao tới 1.600 x 1.200 và
mọi sự chuyển động của hình ảnh sẽ trung thực hơn.
+ Ba đèn LED ở vị trí máy của mỗi học viên giúp chỉ ra trạng thái của học viên như là không
hoạt động/đang hoạt động, nhận tín hiệu, phát biểu và chế độ hội thoại.
3. Bàng điều khiển giáo viên
a. Phím chức năng và phím điều khiển học viên

Phím gọi
học viên

Phím chức
năng

Điều khiển từ xa
Nhở bảng điều khiển này giáo viên có thể dễ dàng quảng bá hình ảnh âm thanh xuống cho học
sinh đồng thời theo dõi được thái độ làm bài của học sinh. Khi giáo viên giảng bài thì có thể sử
dụng chức năng tối màn hình hoặc quảng bá để không cho học sinh sử dụng máy, đồng thời làm
cho học sinh tập trung về phía giáo viên.

b)Trạng thái đèn LED của các vị trí học viên
Green
Yellow
Red

Trạng thái
Học viên không làm việc
Học viên đang làm việc
Học viên được chọn
Phím giúp đỡ
Học viên xin ý kiến
Học viên được gọi
Học viên đang hội thoại

GV: Trần Văn Chính-THPT Thới Bình

Student ID

Đèn LED
Màu xanh/đỏ/vàng tắt
Màu xanh bật
Màu xanh nhấp nháy
Màu đỏ nhấp nháy
Màu vàng nhấp nháy
Màu vàng bật
Màu đỏ bật

Trang:5



ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014

Thông qua đèn led trên bảng điều khiển giáo viên có thể biết được thái độ làm bài của học
sinh. Đồng thời qua đó giáo viên có thể trợ giúp các học sinh thông qua nút quan sát trên bảng
điều khiển.
4. Hoạt động của HiClass V
4.1 Thao tác Quảng Bá [Broadcast]
4.1.1 Quảng bá tới tất cả các học sinh
+Thao tác này cho phép Giáo viên truyền tín hiệu hình ảnh, âm thanh, Mic tới tất cả các học sinh

Khi Quảng

PC Giáo viên

PC Học sinh 1

PC học sinh 2

PC học sinh n

(hình 6. mô tả thao tác quảng bá từ máy chủ tới tất cả các học sinh)
Giáo viên nhấn vào nút lệnh quảng bá trên bảng điều khiển là ngay lập tức hình ảnh âm thanh máy
chủ được phát xuống máy trạm như hình mô tả trên.
4.1.2 Quảng bá tới một học sinh
Giáo viên truyền tín hiệu hình ảnh, ânh thanh, Mic tới một học viên nhất định

PC Giáo viên
PC Học sinh 1


PC Học sinh 2

PC Học sinh n

(Hình 7. mô tả thao tác quảng tới 1 học sinh trong lớp)
Thao tác: giáo viên chỉ cần nhấn chọn [ID Học sinh 2] + [Quảng bá]
* ở đây ID Học sinh 2: tương ứng với số phím gọi học sinh trên bàn điều khiển giáo viên.
4.1.3 Quảng bá học sinh mẫu
Khi Giáo viên chọn một PC học sinh có bài làm tốt nhất để làm mẫu cho cả lớp tham khảo, học một bài
làm chưa tốt cho các học sinh khác thấy để rút kinh nghiệm thì chức năng quảng bá học sinh mẫu này sẽ
giúp giáo viên thực hiện một cách rất đơn giản và hiệu quả.

Các máy HS khác

PC Giáo viên

PC Học sinh làm
mẫu

(Hình 8. Mô hình trước khi quảng bá HS mẫu)
Thao tác: nhấn chọn [ID học sinh] + [Học sinh mẫu] + [Thực hiện]
GV: Trần Văn Chính-THPT Thới Bình

Trang:6


ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014


*[ID Học sinh]: tương ứng với số phím gọi học sinh trên bàn điều khiển giáo viên, chọn làm học viên
mẫu.

Khi Quảng


PC Giáo Viên

PC Học sinh làm
mẫu

Các máy HS khác

(Hình 9. Mô hình khi đang quảng bá HS mẫu)

5. Chế độ quan sát
ở chế độ này giúp giáo viên quản lí lớp học hiệu quả mà không cần phải đi lại nhiều trong lớp
Giáo viên quan sát màn hình của học viên bất kỳ hoặc tất cả lần lượt hoặc theo trình tự đặt trước

PC Học sinh 1

PC Giáo viên

PC Học sinh 2 PC Học sinh 3 PC Học sinh n

(Hình 10. Mô hình trước khi giáo viên muốn quan sát máy học sinh )
Thao tác Nhấn phím chọn [ID học sinh 3]* + [Quan sát]

*ID Học sinh 3: tương ứng với số phím gọi học sinh trên bàn điều khiển giáo viên.

Kết quả

PC Giáo Viên

PC Học sinh 1

PC Học sinh 2 PC Học sinh 3 PC Học sinh n

(Hình 11. Mô hình sau khi giáo thực hiện chế độ quan sát máy học sinh )

5.1 Quan sát và điều khiển từng học viên
*
Thao tác nhấn chọn [ID học sinh] + [Quan sát] + [Điều khiển]
*[ID học sinh]: tương ứng với số phím gọi học viên trên bàn điều khiển giáo viên.
GV: Trần Văn Chính-THPT Thới Bình

Trang:7


ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014

Thao tác này giúp giáo viên có thể quan sát và theo dõi các học sinh có làm bài tập theo yêu cầu của giáo
viên hay không hoặc những học sinh nào còn gặp khó khăn trong các thao tác thì giáo viên có thể có thể
thông qua chức năng điều khiển để trợ giúp, gợi ý hoặc làm mẫu trực tiếp cho học sinh đó. Điều này giúp
GV quản lí lớp học một cách hiệu quả mà không cần đi lại nhiều trong phòng máy

6. Chế độ trợ giúp
+ Khi hoc sinh gặp khó khăn trong các thao tác thực hành hay muốn GV trợ giúp thì học sinh chỉ

cần nhấn nút trợ giúp (Held Button trên bàn máy trạm) thì đèn Led đỏ tương ứng với số phím gọi ID học
viên đó sẽ nhấp nháy trên bàn điều khiển giáo viên có thể quan sát, điều khiển máy của học sinh để trợ
giúp cho học sinh
+Giáo viên hủy chức năng trợ giúp:
Chọn ID học sinh cần hủy trợ giúp nhấn phím [Hủy gọi] thì đèn Led đỏ không nhấp nháy nửa

7.Chế độ tối màn hình
7.1 Tối màn hình tất cả các máy
Trong giờ thực hành đôi khi do tập trung làm bài tập nên HS không chú ý về phía
giáo viên khi đó giáo viên làm tối tất cả màn hình học sinh để ngừng vận hành PC,
tập trung, lôi kéo sự chú ý của học sinh về giáo viên nghe giảng bài

Cả lớp Chú Ý
!
PC Giáo viên

PC Học sinh 1

PC Học sinh 2

PC Học sinh n

(Hình 12. Mô hình tối màn hình tất cả các máy của học sinh )
7.2 Tối màn hình học viên nhất định
Đôi khi chúng ta chỉ cần tôi màn hình một máy hay một số máy thì đối với HiClassV
thật dễ dàng

PC Học sinh 1

PC Học sinh 2


PC 03 Chú
Ý!
PC Giáo viên
PC Học sinh 3

PC Học sinh n

(Hình 13. Mô hình tối màn hình của một học sinh )
*
Thao tác: [ID Học sinh 3] + [Tối màn hình]
*ID Học sinh 3: tương ứng với số phím gọi học sinh trên bàn điều khiển giáo viên.
GV:
Trần
Văn Chính-THPT Thới Bình
PC
Giáo
viên

Trang:8


ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014

8. Chế đội hội thoại
8.1 Giáo viên hội thoại với học sinh và ngược lại
Trong quá trình giảng dạy công nghệ Hiclass cho phép GV và HS có thể trao đổi hội thoại với
nhau một cách hiệu quả mà thao tác khá đơn giản điều này giúp cho học sinh có thể tương tác với

công nghệ trực tiếp nhiều hơn

PC Học Sinh1

PC Học Sinh2

PC Học Sinh3

PC Học Sinh4

PC Học Sinh5

PC Học Sinh n

Hội Thoại
PC Giáo viên

(Hình 14. mô hình hội thoại giữa GV và các HS )

Thao tác: Gv chỉ cần nhấn nút lệnh hội thoại trên bảng điều khiển là Gv có thể hội thoại với tất
cả các HS trong lớp và ngược lại
- Nếu giáo viên muốn hội thoại chỉ với một học sinh nào đó thì thao tác:
Nhấn chọn [ID học sinh] + [Hội Thoại]

8.2. Hội thoại theo cặp
2 học viên trên cùng hộp điều khiển học viên trao đổi với nhau thành một cặp. chức năng này khá
hữu dụng và hiệu quả đối với bộ môn anh văn. Cho phép các học sinh ngồi chung bàn có thể hội
thoại vấn đáp theo cặp và giáo viên có thể tham gia.

PC Giáo viên


(Hình 15. Mô tả thao tác hội thoại theo cặp giữa các học sinh )

GV: Trần Văn Chính-THPT Thới Bình

Trang:9


ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014

9. Tính năng khác
Sử dụng 2 máy tinh làm máy chủ
Giáo viên làm việc trên hai máy tính và quảng bá một trong hai máy tính đó tới các học viên

[Quảng bá]
Quảng bá PC Giáo viên

[Đặt cổng/vị trí] + [Quảng bá]
Quảng bá PC thứ hai hoặc laptop

(Hình 16. Sử dụng 2 máy tính thành máy chủ )

Hệ thống Hiclass V hổ trợ lắp thêm một màn hình phụ trung tâm cho hai học viên để quan sát
hướng dẫn của giáo viên trên màn hình trung tâm đó, trong khi học viên vẫn thực hành trên máy
tính của mình.
Gắn thêm màn hình trung tâm

Màn hình trung tâm

giữa 2 HS

PC Học sinh 1

PC Học sinh 2
(Hình 17. Mô tả thao tác hội thoại theo cặp giữa các học sinh )

ở chế độ này một số học sinh tiếp thu kiến thức chậm có thể vừa nhìn GV thao tác thực hành vừa
làm theo.
Thao tác: Nhấn phím [SDMH thứ 2] + [quảng bá]
C. PHẦN KẾT LUẬN
1. Kết quả:
Qua quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chuyên đề tôi nhận thấy, ứng dụng công nghệ
HiClass V để nâng cao hiệu quả dạy học là rất cần thiết, nó có tác động mạnh mẽ tới kết quả thực
GV: Trần Văn Chính-THPT Thới Bình

Trang:10


ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014

hiện đổi mới, phương pháp, phương thức dạy và học. Công nghệ Hi Class giống như Netof School
nhưng bảng điều khiển Hi Class tốc độ truyền hình ảnh nhanh hơn và không hề bị gián đoạn, đồng
thời có 1 ưu việt là khi CPU máy trạm bị hư chỉ cần màn hình không bị hư thì máy đó vẫn nhận
âm thanh, hình ảnh bình thường. Khi dạy thực hành bằng công nghệ HiClass, học sinh được tận
mắt nhìn thấy giáo viên làm mẫu trên máy của mình, sau đó học sinh được thực hành ngày, điều
này làm cho học sinh tiếp thu bài rất nhanh về kĩ năng.
Nhờ công nghệ này mà học sinh có những tiết học rất trực quan và thực tế để, học sinh có thể hỏi

những thắc mắc bằng nút phát biểu ở dưới máy trạm để rồi hiểu bài ngay trên lớp và được thực
hành ngay sau khi tiếp thu kiến thức thật đúng với câu châm ngôn
“Học –Hỏi - Hiểu – Hành”
Trong suốt thời gian qua trường THPT Thới Bình đã đẩy mạnh ứng dụng CNTT để nâng
cao hiệu quả dạy học. Chúng tôi đã không ngừng cố gắng, tìm tòi, học hỏi, để có được một kết quả
cao trong giảng dạy. Cụ thể:
Lớp áp dụng
Lớp không áp dụng
Lớp
Tỷ lệ học sinh hiểu bài
Tỷ lệ học sinh hiểu bài
12C1
95%
12C2
70%
12C3
58%
12C4
85%
12C5
81%
12C6
56%
12C7
78%
12C8
55%
10C8
95%
Trường THPT Thới Bình hàng năm luôn tổ chức hội thảo chuyên đề đổi mới PP giáo dục

mà chủ yếu là xoay quanh vấn đề Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy như thế nào để
đạt hiệu quả khi đó tôi đã hỗ trợ các đồng nghiệp hoàn thành tốt bài báo cáo nhờ những ứng dụng
tin học hợp lí.
Trường THPT Thới Bình cũng là một địa chỉ đón các bạn đồng nghiệp ở Trong tỉnh đến
thăm và học tập cùng trao đổi kinh nghiệm về ƯD CNTT vào giảng dạy.
2. Bài học kinh nghiệm:
Để dạy học bằng công nhệ HiClass thành công thì:
+ Mỗi giáo viên cần phải có kiến thức Tin học cơ bản sử dụng CNTT và biết khai thác mạng
Internet.
+ Cần phải chuẩn bị GAĐT thật kỹ ( Hình ảnh, video, ví dụ minh họa….)
+ Cần phải đặt ra các phương án xử lí các tình huống xảy ra mất điện hay sự cố kĩ thuật:
máy hỏng, trôi hình, mất âm thanh, hình ảnh… trong tiết học sử dụng công nghệ Hiclasss.V
Trong 2 năm giảng dạy bằng công nghệ Hiclass V tôi thường gặp một số lỗi và cách khắc
phục như sau:
+Không thực hiện chức năng Quảng Bá cho tất cả học viên:
Kiểm tra cáp kết nối giữa bàn điều khiển giáo viên(IK-590) và hộp mở rộng giáo viên
(IK-180 ).
Kiểm tra cáp kết nối giữa hộp mở rộng giáo viên(IK-180) và bộ khuyếch đại đường truyền
(IK-288), kiểm tra vị trí cáp giửa Bus A/B.
+Không thực hiện chức năng Quảng Bá cho một cổng(P1...):
Kiểm tra cáp tín hiệu trên các cổng của bộ khuyếch đại đường truyền(IK-288), và kiềm tra vị
trí Bus A/B cho đúng vị trí.
+Màn hình của tất cả học viên bị đen khi giáo viên thực hiện Quảng Bá:
Kiểm tra dây nguồn của bộ khuyếch đại đường truyền có bị lỏng không.
Kiểm tra nguồn của bộ khuyếch tín hiệu đường truyền đã bật điện nguồn chưa.
GV: Trần Văn Chính-THPT Thới Bình

Trang:11



ƯD CN HiClass để nâng cao hiệu quả dạy học

Năm học 2013-2014

Kiểm tra cáp tín hiệu VGA của giáo viên cắm chặt vào hộp mở rộng giáo viên (IK 180).
Kiểm tra độ phân giải của PC giáo viên và PC học viên có đồng bộ không.
+Tất cả màn hình học viên bị đổi màu màn hình khi thực hiện chức năng quảng bá:
Kiểm tra cổng kết nối của bộ khuyếch đại đường(IK-288) vào hộp mở rộng giáo viên(IK-180)
có đúng không.
Kiểm tra cáp của hộp mở rộng giáo viên(IK-180) có bị lỏng không.
+Không thực hiện chức năng Quan sát cho tất cả học viên:
Kiểm tra cáp kết nối vào bộ khuyếch đại(IK-288) có đúng vị trí không.
Kiểm tra bộ khuyếch đại(IK-288) đã bật nguồn chưa
Thiết bị

Model.

Mô tả

Bao gồm:
− Bàn Điều khiển Giáo viên
Bàn điều
(IK-590)
khiển giáo
IK-1800TE
− Hộp mở rộng (IK-180)
viên
− Điều khiển từ xa
HiClass V
− Phần mềm điều khiển

EZcontrol
Bao gồm:
Thiết bị điều
− Hộp mở rộng hai cổng (IKkhiển học IK-2200SE
220)
viên 2 cổng
− Chặn cuối HiClass V
Bao gồm:
− Hộp khuyếch đại tín hiệu
Khuếch đại
(IK-288)
đường
IK-288
Có 8 cổng kết nối các hộ điều
truyền
khiển học viên với bàn điều khêển
giáo viên

3. Kiến nghị, đề xuất:
- Để ứng dụng công nghệ Hiclass nâng cao hiệu quả dạy học được đồng bộ hoá ở nhà trường, tôi
xin kiến nghị:
+ Các cơ quan, ban ngành, nhà trường, phụ huynh tạo điều kiện về cơ sở vật chất (trang
thiết bị máy móc) để những đồ dùng dạy học và soạn bài giảng điện tử đã làm có thể triển khai
dạy được vào dạy ở các khối lớp.
+ Tạo điều kiện cho giáo viên được tập huấn các chương trình ứng dụng CNTT trong
giảng dạy để bổ sung kiến thức và giao lưu học hỏi kinh nghiệm của đồng nghiệp nhằm nâng cao
chuyên môn.
Các biện pháp được rút ra trong quá trình nghiên cứu và thực nghiệm chuyên đề chắc chắn
còn có nhiều hạn chế. Tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của ban lãnh đạo, Hội đồng chuyên
môn và các bạn đồng nghiệp để chuyên đề có tính khả thi hơn.

Xin trân trọng cảm ơn!
Thới Bình, ngày 25 tháng 03 năm 2014
Người viết

Trần Văn Chính
GV: Trần Văn Chính-THPT Thới Bình

Trang:12



×