Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Phương pháp toán và kinh lượng học trong phân tích và tối ưu hóa vấn đề sử dụng các loại phân bón cho cây lúa tại đồng tháp mười

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.92 KB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
----------♦----------

TRẦN CÔNG CHÍN

PHƯƠNG PHÁP TOÁN VÀ KINH LƯNG HỌC

TRONG VIỆC PHÂN TÍCH VÀ TỐI ƯU HOÁ VẤN ĐỀ
SỬ DỤNG CÁC LOẠI PHÂN BÓN CHO
CÂY LÚA TẠI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ

TP.HCM - 2000


MỤC LỤC
TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU
CHƯƠNG I : VAI TRÒ CÂY LÚA TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT DINH DƯỢNG
ĐỐI VỚI NÓ
1.1 Những thành tựu về sản xuất lúa ở Việt Nam ..................................................08
1.2 Sản xuất lương thực của đồng bằng sông Cửu Long so với cả nước .................12
1.3 Thành công trong sản xuất lúa ở vùng ĐTM.....................................................14
1.4 Yếu tố cơ bản trong sản xuất lúa vùng ĐTM ....................................................16
1.4.1 Độ phì của đất ............................................................................................16
1.4.2 Các yếu tố quyết đònh độ phì của đất.........................................................17
1.5 Nhu cầu dinh dưỡng của cây lúa........................................................................18
1.5.1 Năng suất thóc và các yếu tố tạo thành năng suất.....................................22


1.5.2 Tác động của các chất dinh dưỡng đến năng suất .....................................23
1.5.3 Rối loạn dinh dưỡng ...................................................................................25
1.5.4 Các đònh luật chi phối việc bón phân .........................................................26
1.6 Các loại phân bón chủ yếu ................................................................................27
1.6.1 Phân đạm ....................................................................................................28
1.6.2 Phân lân......................................................................................................28
1.6.3 Phân Kali....................................................................................................29
1.6.4 Các loại phân phức hợp ..............................................................................29
1.6.5 Phân trung lượng và vi lượng .....................................................................30
1.7 Năng suất và nhu cầu phân bón.........................................................................31
1.7.1 Dinh dưỡng khoáng và năng suất ...............................................................31
1.7.2 Hiệu suất phân đạm đối với sản lượng hạt.................................................32


1.7.3 Năng suất hạt và nhu cầu phân bón ...........................................................33

CHƯƠNG 2 : ƯỚC LƯNG NHU CẦU PHÂN BÓN HIỆN NAY
TẠI VÙNG ĐỒNG THÁP MƯỜI
2.1 Tình hình sản xuất tại vùng Đồng Tháp Mười ..................................................35
2.1.1 Về diện tích canh tác ..................................................................................35
2.1.2 Khó khăn cơ bản của vùng Đồng Tháp Mười ............................................37
2.2 Cách tính toán nhu cầu phân bón trong sản xuất của nông dân ........................38
2.2.1 Các số đặc trưng cần lưu ý (theo phương pháp thống kê) ..........................39

2.2.2 Lượng phân bón, năng suất trung bình, chi phí về phân trong Đông
Xuân và Hè Thu tại vùng Đồng Tháp Mười ....................................42
2.3 Cách tính lượng phân bón của các chuyên gia nông nghiệp đối với lúa ở
vùng Đồng Tháp Mười ............................................................................55
2.3.1 Đặc tính các loại đất xám, đất phèn trung bình và phèn nặng tại vùng
Đồng Tháp Mười tỉnh Long An .........................................................56

2.3.2 Các giống lúa thường được sử dụng tại vùng Đồng Tháp Mười ......58
2.3.3 Liều lượng phân N,P,K sử dụng trên các loại đất vùng ĐTM..........59
2.3.4 nh hưởng của phân vi lượng và N,P,K đến năng suất thóc ............65
2.4 So sánh lượng phân bón nông dân sử dụng (KTI) với lượng phân khuyến
cáo (KT2) .....................................................................................................71
2.4.1 Nhận xét về mặt kỹ thuật sản xuất ............................................................71
2.4.2 Nhận xét về mặt kinh tế .............................................................................73
2.4.3 Ưu khuyết điểm của phương pháp tính trước đây ......................................74
2.5 Mức độ dùng phương pháp toán kinh tế trong tính toán trước đây ....................76


CHƯƠNG 3 : DÙNG PHƯƠNG PHÁP TOÁN ĐỂ PHÂN TÍCH
ƯỚC LƯNG NHU CẦU PHÂN BÓN TRONG SẢN XUẤT
3.1 Vài nét về phương pháp toán học được sử dụng................................................79
3.3.1 Phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) ................................................81

3.1.2 Kiểm tra độ tương thích của hàm hồi quy và khoảng tin cậy của các
hệ số hồi quy .....................................................................................83
3.1.3 Phương pháp dự báo ...................................................................................86
3.1.4 Tìm cực trò của hàm hồi quy.......................................................................88
3.1.5 Những yêu cầu khi dùng phương pháp toán kinh tế ...................................89
3.1.6 Các giả thiết trong phân tích ......................................................................90
3.2 Xác đònh dạng của quy luật năng suất thóc tại vùng ĐTM ...............................91
3.2.1 Các thuộc tính của một quy luật tốt ...........................................................91
3.2.2 Đònh nghóa quy luật năng suất thóc ............................................................92
3.2.3 Dạng của quy luật năng suất ......................................................................93
3.2.4 Quy luật (3.10) phù hợp với các quy luật sản xuất như thế nào?...............98
3.3 Kiểm chứng các quy luật (3.10) và (3.11) bằng các số liệu thực nghiệm 101
3.3.1 Ước lượng quy luật năng (3.10) theo N .................................................... 102
3.3.2 Ước lượng quy luật năng suất bậc 2 (3.11) với 2 biến đầu vào................111

3.4 Phần ứng dụng vào sản xuất ............................................................................ 119
3.4.1 Nhờ quy luật (3.11*) xác đònh lượng phân bón trong sản xuất ................120
3.4.2 Dùng quy luật (3.10*) để tính lượng phân đạm (N) tối đa ....................... 122
3.4.3 Dùng quy luật (3.10*) để tìm lượng phân đạm (N) tối hảo trong sản xuất123
3.4.4 Ứng dụng quy luật (3.10*) tính lượng phân tối đa trong sản xuất (theo số
liệu điều tra)............................................................................................. 125
3.5 Dự báo số lượng phân bón sẽ sử dụng trong năm 2005 tại vùng ĐTM ...........135


3.5.1 Hàm dự báo diện tích canh tác lúa cả năm tại vùng Đồng Tháp Mười
tỉnh Long An và toàn vùng ĐTM ....................................................135
3.5.2 Dự báo diện tích canh tác lúa năm 2005 tại vùng ĐTM ..........................137
3.5.3 Dự báo lượng phân bón năm 2005 tại vùng ĐTM ...................................139
3.6 Hiệu quả kinh tế của việc sử dụng phân bón hợp lý .......................................141
3.6.1 So sánh hiệu quả kinh tế giữa kỹ thuật 2 và kỹ thuật 1 ...........................142
3.6.2 So sánh hiệu quả kinh tế giữa kỹ thuật 3 và kỹ thuật 1 ...........................143
3.6.3 Kỹ thuật sản xuất và ô nhiễm môi trường nông thôn............................... 144

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận ..................................................................................................................146
2. Kiến nghò................................................................................................................ 148

Danh mục công trình của tác giả
Danh mục tài liệu tham khảo
Phụ lục


PHẦN MỞ ĐẦU
1. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN
Vấn đề lương thực là một mối quan tâm cao nhất đối với các nỗ lực phát

triển kinh tế trong những thập niên qua và những thập niên sắp tới, không những
riêng cho Việt Nam, mà cho toàn thế giới, các chính phủ đang cố gắng đối phó
với các vấn đề lương thực của họ.
Nói đến lương thực, phải nói đến cây lúa. Từ năm 1993 đến năm 1995 Việt
Nam đã sản xuất từ 22.837.000 tấn thóc (1993) lên 24.964.000 tấn (1995), chiếm
khoảng 19% tổng sản lượng các nước Asean, còn Châu Á đã sản xuất chiếm
91% tổng sản lượng thế giới [57]. Như vậy sản xuất lúa gạo tập trung ở các nước
Châu Á
Việt Nam với điều kiện khí hậu nhiệt đới, có thể nói là cái nôi hình thành
cây lúa nước. Đã từ lâu cây lúa là cây lương thực chủ yếu, đóng một vai trò rất
quan trọng trong nền kinh tế nước ta.
Từ trước năm 1945, diện tích trồng lúa ở hai đồng bằng Bắc Bộ và Nam Bộ
(đồng bằng Sông Cửu Long) vào khoảng 1,8 triệu hecta ở Bắc Bộ, và 2,7 triệu
hecta ở Nam Bộ, với năng suất còn thấp khoảng 13 tạ/ha.
Nhưng từ năm 1970 đến 1994, tình hình sản xuất lúa gạo ngày càng khả
quan, 13 triệu tấn năm 1995 [4]. Từ chỗ hằng năm ta phải nhập khoảng 0,8 triệu
tấn lương thực quy gạo, đến chổ đã tự túc lương thực và đã giành được một phần
để xuất khẩu. Cụ thể năm 1994 đã xuất được 1.950.000 tấn thóc
Năng suất và sản lượng lúa đã tăng do nhiều nguyên nhân, trong đó trước
tiên là những thay đổi về cơ chế, chính sách như :


• Chỉ thò số 100-CT/TW ngày 13 – 01 – 1981 của Ban Bí Thư Trung Ương
Đảng về công tác khoán mở rộng.
• Nghò quyết số 10 – NQ/TW ngày 05 – 04 – 1988 về “Đổi mới quản lý nông
nghiệp”, cho đến :
• Quy đònh ngày 27 – 09 – 1993 của Chính Phủ của nước Cộng Hòa Xã Hội
Chủ Nghóa Việt Nam, quy đònh về việc giao đất nông nghiệp cho hộ gia đình,
cá nhân sử dụng ổn đònh lâu dài vào mục đích sản xuất nông nghiệp.
• Và gần đây nghò quyết số 6 – NQ/TW ngày 10 – 11 – 98 của Bộ Chính Trò

về một số vấn đề phát triển nông nghiệp và nông thôn.
Điều đó chứng tỏ rằng nhà nước đã quan tâm rất nhiều đến vấn đề nông
nghiệp, tạo mọi điều kiện cho người nông dân phát triển, làm giàu trên mảnh
đất của mình.
Trong tình hình chung của cả nước, tất cả mọi vùng đều cố gắng phấn đấu
sản xuất, trong số đó một vùng đất mới, được mọi người quan tâm đến là vùng
Đồng Tháp Mười (ĐTM) thuộc đồng bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL)
Vùng Đồng Tháp Mười gồm 16 quận huyện và thò xã thuộc ba tỉnh Đồng
Tháp, Tiền Giang và Long An, tổng số đất nông nghiệp khoảng 629.000 ha (đã
trừ diện tích xây dựng cơ bản). Trong đó đất trồng lúa khoảng 580.000 hecta.
Như vậy, đất trồng lúa chiếm 92 % diện tích.
Vùng Đồng Tháp Mười chỉ chuyên canh cây lúa và cây ngắn ngày.Vì lẽ
vùng này là vùng trũng, đất chua phèn, mỗi năm đều chòu ảnh hưởng của lũ lụt.
Trong nông nghiệp mức độ rủi ro, mà các nông dân phải đương đầu biến
thiên rất lớn.
Những hệ thống nông nghiệp tập thể, thường đệm bớt rủi ro cho cá nhân,
còn các hệ thống thò trường lại đẩy những người nông dân vào những rủi ro
nhiều hơn ( như giá thóc giảm và giá vật tư sản xuất tăng … ). Do đó trong sản


xuất phải làm thế nào tăng năng suất, giảm chi phí đầu tư, nghóa là phải làm thế
nào để tăng hiệu quả kinh tế.
Đề tài “ Phương pháp toán và kinh lượng học trong phân tích và tối ưu
hóa vấn đề sử dụng, kinh doanh các loại phân bón tại vùng Đồng Tháp
Mười”
Với mục đích dùng công cụ toán học để phân tích các yếu tố cấu thành
năng suất, chế độ hấp thu, của cây lúa, ước lượng các mức phân bón tối ưu và
lượng phân bón cần thiết để đưa vào sản xuất, các biện pháp kỹ thuật mới có thể
làm tăng năng suất, thông qua cải tạo các hệ số hấp thu trong quy luật năng suất
của cây lúa, nhằm góp phần phát triển một nền nông nghiệp sinh thái và bền

vững.
2. ĐỐI TƯNG NGHIÊN CỨU :
Năng suất cây lúa lệ thuộc nhiều vấn đề : có thể là giống, nhiệt độ, phân bón,
kỹ thuật, biện pháp canh tác …… và cuối cùng là đất. Nếu đất màu mỡ, độ phì
nhiêu cao, trong quá trình sản xuất ít tốn chi phí nhất là phân bón, nhưng lại
đạt được năng suất cao, nhưng cũng có vùng thì ngược lại. Do đó vấn đề tăng
năng suất cho cây lúa là vấn đề rộng lớn và khó khăn, đặc biệt vùng Đồng
Tháp Mười là vùng mới khai hoang, chất độc trong đất còn rất nhiều. Ngoài
ra nghiên cứu hiệu quả kinh tế của cây lúa phải căn cứ vào các thí nghiệm
chính quy, các thí nghiệm thực nghiệm và điều tra trong nông dân trong
vùng để so sánh.
Do đó luận án chỉ đề cập đến một phần, là làm thế nào để năng suất cây
lúa tăng cao nhất, qua việc bón phân, đồng thời chi phí cho sản xuất giảm bớt,
như giảm lượng phân bón nhưng tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp cây khoẻ ít sâu
bệnh, các chi phí bất thường giảm tối đa.


Để thực hiện mục đích trên luận án có nhiệm vụ :
1) Dùng phương pháp toán kinh tế để phân tích ước lượng nhu cầu tối đa về
phân bón của cây lúa trên 1 đơn vò diện tích.
2) Thu thập các số liệu từ kỹ thuật nông nghiệp tại vùng Đồng Tháp Mười và
điều tra trong nông dân qua các năm 1994 - 1995, 1996, 1998 - 1999. Thống
kê đánh giá số liệu.
3) Xác đònh quy luật năng suất thóc tại vùng Đồng Tháp Mười, điều tiết và
kiểm đònh quy luật qua các số liệu thực tế, thu thập được của ngành nông
nghiệp đã thực nghiệm tại đòa phương.
4) Phân tích các hệ số của quy luật năng suất đã tìm được, đồng thời xác đònh sự
tăng giảm của chúng có phù hợp với các đònh luật trong nông nghiệp hay
không.
5) So sánh các kết quả giữa lối ước lượng mò mẫm của nông dân (KT1) với lối

tính toán đúng kỹ thuật nông nghiệp (KT2) đang khuyến cáo và kỹ thuật mới
(KT3) mà qua tính toán luận án đang đề cập đến
6) Dự toán lượng phân bón cần thiết cho vùng Đồng Tháp Mười năm 2005
(thông qua các quy luật và lối tính toán theo các kỹ thuật I, II, II)
3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA LUẬN ÁN :
Luận án chỉ đề cập đến các yếu tố phân bón từ đa lượng, trung lượng và vi
lượng bằng phương pháp phân tích các số liệu đã có của các nhà chuyên môn và
điều tra trong nông dân, và chỉ có thể xây dựng được quy luật nhờ vào các số
liệu đó.
Vì vậy phạm vi nghiên cứu là vùng Đồng Tháp Mười nhưng các mẫu là
vùng Đồng Tháp Mười Tỉnh Long An.


Vì vùng Đồng Tháp Mười Tỉnh Long An là vùng khó khăn nhất
trong sản xuất do đó đối tượng nghiên cứu chính của các nhà chuyên
môn là vùng này.
4.

PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU :
Nhiều phương pháp nghiên cứu được thực hiện nhưng nổi bật nhất
là các phương pháp sau :
a) Phương pháp toán học : Ngoài các phương pháp giải tích và phương trình
vi phân để giải quyết về cực trò hàm một biến và nhiều biến, trong luận
án còn đề cập đến điểm tối ư0u hàm nhiều biến và phương pháp điều tiết
mô hình nhiều biến này bằng cách lập trình xử lý qua máy vi tính.
Đặc biệt đã dùng phương pháp bình phương tối thiểu điều tiết hàm
năng suất 1 biến đầu vào qua chương trình SPSS for Window.
b) Phương pháp chuyên gia.
c) Phương pháp thống kê.
d) Phương pháp thí nghiệm và thực nghiệm.

e) So sánh và đối chiếu.

5. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN :
Hoàn thành luận án này có các nét mới sau đây :
a. Thông qua các đặc điểm của ngành nông nghiệp (được thể hiện qua các đònh
luật và các số liệu thực nghiệm), đã xây dựng được quy luật năng suất thóc
tại vùng Đồng Tháp Mười theo các yếu tố phân bón (N, P2O5, K2O)
1.

3

Y = b0 + b1N + b11N2 + b12NP + b2P + b22P2
(b0, b1, b2 > 0 ; b11, b22 < 0 , b12 ∈ R)

với Y,N,P tính kg/ha


Sở dó chọn hai dạng trên làm quy luật năng suất vì nó thoả được các tính
chất : đơn giản, tính đồng nhất, tính thích hợp với ngành sản xuất vững về mặt lý
thuyết và khả năng dự đoán [5]
b. Nhờ các quy luật đó, luận án đã giới thiệu :
• Cách tính lượng phân tối đa NM và lượng phân tối hảo Nt để khuyến cáo
trong sản xuất
• Chỉ rõ lượng phân cần khống chế nhờ vào sự tương tác của các biến đầu vào
ở quy luật (2) để làm tăng năng suất và giảm chi phí
• Căn cứ vào các hệ số a0, a1 của quy luật (1) các nhà chuyên môn cần khuyến
cáo : với loại đất nào cần cải tạo độ phì, loại đất nào cần tăng giảm phân
Nitơ
c. Trong ứng dụng đã nêu được được tính ưu việt của KT3 là bón phân cân đối
không phải chỉ có phân đa lượng N, P, K mà phải bón thêm phân vi lượng để

làm tăng độ phì a0 của đất và so sánh được hiệu quả kinh tế giữa các kỹ thuật
sản xuất.
6. KẾT CẤU CHUNG CỦA LUẬN ÁN GỒM :
Phần mở đầu Và 03 chương :
Chương I

: Vai trò cây lúa trong sản xuất nông nghiệp và ảnh hưởng của
các chất dinh dưỡng đối với nó

Chương II : Ước lượng nhu cầu phân bón hiện nay tại vùng Đồng Tháp
Mười

Chương III : Dùng phương pháp toán để phân tích, ước lượng nhu
cầu phân bón trong sản xuất.
-

Phần kết luận và đề nghò.

-

Phụ lục.


CHƯƠNG 1

VAI TRÒ CÂY LÚA TRONG SẢN XUẤT NÔNG
NGHIỆP VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC CHẤT DINH
DƯỢNG ĐỐI VỚI NÓ
1.1


NHỮNG THÀNH TỰU VỀ SẢN XUẤT LÚA Ở VIỆT NAM
Việt Nam là một nước nông nghiệp với diện tích tự nhiên 330.363 km2, cây

trồng của nông nghiệp chủ yếu là lúa nước.
Việt Nam có tất cả 2360 con sông, trong đó có 9 hệ thống sông lớn, với lưu
vực từ 10.000 km2 trở lên với tổng diện tích 250.800 km2 chiếm tỷ lệ 75,92%
diện tích cả nước [5].
Phù sa sông Hồng và sông Cửu Long đã bồi đắp nên hai đồng bằng đất đai
màu mỡ, đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) và đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)
là hai vựa lúa lớn của Việt Nam. Do đó, các dự án quy hoạch tổng thể ĐBSH
VIE, /89/034 – 677/TTg 23/08/97 và đònh hướng dài hạn kế hoạch 5 năm 1996 –
2000 đối với việc phát triển thủy lợi giao thông vận tải và xây dựng nông thôn
ĐBSCL, theo chỉ thò 99/TTg /2 / 1996; nhờ đó hai vùng đồng bằng đã mang lại
những kết quả rất khả quan, cùng với cả nước tạo nên nguồn lương thực từ thóc
ngày càng dồi dào với kết quả sản xuất như bảng 1
Từ năm 1975 đến các năm sau, hàng năm Việt Nam đã nhập khẩu gạo, đến
năm 1987 bắt đầu thực hiện chính sách đổi mới trong sản xuất nông nghiệp. Sản
lượng thóc đến năm 1989 đạt 18.996.300 tấn, bình quân đầu người 293kg thóc,
đã tự cấp lương thực và còn có một số gạo để xuất khẩu (1.420.200 tấn) đến
năm 1997 sản lượng đạt 27.645.800 tấn, bình quân đầu người 360kg thóc và đã
xuất khẩu được 3.552.840 tấn gạo.


Bảng 1.1: Kết quả sản xuất lúa từ 1987 – 1997 của cả nước.
Năm

DT

NS


SL

Tổng

(1000 ha) (tấn/ha) (1000tấn) SLLTQT
1000 tấn

DS(*)

LTBQ/

Gạo

1000

Người

XK (*)

người

Kg

1000tấn

1987

5588,5

2,70


15102,6

17562,8

62452

281

20,5

1988

5726,4

2,97

17000

19583,1

63727

307

91,2

1989

5895,8


3,22

18996,3

21515,6

64774

332

1420,2

1990

6027,7

3,19

19225,2

21448,6

66233

324

1624

1991


6302,7

3,11

19261,9

21989,5

67774

324

1032

1992

6475,4

3,33

21590,3

24214,5

69405,2

348

1946


1993

6559,4

3,48

22836,6

25501,7

71025,6

359

1722

1994

6598,5

3,57

23528,2

26198,5

72509,5

361


1983

1995

6765,6

3,69

24528,2

26507,9

73962,4

372

1988

1996

7003,3

3,77

26396,7

29217,9

75498


387

3002,9

1997

7090,8

3,9

27645,8

30516,3

76674

398

3552,8

2,41

3,75

6,23

5,68

2,07


3,54

67,45

Tốc độ
tăng BQ
năm(%)

Nguồn : NN.Việt Nam – Những thành tựu [5] trang 100-102
Ghi chú :

DS(*) : Tư liệu kinh tế các nước thành viên ASEAN [57]
XK(*) : xuất khẩu (không kể xuất tiểu ngạch)

LT : Lương thực
DT : diện tích

SLLTQT : sản lượng lương thực quy thóc
BQ : bình quân

NS : năng suất

DS : dân số

Trong lương thực sản xuất lúa tăng nhanh và ổn đònh. Trong vòng 11 năm
từ 1987 đến 1997 các chỉ tiêu tăng :
• Tổng sản lượng lương thực quy thóc bình quân hàng năm tăng 5,7%



• Diện tích canh tác lúa tăng bình bình quân hàng năm

2,4%

• Năng suất thóc tăng bình quân hàng năm

3,7%

• Sản lượng thóc tăng bình quân hàng năm

6,2%

• Lương thực qui thóc tính trên đầu người tăng bình quân

3,5%

Trong những chỉ tiêu đó, chỉ tiêu dân số cũng tăng bình quân hàng năm tính
trong vòng 10 năm từ 1987 đến 1997 là 2,07%.
Với thành tựu đó Việt Nam trở thành một nước sản xuất lúa gạo phát triển
nhanh và ổn đònh nhất so với các nước khác trong khu vực Đông Nam Á
(ASEAN). Từ một nước thiếu lương thực trước 1989, Việt Nam đã vươn lên
thành một nước xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế giới sau Thái lan và Mỹ, liên tục
từ năm 1989 đến 1997 với số lượng xuất bình quân hàng năm 1,7 triệu tấn. Năm
1995 xuất 2 triệu tấn và năm 1996 xuất 3 triệu tấn (chưa kể xuất tiểu ngạch),
đứng thứ 4 thế giới (do có thêm Ấn Độ xuất khẩu 3 triệu tấn gạo) và năm 97 –
98 xuất được 3,6 triệu tấn gạo mỗi năm vượt Mỹ và trở thành nước xuất khẩu
gạo thứ 2 thế giới sau Thái lan. [4]
Cơ cấu kinh tế nông thôn và nội bộ nông nghiệp, bước đầu có chuyển biến
đa ngành, đa canh, cơ cấu kinh tế quốc dân phát triển, kinh doanh tổng hợp, tăng
dần tỷ trọng công nghiệp và dòch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP

theo bảng 1.2 :
Bảng 1.2 : Cơ cấu tổng sản phẩm trong nước GDP của nền kinh tế quốc dân (giá
thực tế)
Các khu vực (KV)

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

1997

-

KV I (%)

38,7

40,5

33,9


29,4

28,7

29,3

27,2

25,7

-

KV II (%)

22,7

23,8

27,3

28,9

29,6

28,1

30,7

31,7


-

KV III (%)

38,6

35,7

38,8

41,2

41,6

42,6

42,1

42,6

Tổng số

100

100

100

100


100

100

100

100

Nguồn : Tổng cục thống kê 1998 [35]


Chú ý :
-

KV I : Nông nghiệp (gồm lâm nghiệp, thủy sản)

-

KV II : Công nghiệp (gồm cả xây dựng cơ bản)

-

KV III : Dòch vụ

Tổng điều tra nông nghiệp và nông thôn năm 1994 cho thấy cả nước có
gần 12 triệu hộ sinh sống ở nông thôn nhưng trong đó chỉ có gần 10 triệu hộ
nông nghiệp chiếm tỷ lệ 80,6% còn lại 19,4% phi nông nghiệp.
Đáng chú ý là hai vùng nông thôn Nam bộ có tỷ trọng hộ phi nông nghiệp
cao (Đông Nam Bộ 49% và ĐBSCL 27,9%) chính là hai vùng có tốc độ chuyển

dòch cơ cấu kinh tế nông thôn từ nông nghiệp sang ngành nghề và dòch vụ phi
nông nghiệp nhanh nhất.
Sản xuất lương thực luôn luôn là mặt trận hàng đầu đối với quá trình phát
triển kinh tế xã hội ở nước ta cũng như toàn thế giới
Theo dự đoán của viện lúa quốc tế (IRRI) trong khoảng 30 năm tới phải
tăng thêm 70% sản lượng lương thực so với hiện nay, mới đáp ứng được nhu cầu
dân số tăng nhanh trong thế kỷ 21.
Đối với Việt nam trong vòng 20 năm nữa nếu dân số tăng trung bình 2%
năm, thì số lượng dân năm 2020 sẽ là 73.962.000 x 1,5 = 110.943.000 người
(1995 làm gốc). Diện tích canh tác lúa tăng bình quân hàng năm 1% lúc đó diện
tích trồng lúa sẽ là : 6.765.600 ha x 1,25 = 8.457.000 ha và số thóc bình quân
đầu người 400kg, thì năng suất bình quân hàng năm phải là 5,25 tấn/ha.
Như vậy nhiệm vụ "tăng năng suất cây trồng trên mỗi đơn vò diện tích là
nhiệm vụ chiến lược của các nhà sản xuất nông nghiệp.


1.2 SẢN XUẤT LƯƠNG THỰC CỦA ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG SO
VỚI CẢ NƯỚC
Đồng bằng sông Cửu long (ĐBSCL) là vùng trọng điểm về sản xuất lương thực
của cả nước, đã có nhiều chủ trương, chính sách đầu tư cho vùng này như
thủy lợi, xây dựng nông thôn mới, chuyển dân các vùng đông vào vùng
thưa như 3 vùng trọng điểm ít dân là : vùng bán đảo Cà Mau, vùng tứ
giác Long Xuyên và vùng Đồng Tháp Mười. Ngoài ra các tiến bộ kỹ
thuật về sản xuất nông nghiệp cũng được đầu tư nhiều cho vùng này.
ĐBSCL có diện tích tự nhiên 3,55 triệu ha trong đó đất nông nghiệp chiếm
2,6 triệu ha, so với cả nước ĐBSCL có diện tích chiếm 11,97%. ĐBSCL có 3
nhóm đất chính :
-

Đất phù sa: 1.180.000 ha chiếm 33,24% diện tích, phân bố ở vùng ven và

giữa sông Tiền, sông Hậu, đây là vùng đất tốt nhất của đồng bằng.

-

Đất phèn mặn : 1.500.000 ha chiếm 42,25% có độ phì tự nhiên không thấp,
nhưng trong đất có nhiều độc tố, nếu đưa được nước vào thì sẽ cải tạo được
đất và đưa vào sản xuất nông, lâm nghiệp có hiệu quả.

-

Đất mặn : 744.000 ha chiếm 20,96% có độ phì nhiêu cao nhưng bò hạn chế do
nhiễm mặn nên hạn chế tăng vụ.

-

Đất xám : 126.000 ha chiếm 3,55% bao gồm đất xám và đất xám bạc màu
trên nền phù sa cổ.
ĐBSCL hằng năm tải ra biển qua 9 cửa sông một lượng nước khổng lồ, với

lượng cát bùn trên 100 triệu tấn, các chất hoà tan khoảng 75 triệu tấn
ĐBSCL hiện nay có khoảng 1.826.000 ha trồng lúa, lúa là sản phẩm chủ
yếu, ngoài ra có cây màu lương thực ngô, khoai lang và khoai mì. Đây là vùng
trọng điểm sản xuất lương thực hàng hoá và là vựa lúa lớn nhất nước có sản


lượng chiếm hơn 50% và xuất khẩu chiếm hơn 90% sản lượng cả nước. Cụ thể
theo bảng 1.3
Bảng 1.3 : Sản lượng và năng suất lúa tại ĐBSCL
Năm


DT cả

DT

DTHT Dt mùa

năm

ĐX

1000ha 1000ha Tấn/ha 1000 Slượng Người

NS

1000ha 1000ha

SL

tấn

Cả nước
-

5297, 45,48%

434

1990

1478


91

43,2%

508

1991

1061

102,8

6559, 49,31%

662

1992

1954

100,4

5

41,35%

879

1993


1649

95,76

9480

53,6%

880

1994

1962

98,94

13818

1995

2020

101,6

14818

1996

3050 101,57


1997

3680 103,58

446

1405,7

2,3

461

581

1208,7

3,05

752,4

907,7

919,9

3,67

1996 3442,7 1152,2 1619,5

670,9


4,39

701,7

4,16

1985 2250,8
1990

2580

1997 3559,7

1260

1598

tấn

Kg

96,6

4665

1980 2276,2 424,5

1000


1372

2,01

189

xuất

(*)

1989

1431

2062

Năm GạoXK

417

442

1976

So sánh LTBQ/

8

Nguồn : nông nghiệp VN. Những thành tựu [5] trang 145-146
(*) : kể cả xuất tiểu ngạch

Từ năm 1980 trở về sau sản lượng thóc tăng lên đáng kể; sản lượng năm :
- 1985 / 1980 là 1,24% (lấy 1980 làm gốc)
- 1990 / 1980 là 1,79%
- 1997 / 1980 là 2,8%
Sở dó lượng lương thực tăng nhanh như vậy nhờ tăng năng suất bình quân
năm là 3,5% (từ 1980 – 1997) và diện tích tăng bình quân năm 2,7% cùng thời
kỳ. Như vậy trong 17 năm diện tích tăng lên khoảng 50%. Nhờ khai hoang các
vùng chưa canh tác, trong đó có vùng Đồng Tháp Mười thuộc đòa phận ba tỉnh
Đồng Tháp, Long An và Tiền Giang.


1.3 THÀNH CÔNG TRONG SẢN XUẤT LÚA Ở VÙNG ĐỒNG THÁP
MƯỜI
Vùng Đồng Tháp Mười có diện tích tự nhiên khoảng 629.000 ha chiếm
17,72% diện tích Đồng bằng sông Cửu Long, nằm trên 3 tỉnh : Tiền Giang
(96.000 ha), Long An (298.200 ha) và Đồng Tháp (235.000 ha) là một trong
những vùng đất phèn nặng, ngập sâu, diện tích đất hoang còn rất lớn.
Tuy nhiên với điều kiện thiên nhiên, về nhiệt độ, khí hậu do đó với những bước
cố gắng của con người đưa nước ngọt từ sông Tiền, sông Vàm cỏ vào nội
vùng , đã làm cho vùng Đồng Tháp Mười sống và lớn lên từng bước
trong hơn 20 năm từ 1976 (sau năm giải phóng toàn miền Nam) đến
1997 diện tích gieo trồng lúa đã tăng lên 348.591 ha trung bình
16.599ha/năm cho toàn vùng.
Với năng suất 1976 trung bình 2,03 tấn/ha đến 4,82 tấn/ha năm 1997 trung bình
mỗi năm tăng 4,4%
Sản lượng từ 468.916 tấn (1976) lên 2.788.196 tấn (1997) như vậy đã tăng
lên 2.319.280 tấn trung bình mỗi năm tăng 110.442 tấn/năm.
Kết quả được so sánh với sản xuất lúa vùng ĐBSCL theo bảng sau (bảng 4)
Như vậy với diện tích tự nhiên vùng Đồng Tháp Mười chỉ bằng 17,72%
diện tích toàn ĐBSCL, nhưng tham gia vào sản xuất lúa có diện tích bằng

16,28% diện tích trồng lúa toàn vùng đồng bằng, đồng thời đóng góp sản lượng
gần 19% tổng sản lượng ĐBSCL. Đặc biệt, vùng Đồng Tháp Mười được xem
như là một trong những vùng khó khăn nhất của ĐBSCL vì đó là vùng đất phèn,
đất trũng, nhưng trong sản xuất thóc bao giờ cũng cho năng suất cao hơn năng
suất trung bình toàn vùng ĐBSCL khoảng 12% (ngoại trừ năm 1980).


Trong vùng Đồng Tháp Mười có 2 khu vực: đòa phận tỉnh Tiền giang và đòa
phận tỉnh Đồng Tháp là vùng nằm giữa sông Tiền, sông Hậu nên đất màu mỡ
hơn và cho năng suất cao hơn nhiều so với vùng Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh
Long an.
Bảng 1.4 : Diện tích, năng suất và sản lượng tại vùng ĐTM qua các năm
Năm

Diện tích
(ha)

So sánh

N.suất

ĐBSCL % (Tấn/ha)

So sánh

Sản lượng

So sánh

ĐBSCL %


(Tấn)

ĐBSCL %

1976

231.136

11,2

2,03

101

468.916

10,05

1980

236.265

10,29

1,99

86,5

471.302


8,9

1985

306.533

13,62

3,33

109,2

1.019.273

14,86

1987

303.075

-

3,54

-

1.072.071

-


1990

468.781

18,17

4,22

114,98

1.977.968

20,86

1993

514.983

-

3,92

-

2.020.250

-

1994


510.495

-

4,26

-

2.174.447

-

1995

565.630

-

4,60

-

2.498.818

-

1996*

567.420


16,48

4,72

107,5

2.584.484

18,7

1997*

579.727

16,28

4,82

115,86

2.788.196

18,82

Nguồn : Trung tâm NCNN ĐTM. Báo cáo tổng kết tháng 11/1995. (*) số
liệu 1996,1997; cục thống kê tỉnh Long an, Tiền giang, Đồng tháp
(1997)
Vùng đất Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long an có diện tích 298.200ha
chiếm 47,38% diện tích toàn vùng, gồm 3 loại đất : phèn, đất xám, đất bạc màu

lại là vùng trũng nhất Đồng Tháp Mười và chỉ nhờ nước tưới tiêu của 2 con sông
Vàm cỏ. Do đó năng suất thấp nhất so với toàn vùng Đồng Tháp Mười.
Nếu sử dụng biện pháp kỹ thuật nào làm tăng năng suất vùng này lên thì
đó sẽ là mô hình chung cho sản xuất thóc toàn vùng ĐBSCL. Vì vậy “vùng


Đồng Tháp Mười thuộc tỉnh Long an sẽ là đối tượng chính khi nghiên cứu vùng
đất Đồng Tháp Mười nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung”

1.4 YẾU TỐ CƠ BẢN TRONG SẢN XUẤT LÚA VÙNG ĐỒNG THÁP
MƯỜI
Cây lúa là một loại cây lương thực chính yếu ở nước ta, nhất là cây lúa
nước ở vùng Đồng Tháp Mười, nó cần có những yếu tố chính là đất, nước, khí
hậu … Đất là nền cơ bản cho cây lúa, nên phải có đủ dinh dưỡng và ít chất độc
để cây lúa sống được và cho sản phẩm, đất tốt cho sản phẩm nhiều, đất xấu cho
sản phẩm ít vì vậy đất xấu cần phải cải tạo.
Trong sản xuất nông nghiệp, con người có thể chủ động “cải tạo” được
phần lớn là phân bón, yếu tố làm tăng độ phì nhiêu của đất, giúp năng suất cây
trồng ngày càng cao, phù hợp với mỗi giống lúa từng đòa phương.
Nói đến phân bón phải đề cập đến vấn đề dinh dưỡng của cây trồng nhất là
cây lúa nước và chế độ dinh dưỡng của đất thông qua độ phì của nó.
1.4.1

Độ phì của đất :

Nông nghiệp là ngành duy nhất sử dụng đất đai làm yếu tố chính cho sản xuất.
Do đó nếu sử dụng đúng đắn thì không những đất đai không bò hao mòn
mà càng ngày càng tốt hơn,ngược lại nó ngày càng xấu đi được đặc trưng
bằng độ phì nhiêu của đất.
Trên căn bản người ta dựa vào năng suất cây trồng hay hiệu quả canh tác

để đánh giá độ phì của đất (thông thường gọi là hạng đất). Khi khoa học tiến bộ
có bộ môn khoa học đất chuyên phân tích các thành phần cơ giới, lý tính, hoá
tính của đất để sắp hạng đất.
Gần đây khi khoa học môi trường và sinh thái học ra đời thì khái niệm “sử
dụng đất đai bền vững” là những phát hiện quan trọng về độ phì nhiêu của đất.


Như vậy : “độ phì nhiêu của đất là khả năng của đất đảm bảo được điều
kiện thuận lợi cho cây trồng đạt năng suất cao, ổn đònh; những quần thể sinh vật
sống trên đất và trong đất phát triển hài hòa”
1.4.2

Các yếu tố quyết đònh độ phì nhiêu của đất :

Các yếu tố quyết đònh độ phì nhiêu của đất được tóm tắt qua các yếu tố sau:
a. Độ dày tầng đất lớn, đất tơi xốp có độ phì nhiêu nhất đònh cây trồng có thể
sống được.
b. Trong đất có đầy đủ và cân đối các nguyên tố dinh dưỡng (đa lượng, trung
lượng, vi lượng) cần thiết ở dạng tổng số cũng như dạng dễ tiêu của cây
trồng.
Đa lượng là đạm (N), Lân (P2O5), kali (K2O) và các nguyên tố trung lượng
Mg, S, Ca và vi lượng B, Mo, Mn, Fe, Cu…
Nếu ta tính lớp đất mặt là lớp chủ yếu cung cấp các chất dinh dưỡng cho
cây trồng với độ dày 20cm, thì khối lượng đất trồng trên 1 hecta có chứa
trung bình những số lượng dinh dưỡng (D) sau đây (nếu tỷ lệ của nó chưá
trong đất là d%). Ta có :
D(kg/ha) = 2 x 1,5 x 106 x d%

D


= 3.106.

d
= 3d x 104
100

= 3.104.d

(kg/ha)

(1)

Như vậy trong đất các thành phần nguyên tố được trình bày trong bảng 1.4*
Bảng 1.4* : Dinh dưỡng đất
Nguyên tố dinh dưỡng

Tỷ lệ (%)

Số lượng D (kg/ha)

N

0,04 – 0,2

1.200 – 6.000

P2O5

0,02 – 0,2


600 – 6.000

K2O

0,5 – 3

15.000 – 90.000

Nguồn : Giáo trình nông hoá [8] trang 24


c. Đất giàu mùn : chất hữu cơ là thành phần cơ bản của đất, chất hữu cơ không
chỉ là kho chứa chất dinh dưỡng cho cây trồng mà còn là tác nhân điều tiết
tính chất lý, hoá, sinh của đất
d. Đất có chế độ nước, không khí và nhiệt thích hợp với sự phát triển của cây
trồng
e. Đất tơi xốp thuận lợi cho sự phát triển của bộ rễ
f. Đất có pH thích hợp cho cây trồng và sinh vật đất , đất lúa có pH thích hợp là
5,5 – 6,5 [8]
g. Đất không bò phèn, mặn, không có chất độc và không bò ô nhiễm

1.5

NHU CẦU DINH DƯỢNG CỦA CÂY LÚA
Trong tự nhiên từ thực vật đến động vật mọi loài, muốn sống và phát triển

phải cần đến thức ăn.
Phần lớn cây trồng nói chung, nhất là cây lúa, cần nhiều các chất dinh
dưỡng N, P2O5, K2O, nên các nhà khoa học nông nghiệp gọi các chất này là đa
lượng.

Nói đến bón phân khoáng là bón loại phân có N (như Uré, Sullfat đạm
(SA)…) loại có P2O5 (như lân DAP) và phân Kali, hay bón tổng hợp loại phân có
N, P2O5, K2O gọi tắt là N, P, K.
Loại đất tốt, là đất có độ phì cao, độ phì ở đây bao gồm các chất đa lượng, trung
lượng và vi lượng dễ tiêu chứ không phải đơn thuần chỉ có đa lượng…
Do đó làm tăng độ phì của đất là bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cần
thiết mà đất đang thiếu để cung cấp cho cây trồng.
Bón phân N, P, K cho đất để làm tăng thêm các chất cần thiết đó với mục
đích tăng năng suất cây trồng, như vậy là tăng độ phì cho đất.
Tuy nhiên nếu bón thêm N, P, K nhưng năng suất không tăng, như vậy có
phải là tăng độ phì cho đất không?


Vấn đề này cho ta hiểu: độ phì nhiêu của đất lúa, là tất cả các chất dinh
dưỡng nào cây lúa cần đến, đất đều có thể cung cấp đủ để năng suất đạt tối đa.
Nếu cùng một loại giống và điều kiện canh tác như nhau, loại đất nào có năng
suất cao hơn thì độ phì sẽ cao hơn.
Trong luận án này chúng tôi cho khái niệm: bón N, P, K để làm năng suất
tăng thì năng suất tăng đó là nhờ phân bón.
Nếu bón N, P, K đến một mức tối đa, bón nhiều hơn nữa năng suất vẫn không
tăng, thậm chí giảm, nhưng nếu bón thêm vài chất khác như đồng (Cu)
Kẽm (Zn) hay Mangan (Mn), và dùng N, P, K với liều lượng bằng hoặc ít
hơn, nhưng năng suất lại cao hơn. Các chất bổ sung sau này (Cu, Zn, hay
Mn) được gọi là các chất làm tăng độ phì cho đất.
Ở vùng Đồng Tháp Mười hay ở bất kỳ một vùng nào khác, mỗi giống lúa đều có
một đặc tính riêng, nó hấp thu chất dinh dưỡng nào, tỷ lệ là bao nhiêu
tùy theo năng suất và đặc tính giống đó. Như hai giống lúa IRS năng
suất 8,7 tấn/ha, và giống Peta năng suất 6 tấn/ha đã hút các chất dinh
dưỡng như bảng 1.5 sau :



Bảng 1.5 : Các nguyên tố dinh dưỡng giống IRS và Peta lấy đi trên 1 tấn thóc

Nguyên tố

Số lượng Kg

Hạt thóc (%)

Rơm rạ (%)

IRS
N

18,9

13,3 (70,3%)

5,6

(29,7%)

P

5,17

4,37 (84,5%)

0,8


(15,5%)

K

35,5

7,13 (20%)

28,37 (80%)

Mg

3,99

1,49 (37,3%)

2,5

S

1,69

0,82 (48,5%)

0,87 (51,5%)

Fe

551g


116g (21%)

435g (79%)

Mn

152g

52g (34,2%)

100g (65,8%)

B

220g

25g (11,4%)

195g (88,6%)

Zn

40g

18g (45%)

22g (55%)

Cu


6g

3g

3g

(50%)

(62,7%)

(50%)

Peta
N

23,5

11,2 (47,6%)

12,3 (52,4%)

P

5,65

2,1

3,55 (62,8%)

K


50,6

2,84 (5,6%)

47,76 (94,4%)

Mg

5,29

1,26 (23,8%)

4,03 (76,2%)

S

2,76

0,79 (28,6%)

1,97 (71,4%)

Fe

670g

116g (17,3%)

554g (82,7%)


Mn

261g

43g (16,5%)

218g (83,5%)

B

133g

25g (18,8%)

108g (81,2%)

Zn

59g

16g (27%)

43g (73%)

Cu

5g

2g


3g

(37,2%)

(40%)

(60%)

Nguồn : [60] Yosida trang 181
Từ các số liệu bảng 1.5, nếu lấy tỷ lệ N là 1 thì hai giống lúa trên có tỷ lệ
N, P, K như bảng 1.6


Bảng 1.6 : Tỷ lệ các nguyên tố đa lượng và trung lượng

Giống

N

P

K

Mg

S

IRS


1

0,27

1,88

0,21

0,09

Peta

1

0,24

2,15

0,22

0,11

Trung bình 2 giống

1

0,25

2


0,22

0,1

Nguồn : Bảng 1.5
Bảng 1.5 cũng cho chúng ta thấy rằng hai giống IRS và Peta hấp thu dinh
dưỡng khác nhau, giống IRS có năng suất cao hơn (8,7tấn/ha), giống Peta có
năng suất thấp hơn (6 tấn/ha).
Như vậy :

NS(IRS)
= 145 %
NS(Peta )

Tuy nhiên lượng dinh dưỡng trong mỗi tấn thóc hai giống IRS và Peta đã
lấy theo tỷ lệ

IRS
; N = 80% ; P = 92% ; K = 70%
Peta

Tuy nhiên mỗi tấn thóc lượng dinh dưỡng (DD) trên chứa trong hạt, thì
giống IRS lại nhiều hơn giống Peta.
DD hạt (giống IRS)
là N = 118,8% ; P = 208% ; K = 251%
DD hạt (giống Peta )

Các nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, B, Mn, Fe chứa thấp nhất là đồng đến
kẽm, Bore, Mangan và sắt.
Như vậy nhu cầu dinh dưỡng cho đất trồng lúa không những chỉ có N, P, K

là những nguyên tố đa lượng mà còn có trung lượng như Mg, S, Ca… và các
nguyên tố vi lượng như Cu, Zn, B, Mn, Fe…, ta xem tác động của các chất dinh
dưỡng này đến năng suất của cây lúa như thế nào?
1.5.1

Năng suất thóc và các yếu tố tạo thành năng suất


×