Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Quản lý phát triển đội ngũ giáo viên các trường cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh quảng ninh theo hướng chuẩn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.72 MB, 122 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

BỘ LAO ĐỘNG THƢƠNG BINH VÀ XÃ HỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC
TỔNG CỤC DẠY NGHỀ
TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ KỸ THUẬT CÔNG NGHỆ

NGUYỄN THỊ THẢO

QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN
TỈNH QUẢNG NINH THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA
ĐỀ ÁN
THÀNH LẬP KHOA SƢ PHẠM DẠY NGHỀ

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

HÀ NỘI - 2016


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC GIÁO DỤC

NGUYỄN THỊ THẢO

QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀN


TỈNH QUẢNG NINH THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Chuyên ngành: QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Mã số:60 14 01 14

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Bích Liễu

HÀ NỘI - 2016


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành Luận văn này, tác giả xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội và các thầy giáo, cô giáo đã tận tình giảng dạy,
hƣớng dẫn các học viên lớp Cao học - Thạc sĩ Quản lý Giáo dục K14 lớp S-04 trong
đó có tác giả.
Tác giả xin chân thành cảm ơn lãnh đạovà cán bộ, giáo viênTrƣờng Cao
đẳng nghề Than - Khoáng sản Việt Nam, Trƣờng Cao đẳng nghề Xây dựng, Trƣờng
Cao đẳng nghề Giao thông cơ điện, Trƣờng Cao đẳng nghề Việt - Hàn Quảng Ninh,
các bạn đồng nghiệp đã tận tình hợp tác giúp đỡ để hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng biếtơn sâu sắc đến TS.Trần Thị Bích Liễu,
cô giáo đã tận tình hƣớng dẫn, bổ sung những kiến thức khoa học và phƣơng pháp
luận nghiên cứu trong suốt thời gian qua để tác giả hoàn thành luận văn này.
Dù bản thân đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những hạn
chế và thiếu sót. Tác giả rất mong nhận đƣợc sự chỉ dẫn, góp ý kiến của các thầy, cô
và các bạn đồng nghiệp.
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, Ngày 24 tháng 11 năm 2016
Tác giả


Nguyễn Thị Thảo

i


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BGH

Ban giám hiệu

BLĐTBXH

Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã hội

CĐN

Cao đẳng nghề

CNH-HĐH

Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá

CSDN

Cơ sở dạy nghề

CSGDNN

Cơ sở giáo dục nghề nghiệp


CT

Chỉ thị

ĐH-CĐ

Đại học – Cao đẳng

ĐNGV

Đội ngũ giáo viên

ĐT

Đào tạo

GD-ĐT

Giáo dục – Đào tạo

GV

Giáo viên

GVDN

Giáo viên dạy nghề

HSSV


Học sinh - Sinh viên

HTGDQD

Hệ thống giáo dục quốc dân

KTCN

Kỹ thuật công nghệ

KTXH

Kinh tế - Xã hội

NCKH

Nghiên cứu khoa học

NN

Ngoại ngữ

NNL

Nguồn nhân lực

QLGD

Quản lý giáo dục


SC

Sơ cấp

TCN

Trung cấp nghề

TH

Tin học

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

UBND

Uỷ ban nhân dân

ii


MỤC LỤC

Lời cảm ơn ......................................................................................................... i

Danh mục chữ viết tắt ....................................................................................... ii
Mục lục ............................................................................................................. iii
Danh mục bảng................................................................................................. vi
Danh mục sơ đồ ,biểu đồ ................................................................................. vii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊNCÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO HƢỚNG
CHUẨN HÓA .................................................................................................. 8
1.1. Tổng quan nghiên cƣ́u vấ n đề .................................................................... 8
1.1.1. Nƣớc ngoài .............................................................................................. 8
1.1.2. Trong nƣớc ............................................................................................ 11
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài .......................................................... 12
1.2.1. Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề ...................................... 12
1.2.2.Quản lí phát triển đội ngũ theo hƣớng chuẩn hóa .................................. 16
1.3. Chuẩn đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề .............................. 18
1.4. Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng cao đẳng dạy nghề theo
hƣớng chuẩn hóa ............................................................................................. 19
1.4.1. Quy hoạch, xây dựng chiến lƣợc phát triển đội ngũ ............................. 20
1.4.2. Tuyển dụng, đảm bảo số lƣợng và cơ cấu ............................................. 21
1.4.3. Đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ đạt chuẩn .................................................. 25
1.4.4. Đánh giá và sử dụng đội ngũ theo chuẩn .............................................. 28
Kết luận chƣơng 1 ........................................................................................... 30
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIÁO
VIÊN THEO HƢỚNG CHUẨN HOÁ CỦA CÁC TRƢỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀTRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH ............................ 31

iii


2.1. Mục tiêu, nô ̣i dung và phƣơng pháp đánh giá thực trạng công tác quản lí

phát triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh theo hƣớng chuẩn hoá ................................................................. 31
2.1.1. Mục tiêu:................................................................................................ 31
2.1.2. Nội dung: ............................................................................................... 31
2.1.3.Các phƣơng pháp đánh giá: .................................................................... 31
2.2. Kế t quả ..................................................................................................... 32
2.2.1. Quá trình phát triển các Trƣờng Cao đẳng nghề ................................... 32
2.2.2. Thƣ̣c trạng cơ sở vâ ̣t chấ t các Trƣờng Cao đẳng nghề.......................... 35
2.2.3. Thƣ̣c tra ̣ng đô ̣i ngũ giáo viên giảng dạy các Trƣờng Cao đẳng nghề trên
địa bàn tỉnh Quảng Ninh ................................................................................. 37
2.2.3.Thƣ̣c trạng công tác tuyể n sinh và chấ t lƣơ ̣ng đào ta ̣o .......................... 48
2.2.4. Thƣ̣c trạng quản lí phát triể n đô ̣i ngũ giáo viên Trƣờng Cao đẳ ng nghề
......................................................................................................................... 51
2.3. Đánh giá chung về điểm mạnh và hạn chế của công tác quản lý phát triển
đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh 61
2.3.1. Những điểm mạnh ................................................................................. 61
2.3.2. Những điểm hạn chế ............................................................................. 62
2.3.3 Nguyên nhân .......................................................................................... 63
Kết luận chƣơng 2 ........................................................................................... 64
CHƢƠNG 3: CÁC BIỆN PHÁP QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ
GIÁO VIÊNCÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ TRÊN ĐỊA BÀNTỈNH
QUẢNG NINH THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA ....................................... 65
3.1. Nguyên tắ c xây dƣ̣ng các biê ̣n pháp ........................................................ 65
3.1.1. Đảm bảo tính đồng bộ: .......................................................................... 65
3.1.2. Đảm bảo tính chuẩn: ............................................................................. 65
3.1.3. Đảm bảo tính thực tiễn: ......................................................................... 65
3.2. Đề xuấ t các biê ̣n pháp quản lí phát triể n đô ̣i ngũ giáo viên các Trƣờng
Cao đẳng nghề theo hƣớng chuẩn hóa ............................................................ 65

iv



3.2.1. Biện pháp 1: Triển khai chiến lƣợc giáo dục nghề nghiệp của tỉnh phù
hợp với đặc điểm của từng trƣờng cao đẳng nghề. ......................................... 65
3.2.2. Biện pháp 2: Sƣ̉ du ̣ng hơ ̣p lí , tuyể n cho ̣n bổ sung và thu hút giáo viên
giỏi ................................................................................................................... 70
3.2.3. Biện pháp 3: Nâng cao chấ t lƣơ ̣ng bồ i dƣỡng đội ngũ giáo viên ......... 75
3.2.4. Biện pháp 4: Tăng cƣờng công tác kiểm tra, đánh giá chuyên môn,
nghiệp vụ cho đội ngũ giáo viên ..................................................................... 77
3.2.5. Biện pháp 5: Đầu tƣ mới trang thiết bị dạy học .................................... 79
3.2.6. Biện pháp 6: Xây dựng chế độ chính sách ƣu đãi nâng cao đời sống vật
chất, tinh thần cho đội ngũ giáo viên yên tâm giảng dạy ................................ 82
3.3. Mối quan hệ của các biện pháp ............................................................... 82
3.4. Trƣng cầu ý kiến về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp phát
triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh theo hƣớng chuẩn hóa ............................................................................ 83
Kết luận chƣơng 3 ........................................................................................... 88
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ............................................................... 89
1. Kết luận ....................................................................................................... 89
2. Khuyến nghị ................................................................................................ 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 92
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 94

v


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1:Số lƣợng cơ sở dạy nghề của tỉnh Quảng Ninh .........................................33
Bảng 2.2:Cơ sở vật chất hiện có của các Trƣờng Cao đẳng nghềtrên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh ...............................................................................................................36

Bảng 2.3:Số lƣợng cán bộ công nhân viên hiện có của các Trƣờng Cao đẳng nghề
trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ....................................................................................38
Bảng 2.4:Quy đổi số lƣợng HSSV trên một giáo viên ..............................................38
Bảng 2.5:Trình độ chuyên môn, sƣ phạm của đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao
đẳng nghề tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................39
Bảng 2.6:Trình độ tin học, ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng
nghề tỉnh Quảng Ninh ...............................................................................................41
Bảng 2.7:Kết quả đánh giá mức độ đạt chuẩn của đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao
đẳng nghềtrên địa bàn tỉnh Quảng Ninh ...................................................................44
Bảng 2.7:Kết quả tuyển sinh của các Trƣờng Cao đẳng nghềtrên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh năm 2015 ..........................................................................................................48
Bảng 2.8:Kết quả điều tra chất lƣợng đào tạo nghề của các Trƣờng Cao đẳng nghề
tỉnh Quảng Ninh ........................................................................................................50
Bảng 2.9:Ý kiến của 04 lãnh đạo Trƣờng Cao đẳng nghề về quản lí phát triển .......52
đội ngũ giáo viên dạy nghề hiện nay của các Trƣờng Cao đẳng nghề ......................52
Bảng 2.10:Số liê ̣uđiều travề đào tạo , bồi dƣỡng đội ngũ giáo viêntrong giai đoạn
2012-2015..................................................................................................................55

vi


DANH MỤC SƠ ĐỒ,BIỂU ĐỒ
Sơ đồ 1.1. Các hoạt động quản lí đối với việc đào tạo giáo viên dạy nghề ................9
Sơ đồ 1.2. Vai trò mới và nhƣ̃ng năng lƣ̣c mới của giáo viên da ̣y nghề . ..................10
Biểu đồ2.1.Thực trạng trình độ chuyên môn của đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao
đẳng nghề tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................40
Biểu đồ 2.2:Thực trạng trình độ sƣ phạm của đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao
đẳngnghềtin̉ h Quảng Ninh ........................................................................................41
Biểu đồ 2.3:Thực trạng trình độ ngoại ngữ của đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao
đẳng nghề tỉnh Quảng Ninh ......................................................................................42

Biểu đồ 2.4:Thực trạng trình độ tin học của đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng
nghề tỉnh Quảng Ninh ...............................................................................................42
Biểu đồ 2.5: Ý kiến của GVDN về những nội dung đào tạo, bồi dƣỡng cho giáo
viên dạy nghề đã thực hiện trong 4 năm từ năm 2012-2015 .......................................59
Biểu đồ 3.1: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của cán bộ quản lí ...................84
Biểu đồ 3.2: Kết quả khảo nghiệm về tính cần thiết của đội ngũ giáo viên .............84
Biểu đồ 3.3: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của của cán bộ quản lí ...............85
Biểu đồ 3.4: Kết quả khảo nghiệm về tính khả thi của đội ngũ giáo viên ................86

vii


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phát triển đội ngũ cán bộ quản lí giáo dục và giáo viên theo hƣớng chuẩ n hóa
là một trong những vấn đề cấp thiết đƣợc Đảng và Nhà nƣớc đặc biệt quan tâm.Đảng
Cộng sản Việt Nam khoá IX (2001)Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam
khóa IX về phƣơng hƣớng nhiệm vụ cơ bản của giáo dục đào tạo khẳng định:
“Chuẩn hóa đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục về chất lƣợng chính trị,
phẩm chất đạo đức và trình độ nghề nghiệp”. Đảng Cộng sản Việt Nam khoá
XI(2011). Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã khẳng định:“Đổi mới căn
bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hƣớng chuẩn hóa, hiện đại hóa, xã hội
hóa, dân chủ hóa và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục,
phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục là khâu then chốt”.
Đội ngũ giáo viên là lực lƣợng cốt lõi của sự nghiệp phát triển giáo dục và đào
tạo, là nhân tố quan trọng nhất việc nâng cao chất lƣợng giáo dục, biến mục tiêu phát
triển giáo dục của Đảng và Nhà nƣớc thành hiện thực. Do vậy muốn phát triển giáo dục
- đào tạo, điều quan trọng trƣớc tiên là phải chăm lo xây dựng và phát triển đội ngũ
giáo viên. Trong điều 15 của Luật Giáo dục năm 2005 cũng đã ghi rõ:Nhà giáo giữ vai
trò quyết định trong việc đảm bảo chất lƣợng giáo dục. Vì vậy, phát triển đội ngũ giáo

viên là nhiệm vụ cấp thiết của ngành giáo dục và của tất cả các nhà trƣờng nói chung
và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp nói riêng. Trong các Trƣờng Cao đẳng nghề, việc
phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lƣợng, đảm bảo chất lƣợng, đồng bộ về cơ cấu
phù hợp theo hƣớng chuẩn hoá, các tiêu chí nghề nghiệp của giáo viên, giảng viên dạy
nghề đƣợc quy định tại Thông tƣ số 30/2010/TT- BLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm
2010 của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xãhội. Thông tƣ nàycho rằ ng bồi dƣỡng bản
lĩnh chính trị, đạo đức và lƣơng tâm nghề nghiệp, tác phong công nghiệplà một biện
pháp quan trọng hàng đầu để nâng cao chất lƣợng giáo dục và đào tạo.
Công tác đào tạo nghề đang đứng trƣớc những thách thức khó khăn bởi đất
nƣớc đang ngày càng đòi hỏi cả về số lƣợng và chất lƣợng cao của nguồn nhân lực
lao động đƣợc qua đào tạo nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh chóng của nền
kinh tế, yêu cầu của quá trình hội nhập và sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật. Hiện nay việc đào tạo nghề vẫn chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu phát triển của
doanh nghiệp. Vì vậy, trong những năm tới, vấn đề đào tạo nghề đạt đẳng cấp quốc
tế, công nhân có tay nghề cao có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển
sản xuất của các doanh nghiệp.
1


Quản lí giáo dục là khâu then chốt đảm bảo sự thành công của phát triển giáo
dục. Thông qua quản lí giáo dục, việc thực hiện mục tiêu đào tạo, các chủ trƣơng
chính sách giáo dục, nâng cao hiệu quả đầu tƣ, nâng cao chất lƣợng giáo dục… mới
đƣợc triển khai có hiệu quả. Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên ở các trƣờng dạy
nghề nói riêng là khâu đột phá để nâng cao chất lƣợng đội ngũ, nâng cao chất lƣợng
đào tạo và thực hiện mục tiêu giáo dục đề rađố i với các trƣờng da ̣y nghề .
Quản lí giáo dục là vấn đề lớn với nhiều khó khăn phức tạp. Quản lí giáo dục
phải coi quản lí Nhà trƣờng là nút bấm và quản lí nhà trƣờng phải lấy việc quản lí
đội ngũ giáo viên là khâu đột phá để nâng cao chất lƣợng đội ngũ, nâng cao chất
lƣợng đào tạo và thực hiện mục tiêu giáo dục đề ra.
Theo quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh thì đến năm 2020 các cơ
sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh không chỉ đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo

của ngƣời học mà còn đáp ứng đủ cho thị trƣờng lao động cả về chất lƣợng lẫn số
lƣợng lao động. Cụ thể các cơ sở dạy nghề cần đào tạo khoảng 207.300 lƣợt học
sinh, sinh viên; trong đó bao gồm cả đào tạo lao động mới, đào tạo lại và bồi dƣỡng
cho trình độ sơ cấp nghề là hơn 45.000 lƣợt, dạy nghề dƣới 3 tháng 20.000 lƣợt;
trung cấp nghề khoảng 136.600 lƣợt; và cao đẳng nghề gần 5.700 lƣợt.Trong những
năm qua, công tác đào tạo nghề của tỉnh Quảng Ninh đã đạt đƣợc kết quả bƣớc đầu,
đáp ứng đƣợc một phần nhu cầu về nguồn nhân lực có tay nghề phục vụ cho nhu
cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Tổng số giáo viên dạy nghề cơ hữu và tham
gia dạy nghề năm 2015 của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là
1.468 giáo viên, trong đó số giáo viên cơ hữu là 841 giáo viên (chiếm 57,3%). Nhìn
chung, các cơ sở dạy nghề đã quan tâm đến công tác đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên,
nâng cao trình độ và bồi dƣỡng công nghệ mới cũng nhƣ nghiệp vụ sƣ phạm, do đó
số lƣợt giáo viên đƣợc đào tạo bồi dƣỡng nâng cao trình độ, bồi dƣỡng về công
nghệ mới và nghiệp vụ sƣ phạm tăng cao. Năm 2015, có 1.379 lƣợt giáo viên đƣợc
đào tạo bồi dƣỡng. Các cơ sở dạy nghề đã quan tâm cử 170 giáo viên đi đào tạo sau
đại học, trong đó có 42 nghiên cứu sinh. Công tác bồi dƣỡng nghiệp vụ sƣ phạm
theo chuyên đề cũng đƣợc quan tâm với 601 lƣợt giáo viên đƣợc bồi dƣỡng; đã cử
125 giáo viên đi bồi dƣỡng kỹ năng nghề trong nƣớc. Giáo viên đƣợc chú trọng bồi
dƣỡng về đổi mới phƣơng pháp giảng dạy, lấy ngƣời học làm trung tâm, dạy nghề
theo phƣơng pháp tích hợp. Tuy nhiên bên cạnh thành tựu đạt đƣợc, vẫn còn những
hạn chế nhƣ: Chất lƣợng bồi dƣỡng một số lớp chƣa mang lại hiệu quả cao. Công
tác quản lí vàxây dựng chế độ chính sách cho giáo viên còn chƣa đƣợc chú trọng, số
2


lƣợng giáo viên dạy nghề phát triển mới chỉ đạt 79 % mục tiêu của Chiến lƣợc. Số
giáo viên dạy nghề chƣa đạt chuẩn kỹ năng nghề chiếm tới 40%, chất lƣợng đào tạo
còn thấp, trang thiết bị phục vụ cho học sinh thực hành còn thiếu, chƣa thực hiện
đồng bộ các khâu, trình độ chuyên môn của một số cán bộ giáo viên dạy nghề chƣa
đáp ứng kịp sự phát triển khoa học kỹ thuật trong đào tạo nghề hiện nay.Đây là

những nguyên nhân dẫn đến những yếu kém trong công tác đào tạo nghề làm cho
việc đào tạo bồi dƣỡng vừa yếu, vừa thiếu so với yêu cầu thực tế của xã hội và chƣa
đạt đƣợc chuẩn hóa đội ngũ giáo viên dạy nghề về phẩm chất chính trị, đạo đức
nghề nghiệp, lối sống; năng lực chuyên môn; năng lực sƣ phạm dạy nghề và năng
lực phát triển nghề nghiệp, nghiên cứu khoa học theo Thông tƣ số 30/2010/TTBLĐTBXH ngày 29 tháng 9 năm 2010 của Bộ LĐTB&XH. Cho nên việc quản lí
phát triển đội ngũ giáo viên là một vấn đề có ý nghĩa then chốt đối với sự phát triển
của hệ thống đào tạo nghề, đáp ứng yêu cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại
hóa đất nƣớc. ...
Xuất phát từ những lý do trên, là ngƣời nghiên cứu quản lí giáo dục, công tác
tại Sở Lao động - Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh, tôi đã lựa chọn đề tài:
“Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các Trường Caođẳng nghề trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh theo hướng chuẩn hóa” làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Quản lí giáo dục.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lí phát triển đội
ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninhđề tài đề
xuất các biện pháp quản lí nhằm phát triển đội ngũ giáo viên theo hƣớng chuẩn hoá
để từ đó nâng cao số lƣợng, chất lƣợng và góp phần nâng cao tỷ lệ đào tạo lao động
có trình độ kỹ thuật, gắn công tác đào tạo nghề với nhu cầu sử dụng lao động của
các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh.
3. Khách thể và đối tƣợng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
Phát triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn
tỉnh Quảng Ninh theo hƣớng chuẩn hóa.
4. Phạm vi nghiên cứu
3



4.1 Nội dung
Đề tài nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn phát triển đội ngũ giáo viên các
Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh từ năm 2012 đến nay và đề
xuất các biện pháp quản lí phát triển theo hƣớng chuẩn hóa phục vụ công tác quản lí
của Hiệu trƣởng các Trƣờng Cao đẳng nghề.
4.2 Khách thể và địa bàn khảo sát
Đề tài khảo sát 04 trƣờng cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, trong
đó khảo sát 04 lãnh đạo; 30 giáo viên.
5. Câu hỏi nghiên cứu
- Những ƣu điểm, hạn chế trong quản líphát triển đội ngũ giáo viênTrƣờng Cao
đẳng nghề?
- Cần những biện pháp gì để quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng
Cao đẳng nghề đáp ứng theo hƣớng chuẩn hóa?
6. Giả thuyết nghiên cứu
Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề theo hƣớng
chuẩn hoá ở Quảng Ninh hiện nay đang còn nhiều bất cập. Nếu có các biện pháp
quản lí đội ngũ này theo hƣớng chuẩn hoá nhƣ sử dụng các tiêu chí chuẩn hoá để
tuyển chọn, đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ giáo viên và đánh giá năng lực phẩm chất
của họ cũng nhƣ tạo điều kiện hỗ trợ giáo viên thực hiện tốt công tác giảng dạy thì
sẽ chuẩn hoá đƣợc đội ngũ giáo viên và nhờ đó nâng cao chất lƣợng đào tạo nguồn
nhân lực có tay nghề cao của tỉnhQuảng Ninh đáp ứng các yêu cầu phát triển và hội
nhập của đất nƣớc.
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển đội ngũ giáo viêntheo chuẩ n.
- Khảo sátvà đánh giá thực trạng quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các
Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn.
- Đề xuất các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao
đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo chuẩn.
8. Phƣơng pháp nghiên cứu

8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Nghiên cứu, phân tích, tổng quan các tài liệu, bài nghiên cứu, các sách báo, ấn
phẩm về quản lí phát triển đội ngũ giáo viên theo hƣớng chuẩn hoá trong các Trƣờng
Cao đẳng nghề và củ Sở Lao động – Thƣơng binh và Xã hội tỉnh Quảng Ninh.

4


- Nghiên cứu các văn bản, Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nƣớc, Bộ Lao
động - Thƣơng binh và Xã hội; Bộ Giáo dục & Đào tạo về quản lí phát triển đội ngũ
giáo viên theo hƣớng chuẩn hoá.
- Nghiên cứu chủ trƣơng chính sách của Bộ Lao động - Thƣơng binh và Xã
hội, Tổng cục dạy nghề về quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng
nghề theo hƣớng chuẩn hoá.
8.2. Phƣơng pháp nghiên cứu thực trạng
8.2.1.Điều tra
8.2.1.1. Mục tiêu:
Làm rõ thực trạng nhận thức, công tác quản lí phát triển đội ngũ giáo viên
dạy nghề theo hƣớng chuẩn hoá của Ban lãnh đạo, giáo viên, học sinh, sinh viên các
Trƣờng cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
8.2.1.2. Nội dung phiếu hỏi
- Nhận thức của cán bộ lãnh đạo trƣờng, giáo viên và học sinh, sinhviên của
các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh về phẩm chất, năng lực
của đội ngũ giáo viên theo hƣớng chuẩn hoá.
- Thực trạng các biện pháp quản lí, phát triển độingũ giáo viên, thƣ̣c tra ̣ng
tuyể n du ̣ng, sƣ̉ du ̣ng đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
- Thực trạng về công tác đào tạo, bồi dƣỡng, đánh giá kĩ năng nghề của đội
ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
- Thƣ̣c tra ̣ng đánh giá đô ̣i ngũ giáo viên theo chuẩ n.

8.2.1.3. Đối tượng điều tra
04 lãnh đạo Trƣờng Cao đẳng nghề; 30 giáo viên.
8.2.1.4. Xử lí kết quả
Sử dụng phần mềm SPSS để tổng hợp thông tin, tính tỉ lệ phần trăm các câu
trả lời và phân tích kết quả.
8.2.2. Phỏng vấn
8.2.2.1. Mục tiêu:
Làm rõ hơn nguyên nhân thành công hay hạn chế của các biện pháp quản lí,
phát triển độingũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng
Ninh theo hƣớng chuẩn hoá.

5


8.2.2.2. Nội dung phỏng vấn
- Vì sao hằng năm đội ngũ giáo viên đƣợc bồi dƣỡng về phẩm chất và năng
lực nhƣng lại không đem lại hiệu quả cao?
- Vì sao một số doanh nghiệp nƣớc ngoài tại Việt Nam ít tuyển dụng số học
sinh, sinh viên đã qua đào nghề của nƣớc ta mà chỉ tuyển dụng số lao động chƣa
qua đào tạo?
- Những biện pháp quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên mà nhà trƣờng đã sử
dụng có tác dụng nhất và lí do?
- Những biện pháp quản lí, phát triển đội ngũ giáo viên mà nhà trƣờng đã sử
dụng ít hiệu quả nhất và lí do?
8.2.2.3. Đối tượng phỏng vấn
04 cán bộ quản lí, 10 giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh.
8.2.2.4. Xử lí kết quả
Ghi chép lại ý kiến trả lời để phân tích và đƣa ra minh chứng cho các nhận
định về thực trạng quản lí, phát triển độingũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.
8.2.3. Hồi cứu tư liệu:
Nghiên cứu các báo cáo của các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninh qua các năm để:
a) Tìm ra các con số về thực trạngquản lí, phát triển đội ngũ giảng viên các
Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hƣớng chuẩn hoá.
b) Tìm hiểu các biện pháp mà các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh
Quảng Ninhđã quản lí, phát triển đội ngũ giảng viên theo hƣớng chuẩn hoá các
thành công và hạn chế của các biện pháp.
7.3. Phƣơng pháp chuyên gia:
Xin ý kiến chuyên gia đánh giá mức độ khả thi và cần thiết của các biện pháp
đề ra.
9. Đóng góp của đề tài
Kết quả nghiên cứu có thể áp dụng cho công tác quản lí phát triển đội ngũ
giáo viên các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn đƣợc
trình bày theo 3 chƣơng:
6


Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao
đẳng nghề theo hƣớng chuẩ n hóa
Chƣơng 2: Thực trạng quản lí phát triển đội ngũ giáo viên theo hƣớng chuẩ n hóa
của các Trƣờng Cao đẳng nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh
Chƣơng 3: Các biện pháp quản lí phát triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng Cao đẳng
nghề trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh theo hƣớng chuẩn hóa

7



CHƢƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀQUẢNLÍ PHÁT TRIỂNĐỘI NGŨ GIÁO VIÊN
CÁC TRƢỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ THEO HƢỚNG CHUẨN HÓA
1.1. Tổng quan nghiên cƣ́u vấ n đề
1.1.1. Nước ngoài
Để phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia, khu vực, châu lục…những thế kỷ
qua, châu Âu và châu Mỹ đã đi trƣớc và sau đó là một số nƣớc châu Á nhƣ: Nhật
Bản, Hàn Quốc, Singapore.. đã đầu tƣ phát triển toàn diện và lấy GD&ĐT làm chủ
đạo. Từ đó sự đầu tƣ nghiên cứu cho GD&ĐT trong đó có dạy nghề đƣợc chú trọng
thoả đáng. Hệ thống trƣờng dạy nghề ở các nƣớc này đã thực sự làm tốt nhiệm vụ
đào tạo nguồn nhân lực có tay nghề cao, phục vụ cho công nghiệp trong nƣớc và
xuất khẩu lao động. Tiêu biểu nhƣ Cộng hoà liên bang Đức, Cộng hoà Pháp, Vƣơng
quốc Anh, Mỹ… Nhƣ̃ng quố c gia này rất quan tâm đến đội ngũ giáo viên, coi đó là
chiếc máy chủ trong hệ thống dạy nghề.Ở Châu Á có Nhật Bản, Hàn Quốc,
Singapore.. là những nƣớc quan tâm đến phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề hơn
cả. Các nƣớc này có hệ thống các cơ sở dạy nghề đa dạng: Trƣờng công lập, trƣờng
tƣ thục, trƣờng dạy nghề trong các doanh nghiệp…Do đó giáo viên dạy nghề thực
sự là những ngƣời có tay nghề cao, kỹ năng nghề tốt, vừa giảng dạy vừa tham gia
vào quá trình sản xuất. Chính vì vậy ngƣời học nghề khi tốt nghiệp ra trƣờng đã trở
thành ngƣời công nhân đáp ứng nhu cầu sử dụng của doanh nghiệp.
Raja Roy Singh (1994, tr.12) nhà giáo nổi tiếng ở Ấn Độ khi ông nói đến tầm
quan trọng của đội ngũ giáo viên nhấ n ma ̣nh:“Giáo viên giữ vai trò quyết định trong
quá trình giáo dục và đặc biệt trong việc định hƣớng lại giáo dục”. Những công
nghệ thành đạt nói chính xác hơn là những công nghệ thông tin (giáo dục từ xa
chẳng hạn) sử dụng trình độ nghề nghiệp và phong cách của những giáo viên giỏi
nhất. Trong quá trình dạy học, giáo viên không chỉ là những ngƣời truyền thụ những
phần tri thức rời rạc mà họ là những ngƣời giúp ngƣời học phát triển các hệ thống
kiế n thƣ́c và ki ̃ năng. Giáo viên cũng đồng thời là những ngƣời hƣớng dẫn, ngƣời cố
vấncủa ngƣời học. Giáo viên do đó không phải là ngƣời chuyên về một ngành hẹp

mà là cán bộ tri thức ngƣời học suốt đời. Trong công cuộc hoàn thiện quá trình dạy
học, ngƣời dạy ngƣời học là những ngƣời bạn cùng làm việc, cùng nhau tìm hiểu và
khám phá” Raja Roy Singh (1994).
Đã có nhiều nhà nghiên cứu , học giả, nhà khoa học thƣ̣c hiê ̣n các nghiên cƣ́u
về dạy nghề . Các nghiên cứu của Förster, Brückner, AndTroitschanskaia (2015) chỉ
8


ra tầ m quan tro ̣ng của viê ̣c phát triể n các năng lƣ̣c da ̣y nghề cho đô ̣i

ngũ giáo viên

dạy nghề và đề xuất mô hình để đào tạo đội ngũ

giáo viên này, đó là căn cƣ́ trên
năng lƣ̣c mà ngƣời ho ̣c nghề cầ n có để có thể thành công trong công viê ̣c để đào ta ̣o
giáo viênnăng lƣ̣c giảng da ̣y nghề tƣơng ƣ́ng cho giáo viên. Giáo viên dạy nghề cần
có kiến thức và kĩ năng dạy học phát triển năng lực nghề nghiệp cho sinh viên

.

Nhiề u chƣơng trình da ̣y nghề của các trƣờng nghề ở hầ u hế t các nƣớc , đă ̣c biê ̣t là ở
Châu Âu đã chuyể n sang chƣơng trin
̀ h đào ta ̣o năng lƣ̣c nghề .Graham(1997) bàn về
tầ m quan tro ̣ng của giáo viên dạy nghề trong việc quyết định chất lƣợng của các
trƣờng nghề trong mố i quan hê ̣ với sƣ̣ thay đổ i của các nề n kinh tế ở Châu Âu bƣớc
sang thế kỉ 21 đã đề xuấ t khung chƣơng trình đào ta ̣o nghề theo chuẩ n cho giáo viên
các trƣờng nghề ở Châu Âu. Tác giả đã chỉ ra cụ thể những công việc của giáo viên,
của nhà quản lí và vai trò của các doanh nhân trong việc phối hợp đào tạo nghề cho
học sinh, sinh viên và trong viê ̣c nâng cao tay nghề cho giáo viên dạy nghề .Các hoạt

đô ̣ng quản lí này bao gồ m viê ̣c xây dƣ̣ng chính sách , điề u hành, thiế t lâ ̣p chuẩ n đào
tạo, quản lí, kiể m đinh
̣ và đánh giá , tạo mạng lƣới hợp tác giữa doanh nghiệp và nhà
trƣờng nhƣ trong sơ đồ dƣới đây.

Sơ đồ 1.1. Các hoạt động quản lí đối với việc đào tạo giáo viên dạy nghề
Các năng lực nghề cụ thể của GV dạy nghề đƣơ ̣c xác đinh
̣ trong khung nghề
nghiê ̣p GV dạy nghề gồ m : Nhâ ̣n biế t và có các kĩ năng dạy học mới để đáp ƣ́ng sƣ̣
9


thay đổ i của tổ chƣ́c , của các thị trƣờng lao động , nhâ ̣n biế t và có các kĩ năng dạy
học mới để đáp ƣ́ng yêu cầ u của các nhóm học viên là những khách hàng mới , đáp
ứng sự thay đổ i cách ho ̣c của ho ̣c viên ,thay đổ i trong văn hóa giao tiế p và các ƣu
tiên chiń h tri,̣ các cải cách, sƣ̣ phát triể n của khoa ho ̣c ki ̃ thuâ ̣t (Sơ đồ 1.2)

Sơ đồ 1.2. Vai trò mới và những năng lực mới của giáo viên dạy nghề.
Nhìn chung đội ngũ giáo viên dạy nghề ở các nƣớc có nền dạy nghề phát
triển đƣợc đào tạo ngay từ khi còn là sinh viên các trƣờng sƣ phạm dạy nghề. Trong
bố i cảnh đổ i mới của các nề n kinh tế

, của các thị trƣờng lao động ,giáo viên các

trƣờng nghề cầ n có nhƣ̃ng năng lƣ̣c mới .Các nhà nghiên cƣ́u đã chỉ ra để quản lí
hoạt động đào tạo nghề cần bao gồm tất cả các công việc nhƣ xây dựng chính sách ,
điề u hành , thiế t lâ ̣p chuẩ n đào ta ̣o , quản lí , kiể m đinh
̣ và đánh giá , tạo mạng lƣới
hơ ̣p tác giƣ̃a do anh nghiê ̣p và nhà trƣờng . Đây là nhƣ̃ng nô ̣i dung cũng đã đƣơ ̣c
thƣ̣c hiê ̣n ở Viê ̣t Nam nhƣng viê ̣c triể n khai đế n tâ ̣n các cơ sở da ̣y nghề thì còn

nhiề u ha ̣n chế .

10


1.1.2. Trong nước
Trƣớc nhữngyêu cầu mới của sự phát triển GD, phát triển đất nƣớc trong thời
kỳ CNH – HĐH, Chỉ thị 40 đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể nhằm xây dựng và kiện
toàn toàn diện đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lí ngang tầm với yêu cầu phát triển
của sựnghiệp giáo dục. Nhiều nhà giáo dục, nhà tâm lý học đã bàn về vấn đề quản lí
độingũ giáo viên, giáo viên ở các trƣờng học, đã có không ít công trình nghiên cứu
về vấnđề này đã đƣợc công bố, trong đó có các luận văn thạc sỹ thuộc chuyên
ngànhQuản lí giáo dục (QLGD) đã đề cập đến vấn đề này:
+“Quản lí phát triển đội ngũ giáoviên trƣờng Cao đẳng nghề đáp ứng nhu cầu
đào tạo nhân lực vùng đồng bằng sông Cửu Long” của tác giả Nguyễn Mỹ Loan
(Luận án tiến sĩ khoa học giáo dục, 2014). Luận án tiến sĩ nghiên cứucông tác quản lí
phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực các trƣờng Cao đẳng
nghề vùng đồng bằng sông Cửu Long, là vùng kinh tế trọng điểm (đƣợc Thủ tƣớng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 16/4/2009).
+ “Một số biện pháp quản líđội ngũ giáo viên Trƣờng Cao đẳng Giao thông
vận tải 3” của tác giả Phạm Kiều Mai (Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục, 2003).
Luận văn nghiên cứu thực trạng về công tác quản lí đội ngũ giáoviên Trƣờng Cao
đẳng Giao thông vận tải 3, đánh giá những mặt đƣợc và hạn chế để đƣa ra các biện
pháp quản lí hiệu quả hơn.
+“Biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các trƣờng trung cấp nghề trên địa
bàn thành phố Đà Nẵng theo hƣớng chuẩn hóa”của tác giả Lê Thị Lƣơng (Luận văn
thạc sỹ Quản lí giáo dục, 2012). Luận văn đánh giá thực trạng công tác phát triển đội
ngũ giáo viên ở các trƣờng trung cấp nghề trên địa bàn thành phố ĐàNẵng và đề xuất
các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên các Trƣờng Trung cấp nghề trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng theo hƣớng chuẩn hóa.

Bên ca ̣nh các luâ ̣n văn, luận án có tính chuyên sâu này, nhiề u bài viế t nghiên
cƣ́u cũng đề câ ̣p đế n thƣ̣c tra ̣ng phát triể n đô ̣i ngũ giáo viên dạy nghề và đề xuất các
biê ̣n pháp quản lí để nâng cao chấ t lƣơ ̣ng đô ̣i ngũ này .Trong bài viế t “Phát triển đội
ngũ giáo viên dạy nghề góp phần đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt
Nam” tác giả Phạm Xuân Thu(2016) cho biế t , số lƣơ ̣ng giáo viên dạy nghề đã tăng
gấ p 4 lầ n so với năm 2010 và chất lƣợng cũng đƣợc nâng cao về chuẩn trình độ đào
tạo, kỹ năng nghề và năng lực sƣ phạm: 85% giảng viên cao đẳng nghề, 75% giáo
viên trung cấp nghề và 49% giáo viên dạy trong các trung tâm dạy nghề đạt chuẩn
trình độ sƣ phạm; khoảng 46,3% số giáo viên dạy tích hợp đƣợc cả lý thuyết và thực
11


hành nghề. Hê ̣ thố ng các trƣờng đa ̣i ho ̣c có đào ta ̣o giảng viên nghề đã góp phầ n làm
thay đổ i thƣ̣c tra ̣ng đô ̣i ngũ này . Tác giả cũng chỉ ra các hạn chế của công tác này
nhƣ giảng viên tiế p tu ̣c thiế u về số lƣơ ̣ng, trình đô ̣ ngoa ̣i ngƣ̃, tin ho ̣c ha ̣n chế , số GV
có khả năng dạy tích hợp còn ít , cơ cấ u chuyên môn chƣa đảm bảo , chính sách tiền
lƣơng, chế đô ̣ đaĩ ngô ̣ bấ t câ ̣p, khả năng hội nhập của GV thấp ... Tác giả đề xuất các
biê ̣n pháp để nâng cao chấ t lƣơ ̣ng đô ̣i ngũ này : Thay đổi chính sách đãi ngộ để nhà
giáo sống đƣợc bằng lƣơng và các khoản phụ cấp nghề nghiệp; sắp xếp, tổ chức lại
các cơ sở đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên dạy nghề; đa dạng hoá hình thức đào tạo, bồi
dƣỡng GVDN; đổi mới hoạt động của các trƣờng sƣ phạm kỹ thuật; các khoa sƣ
phạm dạy nghề để đào tạo, bồi dƣỡng sƣ phạm dạy nghề, nâng cao kỹ năng nghề cho
GVDN; khuyến khích các tổ chức nghiên cứu khoa học tham gia công tác đào tạo,
bồi dƣỡng sƣ phạm nghề cho GVDN qua đó phát triển công tác nghiên cứu khoa học
của các các cơ sở dạy nghề cũng nhƣ nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học của
GVDN;Nhà nƣớc giữ vai trò chủ đạo trong việc đảm bảo nguồn lực phát triển đội
ngũ GVDN cho toàn hệ thống, huy động đóng góp của ngƣời học theo quy định của
pháp luật, huy động các nguồn lực xã hội hoá, đầu tƣ của các tổ chức, cá nhân,
doanh nghiệp trong và ngoài nƣớc và các nguồn hợp pháp khác. Tăng cƣờng hợp tác
quốc tế trong việc phát triển đội ngũ GVDN. Nhƣ̃ng biê ̣n pháp này có ý nghi ̃ a đố i

với tấ t cả các cơ sở dạy nghề, trong đó có các Trƣờng Cao đẳ ng nghề ở Quảng Ninh.
Nhìn chung, đã có nhiều công trình đề cập đến vấn đề phát triển đội ngũ giáo
viên ở các Trƣờng Đại học, Cao đẳng và THPT nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới sự
nghiệp GD & ĐT.Các tác giả trong và ngoài nƣớc đều nhấn mạnh vai trò quan trọng
của việc phát triển đội ngũ

giáo viên các trƣờng với các biê ̣n pháp xây dƣ̣ng qui
hoạch, chiế n lƣơ ̣c phát triể n, đào ta ̣o bồ i dƣỡng chuyên môn , tạo cơ chế chính sách
và môi trƣờng làm việc cho họ...
1.2. Những khái niệm cơ bản của đề tài
1.2.1. Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên dạy nghề
1.2.1.1. Quản lí
Định nghĩa quản líđƣợc các nhà nghiên cứu xem xét từ nhiều góc độ.Theo
Taylor: "Quản lí là biết chính xác điều bạn muốn ngƣời khác làm và sau đó hiểu
đƣợc rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất"(2013; tr 29)
Harold Koontz (1992) và các cộng sự của ông thì cho rằng: "Quản lí là hoạt
động đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt đƣợc mục đích của tổ chức
trong một môi trƣờng và đối với nguồn lực cụ thể.
12


Ở Việt Nam các nhà nghiên cứu cũng đƣa ra nhiều quan điểm khác nhau về
quản lí:
Tiếp cận trên phƣơng diện hoạt động của một tổ chức, Nguyễn Ngọc Quang
(1996) cho rằng: "Quản lí là tác động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lí
đến những ngƣời lao động nói chung là khách thể quản lí nhằm thực hiện những
mục tiêu dự kiến".
Theo Nguyễn Văn Lê-Nguyễn Sinh Huy(1998),Quản lí là một hệ thống tác
động khoa học nghệ thuật vào từng các thành tố của hệ thồng bằng phƣơng pháp
tích hợp nhằm đạt đƣợc những mục tiêu đề ra của hệ thống và cho từng thành tố của

hệ thống trong quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc của
các thành viên thuộc một hệ thống, đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để
đạt đƣợc mục đích đã định. Để quản lip
́ hát huy hiê ̣u qua, ̉ trong quá trin
̀ h quản lí các nhà
quản lí và lãnh đạo sử dụng các phần thƣởng kinhtế, tâm lí để khuyế n khích, đô ̣ng viên
ngƣời lao động; sƣ̉ du ̣ng các biê ̣n pháp hành chính để uố n nắ n ho
. ̣
Theo Nguyễn Thị Mỹ Lộc và Nguyễn Quốc Chí (2010; Tr.17) thì quản lí là
“tác động có định hƣớng, có chủ đích của chủ thể quản lí (ngƣời bị quản lí) trong
một tổ chức nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt đƣợc mục đích của tổ chức”.
Các định nghĩa trên đã cố gắng phản ánh những nét đặc trƣng của quản lí
bằng nhiều cách nhƣ nhấn mạnh tính chất hay hình thức tác động, mục đích hay
chức năng của nó. Từ những khái niệm trên, ta có thể rút ra kết luận chung về quản
lí nhƣ sau: Quản lí là một quá trình tác động có định hƣớng, có mục đích, có tổ chức
và có lựa chọn của chủ thể quản lí nhằm giữ cho sự vận hành của tổ chức đƣợc ổn
định và làm cho nó phát triển đạt đƣợc mục tiêu đã đề ra.Các hoạt động quản lí
đƣợc thƣ̣c hiê ̣n qua 4 chƣ́c năng chin
́ h: Lập kế hoạch, tổ chƣ́c thƣ̣c hiê ̣n , chỉ đạo và
kiể m tra , đánh giá . Ngƣời quản lí và lãnh đạo tác động lên các đối tƣợng quản lí
thông qua các phƣơng pháp quản lí hành chin
́ h, tâm lí, kinh tế và giáo du ̣c.
1.2.1.2. Phát triển
Theo Từ điển Tiếng việt – Viện ngôn ngữ học, phát triển có nghĩa là: “Biến
đổi hoặc làm cho biến đổi từ ít đến nhiều, là sự vận động từ thấp đến cao, từ đơn
giản đến phức tạp” theo đó cái mới, cái tiến bộ sẽ hình thành và thay thế cho cái cũ,
cái lạc hậu. Nét đặc trƣng của phát triển là hình thức xoáy ốc và theo các chu kỳ.

13



Từ những năm 60 của thế kỷ XX thuật ngữ “phát triển” đƣợc sử dụng khá
rộng rãi với cách hiểu đơn giản là phát triển kinh tế. Sau đó khái niệm này đƣợc bổ
sung thêm về nội hàm và đƣợc hiểu một cách toàn diện hơn.
Phát triển là một quá trình nội tại, là bƣớc chuyển hoá từ thấp đến cao, trong
cái thấp đã chứa đựng dƣới dạng tiềm năng những khuynh hƣớng dẫn đến cái cao,
còn cái cao là cái thấp đã phát triển. Phát triển là quá trình tạo ra sự hoàn thiện của
cả tự nhiên và xã hội. Phát triển có thể là một quá trình hiện thực nhƣng cũng có thể
là một tiềm năng của sự vật hiện tƣợng.
Bộ Giáo dục Đào tạo (2014; Tr40-49) thuật ngữ phát triển theo nghĩa triết
học là biến đổi hoặc làm cho biếnđổi từ ít đến nhiều, từ hẹp đến rộng, từ thấp đến
cao, từ đơn giản đến phứctạp.Lý luận phép biện chứng duy vật đã khẳng định: “Mọi
sự vật hiện tƣợngkhôngchỉ tăng lên hay giảm đi về số lƣợng mà cơ bản chúng luôn
biến đổi,chuyển hoá sự vật từ hiện tƣợng này đến sự vật hiện tƣợng khác, cái mới
kếtiếp cái cũ, giai đoạn sau kế thừa giai đoạn trƣớc tạo thành quá trình phát triểntiến
lên mãi mãi. Nguyên nhân của sự phát triển là sự liên hệ tác động qua lạicủa các
mặt đối lập vốn có bên trong các sự vật hiện tƣợng. Hình thái cáchthức của sự phát
triển đi từ những biến đổi về lƣợng đến những biến đổichuyển hoá về chất và ngƣợc
lại. Con đƣờng, xu hƣớng của sự phát triểnkhông theo đƣờng thẳng, cũng không
theo đƣờng tròn khép kín mà theođƣờng xoay ốc tạothành xu thế phát triển, tiến lên
từ từ, từ đơn giản đến phứctạp, từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến ngày càng
hoàn thiện hơn”.
Khái niệm phát triển đƣợc hiểu là một quá trình nội tại, là bƣớc chuyển hoá
từ thấp đến cao,trong cái thấp đã chứa đựng dƣới dạng tiềm năng những khuynh
hƣớng dẫnđến cái cao, trong cái cao là cái thấp đã phát triển. Phát triển là quá trình
tạora sự hoàn thiện của cả tự nhiên và xã hội. Phát triển có thể là một quá trìnhhiện
thực nhƣng cũng có thể là một tiềm năng của sự vật hiện tƣợng.Trong luận văn phát
triể n đƣơ ̣c hiể u là làm cho có sƣ̣ thay đổ i cả về chấ t và lƣơ ̣ng

, làm cho chất lƣợng


ngày càng cao hơn và cơ cấu, số lƣơ ̣ng ngày càng đảm bảo hơn.
Khái niệm phát triển nguồn nhân lực đƣợc hiểu là: Phải đáp ứng nhu cầu về
số lƣợng cơ cấu và trình độ nhân lực, đảm bảo yêu cầu nhân lực thực hiện thành công
công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nƣớc, phát triển nhanh những ngành, lĩnh vực mà
Việt Nam và tỉnh Quảng Ninh có lợi thế so sánh, đồng thời đề xuất các giải pháp có
tính khả thi để hình thành đội ngũ nhân lực chất lƣợng cao. Để thực hiện mục tiêu cụ

14


thể phát triển nhân lực trong thời gian sắp tới cần phải xây dựng đƣợc đội ngũ GV có
chất lƣợng cao. Đội ngũ GV đóng vai trò quyết định chất lƣợng nhân lực.
1.1.2.3. Đội ngũ giáo viên Trường Cao đẳng nghề
Đội ngũ là tập hợp gồm nhiều ngƣời có cùng chức năng hoặc nghề nghiệp
tạo thành một lực lƣợng. Khái niệm đội ngũ đƣợc sử dụng một cách phổ biến trong
lĩnh vực tổ chức thuộc nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau nhƣ: Đội ngũ tri thức;
đội ngũ vănnghệ sĩ; đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; đội ngũ y bác sĩ... Trong
lĩnh vực GD&ĐT, thuật ngữ đội ngũ cũng đƣợc sử dụng để chỉ những tập hợp
ngƣời đƣợc phân biệt với nhau về chức năng trong hệ thống GD&ĐT. Ví dụ:
ĐNGV, giảng viên, đội ngũ CBQL trƣờng học... ĐNGV đƣợc nhiều tác giả nƣớc
ngoài quan niệm nhƣ là những chuyên gia trong lĩnh vực giáo dục, họ có kiến thức,
hiểu biết phƣơng pháp dạy học và giáo dục, có khả năng cống hiến toàn bộ sức lực,
trí tuệ của họ đối với giáo dục. Ở Việt Nam, khái niệm ĐNGV dùng để chỉ tập hợp
ngƣời bao gồm CBQL, GV. Từ điển Giáo dục học (2001; Tr230) định nghĩa: “Đội
ngũ GV là tập hợp những ngƣời đảm nhận công tác giáo dục và dạy học có đủ tiêu
chuẩn đạo đức, chuyên môn và nghiệp vụ quy định”.
Từ những quan niệm đã nêu trêncó thể hiểu đội ngũ giáo viên nhƣ sau: Đội
ngũ giáo viên là một tập hợp những ngƣời làm nghề dạy học- giáo dục, đƣợc tổ
chức thành một lực lƣợng (có tổ chức), cùng chung một nhiệm vụ, có đầy đủ các

tiêu chuẩn của một nhà giáo, cùng thực hiện các nhiệm vụ và đƣợc hƣởng các
quyền lợi theo Luật giáo dục và các Luật khác đƣợc Nhà nƣớc quy định. Đội ngũ
giáo viên không phải là một tập hợp rời rạc, đơn lẻ mà là một tập hợp có tổ chức, có
sự chỉ huy thống nhất, bị rằng buộc bởi trách nhiệm, quyền hạn của nhà giáo do
Luật pháp quy định và ngƣời tổ chức chỉ huy chung đó là cơ quan quản lí Nhà nƣớc
về giáo dục của một quốc gia, ở Việt Nam ta là Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao
động - Thƣơng binh và Xã hội ở các tỉnh là Sở Giáo dục và Đào tạo, SởLao động Thƣơng binh và Xã hội.
Từ khái niệm đội ngũ giáo viên nói chung còn có khái niệm đội ngũ riêng cho
từng bậc học, cấp học, nhƣ: Đội ngũ giáo viên mầm non, đội ngũ giáo viên tiểu học,
đội ngũ giáo viên THCS, đội ngũ giáo viên THPT, đội ngũ giáo viên dạy nghề, đội
ngũ giáo viên trung học chuyên nghiệp.
Đội ngũ giáo viên Trƣờng Cao đẳng nghề là ngƣời trực tiếp đảm nhiệm việc
giảng dạy, giáo dục của các Trƣờng Cao đẳng; giữ vai trò chủ đạo trong mọi hoạt
động giảng dạy, giáo dục. Giáo viên dạy nghề có chức năng đào tạo nhân lực lao
15


động kỹ thuật trực tiếp sản xuất ra của cải vật chất cho xã hội.Chuẩn về kiến thức,
kỹ năng thái độ của giáo viên, giáo viên dạy nghề đƣợc quy định cụ thể tại Điều 2830 Quyết định 51-BLĐTBXH, ngày 05/5/2008 về ban hành Điều lệ mẫu Trƣờng
Cao đẳng nghề.(Điều 58 Luật Dạy nghề năm 2006; và có những tiêu chuẩn theo quy
định tại khoản 2 Điều 70 của Luật giáo dục.)
1.1.2.4.Quản lí phát triển đội ngũ giáo viên
Quản lí giáo viên là nhiệm vụ của một tổ chức, gồm 3 phạm trù:
-Tuyển dụng: tuyể n cho ̣n đúng ngƣời, đúng viê ̣c;
- Quản líviệc đào tạo, bồi dƣỡng giáo viên, bao gồm: Giáo dục đào tạo, bồi
dƣỡng và tự bồi dƣỡng;
- Sử dụng hợp lý đội ngũ giáo viên, bao gồm: Sử dụng, đề bạt, sàng lọc một
cách hợp lý để đáp ứng yêu cầu phát triển của tổ chức;
- Tạo môi trƣờng thuận lợi để nhân lực phát triển (bao gồm việc tạo ra môi
trƣờng làm việc thuận lợi, môi trƣờng sống lành mạnh, cũng nhƣ xây dựng các

chính sách và môi trƣờng pháp lý phù hợp để nhân lực phát triển).
Nhƣ vậy, quản lí phát triển đội ngũ GVDN là những tác động của chủ thể
quản lí đến đối tượng và khách thể quản lí nhằm phát triển đội ngũ GVDN đủ về số
lượng, đồng bộ về cơ cấu, vững mạnh về trình độ, có bản lĩnh chính trị, có thái độ
nghề nghiệp tốt, tận tụy với nghề để thực hiện có hiệu quả mục tiêu đào tạo và đáp
ứng yêu cầu phát triển của nhà trường. Quản lí thông qua việc xây dựng quy hoạch,
tổ chức,lãnhđạo thực hiện và kiểm tra các nội dung về tuyểndụng, đào tạo, bồi
dưỡng, chế độ chính sách và tạo môi trườngsư phạm cho ĐNGV.
1.2.2.Quản lí phát triển đội ngũ theo hướng chuẩn hóa
1.2.2.1. Chuẩn hoá và theo hướng chuẩn hoá
Theo Bách khoa toàn thƣ chuẩn hoá (Standardization) là các quá trình làm
cho các sự vật, đốitƣợng thuộc phạm trù nhất định đáp ứng đƣợc các chuẩn đã ban
hành trongphạm vi áp dụng và hiệu lực của các chuẩn đó. Theo đó, chuẩn hoá tổ
chức làtổ hợp các quá trình làm cho các cá nhân, các bộ phận trong tổ chức và
cáchoạt động của chúng đáp ứng đƣợc các chuẩn (chung và nội bộ) và hiệu lựccủa
các chuẩn đã ban hành trong phạm vi tổ chức.
Với ý nghĩa nhƣ vậy, chuẩn hoá là quá trình cần đƣợc áp dụng cho mọi lĩnh
vực giáo dục và đào tạo. Nói cách khác, sự phát triển của giáo dục có hiệu quả hay
không phụ thuộc vào quá trình phát triển của nó có đƣợc chuẩn hoá hay không. Phát
triển giáo dục theo hƣớng chuẩn hoá là làm cho các sự vật, đối tƣợng trong lĩnh giáo
16


×