Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Biện pháp vận dụng tích hợp liên môn trong bài “Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản” – môn công nghệ 7 cho học sinh ở Trường THCS Nga Thủy

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.88 MB, 27 trang )

1. MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện, chuẩn bi
cho học sinh tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động. Để thực hiện mục tiêu
đó, nội dung học vấn phổ thông thường bao gồm nhiều môn học khác nhau . Tuy
nội dung và nhiệm vụ của các môn học thường là khác nhau, song chúng vẫn có các
mối quan hệ nhất đinh nhiều khi là rất chặt chẽ . Chính đặc trưng này của học vấn
phổ thông đã giúp phát triển toàn diện nhân cách của học sinh cũng là ciểu hiện
quan trọng của chất lượng giáo dục phổ thông . Tuy nhiên trong thực tế dạy học các
môn học nói chung, môn công nghệ nói riêng, việc thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ
môn học cũng như khai thác mối quan hệ giữa các môn học đã không được quan
tâm đúng mức . Điều đó dẫn tới chất lượng giáo dục phổ thông mà biểu hiện cụ thể
thường là năng lực vận dụng kiến thức vào thực tế cũng như năng lực giải quyết vẫn
đề của học sinh bi hạn chế
Có thể nói dạy học tích hợp liên môn là hình thức dạy học tạo cơ hội cho học
sinh tổng hợp kiến thức từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào
thực tế cuộc sống, vận dụng giải quyết nhiều tình huống xảy ra trong thực tiễn.
Đồng thời giúp các em phát triển kĩ năng giao tiếp, hợp tác và học tập độc lập. Khi
giải quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học
sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học, như: tích
hợp giáo dục đạo đức, lối sống; giáo dục pháp luật; giáo dục chủ quyền quốc gia
về biên giới, biển, đảo; giáo dục sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo
vệ môi trường, an toàn giao thông...Tuy nhiên hiện nay việc dạy học theo chủ đề
tích hợp liên môn còn rất mới mẻ và gặp nhiều khó khăn. Do đó việc nghiên cứu và
áp dụng hình thức dạy học này ở nhiều nhà trường còn rất ít.
Nga Thủy là một xã bãi ngang ven biển nền kinh tế chủ yếu của đia
phương là nông nghiệp với các ngành nghề chính là : Trồng trọt, chăn nuôi và
thủy sản. Vì vậy trong số các môn học ở trường THCS thì môn Công nghệ là
một trong những môn học mang tính chất thực tế gần gũi với học sinh, cung cấp
cho học sinh các kiến thức cơ bản về những ngành nghề trong tương lai của các


em đồng thời có thể góp phần nâng cao nhận thức của mọi người về vấn đề vệ
sinh môi trường và an toàn thục phẩm trong nông nghiệp. Là giáo viên dạy bộ
môn công nghệ nông nghiệp, tôi luôn trăn trở về vấn đề làm thế nào vừa dạy học
sinh nắm bắt những kiến thức cơ bản của bộ môn, vừa lồng ghép những kiến
thức của các môn học khác cho học sinh giúp các em có thể vận dụng linh hoạt
trong cuộc sống hằng ngày ở đia phương. Đặc biệt là vấn đề vê sinh môi
trường và nguồn lợi thủy sản

1


Xuất phát từ những lý do trên, trong năm học qua chúng tôi đã thử nghiệm và
thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dạy học, góp phần đổi mới PPDH
đúc rút thành kinh nghiệm “Biên pháp vận dụng tích hợp liên môn trong bài
“Bảo vê môi trường và nguồn lợi thủy sản” – môn công nghê 7 cho học sinh
ở Trường THCS Nga Thủy” để chia sẻ với các đồng nghiệp tham khảo.
1. 2 . Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu để xác đinh tầm quan trọng của việc vận dụng dạy học tích hợp liên
môn trong giảng dạy môn công nghệ 7, góp phần đổi mới phương pháp dạy học để
nâng cao chất lượng học tập của học sinh đặc biệt vấn đề bảo vệ môi trường và an toàn
thực phẩm trong nông nghiệp
Góp phần đinh hướng nghề nghiệp trong tương lai cho các em học sinh để phát
triển kinh tế đia phương
Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản cho học sinh thông
qua bài học.
1. 3. Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu cách thức, biện pháp vận dụng dạy học theo tích hợp liên
môn trong giảng dạy môn công nghệ 7 bài : ‘’Bảo vệ môi trường và nguồn lợi
thủy sản’’ cho học sinh lớp 7 ở Trường THCS Nga Thủy góp phần đổi mới
phương pháp dạy học ở Trường THCS Nga Thủy

1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Trong phạm vi đề tài này tôi đã lựa chọn một số phương pháp sau:
- Phương pháp điều tra, khảo sát : Sử dụng câu hỏi sau bài học để điều tra
và khảo sát mức độ nhận thức của học sinh khối 7 ở Trường THCS Nga Thủy để
tìm ra phương pháp dạy học phù hợp
- Phương pháp nghiên cứu tổng kết kinh nghiệm giáo dục : Sau khi tiến
hành soạn giáo án và dạy thử nghiệm dự giờ chúng tôi tiến hành trao đổi, tổng
kết và rút kinh nghiệm để phát huy những ưu điểm và khắc phục những mặt tồn
tại để bài dạy ngày càng tốt hơn.
-Tích hợp kiến thức liên môn dưới nhiều hình thức : Dự giờ, nghiên cứu
tài liệu ... thông qua các môn học như sinh học, đia lí, hóa học, vật lí ...
- Tích hợp kiến thức bảo vệ môi trường và an toàn thực phẩm trong nông
nghiệp dưới dạng các trò chơi, kể chuyện , tự khám phá, thực tế, thi vẽ tranh… ở
nhiều mức độ khác nhau.

2


2. NỘI DUNG CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
2.1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiêm
Dạy học tích hợp liên môn là một trong những nguyên tắc quan trọng trong
dạy học. Đây được coi là một quan niệm dạy học hiện đại, nhằm phát huy tính
tích cực của học sinh, đồng thời nâng cao chất lượng giáo dục trong các nhà
trường. Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn là hình thức tìm tòi những
nội dung, khái niệm, tư tưởng chung, những chủ đề giao thoa giữa các
môn học với nhau, tức là con đường tích hợp những nội dung từ một số
môn học có liên hệ với nhau làm cho nội dung học trong chủ đề có ý
nghĩa hơn, thực tế hơn và học sinh có thể tự hoạt động nhiều hơn để
tìm ra kiến thức và vận dụng vào thực tiễn.
Tại diễn đàn giáo dục ngày 02/11/2013.Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn

Vinh Hiển cho biết: "Dạy học tích hợp liên môn sẽ mang lại nhiều lợi ích như
giúp học sinh áp dụng được nhiều kỹ năng, nền tảng kiến thức tích hợp giúp việc
tìm kiếm thông tin nhanh hơn, khuyến khích việc học sâu và rộng, thúc đẩy thái
độ học tập tích cực đối với học sinh”
Theo báo cáo kết quả của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Giáo dục
Việt Nam trong Hội thảo “Dạy học tích hợp - Dạy học phân hóa trong chương
trình giáo dục phổ thông” được Bộ GD-ĐT tổ chức vào tháng 12/2012. Phương
án tích hợp đã được đề xuất cho việc phát triển chương trình giáo dục phổ thông
Việt Nam sau 2015 ở cả ba cấp học. Đối với cấp trung học cơ sở, tương tự như
chương trình hiện hành tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học Toán, Ngữ
văn, Ngoại ngữ, Công nghệ, Giáo dục công dân, Sinh học … và lồng ghép các
vấn đề như môi trường, biến đổi khí hậu, kĩ năng sống, an toàn thực phẩm ,…
vào các môn học và hoạt động giáo dục. Hai môn học mới được phát triển. Một
là Khoa học tự nhiên được xây dựng trên cơ sở môn Vật lý, Hóa học, Sinh học
trong chương trình hiện hành. Và môn Khoa học xã hội được xây dựng trên cơ
sở các môn học Lich sử, Đia lý trong chương trình hiện hành và thêm một số
vấn đề xã hội.
Để khuyến khích giáo viên, học sinh sáng tạo, thực hiện dạy và học theo chủ
đề, chủ điểm có nội dung liên quan đến nhiều môn học, tăng cường khả năng tự
học, tự nghiên cứu và thúc đẩy việc gắn kiến thức lý thuyết, thực hành trong nhà
trường với thực tiễn đời sống. Từ năm học 2013-2014, Bộ GD& ĐT đã tổ chức
cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn
dành cho học sinh trung học và Cuộc thi dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho
giáo viên trung học.
Với những căn cứ nêu trên cho thấy dạy học tích hợp liên môn là một trong
những hình thức dạy học tích cực, thiết thực, đem lại hiệu quả cao cho người
học và người dạy.

3



2.2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiêm
2.2.1. Thực trạng về nội dung chương trình SGK hiện nay
- SGK thiết kế nặng, không liên thông giữa các môn học, cấp học, dẫn đến
sự trùng lắp một số kiến thức giữa các cấp học, môn học.
- Biên soạn theo hướng nặng về cung cấp kiến thức để thi cử, ít chú trọng
vấn đề bồi dưỡng năng lực cho học sinh.
- Thể hiện dưới hình thức một môn khoa học, nhiều bài học khô khan, một
số kiến thức hàn lâm không gắn liền với thực tiễn đời sống.
2.2.2. Thực trạng về vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn ở trường
THCS Nga Thủy trong những năm học qua
Đối với nhà trường
- Trang thiết bi phục vụ cho công tác dạy học tích hợp liên môn còn thiếu
thốn: Tài liệu về tích hợp liên môn cho giáo viên chưa có; phòng học chức năng
không đủ, lại đã xuống cấp.
- Do chưa có văn bản hướng dẫn chi tiết về các nội dung liên quan đến
dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn nên nhà trường còn lúng túng trong khâu
chỉ đạo chung.
- Các tổ chuyên môn chưa mạnh dạn xây dựng thành chuyên đề, hoặc đề
xuất phương pháp tổ chức hình thức dạy học này trong các buổi sinh hoạt
chuyên môn cấp trường, cấp liên trường, cụm trường.
Đối với GV:
- Tích hợp liên môn là nội dung cơ bản trong đề án thay đổi SGK hiện
nay. Sự thay đổi này quá lớn, đòi hỏi người dạy cần phải có sự đầu tư, nghiên
cứu nhiều môn học. Trong khi đó GV lại chưa được chuyên sâu, bao quát toàn
chương trình. Nên khi vận dụng hình thức dạy học đổi mới này còn nhiều lúng
túng.
- Do thói quen còn ảnh hưởng bởi phương pháp truyền thụ kiến thức một
chiều, cùng với tính bảo thủ, độc tôn một PPDH theo phân môn, nên một bộ
phận nhỏ giáo viên khó thay đổi và bắt kip.

- Chưa có sách giáo khoa, tài liệu hướng dẫn cụ thể về tích hợp liên môn
nên giáo viên khó thoát ra khỏi thời khóa biểu thường nhật được lên theo khung
chương trình của Bộ GD-ĐT.
- Trình độ đào tạo GV không đồng đều, sự nhạy cảm và cách vận dụng
tích hợp liên môn của mỗi GV khác nhau, nên có sự tranh luận nhiều về kiến
thức trong các lần góp ý, rút kinh nghiệm từ các giờ thao giảng.
- GV chưa được tham gia lớp tập huấn chuyên đề về tổ chức PPDH theo
chủ đề tích hợp liên môn do đó việc vận dụng giảng dạy theo hình thức này còn
nhiều lúng túng, chưa có hiệu quả.
Đối với môn học :
- Bộ môn công nghệ 7 mang tính thực tế khá gần gũi với đời sống hằng ngày
của học sinh Nga thủy như chăn nuôi, trồng trọt đặc biệt là ngành nuôi trồng thủy
sản. Nếu kích thích được khả năng tự khám phá, tìm tòi của học sinh ngoài thực tế
để vận dụng vào bài học và ngược lại thì hiệu quả giáo dục sẽ rất cao
4


- Bộ môn công nghệ 7 dựa trên cơ sở kiến thức của nhiều môn học khác
như môn sinh học để biết được đặc điểm sinh học và sự phát triển của tôm, cá
thông qua lớp giáp xác, lớp cá của sinh học 7. Môn vật lí để biết công nghệ sục
khí hay tạo dòng chảy để tăng cường ôxi cho nước nuôi thủy sản.... môn hóa học
để biết được tính chất hóa học của nước nuôi thủy sản....
- Tuy nhiên có thể nói công nghệ được coi là một môn ‘’ phụ’’ trong mắt
học sinh nên học sinh có ý coi thường môn học, ngại học. Trong các giờ học học
sinh thường không tập trung và hứng thú với môn học.
Đối với HS :
Nhiều học sinh cảm thấy hứng thú, say mê với hình thức dạy học đổi mới này.
Song bên cạnh đó một bộ phận HS có thái độ thờ ơ, ngại trau dồi kiến thức, học
đối phó, miễn cưỡng, tư tưởng ỉ lại, dựa vào các tài liệu có sẵn, các sách tham
khảo, điều này đã gây khó khăn cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.

Trên cơ sở tìm hiểu tình hình của nhà trường, thực trạng của GV và HS.
Năm học 2013-2014, với PPDH cũ, khi dạy xong tiết học 29 “ Bảo vệ môi
trường và nguồn lợi thủy sản”. Chúng tôi tiến hành khảo sát 80 HS khối 7 với
nội dung câu hỏi như sau:
Nội dung câu hỏi: Nga Thủy là một trong ba xã bãi ngang ven biển của
Huyên Nga Sơn kinh tế phát triển chủ yếu là nghề trồng cây cói, chăn nuôi và
nuôi thủy sản. Trong những năm gần đây do tình trạng ô nhiễm môi trường và
ảnh hưởng của thiên tai ( bão, hạn hán, nước mặn xâm nhập…) làm cho nguồn
lợi từ những ngành nghề trên bị giảm sút. Bằng những hiểu biết của mình, em
hãy viết một bài (hoặc vẽ tranh) tuyên truyền về nội dung trên?
Kết quả thu được:
Biết sử dụng
Vận dụng tổng hợp
Thông hiểu
kiến thức
kiến thức nhiều môn
Tổng số HS
môn học
học
SL
%
SL
%
SL
%
80
35
43,7
42
52,5

3
3,8
Từ kết quả điều tra này, tôi nhận thấy rằng việc quyết đinh đưa ra biên
pháp vận dụng dạy học tích hợp liên môn trong giảng dạy môn công nghê 7, là
điều rất cần thiết, hoàn toàn phù hợp với xu thế đổi mới nội dung SGK hiện nay.
2.3. Các giải pháp đã sử dụng để giải quyết vấn đề
2.3.1. Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng nội dung tích hợp liên môn
2.3.1.1. Tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nộ i dung tích hợp liên môn
Trên quan điểm dạy học tích hợp liên môn thuộc về nội dung dạy
học, không phải là phương pháp dạy học. Chúng tôi xác đinh các
nguyên tắc dạy học như sau:
- Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu giáo dục phổ thông, đảm bảo
mục tiêu giáo dục môn học, đặc biệt đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ
năng cho từng môn học.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khoa học.
5


- Nguyên tắc đảm bảo tính nội dung: Không làm tăng tải nội dung
chương trình, không tích hợp ngược. Nội dung trong chủ đề yêu cầu
học sinh khai thác, vận dụng kiến thức của môn Công nghệ với các
môn liên quan phải tương đồng.
- Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi: Chủ đề tích hợp liên môn phải
gắn với thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học
tập cho học sinh...Đồng thời phù hợp với năng lực của học sinh, với điều
kiện khách quan của từng trường.
Với việc tìm hiểu nguyên tắc xây dựng nôi dung tich hợp đã giúp
tôi trong việc giảng dạy không tích hợp quá tải, khoa học gắn liền với
thực tiễn phù hợp với năng lực học sinh tạo hứng thú học tâp, tìm tòi
của học sinh đem lại hiệu quả dạy học cao.

2.3.1.2. Tìm hiểu các bước xây dựng nộ i dung tích hợp liên môn
Để xây dựng được một chủ đề, sử dụng kiến thức liên môn với môn học
khác một cách chính xác, đảm bảo đúng nguyên tắc, thì điều quan trọng và
cần thiết đầu tiên là tìm hiểu kĩ các bước xây dựng chủ đề.
Bước 1: Xác đinh nộ i dung tích hợp: Rà soát và phân tích nội
dung chương trình của từng môn để tìm ra những nội dung chung có
liên quan, hỗ trợ và bổ sung cho nhau nhưng lại được trình bày riêng
biệt ở mỗi bộ môn
Bước 2: Xác đinh mục đích tích hợp: Đảm bảo đúng mục tiêu trong
chuẩn kiến thức và kĩ năng của môn học và các môn liên quan khác.
Bước 3: Tìm các nội dung tích hợp: Lựa chọn nội dung gắn với
thực tiễn đời sống và phù hợp với năng lực của học sinh, đồng thời
đảm bảo chuẩn kiến thức và kĩ năng cho từng môn học.
Bước 4: Xác đinh mức độ tích hợp: Nội dung đạt được? thời lượng
bao nhiêu? Có phù hợp với hoàn cảnh nhà trường, đia phương, năng
lực của học sinh...
Bước 5: Tổ chức dạy học theo nội dung tích hợp đã xác đinh. Dự
giờ, rút kinh nghiệm, có thể điều chỉnh chủ đề sau khi thực nghiệm
Vớ i việ c tì m hiể u cá c bướ c xây dự ng nộ i dung tí ch hợ p sẽ xá c
đi nh rõ đượ c mì nh sẽ tí ch hợ p nộ i dung gì , vớ i mụ c đí ch gì và tí ch
hợ p như thế nà o từ đó tí ch hợ p đúng lú c đúng chỗ không quá tả i vớ i
họ c sinh không lú ng túng và phù hợ p vớ i cá c đố i tượ ng họ c sinh và
nộ i dung dạ y họ c
2.3.2. Dạy thử nghiêm
Trong đề tài này chúng tôi xin được trình bày một giáo án dạy thử nghiệm
cụ thể: “BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ NGUỒN LỢI THỦY SẢN”
A. Phân phối tiết dạy:
Nộ i dung đượ c phân phố i trong 1 tiết theo đúng phân phối
chương trình Công nghệ 7. Đánh giá năng lực vận dụng kiến thức liên
môn vào giải quyết nộ i dung bà i họ c của học sinh thông qua 1 bài kiểm

tra (lấy điểm 15 phút)
6


B. Giáo án
I. Mục tiêu.
1. Về kiến thức:
- Qua môn sinh học 6, giúp học sinh thấy được vai trò của rừng ngập mặn
đối với ngành thủy sản của đia phương
- Qua môn Đia lí 6 bài “ Biển và đại dương” giúp học sinh nắm được vai
trò của triều cường trong việc nuôi trồng và khai thác nguồn lợi thủy sản.
- Qua bộ môn công nghệ 6, giúp học sinh thấy được tầm quan trọng của
vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Qua môn Sinh học 7- Bài 17 “ Vai trò của lớp cá” để giúp học sinh nắm
vững một số giống cá, có giá tri kinh tế lớn cho ngành thủy sản của nước ta.
- Qua môn Hóa học lớp 8, học sinh biết được nguyên nhân về mặt hóa
học gây ra hiện tượng mưa a xít là: SO 2 + H2O = H2SO4. Tác hại của mưa axít.
Tầm quan trọng của nước đối với động vật thủy sản và nguồn lợi thủy sản.
- Qua môn đia lí 7 để giúp học sinh hiểu rõ được: Nguyên nhân gây ô
nhiễm môi trường nói chung và môi trường nước nói riêng tại đia phương, từ đó giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường thủy sản
- Qua môn Đia lí , giúp học sinh nắm được số liệu về diện tích rừng ở
Việt nam hiện nay bi suy giảm đáng kể do tác động của con người
- Qua bộ môn âm nhạc: Giáo dục ý thức về chủ quyền biển đảo của đia
phương và của quốc gia.
- Qua môn công nghệ 7 bài 56 “Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản” giúp học
sinh hiểu rõ được:
+ Nguyên nhân làm môi trường nước bi ô nhiễm và chỉ ra ý nghĩa của việc bảo vệ
môi trường thủy sản
+ Cá c biện pháp bảo vệ môi trường nước và nguồn lợi thủy sản

+ Hiệu quả của việc phát triển môi trường và ngành nuôi trồng thủy sản
bền vũng.
+ Tìm ra được các nguyên nhân chính gây ra ô nhiễm môi trường thủy sản
tại xã Nga Thủy. Từ đó đề xuất các biện pháp khắc phục.
+ Giúp các em hiểu rõ được vai trò của bản thân trong việc bảo vệ và cải
tạo môi trường tự nhiên. Từ đó nâng cao nhận thức của học sinh đối với công tác
phòng chống ô nhiễm môi trường nói chung và môi trường thủy sản nói riêng.
- Tích hợp kiến thức phòng chống thiên tai và BĐKH
2. Về kỹ năng:
- Giúp các em rèn luyện tốt khả năng tư duy, thảo luận nhóm, thu thập
thông tin, phân tích kênh hình, liên hệ thực tế.
- Giúp các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải thích được tình
huống: Tại sao trong những năm gần đây, xã Nga thủy thường xuyên xảy ra các
hiện tượng thiên tai (Bão lụt, hạn hán, sự xâm thực mặn.. ) gây thiệt hại lớn cho
ngành nuôi trồng thủy sản.

7


- Giúp các em vận dụng được kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề
về ô nhiễm môi trường, đặc biệt ô nhiễm môi trường nước. Đồng thời đưa ra các
biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ, chống ô nhiễm môi trường thủy sản tại đia
phương nơi các em đang sinh sống.
- Giúp các em có kĩ năng phòng chống thiên tai
3. Về thái độ:
- Qua môn học nhằm lên án, đấu tranh, ngăn chặn các biểu hiện tiêu cực,
hành vi phá hoại làm ô nhiễm môi trường đặc biệt là môi trường nước.
- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường đia phương, đặc biệt là bảo vệ môi
trường thủy sản nơi các em đang sinh sống
- Có ý thức vận dụng kiến thức được học vào vào thực tiễn, phát triển ngành

nuôi trồng thủy sản tại đia phương.
II. Chuẩn bị tài liệu - Thiết bị dạy học
a. Chuẩn bị của giáo viên: Máy chiếu, máy vi tính; Sơ đồ xử lí nước thải;
Băng hình về các hoạt động gây ô nhiễm môi trường thủy sản; hậu quả của ô
nhiễm môi trường thủy sản; tranh ảnh trồng rừng ngập mặn, Băng hình mô hình
VAC...
Phiếu học tập số 1:
So sánh ưu ngược điểm của 2 phương pháp lắng lọc và dùng hóa chất
Phương pháp Lắng lọc

Dùng hóa chất

So sánh
Ưu điểm
Nhược điểm

Bảng: Giới hạn cho phép của một số chất độc hại điển hình trong nguồn nước
STT

Tên hóa chất

Công thức

1

Amoniac

NH3

2

3
4
5
6
7
8
9
10

Anilin
Asen
Chì tetraetyl
Crom
DDT
Phenol
Sunfua
Thủy ngân
Xiama

C6H5NH2
AS+
Pb(C2H5)4
Cr6+
C14H9Cl5
C6H5OH
S2Hg2+
CN-

Chỉ mức độ
độc hại

Theo chế độ
vệ sinh
Chất độc









Nồng độ giới hạn
chất
2.0
0.1
0.05
Không được có
0.1
0.2
Không được có
Không được có
0.005
0.05

8


Phiếu học tập số 2: Bài tập SGK: Hiện trạng nguồn lợi thủy sản
Dùng từ và cụm từ phù hợp để điền vào chỗ chấm:

- Các loài thủy sản....... quý hiếm có nguy cơ........ như cá lăng, cá chiên, cá
hô, cá tra dầu
- Năng suất .......... của nhiều loài cá bi ....... nghiêm trọng.
- Các bãi đẻ và........ cá bột giảm sút đáng kể trên hệ thống sông Hồng, sông
Cửu Long và năng suất khai thác của một số loài cá ...... những năm gần đây
giảm so với trước.
b. Chuẩn bị của học sinh: GV phân công nhiệm vụ cho 5 nhóm học sinh
chuẩn bi trước: Sưu tầm tạo slide các nội dung sau:
+ Nhóm 1 : Tìm hiểu lợi ích và tác hại của việc dùng nước thải nuôi thủy sản
+ Nhóm 2: Các biện pháp bảo vệ môi trường nước
+ Nhóm 3 : Hiện trạng nguồn lợi thủy sản, nguyên nhân làm ảnh hưởng đến
nguồn lợi thủy sản .
+ Nhóm 4: Biện pháp khai thác và bảo vệ nguồn lọi thủy sản
III. Tiến trình tổ chức dạy - học.
1. Ổn định tổ chức lớp
2. Bài cũ:Nêu ưu ngược điểm của các phương pháp thu hoạch
Phương pháp Đánh tỉa thả bu
Thu hoach toàn bộ
So sánh
Ưu điểm
Nhược điểm
3. Bài học
Đặt vấn đề: GV cho HS nghe một đoạn cá khúc: “Tình ta biển bạc đồng
xanh” Bài hát gợi cho em điều gì?
GV chiếu hình ảnh: môi trường nước bi ô nhiễm. Động vật thủy sản chết
hàng loạt, sản phẩm thủy sản bi nhiễm độc... Những hình ảnh trên cho chúng ta
biết điều gì?
HS trả lời -> GV vào bài
Hoạt động của GV &HS
Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu ý nghĩa của việc bảo
I.Ý nghĩa :
vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản
- Đảm bảo có được những sản
GV: Yêu cầu HS nhóm 1 trình bày kết quả phẩm sạch phục vụ đời sống
thu thập của tổ mình gồm cả hình ảnh và
con người
thông tin (Phụ lục)
- Đảm bảo ngành chăn nuôi
HS : Trình bày những nội dung sau :
thủy sản phát triển bền vững
- Lợi ích của việc dùng nước thải để nuôi thủy có hàng hóa xuất khẩu
sản
- Tác hại của việc dùng nước thải để nuôi thủy
sản
- Hậu quả của môi trường nước bi ô nhiễm
HS : HS vận dụng các kiến thức của các môn
9


học để giải thích những nội dung vừa nêu
- Kiến thức sinh học : Nguồn nước thải chứa
nhiều dinh dưỡng nên tảo phát triển mạnh là
thức ăn của tôm cá nên hạn chế cung cấp thức
ăn. Nhưng nếu tảo và một số thức vật phát
triển quá mạnh làm tôm cá thiếu oxi dễ bi chết.
Ngoài ra trong nước thải còn tiềm ẩn rất nhiều
vi sinh vật gây bệnh có thể có hại cho động vật
thủy sản
- Kiến thức hóa học : Trong nước thải đặc

biệt từ các khu công nghiệp, nông nghiệp chứa
nhiều hóa chất độc hại như : Asen, DDT,
anilin, thủy ngân...gây độc cho sinh vật nước,
tiềm ẩn trong tôm cá và người ăn vào sẽ bi
nhiễm độc
Phương tiện giao thông khu công nghiệp thải
ra khí SO2 + H2O → H2SO4 ( Mưa axit làm
thay đổi PH của nước nuôi thủy sản
- Kiến thức vật lí : hạn chế sự hòa tan oxi
cho nước nuôi thủy sản
GV : Yêu cầu nhóm khác nhận xét, bổ sung
GV đánh giá nhận xét, chốt kiến thức
GV : Bảo vê môi trường thủy sản nhằm mục
đích gì ?
- Hãy kể tên các xóm ở xã Nga Thủy hiên
nay bị ô nhiễm nặng, đặc biêt môi trường
nước mà em biết ? Nguyên nhân ?( HS chi
ra được xóm 6 nga thủy vì nơi đây tập trung
các trang trại chăn nuôi nhiều)
Hoạt động 2: Một số biên pháp bảo vê môi
trường
GV : Yêu cầu HS nhóm 2 trình bày nôi dung
thu thập được ( Phụ lục)
HS : Đại diện nhóm báo cáo cả kênh hình và
kênh chữ
Vấn đề 1 : Tìm hiểu các phương pháp xử lí
nguồn nước
- lắng lọc
- Sử dụng hóa chất
Vấn đề 2 : Quản lí

- Nghiêm cấm hủy hoại các sinh cảnh đặc
trưng
- Quy đinh nồng độ các hóa chất

II. Một số biên pháp bảo vê
môi trường

1.Các phương pháp xử lí
nguồn nước
- Lắng lọc
- Dùng hóa chất dễ kiếm rẻ tiền
- Xử lí bằng kĩ thuật nuôi
dưỡng chăm sóc thường xuyên
2. Quản lí :
- Ngăn cấm mọi hành động
10


- Sử dụng phân ủ hoai hợp lí
GV :
- Nhận xét kết quả nhóm 2
- chiếu phiếu học tập 1 : So sánh ưu,
nhược điểm của 2 phương pháp xử lí
nguồn nước ?
HS : Làm việc theo nhóm : thảo luận , đại diện
nhóm trình bày các nhóm khác nhận xét và bổ
sung
GV : Nhận xét và chốt lại đáp án đúng
- Nếu đang nuôi tôm, cá mà môi trường nước
bi ô nhiễm thì phải xử lí như thế nào ? (Ngừng

cho ăn, tăng cường sục khí, Tháo bớt nước cũ
và thêm nước sạch)
+ Nếu bi ô nhiễm nặng phải đánh bắt hết tôm,
cá và xử lí nguồn nước.
- Tại sao bón phân chuồng xuống ao lại phải ủ
hoai mục ?
(Để tiêu diệt các loại trứng giun, sán phân hoai
mục phân hủy nhanh giảm bớt mùi hôi thối)
GV : Chiếu sơ đồ xử lí nước nuôi thủy sản thủ
công và hiện đại cho học sinh theo dõi đồng
thời sử dụng kiến thức liên môn để cung cấp
thêm chohocj sinh :
- Kiến thức hóa học : Dung dich clo khi hòa

hủy hoại các sinh cảnh đặc
trưng
- Quy đinh nồng độ tối đa các
hóa chất( hạn chế chất độc hia
trong môi trường nước)
- Sử dụng phân hữu cơ đã ủ

vào trong nước sẽ phân hủy thành axit
hypoclorơ (HOCl)
và ion
hypoclorit (OCl-). Cả hai chất này giết chết
các vi sinh vật và vi khuẩn bằng cách tấn
công vào lớp lipid của thành tế bào rồi phá
hủy các enzym và các cấu trúc bên trong tế
bào khiến chúng bi ôxi hóa, trở nên vô hại.
Sau khi HOCl và OCl- đã hoàn tất quá trình

làm sạch nước, chúng sẽ kết hợp với hóa
chất khác, như một hợp chất có nitơ hay
amoniắc hoặc chia thành các nguyên tử đơn
và mất hoạt tính
GV :Chiếu bảng Giới hạn cho phép của một
số chất độc hại điển hình trong nguồn nước và
nêu nên một vài tác hại của chúng: Hợp chất
phenol không phân hủy, độc hại và không an
toàn về mặt sinh thái trong nước thải công
11


nghiệp là một trong những mối nguy hại nhất.
Ví dụ, Chlorophenols là chất gây ung thư và
ảnh hưởng đến chức năng gan và thận, gây
chết đối với tôm cá...
- Kiến thức sinh học : Giáo viên cho học sinh
xem băng hình về một số bãi đẻ, nơi sinh sống
của động vật đáy như rạn san hô...
Hoạt động 3: Bảo vê nguồn lợi thủy sản
Vấn đề 1 : Hiên trạng nguồn lợi thủy sản và
nguyên nhân ảnh hưởng đến nguồn lợi thủy
sản
HS : Nhóm 3 trình bày kết quả tìm hiểu của
nhóm ( Phụ lục)
GV : Nhận xét cung cấp thông tin : theo
công bố của viên nghiên cứu hải sản : Tổng
trữ lượng hải sản của cả nước : 4.3tr tấn
giảm gần 1tr tấn so với cách đây 10 năm.
Cho phép khai thác 1.7tr tấn/năm nhưng

thực tế ngư dân khai thác 2.5tr tấn/năm
GV : Yêu cầu học sinh độc lập suy nghĩ và
hoành phiếu học tập số 2 vào vở bài tập
- Em có nhận xét gì về hiện trạng nguồn lợi
thủy sản trong nước ?
GV : - Căn cứ vào vùng nước và nồng độ
muối, nguồn lợi thủy sản chia thành :
+ Thủy sản nước lợ
+ Thủy sản nước ngọt
+ Hải sản
- Căn cứ vào phân loại sinh vật, nguồn lợi
thủy sản chia thành :
+ Nguồn lợi động vật (cá, tôm, thân mềm)
+ Nguồn lợi thực vật( Rong, tảo)
- Có những nguyên nhân nào ảnh hưởng đến
môi trường và nguồn lợi thủy sản ?
- Thế nào là khai thác mang tính hủy diệt với
cường độ cao? ( Dùng điện, chất nổ hủy diệt
mọi sinh vật, khai thác từ cá con đến cá bố mẹ)
- Hậu quả của biện pháp khai thác này ? (Các
loài sinh vật bi tiêu diệt hết sạch không còn
khả năng tái tạo)
- Đia phương em người dân thường sử dụng
ngư cụ nào để đánh bắt hải sản ? Có chọn lọc

III. Bảo vệ nguồn lợi thủy
sản :
1. Hiện trạng nguồn lợi thủy
sảntrong nước :
Nguồn lợi thủy sản trong nước

hiện nay đang bi suy giảm một
cách nghiêm trọng

1.Nguyên nhân ảnh hưởng
đến môi trường thủy sản
- Khai thác với cường độ cao
mang tính hủy diệt
- Phá hoại rừng đầu nguồn
- Đắp đập ngăn sông dây dựng
hồ chứa
- Ô nhiễm môi trường nước

12


tôm cá để đánh bắt không ?
- Tại sao phá rừng đầu nguồn lại gây tổn thất
đến nguồn lợi thủy sản ?
HS dựa vào kiến thức vật lí gải thích : Khi
rừng đầu nguồn bi phá mất khả năng cản dòng
chảy vào mùa mưa lũ làm tốc độ dòng chảy
lớn làm vỡ ao hồ cuốn trôi hết tôm cá đồng
thời làm xói mòn đất hạn chế khả năng ngấm
của nước dễ dẫn đến hạn hán vào mùa khô hạn
mất môi trường sống tự nhiên của tôm cá
+ Chiếu hình ảnh về thiên tai, lũ lụt. Số liệu
các vụ thiên tai xảy ra trong những năm gần
đây ở việt Nam, ở xã Nga Thủy-> GV lồng
ghép phòng chống thiên tai và BĐKH ở xã
Nga Thủy

- Hãy kể tên một số thiên tai thường xảy ra ở
xã Nga Thủy mà em biết ?
HS : Bão, Lụt, hạn hán, xâm thực mặn...
- Bão gây ra những tác hại gì? Kể tên một số
cơn bão trong những năm gần đây đã đổ bộ về
xã Nga Thủy ? Hậu quả đối với nguồn lợi thủy
sản ?
- Hiện tượng xâm thực mặn ở xã Nga thủy gây
hậu quả gì ? (Tôm cá chết hàng loạt)
- Khi có thiên tai xảy ra (Bão, lụt, hạn hán,
xâm thực mặn…) em cần phải làm gì?
GV : Yêu cầu HS liên hệ với đia phương: Hiện
nay tại xã Nga Thủy đã và đang có những biện
pháp gì để chống ô nhiễm môi trường ?
HS:
- Trồng rừng ngập mặn
- Xây dựng hệ thống tưới tiêu nước hợp lí
- Làm đường nông thôn mới
- Liên hệ với công ty môi trường để vệ
sinh rác thải sinh hoạt
- Các trang trại chăn nuôi, xây dựng bể biôga
GV : Cung cấp thêm số liệu hình ảnh, thông
tin về trồng rừng ngập mặn ở xã Nga Thủy
- Xây dựng đê vững chắc để ngăn chặn lụt, sự
xâm mặn chủ động cung cấp nước cải thiện
môi trường sinh thái và phát triển thủy sản
- Đắp đập ngăn sông xây dựng hồ chứa ảnh
hưởng đến nguồn lợi và môi trường thủy sản
13



như thế nào ?
HS dựa vào kiến thức sinh học giải thích :
Đắp đập ngăn sông xây dựng hồ chứa dẫn đến
sự cách li sinh thái làm thay đổi giống loài,
mất bãi đẻ của động vật thủy sản có thể làm
mất đi một số loài trong tự nhiên . Cũng có thể
làm thay đổi môi trường thủy sản như sự xâm
mặn
- Nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường nước
và hậu quả ? ( Nhiều nguyên nhân : Nước thải
sinh hoạt, công, nông nghiệp, thuốc trừ sâu...
làm hạn chế khả năng hòa tan ôxi trong nước,
tăng VSV gây bệnh cho tôm cá, các chất gây
độc cho động vật thủy sản và người tiêu dùng
như DDT, xianua, chì, thủy ngân.... thay đổi
độ PH biến nước nuôi thủy sản thành nước
chết)
GV mô tả con đường phát tán các hóa chất
bảo vệ thực vật, chất độc hóa học trong tự
nhiên
- Gia đình và bản thân em đã làm gì để hạn chế
ô nhiễm môi trường nước ?
Vấn đề 2 : Biên pháp khai thác và bảo vê
nguồn lợi thủy sản hợp lí :
HS nhóm 4 trình bày kết quả tìm hiểu của
nhóm ( Phụ lục)
GV :
- Kể tên một số hộ gia đình đia phương đang
sản xuất theo mô hình VAC ?( Gđ ông Bỉnh

xóm 6, gia đình ông Vĩnh xóm 10...)
- Hãy phân tích lợi ích mà mô hình này đem
lại qua băng hình?
Ao : cung cấp thức ăn cho Chuồng, nước tưới
bùn ao cho Vườn
Vườn : Cung cấp phế liệu thức ăn xanh cho
Ao, cung cấp lá cây phế liệu cho Chuồng
Chuồng : Cung cấp phân bón, thức ăn thừa
cho Ao và Vườn
- Mô hình này tận dụng mọi chế phẩm đem lại
giá tri kinh tế đồng thời góp phần bảo vệ môi
trường nhằm phát triển nghành thủy sản bền
vững
- Làm thế nào để nâng cao năng suất chăn nuôi

1. Khai thác và bảo vệ nguồn
lợi thủy sản hợp lí
- Tận dụng tối đa mặt nước
nuôi thủy sản. Áp dụng mô
hình VAC – RVAC
- Cải tiến nâng cao biện pháp
kĩ thuật
- Chọn cá lớn nhanh, hệ số
thức ăn thấp
- Thực hiện tốt những quy
đinh bảo vệ nguồn lợi thủy sản

14



thủy sản ?( Giống tốt + nuôi dưỡng, chăm sóc
tốt, vệ sinh phòng bệnh tốt)
- Đia phương em đang sử dụng những loại
giống cá nào ? ( Rô phi, cá chim trắng)
- Làm thế nào để duy trì nguồn lợi thủy sản lâu
dài, bền vững ? ( Bảo vệ tốt nguồn lợi thủy
sản, đánh bắt thủy sản đúng kĩ thuật, bảo bệ
môi trường thủy sản...)
GV : Yêu cầu HS liên hê xã Nga Thủy :
Ở đia phương Nga Thủy, em thường thấy
người nông dân khai thác và bảo vệ nguồn lợi
thủy sản như thế nào ? ( Tận dụng diện tích
nước nuôi thủy sản bằng cách áp dụng mô hình
VAC, sử dụng biện pháp nuôi thủ sản tiên tiến
và giống có giá tri, đánh bắt thủy sản đúng kĩ
thuật...)
3. Củng cố - Luyện tập:
- GV cho học sinh lên tóm tắt nội dung bài học theo sơ đồ
- GV yêu cầu học sinh viết bài tuyên truyền có nội dung như sau:
Đề bài:
Nga Thủy là một trong ba xã bãi ngang ven biển của Huyên Nga Sơn kinh
tế phát triển chủ yếu là nghề trồng cây cói, chăn nuôi và nuôi thủy sản. Trong
những năm gần đây do tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của thiên
tai ( bão, hạn hán, nước mặn xâm nhập…) làm cho nguồn lợi từ những ngành
nghề trên bị giảm sút. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết một bài
(hoặc vẽ tranh) tuyên truyền về nội dung trên?
4. Dặn dò:
- Tìm hiểu thêm trên mạng Internet, báo trí, đài…để biết thêm thông tin và cách
Bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản của nước ta nói vhung và của đia
phương nói riêng.

2.4. Hiêu quả của sáng kiến kinh nghiêm đối với hoạt động giáo dục, đối với
bản thân, đồng nghiêp và nhà trường.
Sau khi thực hiện giảng dạy, trong các năm học 2014 – 2015 và 2015-2016
bằng phương pháp dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, chúng tôi nhận thấy :
Chất lượng giảng dạy : Kết quả học tập của học sinh có sự chuyển biến tích
cực :

15


- Học sinh tích cực, chủ động hứng thútrong việc tìm ra các tri thức mới với
những biểu hiện như : Các em sôi nổi, tích cực trao đổi, chủ động bày tỏ quan
điểm.
- Các kiến thức mới được hình thành trong bài học, thực hiện theo đúng quy
trình logic của sự nhận thức : Các em được quan sát, trải nghiệm thực tế rồi rút
ra kết luận từ đó các em hiểu rõ bản chất và nhớ lâu.
- Các kiến thức mới được hình thành đều được gắn với những tình huống cụ
thể làm tăng khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống.
- Được phát huy kiến thức ở nhiều môn học tạo động lực cho học sinh phát
triển toàn diện ở các môn, tránh được xu hướng học lệch của học sinh
- Các em được phát triển năng lực quan sát, sử dụng ngôn ngữ, phán đoán,
thu thập thông tin, năng lực giao tiếp, tư duy sáng tạo, tạo mối quan hệ hợp tác,
thân thiện, đoàn kết...
Để thấy rõ được kết quả này, sau khi học xong bài “ Bảo vệ môi trường và
nguồn lợi thủy sản”, chúng tôi cũng tiến hành kiểm tra lại mức độ nhận thức và
vận dụng của HS thông qua việc làm bài kiểm tra.
Đề bài:
Nga Thủy là một trong ba xã bãi ngang ven biển của Huyên Nga Sơn kinh
tế phát triển chủ yếu là nghề trồng cây cói, chăn nuôi và nuôi thủy sản. Trong
những năm gần đây do tình trạng ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng của thiên

tai ( bão, hạn hán, nước mặn xâm nhập…) làm cho nguồn lợi từ những ngành
nghề trên bị giảm sút. Bằng những hiểu biết của mình, em hãy viết một bài
(hoặc vẽ tranh) tuyên truyền về nội dung trên?
Kết quả thu được:
Vận dụng tổng hợp
Tổng số
Biết sử dụng kiến
Thông hiểu
kiến thức nhiều môn
HS
thức môn học
học
SL
%
SL
%
SL
%
90
12
13,3
27
30
51
56,7
Một số bài viết thu hoạch và tranh vẽ của học sinh:
1. Bài viết :

16



17


2. Thể hiện qua tranh vẽ

Tranh của học sinh Đào Thi Phương Anh – Lớp 7B

Tranh của học sinh Mai Thi Minh Nguyệt – Lớp 7B

18


Đối với bản thân và đồng nghiệp : Tôi nhận thấy rằng khi sử dụng biện
pháp vận dụng kiến thức liên môn :
- Giáo viên được tự tìm hiểu, tự trang bi cho mình cơ sở lí luận của dạy
học liên môn.
- Giáo viên các môn ‘’liên quan’’ được tăng cường trao đổi, thảo luận về
c ác kiến thức liên quan, về việc lựa chọn phương pháp, lựa chọn cách thức dạy
học. Nhờ đó mỗi giáo viên được chủ động về kiến thức, tự tin khi tổ chức các
hoạt động dạy học và lựa chọn phương pháp dạy học tối ưu
- Biết ‘’tích hợp’’ vừa đủ kiến thức các môn ‘’liên quan’’ tránh được sự
trùng lặp, nặng nề, cũng không xem nhẹ, bỏ qua cũng không biến giờ dạy công
nghệ thành giờ dạy sinh, đia lí hay ngược lại.
- Tận dụng được sức mạnh của công nghệ thông tin vào quá trình dạy học.
Đối với nhà trường : Việc sử sụng các biện pháp vận dụng tích hợp liên môn
làm cgo chất lượng giáo dục của nhà trường được nâng lên rõ rệt so với nhiều năm
trước đó . Giảm tỉ lệ học sinh học lệch và ‘’coi thường’’ một số môn học, các em
học sinh có hứng thú đến trường và trở lên hoạt bát, yêu lao động hơn.
Như vậy rõ ràng so với PPDH cũ thì “ Dạy học theo tích hợp liên môn”

đã góp phần phát triển tư duy liên hệ, năng lực nhận thức, năng lực hành động
và năng lực làm việc sáng tạo của học sinh. Đặc biệt kỹ năng vận dung kiến thức
tổng hợp để giải quyết các tình huống trong thực tiễn cuộc sống. Đồng thời làm
cho giáo viên ngày một năng động hơn và chất lượng giáo dục của nhà trường
cũng được nâng lên rõ rệt.
3. KẾT LUẬN, KIẾN NGHI
3.1. Kết luận
Từ kết quả của quá trình thực hiện, chúng tôi rút ra một số kết luận sau đây:
3.1.1. Vấn đề dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn đang là chủ trương chính
trong đề án thay sách giáo khoa của Bộ GD&ĐT
3.1.2. Trên cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề dạy học theo phương pháp
tích hợp liên môn ở trường THCS Nga Thủy nói riêng, chúng tô đã thực hiện
nhóm giải pháp cơ bản, mang lại hiệu quả cao. Đó là:
- Tìm hiểu nguyên tắc và các bước xây dựng một chủ đề tích hợp liên môn
- Dạy bài thử nghiệm một chủ đề
Từ hiệu quả của đề tài bản thân tôi nhận thấy sẽ phải tiếp tục nghiên cứu hoàn
thiện và thực hiện trên nhiều nội dung bài học khác cũng như các môn học khác mà
tôi đảm nhận nhận với mong muốn góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của nhà
trường nói riêng và xã hội nói chung.
Với phạm vi đề tài này tôii hy vọng các động nghiệp sẽ nghiên cứu áp dụng
và mở rộng hơn nữa ở tất cả các bài học công nghệ nói riêng và tất cả các môn trong
trong chương trình giáo dục phổ thông nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện
cho học sinh
Tuy nhiên, các giải pháp trên mới chỉ là một trong những giải pháp nhỏ góp
phần đổi mới phương pháp dạy học. Để nâng cao chất lượng dạy học về lâu dài, cần
19


hướng tới nhiều giải pháp khác: Dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn trong các giờ
ngoại khóa, dạy học theo dự án.....

3.2. Kiến nghị
3.2.1. Đối với Sở GD&ĐT, Bộ GD&ĐT:
- Trong đề án thay SGK, nên chọn và biên soạn SGK theo hướng giảm nội
dung lý thuyết hàn lâm ở bộ môn, tăng cường nội dung ứng dụng thực hành.
- Cần đưa nội dung tích hợp liên môn là chủ đề tự chọn bắt buộc trong
chương trình các môn khoa học tự nhiên.
- Cần có nhiều văn bản hướng dẫn cụ thể hơn nữa trong dạy học tích hợp,
liên môn. Cung cấp các tài liệu tham khảo, các báo cáo hội thảo, các giáo án
mẫu … đồng thời tạo điều kiện về thời gian, cơ sở vật chất, kinh phí… trong
việc triển khai và thực hiện các chủ đề tích hợp.
3.2.2. Đối với Phòng GD&ĐT huyện Nga Sơn:
Đào tạo và bồi dưỡng chuyên gia nhằm quán triệt quan điểm tích hợp và có
khả năng xây dựng được các chủ đề tích hợp liên môn.
3.2.3. Đối với nhà trường:
Cần tăng cường đào tạo GV cốt cán có khả năng xây dựng nội dung bài học
thành các chủ đề tích hợp liên môn, đồng thời mạnh dạn đề xuất lên cấp trên phân
phối chương trình riêng theo chủ đề đã xây dựng, phù hợp với thực trạng của nhà
trường trường, hoàn cảnh từng đia phương.
Chắc chắn kinh nghiệm chúng tôi trình bày trên đây còn có những thiếu sót.
Rất mong nhận được ý kiến đóng góp của đồng nghiệp và những người quan
tâm đến nội dung này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
XÁC NHẬN
CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ

Nga Thủy, ngày 15 tháng 04 năm 2016
Tôi xin cam doan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung
của người khác.
NGƯỜI VIẾT

Nguyễn Thị Dung

20


PHỤ LỤC
MỘT SỐ HÌNH ẢNH
CỦA CÁC NHÓM HỌC SINH THU THẬP TRƯỚC GIỜ HỌC
Nhóm 1 : Một số nguyên nhân làm ô nhiễm môi trường thủy sản và hậu
quả :

Ô nhiễm do chất thải chăn nuôi

Ô nhiễm do thuốc BVTV

21


Động vật thủy sản ( cá) chết hàng loạt do ô nhiễm môi trường
nước
22


Nhóm 2 : Các biên pháp bảo vê môi trường nước :

Lắng lọc

Dùng hóa chất

23



Nhóm 3 : Hiên trạng và nguyên nhân ảnh hưởng tới nguồn lợi thủy sản

Khai thác với cường độ cao

Phá hoại rừng đầu nguồn

24


Đắp đập ngăn sông xây hồ chứa

Ô nhiễm môi trường nước

25


×