Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Bài dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn Công nghệ 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (378.52 KB, 17 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TIÊN YÊN
TRƯỜNG THCS THỊ TRẤN

BÀI DỰ THI
DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP LIÊN MÔN
MÔN CÔNG NGHỆ 7

NĂM HỌC 2015 – 2016


PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN (NHÓM GIÁO VIÊN)
Sở Giáo dục và đào tạo Tỉnh Quảng Ninh
Phòng giáo dục và đào tạo ….
Trường THCS Thị Trấn
Địa chỉ: …. – Tỉnh Quảng Ninh
Điện thoại:
Thông tin về giáo viên (nhóm giáo viên)
Họ và tên:
Sinh ngày:
Môn: Công nghệ
Điện thoại:

Email:

2


PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI CỦA GIÁO VIÊN
1. Tên hồ sơ dạy học:
Dạy học theo chủ đề tích hợp dành cho giáo viên THCS – môn Công nghệ 7
Tiết 18: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA TRỒNG RỪNG


2. Mục tiêu dạy học:
a. Kiến thức
* Sau khi học xong tiết học này học sinh phải thấy được:
- Vai trò của rừng đối với con người, với đời sống sản xuất, xã hội và với môi
trường sống
- Trình bày được thực trạng rừng, đất rừng nước ta hiện nay
- Xác định được nhiệm vụ phát triển , bảo vệ từng loại rừng
- Qua quan sát hình vẽ tập khái quát để nêu nhận xét kết luận khoa học
*Kiến thức liên môn cần tích hợp.
* Thông qua tiết học các em thấy được:
- Biết được ý nghĩa của quá trình Quang hợp (cây xanh quang hợp nhờ quá trình
hút khí CO2 nhả ra khí O2 làm trong lành không khí, cung cấp O2 cho sự sống
của các sinh vật trên trái đất (Kiến thức môn Sinh 6 –
Tiết 24 Bài21 : Quang hợp
Tiết26 bài 22: Ý nghĩa của Quang hợp
Tiết27 bài 23: Cây có hô hấp không? )
( Kiến thức môn Hóa 9Tiết 29: Tỷ khối của chất khí
Tiết 37: Tính chất của Oxi)
- Rừng được coi là lá phổi xanh của nhân loại. Rừng là một nhà máy sinh học tự
nhiên góp phần điều hòa khí hậu( Kiến thức các môn :
Sinh học 6- Tiết 57. Bài 46 : Thực vật góp phần điều hòa khí hậu).
Địa 9 Tiết 22 Bài 18: Thời tiết,khí hậu và nhiệt độ không khí)
- Tạo mạch nước ngầm, điều hòa nguồn nước giảm dòng chảy bề mặt để ngăn
cản sói mòn rửa trôi (Kiến thức môn Sinh Hoc 6- Tiết 58. Bài 47 : Thực vật bảo
vệ đất và nguồn nước)
3


- Rừng cung cấp lâm sản để xuất khẩu, gỗ làm các đồ gia dụng.


- Là nơi tham quan du lịch và nghiên cứu khoa học, Cung cấp dược liệu quý
phục vụ nhu cầu chữa bệnh
Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống cát bay, giảm thiểu tiếng ồn, là
nơi cư trú động thực vật và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
(Kiến thức môn Sinh Học 6- Tiết 59. Bài 48 : Vai trò của thực vật đối với động
vật và đối với đời sống con người)
- Biết được tình hình rừng nước ta hiện nay Rừng bị tàn phá nghiêm trọng qua sơ
đồ hình 35: Mức đồ tàn phá rừng từ năm 1943 đến 1995 (Kiến thức môn Địa 9Tiết 10. Bài 10: Thực hành Đọc và phân tích biểu đồ)
Từ đó tính toán được mức độ mất rừng, độ che phủ của rừng và diện tích đồi trọc
từ năm 1943 đến 1945 (Kiến thức môn Toán 7- Tiết 41: Thu thập số liệu thống
kê)
- Biết được diện tích rừng tự nhiên giảm thì độ che phủ của rừng cũng giảm(Kiến
thức môn Toán 7- Tiết 23: Đại lượng tỉ lệ thuận)
- Biết được diện tích rừng tự nhiên giảm thì diện tích đồi trọc tăng (Kiến thức
môn Toán 7- Tiết 26: Đại lượng tỉ lệ nghịch)
- Biết được những nguyên nhân làm diện tích rừng suy giảm
+ Việc chặt phá đốt rừng vì lợi ích cá nhân ( Môn Sinh học 9- Tiết 58 Bài
53: Tác động của con người đối với môi trường Phần III của bài ).
+ Khai thác trắng( Kiến thức môn Công nghệ 7- Tiết 29 Bài 28: Khai thác
rừng
+Do Chiến tranh( Kiến thức môn Lịch sử 9Tiết 40: Bài 28:Phần V 1. Chiến lược chiến tranh đặc biệt của mỹ ở Miền
Nam
- Biết được hậu quả của sự tàn phá rừng
+ Gây Ô nhiễm môi trường đất và môi trường nước, môi trường không khí
bởi các khí thải, tiếng ồn, nguồn nước ( Môn Sinh học 9-Tiết 59 Bài 54: Ô nhiễm
môi trường và Môn Địa lý 7 Tiết 19 Bài 17: Ô nhiễm môi trường ở đới Ôn hòa)

4



+ Mất cân bằng hệ sinh thái, ảnh hưởng tới quần thể sinh vật làm mất nơi
cư trú của những loài động vật quý hiếm( Môn Sinh học 9Tiết 50 Bài 47: Quần thể sinh vật
Tiết 53 Bài 50: Hệ sinh thái)
+ Làm tăng nhiệt độ của trái, ảnh hưởng đến độ ẩm không khí( Kiến thức
Môn Sinh học 9Tiết 46 Bài 43: Ảnh hưởng của nhiệt độ và độ ẩm lên đời sống sinh vật
Tiết 48 Bài 45: Thực hành: Tìm hiểu môi trường và một số nhân tố sinh
thái lên đời sống sinh vật)
+ Gây mưa axít, thủng tầng ÔZôn( Kiến thức môn Hóa học 9 Tiết 5: Tính
chất hóa học của axit)
+ Gây ra Ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khỏe của con người- Các
bệnh về Da, hô hấp( Kiến thức môn Sinh 8Tiết 22 Bài 20: Hô hấp và các cơ quan hô hấp
Tiết 44 Bài 41: Cấu tạo và chức năng của Da)
+ Hiện tượng Băng tan làm cho 1 số loài động vật bị ảnh hưởng như Gấu
Nam cực ( Kiến thức môn Địa 7- Tiết 55 Bài 47: Châu Nam cực- Châu lục lạnh
nhất Thế Giới)
+ Hạn hán xảy ra đặc biệt là các nước ở châu Phi và nhiều châu lục
khác( Kiến thức môn Địa 7- Tiết 29 Bài 26: Thiên nhiên Châu Phi)
- Hiểu được nhiệm vụ của trồng rừng nước ta là phải trồng rừng phủ xanh 19.8
triệu ha đất lâm nghiệp, bảo vệ đa dạng các loài thực vật( Kiến thức Môn Sinh
học 6- Tiết 61 Bài 49: Bảo vệ đa dạng các loài thực vật
Tiết 63 Bài 58: Sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên
Tiết 64 Bài 59: Khôi phục môi trường và giữ gìn thiên nhiên
Kiến thức môn Công nghệ 7- Tiết 27 Bài 26: Trồng cây rừng
Kiến thức môn Địa Lý 9- Tiết 46 Bài 38 : Bảo vệ tài nguyên Việt Nam
Kiến thức Môn Giáo dục công dân 7: Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên. Môn Nếp sống thanh lịch văn minh lớp 8: Bài 5: Ứng xử với môi
trường).
5



Kiến thức Môn Văn 8 Tiết 39: Thông tin về ngày trái đất năm 2000
- Hiểu được khai thác rừng phải được nhà nước cho phép và đi đôi với việc bảo
vệ rừng( Kiến thức môn Công nghệ 7- Tiết 29 Bài 28: Khai thác rừng
Tiết 30 Bài 29 Bảo vệ và khoanh nuôi rừng)
- Các em tìm và hát hoặc sáng tác những bài hát về bảo vệ môi trường (Kiến thức
Âm nhạc 8 Bài 7: Ngôi nhà chung của chúng ta).
- Các em vẽ tranh về bảo vệ môi trường (Kiến thức bài 20 Mỹ thuật 7).
b. Kỹ năng:
- Kỹ năng thu thập thông tin SGK, quan sát và trình bày một vấn đề.
- Kỹ năng lắng nghe và hoạt động nhóm.
- Rèn kỹ năng khai thác tranh, khai thác thông tin.
- Rèn kỹ năng vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các vấn đề tình hình
rừng hiện nay
- Kỹ năng khái quát nội dung của bài học
c. Thái độ:
* Qua tiết học:
- Từ vai trò và thực trạng rừng mà học sinh có ý thức trong việc bảo vệ và phát
triển rừng , bảo vệ môi trường hiện nay
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ cây xanh nơi cộng đồng, cây xanh trong
trường học
- Rèn ý thức, tinh thần tham gia môn học.
- Yêu thích môn Công nghệ cũng như các môn khoa học khác như: Giáo dục
công dân, Toán học, Hóa học, Vật lý, Sinh học, Âm nhac, Mỹ thuật.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Đối tượng học sinh: Lớp 7A
- Số lượng: 25 em.
- Đặc điểm: Học sinh thích tìm hiểu về môi trường hiện nay .
4. Ý nghĩa của bài học:
Bài học giúp các em thấy được vai trò to lớn của rừng trách nhiệm của bản
thân trong việc bảo vệ cây xanh , bảo vệ rừng là bảo vệ chính cuộc sống của bản

6


thân, gia đình và toàn xã hội. Từ đó có những suy nghĩ và hành động tích cực để
bảo vệ môi trường.
5. Thiết bị dạy học, học liệu:
Giáo án, bài giảng, thiết bị dạy học, tư liệu dạy học (Băng hình, hình ảnh, tài
liệu....)
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học:
* Cách thức tổ chức:
A. Ổn định tổ chức.
B. Kiểm tra bài cũ.
C. Bài mới.
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
- Giáo viên cho học sinh quan sát 1 đoạn clip về biến đổi khí hậu
- Giáo viên thuyết trình để tạo tâm thế cho học sinh bước vào bài mới.
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc, quan sát , trả lời các câu hỏi để
thấy được kiến thức chính của bài
+ Bước 1: Hướng dẫn tìm hiểu vai trò của rừng thông qua thảo luận nhóm hoàn
thành phiếu học tập

Dựa vào kiến thức sách giáo khoa, tích hợp với các môn khác để thấy được vai
trò quan trọng của rừng đối với môi trường sống của con người và các sinh vật
khác trên trái đất.
+ Bước 2: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu nhiệm vụ của trồng rừng

7


Giáo viên tổ chức cho học sinh khai thác kiến thức trong sách giáo khoa kết

hợp với trình chiếu những hình ảnh minh họa trong thưc tế cuộc sống về tình
hình rừng hiện nay, nguyên nhân và tác hại của việc mất rừng
Giáo viên đặt một số câu hỏi liên quan đến vấn đề cây xanh, môi trường
thực tế bản thân, gia đình.
+ Bước 3: Hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế:
Biện pháp gì để bảo vệ cây xanh và môi
Thực trạng cây xanh hiện nay

trường

Trong gia đình em
Trong nhà trường
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học sinh củng cố bài học bằng các câu hỏi củng cố
D. Tổng kết
Nhắc lại kiến thức chính của bài để HS nắm kiến thức tổng quát của bài
Tích hợp kiến thức môn âm nhạc cho học sinh hát bài hát : “Ngôi nhà chung của
chúng ta” Nhạc và lời của Huỳnh Hữu Phước

(Kiến thức môn âm nhạc lớp 8

Bài 7)
E . Hướng dẫn học sinh công việc về nhà
Giáo viên hướng dẫn cho học sinh học nội dung bài cũ và chuẩn bị bài mới.
Học thuộc phần ghi nhớ, nắm vững nội dung đã học, thực hành các biện pháp để
bảo vệ môi trường
* Phương pháp dạy học: gợi mở, phân tích, nêu vấn đề, bình giảng, kĩ thuật động
não, thảo luận nhóm, kiểm tra đánh giá
7. Kiểm tra đánh giá các kết quả học tập : Kiểm tra việc tiếp thu kiến thức bài
học, và kiến thức vận dụng thực tế của học sinh.


8. Các sản phẩm của học sinh.
a. Vai trò của cây xanh
8


2. Nguyên nhân làm cho diện tích rừng giảm(chiến tranh)

3. Hậu quả của mất rừng( lũ lụt)

9


Hạn hán

4. Biện pháp:
10


Trồng và chăm sóc cây xanh

HS trường TH&THCS Đại Dực với việc chăm sóc bảo vệ cây

Ngày soạn:
Ngày dạy :

11


TIẾT 18


BÀI 22: VAI TRÒ CỦA RỪNG VÀ NHIỆM VỤ
CỦA TRỒNG RỪNG
I. Mục tiêu bài học
1.Kiến thức:
- Hiểu được vai trò quan trọng của rừng đối với môi trường và đời sống kinh tế
sản xuất.
- Nêu được thực trạng rừng và đất rừng hiện nay.
- Nêu được nhiệm vụ của trồng rừng ở nước ta.
2.Kỹ năng:
- Tìm kiếm và xử lí thông tin.
- Hợp tác, lắng nghe tích cực.
- Tự tin khi trình bày ý kiến.
3.Thái độ:
- Có ý thức bảo vệ rừng, bảo vệ cây xanh.
- Tích cực trồng nhiều cây xanh.
II. Phương pháp.
Trực quan - Vấn đáp gợi mở
III. Chuẩn bị.
- Nội dung bài học.
- Máy chiếu, máy tính.
- Phiếu học tập.
IV. TIẾN TRÌNH BÀI HỌC
1. Ổn định lớp.
2. Kiểm tra bài cũ.
Câu hỏi 1: Luân canh, xen canh là gì. Lấy VD?
Câu hỏi 2: Tăng vụ là gì. Nêu tác dụng của luân canh, xen canh, tăng vụ?
3. Dạy bài mới.
Cho HS quan sát 1 đoạn video clip về biến đổi khí hậu.
Các em vừa được xem 1 đoạn clip về biến đổi khí hậu. Một trong những
nguyên nhân gây biến đổi khí hậu là do diện tích rừng thu hẹp. Qua đây chúng ta

thấy được vai trò rất quan trọng của rừng đối với đời sống của con người. Đó là
những vai trò gì và nếu mất rừng điều gì sẽ xảy ra? Chúng ta cùng vào bài
học:Tiết 18. Bài 22. Vai trò của rừng và nhiệm vụ của trồng rừng.

Hoạt động của GV và HS

Nội dung

HĐ1.Tìm hiểu vai trò của rừng và trồng rừng. I. Vai trò của rừng và trồng
12


Rừng là tài nguyên quý giá của đất nước là bộ

rừng.

phận quan trọng của môi trường sống ảnh hưởng
tới đời sống sản xuất của xã hội
- Cho HS quan sát các hình trong SGK trên máy
chiếu.
- Phát phiếu học tập cho HS ( 4 nhóm)
Quan sát các hình và liên hệ với thực tế
? Hãy cho biết vai trò của rừng và trồng rừng đối
với đời sống và sản xuất qua các hình a, b, c, d,
e, g?
( thời gian thảo luận là 5 phút)
- Thu phiếu học tập
- Gọi đại diện mỗi nhóm 1 HS trả lời
- Gọi nhóm khác nhận xét .
- GV nhận xét chung , rút ra câu trả lời đúng và

giải thích từng vai trò của rừng đối với môi
trường và đối với đời sống sản xuất
• Làm sạch không khí
Cây xanh quang hợp nhờ quá trình hút khí CO2
và nhả khí O2 cung cấp oxi cho sự sống của các
sinh vật trên trái đất. Bởi vậy Rừng được coi là
lá phổi xanh của nhân loại

* Đối với môi trường:
- Làm sạch môi trường không
khí hấp thụ các loại khí độc
hại, bụi không khí.

1ha rừng hút khoảng 220kg khí CO2 và nhả ra
khoảng 200kg khí O2 trong 1 ngày đêm.
Cây cối có khả năng hút bụi làm sạch môi trường
không khí. Lá của một số loại cây có nếp nhăn,
có lông nhám, thậm chí có loại lá còn tiết ra
‘‘chất nhựa’’diệt vi khuẩn. Vì vậy cây cối vừa có
khả năng hút bụi vừa có khả năng tiêu diệt vi
khuẩn
13


1 ha rừng có thể lọc từ không khí 50 đến 70 tấn
bụi trong 1 năm làm giảm độ vẩn đục của không
khí xuống còn 20 đến 40 %.
• Chống sói mòn, rửa trôi
Nhờ tán lá hạn chế nước rơi trực tiếp xuống đất
-> không tạo thành dòng chảy lớn-> chống sói

mòn. Mặt khác tạo thành mạch nước ngầm cung
cấp nước cho cây.

- Phòng hộ: Chắn gió, cố định
cát ven biển, hạn chế tốc độ
dòng chảy và chống xoáy mòn
đất đồi núi, chống lũ lụt.

Rừng bảo vệ độ phì nhiêu và bồi dưỡng tiềm
năng của đất
• Giảm tốc độ gió.
Theo tính toán của các nhà khoa học, các hàng
cây với khoảng cách phù hợp sẽ cản được 30%
tộc độ gió
• Cung cấp nguyên liệu để sản xuất
Như gỗ để xây dựng, để làm các đồ gia dụng,
xuất khẩu
• Đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu
khoa học
Vườn quốc gia Cúc Phương- Ninh Bình
Vườn quốc gia Phong Nha Kẻ BàngQuảng Bình
Vườn quốc gia Ba Vì- Hà Nội

* Đối với đời sống và sản
xuất:
- Cung cấp lâm sản cho gia
đình, công sở giao thông,
công cụ sản xuất, nguyên liệu
sản xuất, xuất khẩu.
- Nguyên liệu khoa học, sinh

hoạt văn hoá.
- Rừng là nơi để tham quan,
du lịch, nghỉ dưỡng

• Là nơi cư trú của động vật quý
Và tàng trữ các nguồn gen quý hiếm.
• Hấp thụ tiếng ồn
• Nguồn dược phẩm khổng lồ Cung cấp

- Bảo tồn các hệ thống sinh
14


dược liệu quý phục vụ nhu cầu chữa bệnh và
nâng cao sức khỏe cho con người
Ngoài ra rừng còn :
- Phòng hộ ven biển, chắn sóng, chắn gió, chống

thái rừng tự nhiên, các nguồn
gen động, thực vật.
.

cát bay, chống sự xâm nhập của nước mặn...bảo
vệ đồng ruộng và khu dân cư ven biển...
- Phòng hộ khu công nghiệp và khu đô thị, làm
sạch không khí, tăng dưỡng khí, giảm thiểu tiếng
ồn, điều hòa khí hậu tạo điều kiện cho công
nghiệp phát triển.
HĐ2.Tìm hiểu nhiệm vụ của trồng rừng ở
nước ta.

Cho hs quan sát sơ đồ 35 trên máy chiếu
? Hãy quan sát và nhận xét diện tích rừng tự
nhiên, độ che phủ và diện tích đồi trọc năm
1943- 1995?

II. Nhiệm vụ của trồng rừng
ở nước ta.
1. Tình hình rừng ở nước ta
hiện nay

? Từ đó em có nhận xét gì về thực trạng rừng
nước ta hiện nay?
HS: Rừng nước ta bị tàn phá nghiêm trọng
Bổ sung:Trước đây, rừng chiếm diện tích khoảng
60 triệu km2. .
Ngày nay chỉ còn 7,8 triệu ha, chiếm 23,6%
diện tích, tức là dưới mức báo động cân bằng
3%.
? Theo em, diện tích rừng giảm nhanh do các
nguyên nhân nào?
Chặt phá, cháy rừng, chiến tranh, xây dựng các
công trình
( Cho HS quan sát hình ảnh trên máy chiếu )
Bổ sung: Rừng để chặt phá để lấy đất làm nông
nghiệp, lấy gỗ làm củi đốt, do khai thác gỗ cho
sản xuất.
Rừng bị cháy do đốt rừng làm nương, làm bãi
săn bắn, dùng lửa thiếu thận trọng trong rừng.
Trong các nguyên nhân trên mất rừng do cháy


- Rừng nước ta trong thời gian
qua bị tàn phá nghiêm trọng.
Diện tích rừng và độ che phủ
của rừng giảm nhanh, diện
tích đồi trọc và đất hoang
ngày càng tăng.

- Nguyên nhân:
+ Do khai thác lâm sản tự do,
bừa bãi khai thác kiệt không
trồng thay thế
+ Đốt rừng làm nương, lấy
củi, phá hoang chăn nuôi.
+ Cháy rừng
+ Chiến tranh
+ Xây dựng các công trình
15


và chiến tranh là phi lí nhất vì nó chẳng đem lại
điều gì tốt đẹp cho con người. Việc phá rừng lấy
đất, lấy gỗ, củi bừa bãi thực tế chỉ nhằm phục vụ
cho lợi ích của một số cá nhân nào đó. Cái lợi
mà việc làm đó đem lại nhỏ hơn nhiều so với cái
hại mà nó gây ra. Vì mất rừng là mất đi cỗ máy
sản xuất ôxi , sự sống của con người và các động
vật trên trái đất sẽ như thế nào?
? Hãy liên hệ thực tế và cho biết tác hại của việc
phá rừng?
( Cho HS quan sát hình ảnh trên máy chiếu )

Gây ra lũ lụt nghiêm trọng
Làm mất cân bằng sinh thái
Sạt lở đất, sói mòn, rửa trôi .
Ô nhiễm không khí
Hạn hán
Băng tan
Động vật mất nơi cư trú
- Cho hs đọc các nội dung mục 2 trong sgk. ?
Hãy cho biết nhiệm vụ của trồng rừng nước ta?
HS: Phủ xanh 19,8 triệu ha đất lâm nghiệp
? Dựa vào SGK hãy kể tên các loại rừng?
Rừng sản xuất
Rừng phòng hộ
Rưng đặc dụng
? Nêu đặc điểm của rừng sản xuất, rừng phòng
hộ, rừng đặc dụng?

2. Nhiệm vụ của trồng rừng.
Thường xuyên phủ xanh 19,8
triệu ha đất lâm nghiệp.
- Trồng rừng sản xuất
- Trồng rừng phòng hộ
- Trồng rừng đặc dụng

? Ở địa phương chúng ta có rừng không? Nếu có
nhiệm vụ của chúng ta là phải làm gì?Nếu không
nhiệm vụ của chúng ta là phải làm gì?
Trồng và bảo vệ cây xanh
? Em hãy cho biết thực trạng cây xanh hiện
nay :

Trong gia đình em
Trong nhà trường
Toàn xã hội
Biện pháp gì để bảo vệ cây xanh và môi trường
(HS liên hệ thực tế)
Bài tập:
Câu1: Tác hại của việc phá rừng là:
16


A. Chống lũ, gây ônhiễm môi trường.
A. Làm sạch môi trường không khí.
C. Gây lũ lụt, hạn hán, ônhiễm môi trường.
Đáp án:C
Câu2: Trồng rừng sản xuất để :
A. Lấy nguyên liệu sản xuất giấy.
B. Nghiên cứu khoa học.
C. Chắn gió bão.
Đáp án:A
4. Tổng kết.
- Gọi 1- 2 HS đọc ghi nhớ
- Hệ thống và tóm tắt lại bài học
- Gọi HS đọc có thể em chưa biết:
- Trả lời câu hỏi SGK
5. Dặn dò
Học thuộc bài và chuẩn bị bài 23.
V.Rút kinh nghiệm:
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………


17



×