Tải bản đầy đủ (.doc) (15 trang)

Nâng cao hiệu quả dạy học thí nghiệm bằng việc sử dụng một số vật liệu đơn giản làm dụng cụ thay thế cho dụng cụ thí nghiệm phần cơ học trong chương trình Vật lí lớp 8 ở trường THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (573.08 KB, 15 trang )

I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chon đề tài
Môn vật lý là một môn khoa học thực nghiệm, hầu hết các kiến thức mới
cần hình thành cho học sinh đều thông qua việc tiến hành, quan sát, thu thập từ
kết quả thí nghiệm.
Đặc biệt hiện nay, dạy học nói chung và giảng dạy bộ môn Vật lí nói
riêng cần phải hình thành cho học sinh kĩ năng thực hành, quan sát, phân tích,
tổng hợp trong đó thí nghiệm Vật lí là một trong những yếu tố giúp học sinh học
sôi nổi, tạo hứng thú, yêu thích học tập bộ môn và đặc biệt thí nghiệm Vật lí,
giúp học sinh nhớ kiến thức rất lâu để từ đó học sinh có khả năng giải quyết
nhanh những vấn đề trong thực tiễn liên quan đến kiến thức đã học.
Trong những năm học vừa qua, học sinh đã được làm quen với phương
pháp dạy học mới đó là tự mình tiến hành thí nghiệm cùng với sự hướng dẫn,
giúp đỡ của giáo viên để tìm kiến thức của bài học nhưng bản thân tôi tự thấy
rằng kỹ năng thực hành của các em chưa cải thiện được nhiều, các em vẫn còn
lóng ngóng trong quá trình tiến hành thực hành, trong quan sát, chưa chủ động
tổng hợp rút ra kết luận cho bài học.
Hơn nữa, trong những bộ thí nghiệm được cấp có một số thiết bị không
đồng bộ, nhanh hỏng hóc, nhiều thiết bị cho kết quả chưa chính xác, vì vậy
nhiều giáo viên hạn chế cho học sinh tự tiến hành thí nghiệm.
Mặt khác, khâu chuẩn bị, lắp ráp thí nghiệm, tiến hành thí nghiệm để quan
sát tất cả các trường hợp xảy ra mất nhiều thời gian nên không còn thời gian đi
vào phân tích, đào sâu nội dung bài học.
Từ những lí do trên, để giảng dạy có hiệu quả hơn, tôi đã nghiên cứu,
khắc phục, chế tạo, cải tiến lại một số thiết bị để đơn giản hóa quá trình thí
nghiệm thông qua đề tài “Nâng cao hiệu quả dạy học thí nghiệm bằng việc sử
dụng một số vật liệu đơn giản làm dụng cụ thay thế cho dụng cụ thí nghiệm
phần cơ học trong chương trình Vật lí lớp 8 ở trường THCS Nga Tiến”,
nhằm phát huy vai trò của thí nghiệm để tiết dạy Vật lí trở nên thành công hơn,
tạo hứng thú hơn cho học sinh trong việc tiếp thu bài. Có như vậy mới đảm bảo
đổi mới phương pháp dạy học, phát huy được tính tích cực của học sinh, làm


cho học sinh tự tin hơn, hứng thú hơn với tiết học Vật lí ở trên lớp.
2. Mục đích nghiên cứu:
Thông qua đề tài này mục đích chính là
- Nhằm thay thế cho các dụng cụ thí nghiệm nhà trường được cấp
- Phát huy tính sáng tạo của học sinh
- Làm đa dạng, phong phú các bộ đồ dùng thí nghiệm
- Học sinh nắm bắt kiến thức nhanh, dễ hiểu
- Làm đơn giản hóa quá trình thí nghiệm, mang tính thân thiện giúp học
sinh hòa nhập với môi trường sống tốt hơn
- Học sinh có thể sử dụng và tận dụng các đồ dùng phế liệu, giúp giảm
thiểu sự ô nhiễm môi trường

1


3. Đối tượng nghiên cứu:
- Về kiến thức: Trong phạm vi chương trình Vật lí lớp 8 - Chương I. Phần
cơ học, các dụng cụ thí nghiệm trong các bài.
+ Tiết 3 – Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều
+ Tiết 8 – Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau
- Về học sinh: Là học sinh lớp 8 trường THCS Nga Tiến
- Bộ dụng cụ:
+ Máng nghiêng
+ Bánh xe có trục
+ Bình hình trụ
+ màng cao su
+ Bình thủy tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điều tra khảo sát thực tế, thu thập thông tin
- Phương pháp thống kê xử lý số liệu

II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM:
1. Cơ sở lí luận của sáng kiến kinh nghiệm.
- Thiết bị đồ dùng dạy học là phương tiện thiết yếu không thể thiếu trong
quá trình dạy và học của thầy và trò. Thiết bị dạy học dùng để chứng minh
cho bài dạy của thầy cô hoặc có thể để cho học sinh thực hành. Một số môn
học nếu không có đồ dùng sẽ làm cho học sinh thiếu hứng thú, thiếu sự gắn
kết với thực tiễn dẫn đến hiệu quả giờ học không cao. Trong một tiết dạy nếu
giáo viên sử dụng đồ dùng thí nghiệm sẽ giúp giáo viên truyền đạt kiến thức
nhanh hơn, học sinh hứng thú và tiếp thu kiến thức nhanh, ghi nhớ lâu hơn.
- Trong quá tình dạy học việc đúc rút sáng kiến kinh nghiệm có một ý
nghĩa vô cùng quan trọng vì thông qua đó giáo viên thấy được các phương
pháp mình đã làm đạt hiệu quả đến đâu, cần thay đổi như thế nào, với từng
đơn vị kiến thức mình cần giảng dạy như thế nào, khai thác ra sao thì hiệu quả
cao nhất. Trong giảng dạy Vật lí thì việc tiến hành thí nghiệm thường xuyên
phải tổng kết xem tiến hành như vậy đã khai thác tối đa hiệu quả trong quá
trình giảng dạy hay chưa, liệu có phương án nào hay hơn không, có thí
nghiệm nào hiệu quả mà lại đơn giản, dễ tiến hành, dụng cụ lại dễ kiếm, có
thể thay thế cho dụng cụ thí nghiệm hiện có hay không?. Đó là các câu hỏi
cần được suy nghĩ, đầu tư sao cho việc dạy và học vật lí đạt kết quả tốt nhất.
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm:
* Trường chưa phải là trường chuẩn quốc gia nên chưa có phòng thiết bị thí
nghiệm chuyên biệt, nhân viên văn phòng làm công tác kiêm nghiệm nên công
việc bảo quản thiết bị không được chuyên nghiệp, một số bộ thí nghiệm được
cấp để lâu năm nên bị hư hỏng, xuống cấp, sử dụng không đảm bảo tính chính
xác, khoa học.

2


Các bộ thí nghiệm được cấp với số lượng ít không tương ứng được với số

lượng nhóm học sinh trong mỗi lớp, chính vì vậy khi cho các em làm thí
nghiệm có nhiều em trong lớp không được tham gia thực hành.
Mặt khác thiết bị đồ dùng dạy học mang đặc thù chuyên ngành cao, nó
không phải là mặt hàng thiết yếu để được mua sắm rộng rãi trên thị trường, vì
vậy việc thay thế hay sửa chữa gặp rất nhiều khó khăn nên nó đòi hỏi phải bảo
quản tốt hoặc làm mới để thay thế để sử dụng lâu dài.
Trong cuộc sống hằng ngày có nhiều đồ phế thải do các cơ quan, xí
nghiêp, trường học cũng như gia đình các em không sử dụng đến, các em có thể
tận dụng để làm các đồ dùng thay thế cho bộ thí nghiệm được cấp đã bị hư hỏng.
* Trong bộ thí nghiệm được cấp có một số tồn tại:
- Nhanh hư hỏng
- Độ chính xác không cao
- Quá trình tiến hành làm thí nghiệm khó khăn
- Học sinh khó quan sát dẫn đến việc tiếp thu kiến thức không trọn vẹn
- Số lượng bộ thí nghiệm được cấp hạn chế (chỉ có 4 bộ) không tương ứng
với nhóm học sinh trong mỗi lớp
3. Các giải pháp đã thực hiện để giải quyết vấn đề:
3.1. Giải pháp chung.
a) Nội dung giải pháp:
- Xác định cơ sở khoa học của việc thiết kế giờ thí nghiệm thực hành.
- Áp dụng một số cách tiếp cận linh hoạt trong từng đơn vị bài học nhằm
tạo ra sự phong phú và cơ hội sáng tạo cho học sinh.
- Nghiên cứu tính khả thi của phương án thí nghiệm.
- Hình thành thái độ yêu thích môn học và lòng say mê nghiên cứu khoa
học đối với học sinh.
- Tuân thủ các tiến trình thí nghiệm và đảm bảo tính chính xác khoa học.
- Quá trình thực nghiệm để chứng minh, kiểm chứng một vấn đề khoa học
có thể được tiến hành bằng nhiều cách, nhiều phương án khác nhau. Vấn đề là
cần tìm một phương án tối ưu để đảm bảo được tính chính xác, khách quan; đảm
bảo thời gian thực nghiệm và có tính thuyết phục cao.

- Cải tiến cách nghiên cứu ngay trong một phương án thực nghiệm. Giáo
viên, học sinh trong quá trình thực nghiệm tự tìm ra phương án cải tiến một cách
sáng tạo.
- Học sinh học tập, nghiên cứu một cách chủ động, sáng tạo bên cạnh đó
còn có thể trao đổi thảo luận theo nhóm hoặc giữa các nhóm với nhau.
b) Yêu cầu chung đối với các bài thí nghiệm, thực hành:
* Đối với giáo viên
+ Chuẩn bị cơ sở lý thuyết thực hành.
+ Chuẩn bị thiết bị thí nghiệm, thực hành và không gian thí nghiệm.
- Trường hợp tiến hành thực hành thí nghiệm trong phong thí nghiệm:
Cần chuẩn bị thí nghiệm và bố trí các vị trí đặt các bộ thí nghiệm sao cho
thuận lợi nhất trong quá trình hướng dẫn học sinh cũng như khi học sinh tiến

3


hành thí nghiệm. Đảm bảo được sự bao quát các bọ thí nghiệm trong quá trình
học sinh tiến hành thực hành.
- Trường hợp tiến hành thí nghiệm biểu diễn trên lớp:
Cần chuẩn bị vị trí thí nghiệm của giáo viên dảm bảo học sinh phải được
quan sát một cách rõ ràng, khách quan và sau khi tiến hành xong học sinh vẫn
đảm bảo giữ nguyên vị trí để tiếp tục lĩnh hội kiến thức và nghiên cứu thuận lợi.
+ Giáo viên cần chú ý đến các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quá trình tiến
hành thí nghiệm như: đặc điểm của chất, gió, ánh sáng, nhiệt độ, áp suất ….
+ Giáo viên cần tiến hành thí nghiệm trước khi lên lớp để có thể lường trước và
rút kinh nghiệm được các tình huống sấu có thể xảy ra, tìm phương án tiến hành
thí nghiệm hiệu quả nhất để hướng dẫn học sinh.
+ Thu thập và sử lý số liệu, rút kinh nghiệm khi làm thí nghiệm.
+ Kiểm tra lần cuối các bộ thí nghiệm; các dụng cụ thí nghiệm.
+ Chuẩn bị cho học sinh về ý thức, thái độ đối với bài thí nghiệm.

* Đối với học sinh:
+ Chuẩn bị tốt lý thuyết liên quan đến bài thí nghiệm.
+ Tìm hiểu các dụng cụ thí nghiệm theo như giới thiệu trong tài liệu và trong
thực tế.
+ Nghiên cứu các phương án thí nghiệm.
+ Xác định tinh thần, thái độ đối với thí nghiệm.
+ Xây dựng lòng say mê nghiên cứu khoa học, đặc biệt đối với khoa học thực
nghiệm.
3.2. Các giải pháp áp dụng vào các bài học cụ thể:
3.2.1. Tiết 3 - Bài 3: Chuyển động đều – Chuyển động không đều (Trang
11 SGK Vật lí 8).
a) Khảo sát quá trình chuyển động đều - chuyển động không đều thông qua
chuyển động của bánh xe trên máng nghiêng – máng ngang
* Phương án xác định quá trình chuyển động của viên bi:
Tuân thủ theo phương án của tài liệu hướng dẫn. Tuy nhiên khi tiến hành thí
nghiệm Thả một bánh xe lăn trên máng nghiêng AD và máng ngang DF
(Hình 3.1- Trang 11 SGK Vật lí 8) bên cạnh đó tôi kết hợp sử dụng một số
phương án sau:
* Đối với dụng cụ thí nghiệm:
Thay máng nghiêng AD và máng ngang DF bằng nắp dưới của hộp ống luồn
dây điện dạng dẹt hình dưới

4


Thay bánh xe có trục bằng một trong những viên bi hình sau

b) Phương án thực hiện.
Phương án cũ


Phương án mới
A

B

C

D

E

F

Thả một bánh xe lăn trên máng
nghiêng AD và máng ngang DF
(H3.1). Theo dõi chuyễn động của trục
bánh xe và ghi quãng đường trục bánh
xe lăn được sau khoảng thời gian 3
giây liên tiếp, ta được kết quả ở bảng
3.1

Thả một viên bi lăn trên nắp dưới của
hộp ống luồn dây điện dạng dẹt đặt
nghiêng AD và đặt nằm ngang DF
(Hình trên) Theo dõi chuyễn động của
viên bi trên nắp hộp và ghi quãng
đường viên bi lăn được sau khoảng thời
gian 3 giây liên tiếp, ta được kết quả ở
bảng 3.1


5


Tên
đường

quãngAB

BC

CD

DE

EF

Tên quãng đường AB

BC

CD

DE

EF

Chiều dài quãng0,05
đường s(m)

0,15 0,25


0,33

0,33

Chiều dài quãng0,05
đường s(m)

0,15 0,25

0,33

0,33

Thời gian chuyển3,0
động t(s)

3,0

3,0

3,0

Thời gian chuyển3,0
động t(s)

3,0

3,0


3,0

c) Kết quả:
* Phương án cũ:
+ Ưu điểm:

3,0

3,0

Ưu và nhược điểm
* Phương án mới:
+ Ưu điểm:

- Ma sát giữa trục bánh xe và thành - Dụng cụ thí nghiệm thông dụng, dễ
của máng nghiêng rất nhỏ
kiếm,dễ làm.
- thao tác thí nghiệm dễ dàng chính
xác, khoa học.
- Trong khi chuyển động viên bi lăn rất
đều không bị chao đảo.
- Viên bi chuyển động chậm nên học
sinh dễ quan sát, dễ thu nhận kết quả
+ Nhược điểm:
+ Nhược điểm:
- Dụng cụ thí nghiệm không thông - Ma sát giữa viên bi và hai thành của
dụng khó kiếm.
hộp ống dẹt lớn hơn.
- Thao tác thí nghiệm khó khăn ,
trong quá trình làm cần phải thận

trọng, nếu không thì bánh xe sẽ bị
lệch và va chạm vào thành máng
nghiêng.
- Trong quá trình bánh xe chuyển
động hay bị lệch về một bên va chạm
vào thành máng nghiêng làm cho
bánh xe dừng chuyển động và cho kết
quả thí nghiệm không được chính
xác.
- Máng nghiêng cồng kềnh chiếm
nhiều diện tích trong khi thao tác
thực hành, vận chuyển nặng nề, khó
khăn.

6


3.2.2. Tiết 8 - Bài 8: Áp suất chất lỏng – Bình thông nhau (Trang 28
SGK Vật lí 8).
a) Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất chất lỏng.
* Phương án xác định sự tồn tại của áp suất:
Tuân thủ theo phương án của tài liệu hướng dẫn. Tuy nhiên khi tiến hành thí
nghiệm với bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt bằng
màng cao su mỏng (Hình 8.3a - Trang 28 SGK Vật lí 8) bên cạnh đó tôi kết
hợp sử dụng một số phương án sau:
* Đối với dụng cụ thí nghiệm:
Thay Thay bình hình trụ có đáy C và các lỗ A, B ở thành bình được bịt
bằng màng cao su mỏng bằng một túi ni lông(túi bóng) hình dưới
Túi ni-lông(túi bóng)
Bình hình trụ


7


A

B

C

b) Phương án thực hiện.
Phương án cũ
Đổ nước vào bình

Phương án mới
Đổ nước vào túi bóng

8


A

B

C

Các màng cao su bị biến dạng chứng -Túi bóng phình đều ra ( bị biến dạng)
tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên đáy chứng tỏ chất lỏng gây ra áp suất lên
các vị trí đáy túi bóng và thành túi
bình và cả thành bình.

bóng ( đáy bình và cả thành bình).
- Hoặc có thể dùng kim hoặc gai nhọn
chọc vào xung quanh thành túi, đáy túi
ta thấy có các vòi nước phun ra xung
quanh và ở đáy điều đó chứng tỏ chất
lỏng gây ra áp suất lên các vị trí đáy
túi bóng và thành túi
c) Kết quả:
* Phương án cũ:
+ Ưu điểm:

Ưu và nhược điểm
* Phương án mới:
+ Ưu điểm:

9


- Thao tác thí nghiệm nhanh gọn

+ Nhược điểm:
- Bình hình trụ như trên khó kiếm
phải thông qua nhà sản xuất.
- Màng cao su nếu mới thì hơi cứng
nên khi đổ nước vào khả năng biến
dạng của màng cao su rất ít do đó
học sinh khó quan sát
- Màng cao su nếu đẻ lâu ngày
(Khoảng một vài năm) sẽ bị Oxi hóa
(bị bục, mủn) khi đổ nước vào bình sẽ

bị vỡ hoặc thủng màng cao su.
- Ngoài ra màng cao su khi làm thí
nghiệm một vài lần, khi bị áp suất của
nước tác dụng lên bi biến dạng nhưng
không đàn hồi trở lại do đó khi làm
thí nghiệm cũng không cho kết quả
chính xác.

- Dụng cụ thí nghiệm thông dụng, dễ
kiếm,dễ làm.
- thao tác thí nghiệm dễ dàng chính
xác, khoa học.
- Học sinh dễ quan sát, dễ thu nhận kết
quả
- Học sinh có thể tiến hành thí nghiệm
ở mọi lúc mọi nơi
* Ngoài vấn đề chứng minh được chất
lỏng gây ra áp suất lên các vị trí đáy
túi bóng và thành túi bóng phương án
này còn chứng minh được cho học sinh
hiểu được áp suất chất lỏng tác dụng
lên vật trong lòng nó phụ thuộc vào độ
cao của mực chất lỏng, giáo viên cho
học sinh quan sát khi chúng ta chọc
thủng túi ở các vị trí trên gần miệng túi
và ỏ gần đáy túi thì vòi nước chảy ra
khác nhau. Ở gần đáy túi thì chảy
mạnh, ở gần miệng túi thì chảy yếu
hơn (chảy mạnh áp suất mạnh, chảy
yếu áp suất yếu), chứng tỏ rằng áp suất

chất lỏng phụ thuộc vào độ cao của
mực chất lỏng.
+ Nhược điểm:
- Khi dùng kim chọc thủng các vị
trí xung quanh, nước có thể chảy
ra ngoài. Nhưng có thể hạn chế
bằng cách đặt túi bóng vào
trong khay hoặc chậu

10


3.2.3. Tiết 8 - Bài 8:
Áp suất chất lỏng - Bình thông nhau (Trang 28 SGK
Vật lí 8).
a) Tìm hiểu sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng.
* Phương án xác định sự tồn tại của áp suất trong lòng chất lỏng:
Tuân thủ theo phương án của tài liệu hướng dẫn. Tuy nhiên khi tiến hành thí
nghiệm lấy một bình thủy tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy. Muốn D đậy kín
đáy ống ta phải dùng tay kéo dây buộc đĩa D lên (Hình 8.4a - Trang 29 SGK
Vật lí 8) bên cạnh đó tôi kết hợp sử dụng một số phương án sau:
* Đối với dụng cụ thí nghiệm:
Thay bình thủy tinh có đĩa D tách rời dùng làm đáy bằng một vỏ chai
nước khoáng được bóc nhãn và cắt đáy bọc màng cao su hình dưới
Bình thủy tinh có đĩa D tách rời
Vỏ chai nước khoáng được bóc
dùng làm đáy
nhãn và cắt đáy bọc màng cao su

D

b) Phương án thực hiện.
Phương án cũ
Dùng tay kéo dây buộc đĩa D lên

Phương án mới
Nắp màng cao su mỏng hoặc một mẩu
quả bóng bay vào phần dưới vỏ chai

11


Vỏ chai nước
khoáng hoặc
chai nước
ngọt đã cắt bỏ
phần đầu và
phần đáy
Màng cao su
mỏng hoặc
một mẩu
quả bóng
bay
Đĩa cao
su dầy

D

Đĩa D không rời ra (nước không tràn
vào ống) chứng tỏ chất lỏng gây ra áp
suất tác dụng lên cả những vật đặt ở

trong lòng nó.

Đậy nắp
màng cao su
mỏng hoặc
một mẩu
quả bóng
bay
Khi ấn xuống
nước màng cao
su mỏng hoặc
một mẩu quả
bóng bay bi biến
dạng phồng lên

Màng cao su bị biến dạng chứng tỏ
chất lỏng gây ra áp suất lên cả những
vật đặt trong lòng nó.

12


c) Kết quả:

Ưu và nhược điểm

* Phương án cũ:
+ Ưu điểm:

* Phương án mới:

+ Ưu điểm:

- Thao tác thí nghiệm nhanh gọn

- Dụng cụ thí nghiệm thông dụng, dễ
kiếm, dễ làm.
- thao tác thí nghiệm dễ dàng chính
xác, khoa học.
- Học sinh dễ quan sát, dễ thu nhận kết
quả

+ Nhược điểm:
+ Nhược điểm:
- Bình hình trụ như trên khó kiếm - Không có
phải thông qua nhà sản xuất.
- Đĩa D nếu bị bụi, lau không sạch thì
nước rất dễ dàng lọt qua tràn vào
bình làm rơi đĩa D xuống.
- Lượng nước trong cốc hoặc trong
khay mà ít quá sẽ không thực hiện
được thí nghiệm, nếu thực hiện thì đĩa
D rất hay bị rơi ra khỏi bình do áp
suất của nước nhở không đủ đẩy đĩa
D bám vào bình.
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm:
Qua quá trình áp dụng sáng kiến kinh nghiệm tôi nhận thấy:
- Vật liệu dùng để làm dụng cụ thay thế dễ kiếm, rẻ tiền, thông dụng đa số được
tận dụng ở các nơi buôn bán ve chai, giúp giảm thiểu rác thải làm ô nhiễm môi
trường
Phát huy tính sáng tạo, phát minh, tìm tòi, nghiên cứu khoa học cho học sinh

Đa số học sinh hiểu và nắm được nội dung kiến thức của bài học nhanh, nhớ lâu.
Số học sinh được tham gia thực hành thí nghiệm tăng
Các em biết vận dụng tính sáng tạo của mình trong các hoạt động học tập cũng
như cuộc sống hằng ngày
Các em tự tin hơn khi tham gia các hoạt động xã hội
Biết vận dụng kiến thức của bài học vào công việc thực tế
Tận dụng được đồ dùng phế thải để chế tạo các sản phẩm, thiết bị, đồ dùng sử
dụng trong công việc học tập, tham gia sản xuất trong gia đình và xã hội.
Tăng khả năng tư duy, tìm tòi, sáng tạo, sáng chế các sản phẩm giúp ích cho
cuộc sống
Giúp môi trường sống được trong lành, giảm thiểu ô nhiễm môi trường do các
chất thải gây ra

13


- Đối với hoạt động giáo dục.
Giáo dục cho học sinh tinh thần tiết kiệm chống lãng phí
Chất lượng giảng dạy tăng cao
Làm cho môi trường trong lành, giảm thiểu sự ô nhiễm môi trường do chất thải
gây ra
Xây dựng được môi trường học sinh thân thiện, học tập tích cực.
- Đối với bản thân
Giúp cho tiết học sinh động, phong phú
Truyền đạt kiến thức sâu, rộng, khoa học nhẹ nhàng hơn
Tăng khả năng trau dồi kiến thức bộ môn để vận dụng những sáng kiến tốt cho
mỗi tiết dạy
Tạo tinh thần làm việc sôi nổi, nhiệt tình
- Đối với đồng nghiệp
Kết hợp kinh nghiệm giảng dạy của bản thân và đồng nghiệp cùng với đánh giá

đối tượng học sinh của trường để tìm ra phương án hiệu quả phù hợp, từ đó tiến
hành thử nghiệm trên cơ sở khoa học đã được xác định và đảm bảo tính khả thi.
Tạo sự gương mẫu, tính sáng tạo, tinh thần học hỏi, tiết kiệm, bảo vệ của công
- Đối với nhà trường
Làm tăng sự phong phú cho bộ đồ dùng thí nghiệm trong nhà trường
Thực hiện được chính sách tiết kiệm, chống lãng phí trong nhà trường
Thu thập kết quả, so sánh tính hiệu quả so với các phương án cũ đã tiến hành với
đối tượng tương đương.
III: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT
1. Kết luận:
Tôi đã vận dụng sáng kiến của mình vào thực tế giảng dạy, bước đầu thu
được một số kết quả như:
Đảm bảo tính hệ thống của bài học, thu được kết quả chính xác hơn.
Học sinh tích cực tìm tòi, phát hiện và chiếm lĩnh liến thức tốt hơn từ thực
nghiệm.
Tiết kiệm thời gian, gây hứng thú hơn cho học sinh trong các bài học cũng
như lòng say mê môn khoa học thực nghiệm.
Bài học rút ra từ thực tế: Trong thực tế học sinh của trường hầu như rất
ngại học các môn tự nhiên, đặc biệt thấy khó khăn đối với môn Vật lý. Để giúp
các em có cách nhìn tích cực hơn đối với bộ môn, điều cốt lõi chính là phương
pháp dạy học của người thầy có thực sự trở nên hấp dẫn với các em hay không?
Có thực sự gây được hứng thú trong mỗi tiết dạy hay không? Và nhất là phải
cho các em thấy được sự thiết thực của bộ môn đối với cuộc sống, trong khi lứa
tuổi học sinh trung học rất thích được khám phá và khẳng định mình, điều khó
khăn lại ở trong cái thật là đơn giản.
Vấn đề sẽ trở nên đơn giản hơn nếu tạo được cho các em cơ hội học tập một
cách chủ động và một môi trường học tập thoải mái.

14



Với mỗi tiết dạy, cần có được sự liên hệ thực tế cao và đơn giản hoá kiến thức,
giúp các em dễ hiểu, dễ nhớ và có thể vận dụng vào cuộc sống.
Hệ thống câu hỏi phong phú, phù hợp với đối tượng học sinh và tâm sinh lý lứa
tuổi, có thời gian thảo luận thích hợp...
Giáo viên định hướng cụ thể các vấn đề giúp học sinh tiếp cận và giải quyết các
tình huống sát với yêu cầu. Phần hướng dẫn tự học cần phát huy tính sáng tạo
của học sinh.
2. Kiến nghị:
Trước thực tế giảng dạy trong nhà trường sau nhiều năm thực hiện
chương trình đổi mới, tôi có một số kiến nghị như sau:
1. Tạo điều kiện cho đội ngũ giáo viên có thể trao đổi kinh nghiệm bằng
nhiều hình thức, như: Phát triển mạnh hơn nữa mạng giáo dục để giáo viên có
thể được truy cập thường xuyên hơn; tổ chức các lớp tập huấn thực sự hiệu quả
về chuyên môn, tránh rườm rà; cán bộ cốt cán được tăng cường chuyên môn hơn
nữa...
2. Cung cấp kịp thời thiết bị dạy học cho các bộ môn, tăng cường phòng
học bộ môn để đảm bảo về thời gian của tiết học.
3. Tổ chức sinh hoạt theo chuyên đề, theo các đơn vị có bề dày thành tích
để chúng tôi có điều kiện học hỏi nâng cao năng lực, chuyên môn nghiệp vụ.
4. Hằng năm, các sáng kiến đã đoạt giải, có chất lượng, đề nghị Sở Giáo
dục phổ biến đến các đơn vị, đưa lên mạng ... để tôi được tham khảo, tăng cường
chuyên môn nghiệp vụ.
Trong khuôn khổ có hạn của sáng kiến, tôi cũng nhận thấy còn nhiều yếu
kém, tôi rất mong nhận được sự quan tâm giúp đỡ, sự đóng góp ý kiến chân
thành của đồng nghiệp và sự tạo điều kiện của nhà trường để đề tài này hoàn
thiện hơn và được đi vào thực tế giảng dạy.
Xin chân thành cảm ơn.
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ


Nga Sơn, ngày 10 tháng 04 năm 2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
người khác.

Nguyễn Công Chương

15



×