Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

Am nhac THCS pham thi an THCS nguyet an ngoc lac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (195.7 KB, 17 trang )

MỤC LỤC
NỘI DUNG
I. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
2. Mục đích nghiên cứu
3. Đối tượng nghiên cứu
4. Phương pháp nghiên cứu
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm
2. Thực trạng vấn đề trước khi áp dụng sáng kiến kinh nghiệm
3. Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng đề giải
quyết vấn đề
4. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục,
với bản thân, đồng nghiệp và nhà trường
III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
2. Kiến nghị

Trang
2
2
2
3
3
3
3
5
6
14
15
15


17

1


I: MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài:
Nhà triết học giáo dục người Mỹ Jonh Deway đã nói:” Việc nghiên cứu
phương pháp giảng dạy được công nhận như một khoa học”{56,4}. Thực vậy,
quá trình nghiên cứu về phương pháp giảng dạy các môn học nói chung và môn
âm nhạc nói riêng đã chứng minh rằng: lĩnh vực này vô cùng rộng lớn, phong
phú nếu không muốn nói quá rằng nó là một kho tàng tiềm ẩn nhiều vấn đề mà
không phải một lúc người ta đã khám phá hết được.
Hiện nay, việc đổi mới phương pháp đang là vấn đề thu hút nhiều sự quan
tâm của toàn nghành giáo dục. Trong đó, đổi mới phương pháp nhằm phát huy
tính tích cực, chủ động của học sinh đã và đang được nhiều nhà giáo dục lựa
chọn.
Trong thực tế vẫn tồn tại một sự thật:”Biết mà học không bằng vui mà
học”. Việc đưa trò chơi vào quá trình dạy học được xem là phương pháp có tác
dụng hấp dẫn, cuốn hút sự tập trung cao độ của người học mà ít phương pháp
nào có được. Hơn nữa, trong trò chơi tình cảm của người học đối với môn học,
với bạn và với giáo viên được nảy nở và duy trì.
Trò chơi là những hoạt động rất bổ ích, lý thú và có sức hấp dẫn mạnh,
nhất là đối với tuổi trẻ. Với ưu thế mang tính đặc thù trong giáo dục”học mà vui,
vui mà học”, trò chơi đã trở thành phương tiện quan trọng trong sự nghiệp giáo
dục toàn diện nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng.
Thực tế hiện nay, một trong những yêu cầu của đổi mới phương pháp dạy
học âm nhạc ở trường THCS là: cần giảng dạy sao cho giờ học sinh động, hấp
dẫn, học sinh bị lôi cuốn vào giờ học và gây được hứng thú tự giác trong học
tập, nhằm nâng cao chất lượng học tập âm nhạc. Muốn vậy, người giáo viên âm

nhạc cần biết cách lựa chọn và áp dụng một số trò chơi trong quá trình dạy học.
Môn âm nhạc đã trở thành môn học bắt buộc trong việc giáo dục học sinh
phổ thông hiện nay. Vì vậy, bộ môn nà đã có được nhiều sự quan tâm trong việc
dạy và học. Tuy nhiên, trong thực tế vẫn còn tồn tại nhiều vấn đề bất cập. Ở
nhiều nơi chưa có nhận thức đúng đắn đối với môn học nên chưa có sự đầu tư
chính đáng cho tiết học. Thậm chí có vùng không có sự giảng dạy môn này. Về
phía học sinh, các em còn xem thường môn học, xem đó chỉ là môn phụ. Một số
em không yêu thích môn học bởi nhiều lý do khách quan và chủ quan, dẫn đến
việc ít tích cực tham gia học tập môn này.
Là một giáo viên âm nhạc việc kết hợp và sử dụng các phương pháp dạy
học một cách phù hợp sẽ có tác dụng rất lớn trong việc lĩnh hội tri thức của học
sinh cũng như việc nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.Vì vậy, Tôi
chọn đề tài này “Bước đầu thử nghiệm một số trò chơi trong dạy học âm nhạc
lớp 6 ở trường THCS Nguyệt Ấn”
2. Muc đích nghiên cứu :
- Lựa chọn và thử nghiệm một số trò chơi trong dạy học âm nhạc lớp 6.
3. Đối tượng nghiên cứu:
a.Đối tượng nghiên cứu:
2


-Thử nghiệm một số trò chơi trong dạy học âm nhạc lớp 6.
b. Khách thể nghiên cứu:
-Chương trình âm nhạc khối lớp 6.
-Việc tổ chức các tiết học âm nhạc thông qua hoạt động dạy và học của giáo
viên và học sinh khối lớp 6 trường THCS Nguyệt Ấn.
4. Phương pháp nghiên cứu:
a. Đọc sách, nghiên cứu tài liệu: Nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề
nghiên cứu
b. Quan sát, dự giờ:Đánh giá việc dạy và học môn âm nhạc lớp 6 tại

trường và qua các cuộc thi giáo viên giỏi cụm.
c. Phương pháp thử nghiệm: Đưa một số trò chơi vào quá trình dạy học
âm nhạc lớp 6
d. Thống kê toán học: Để sử lý các kết quả thu được từ các phương pháp
khác, đặc biệt là phương pháp thử nghiệm.
II: NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM.
1.Cơ sở lý luận của SKKN:
Mục đích, ý nghĩa của trò chơi đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em:
* Mục đích:
Chơi là một nhu cầu trong đời sống của tuổi trẻ, đặc biệt là lứa tuổi học mẫu
giáo, tiểu học và trung học cơ sở. Có thể nói, nhu cầu vui chơi đối với các em
cần thiết và quan trọng như nhu cầu ăn, ngủ, học tập trong đời sống hằng ngày.
Trò chơi là sự chuẩn bị thói quen lao động và nó dần dần phải được thay thế
bằng lao động. Điều đó có nghĩa là việc tổ chức trò chơi cho các em nhằm mục
đích giáo dục chúng tích cực tham gia vào các hoạt động trong cuộc sống.
Trong trò chơi, các em mô phỏng lại cuộc sống của người lớn mà chủ yếu là
chúng tái tạo các hoạt động, các mối quan hệ qua lại của họ một cách độc đáo
bằng hành động và hình tượng. Đồng thời khi tái tạo các quan hệ của người lớn
các em bộc lộ được thái độ, cảm xúc của mình. Khi chơi, các em thực sự là một
chủ thể tích cực hoạt động, giao tiếp và chủ động vận dụng các ấn tượng, các
kinh nghiệm đã có để củng cố, khái quát thành kiến thức và để hình thành nhân
cách.
* Ý nghĩa:
Trò chơi nhằm mục đích giải trí, thư giãn, giúp cho đầu óc bớt căng thẳng
sau giờ làm việc mệt nhọc. Nhưng đối với trẻ em, ngoài sự giải trí, trò chơi còn
là một nhu cầu cần thiết cho sự phát triển trí, đức,thể và nhân cách con người.
Trong các phong trào thanh thiếu niên, trò chơi là một lợi khí chính yếu trong
những phương pháp giáo dục giúp các em rèn luyện và phát triển toàn mỹ các
giác quan chính, làm cho trẻ khéo léo hơn, trí tưởng tượng phong phú hơn. Trò
chơi còn giúp các embiết quan sát và phản ứng nhanh, biết tôn trọng kỷ luật, biết

tự chủ, từ đó nảy nở tình đồng đội, đoàn kết yêu thương nhau. Trò chơi được
xem như là phương tiện giáo dục có hiệu lực nhất, vì qua đó nó ảnh hưởng đến
sự phát triển toàn diện của trẻ, nó còn là phương cách nhận thức thế giới của trẻ.

3


Trò chơi vừa là nhu cầu tự nhiên vừa là phương tiện giáo dục toàn diện cho
trẻ:
-Trò chơi làm cho tâm hồn các em phát triển lành mạnh. Các trò chơi bồi
dưỡng tinh thần đoàn kết, hợp tác; ý thức tổ chức, kỷ luật; tính trung thực, thật
thà, dũng cảm; sự cởi mở, thông cảm giữa con người với con người.
-Trò chơi góp phần củng cố kiến thức. Qua trò chơi, các em có thêm kiến
thức hiểu biết về tự nhiên, xã hội, bản thân. “Học mà chơi, chơi mà học” là
phương thức giáo dục nhẹ nhàng, hiệu quả nhất.
Nhà sư phạm Nga nổi tiếng Ma-ka-ren-cô đã khẳng định:”Giữa trò chơi
và công việc không có sự khác biệt hẳn nhau. Trò chơi tốt cũng như một công
việc tốt, trò chơi xấu cũng như một công việc xấu”{Bách khoa toàn thư
Wekipedia-Trò chơi trong dạy học}. Nhưng vấn đề là chúng ta phải sưu tầm,
sáng tạo được nhiều trò chơi hay, trò chơi tốt. Và trò chơi tốt phải là trò chơi
không những có ý nghĩa tích cực để phát triển, cải tạo thể chất cho học sinh mà
còn góp phần mở mang trí tuệ, giáo dục phẩm chất, đạo đức cho các em. Đó là
tính giáo dục của trò chơi, là vấn đề cốt lõi của trò chơi.
Ý nghĩa của việc dạy học bằng trò chơi:
Trong phương pháp giáo dục hiện đại, trò chơi là một môn huấn luyện
quan trọng. Nước Bỉ đứng đầu về tiến bộ sư phạm, thấy rõ sự phong phú và lợi
ích của trò chơi trong công tác giáo dục, nên đã đưa bộ môn trò chơi vào quá
trình giáo dục quốc gia. Nhà tâm lý học Kunkel người Anh đã nói:”Trò chơi là
một phương tiện để tái tạo lại tâm lý ổn định cho một số em khó tính, dở hơi, vô
trật tự,…Vì trong lúc chơi, trẻ không thu mình lại, chúng sẽ vui vẻ hẳn lên, thích

hoạt động hơn. Khi bị khép lại luật chơi, các em sẽ dần dần có trật tự, kỷ luật và
sinh động hơn.”( Theo Bách khoa toàn thư Wikipedia-Trò chơi trong dạy học).
Như vậy, trò chơi là một phương tiện giáo dục và giải trí giúp cho cá nhân
được rèn luyện, giúp cho tập thể có dược bầu không khí vui vẻ, thân ái, thông
cảm.
Còn trong quá trình dạy học, trò chơi có tác dụng kích thích tích cực, khả
năng tư duy, tạo hứng thú học tập và nâng cao kết quả môn học cho học sinh.
Trò chơi sẽ tạo nên sự sinh động cho tiết học, lôi cuốn các em đến với môn học.
Đối với môn âm nhạc, việc sử dụng trò chơi trong quá trình giảng dạy sẽ làm
giảm đi tâm lý nặng nề về môn học đối với những sinh viên không có năng
khiếu, giúp các em thêm yêu thích môn học và biết cố gắng để học tốt hơn.
Trò chơi học tập là loại trò chơi đặc biệt, không chỉ nhằm giúp người học
giải trí mà còn lĩnh hội được kiến thức thông qua trò chơi hoặc củng cố những gì
đã học.
Các tiết học có trò chơi sẽ giúp thu hút người học, giúp người học tập
trung cao độ. Những kiến thức khô khan và cứng nhắc sẽ trở nên sinh động và
hấp dẫn được tổ chức dưới hình thức trò chơi, và nhờ đó kết quả học tập của học
sinh sẽ tăng lên.

4


Hơn thế nữa, mối quan tâm và hoạt động cảu học sinh thực hiện qua các
tiết học có trò chơi làm tăng tình cảm của các em đối với môn học và thầy cô
giáo của mình.
Đặc biệt trò chơi trong dạy học có ý nghĩa về nhiều mặt:
- Giáo dục đạo đức: Trong khi chơi các em nắm được các tiêu chuẩn đạo
đức, các quy tắc hành vi một cách thực tiễn đối với môn học. Nhờ những mối
quan hệ đa dạng trong trò chơi giúp các em hình thành nhũng phẩm chất đạo
đức quý giá như: lòng nhân ái, vị tha, biết giúp đỡ lẫn nhau, tính tổ chức, kỷ

luật, ý thức tập thể, …
- Giáo dục trí tuệ: Trò chơi là một hình thức của hoạt động nhận thức. Nó
giúp học sinh phát triển giác quan, tư duy, óc tưởng tượng. Qua trò chơi nhu cầu
nhận thúc của học sinh sẽ được phát triển, các em được củng cố và khắc sâu hơn
kiến thức bài học.
- Giáo dục thể lực:Tạo cho học sinh trạng thái vui vẻ, hoạt bát, tác động
tốt đến sự tuần hoàn, trao đổi chất, giúp cơ thể khỏe mạnh.
- Giáo dục thẩm mĩ: Thông qua trò chơi, giúp các em cảm thụ được cái
hay, cái đẹp của môn học, thấy được sự phong phú của cuộc sống.
Nhận thức được mục đích, ý nghĩa to lớn của trò chơi đối với sự phát triển
toàn diện của trẻ em nên việc nghiên cứu để sử dụng trò chơi trong quá trình dạy
học là điều cần được đặc biệt quan tâm và đầu tư. Hiện nay, phương pháp dạy
học lấy người học làm trung tâm hay còn gọi là phương pháp dạy học tích cực
nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai
trò là người hướng dẫn đang được xem là phương pháp trọng tâm của vấn đề đổi
mới giáo dục. Và việc sử dụng trò chơi trong quá trình dạy học có thể được xem
là một trong những việc làm cần thiết góp phần làm cho phương pháp dạy học
trên ngày càng trở nên thiết thực hơn. Sử dụng trò chơi trong dạy học sẽ tạo nên
hiệu quả cho môn học. Học sinh sẽ cảm thấy bị lôi cuốn, các em được lĩnh hội
kiến thức thông qua những trò chơi lý thú mà không cảm thấy nhàm chán như
những tiết học không có trò chơi. Chính điều đó mới tạo nên hiệu quả thật sự
của trò chơi.
Trong chủ trương đổi mới phương pháp giáo dục hiện nay, bộ giáo dục
còn đề cao phương pháp dạy học kết hợp với những phương tiện hỗ trợ như
băng đĩa, hình ảnh, âm thanh minh họa sinh động và những thông tin, tài liệu
cập nhật phục vụ cho nội dung giảng dạy nhằm làm cho tiết học thêm lôi cuốn
và thu hút các em đến với môn học. Có thể nói, trò chơi trong dạy học sẽ góp
phần không nhỏ trong việc làm tăng sức hấp dẫn, kích thích học sinh học tập
môn học.
Tóm lại, trò chơi có ý nghĩa thật lớn lao trong việc phát triển trí tuệ và

nhân cách của học sinh. Hơn nữa, nó còn góp phần không nhỏ trong sự thành
công trong công tác giảng dạy của một giáo viên .
2:Thực trạng của vấn đề trước khi áp dụng SKKN.
. Đặc điểm, tình hình dạy và học âm nhạc trong nhà trường:
Thuận lợi:
5


- Nhà trường có trang thiết bị tài liệu và đồ dùng dạy học cho giáo viên
như: sách giáo khoa, sách giáo viên, các bảng chép nhạc, , có phương tiện dạy
học hiện đại như Laptop, máy chiếu.
-Hằng năm nhà trường, phòng giáo dục đều tổ chức cho giáo viên tự học
bồi dưỡng thường xuyên để nâng cao chuyên môn.
-Đa số học sinh của trường đều có điều kiện tiếp cận môn âm nhạc sớm
nên tương đối thuận lợi cho giáo viên trong việc giảng dạy.
.Khó khăn:
- Chưa có phòng chức năng riêng cho bộ môn, nên các hoạt động trong
giờ học âm nhạc còn bị hạn chế.
- Các bảng chép bài hát do PGD cung cấp cho bộ môn chưa phù hợp để
giảng dạy nên giáo viên phải mất nhiều thời gian để chép bảng phụ.
- Một số học sinh còn cho rằng môn âm nhạc là môn phụ nên còn lơ là và
bỏ qua khi chuẩn bị bài ở nhà.
Tổng số học sinh hứng thú với môn học rấ ít.
Khảo sát cho thấy: số học sinh trước khi đưa ra các trò chơi âm nhạc.
Lớp
6a1
6a2
6a3
6a4
Số hs thích học

11
10
7
10
Số hs không thích
22
27
30
26
*Cho học sinh làm bài kiểm tra trước khi sử dụng các trò chơi trong dạy học âm
nhạc như sau,để kiểm tra về kiến thức của học sinh trước khi áp dụng các trò
chơi mang tính giáo dục vào học nhạc:
Điểm
Số hs đạt điểm
Chiếm %

Điểm 6
67
46%

Điểm 7
40
30%

Điểm 8
10
7%

Điểm 9
20

14%

Điểm 10
06
3%

3.Các sáng kiến kinh nghiệm hoặc các giải pháp đã sử dụng đểgiải quyết vấn
đề.
Một số trò chơi trong chương trình dạy học âm nhạc lớp 6:
Sau đây là một số trò chơi đã được chúng tôi sáng tạo và sưu tầm, trên
cơ sở đó giáo viên âm nhạc trực tiếp đứng lớp sẽ xây dựng các trò chơi âm nhạc
khác phục vụ cho hoạt động dạy học của mình được hiệu quả hơn.
Trò chơi do sưu tầm: Tập làm ca sĩ, Chiếc đĩa hát,Ô chữ thông minh,
Truyền thông tin,Giải mã ô chữ, Ghép hình.
Trò chơi được sáng tạo mới: Tập làm nhóm nhạc GMC, Cùng vẽ nên
giai điệu, Nốt nhạc nào biến mất, Những nốt nhạc xanh, Nghe thấu đoán
nhanh, Tìm thông tin dúng nhất.
Các trò chơi sử dụng trong phân môn dạy hát:
Tên trò chơi:Tập làm nhóm nhạc GMC, Chiếc đĩa hát, Tập làm ca sĩ,
Cùng vẽ nên giai điệu.
*Trò chơi:“ Tập làm nhóm nhạc GMC”:
+ Mục đích:
6


- Giúp HS ghi nhớ giai điệu, lời ca, tính chất bài hát.
- Tập biểu diễn bài hát cách sinh động, tự tin.
+ Chuẩn bị:
GV chuẩn bị nhạc đệm cho bài hát.
+ Hướng dẫn tổ chức chơi:

Sau khi học xong một bài hát nào đó, giáo viên tổ chức trò chơi này. Học
sinh sẽ thực hiện việc hát lại bài hát vừa được học một cách hoàn chỉnh.
Giáo viên lấy tinh thần xung phong của học sinh. Giáo viên chọn 2 nhóm và mỗi
nhóm là 4 học sinh. Hai nhóm thi đua với nhau, GV yêu cầu các em thực hiện
việc hát bài hát đã học một cách hoàn chỉnh. Giáo viên đề ra những tiêu chí để
mỗi học sinh bên dưới lớp là một vị giám khảo đánh giá nhóm nhạc đó biểu diễn
bài hát như thế nào.
Ví dụ: Trò chơi “Tập làm nhóm nhạc GMC” sử dụng trong tiết 30 trong
phần: Ôn bài hát:”Hô-la-hê, Hô-la-hô”
- GV chuẩn bị nhạc đệm bài hát “Hô-la-hê, Hô-la-hô”
- Chia lớp thành hai dãy A và B, mỗi dãy chọn 4 HS tham gia trò chơi.
- Tiêu chí GV đưa ra để HS bên dưới nhận xét bao gồm như sau:
+ Hát đúng giai điệu, lời ca bài hát.
+ Thể hiện đung tính chất, sắc thái bài hát.
+ Biểu diễn bài hát sinh động, tươi vui.
*Trò chơi: “Chiếc đĩa hát”
+Mục đích:
- Giúp HS ghi nhớ giai điệu, lời ca các bài hát đã được học.
-Rèn luyện khả năng phản xạ nhanh.
+Chuẩn bị:
Chuẩn bị một chiếc đĩa quay, ở mỗi ô trên chiếc đĩa sẽ có một câu hát
quen thuộc học sinh đã được học.
+Hướng dẫn tổ chức chơi:
Giáo viên sẽ lấy tinh thần xung phong của học sinh. Giáo viên chọn 3 học
sinh tham gia trò chơi Giáo viên yêu cầu từng học sinh sẽ lần lượt thực hiện
quay chiếc đĩa. Học sinh quay trúng vào ô nào thì học sinh đó phải đoán xem đó
là bài hát nào và hát được bài hát có câu hát đó. Sau khi học sinh đó thực hiện
xong, giáo viên gọi những học sinh khác nhận xét kết quả. Nếu thực hiện đúng
yêu cầu thì được tuyên dương.
Ví dụ: Trò chơi “Chiếc đĩa hát” sử dụng trong những tiết ôn tập hoặc

những tiết ôn bài hát. Ví dụ sau đây được sử dụng trong phần ôn bài hát, tiết 23 :
Ôn bài hát: “Ngày đầu tiên đi học”.
- GV chuẩn bị một chiếc đĩa quay, mỗi ô có ghi một câu hát đã được học:
+ Ô 1:” Hạt sương long lanh nhẹ thấm trên vai…”
+ Ô 2: “Thắp đèn ta sẽ chơi trăng ngoài thềm… “
+ Ô 3: “Em bây giờ khôn lớn, vẫn nhớ về ngày xưa,..”
*Trò chơi:”Tập làm ca sĩ”
+ Mục đích:
7


- Giúp HS rèn luyện khả năng mạnh dạn, tự tin khi đứng trước tập thể.
- Khắc sâu hơn giai điệu, lời ca bài hát.
+ Chuẩn bị:
GV chuẩn bị nhạc đệm cho bài hát, một số phần quà.
+ Hướng dẫn tổ chức chơi:
Giáo viên sẽ yêu cầu học sinh đứng trước lớp biểu diễn trọn vẹn một ca
khúc được học trong chương trình. Giáo viên gọi tinh thần xung phong, mời
nhóm học sinh hoặc cá nhân lên biểu diễn bài hát trước lớp một trong những ca
khúc đã được học trong chương trình như: Tia nắng hạt mưa, Lá thuyền ước mơ,
… Sau khi các bạn trình bày xong phần biểu diễn của mình, giáo viên mời học
sinh – giám khảo đánh giá và lựa chọn ca sĩ nào hát hay nhất. Kết thúc trò chơi,
sẽ có phần quà cho nhóm hoặc cá nhân chơi.
Ví dụ: Trò chơi: “ Tập làm ca sĩ” sử dụng trong tiết 11: Ôn tập bài hát:
“Hành khúc tới trường”
- GV chuẩn bị nhạc đêm bài hát: “Hành khúc tới trường” và một số phần
quà nhỏ.
- GV chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn một HS lên biểu diễn trọn
vẹn bài hát “Hành khúc tới trường”.
* Trò chơi:”Cùng vẽ nên giai điệu”

+ Mục đích:
-Phát triển khả năng sáng tạo, trí tưởng tượng của HS.
-Khắc sâu hơn nội dung bài hát.
+ Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị băng đĩa có sẵn bài hát vừa học xong, một số phần quà
nhỏ.
+ Hướng dẫn cách chơi:
Giáo viên chia lớp thành 4 tổ, mỗi tổ sẽ cử ra một bạn có khả năng vẽ
nhanh nhất để tham gia trò chơi. Giáo viên yêu cầu học sinh lên bảng vẽ những
hình ảnh có trong bài hát vừa học xong. Trong thời gian là 5 phút, đội nào vẽ
nhanh và đẹp, được nhiều chi tiết có trong bài hát sẽ dành chiến thắng. Giáo
viên trao phần thưởng cho nhóm có bạn vẽ tốt nhất.
Ví dụ: Trò chơi: “Cùng vẽ nên giai điệu” sử dụng trong tiết 19-Học hát:
“Niềm vui của em”
-GV chuẩn bị đĩa nhạc có bài hát: “Niềm vui của em”
-GV chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm chọn 1 HS tham gia trò chơi. HS
lắng nghe bài hát xem trong bài hát có những hình ảnh gì và vẽ lên bảng (trong
bài Niềm vui của em có hình ảnh: ông mặt trời, mẹ, em bé, đàn chim, hoa, vầng
trăng, …)
.Các trò chơi sử dung trong phân môn Nhạc lý-tập đọc nhạc:
Tên trò chơi: Ô chữ thông minh, truyền thông tin, nốt nhạc nào biến
mất, những nốt nhạc xanh, hãy sáng tác âm nhạc.
*Trò chơi:”Ô chữ thông minh”,(Giải mã ô chữ, Vượt chướng ngại vật)
+Mục đích:
8


-Rèn luyện trí nhớ âm nhạc, khả năng phản xạ nhanh.
-Củng nội dung bài học.
+Chuẩn bị:

Giáo viên chuẩn bị ô chữ và những câu hỏi cho ô chữ đó.
+ Hướng dẫn tổ chức chơi:
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, tùy vào số ô chữ mà chia đều cho mỗi
nhóm, riêng ô chữ hàng dọc, nhóm nào có câu trả lời trước sẽ được quyền trả ô
chữ đó. Giáo viên cử 1 học sinh ghi lại số điểm hai nhóm đã đạt được, nhóm nào
cao điểm hơn sẽ được tuyên dương và phần thưởng.
Ví dụ: Trò chơi:”Giãi mã ô chữ” được sử dụng trong tiết 30:
- Ôn tập bài hát”Hô-la-hê, Hô-l
-Tập đọc nhạc: TĐN số 10”Con kênh xanh xanh”
- GV chuẩn bị ô chữ như sau:

N H A
C O N K
T A
N

C
E
P
H

S
N
Đ
A

V U A P H A
U
I
H

O C N H A C
C L A I

I

- GV đưa ra câu hỏi cho từng nhóm, sau khi học sinh trả lời, GV lần lượt
mở đáp án của từng ô chữ.
Câu hỏi:
1.Tính chất của bài hát”Hô-la-hê, Hô-la-hô” là gì?
2.Những người sáng tác những ca khúc hoặc những bản nhạc nổi tiếng
gọi là gì?
3.Hình ảnh này được nhắc đến trong bài TĐN số 10, đó là hình ảnh gì?
4.Để giúp cho việc học môn âm nhạc được tốt hơn ta cần rèn luyện kĩ
năng gì? 5.Dấu dùng để nhắc lại một đoạn nhạc hoặc một bản nhạc đó là dấu gì?
*Trò chơi:”Truyền thông tin”
+Mục đích:
-Khắc sâu hơn kiến thức môn học
-Luyện phản xạ nhanh.
+Chuẩn bị:
Bảng thông tin cho hai nhóm.
+ Hướng dẫn tổ chức chơi:
Học sinh sẽ phải đưa ra thông tin về nội dung kiến thức môn học, ví dụ:
Cao độ, cường độ, trường độ, âm sắc,…Sau đó truyền đạt những thông tin này
cho các bạn đông đội của mình. Người cuối cùng sẽ có nhiệm vụ viết lên bảng
những thông tin đã nhận được từ đồng đội.

9


Giáo viên cử một học sinh làm thư ký ghi lại kết quả. Có thể thực hiện trò

chơi theo nhóm hoặc cá nhân. Nếu chơi theo nhóm thì có thể chia nhóm thành
một hàng dọc từ trên xuống. Nhiệm vụ của mỗi nhóm là cử một bạn lên làm
nhóm trưởng để truyền thông tin. Các thông tin do giáo viên chuẩn bị và phát
cho các nhóm trưởng khi bắt đầu trò chơi. Nhóm trưởng có nhiệm vụ nắm chắc
thông tin và truyền đạt lại cho các thành viên của nhóm mình. Khi truyền thông
tin học sinh chỉ việc ngồi tại chỗ và quay đầu lại về phía sau để truyền lại thông
tin cho bạn mình. Người cuối cùng sẽ mang thông tin nhận được viết lên bảng
thật nhanh. Đáp án sẽ được thư ký ghi lại để đối chiếu. Kết thúc trò chơi, nhóm
nào có kết quả chính xác nhất và nhanh nhất nhóm đó sẽ thắng. Có những phần
quà trao cho nhóm thắng cuộc.
Ví dụ: Trò chơi: “Truyền thông tin” sử dụng trong tiết 13 trong phần TĐN
số 5 “Vào rừng hoa”
- GV chuẩn bị 4 bảng thông tin có ghi thông tin có trong bài TĐN số 5.
Các thông tin như sau: Về cao độ: Đô-rê-mi –sol-la-đô.
Về trường độ: Nốt đen, nốt trắng, nốt móc
Về kí hiệu: dấu nhắc lại.
- GV chia lớp thành 4 đội, chọn 4 nhóm trưởng sau đó tổ chức chơi.
*Trò chơi:”Nốt nhạc nào biến mất”
+ Mục đích:
-Rèn luyện trí nhớ âm nhạc.
-Phát triển tai nghe âm nhạc.
+Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị hai đến ba câu nhạc, đàn organ.
+ Hướng dẫn tổ chưc chơi:
Giáo viên chia lớp thành hai nhóm, mỗi nhóm sẽ lần lượt lắng nghe một
câu nhạc có trong bài tập đọc nhạc đã học. Giáo viên đàn câu nhạc bị mất đi hai
nốt nhạc và học sinh đoán xem nốt nào đã bị mất. Kết thúc trò chơi giáo viên
nhận xét kết quả, tuyên dương đội thắng cuộc.
Ví dụ: Trò chơi: “Nốt nào biến mất” sử dụng trong tiết 28 phần TĐN số 9
“Ngày đầu tiên đi học”

-GV chuẩn bị hai câu nhạc có trong bài TĐN số 9, mỗi câu mất hai đến 3
nốt nhạc sau đó hướng dẫn HS chơi.
*Trò chơi:”Những nốt nhạc xanh”
+Mục đích:
-Rèn luyện trí nhớ âm nhạc
-Nhận biết và ghi nhớ tên 7 nốt nhạc
+Chuẩn bị:
GV chuẩn bị 2 bảng phụ có kẻ sẵn khuông nhạc, gồm một số nốt nhạc
trong bài tập đọc nhạc đã học và có một số chỗ trống trên khuông nhạc. Một số
nốt nhạc được cắt sẵn.
+Hướng dẫn tổ chức chơi:

10


Chia lớp làm hai nhóm, mỗi nhóm chọn 2 bạn chơi. Trong thời gian 2
phút, học sinh phải dán được những nốt nhạc còn thiếu vào chỗ trống. Nhóm
nào dán đúng, chính xác sẽ dành chiến thắng.
Ví dụ: Trò chơi: “Những nốt nhạc xanh” sử dụng ở tiết 30 trong phần
TĐN số 10.
-GV chuẩn bị hai câu nhạc cho hai nhóm, mỗi câu thiếu 3 nốt nhạc (Có
trong bài TĐN số 10)
-Chọn mỗi nhóm 2 HS lên bảng tham gia trò chơi. HS nhanh chóng dán
những nốt nhạc còn thiếu vào trong câu nhạc. Đội nào dán nhanh sẽ dành phần
thắng.
*Trò chơi: “Hãy sáng tác âm nhạc”
+Mục đích
-Phát triển tính sáng tạo
-Rèn luyện tính mạnh dạn, tự tin.
+Chuẩn bị:

GV chuẩn bị một số câu nhạc để lấy ví dụ cho HS dễ hiểu.
+Cách chơi:
Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm tự sáng tác một câu nhạc ngắn, trong đó
có thể hiện một số ký hiệu nhạc lý đã được học. Sau đó, từng nhóm cử đại diện
thể hiện câu nhạc đó bằng tiếng la.
Ví dụ:Trò chơi: “Hãy sáng tác âm nhạc” sử dụng trong tiết 27 phần nhạc
lý: “Những kí hiệu thường gặp trong bản nhạc”.
-GV chia lớp thành 4 nhóm, mỗi nhóm sẽ thảo luận với nhau để sáng tác
ra một câu nhạc có sử dụng một trong số những kí hiệu nhạc lí đã học. Nhóm
nào thể hiện đúng và hay sẽ được tuyên dương
Các trò chơi sử dụng trong phân môn âm nhạc thường thức:
Tên trò chơi: Giải ô chữ ,tìm thông tin đúng nhất, ghép hình, nghe thấu
đoán nhanh.
*Trò chơi: “Giải ô chữ”.
+ Mục đích:
-Rèn luyện trí nhớ âm nhạc, luyện phản xạ nhanh.
-Khắc sâu hơn nội dung bài học
+Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị ô chữ theo nội dung phần âm nhạc thường thức đã
học, các câu hỏi tương ứng với từng ô chữ.
+ Hướng dẫn tổ chức chơi:
Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm, cử một học sinh làm thư ký ghi lại kế
quả. Cách chơi tương tự như trò chơi “Ô chữ thông minh”. Khi học sinh trả lời
chính xác thì ô chữ cũng được mở ra. Số lượng ô chữ phụ thuộc vào bài học.
Ví dụ: Trò chơi: “Ô chữ thông minh”sư dụng trong tiết 24 phần âm nhạc
thường thức:”Giới thiệu nhạc sĩ Mô Da”.
-GV chuẩn bị ô chữ như sau:

11



N
H
T

H

A

S O H

O

C

N D O N G

M O T N G O N
U
U N G

T

A

C

-GV chuẩn bị câu hỏi, cứ mỗi câu hỏi tương ứng với một ô chữ. Khi HS
tìm được lời giải đáp cho ô chữ thì GV tiến hành mở đáp án tương ứng ô chữ
đó.

* Câu hỏi:
1) 3 tuổi Môda có thể lặp lại tất cả các bản nhạc trên phím đàn dù chỉ
nghe qua một lần. Người ta gọi ông là gì?
2) Môn học mà Môda rất thích?
3) Môda đã biểu diễn kỹ thuật này trước sự khâm phục của mọi người, đó
là kỹ thuật nào?
4) Những bản nhạc nghĩ tại chỗ và biểu diễn ngay gọi là gi?
5) Lúc 5 tuổi ông đã sáng tác thể loại này?
*Trò chơi:” Tìm thông tin đúng nhất”
+ Mục đích:
-Giúp học sinh củng cố nội dung bài học.
-Rèn khả năng nhạy bén, nhanh nhẹn.
+Chuẩn bị:
Giáo viên chuẩn bị những thông tin về các nhạc sĩ hoặc những bài hát do
nhạc sĩ đó sáng tác trên bảng phụ.
+ Hướng dẫn tổ chức chơi:
Chia lớp thành hai nhóm, giáo viên yêu cầu học sinh hãy thật nhanh nối
cột A với cột B sao cho phù hợp để có được thông tin chính xác nhất.
Ví dụ: Trò chơi: “Tìm thông tin đúng nhất” sử dụng ở những tiết 31 phần
âm nhạc thường thức: “Nhạc sĩ Nguyễn Xuân Khoát và bài hát Lúa thu”. Giáo
viên có thể tìm những thông tin ở những tiết học trước giúp học sinh củng cố
kiến thức cũ.
Cột A:
1.Ông là nhạc sĩ miền Nam, là một trong những nhạc sĩ trong nền Tân
nhạc Việt Nam.
2.Bài hát gợi lên những hình ảnh những cánh chim bồ câu bay lượn như
muốn vui đùa cùng những em bé, đó là bài hát nào, tên tác giả bài hát.
3.Tác giả của bài hát “Quốc ca”
Cột B:
12



a.Văn Cao
b.Phạm Tuyên
c.Luá thu của Nguyễn Xuân Khoát.
Đáp án :-1.b
-2.c
-3.a
* Trò chơi: “Ghép hình”
+Mục đích:
-Phát triển khả năng quan sát và ghi nhớ
-Rèn luyện phản xạ nhanh
+Chuẩn bị:
Những mảnh ghép về hình ảnh Bác Hồ và các cháu thiếu nhi
+Hướng dẫn tổ chức chơi:
Lớp chia làm hai nhóm, mỗi nhóm cử ra hai bạn chơi. Giáo viên cho cả
lớp xem kỹ bức tranh vè Bác Hồ và các cháu thiếu nhi.Trong thời gian 3 phút,
học sinh của hai nhóm phải nhanh chóng hoàn thành bức tranh đó bằng cách
ghép những mảnh ghép đã cho sẵn. Nhóm nào ghép đẹp và nhanh hơn sẽ dành
chiến thắng.
Ví dụ: Trò chơi: “Ghép hình” sử dụng trong tiết 21 phần âm nhạc thường
thức -“Nhạc sĩ Phong Nhã và bài hát: “Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên
nhi đồng”
-GV chuẩn bị một số mảnh ghép về bức tranh Bác Hồ và các cháu thiếu
nhi.
-GV chia lớp thành hai dãy, mỗi dãy chọn 2 HS tham gia chơi.
*Trò chơi:”Nghe thấu đoán nhanh”
+Mục đích:
-Rèn luyện trí nhớ âm nhạc
-Phân biệt được một số nhạc cụ

-Mô phỏng được động tác biễu diễn của một số nhạc cụ
+Chuẩn bị:
Âm thanh một số nhạc cụ, tranh ảnh về tư thế biểu diễn của một số nhạc
cụ.
+Cách chơi:
Chia lớp làm 4 nhóm, mỗi nhóm chọn hai bạn tham gia chơi. Giáo viên
cho học sinh nghe các âm thanh của các loại nhạc cụtrên đàn. Nghe xong, trong
thời gian 2 phút, các nhóm ghi lại tên các nhạc cụ đã được nghe lên bảng. Sau
đó, giáo viên yêu cầu từng nhóm sẽ biểu diễn tư thế chơi một loại nhạc cụ nào
đó. Giáo viên nhận xét và tuyên bố nhóm thắng cuộc.
Ví dụ: Trò chơi: “Nghe thấu đoán nhanh” sử dụng trong tiết 14 phần âm
nhạc thường thức: “Sơ lược về một số nhạc cụ dân tộc phổ biến”.
-GV chuẩn bị một số phần quà
-GV chuẩn bị: Âm thanh của một số nhạc cụ và một số hình ảnh về tư thế
biểu diễn của các nhạc cụ đó: Sáo, đàn bầu, đàn tranh,…
-GV chia lớp thành 4 nhóm, các nhóm lắng nghe âm thanh của các loại
nhạc cụ và ghi lại lên bảng. Nhóm nào viết chính xác được tên các nhạc cụ và
13


thể hiện đúng tư thế biểu diễn nhạc cụ thì sẽ dành thắng. GV trao quà cho các
đội.
Thử nghiệm một số trò chơi trong chương trình âm nhạc lớp 6 tại
trường THCS Nguyệt Ấn:
Mục đích thử nghiệm:
-Thử nghiệm nhằm đánh giá chất lượng, hiệu quả của việc dạy và học âm
nhạc trên cơ sở lựa chọn và sử dụng một số trò chơi trong chương trình âm nhạc
lớp 6.
-Thử nghiệm nhằm kiểm tra tính khả thi và đúng đắn của giả thuyết khoa
học.

Nội dung thử nghiệm:
Tôi tiến hành thử nghiệm các tiết dạy có sử dụng một số tro chơi âm nhạc
trong chương âm nhạc 6: tiết 27, tiết 29 và tiết 30
Tiết 27: -Ôn bài hát:”Tia nắng hạt mưa”
-Tập đọc nhạc số 8
-Nhạc lý:Những ký hiệu thường gặp trong bản nhạc.
Trò chơi sử dụng:”Tập làm ca sĩ”,”Ô chữ thông minh”
Tiết 29: -Học hát:”Hô-la-hê, Hô-la-hô”
-Bài đọc thêm: Trống Đồng Thời Đại Hùng Vương.
Trò chơi sử dụng:”Tập làm vũ đoàn ABC”
Tiết 30: -Ôn bài hát:”Hô-la-hê, Hô-la-hô”
-Tập đọc nhạc số 10.
Trò chơi sử dụng:”Tập làm nhóm nhạc GMC”, “Giải mã ô chữ”.
4.Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm đối với hoạt động giáo dục với
bản thân đồng nghiệp và nhà trường:
Qua kết quả thu nhận được trong quá trình thử nghiệm, tôi nhận thấy tiết
dạy thử nghiệm có tổ chức trò chơi trong giờ học âm nhạc đạt hiệu quả cao, học
sinh tích cực, hứng thú trong học tập đồng thời vẫn thu nhận được kiến thức và
kỹ năng khi giáo viên giảng dạy. Nhờ có trò chơi mà học sinh khi học môn âm
nhạc có sự tập trung cao độ đối với môn học. Học sinh chú ý có chủ định vào
phần trình bày của giáo viên về kiến thức và cách chơi trò chơi. Lớp học sôi nổi
và tất cả các em đều được tham gia hoạt động cả về thể chất lẫn tinh thần. Các
em hăng hái vào hoạt động học tập, tinh thần thoải mái. Việc sử dụng trò chơi
trong dạy học âm nhạc đã làm tăng kết quả học tập của học sinh hơn rất nhiều.
Điều đó cũng đã được chứng minh qua kết quả bài kiểm tra của học sinh.
Như vậy có thể khẳng định biện pháp mà tôi đưa ra là hợp lý và có tính
khả thi, không những thực hiện được mục tiêu đề ra mà còn góp phần nâng cao
chất lượng, hiệu quả việc học môn âm nhạc trong trường THCS. Qua kết quả
quan sát, điều tra, trao đổi tôi nhận thấy được học sinh thật sự yêu thích tiết âm
nhạc có tổ chức trò chơi, đó là bước đầu tiên tôi mong đợi. Tuy nhiên, để giúp

cho việc dạy học có tổ chức trò chơi được duy trì lâu dài và đạt hiệu quả cao hơn
thì giáo viên phải có sự kiên trì và cố gắng, biết sáng tạo trò chơi phong phú,

14


thường xuyên học hỏi kiến thức về tổ chức trò chơi dạy học,… Thì tin rằng chất
lượng dạy và học môn âm nhạc sẽ ngày càng được nâng cao hơn rất nhiều.
Sau khi giảng dạy và thử nghiệm một số trò chơi trong giờ học tôi đã khảo sát và
thu được kết quả như sau:
Lớp
6a1
số hs thích học
33
số hs không thích học 0

6a2
37
0

6a3
37
0

6a4
36
0

Qua kết quả khảo sát cho thấy đa số học sinh cho rằng việc sử dụng trò chơi
trong giờ học âm nhạc là vô cùng cần thiết.Điều đó cho thấy các dạy cũ chưa

gây được hứng thú cho học sinh,đa số các em đề đánh giá cao việc sử dụng trò
chơi trong giờ học âm nhạc.Kết quả đó đã cho thấy việc sử dụng trò chơi trong
giờ dạy âm nhạc
Tiếp tục với việc kiểm chứng kết quả đối với học sinh bằng cách làm bài
kiểm tra về những kiến thức đã học cho học sinh nhằm tìm hiểu kết quả tiếp thu
nội dụng bài học của các em.
Điểm
điểm 6
điểm 7
điểm 8
điểm 9
điểm 10
Số hs đạt điểm
10
30
35
25
40
Chiếm %
7%
21%
24%
17%
31%
Đa số học sinh hiểu bài và yêu thích môn học hỗ trợ học các môn khác tốt
hơn. điều đó cho thấy đưa trò chơi vào dạy học không chỉ gây hứng thú mà còn
khắc sâu được kiến thức bộ môn cho học sinh.
Đối với bản thân tôi sáng kiến kinh nghiệm tôi đưa ra mong muốn góp phần
đóng góp ý kiến vơi các đồng nghiệp.mong muốn nhà trường luôn tạo điều kiện
giúp đỡ tôi giảng dạy ngày càng tốt hơn trau dồi nhiều kiến thức hơn nữa .Tôi

luôn nâng cao kiến thức góp phần cùng thi đua với nhà trường để luôn vươn xa
hơn nữa.
III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1.Kết luận:
Bước đầu tập dượt SKKN“Bước đầu thử nghiệm một số trò chơi trong
chương trình âm nhạc lớp 6 trường THCS Nguyệt Ấn”, từ những kết quả
nghiên cứu trên đây chúng tôi xin được rút ra một số kết luận sau:
Cùng với sự phát triển của đất nước và sự phát triển như vũ bão của khoa
học công nghệ hiện nay luôn đòi hỏi nghành giáo dục phải đào tạo ra nhưng con
người có tri thức thực sự, có kinh nghiệm lao động và khả năng tư duy sáng tạo.
Chính vì vậy, vấn đề đổi mới phương pháp nhằm giúp người học có thể phát huy
tính tích cực, khả năng tư duy, tìm tòi, sáng tạo là điều hết sức quan trọng và cấp
thiết.
Hiện nay, việc giảng dạy môn Âm nhạc trong các trường THCS đã được
phổ cập rộng rãi.
15


Việc đổi mới phương pháp dạy học âm nhạc đang là vấn đề còn tương đối
mới mẻ. Cùng với việc đổi mới chương trình cải cách hiện nay vẫn còn tồn đọng
những vấn đề đang và sẽ từng bước khắc phục nhằm đảm bảo cung cấp cho học
sinh đạt tới một “trình độ âm nhạc nhất định”. Đồng thời góp phần tích cực vào
mục tiêu phát triển và hoàn thiện nhân cách con người.
Chính vì vậy, người làm công tác giáo dục âm nhạc giữ một vai trò quan
trọng trong quá trình đào tạo và phát triển con người. Do vậy, đòi hỏi người giáo
viên phải có một trình độ tri thức chung và kiến thức chuyên môn chuẩn mực
nhất định, đồng thời nắm vững và vận dụng linh hoạt các phương pháp-biện
pháp vào quá trình giảng dạy của mình.
Đối với tất cả các môn học nói chung và môn âm nhạc nói riêng, việc tổ
chức trò chơi sẽ giúp học sinh năng động hơn, tích cực hơn trong giờ học. Từ

những trò chơi thú vị nhưng bổ ích đó học sinh tiếp thu và lĩnh hội kiến thức
một cách tự tin hơn và dễ dàng hơn. Giờ học trở nên sinh động, hấp dẫn hơn,
đồng thời trò chơi còn tạo động lực khiến học sinh không cảm thấy chán nản
nhưng thích thú và có lòng yêu thích đối với môn học. Chính trong trò chơi, các
em tìm thấy niềm vui được cùng bạn bè khám phá kiến thức, các em được tự do
và không bị ghò bó khi tiếp thu nội dung bài học. Như vậy, trò chơi sẽ là
phương tiện hữu hiệu nếu người giáo viên biết cách lựa chọn và vận dụng một
cách linh hoạt thì lúc ấy tác dụng của trò chơi sẽ được phát huy một cách tích
cực hơn rất nhiều.
Có thể nói, việc sử dụng trò chơi là một trong những cách thức có ưu thế
trong quá trình giảng dạy môn âm nhạc cho học sinh. Vì nó kích thích khả năng
tư duy của học sinh, giúp các em cảm thấy hứng thú hơn trong quá trình học tập
từ đó mang lại kết quả cao đối với môn học. Hơn nữa, việc sử dụng trò chơi
trong dạy học môn âm nhạc giúp các em tiếp thu, lĩnh hội kiến thức âm nhạc
một cách tốt nhất mà không cảm thấy căng thẳng và chán nản. Qua đề tài nghiên
cứu việc sử dụng một số trò chơi trong dạy học âm nhạc lớp 6, đề tài đã có một
số đóng góp sau:
-Đề tài đã nêu lên được tầm quan trọng và ý nghĩa của trò chơi trong quá
trình dạy học, cách lựa chọn và sử dụng trò chơi sao cho phù hợp với lứa tuổi và
đặc điểm tâm sinh lý của học sinh để có thể sử dụng trò chơi trong việc dạy học
âm nhạc một cách phù hợp và hiệu quả.
-Đề tài đã đưa ra được hệ thống một số trò chơi đã được sáng tạo và sưu
tầm. có thể sử dụng riêng cho từng phân môn:
+Phân môn học hát: Tập làm nhóm nhạc GMC, tập làm ca sĩ, chiếc đĩa
hát, cùng vẽ nên giai điệu.
+Phân môn nhạc lý-Tập đọc nhạc: Ô chữ thông minh, truyền thông tin,
nốt nhạc nào biến mất, những nốt nhạc xanh, hãy sáng tác âm nhạc.
+Phân môn âm nhạc thường thức: Giải ô chữ, tìm thông tin đúng nhất,
nghe thấu đoán nhanh.
Trên cơ sở những trò chơi đó, giáo viên có thể sáng tạo ra những trò chơi

mới nhằm phục vụ tốt hơn cho việc dạy và học âm nhạc.
16


Kết quả thử nghiệm đã khẳng định việc sử dụng trò chơi trong giờ học âm
nhạc là việc làm cần thiết và quan trọng. Trò chơi đã giúp học sinh thêm yêu
thích môn âm nhạc, các em cảm thấy hứng thú và hoạt động tích cực hơn trong
giờ học từ đó dẫn đến việc lĩnh hội những kiến thức, kỹ năng âm nhạc được dễ
dàng hơn. Vì thế, đề tài cũng đã góp phần tích cực trong việc nâng cao chất
lượng dạy và học môn âm nhạc.
2.Kiến nghị:
a.Về phía nhà trường :
-Thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn để bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho các giáo viên âm nhạc, đặc biệt chú trọng bồi dưỡng kiến thức, kỹ
năng về việc sử dụng trò chơi trong dạy học âm nhạc.
-Tổ chức các cuộc thi sáng tạo và thiết kế trò chơi trong dạy học âm nhạc.
-Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị trường học: Phòng học chuyên
môn, đồ dùng và phương tiện dạy học môn âm nhạc,..
b.Về phía giáo viên đảm trách bộ môn:
-Giáo viên cần thường xuyên tìm tòi để đọc, tham khảo những tài liệu về
lý luận và phương pháp tổ chức trò chơi nhằm phục vụ tốt hơn cho quá trình dạy
học âm nhạc.
Xã hội ngày càng phát triển lớn mạnh, nước ta coi giáo dục là quốc sách
hàng đầu và giáo dục nghệ thuật, trong đó có giáo dục âm nhạc trở thành nội
dung bắt buộc. Giáo dục âm nhạc giúp các em lấy lại cân bằng, hài hòa về thể
chất, góp phần hình thành nhân cách.
Là một giáo viên sư phạm, một giáo viên âm nhạc, tôi nhận thấy trách
nhiệm quan trọng của mình trong việc phát triển nhân cách cho học sinh. Mỗi
giáo viên sư phạm cần đóng công sức của mình vào công cuộc đổi mới giáo dục
nói chung và giáo dục âm nhạc nói riêng bằng những việc làm thiết thực, cụ thể

hóa những yếu tố đó bằng những tiết học hấp dẫn, bổ ích, vận dụng một số trò
chơi trong dạy học âm nhạc nhằm gây hứng thú cho học sinh trong quá trình
học tập và giúp cho kết quả học tập môn âm nhạc ngày càng đạt chất lượng cao
hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ Thanh Hóa, ngày 08 tháng 4 năm 2016
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Người viết

Phạm Thị An

17



×