Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

Hoa hoc THCS nguyen dinh thuc THCS nguyet an ngoc lac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.21 MB, 22 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trên tinh thần Nghị quyết 29 - NQ/TƯ về đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo. Năm học 2014-2015, Bộ GD&ĐT chỉ đạo các cơ sở giáo dục
khuyến khích giáo viên dạy học theo hướng “tích hợp,liên môn". Do yêu cầu của
mục tiêu dạy học phát triển năng lực học sinh,đòi hỏi phải tăng cường yêu cầu
học sinh vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn. Khi giải
quyết một vấn đề trong thực tiễn, bao gồm cả tự nhiên và xã hội, đòi hỏi học
sinh phải vận dụng kiến thức tổng hợp, liên quan đến nhiều môn học. Vì vậy,
dạy học cần phải tăng cường theo hướng tích hợp liên môn.
Môn hóa học là bộ môn khoa học gắn liền với tự nhiên, đi cùng đời sống
của con người. Việc học tốt bộ môn hóa học trong nhà trường sẽ giúp học sinh
hiểu được rõ về cuộc sống, những biến đổi vật chất trong cuộc sống hàng ngày.
Từ những hiểu biết này giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ tài nguyên thiên
nhiên rất hạn chế của Tổ quốc, đồng thời biết làm những việc bảo vệ môi trường
sống trước những hiểm họa về biến đổi khí hậu do con người gây ra trong thời
kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nhằm tạo dựng một cuộc sống ngày càng tốt
đẹp hơn.
Môn hóa học trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản, tối thiểu để
học sinh khỏi bỡ ngỡ trong các tình huống gặp phải trong tự nhiên, trong cuộc
sống. Từ đó lý giải được các hiện tượng kỳ bí, bài trừ mê tín dị đoan.
Môn hóa học là bộ môn khoa học nghiên cứu về chất, sự biến đổi về chất,
những biến đổi vật chất trong tự nhiên. Ngày nay các nước trên thế giới, việc
giảng dạy bộ môn hóa học rất được coi trọng. Môn hóa học được đầu tư trang bị
các thiết bị dạy học đầy đủ, hiện đại, con người được bố trí phụ trách phòng thiết
bị (đủ biên chế), phù hợp với mục tiêu, yêu cầu giảng dạy bộ môn, phù hợp cấp
học, bậc học, đồng thời đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa, được cập nhật thông
tin đầy đủ, kịp thời. Trong thực tế giảng dạy, với năng lực cụ thể của từng giáo
viên, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học, đặc biệt là các
thao tác thực hiện kỹ thuật thực hành trong từng bài cụ thể, thí nghiệm chứng
minh, thí nghiệm biểu diễn, thí nghiệm thực hành.
Bộ môn hóa học là bộ môn được coi là bộ môn khó đối với học sinh,


nhưng nếu tạo cho học sinh hứng thú khi học bài trên lớp ...thì việc học môn hóa
học lại trở nên nhẹ nhàng bằng cách cho học sinh nắm chắc các kiến thức cơ
bản, sát với thực tế đời sống, sản xuất, đáp ứng được các yêu cầu cơ bản của nhu
cầu lao động sản xuất và tiếp tục học lên cao của học sinh. Vì vậy người giáo
viên đóng một vai trò quan trọng trong chất lượng giảng dạy nói chung, trong
giảng dạy bộ môn hóa học nói riêng. Từ thực tế giảng dạy bộ môn hóa học trong
những năm gần đây ở bậc học THCS và đặc biệt với tinh thần đổi mới nội dung
và phương pháp dạy học chuẩn bị cho thay sách giáo khoa cấp THCS. Tôi chọn
đề tài : “Dạy học tích hợp phát triễn năng lực học sinh trong môn hóa học ở
cấp THCS

1


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I.Cơ sở lí luận của vấn đề.
Để chuẩn bị cho năm học 2014-2015, vừa qua Bộ GD&ĐT cũng đã tập
huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định
hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng các chủ đề dạy
học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với phương pháp
dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa phương, nhà
trường. Bên cạnh tập huấn giáo viên cốt cán, nơi tập huấn giáo viên tốt nhất
chính là ở tổ bộ môn và trên lớp trong từng nhà trường. Nội dung sinh hoạt
tổ,nhóm chuyên môn và tham gia diễn đàn trên mạng về đổi mới phương pháp
dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh trong
trường THCS. Mục đích là để nâng cao chất lượng dạy và học, tập trung vào
thực hiện đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh giá theo định hướng
phát triển năng lực học sinh, đồng thời giúp cho cán bộ quản lý, giáo viên bước
đầu chủ động lựa chọn nội dung, xây dựng các chủ đề dạy học trong mỗi môn
học và các chủ đề tích hợp, liên môn. Mặt khác xây dựng kế hoạch dạy học phù

hợp với các chủ đề theo hình thức, phương pháp, kỹ thuật dạy học và kiểm tra
đánh giá theo hướng phát triển năng lực học sinh, tạo tiền đề tích cực cho việc
triển khai thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông
sau năm 2015.
Dạy học tích hợp có nghĩa là đưa những nội dung giáo dục có liên quan
vào quá trình dạy học các môn học .Còn dạy học liên môn là phải xác định các
nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều môn học để dạy học, tránh việc
học sinh phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác
nhau. Điều quan trọng là dạy học nhằm phát triển năng lực học sinh đòi hỏi
phải tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và sáng tạo cho học sinh, mà các
hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài lớp, trong trường, ngoài
trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt động thực hành và ứng
dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.Trước hết, các chủ đề liên
môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn đối với học sinh, có ưu
thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học các chủ đề tích
hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải
quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ kiến thức một cách máy móc.
Điều quan trọng hơn là các chủ đề tích hợp, liên môn giúp cho học sinh không
phải học lại nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau,
vừa gây quá tải, nhàm chán, vừa không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như
khả năng ứng dụng của kiến thức tổng hợp vào thực tiễn. Với việc đổi mới
phương pháp dạy học hiện nay, vai trò của giáo viên không còn là người truyền
thụ kiến thức mà là người tổ chức, kiểm tra, định hướng hoạt động học của học
sinh cả ở trong và ngoài lớp học, vì vậy, giáo viên các bộ môn liên quan có điều
kiện và chủ động hơn trong sự phối hợp, hỗ trợ nhau trong dạy học. Như vậy,
dạy học theo các chủ đề liên môn không những giảm tải cho giáo viên trong việc
2


dạy các kiến thức liên môn trong môn học của mình mà còn có tác dụng bồi

dưỡng, nâng cao kiến thức và kĩ năng sư phạm cho giáo viên, góp phần phát
triển đội ngũ giáo viên bộ môn hiện nay thành đội ngũ giáo viên có đủ năng lực
dạy học kiến thức liên môn, tích hợp.
II. Thực trạng của vấn đề.
1. Thực trạng chung.
Mặc dù bộ giáo dục và đào tạo, sở giáo dục đã triễn khai đến các huyện và
tổ chức tập huấn giáo viên về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra, đánh
giá theo định hướng phát triển năng lực học sinh, trong đó tập trung xây dựng
các chủ đề dạy học trong mỗi môn học và chủ đề tích hợp, liên môn phù hợp với
phương pháp dạy học tích cực và phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của địa
phương, nhà trường nhưng thực tế khi dạy học ở trường nhiều giáo viên do tâm
lí nên ngại đổi mới phương pháp dạy học vẫn sử dụng phương pháp cũ vì thời
gian đầu khi áp dụng phương pháp dạy học tích hợp liên môn sẽ gặp những khó
khăn do việc phải tìm hiểu sâu hơn những kiến thức thuộc các môn học khác,
mặt khác hiện nay về tài liệu dạy học tích hợp liên môn chưa có hoặc chưa phổ
biến nên muốn áp dụng phương pháp này đòi hỏi người giáo viên phải đầu tư
nhiều cồng sức và thời gian để nghiên cứu các tài liệu bộ môn liên quan để biên
soạn thành chủ đề dạy học.
2. Thực trạng dạy học bộ môn hóa học ở trường THCS Nguyệt ấn.
Về phía nhà trường hiện tại nhà trường vẫn còn thiếu những trang thiết bị
cần thiết cho dạy và học như phòng học, phòng thực hành, số lượng học sinh
trong một lớp còn quá đông nên việc triễn khai các phương pháp dạy học mới
còn gặp nhiều khó khăn.
Về phía giáo viên : Số lượng giáo viên bộ môn hóa học trong mỗi trường
là không nhiều nên thiếu đi những ý kiến góp ý hay cho giáo viên.
Về phía học sinh năm lớp 8 các em lần đầu được làm quen và học tập bộ
môn hóa học nên gặp không ít những khó khăn, mặt khác do lâu nay các em vẫn
đang học theo các phương pháp cũ nên rất thụ động chưa sáng tạo do đó giáo
viên chưa phát huy hết được các năng lực của học sinh.
Đầu năm học 2014-2015 tôi được nhà trường giao nhiện vụ dạy bộ môn

hóa học khối 8 và khối 9 tôi đã cho các lớp 8A1,8A2 làm bài khảo sát kết quả
được thể hiện qua bảng sau:
Lớp Số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu - kém
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A1

40

0

0


8

20

24

60

8

20

8A2

42

0

0

5

11,9

25

59,5

12


28,6

Kết quả trên là do các nguyên nhân sau:
Về phía giáo viên trong các năm học trước chưa thật sự đầu tư cho
chuyên môn, Phương pháp tổ chức dạy học trên lớp chưa thật hiệu quả , việc
3


phối hợp giữa các giáo viên bộ môn chưa tốt. Từ những thực trạng trên tôi đã
mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích hợp liên môn
phát triễn năng lực học sinh và áp dụng với học sinh trường THCS Nguyệt Ấn
nơi tôi công tác.
III. Giải pháp và tổ chức thực hiện.
Căn cứ vào mục tiêu giảng dạy bộ môn hóa học ở trường THCS theo
chương trình SGK mới tôi đã thực hiện tại trường THCS Nguyệt Ấn như sau:
1. Về kiến thức.
* Học sinh có một hệ thống kiến thức phổ thông, cơ bản, ban đầu về hóa học bao
gồm:
- Hệ thống khái niệm hóa học cơ bản.
- Các kiến thức cơ bản về một số hợp chất vô cơ, hữu cơ quan trọng.
- Học sinh có được một số kiến thức cơ bản, kỹ thuật tổng hợp về nguyên liệu,
sản phẩm, quá trình hóa học, thiết bị sản xuất hóa học và bảo vệ môi trường.
2. Về kỹ năng.
* Học sinh có được một số kỹ năng phổ thông, cơ bản, thói quen làm việc khoa
học đó là:
- Kỹ năng cơ bản, tối thiểu làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm.
Biết cách làm việc khoa học, biết tổ chức hoạt động để chiếm lĩnh khoa học, kỹ
thuật.
- Có kỹ năng giải các bài tập định tính, định lượng.

- Biết vận dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực tiễn.
3. Về thái độ, tình cảm.
- Giáo dục học sinh lòng say mê bộ môn hóa học.
- Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi vật chất, phê phán sự mê tín
dị đoan, thấy được sức mạnh của tri thức con người.
- Học sinh có ý thức tuyên truyền, vận dụng những tiến bộ khoa học trong đời
sống hàng ngày.
- Học sinh có những phẩm chất, thái độ cần thiết trong cuộc sống.
4. Các năng lực hướng tới.
Trong chương trình giáo dục phổ thông, mỗi môn học đều có đặc thù
riêng và có thế mạnh để hình thành và phát triển đặc thù của môn học. Và trong
môn Hóa học bao gồm 6 năng lực đặc thù:
4.1. Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học.
Qua các bài học, học sinh sẽ nghe và hiểu được nội dung các thuật ngữ
hóa học, danh pháp hóa học và các biểu tượng hóa học (kí hiệu, hình vẽ, mô
hình cấu trúc các phân tử các chất, các liên kết hóa học). Các em sẽ viết và biểu
diễn đúng công thức hóa học của các hợp chất vô cơ và các hợp chất hữu cơ các
dạng công thức, đồng đẳng đồng phân.
4.2. Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học.
Năng lực này bao gồm các năng lực tiến hành thí nghiệm, sử dụng và vận
dụng thí nghiệm; năng lực quan sát, mô tả, giải thích các hiện tượng tự nhiên.
Học sinh được yêu cầu mô tả và giải thích được các hiện tượng thí nghiệm và
4


rút ra những kết luận về tính chất của chất. Các bài học sẽ giúp các em sử dụng
thành thạo các đồ dùng thí nghiệm. Các em sẽ tiến hành lắp đặt các bộ dụng cụ
cần thiết cho từng thí nghiệm, hiểu được tác dụng của từng bộ phận, biết phân
tích sự đúng sai trong cách lắp. Tiếp theo, các em sẽ tiến hành độc lập các thí
nghiệm nghiên cứu, tìm kiếm và thu được những kiến thức cơ bản để hiểu biết

giới tự nhiên và kĩ thuật. Thông qua các bài học, các em sẽ mô tả rõ ràng cách
tiến hành thí nghiệm. Mô tả chính xác các hiện tượng thí nghiệm, giải thích một
cách khoa học các hiện tượng thí nghiệm đã xảy ra và viết được các phương
trình hóa học và rút ra được những kết luận cần thiết.
4.3. Năng lực tính toán.
Thông qua các bài tập hóa học sẽ hình thành năng lực tính toán cho học
sinh. Các em sẽ có thể vận dụng thành thạo phương pháp bảo toàn (bảo toàn
khối lượng, bảo toàn điện tích, bảo toàn electron..) trong việc tính toán giải các
bài toán hóa học. Học sinh còn có thể sử dụng thành thạo phương pháp đại số
trong toán học và mối liên hệ với các kiến thức hóa học để giải các bài toán hóa
học. Đồng thời sử dụng hiệu quả các thuật toán để biện luận và tính toán các
dạng bài toán hóa học.
4.4. Năng lực giải quyết các vấn đề thông qua môn hóa học.
Qua quá trình học tập trên lớp, học sinh sẽ phân tích được tình huống,
phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập, trong cuộc sống.Các
em sẽ thu thập và làm rõ các thông tin có liên quan đến vấn đề. Đề xuất và phân
tích được một số giải pháp giải quyết vấn đề, lựa chọn được giải pháp phù hợp.
Môn Hóa sẽ giúp các em học sinh thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn
đề, suy ngẫm về cách thức và tiến trình giải quyết vấn đề để điều chỉnh và vận
dụng trong bối cảnh mới.
4.5. Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
Quá trình học tập sẽ giúp học sinh có năng lực hệ thống hóa kiến thức,
phân loại kiến thức hóa học, hiểu rõ đặc điểm, nội dung, thuộc tính của loại kiến
thức hóa học đó. Khi vận dụng kiến thức chính là việc lựa chọn kiến thức một
cách phù hợp với mỗi hiện tượng, tình huống cụ thể xảy ra trong cuộc sống, tự
nhiên và xã hội. Học sinh sẽ định hướng được các kiến thức hóa học một cách
tổng hợp và khi vận dụng kiến thức hóa học phải ý thức rõ ràng về loại kiến thức
hóa học đó được ứng dụng trong các lĩnh vực gì, ngành nghề gì trong cuộc sống.
Đồng thời tìm mối liên hệ và giải thích được các hiện tượng trong tự nhiên và
các ứng dụng của hóa học trong cuộc sống và trong các lĩnh vực đã nêu trên dựa

vào các kiến thức hóa học và kiến thức liên môn khác. Thêm vào đó, các em sẽ
chủ động sáng tạo lựa chọn phương pháp, cách thức giải quyết vấn đề. Có năng
lực hiểu biết và tham gia thảo luận về các vấn đề hóa học liên quan đến cuộc
sống thực tiễn và bước đầu biết tham gia nghiên cứu khoa học để giải quyết các
vấn đề đó.
4.6. Năng lực sáng tạo.
Môn Hóa học sẽ giúp học sinh đề xuất được câu hỏi nghiên cứu cho một
vấn đề hay chủ đề học tập cụ thể, đề xuất giả thuyết nghiên cứu phù hợp với câu
5


hỏi nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo. Học sinh sẽ đề xuất phương án
thực nghiệm tìm tòi để kiểm chứng giả thuyết nghiên cứu, thực hiện phương án
thực nghiệm. Sau đó, các em sẽ xây dựng báo cáo kết quả nghiên cứu và trình
bày kết quả nghiên cứu một cách khoa học, sáng tạo.
* Các hoạt động cụ thể:
Tên chủ đề: Dạy học tích hợp các môn học : sinh học, hóa học, địa lí, công
nghệ, giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục công dân thông qua bài “
NƯỚC" hóa học 8
I. Mục tiêu của chủ đề:
1.Kiến thức của các môn học sẽ đạt được trong chủ đề:
- Môn sinh học: Vai trò của nước trong cơ thể người và trong đời sống sinh hoạt.
- Môn hóa học: Thành phần hóa học của hợp chất nước gồm 2 nguyên tố là H và
O. Chúng hóa hợp với nhau theo tỷ lệ thể tích là 2 phần Hidro và 1 phần oxi
theo tỷ lệ khối lượng là 8:1. Công thức hóa học của nước, tính chất vật lí, tính
chất hóa học của nước.
-Môn địa lí :Vấn đề nước ngọt ở các quốc gia trên thế giới.
- Môn công nghệ : Quy trình trồng lúa nước.
- Giáo dục môi trường: Nhiều nguồn nước ngọt trên trái đất đang bị ô nhiễm
nặng do chát thải sinh hoạt, sử dụng phân bón và chất bảo vệ thực vật không hợp

lí trong sản suất nông nghiệp, chất thải công nghiệm gây ảnh hưởng đến sức
khỏe con người và là nguyên nhân làm biến đổi khí hậu.
- Môn giáo dục công dân : Xử lí tình huống gặp phải liên quan đến bảo vệ môi
trường.
2. Kĩ năng:
Học sinh cần có năng lực vận dụng những kiến thức liên môn: sinh học,
hoá học, tích hợp giáo dục môi trường, địa lí, công nghệ, giáo dục công
dân thông qua bài “ nước-hóa học 8”.
3. Thái độ:
Có ý thức tích cực trong hoạt động, độc lập tư duy và hợp tác nhóm.
Biết vận dụng linh hoạt các kiến thức trong bài học vào giải quyết các vấn đề
trong thực tiễn.
4. Ý Nghĩa của chủ đề:
Gắn kết kiến thức, kĩ năng , thái độ các môn học với nhau, với thực tiễn
đời sống xã hội , làm cho học sinh yêu thích môn học hơn và yêu cuộc sống.
Biết vận dụng các kiến thức để giải quyết các vấn đề xảy ra trong thực tế từ đó
tự xây dựng ý thức và hành động cho chính bản thân.
Qua việc thực hiện chủ đề trên sẽ giúp giáo viên bộ môn không chỉ nắm
chắc kiến thức bộ môn mình dạy mà còn không ngừng trao dồi kiến thức các
môn học khác để tổ chức, hướng dẫn các em giải quyết các tình huống, vấn đề
đặt ra trong môn học một cách nhanh và hiệu quả.
Cụ thể qua chủ đề này học sinh không chỉ nắm được công thức hóa học,
tính chất vật lí, tính chất hóa học mà còn thấy được vai trò quan trọng của nước,

6


nắm được nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước, nêu được những biện pháp
bảo vệ môi trường nước ở cấp độ vi mô và vĩ mô.
II.Chuẩn bị của thầy và trò trong chủ đề:

1. Giáo viên :
- Máy chiếu, máy ảnh. bảng phụ, bút dạ.
- Hóa chất : Na, Quỳ tím, P đỏ, CaO,H2O
- Dụng cụ : Đèn cồn, Cốc thủy tinh 2 cái loại 250 ml, phễu, ống nghiệm,lọ thủy
tinh nút nhám đã thu sẵn khí O2, môi sắt.
Phân công học sinh chuẩn bị bài từ tiết trước. theo 5 nhóm học tập
2. Học sinh:
Siêu tầm tranh ảnh các kiến thức về các nội dung như sau:
Nhóm I : Vai trò của nước trong cơ thể người và trong đời sống sinh hoạt.
Nhóm II: Quy trình trồng lúa nước ở Việt Nam.
Nhóm III : Công thức hóa học, tính chất vật lí, tính chất hóa học của nước.
Nhóm IV: Vấn đề nước ngọt của các quốc gia trên thế giới
Nhóm V: Chất thải sinh hoạt, sử dụng phân bón và chất bảo vệ thực vật không
hợp lí,chất thải công nghiệp đối với nguồn nước ngọt.
III. Phương pháp.
Hoạt động nhóm, thí nghiệm, quan sát, thuyết minh, phân tích, đóng
vai(sử lí tình huống)
IV. Tổ chức hoạt động chủ đề:
Bài học được tiến hành trong hai tiết.
Tiết 1: Mục I và II.
Tiết 2: Mục III và mục IV.
Giáo án cụ thể.
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: Qua bài học học sinh biết được.
- Thành phần định tính và định lượng của nước.
- Tính chất của nước: Nước hòa tan được nhiều chất, nước phản ứng với nhiều
chất ở điều kiện thường như kim loại ( Na, Ca, K…), oxit bazơ ( CaO, Na 2O,
BaO…), oxit axit ( P2O5, SO2…).
-Vai trò của nước trong đời sống và trong sản xuất, sự ô nhiễm nguồn nước và
cách bảo vệ nguồn nước, sử dụng tiết kiệm nước sạch.

2. Kĩ năng:
Quan sát thí nghiệm hoặc hình ảnh rút ra được nhận xét về thành phần của
nước.
Viết được PTHH minh họa tính chất hóa học của nước.
Biết sử dụng giấy quỳ tím để nhận biết một số dung dịch axit, bazơ cụ thể.
Nhận biết các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung,
và môi trường nước nói riêng.
Biết quý trọng và sử dụng nguồn nước tiết kiệm.
3. Thái độ:

7


Học sinh có ý thức và tích cực trong bài học, thông qua đó các em yêu
thích hơn môn hóa học, cũng như các môn sinh học, địa lí, công nghệ, giáo dục
công dân..
4. Các năng lực hướng tới:
- Năng lục sử dụng ngôn ngữ hóa học.
- Năng lực nghiên cứu và thực hành hóa học,
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào cuộc sống.
- Năng lục sáng tạo.
II.Chuẩn bị của thầy và trò:
1. Giáo viên :
- Máy chiếu, máy ảnh. bảng phụ, bút dạ.
- Hóa chất : Na, Quỳ tím, P đỏ, CaO, H2O.
- Dụng cụ : Đèn cồn, Cốc thủy tinh 2 cái loại 250 ml: phễu, ống nghiệm,lọ thủy
tinh nút nhám đã thu sẵn khí O2, môi sắt
Phân công học sinh chuẩn bị bài từ tiết trước theo 5 nhóm học tập
2. Học sinh:

Siêu tầm tranh ảnh hoặc các slide cóp vào USB các kiến thức về các nội
dung như sau:
Nhóm I : Vai trò của nước trong cơ thể người và trong đời sống sinh hoạt.
Nhóm II: Quy trình trồng lúa nước ở Việt Nam.
Nhóm III : Công thức hóa học, tính chất vật lí, tính chất hóa học của nước.
Nhóm IV: Chất thải sinh hoạt, sử dụng phân bón và chất bảo vệ thực vật không
hợp lí, chất thải công nghiệp đối với nguồn nước ngọt.
Nhóm V: Vấn đề nước ngọt của các quốc gia trên thế giới.
III. Tổ chức hoạt động dạy học:
1. Ổn định lớp.
2.Bài mới.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
- Giáo viên : Hôn nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự liên quan
giữa các môn học : hóa học, sinh học, địa lí.....vậy đó là
chủ đề gì?
- GV: chiếu một số hình ảnh, HS dự đoán tên chủ đề

Qua đó giáo viên giới thiệu nội dung của bài học.
I. Vai trò của nước.
II. Thành phần và công thức hóa học của nước.
III. Tính chất vật lí và tính chất hóa học của nước.
8


IV. Bảo vệ nguồn nước.

I. Vai trò của nước
Hoạt động 1: Tìn hiểu vai trò của nước trong cơ thể
và trong đời sống sinh hoạt.

GV: yêu cầu nhóm I lên trình bày kết quả sưu tầm và
trình chiếu nội dung dã sưu tầm lên máy chiếu.

- Nước có vai trò quan
trọng trong cơ thể là
dung môi hòa tan các
chất, dẫn máu đi nuôi
cơ thể.
- Nước có vai trò quan
trọng trong sinh hoạt,
sản xuất nông nghiệp,
công nghiệp , xây
dựng, giao thông vận
tải..

Nước uống đối với cơ thể con người cũng quan
trọng như không khí. Chúng ta nên biết rằng 2/3
lượng nước trong cơ thể con người là thành phần
cơ bản của 50.000 triệu tế bào sống. Vì vậy, cung
cấp đầy đủ nước cho cơ thể là nhu cầu thiết yếu
bậc nhất của con người.
- HS đại diện cho nhóm lên trình bày vai trò của nước.
-HS các nhóm quan sát và rút ra kết luận về vai trò của
nước.
Giáo viên chốt lại kiến thức về vai trò của nước.
GV: Với nền nông nghiệp lâu đời là sản xuất lúa nước
như nước ta cho thấy nước giữ vai trò quan trọng nhất
trong sản xuất. Trước sự khắc nghiệt của thời tiết, ở
nước ta hai mùa mưa và hạn ngày càng có khoảng cách
rõ ràng. Mùa mưa thừa nước và thường xuyên gây ra lũ

lụt gây thiệt hại nặng về mùa màng và con người vậy ta
hayc tìm hiểu về quy trình trồng lúa nước ở ta.
Hoạt động 2: Quy trình trồng lúa nước ở việt nam:
- GV: Lúa là một lương thực quan trọng của người Việt
Nam. Vậy quy trình trồng lúa nước như thế nào chúng
ta hãy tìm hiểu qua kết quả sưu tầm của nhón II.
- GV: Yêu cầu nhóm II lên trình bày và trình chiếu
tranh ảnh sưu tầm được.
- HS các nhóm lắng nghe quan sát và có thể bổ sung rút
ra kết luận.

9


NHÓM II: QUY TRÌNH TRỒNG LÚA Ở VIỆT NAM

I.Lựa chọn giống lúa.
II. Chuẩn bị đất.
III. Gieo xạ.
IV. Bón phân.
V. Quản lí nước.
- Giai đoạn cây con(0-7NSG)rút cạn nước trước khi xạ
và giữ khô mặt ruộng trong vòng 3 ngày sau khi xạ,
ngày thứ tư cho nước lan mặt ruộng 1 ngày. Sau đó rút
cạn để đảm bảo đủ ẩm bề mặt ruộng.
- Giai đoạn sinh trưởng sinh dưỡng(7-42 NSG) sau khi
được 7-10 ngày bắt đầu cho nước từ từ vào mặt ruộng
và giữ nước trên mặt ruộng ở mức 5-7 cm. Trong giai
đoạn này, thay nước trong ruộng lúa 2-3 lần sau mỗi
lần thay nước giữ cạn 2-3 ngày.

- Giai đoạn sinh trưởng sinh thực (42-65NSG) giữ nước
trong ruộng ở mức 3-5 cm.
- Giai đoạn chín(65-95NSG) giữ nước trong ruộng ở
mức 2-3 cm cho đến giai đoạn chín vàng (7-10 ngày
trước khi thu hoạch) tháo cạn nước trong ruộng.
VI. Phòng trừ cỏ dại, sâu, bệnh hại.
VII. Thu hoạch, chế biến, bảo quản.
II. Công thức hóa học của nước,tính chất vật lí
Hoạt động 3: Công thức hóa học của nước,tính 1. Thành phần hóa học
chất vật lí và tính chất hóa học của nước.
của nước:
- GV yêu cầu nhóm III lên trình bày kết quả sưu tầm
- HS nhóm khác quan sát lắng nghe và rút ra kết luận -Nước là hợp chất được
về thành phần , tính chất vật lí của nước.
tạo bởi hai nguyên tố H
và O chúng hóa hợp với
nhau theo tỉ lệ thể tích :
V H 2 : VO2 = 2 : 1

-Tỉ lệ về khối lượng:
m H 2 : mO2 = 1 : 8

- Vậy công thức hóa học
của nước là: H2O.
2. Tính chất vật lí :
(SGK)
10


NHÓM III CÔNG THỨC HÓA HỌC CỦA NƯỚC


- Nước là hợp chất Tạo bởi hai nguyên tố: Hiđro và oxi ,theo tỉ lệ
* Về thể tích: VH2 : VO2 = 2:1
* Về khối lượng:

m

m

H2 : O2 = 1:8

* Vậy CTHH của nước là: H2O
- Tính chất vật lí của nước.
* Nước là chất lỏng không màu, không mùi
* t0s = 1000C
* t0đđ = 00C ( nước đá)
DH 2O = 1g / ml ( 1Kg/ lít)
* Hòa tan nhiều chất.
III. Tính chất hóa học của nước

11


Hoạt động 4: Tìm hiểu về tính chất hóa học của
nước.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm III lên trình bày tính chất
hóa học của nước mà nhóm đã tìm hiểu và sưu tầm.

1. Nước tác dụng với
một số kim loại ở nhiệt

độ
thường(Na,K,Ba,Ca.)
sản phẩm thu được là
-HS các nhóm khác lắng nghe
ba zơ và khí hiđro
VD: H2O + 2Na ->
- Để có kết luận về tính chất hóa học của nước các em 2NaOH + H2O
hãy làm thí nghiệm theo nhóm và hoàn thành các nội
dung vào phiếu sau.
2.Nước tác dụng với
một số oxit ba zơ
(Na2O, K2O,CaO..) sản
phẩm tạo thành là hợp
chất ba zơ,dung dịch ba
zơ làm quỳ tím chuyển
GV: Quan sát và hường dânc các nhóm tiến hành thí màu xanh.
nghiệm kiểm chứng tính chất hóa hoạc của nước mà VD: H2O + CaO ->
nhóm III đã trình bày.
Ca(OH)2
Mẫu phiếu thực hành thí nhiệm.
Hóa tính
Tác dụng Tác dụng Tác dụng
của nước
với một số với một số với một số
kim loại
oxit ba zơ
oxitaxit
Thí nghiện

Cho Na

vào H2O

Cho CaO
vào H2O

Cho P2O5
vào H2O

3.Tác dụng với oxitaxit.
VD: 3H2O + P2O5 ->
2H3PO4
Hợp chất tạo ra do
nước hóa hợp với oxit
axit thuộc loại axit.
dung dịch axit làm quỳ
tím chuyển màu đỏ.

Hiện tượng
quan sát
được

PTHH
Kết luận
GV: Thu phiếu thực hành thí nghiệm treo lên bảng
cho học sinh nhận xét và chốt kiến thức về tính chất
hóa học của nước.
IV. Bảo vệ nguồn nước.

12



Hoạt động 5: Vấn đề nước ngọt của các quốc gia trên
thế giới:
- GV: Nguồn nước để con người sử dụng có ở nhiều
dạng và ở nhiều nơi trên thế giới như nước có trong ao,
hồ sông suối, biển,nước từ băng tuyết, mạch ngầm.
Nhưng liệu sự phân bố nước ngọt và sử dụng nước ngọt
có đồng đều ở các quốc gia không chúng ta cùng tìm
hiểu qua phần sưu tầm của nhóm IV
- HS đại diện nhóm IV lên bảng trình chiếu tranh ảnh,
các tài liệu sưu tầm và thuyết trình về vấn đề nước ngọt
của các quốc gia trên thế giới hiên nay.

13


14


Hình ảnh minh họa về nguồn nước và sử dụng nước ở các quốc gia

GV: Qua phần trình bày của nhóm IV và các hình ảnh - Sự phân bố nước ngọt
minh họa yêu cầu HS rút ra kết luận về sự phân bố không đồng đều ở các
nước ngọt và sử dụng nước ngọt ở các quốc gia.
quôc gia, nhiều quốc
gia thiếu nước nghiêm
trọng, sử dụng nước
ngọt ở nhiều quốc gia
chưa hợp lí...
Hoạt động 6: Sự ảnh hưởng của chất thải sinh

hoạt, nông nghiêp, công nghiệp đến nguồn nước.
- GV : Yêu câu nhóm V lên trình bày kết quả sưu tầm
nội dung của nhóm đã được phân công.

15


Nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước

Xả rác bừa bãi

Xả nước thải chưa qua sử lí

Sử dụng thuốc trừ sâu

Ô nhiễm nguồn nước

GV: Sau khi quan sát những hình ảnh trên em có suy - Nguồn nước ngọt
nghĩ gì?
đang bị đe dọ nghiêm
- HS: trả lời
trong do tác động của
-GV: Em có thể làm gì để bảo vệ nguồn nước.
con người.
- HS: trả lời.
- Không gây ô nhiễm
- GV: Chốt lại kiến thức và ghi bảng.
môi trường, không vứt
16



rát bừa bãi, trồng nhiều
cây xanh, tuyên truyền
cho mọi người xung
quanh biết lợi ích của
nguồn nước và cách
bảo vệ nguồn nước, sử
dụng nước tiết kiệm.
GV: Ở nơi gia đình đang sinh sống , một số người vứt - HS thảo luận theo
xác động vật chết xuống ao hồ, sông, suối, Em hãy nhóm trả lời câu hỏi
suy nghĩ và trả lời câu hỏi sau:
tình huống trên.
? Em hãy nhận xét về hành vi nêu trên.
? Em sẽ làm gì khí chứng kiến việc làm trên.
-GV: Định hướng hành vi trên là sai vì vi phạm pháp
luật, gây ô nhiễm môi trường , nguồn nước,ảnh hưởng
xấu đến sức khỏe mọi người.
- Nếu gặp tình huống trên em hãy ngăn trặn, bằng
cách góp ý, thuyết phục, phân tích cho người đó hiểu
về tác hại của việc làm đó. Nếu không ngăn chặn được
thì báo cho người có trách nhiệm để kịp thời ngăn
chặn, xỉ lí.
Hoạt động 7: Cũng cố kiến thức bằng sơ đồ tư duy:

17


- HS lắng nghe
Hoạt động 8: Nhận xét đánh giá giờ dạy:
- GV nhận xét đánh giá về sự chuẩn bị của các tổ nhóm về các tài liệu sưu

tầm của các tổ nhóm và sự tham gia xây dựng bài của các nhóm học sinh
- Bài tập về nhà: bài tập SGK và bài tập theo phiếu học tập
Câu hỏi và bài tập về nhà:
1. Mức độ biết:
Bài 1: Nêu thành phần và công thức hóa học của nước,
Bài 2: Nêu tính chất vật lí của nước.
Bài 3: Nêu tính chất hóa học của nước.
2. Mức độ hiểu:
Bài 1: Lấy ví dụ và viết PTHH về tính chất hóa học của nước.
18


Bài 2: Giải thích hiện tượng xãy ra khi cho kim loại K vào nước.
Bài 3: Tính thể tích khí hiđro sinh ra ở (đktc) khi cho 4,6 g Na vào nước dư
3. Mức độ vận dụng thấp:
Bài 1: Trong các oxit sau: SO2, SO3, CuO, Na2O, Al2O3, BaO oxit nào tác dụng
được với nước viết PTHH nếu có.
Bài 2: Khối lượng nước thu được bao nhiêu gam khi đốt cháy 112 lít H 2 (đktc)
với khí O2 dư.
Bài 3: Cho 3,9 g K tác dụng với nước. Tính khối lượng KOH tạo thành.
4. Mức độ vận dụng cao:
Bài 1: Cho nổ một hỗn hợp gồm 1 mol H 2 và 14 lít O2 ở (đktc) . Sau phản ứng
chất khí nào còn dư thể tích bao nhiêu lít.
Bài 2: Cho 17,2 g hỗn hợp Ca và CaO tác dụng với nước dư thu được 3,36 l H2 ở
(đktc).
a) Tính thành phần phần trăm về khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp.
b) Tính khối lượng Ca(OH)2 sau phản ứng.
Bài 3: Nếu cho 210 kg vôi sống tác dụng với nước . Hãy tính khối lượng
Ca(OH)2 thu được theo lí thuyết . Biết rằng vôi sống có 10% tạp chất không tác
dụng với nước.

IV.Kiểm nghiệm:
Kết quả đạt được sau khi áp dụng đề tài vào dạy học tại trường qua các
bài kiểm tra khảo sát chất lượng học kì I và qua các bài kiểm tra định kì như sau:
Lớp Số học sinh
Giỏi
Khá
TB
Yếu - kém
SL

%

SL

%

SL

%

SL

%

8A1

40

18


45

18

45

4

10

0

0

8A2

42

4

9,5

25

59,5

13

31


0

0

Sau một năm trực tiếp giảng dạy áp dụng đổi mới phương pháp dạy học
bộ môn hóa học trung học cơ sở, tôi nhận thấy đã có sự chuyển biến tích cực
trong chất lượng dạy học, trong các hoạt động của Thầy, hoạt động của trò, sự
nhận thức về dạy, học có nhiều chuyển biến đặc biệt là phía người học, người
học chủ động tích cực hơn trong việc lĩnh hội kiến thức, trong đó kiến thức thực
tế, thực nghiệm được học sinh tiếp nhận một cách hứng thú.Chất lượng học sinh
được nâng lên rõ rệt : Cả về đại trà, cả về mũi nhọn.
Về thái độ tình cảm các em yêu thích môn học hơn, chủ động tích cực
sáng tạo trong khi học. Các kiến thức bộ môn được khắc sâu, nhớ lâu và đặc biệt
là khẳ năng vận dụng kiến thức liên môn vào giải quyết các vấn đề thực tiễn của
ác em ngày càng chủ động và linh hoạt hơn nhiều.

19


C. KẾT LUẬN:
1. Bài học kinh nghiệm:
Sở dĩ kết quả và chất lượng học sinh được nâng lên rõ rệt là do học sinh
đã hiểu được thấu đáo vấn đề ở những góc độ khác nhau. Đặc biệt là học sinh đã
hình được cách học theo phương pháp tổ chức hoạt động học tích cực, tự lực và
sáng tạo cho học sinh, mà các hoạt động ấy phải được tổ chức ở trong lớp, ngoài
lớp, trong trường, ngoài trường, ở nhà và cộng đồng, đặc biệt quan tâm đến hoạt
động thực hành và ứng dụng kiến thức vào giải quyết những vấn đề thực
tiễn.Trước hết, các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động,
hấp dẫn đối với học sinh, có ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập
cho học sinh. Học các chủ đề tích hợp, liên môn, học sinh được tăng cường vận

dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn, ít phải ghi nhớ
kiến thức một cách máy móc. không nhàm chán. Để phát huy hết năng lực của
học sinh tôi nghỉ cần thực hiện tốt các giải pháp sau:
20


* Đối với giáo viên:
- Tích cực đổi mới phương pháp dạy học theo hướng dạy học tích hợp liên môn
phát huy năng lực học sinh vào các bài học cụ thể có thể vận dụng được,
- Kết hợp trao đổi với các giáo viên bộ môn về các vấn đề có liên quan đến bài
học .
- Phân công công việc cụ thể cho tổ nhóm học sinh ghuẩn bị tốt các nội dung
cho bài học
-Để đạt kết quả tốt trong quá trình dạy học mỗi giáo viên cần phải nhận thấy vai
trò của mình trong công tác giáo dục, cần phải luôn đổi mới phương pháp dạy
học, không ngừng bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn
năng lực nghiệp vụ sư phạm học hỏi kinh nghiệm tìm ra những phương pháp
dạy học tiên tiến những cách giải hay phù hợp với từng dạng bài toán hoá học
phù hợp với đối tượng học sinh, khắc phục những khó khăn và những điều kiện
khách quan đem lại
* Đối với học sinh: chuẩn bị tốt các nhiệm vụ nội dung mà giáo viên đã giao ở
tiết học trước.
2. Ý kiến đề suất:
Để thực hiện tốt việc đổi mới phương pháp dạy học hóa học THCS nhằm
nâng cao chất lượng dạy và học bộ môn tôi xin mạnh dạn có mọt số ý kiến đề
suất như sau:
- Cần đầu tư cho các nhà trường đủ về số lượng phòng học và đạt tiêu chuẩn,
các trang thiết bị hiện đại phục vụ cho dạy học
- Các dụng cụ hóa chất đầy đủ có chất lượng.
- Cán bộ chuyên trách thiết bị được đào tạo bài bản.

- Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục phát huy tối đa các nguồn lực đầu tư
cho cơ sơ vật chất trang thiết bị cho nhà trường đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
của xã hội.
- Tiếp tục đầu tư thêm các tài liệu dành cho bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ
như sách tham khảo về dạy học tích hợp liên môn.
Qua đó tôi mong muốn đề tài này sẽ được áp dụng một cách rộng giải cho các
em học sinh THCS ở các trường học để các em ngày một yêu thích môn học
hơn và có được một kết quả tốt trong học tập và thi cử.
Với thời gian tìm hiểu và nghiên cứu còn hạn chế do đó không tránh khỏi
những khiếm khuyết vì vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của bạn bè và
đồng nghiệp.Tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyệt ấn, ngày 12 tháng 04 năm 2015
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ
.................................................... ....... ....

Tôi xin cam kết không cóp py
Tác giả

21


..................................................................
....................................................................
...................................................................
..................................................................

Nguyễn Đình Thức

22




×