Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Am nhac THCS pham thi an THCS nguyet an ngoc lac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (279.45 KB, 14 trang )

A. ĐẶT VẤN ĐỀ.
I. LỜI MỞ ĐẦU:
J.Armstrong đã nói:”Âm nhạc làm thăng hoa niềm vui sướng, làm vơi
Pbớt nỗi sầu khổ, xua đi mọi bệnh tật, xoa dịu những cơn đau và đẩy lùi sự
phẫn uất”. Đúng là như vậy âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh
hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh,
với học sinh THCS âm nhạc là một trong những phương tiện thực hiện nhiệm vụ
giáo dục.Tạo nên sự hài hòa cân bằng trong cuộc sống, giáo dục âm nhạc ngoài
tác động đến tình cảm, âm nhạc còn góp phần vào việc giáo dục phẩm chất trí
tuệ, đạo đức, hành vi lối sống… Hướng tới cái đẹp và những điều thiện nhà lý
luận và phê bình âm nhạc nổi tiếng người Nga Xôkhor đã khẳng định “Âm nhạc
là nhà giáo dục thông minh và tinh tế” điều đó cho ta thấy âm nhạc không chỉ là
sự giải trí hay thưởng thức nghệ thuật đơn thuần mà còn là một nhà sư phạm có
tính giáo dục cao, đặc biệt là giáo dục thẩm mĩ cho học sinh, giúp các em thấy
được cái hay cái đẹp:
Điều đặc biệt hơn nữa đó là trong âm nhạc ở bậc THCS người giáo viên được
truyền tải đến học sinh thân yêu những kiến thức đầy đủ từ 3 phân môn. Trong
đó có nhiều vấn đề hiện nay xã hội đang quan tâm đó là giáo dục nhân cách con
người, phát triển các khả năng cơ bản nhất của học sinh. Và phân môn TĐN đã
hội tụ đầy đủ các yếu tố mà bộ môn âm nhạc có được. Mục tiêu của TĐN giúp
học sinh có thêm kiến thức, kĩ năng âm nhạc qua việc nhớ tên nốt, nhận thấy
mối liên hệ giữa bản nhạc và âm thanh, giúp các em đọc đúng cao độ, trường độ,
phát triển tai nghe, hỗ trợ học hát, phát triển năng khiếu...
Trong những năm gần đây môn âm nhạc đã trở thành môn học bắt buộc
trong quá trình đào tạo và là mục tiêu để đánh giá học sinh…Vì vậy bộ môn đã
được sự quan tâm rất nhiều trong công tác dạy và học. Tuy nhiên vẫn còn tồn
tại nhiều hạn chế và bất cập, nhiều học sinh chưa thực sự quan tâm đến môn
học, vì môn học chưa đủ sức thuyết phục, vì môn học không phải là môn
chính.Giảng dạy môn âm nhạc không chỉ là truyền tải kiến thức mà còn phải
hình thành cho học sinh những kĩ năng cơ bản nhất. Trong 3 phân môn TĐN
được coi là khó dạy và học nhất bởi thông thường tiết học TĐN thường ít sinh


động và lôi cuốn, ít gây hứng thú cho học sinh. Đối với học sinh nơi tôi trực tiếp
giảng dạy học sinh mới được tiếp xúc với âm nhạc mặc dù các em đa số thích bộ
môn này nhưng chưa biết hình thành cho bản thân những kĩ năng cơ bản, đối với
việc học TĐN. Vì vậy qua quá trình giảng dạy tôi đã tìm ra phương pháp nhằm
nâng cao chất lượng giờ dạy TĐN cho học sinh khối 6 bậc THCS nhằm hình
thành cho các em những kĩ năng tập đọc nhạc cơ bản nhất giúp các em học tập
giờ TĐN hiệu quả cao hơn ban đầu.Nhằm đạt được kết quả tốt nhất.
II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.
1.Thực trạng của việc dạy tiết TĐN cho học sinh lớp 6 trường THCS
Nguyệt Ấn

1


Hoạt động dạy và học âm nhạc ở trường THCS Nguyệt Ấn được sự quan
tâm đúng mức của nhà trường, tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho giáo viên giảng
dạy bộ môn và học sinh học tập đạt hiệu quả cao.
Về phía học sinh khối 6 mới bước lên bậc THCS các em đa số yêu thích bộ
môn này, hứng thú trong học tập. Nhưng còn nhiều bất cập khiến cho công tác
dạy và học chưa thực sự đạt được kết quả cao nhất.
Về phía nhà trường cơ sở vật chất còn thiếu thốn và nghèo nàn, chưa có
phòng học âm nhạc riêng, không có một dụng cụ gì để có thể phục vụ cho việc
dạy và học âm nhạc.không có đàn, không có tranh ảnh bảng phụ…
Học sinh mặc dù yêu thích bộ môn nhưng hiểu chưa đúng về tác dụng mà
phân môn đem lại, học sinh lơ là với môn học,nhiều em tự ti vì nghĩ mình không
có năng khiếu. Trước khi đưa ra biện pháp mới tôi đã điều tra kết quả của học
sinh khối 6 cụ thể tại lớp 6a1 như sau:
Lớp Số HS
Mức độ tiếp thu.
Giỏi

Khá
Trung bình
Không đạt
6A
45
6
9
26
4
1
2.Nguyên nhân:
Chưa có dụng cụ dạy học. Đối với bộ môn mang tính thực hành cao này
muốn gây hứng thú cho học sinh phải có đầy đủ dụng cụ dạy học như vậy giáo
viên mới có thể truyền tải đến học sinh những kiến thức và tạo sự hứng thú với
bộ môn thẩm mĩ này.
Học sinh mới được tiếp xúc với bộ môn nên còn bỡ ngỡ, các em chỉ nghĩ
học nhạc là học hát đơn thuần chỉ biết hát,nhiều em cho rằng môn này chỉ là
môn phụ không quan trọng, và nhiều điều kiện khách quan khác dẫn đến việc
học âm nhạc của học sinh cụ thể phân môn TĐN chưa đạt hiệu quả cao.Học sinh
chưa biêt tự hình thành cho bản thân những kĩ năng ban đầu cho việc học TĐN.
Vì vậy tôi đã mạnh dạn áp dụng biện pháp của tôi vào quá trình giảng dạy.
Nhằm phần nào tháo gỡ được những vướng mắc cho học sinh, và tạo sự nhẹ
nhàng cho phân môn này.
B.GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
I:CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1.Cách tổ chức thực hiện:
* Đối với kĩ năng nhận dạng tên nốt, hình nốt trên khuông nhạc:
* Biện pháp;
- Trong lúc trình bày thang âm bài TĐN, giáo viên gọi học sinh lên ghi
hoặc dán tên nốt của thang âm

- Sau khi gợi ý tiết tấu chủ đạo của bài TĐN, giáo viên gọi học sinh lên
ghi hoặc dán hình nốt của các tiết tấu chủ đạo đó.

2


- Giáo viên gọi bất kì học sinh đọc tên và hình nốt của bài TĐN.
Ví dụ bài TĐN số 1, giáo viên yêu cầu học sinh đọc như sau;đô đen,đô đen,son
đen,sôn đen,la đen, la đen,son đen,dấu lặng đen,pha đen, pha đen, mi đen, mi
đen, rê đen, rê đen,rê đen, đô đen ,dấu lặng đen.
TĐN số1

Giáo viên có thể tổ chức tập chép nhạc những bài TĐN đã được học, cho học
sinh ghi chính tả và bài TĐN bắt buộc học sinh ghi nhớ tên nốt mới có thể thực
hiện được.
Ví dụ :Giáo viên yêu cầu học sinh kẻ khuông nhạc, viết sẵn khóa son, chỉ số
nhịp sau đó đọc chính tả bài TĐN ;Son móc đơn, la móc đơn,son đen, vạch
nhịp.Son móc đơn, mi móc đơn, son đen, vạch nhịp. Đô móc đơn, mi móc đơn,
la móc đơn, son móc đơn, vạch nhịp, son trắng, vạch nhịp…

Để học sinh có thể thực hiện được ki năng này trong tiết học một cách vui
vẻ thoải mái giáo viên nên tổ chức thi dua giữa các tổ, cá nhân khi tổ chức thi
ghi, dán tên nốt, đọc tên, hình nốt trong bài TĐN, thi đua ai ghi nốt nhạc nhanh
và đẹp hơn.
Ví dụ;Tổ chức trò chơi dán nốt nhạc cho đúng với câu nhạc bài TĐN. Sau
khi học xong bài TĐN số 7 chơi đu, giáo viên gọi 2 đội lên tham gia trò chơi,
mỗi đội gồm 2 đến 3 em, các em lên bảng dán tên hình nốt còn thiếu trong câu
nhạc mà giáo viên đưa ra. Tập thể lớp cổ vũ hoặc đọc bài TĐN làm thời gian
tính giờ.
Câu nhạc GV đưa ra còn thiếu.


Như vậy câu nhạc con thiếu 3 nốt: son đen, đô trắng, son trắng chấm dôi. HS
phải xác định được tên nốt để dán cho đúng khe, dòng đồng thời phải xác định
được hình nốt, đen hay trắng, hoặc đơn…mà không nhìn vào bài TĐN. Nếu đội
nào hoàn thành được câu nhạc đúng và sớm hơn thì đội đó thắng.

* Đối với kỹ năng xác định được nhịp phách:
* Biện pháp:

3


Ở lớp 6 các em chỉ học hai loại nhịp 2/4 và 3/4 GV cho học sinh nghe 2
loại nhịp này bằng 2 bài TĐN hoặc 2 bài hát để HS phân biệt và nêu cản nhận về
mỗi loại nhịp. Bên cạnh đó GV còn hướng dẫn để HS nhận ra được phach mạnh
nhẹ trong từng loại nhịp.
* Đối với kỹ năng đọc đúng tương quan cao độ giữa các nốt nhạc
* Biện pháp:
Trong khi giảng dạy TĐN, GV cho HS luyện đọc thang âm, trục âm,đọc
theo quãng kho dần bằng cách đàn giai điệu yêu cầu HS lắng nghe, luyện
đọc.Ngoài ra có thể cho HS ôn lại bài TĐN cũ hoặc tập đọc bài mới thông qua
đọc gam. Ví dụ tiết 27 lớp 6,TĐN số 8: Lá thuyền ước mơ, viết ở gam đô
trưởng.Hướng dẫn HS luyện thuần thục cao độ của gam này, sau đó chỉ từng nốt
để học sinh đọc lại bài TĐN số 7:chơi đu vừa học ở tiết trước. Trên cơ sở cao độ
đó giáo viên chỉ vào nốt nhạc để học sinh đọc bài: Lá thuyền ước mơ, HS sẽ tự
đọc được phần nào của bài. Chỗ nào cần điều chỉnh lại cao độ, GV hướng dẫn
sửa sai bằng giọng đọc của mình hoặc đàn mẫu bằng nhạc cụ.
- GV đàn giai điệu bất kì của bài TĐN nào yêu cầu học sinh lắng nghe
đoán tên bài TĐN và đọc câu nhạc vừa đánh bằng các âm la mi mô…
- Sau khi học xong bài TĐN, ở bước củng cố, GV có thẻ đánh đàn giai

điệu của từng câu, yêu cầu học sinh lắng nghe đoán câu nhạc và đọc lại
câu nhạc đó
- Gv có thể đánh đàn 2,3 nốt nhạc để học sinh phân biệt cao độ của các
nốt
Ví dụ 1.Em hãy lắng nghe 2 nốt nhạc. So sánh cao độ của 2 nốt

Như vậy nốt đánh thứ nhất thấp hơn nốt đánh lần thứ 2
Em hãy 3 nốt nhạc sau đó so sánh độ cao của 3 nốt.

Như vậy nốt đánh lần thứ 2 thấp nhất, nốt đánh lần thứ 3 cao nhất, và nốt
đánh lần đầu tiên cao độ ở giũa 2 nốt.
Trong khi luyện gam đô trưởng và các âm ổn định của gam GV đàn cho biết
âm chủ đô sau đó đánh nốt thứ 2, đố học sinh nốt thứ 2 là nốt gì. GV nên đánh
các nốt mi, son, đô,q3 ,q5, q8 các nốt trên đều là âm ổn định đễ dàng phát hiện
với khả năng HS tốt hơn GV nên đánh các quãng 2, 4, 6, 7 có âm gốc là đô. Khi
các em phát hiện đúng nốt nhạc thứ 2 GV yêu cầu học sinh đọc lại cao độ của
nốt nhạc là đồ và nốt nhạc vừa tìm ra để rèn luyện việc đọc cao độ và phân biệt,
lắng nghe được cao độ của các nốt.
* Đối với kỹ năng thể hiện đúng tương quan trường độ của các nốt
* Biện pháp:

4


- GV gợi ý hướng dẫn để học sinh có thể đưa ra được âm hình tiết tấu
của bài TĐN và thể hiện được tiết tấu đó.
- Đàn hoặc vỗ tay bất kỳ tiết tấu của bài TĐN nào ma HS lớp 6 đã học,
yêu cầu cá em lắng nghe trả lời và thực hiện tiết tấu đó
- Ví dụ giáo viên vỗ tay tiết tấu sau:


Vỗ tay : x

Vỗ tay : x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

x

Đây là tiết tấu của bài TĐN số 7:thật là hay và bài lá thuyền ước mơ, TĐN
số 8. sau đó học sinh vỗ lại tiết tấu trên.

Đưa ra các bài tập nhóm trường độ nhịp 2/4, 3/4: sau đó yêu cầu học sinh
thực hiện. Ví dụ học bài TĐN có nhịp 2/4:GV cho bài tập nhóm trường độ nhịp
2/4:

Sau đó học sinh thực hiện tiết tấu vừa hoàn thành bằng cách đọc tên hình nốt
kết hợp vỗ tay hoặc đọc một nốt son kết hợp vỗ tay.
Tương tự hoặc bài TĐN nhịp 3/4: GV có thể cho bài nhóm trường độ trong
nhịp 3/4 như sau:

Sau đó học sinh thực hiện tiết tấu như trên.
- GV có thể rèn luyện cho học sinh phân biệt trường độ của các hình
nốt.
Ví dụ trong bài TĐN số 10:Con kênh xanh xanh, chỉ sử dụng 3 hình nốt, đen,
trắng, trắng chấm dôi. GV đàn nốt đô với độ dài khác nhau. Yêu cầu học sinh
lắng nhe: Phân biệt độ dài ngắn của các nốt vang lên.
Ví dụ:

5


Như vậy nốt đô thứ 3 có độ ngân ngắn nhất là một phách, nốt đô thứ 2 có
độ ngân dài nhất là 3 phách. Cho nên nốt đô thứ nhất là nốt đô trắng, nốt đô thứ
2 là nốt đô trắng chấm dôi, nốt đô thứ 3 là nốt đô đen sau đó GV yêu cầu học
sinh đọc các nốt trên sao cho đúng trường độ.
*Đối với kỹ năng nhận biết và giải quyết về các ký hiệu ghi trên bản
nhạc.
*Biện pháp:
- Ở lớp 6 các em chỉ học 5 kí hiệu âm nhạc cơ bản là : Dấu nối ,dấu luyến,
dấu nhắc lại, dấu quay lại, và khung thay đổi.
- Trong bước phân tích bài TĐN: GV hỏi học sinh những ký hiệu âm nhạc

có trong bài TĐN và tác dụng của những ki hiệu đó để HS quan sát, trả lời để
ghi nhớ lâu hơn những ki hiệu âm nhạc.
- Gv tổ chức trò chơi trắc nghiệm âm nhạc.Ví dụ hình thức, luật chơi giống
như trò chơi rung chuông vàng của VTV3.GV đưa ra các câu hỏi các em chuẩn
bị đáp án A, B, C, D nếu đáp án nào đúng thì chơi tiếp còn sai thì dùng cuộc
chơi. Người thắng cuộc hoặc nhóm thắng cuộc sẽ được rung chuông vàng có
phần thưởng
- Các câu hỏi trắc nghiệm được đưa ra như:
Nhìn vào các ki hiệu này cho biết tên.
Đáp án: A, dấu quay lại: B,dấu nhắc lại: C, khung thay đổi.

Trong các câu nhạc trên có những ki hiệu gì?
Đáp án: A, dấu luyến: B, dấu nối:,C, dấu lặng, D,tất cả đều sai
Giảng dạy TĐN theo quy trình 8 bước dạy để hình thành được các kĩ năng
TĐN cho học sinh.GV phải biết áp dụng các biện pháp vừa nêu vào 8 bước dạy
trong quy trình dạy TĐN.
Bước 1: Giới thiệu bài TĐN
Bước 2: Phân tích bài TĐN
Bước 3: Luyện tập tiết tấu.
Bước 4: Lluyện cao độ.
Bước 5: Tập từng câu.
Bước 6: Hoàn chỉnh bài TĐN
Bước 7: Ghép lời ca.
Bước 8: Luyện tập và củng cố.
Được sự đồng ý,giúp đỡ của nhà trường ,tôi đã chuẩn bị một tiết dạy có
sử dụng một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy TĐN cho HS .Đối với
tiết dạy này tôi đã có sự đầu tư . Ngay từ đầu tôi đã xác định rõ những mục tiêu

6



cần đạt được sau tiết dạy,cụ thể là mục tiêu kiến thức ,kĩ năng thái độ với bài tập
đọc nhạc của lớp 6 trong tiết 30
Ôn tập bài hát Hô-la –hê, hô-la-hô
Tập đọc nhạc:TĐN số 10 “ Con kênh xanh xanh”
Tiết dạy thực nghiệm có sử dụng một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng
giờ dạy TĐN xác định mục tiêu cho HS sau khi học bài TĐN số 10 như sau:
* Kiến thức:
-HS nhớ được tên,tác giả bài TĐN.
-HS biết được cao độ,trường độ,lời ca bài TĐN.
* Kỹ năng:
- HSđọc đúng cao độ,trường độ bài TĐN.
- HS có kỹ năng ghi nhớ kí hiệu âm nhạc.
- Hs có kỹ năng vỗ đệm và ghép lời ca bài TĐN.
* Thái độ:
-Qua bài TĐN ,HS thêm yêu quê hương,đất nước ,cảm nhận được nét đẹp
của âm nhạc,các em càng kiên trì họcTĐN hơn.
-Hs phát triển tai nghe,cảm thụ âm nhạc. Sau khi đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng và
chu đáo cho tiết dạy tôi đã tiến hành giảng dạy tiết học âm nhạc lớp 6 tiết 30 ở
lớp 6A1 trường THCS Nguyệt Ấn .Tiết dạy thực nghiệm có sử dụng một số biện
pháp nâng cao chất lượng giờ học TĐN được tiến hành ở lớp 6A1 như sau:
*Với tiết dạy thực nghiệm có các biện pháp nâng cao chất lượng giờ
học TĐN. “Hình thành kĩ năng TĐN cho học sinh” tiến hành ở lớp 6a1 với
các hoạt động diễn ra như sau:
Giới thiệu bài TĐN
GV trình bày bài hát(con kênh xanh xanh)
-yêu cầu học sinh nêu cảm nhận,cho biết tên bài,tác giả bài hát
-GV treo tranh nhạc sĩ Ngô Huỳnh,giới thiệu sơ lược về ông dẫn dắt vào
bài
Phân tích bài TĐN

-GV treo bảng phụ bàiTĐN
-Đặt các câu hỏi:
+Bài TĐN viết ở nhịp mấy?(3/4)
+Nhịp 3/4 là nhịp như thế nào?(có phách 3;mỗi phách có giá trị bằng 1 nốt
đen;phách đầu là phách mạnh 2 phách sau là phách nhẹ)
+Nêu kí hiệu âm nhạc có trong bài(dấu nhắc lại)
+Dấu nhắc lại là dấu như thế nào?(là dấu dùng để nhắc lại một câu nhạc
hay một đoạn nhạc)
+GV chia câu bài TĐN (gồm 2 câu)mỗi câu 4 ô nhịp
Luyện tập tiết tấu
GV đặt câu hỏi về trường độ trong bài tập đọc nhạc có những hình nốt
nào?(đen,trắng ,nốt dôi)
+GV đàn các hình nốt trên đàn yêu cầu HS so sánh trường độ của các nốt
đó

7


Nốt thư 2 là nốt đen có độ dài một phách.
Nốt thứ 3 là nốt trắng chấm dôi trường độ ngân 3 phách (trường độ dài
nhất)
Nốt đầu tiên là nốt trắng có độ ngân là hai phách
-HS lắng nghe so sánh
-GV nhận xét
-GV
mời
HS
đọc
tiết
tấu

câu
1(đen,đen,đen,trắng,đen,trắng,đen,trắng,đen,đấu chấm dôi)
-Mời một em đọc tiết tấu câu 2
- Mời một em so sánh hình nốtgiữa 2 câu sau đó gọi HS nêu tiết tấu chủ
đạo của bài
-GV treo bảng phụ tiết tấu

Gọi cá nhân thực hiện tiết tấu này
-Nhận xét;sửa sai
- Bắt nhịp cho lớp thực hiện
- Chia lớp thành 2 dãy thi đua thực hiện
Luyện cao độ
-GV yêu cầu HS kể tên nốt nhạc có trong bài
-Xắp xếp các nốt nhạc từ thấp đến cao
-GV gợi ý thang âm nhạc của bài là thang 7 âm có âm chủ là đô
-Chia 2 dãy,mỗi dãy cử 2 em lên điền thang 7 âm vào dòng nhạc kẻ sẵn
-GV tuyên dương em viết nốt nhạc chính xác,đẹp, khích lệ cả 2 em và cả
lớp
-Hướng dẫn lớp luyện thang âm

+GV đàn giai điệu thang âm,yêu cầu HS lắng nghe nhẩm đọc theo
+Bắt nhịp cho lớp đọc đi lên,đi xuống
+GV hướng dẫn HS đọc các âm ổn định trong đó có nốt sol ở dòng kẻ phụ
thứ 2 phía dưới khuông nhạc

+GV đánh cao độ nốt đô và cho biết tên nốt

8



+GV đánh nốt đô kèm với một nốt trong mục yêu cầu HS lắng nghe và
đoán tên nốt sau đó Gv làm như vậy đối với các nốt khác

-GV đàn giai điệu các nốt nhạc mà mình vừa đánh để đố HS;Yêu cầu một
em hát lại giai điệu bằng âm la
- Mời một em đọc đúng tên nốt và cao đọ giai điệu vừa đánh
-GV nhận xét tuyên dương
-GV bắt nhịp cho lớp đọc lại giai điệu câu nhạc
Tập đọc từng câu
GV sử dụng phương pháp hướng dẫn:Đàn mẫu giai điệu từng câu
nhạc;HSlắng nghe và tập đọc từng câu
Câu 1:-Đàn giai điệu câu 1
-Lưu ý HS ngân dài nốt “rê” đúng 3 phách
-bắt nhịp cho lớp đọc
-GV nhận xét sửa sai
-GV mời một nhóm HS đọc lại câu 1
Câu 2: -Đàn giai điệu câu 2
-Đặt câu hỏi so sánh tiết tấu câu 1 và câu 2
-Đàn giai điệu lần nữa nhắc nhở HS ngân nốt”đô” đủ 3 phách
-Bắt nhịp cho lớp đọc
-Nhận xét sửa sai
-Mời một nhóm Hs đọc lại câu 2
Nối câu 1+2
-GV đàn giai điệu câu 1 và câu 2
-HS lắng nghe và đọc ghép câu 1 và câu 2
-GV mời cá nhân đọc cả 2 câu
-Nhận xét sửa sai
Đọc toàn bài:
-GV gợi ý:Cuối câu 2 có dấu nhắc lại, như vậy câu 1, 2 của bài TĐN sẽ
đọc mấy lần

-HS trả lời kết cấu của bài
-GV nhận xét, bổ xung
-Đàn giai điệu toàn bài
- HS lắng nghe sau đó đọc nhạc toàn bài
-GV chia hai dãy:1 dãy đọc, 1 dãy lắng nghe rồi nhận xét
-GV nhận xét
- Mời 1 học sinh đọc toàn bài TĐN
- Nhận xét khích lệ
Ghép lời ca:
-GV bắt nhịp cho lớp tự ghép lời ca
-GV lắng nghe và sửa sai

9


-Mời cá nhân ghép lời ca
-Nhận xét, tuyên dương
Luyện tập:
- GV bắt nhịp cho cả lớp đọc nhạc, ghép lời
- Nhận xét
- Luyện tập theo nhóm:
- Gv chia lớp thành 2 dãy, tổ chức thi đua: 1 dãy trình bày bài TĐN, dãy
kia lắng nghe, nhận xét và ngược lại.
- Gv lắng nghe và nhận xét
- Đọc nhạc theo hình thức đối đáp
- Gv hướng dẫn đọc nhạc theo hình thức đối đáp:
+ Dãy 1: đọc câu 1
+ Dãy 2: đọc câu 2
- Gv nhận xét phần trình bày của mỗi dãy
Vỗ đệm theo nhịp

- Gv mời 1 em đọc nhạc vỗ đệm theo nhịp câu 1
- Nhận xét sửa sai
- Bắt nhịp cho cả lớp cùng thực hiện
- Gv chia lớp thành 2 dãy:1 dãy đọc nhạc, một dãy vỗ đệm và ngược lại
- Gv nhận xét phần thực hiên của 2 dãy
Củng cố
- Yêu cầu học sinh nhắc lại tên, tác giả bài TĐN
- Gv đàn giai điệu 2 bài TĐN , yêu cầu học sinh đoán xem nhịp của bài
TĐN (GV đàn 2 bài TĐN ở 2 loại nhịp 2/4 và ¾ là bài TĐN số 8 và
TĐN số 9)
- Hướng dẫn cho học sinh phách mạnh nhẹ cũng như tính chất của 2 loại
nhịp trên
- Gv đàn giai điệu bất kì tiết nhạc nào trong bài TĐN số 10, yêu cầu học
sinh đọc lại tiết nhạc đó
- Trong lúc tập thể đọc TĐN, ghép lời.Gv mời 2 em lên bảng dán tên nốt
nhạc còn thiếu trong câu nhạc.

- Gv nhận xét, tuyên dương
- Bắt nhịp cho lớp đọc nhạc ghép lời hoàn chỉnh bài TĐN để kết thúc.
- Dặn dò học sinh về nhà tập đánh nhịp bài TĐN.
II.CÁC BIỆN PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN:
1.Về nội dung:
- Nhận dạng hình nốt, tên nốt trên khuông nhạc.
- Xác định nhịp phách.

10


- Đọc đúng tương quan cao độ giữa các nốt nhạc.
- Thể hiện đúng tương quan trường độ các nốt.

- Nhận biết và giải quyết về các kí hiệu ghi trên bản nhạc.
2.Về phương pháp:
- Hướng dẫn,luyện tập
- Làm mẫu, sửa sai.
- Thuyết trình, giải thích.
*Đối với biện pháp nhận dạng hình nốt trên khuông nhạc:
-Trong lúc trình bày thang âm giáo viên gọi học sinh lên dán tên nốt
thang âm.Dán tên hình nốt. Đọc tên hình nốt.
* Đối với biện pháp xác định nhịp phách;
- Cho học sinh nghe 2 loại nhịp bằng nhiều bài hát và bài TĐN khác
nhau cho học sinh cảm nhận, giáo viên hướng dẫn cho học sinh nhận biết được
phach mạnh,nhẹ của từng loại nhịp.
* Đối với kĩ năng đọc đúng tương quan giữa cao độ các nốt nhạc:
- Gíao viên đàn giai điệu bất kì bài nào cho học sinh đoán tên. Đàn các
nốt nhạc để học sinh phân biệt cao độ.
* Đối với kĩ năng thể hiện đúng tương quan trường độ của các nốt:
- giáo viên gợi ý để học sinh đưa ra âm hình tiết tấu của bài TĐN và thể
hiện được tiết tấu đó. Vỗ tay theo tiết tấu bài TĐN đã học, yêu cầu các em thực
hiện lại tiết tấu đó.
* Đối với kĩ năng nhận biết và giải quyết về các kí hiệu ghi trên bản
nhạc:
- Hỏi các ký hiệu âm nhạc mà các em đã học có trong bài TĐN. Tổ chức
trò chơi trắc nghiệm âm nhạc, hình thức chơi giống như trò chơi truyền hình
VTV3 tổ chức” Rung chuông vàng”,đưa ra các câu hỏi, yêu cầu học sinh chuẩn
bị đáp án.
C:KẾT LUẬN.
I.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU:
Sau khi tiến hành tiết dạy, kiểm tra những kĩ năng TĐN mà học sinh đạt
được sau tiết dạy cũng như xem sét kết quả mức độ hiểu bài, nắm vững kiến
thức học tập của học sinh, tôi tiến hành khảo sát mức độ hiểu bài, nắm được

những kiến thức, kĩ năngTĐN cho lớp 6a1 bằng cách phát câu hỏi mang nội
dung kiến thức bài TĐN số 10 cũng như tiến hành kiểm tra thực hành:yêu cầu
nhóm học sinh đọc TĐN để cho điểm
Về bảng câu hỏi kiểm tra kiến thức. Tôi thiết kế 5 câu với lựa chọn trắc
nghiệm a, b, c. Cụ thể như sau:
Sau khi hoc xong bài TĐN số 10: Con kênh xanh xanh.
(Trích)
Nhạc và lời:Ngô Huỳnh.
Các em hãy trả lời câu hỏi bằng cách khoanh tròn vào câu đúng nhất sau:

11


Câu 1: Bài TĐN viết ở nhịp mấy?
a, 2/4
b,3/4
c,6/8.
Câu 2: Bài TĐN có kí hiệu âm nhạc nào?
A,Dấu nhắc lại
b, Dấu quay lại
c, Cả hai
Câu 3: Trong bài TĐN về cao độ có những nốt nào?
a ,Đồ, rê, mi, pha, son, la, xi
b, Đồ, rê, mi, son, la.
c, Đồ, rê, mi, pha, son, xi.
Câu 4:Âm hình tiết tấu chủ đạo của bài là
a.
b.
c.
Câu 5:Bài TĐN được chia làm mấy câu?

a ,1 câu
b, 2 câu
c, 3 câu.
Với các câu hỏi trên, số học sinh của lớp đã trả lời được các câu như sau:lớp
6a1.45 em.
Lớp
6A1

Số HS
45

Mức độ tiếp thu
Khá
Trung bình
10
5

Giỏi
30

Không đạt
0

Sau khi tiến hành kiểm tra thực hành kĩ năng TĐN của học sinh bằng cách
:chia lớp thành những tốp nhỏ gồm 4 đến 5 em, các nhóm lần lượt lên đọc nhạc,
ghép lời ca bài TĐN số 10.Tôi cho điểm từng phần trình bày và điểm của nhóm
là điểm của các cá nhân, nhưng trong khi kiểm tra tôi chú ý đến những em thể
hiện xuất sắc, vượt trội xo với nhóm cũng như những em đọc chưa tốt xo với các
bạn thì sẽ cho điểm riêng cao hoặc thấp hơn điểm của nhóm.
Điểm 9,10: Học sinh đọc nhạc, ghép lời ca chính xác, thể hiện được tính

chất, sắc thái của bài.
Điểm 8: HS đọc nhạc ghép lời ca chính xác.
Điểm 7: HS đọc nhạc ghép lời ca đôi chỗ chưa chính xác.
Điểm 6 trở xuống: HS đọc nhạc, ghép lời nhiều chỗ chưa chính xác.
Để thực hiện được mục tiêu bước đầu hình thành kĩ năng TĐN cho học sinh
trong tiết dạy thực nghiệm lớp 6A1 tôi ngoài việc thực hiện đúng quy trình
giảng dạy TĐN, sủ dụng phương pháp, biện pháp phù hợp đã cố gắng lồng ghép

12


các bài tập phát triển tai nghe,các bài tập nhận biết vừa sức đối với khả năng của
học sinh lớp 6, nhờ đó các em phân biệt được nhịp, phách, tính chất của 2 loại
nhịp và khắc sâu những kiến thức về nhịp phách mình học, đặc biệt so sánh và
lắng nghe âm thanh. Tương tự trong các bước luyện tập tiết tấu, cao độ cũng có
sử dụng trò chơi nghe đàn đoán tên, hình nốt,đặc biệt là phần nghe, đoán tên nốt
đã rèn luyện cho các em ghi nhớ được gam, trục âm rất tốt.
Kết quả mà tôi đạt được cũng như đánh giá cao các biện pháp tôi đề ra. Qua
kết quả thu nhận được ở tiết dạy tôi nhận thấy tiết dạy có sử dụng một số biện
pháp nâng cao chất lượng giờ dạy TĐN cho học sinh khối 6 trường THCS
Nguyệt Ân đạt hiệu quả cao,học sinh tích cực chủ động trong học tập: Thu nhận
được những kiến thức và kĩ năng khi giáo viên giảng dạy. Như vậy có thể khẳng
định rằng các biện pháp mà tôi đưa ra là hợp lý và có tính khả thi, không những
thực hiện được mục tiêu đè ra mà còn góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy
của phân môn TĐN trong trường THCS. Ngoài ra qua quan sát và trao đổi tôi
đã nhận thấy sự hứng thú và yêu thích đối với phân môn TĐN đã được biểu hiện
rõ nét, đó là bước đầu tiên tôi mong đợi. Tuy nhiên mục đích hình thành kỹ năng
TĐN cho học sinh là mục đích rèn luyện lâu dài, kết quả có được không phải
một sớm một chiều nên GV không nên nóng vội trong phương pháp giảng dạy,
khi đưa ra các biên pháp vào bài giảng, cần phải có sự lựa chọn thích hợp cho

từng nội dung TĐN, tránh áp dụng máy móc làm bội thực kiến thức, nội dung
quá tải, không đủ thời gian để thực hiện các biện pháp sao cho hiệu quả. GV nên
xác định bước đầu chỉ hình thành kĩ năng TĐN cơ bản cho học sinh và có thể
nâng cao kĩ năng TĐN thông qua quá trình giảng dạy lâu dài, tùy vào khả năng
của đối tượng học. Gv kết hợp các hoạt động khác nhau có tác dụng củng cố bài,
hoàn thiện các ki năng TĐN.
Từ những kết quả trên đã đem lại cho học sinh sự hứng thú tự tin với môn
học. Một trong những mục tiêu của giáo dục phổ thông là học sinh có những
kiến thức kĩ năng cơ bản về cuộc sống giao tiếp ứng xử…học tập nghề nghiệp.
Đây là một trong những mục tiêu có ý nghĩa quan trọng trong thời đại mới đất
nước đi vào CNH-HĐH, nhờ có các kĩ năng, thế hệ trẻ mới khẳng định được bản
thân: Tiếp tục kế thừa, tiếp bước cha anh xây dựng đất nước ngày càng phát
triển. Âm nhạc là môn học bắt buộc trong chương trình phổ thông, đặc thù của
bộ môn này là có tính thực hành rất cao nên mục tiêu về kĩ năng cho học sinh
được quan tâm rất nhiều. Vì thế nghiên cứu về vấn đề hình thành kĩ năng âm
nhạc cho học sinh để nâng cao chất lượng giờ dạy cho học sinh THCS là một
yêu cầu khá cấp thiết và có ý nghĩa.
Qua nghiên cứu khảo sát thực trạng học TĐN ở trường THCS Nguyệt Ấn.
tôi đã đưa ra một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ dạy TĐN cho học sinh
lớp 6.Nhằm thực hiện mục tiêu phân môn. Sau đó để kiểm chứng hiệu quả và
tính khả thi của các biện pháp, cũng như so sánh với tiết dạy trước khi sử dụng
các biện pháp này tôi tiến hành thực nghiệm tiết dạy ở lớp 6a1 của khối 6 và
nhận thấy kết quả của tiết dạy có sử dụng các biện pháp đã đề ra cao hơn so với
các tiết dạy trước kia. Vì vậy tôi đưa ra kết luận rằng: Biện pháp nâng cao chất

13


lượng giờ dạy TĐN cho học sinh khối lớp 6 là khả thi và nên được áp dụng
trong quá trình giảng dạy TĐN.

Qua thực tế giảng dạy tôi thấy:Để hình thành cho học sinh khối 6 những kĩ
năng TĐN trước hết:
+Gv phải là người yêu nghề, có chuyên môn vững vàng,biết hát, biết đàn,
đặc biệt phải có sự quan tâm khích lệ học sinh, tránh để các em thiếu sự tự tin
+Học sinh cần đọc trước bài ở nhà, chuẩn bi theo yêu cầu của giáo viên ,
nghe và tập có những cảm nhận về bài học.
+Có sự phối kết hợp giữa nhà trường, gia đình, và xã hội. Để các em có sân
chơi bổ ích và lành mạnh.
II: KIẾN NGHỊ,ĐỀ XUẤT.
1. Kiến nghị:
Trên đây là những kinh nghiệm của bản thân tôi đã đúc kết được trong quá trình
giảng dạy TĐN cho học sinh khối 6. Nó được áp dụng vào tiết dạy của tôi và đạt
được kết quả tốt. học sinh hứng thú và kết quả đạt được sau tiết dạy tốt hơn ban
đầu. Song đó là kinh nghiệm của riêng tôi trong phạm vi dạy học tai ngôi trường
còn thiếu thốn về cơ sở vật chất, chắc hẳn không tránh khỏi sự thiếu sót. Mong
rằng được giới chuyên môn, hội đồng sư phạm, và các thầy cô góp ý để ý tưởng
của tôi hoàn thiện hơn.
2.Đề xuất:
- Phải có phòng học chức năng riêng cho bộ môn
- Có bảng phụ và tranh ảnh phuc vụ cho giảng dạy
- Có đàn or gan, máy chiếu, băng đĩa…
- Nhà trường dành kinh phí tổ chức các buổi biểu diễn văn nghệ nhằm giúp
các em có cơ hội thể hiện khả năng âm nhạc của mình, áp dụng kiến thức học
tập vào thực tế. Ngoài ra có điều kiện nhà trường tổ chức các buổi giao lưu nghe
nhạc thảo luận về âm nhạc nhằm nâng cao thị hiếu, thẩm mĩ và thắt chặt tinh
thần đoàn kết, thân ái của học sinh thông qua các hoạt động chung.
- Phòng giáo dục tạo điều kiện cho giáo viên tham gia bồi dưỡng chuyên
môn nghiệp vụ, cung cấp sách tham khảo cho giáo viên học tập và nâng cao
trình độ.
Tôi xin chân thành cảm ơn!

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN
VỊ

Thanh Hóa, ngày 15 tháng 4 năm 2015
CAM KẾT KHÔNG COPPY
Người viết

Phạm Thị An

14



×