Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương ôn thi môn chẩn đoán hình ảnh phần tiết niệu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (112.05 KB, 15 trang )

PHẦN TIẾT NIỆU

Câu 1: Chẩn đoán hình ảnh (Xq, UIV, siêu âm, CLVT)




Lao tiết niệu: nhiễm khuẩn mạn tính
Thường thứ phát sau lao ở các cơ quan khác
Trực khuẩn lao lan theo đường máu tới thận gây tổn thương đỉnh các
tháp Malpighi tạo các ổ lao. Các ổ lao này hoại tử thông với các đài thận
tạo thành hang lao

1. HTN:



Các vôi hóa trong thận: nhiều nốt, vệt, đường thẳng, vòng cung hay vôi
hóa toàn bộ thận
Tam chứng lao: vôi hóa thận + tuyến thượng thận + tiền liệt tuyến.

2. UIV:















Tổn thương điển hình: hình hang lao trong nhu mô hay đài thận
Số lượng; một hay nhiều hang
Hình ảnh: hình cộng của đài thận, bờ đều hay không đều, đồng nhất hay
không đồng nhất
Tiến triển: tồn tại hay mất đi trong quá trình điều trị
Khi hang teo tạo thành hình gai, trước gai là hình nhu mô thận teo nhỏ.
Có khi tiến triển thành u lao
Phân biệt: túi thừa đài thận
Tổn thương không đặc hiệu:
Hẹp cổ đài thận: giãn khu trú đài thận
Hẹp bể thận: ứ nước thận.
Co kéo các đài thận
Niệu quản co kéo, cứng, ngắn lại, chit hẹp, bờ không đều.
Bàng quang: bé lại, co kéo (dấu hiệu thận đau, bàng quang kêu)

Dấu hiệu cái chết của thận lành: tổn thương một bên gây co kéo, hẹp hở lỗ đổ
vào niệu quản gây trào ngược…
3. Chẩn đoán phân biệt:


1. Viêm thận thông thường: không có hình hẹp một phần hoặc toàn bộ các đài
thận
2. U thận:





Hình lệch hướng các đài thận không có trật tự
Đường bờ thận bị gặm hoặc biến dạng thô, cứng (lao thận có đường bờ
răng cưa, nhỏ)
Các đài thận bị cắt cụt hoàn toàn, không để lại hình gai

3. Sỏi thận, niệu quản gây ứ nước thận:



Hình cản quang của sỏi không giống hình cản quang vôi hóa của tổn
thương lao thận
Đường bờ không nham nhở răng cưa, không có gai, không cắt cụt đài
thận.

Câu 2: Chẩn đoán hình ảnh sỏi niệu quản (XQ, UIV, siêu âm, CLVT)
A.
1.

2.

Chụp X quang
Chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị
Dấu hiệu trực tiếp
• Nốt cản quang đậm độ cao (tương đương xương) trên đường đi của
niệu quản
• Hình dang: tròn, bầu dục, hình đầu đạn..
• Bờ trơn nhẵn hoặc nham nhở
• Chỉ thấy được sỏi có tính chất cản quang (80%) và kích thước >

5mm.
Dấu hiệu gián tiếp:
• Giãn đường bài xuất trên vị trí sỏi
• Bóng thận to do thận ứ nước
Chụp UIV:Dấu hiệu trực tiếp:

Sỏi cản quang: sỏi từ dễ nhìn trên phim HTNKCB trở nên khó nhìn trên phim
UIV→ dễ bỏ sót. Hình khuyết thuốc trong lòng niệu quản dạng đáy chén
Sỏi không cản quang: hình khuyết thuốc trong lòng niệu quản dạng
đáy chén úp ngược
Dấu hiệu gián tiếp:



Phù nề quanh sỏi (Vespinani): viền sáng quanh sỏi do viêm phù nề,
hay gặp do sỏi trong lỗ đổ của niệu quản vào bang quang, ngay cả
khi sỏi đã thoát ra ngoài <24h
• Giãn đường bài xuất phía trên: đài thận, bể thận, đoạn niệu quản
trên
• Thận câm: nếu sỏi bít tắc lâu ngày
Chẩn đoán phân biệt:
• Sỏi mật, tụy
• Sỏi phân trong ống tiêu hóa
• Cản quang sau phúc mạc: vôi hóa hạch giao cảm
• Vôi hóa hạch ổ bụng, vôi hóa mạch máu
Siêu âm:
Dấu hiệu trực tiếp;
• Sỏi là hình tăng âm kèm bóng cản, nằm trong lòng niệu quản dù sỏi
đó có cản quang hay không trên phim XQ
• Sỏi có kích thước <4mm thì thường không có bóng cản

• Hình dạng: với sỏi nhỏ thì thấy toàn bộ viên sỏi hình bầu dục, hình
tròn. Với sỏi lớn thì chỉ thấy được bề mặt sỏi có dạng vòng cung với
bóng cản lớn phía sau.
Dấu hiệu gián tiếp:
• Giãn trên vị trí tắc: đài bể thận, niệu quản
• Thận ứ nước: thận to, nhu mô mỏng, đài bể thận giãn, biến dạng
• Phù nề quanh sỏi: viền giảm âm quanh sỏi.
• Thoát dịch ra ngoài, đôi khi tạo nên một lớp dịch quanh thận. Hay
gặp trong hội chứng tắc nghẽn cấp.
• Nước tiểu trong hoặc có thể có máu, mủ: trống âm hoặc không.
Chẩn đoán phân biệt;Các hình tăng âm trong niệu quản không phải sỏi:
máu cục, u, mủ.
• Dị dạng niệu quản: giãn trên chỗ hẹp
• Hẹp niệu quản do các nguyên nhân khác: hội chứng nối, khối u niệu
quản, các mạch máu chèn ép…
Hạn chế của siêu âm:
• Khó khăn do sỏi nhỏ
• Quai ruột đầy hơi, chướng bụng
• Sỏi vùng ngang đoạn bụng (1/3 giữa)
• Bàng quang không có nước tiểu.


3.

B.
1.

2.

3.


4.


Câu 3: Chẩn đoán hình ảnh (XQ, siêu âm, CLVT, MRI) của áp xe thận?
Đại cương:
• Định nghĩa: là tập hợp tổn thương tạo thành ổ mủ do hoại tử nhu
mô thận
• Lâm sàng: đau hông lưng, sốt, tiểu buốt, mủ….các TC thường kéo
dài >2 tuần, sưng đau cạnh cột sống, vùng hông lưng.
• XN: thể hiện tình trạng nhiễm khuẩn, có vi khuẩn trong nước tiểu.
• Các biến chứng: vỡ vào khoang quanh thận, vào cơ thắt lưng chậu,
vào ống thận gây tắc ống thận… gây hoại tử và sinh khí
• Các nguyên nhân: sau nhiễm trùng thận (viêm thận – bể thận, sỏi,
bất thường hệ tiết niệu, mang thai, sau can thiệp hay NK huyết..)
2. Chẩn đoán hình ảnh
2.1. Siêu âm
• Khối ít âm, giảm âm, tính chất âm của dịch kèm theo thâm nhiễm
khoang quanh thận, dày mạc Gerota
• Khối nằm giới hạn trong nhu mô thận hay thay thế hoàn toàn thận
• Khối tròn, thành dày, trong có nhiều vách
• Dấu hiệu đuôi sao chổi: khi có khí bên trong ổ áp xe
• Dấu hiệu tăng phản âm phía sau (do khối dịch).
2.2. CLVT
• Vị trí: thường gặp một bên hơn là cả hai thận
• Khối giảm tỷ trọng trước tiêm, có thể có khí bên trong
1.

Thận to với các ổ tổn thương hình tròn, giảm tỷ trọng và ngấm thuốc không đều
sau tiêm (vỏ ngấm thuốc, trung tâm không ngấm thuốc) – gđ cấp tính.





2.3. MRI:




Tăng ngấm thuốc nhu mô thận lành
Xóa các xoang thận và đài thận do khối choán chỗ
Dày thành kèm theo giãn nhẹ đài bể thận, niệu quản (do viêm)
Các dấu hiệu khác: thâm nhiễm quanh thận và ra các cơ quan xung
quanh, dày mạc Gerota.
T1W: giảm tín hiệu
T2W: tăng tín hiệu kèm theo viền tăng tín hiệu xung quanh do phù
nề
T1W sau tiêm: ngấm thuốc dạng viền (với tổn thương <1cm ngấm
thuốc đồng nhất).


Chẩn đoán dựa vào
• Khối hình cầu không ngấm thuốc, vỏ ngấm thuốc mạnh
• Có thể có khí bên trong
• Ngấm thuốc dạng viền ở vỏ khối: gđ bán cấp hay mạn tính
• Trung tâm không ngấm thuốc, nhu mô xung quanh ngấm thuốc
mạnh hơn bình thường
• LS, XN
4. Chẩn đoán phân biêt:
4.1. RCC (Renal cell carcinoma):

• Khối ngấm thuốc mạnh trên CLVT, MRI
Tăng sinh mạch trong khối
• Hiếm khi có triệu chứng, không đặc hiệu
• 20 – 30% phát hiện tình cờ trên SA và CLVT
• 20 – 40% có di căn: phổi, xương, trung thất, gan..
• Dựa vào lâm sàng + XN nước tiểu
4.2. Di căn: phổi, vú , dạ dày, u hắc tố
• Di căn theo đường máu
• Khó phân biệt nếu chỉ có một ổ lớn
• Thường nhiều ổ, ngấm thuốc mạnh
• Tăng sinh mạch
• Sinh thiết trên CT, SA làm giải phẫu bệnh
4.3. Lymphoma
• Nhiều khối khác nhau (45%), khối lớn xâm lấn rộng ra sau phúc
mạc (25%), khối lớn đơn độc (15%), tổn thương lan tỏa (10%)
• Hạch sau phúc mạc.
• Thường không có triệu chứng
• Hiếm gặp nguyên phát tại thận
4.4. Nhồi máu thận và nang thận chảy máu
• Có thể khó phân biệt trên hình ảnh do: tổn thương đơn độc, không
ngấm thuốc sau tiêm.
• Khối tròn đều, bên trong có phần tăng tỷ trọng tự nhiên.
• Không có dấu hiệu kẹt bao thận
3.

Câu 4: Chẩn đoán hình ảnh u thận ác tính?
1.

Ung thư thận
Có 3 dấu hiệu chính:

• Biến đổi bờ thận
• Biến đổi thì nhu mô sau tiêm: ngấm thuốc mạnh, sớm, không đều


Cắt cụt các đài bể thận
Các dấu hiệu khác:
• Hoại tử
• Vôi hóa trong u
• Xâm lấn đường bài xuất: khuyết các đài – bể thận
• Di căn (khu vực, xương, phổi…)
1.1. Siêu âm
• Khối tăng, giảm hay hỗn hợp âm không đồng nhất, vôi hóa, hoại tử..
• Phát triển ra ngoài bờ thận, bờ không đều
• Huyết khối TM thận, TM chủ dưới, hạch…
1.2. UIV
• Bóng thận to, ngấm thuốc không đều thì nhu mô
• Vôi hóa
• Cắt cụt các đài thận, bể thận
1.3. CLVT
• Khối tỷ trọng tổ chức không đồng nhất
• Vôi hóa
• Phát triển ra ngoài bờ thận, xâm lấn vào các đài bể thận, ra xung
quanh
• Sau tiêm: ngấm thuốc thì nhu mô cùng vỏ thận nhưng giữ thuốc lâu
hơn (do nhiều mạch máu tân tạo)
• Huyết khối ĐM- TM thận, TM chủ dưới, hạch.
2. Ung thư tổ chức liên kết trong thận
• Rất hiếm gặp: vỏ xơ, mỡ, thành phần mạch máu
• Hình ảnh không đặc hiệu
3. Các di căn ở thận

• Hiếm gặp: 2,5 – 5% các u đặc ở thận
• 20% hai bên, 75% nhiều ổ
• Các u di căn đến thận: phối, vú, dạ dày, ung thư hắc tố
• Khối hay nốt giới hạn không rõ, thâm nhiễm, khó phân biệt với mô
thận lành hay lan tỏa trong nhu mô thận
4. Các lymphoma thận
• Đa số là thứ phát, nguyên phát rất hiếm gặp
• Thận to, có nhiều nốt giảm âm hơn vỏ thận, ít tăng sinh mạch
• Không thấy thâm nhiễm xung quanh
• Hạch bao quanh mạch máu, tổn thương vị trí khác…
5. U đường bài xuất
• Hiếm gặp hơn u tế bào thận
• Chủ yếu u biểu mô lót



5.1. Siêu âm
• Tổ chức trong đường bài xuất: bể thận, niệu quản
• Giãn đường bài xuất trên u.
5.2. UIV và UPR
• Rất có giá trị để chẩn đoán
• U biểu hiện là hình khuyết, chân bám rộng, bám vào thành đường

bài xuất tạo nên góc tiếp xúc với thành niệu quản là góc tù

DH bít tắc: giãn trên u, DH Bergmann (hình cốc rượu do giãn trên
và dưới u), DH Gobelet – hình đài hoa không đều
• Các u đài bể thận có thể xâm lấn nhu mô và đè đẩy, chèn ép các đài
thận và nhu mô
5.3. CLVT: ngấm thuốc kém

5.4. Chẩn đoán phân biệt:
• Sỏi không cản quang: di chuyển, góc tiếp xúc thành nhọn, co thắt
trên và dưới sỏi
• Cục máu đông: đái máu, mất dần theo thời gian
• Các u lành, các u di căn đến: khó phân biệt, di căn thương hai bên,
chit hẹp kèm theo đường bờ nham nhở


Câu 5: Hội chứng nối
1.Định nghĩa: là hội chứng do nhiều nguyên nhân gây hẹp niệu quản tại vị trí
nối bể thận-niệu quản, liên tục hoặc từng đợt, gây ứ nước đài bể thận.
2.Nguyên nhân: bẩm sinh do bất thường cấu trúc hay hoạt động của cơ trơn vị
trí nối bể thận niệu quản, do van niệu quản, do nếp niêm mạc, do động mạch
thận phụ cung cấp máu cho cực dưới, do dây chằng...
3.Mục đích chẩn đoán:
-Tìm vị trí hẹp và đặc điểm vị trí hẹp
-Xác định mức độ ảnh hưởng của nó đến chức năng thận
-Theo dõi tiến triển trước và sau mô


-Các bất thường khác kèm theo...
4.Dấu hiệu hình ảnh
-Thận to hay nhỏ
-Nhu mô thận mỏng
-Giãn hệ thống đài bể thận tùy theo mức độ-Niệu quản không gián
Chức năng bài tiết và bài xuất của thận giảm
-Siêu âm có chỉ định đánh giá hình thái và mức độ tổn thương, không đánh giá
được chức năng thận
-UIV, CLVT có khả năng đánh giá chức năng thận
5. Các thể hội chứng nối

-Thể điển hình: Bể thận giãn không cân đối phồng về hai phía (giãn hình cầu),
dấu hiệu này thấy rõ trên siêu âm và UIV (chức năng thận còn). Niệu quản
không giãn. Có thể có sỏi kèm theo. Chức năng thận bị ảnh hưởng tuỳ mức độ
hẹp, thời gian bị bệnh.
-Thể tiến triển: đài bể thận giãn tăng, nhu mô thận mỏng dần, thận câm, có thể
có sỏi do ứ đọng. Chẩn đoán phân biệt bể thận hình cầu, bể thận ngoài xoang.
-Thể từng đợt: khó, UIV có sử dụng nghiệm pháp lasilix và dùng thuốc cản
quang có độ thẩm thấu cao với liều 3-4ml/kg cân nặng
6.Các bệnh lý phối hợp
Có thể gặp kèm:
• Trào ngược bàng quang niệu quản.
• Thận móng ngựa.
• Thận có đường bài xuất đôi có hội chứng hẹp vị trí nối ở thận dưới.
7.Chẩn đoán phân biệt
- Các bít tắc thấp hơn vị trí nối bể thận niệu quản.
- Bể thận hình cầu (các đài thận bình thường).
- Phình giãn các đài thận bẩm sinh (bể thận và niệu quản bình thường).


Câu 6: Trình bày dấu hiệu chấn thương thận
Chấn thương thận rất thường gặp, nn do tai nạn giao thông, sinh hoạt, thể thao.
Có thể chỉ có chấn thương thận đơn thuần hoặc trong bệnh cảnh đa chấn
thương.
Chụp hệ tiết niệu không chẩn bị: Cho các dấu hiệu gián tiếp có tính chất gợi ý
như gẫy các xương sườn cuối, gẫy gai ngang cột sống, cột sống cong về bên tổn
thương, bờ thận không đều, bóng thận to ra, xóa bờ cơ đái chậu, ổ bụng mờ, các
quai ruột giãn. Ngoài ra còn cho thấy bệnh lý từ trước như sỏi.
Siêu âm: Là phương pháp thăm khám đơn giản cho phép chẩn đoán các tổn
thương hình thái của thận như đụng dập, tụ máu nhu mô, máu trong đường bài
xuất, vỡ thận. Máu tụ trong đường bài xuất là dấu hiệu gián tiếp có tổn thương

các đài bể thận.
UIV: Là phương pháp tốt đánh giá chức năng thận chấn thương và thận đối
diện. Sự cắt cụt các đài thận, thoát thuốc ra ngoài đường bài xuất là các dấu
hiệu gián tiếp của đụng giập tụ máu trong nhu mô, tổn thương đường bài xuất
và vỡ thận
Chụp cắt lớp vi tính: Để đánh giá toàn diện các tổn thương và đánh giá chức
năng thận, giúp phần vào việc phân loại tổn thương để xác định chiến lược điều
trị
Các tổn thương thận do chấn thương hay gặp là:
1. Đụng dập nhu mô
-Các đụng dập ổ nhỏ siêu âm phát hiện tốt (những ổ giảm âm hơn nhu mô thận
bình thường)
-Chụp cắt lớp vi tính thấy hình ổ giảm tỷ trọng trước tiêm, giảm đậm sau tiêm
cản quang.
-UIV thấy thuốc thoát vào ổ tổn thương
3. Vỡ thận


Thận có thể bị vỡ làm nhiều mảnh kèm theo máu tụ dưới bao, tụ máu trong nhu
mô, tụ máu quanh thận hay phối hợp cả hai
-Vỡ thận: Hình đường giảm âm làm bờ và mụ thận mất liên tục, đường vỡ có thể
làm bể thận thông với khoang sau phúc mạc làm thoát thuốc cản quang khi
chụp UIV và cắt lớp vi tính
-Tụ máu nhu mô: Hình đậm âm trong nhu mô thận, cấu trúc âm thay đổi theo
thời gian (tăng âm, giảm âm, trống âm)
-Tụ máu quanh thận, khoang sau phúc mạc
-Máu cục đông trong bàng quang
3. Rách đài - bể thận
Khi đài bể thận bị rách, nước tiểu thoát ra ngoài tạo các túi nước tiểu hoặc túi
máu - nước tiểu

4. Tổn thương mạch máu
Đứt, kéo giãn, hẹp lòng mạch do máu tụ trong thành
PL CTT theo Chatelin dựa vào siêu âm 4 độ
PL CTT theo AAST 1994 dựa vào CLVT 5 độ:



Giúp khảo sát các thương tổn tại thận, phối hợp
Phân độ chấn thương, định hướng điều trị.

Câu 7: Trình bày các dấu hiệu chụp CLVT ung thư thận theo phân loại của
OMS (1988)
Chụp cắt lớp vi tính cho pháp hướng đến chẩn đoán bản chất của u thận
1. Trước tiêm thuốc cản quang
-Biến đổi bờ thận: Các khối u lớn dấu hiệu này càng rõ do có xu hướng phát
triển ra ngoài bờ thận. Các u nhỏ và các u phát triển về hướng đài bể thận ít gây
ra dấu hiệu này nhưng gây đè ép đài bể thận.
-Hình khối có giới hạn khó phân biệt với nhu mô thận lành, cấu trúc không đồng
nhất do có các ổ hoại tử trong khối.
-Khối phát triển ra ngoài vỡ vỏ thận.


-Chảy máu trong khối.
-Vôi hóa trong khối thấy từ 5 - 10%.
Các dấu hiệu trên thường gặp ở khối u lớn
2. Sau tiêm thuốc cản quang
-Tiêm nhanh với liều đủ lớn khối ngấm thuốc mạnh, nhưng thường không đều ở
thì sớm (giàu mạch máu) nhất là vùng ngoại vi khối. Trung tâm khối ít đậm hơn
nhu mô thận lân cận, có những vùng giảm tỷ trọng do hoại tử.
-Sự ngấm thuốc cản quang trên 10 HU mới có giá trị

-Khối u dạng giả nang hay nang ung thư hoá có thành vách dầy, bờ không đều,
nụ sùi ngấm thuốc mạnh.
-Có thể có máu tụ quanh thận do u vỡ chảy máu.
-Kích thước khối u có giá trị chẩn đoán, tiên lượng (>3cm, <3cm, <1.5cm).
-Có thể thấy huyết khối tĩnh mạch thận, tĩnh mạch chủ dưới.
3. Dấu hiệu của xâm lấn khu vực
Chụp cắt lớp vi tính tìm các xâm lấn của ung thư thận đạt độ chính xác 90%.
Khối u thường xâm lấn tới lớp mỡ quanh thận, tĩnh mạch chủ dưới, hạch
Khoang mỡ quanh thận (giai đoạn IIa) Biểu hiện bằng các giải hay nốt tăng tỷ
trọng trong lớp mỡ quanh thận so với tổ chức mỡ bình thường, bao xơ thận khi
bị thâm nhiễm sẽ dày lên.
Xâm lấn tĩnh mạch (giai đoạn IIIa): Biểu hiện hình khuyết giảm đậm đồng nhất
hay không đồng nhất trong lòng mạch tĩnh mạch thận hay tĩnh mạch chủ dưới
(huyết khối). Huyết khối lớn có thể làm biến dạng, tăng kích thước tĩnh mạch
chủ. Huyết khối thường có tỷ trọng giống mô mềm và cũng ngấm thuốc cản
quang khi nó bị tổ chức hóa
Xâm lấn hạch (giai đoạn IIIb): Thương thấy hạch vùng rốn thận và dọc theo
động mạch chủ. Nếu hạch trên 1cm cần theo dõi, trờn 2cm là chắc chắn.
Di căn xa (giai đoạn IV) tuyến thượng thận, lách, đại tràng, đuôi tụy, gan, ruột
dạ dày...
Các u nhỏ dưới 3cm trước đây được coi là u lành (90%) nay nhờ có tiến bộ của
kỹ thuật chuẩn đoán hình ảnh ngày càng có nhiều loại ung thư thận nhỏ được
phát hiện.
Phân loại của OMS có giá trị tiên lượng và điều trị
T1:U nhỏ, thận không to.
T2:U to, vỏ thận còn nguyên vẹn.
T3:Thâm nhiễm vỏ thận hoặc bể thận
T4:Tổn thương xâm lấn các cơ quan lân cận



N1Thâm nhiễm hạch bạch huyết cạnh động mạch chủ, đơn độc cùng bên
N2:Thâm nhiễm nhiều hạch bạch huyết khu vực bên đối diện hoặc cả hai bên
N3:Hạch bạch huyết cạnh động mạch chủ .
N4:Di căn hạch ở xa (bể thận, trung thất hoặc thượng đòn)
V1:Xâm lấn tĩnh mạch thận
V2:Xâm lấn tĩnh mạch chủ
M:Di căn xa (phổi, xương, gan, thận bên đối diện...)
Câu 8: Chẩn đoán phân biệt thận ứ nước và bệnh lí nang thận trên phim
chụp hệ tiết niệu không chuẩn bị và siêu âm
1.Thận ứ nước.
Ứ nước thận là tình trạng giãn các đài bể thận, nguyên nhân tắc nghẽn thường
nhiều, có thể bẩm sinh hay mắc phải (sỏi, u), tuỳ theo tình trạng bệnh mà có thể
tạo nên những kiểu tắc nghẽn.
-Tắc nghẽn cấp: có thể bẩm sinh hay mắc phải, hay gặp nhất là do sỏi gây cơn
đau quặn thận
Tắc nghẽn mạn tính: thường gặp do sỏi, u.
-Tắc nghẽn từng đợt: hay gặp trong hội chứng nối.
Tuỳ theo nguyên nhân mà nó gây giãn khu trú đài, một nhóm đài (do sỏi, lao, u
chèn ép) hoặc giãn toàn bộ các ĐBT, nguyên nhân có thể do (sỏi bể thận, sỏi đầu
trên NQ), tuỳ theo mức độ giãn vừa hay nặng.
1.1.Siêu âm. Chẩn đoán khẳng định giãn hay không giãn, đo được chiều dày nhu
mô và mức độ giãn, nhưng không đánh giá được chức năng thận, khó xác định
được nguyên nhân tắc.
1.2.UIV: Ngoài xác định được sự ứ nước thận, còn đánh giá được chức năng bài
tiết của thận và có thể xác định được nguyên nhân gây ứ nước. Ứ nước thận dù
khu trú hay cả cây đài bể thận thì trên phim UIV ta thấy xuất hiện thuốc cản
quang trong các hốc thận, các hốc thận thông thương với nhau cùng đổ vào bể
thận. Trên SA kết hợp các lớp cắt dọc và cắt ngang ta cũng có thể xác định được
sự thông thương giữa các đài với bể thận.



2.Bệnh lí nang thận.
-Nang thận đơn thuần: trên SA có hình khối dịch tròn hoặc bầu dục, giới hạn rõ,
thành mỏng, hoàn toàn rỗng âm với hình tăng âm phía sau mạnh, thường hay
nằm trong nhu mô thận hoặc dưới thanh mạc, thường hay lồi lên nhiều khỏi bờ
thận, đôi khi phát triển sâu vào xoang thận gây đè đẩy các đài bể thận.
-Nang cạnh bể thận: các nang này phát triển trong vùng xoang thận, nằm xen
vào các đài và bể thận sát rốn thận, có thể có nhiều nang nhưng không thông với
nhau và không thông với đường bài xuất.
-Nang thận có nhiều khoang: Là một khối gồm nhiều khoang cách nhau bởi một
vách ngăn.
-Thận đa nang: Tổn thương cả hai thận, có rất nhiều nang KT khác nhau nằm cả
ở nhu mô và xoang thận.
-Trong bệnh lý nang thận SA chẩn đoán dễ dàng, xác định được hình thái, kích
thước cấu trúc trong nang
-UIV: Xác định vị trí kích thước nang một cách gián tiếp, thông qua sự đè đẩy
của nang vào đường bài xuất. Không biết được hình thái cấu trúc của nang.
-ASP: ít giá trị trong chẩn đoán phân biệt giữa ứ nước thận hay nang thận, chỉ
xác định được một cách gián tiếp về hình thái bên ngoài của thận ( khi thận to,
bờ gồ ghề, vôi hóa ).
Phân độ giãn đài bể thận (US 1994).
Độ I: các góc đài tù
Độ II: Đáy đài lồi ra phía ngoại vi
Độ III : Giãn các đài lớn và bể thận nhưng nhu mô còn dày >1cm
Độ IV: Giãn to toàn bộ hệ thống đài bể thận, nhu mô còn mỏng <1cm
Phân độ nang thận theo Bosniak
Type I: Nang thận đơn thuần


Type IIa: Nang có vách

Type IIb: Nang thận chảy máu
Type IIIa: Nang có thành dày vôi hoá
TypType IV: Các ung thư nang hóa.
* Tóm lại:
-Nang thận độc lập, không thông với đường bài xuất.
- Giãn đài bể thận có sự thông thương với ĐBT

Câu 9: Chẩn đoán hình ảnh tắc đường tiết niệu cao
1. Đường tiết niệu cao bao gồm: bể thận, niệu quản
2. Biểu hiện của bít tắc:


Chậm ngấm thuốc cản quang



Giãn đường bài xuất trên vị trí tắc



Chậm bài xuất thuốc cản quang.

3. Các nguyên nhân:
-Tại đài bể thận:
Có thể gặp các nguyên nhân: Lao (hẹp bể thận, cổ đài thận), sỏi, u thận xâm lấn
đường bài xuất, u đài-bể thận, các sẹo sau chấn thương hay can thiệp ngoại
khoa, hội chứng hẹp vị trí nối.
-Tại niệu quản
+ Các nguyên nhân trong lòng niệu quản: Các sỏi cản quang và không cản
quang, các cục máu đông (hiếm).

+ Các nguyên nhân từ thành niệu quản: U niệu quản, chít hẹp do viêm, sẹo cũ,
hẹp bẩm sinh hoặc phình giãn niệu quản bẩm sinh (phình giãn do trào ngược,


phình giãn đoạn dưới do đoạn trên mất nhu động, phình giãn do chít hẹp lỗ niệu
quản - sa lồi niệu.
- Như vậy có thể chia làm 3 nhóm bệnh chunge IIIb: Nang thận có thành và
nhiều vách dày
+ Do phía ngoài đường bài xuất: U chèn ép xâm lấn vào niệu quản (U trực
tràng, u sau phúc mạc...)
+ Thành đường bài xuất: U đường bài xuất, chít hẹp (Hội chứng nối, lao, viêm
+ Trong lòng đường bài xuất: Sỏi, máu cục…



×