Tải bản đầy đủ (.pdf) (48 trang)

Nghiên cứu nhân giống in vitro lan phi điệp từ hạt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.44 MB, 48 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

NGUYỄN THỊ HỒNG HUẾ

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO
LAN PHI ĐIỆP TỪ HẠT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Hà Nội, 2016


TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA SINH - KTNN

NGUYỄN THỊ HỒNG HUẾ

NGHIÊN CỨU NHÂN GIỐNG IN VITRO
LAN PHI ĐIỆP TỪ HẠT

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Sinh lý học thực vật

Người hướng dẫn khoa học :
TS. LA VIỆT HỒNG

Hà Nội, 2016



LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. La Việt Hồng – Khoa Sinh
KTNN Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ
tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài.
Tôi xin cảm ơn tới các Ban Giám hiệu trường ĐHSP Hà Nội 2, Ban
Chủ nhiệm khoa Sinh – KTNN trường ĐHSP Hà Nội đã tạo mọi điều kiện để
tôi hoàn thành khóa luận này.
Trong thời gian thực hiện đề tài tôi cũng nhận được sự giúp đỡ tận tình
của cô Mai Thị Hồng – Phòng thí nghiệm Sinh lý thực vật đã giúp đỡ, đóng
góp ý kiến để tôi hoàn thành đề tài khóa luận, nhân đây tôi cũng xin gửi lời
cảm ơn.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn tập thể cán bộ Phòng thí nghiệm Sinh
lí thực vật, Phòng thí nghiệm Thực vật- trường ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều
kiện thuận lợi về thiết bị, phương tiện để tôi có thể hoàn thành khóa luận này.
Cảm ơn gia đình và bạn bè đã luôn động viên, góp ý cho tôi trong qua
trình học tập và hoàn thành đề tài.
Hà Nội, 20 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

NGUYỄN THỊ HỒNG HUẾ


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công
bố.
Hà Nội, 20 tháng 04 năm 2016
Sinh viên

NGUYỄN THỊ HỒNG HUẾ



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 4
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 5
3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn: .......................................................... 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................... 6
1.1. Giới thiệu về chi Hoàng Thảo (Dendrobium) ......................................... 6
1.1.1. Giới thiệu chung về chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) .................. 6
1.1.2. Đặc điểm hình thái ............................................................................ 6
1.1.3. Điều kiện sinh thái ............................................................................ 7
1.2. Giá trị kinh tế của cây hoa lan ................................................................ 8
1.3. Giới thiệu về loài lan Phi điệp (Dendrobium anosmum Lindl.(1845)) .. 9
1.4.Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam ........................ 10
1.4.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới ......................................... 10
1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan ở Việt Nam ............................... 12
1.5. Tình hình nghiên cứu chi Dendrobium trên thế giới và ở Việt Nam.... 15
1.5.1. Tình hình nghiên cứu chi Dendrobium trên thế giới ...................... 15
1.5.2. Tình hình nghiên cứu chi Dendrobium ở Việt Nam ....................... 17
Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..................... 19
2.1. Vật liệu nghiên cứu ............................................................................... 19
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu ............................................................ 19
2.3. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm.............................................................. 19
2.3.1. Thiết bị ............................................................................................ 19
2.3.2. Dụng cụ ........................................................................................... 19
2.4. Môi trường nuôi cấy.............................................................................. 19
2.6. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 20

2.6.1. Phương pháp bố trí thí nghiệm ....................................................... 20


2.6.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................ 20
2.7. Phân tích thống kê số liệu thực nghiệm ................................................ 23
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ........................... 24
3.1. Tạo vật liệu khởi đầu - khử trùng bề mặt quả ....................................... 24
3.2. Nhân nhanh chồi in vitro....................................................................... 26
3.2.1. Ảnh hưởng của KI đến quá trình nhân nhanh chồi lan Phi điệp in
vitro ........................................................................................................... 26
3.2.2. Ảnh hưởng của BAP đến quá trình nhân nhanh chồi lan Phi điệp in
vitro ........................................................................................................... 28
3.2.3 Ảnh hưởng của BAP kết hợp NAA đến quá trình nhân nhanh chồi
lan Phi điệp in vitro ................................................................................... 30
3.3. Tạo rễ - hình thành cây in vitro hoàn chỉnh .......................................... 31
3.4. Rèn luyện cây con in vitro thích nghi điều kiện tự nhiên ..................... 32
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 35
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 36
PHỤ LỤC ....................................................................................................... 42


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Công thức thí nghiệm tạo vật liệu khởi đầu
Bảng 2.2. Công thức ảnh hưởng của KI đến quá trình nhân nhanh chồi in vitro
Bảng 2.3. Công thức ảnh hưởng của BAP đến quá trình nhân nhanh chồi in
vitro
Bảng 2.4. Công thức ảnh hưởng của BAP kết hợp NAA đến quá trình nhân nhanh
chồi in vitro
Bảng 2.5. Công thức ảnh hưởng của nồng độ NAA đến khả năng hình thành rễ
Bảng 3.1. Hiệu quả của dung dịch Javen khử trùng bề mặt quả

Bảng 3.2. Ảnh hưởng của nồng độ KI đến quá trình nhân chồi lan Phi điệp
Bảng 3.3. Ảnh hưởng của nồng độ BAP đến quá trình nhân chồi lan Phi điệp
Bảng 3.4. Ảnh hưởng của BAP kết hợp NAA đến quá trình nhân chồi lan Phi
điệp
Bảng 3.5. Ảnh hưởng của NAA đến khả năng ra rễ của chồi

1


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1. Lan Phi điệp - Dendrobium anosmum Lindl
Hình 2.1. Sơ đồ nghiên cứu
Hình 3.1. Vật liệu khởi đầu
Hình 3.2. Tái sinh chồi lan Phi điệp in vitro
Hình 3.3. Mẫu cấy trên môi trường bổ sung BAP (5ml/l) bị dị hình, lá vàng .
Hình 3.4. Rễ của chồi lan Phi điệp in vitro
Hình 3.5. Rèn luyện cây con ngoài môi trường tự nhiên

2


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

NAA:

α- Napthlacetic acid

KI:

Kinetin


IBA:

Indol 3- butyric acid

IAA:

- Indole - acetic acid

BAP:

6- Benzyl amino purin

MS:

Murashige và Skoog

Nxb:

Nhà xuất bản

Tp.HCM:

Thành phố Hồ Chí Minh

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài

Họ Phong lan là một họ lớn nhất của thực vật có hoa với hơn 800 chi và
25.000 loài. Hoa lan được đánh giá cao bởi vẻ đẹp lôi cuốn, quyến rũ và sự đa
dạng về kích thước, hình dạng, màu sắc. Hiện nay, hoa lan chiếm 8% thị phần
trong ngành thương mại hoa thế giới và có tiềm năng thay đổi tình hình kinh tế
của một quốc gia [32].
Tuy nhiên, nhiều loài lan trong tự nhiên đang có xu hướng giảm đi bởi
ảnh hưởng bất lợi của điều kiện môi trường và nạn khai thácquá mức. Hiện nay
các cơ sở nhân giống trong nước đa phần chỉ nhân giống tự nhiên bằng tách
chồi và cắt giâm đoạn thân với hệ số thấp hoặc được nhập khẩu cây giống in
vitro từ nước ngoài. Với kỹ thuật nhân giống bằng nuôi cấy mô tế bào thực vật,
có ưu điểm là khả năng nhân giống nhanh với hệ số nhân cao trong thời gian
ngắn, có thể nhân được từ nhiều bộ phận khác nhau của thực vật, tạo ra cây
giống sạch bệnh. Ưu điểm nữa của nuôi cấy mô là giúp cho việc nảy mầm của
hạt lan. Một quả lan chứa hàng triệu hạt nhưng chỉ có vài hạt nảy mầm trong tự
nhiên do hạt không có nội nhũ và nảy mầm phụ thuộc vào sự cộng sinh với loài
nấm cụ thể [45]. Phương pháp nuôi cấy không cộng sinh được phát triển sau
nghiên cứu của Knudson [36], hạt lan có thể nảy mầm trên môi trường muối
khoáng đơn giản có chứa đường. Phương pháp này đã trở thành kỹ thuật chuẩn
cho nảy mầm hạt lan [41, 45] và nhiều công trình nghiên cứu nhân giống các
loài lan được sử dụng như Cymbidium aloifolium, Dendrobium hookerianum…
[42, 53, 54]. Với công nghệ nhân giống in vitro hiện nay hệ số nhân giống từ
một quả lan là rất lớn, từ vài nghìn đến một triệu cây con [18].
Lan Phi điệp còn có tên gọi khác như: Hoàng thảo đùi gà, Hoàng thảo
cẳng gà, Hoàng thảo dẹt, Huỳnh thảo, Co vàng sào (Thái), lan Giả Hạc…hiện
đang rất được các nghệ nhân Việt Nam và thế giới ưa chuộng. Do loài lan này
có hoa rất to, đẹp, lại có hương rất thơm [14, 63]. Hiện thị trường trong nước
một cây lan Phi điệp với một đơn vị nhỏ cũng phải giá cả trăm ngàn, nếu là đơn
4



vị lớn thì hàng trăm đến triệu đồng. Do giá trị cao nên hiện Đài Loan đã lai tạo
ra loài Phi điệp Hawaii và đang được rất nhiều nước ưa chuộng, ngay cả Việt
Nam cũng đã nhập cây giống của loài này. Như vậy, để thấy việc bảo tồn, lai
tạo và nhân giống loài lan này là rất cần thiết.
Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm góp phần vào phát triển mạnh quy mô
trồng lan Phi điệp cũng như hạ giá thành cùng tạo ra nguồn giống sạch bệnh
cung cấp cho thị trường. Vì vậy, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu nhân giống in vitro lan Phi điệp từ hạt”.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng quy trình hoàn chỉnh nhân giống in vitro lan Phi điệp bằng
phương pháp nuôi cấy hạt lan giúp cho việc nhân nhanh và bảo tồn loài lan
rừng này của nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Ảnh hưởng của javen đến hiệu quả khử trùng bề mặt quả lan Phi điệp.
- Ảnh hưởng của Kinetin, 6 - Benzyl amino purine (BAP) và BAP + NAA
(α - Napththalen eacetic acid) đến khả năng nhân nhanh in vitro ở cây lan Phi
điệp.
- Ảnh hưởng của NAA đến khả năng tạo rễ của cây lan Phi điệp nuôi cấy
in vitro.
- Ảnh hưởng của giá thể xơ dừa lên tỷ lệ sống sót khi đưa cây con ra ngoài
môi trường tự nhiên.
3. Ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn:
-Ý nghĩa lí luận: nhằm góp phần bổ sung, hoàn thiện quy trình nghiên
cứu in vitro về cây lan Phi điệp.
-Ý nghĩa thực tiễn: kết quả của đề tài có thể sử dụng trong nuôi cấy mô
lan Phi điệp. Góp phần sản xuất giống hiệu quả cao, chất lượng tốt, sạch bệnh
và giá thành hợp lí cho người trồng hoa trong nước.

5



NỘI DUNG
Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Giới thiệu về chi Hoàng Thảo (Dendrobium)
1.1.1. Giới thiệu chung về chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium)
Phong lan có vùng phân bố rộng lớn, trải dài từ đường xích đạo cho đến
Bắc cực, từ đồng bằng cho đến các vùng núi băng tuyết. Họ phong lan
(Orchidaceae) với 750 chi và hơn 25000 loài là họ lớn thứ hai sau họ cúc
(Asteraceae) trong ngành hạt kín (Angiospermae) và cũng là họ lớn nhất trong
lớp một lá mầm. Việc phân loại phong lan khá phức tạp [17, 20].
Chi Dendrobium (lan Hoàng Thảo) là chi lớn nhất trong họ Lan, có
khoảng hơn 1.600 loài, phân bố trải dài từ Triều Tiên, Nhật Bản, Indonexia...
đến Úc. Ở Việt Nam ghi nhận được trên 200 loài lan Dendrobium, gần đây có
thêm nhiều loài được phát hiện và mô tả. Các loài lan Dendrobium có mặt ở
nhiều vùng sinh thái trong cả nước.
Dendrobium có nguồn gốc từ chữ Grec Dendron nghĩa là cây gỗ và bios là
tôi sống. Dendrobium là giống phụ sinh, sống trên cây gỗ. Có người gọi là
Hoàng Lan, có người gọi là Đăng Lan [1].
Dendrobium gồm hai nhóm:
Nhóm Callista gồm có: D. chrysotosum (Kim điệp),D. densilorum Wall
(Thủy Tiên), D. armari Paxt (Thủy tiên trắng vàng), D. lindleyi Steudel (Vẩy
rồng), D. thrysilorum Reichb (Thủy tiên vàng) [12].
Nhóm Dendrobium gồm có: D. anosmum Lindl (Phi điệp), D. imbriatum
Hook. (Long nhãn), D. heterocarpumi Lindl. (Nhất điểm hoàng), D.
heterocarpumi Lindl. (Nhất điểm hoàng), D. primulinum Lindl. (Long tu), D.
moschatum (Buch-Ham) (Thái bình) [12].
1.1.2. Đặc điểm hình thái
Rễ: thuộc loại rễ bì sinh, chung quanh rễ thật được bao bọc bởi một lớp
mô xốp (màng) giúp cây dễ dàng hút nước, muối khoáng và ngăn chặn ánh

sáng mặt trời gay gắt. Chóp rễ có màu xanh lá cây, ở phần rễ có các sắc lạp
6


không bị ngăn bởi mô xốp nên có thể giúp cây quang hợp [8].
Thân: lan Dendrobium thuộc loài đa thân có giả hành rất dài, hình trụ, hình
múi hay hình dẹt, có nhiều đốt thân. Thân có dạng mọc thẳng hoặc rũ xuống.
Lá: xếp thành hai dãy đối nhau trên thân (lá đối), lá có hình xoang và các
gân lá chính chạy song song các khe lõm xuống, lá lan có thể sống dài hay dễ
rụng [17].
Hoa: Dendrobium thuộc nhóm phụ ra hoa ở nách lá. Chồi hoa mọc từ các
mắt ngủ giữa các nách lá trên thân gần ngọn và cả trên ngọn cây. Sự biểu hiện
trước khi ra hoa khác biệt như có nhiều loài rụng hết lá trước khi ra hoa, trên
một cành hoa có những chiếc hoa đơn xếp theo hình xoắn ốc, các hoa đơn liền
cành nhờ cuống. Cuống kéo dài cho tới bầu hoa tạo ra ba lá noãn (bầu hoa
được tạo thành bởi 3 lá đài, 3 cánh hoa và 1 trụ hoa). Cột nhị, nhụy ngắn.Giống
Dendrobium khi đủ dinh dưỡng thì cho hoa thành chùm, phát hoa dài và thời
gian ra hoa trung bình 1- 2 tháng [8, 17].
Quả: Họ phong lan đều có quả thuộc quả nang, khi hạt chín, các nang
bung ra chỉ còn dính lại với nhau ở đỉnh và gốc. Ở một số loài, khi chín quả
không nứt ra nên hạt chỉ ra khỏi quả khi quả bị mục nát [1].
Hạt: Những hạt giống không chứa các chất dinh dưỡng do gió gieo vãi, để
được nẩy mầm cần có nấm cộng sinh hỗ trợ các chất cần thiết, đặc biệt ở đầu
các giai đoạn phát triển. Quả chứa 10.000 - 100.000 hạt đôi khi đến 3 triệu hạt
có kích thước rất nhỏ nên phôi hạt chưa phân hoá. Sau 3 - 5 tháng hạt chín và
phát tán nhờ gió [1].
1.1.3. Điều kiện sinh thái
Nhiệt độ
Cây lan Dendrobium có biên độ nhiệt độ rất rộng, người ta chia làm 2 hai
nhóm chính:

Nhóm lan ưa lạnh: nhiệt độ lý tưởng là 15oC sống chủ yếu ở vùng cao
nguyên trên 1000m. Tuy nhiên, những loài lan này có thể ra hoa ở nhiệt độ cao.
Nhóm lan ưa nóng: nhiệt độ thích hợp nhất là 25oC. Ngoài ra còn có giống
7


lan thích hợp ở nhiệt độ 20oC, có thể ra hoa ở vùng nóng và vùng lạnh [8].
Độ ẩm và chế độ tưới nước:
Trong thời kỳ sinh trưởng cần tưới đủ, nhất là vào mùa nóng. Giữa các lần
tưới cần xem xét các giá thể trồng có bị đọng nước không. Khô hoặc gần khô là
tốt nhất. Phải đảm bảo cho giá thể trồng được thông thoáng làm cho rễ lan có
lúc khô, và được khô từng lúc là điều rất quan trọng. Chế độ thở của lan có một
phần nhờ vào rễ [17].
Trong mùa nóng, tưới hai đến ba ngày một lần là vừa phải, mùa thu và
mùa đông hai lần. Thời kỳ sinh trưởng độ ẩm cần từ 60 đến 70%. Thời kỳ nghỉ
cần giảm thích đáng [8].
Ánh sáng:
Dendrobium là loài lan ưa sáng (60 - 70%), rất thích hợp với ánh sáng
mạnh, có những loài yêu cầu ánh sáng tới 80 - 90%. Nhờ đó mà chúng phát
triển được các giả hành thật mạnh mẽ, tất nhiên không để ánh nắng chiếu trực
tiếp có thể làm cháy lá. Do đặc tính này nên việc nuôi trồng trong nhà hoặc
dùng ánh sáng nhân tạo thực tế không thuận tiện, dễ dàng [8].
1.2. Giá trị kinh tế của cây hoa lan
Hiệp hội hoa lan Quốc tế đã thống kê, ở các nước xuất khẩu lan lớn như
Thái Lan, Đài Loan, Hà Lan, Úc, Nhật Bản,…doanh thu từ loại cây này đạt vài
trăm triệu USD/ năm. Còn ở Việt Nam, theo tính toán của các hộ trồng lan, với
phong lan cắt cành loài Dendrobium và Mokara, mỗi ha đất trồng có thể cho
thu nhập 500 triệu- 1 tỷ đồng/năm, cao hơn nhiều lần so với trồng lúa và một
số hoa màu khác. Ngoài ra, nếu lan được dùng cho xuất khẩu thì lợi nhuận thu
được còn tăng lên nhiều lần. Ngoài phương diện thẩm mỹ và kinh tế, cây lan

còn có nhiều giá trị khác. Nhiều loài lan còn dùng để tinh chiết tinh dầu phục
vụ cho ngành mỹ phẩm, nước hoa, bánh kẹo và chữa bệnh. Với giống lan Kim
tuyến Anoectochilus còn gọi là “Jewel Orchids” thì lá được dùng làm rau, một
món ăn quen thuộc của người Malaysia và Indonesia. Một số loài thuộc chi
Cattleya giả hành và lá được dùng làm trà, thuốc. Thổ dân New Ghuinea dùng
8


Dendrobium utile để dệt làm kiềng đeo tay như một thứ đồtrang sức,.... Một số
loài trong chi lan Hoàng Thảo (Dendrobium) như Thạch Hộc, Ngọc Vạn Vàng
còn được dùng làm thuốc chữa sốt nóng, kém ăn, khô cổ, giảm thị lực,… vì
chúng chứa nhiều alkaloid có giá trị chữa bệnh [6]. Người dân Philippin,
Indonexia còn lấy sợi trong thân của các loài thuộc giống Dendrobium để đan
rổ phục vụ cho sinh hoạt đời sống.
1.3. Giới thiệu về loài lan Phi điệp (Dendrobium anosmum Lindl.(1845))

Hình 1.1. Lan Phi điệp-Dendrobium anosmum Lindl. [63]
1.3.1. Phân loại:
Bộ (ordo)

Orchidales

Họ (familia)

Orchidaceae

Chi (genus)

Dendrobium


Loài (species)

D. anosmum

Danh pháp

Dendrobium anosmum Lindl. (1845)
Dendrobium superbum Rchb.f. (1861)

1.3.2. Mô tả:
Lan Phi điệp sống phụ, thân buông xuống dài 1-2m, lá mỏng xếp thành 2
hàng dọc thân trên các giả hành đã rụng hết lá thường mỗi mắt một hoa (nhiều
là 2-3 hoa) và tạo thành chuỗi dài. Hoa cỡ 6 - 8cm màu hồng tím có hai vết tím
than rất đẹp trên môi hồng nên gọi là lưỡng điểm hạt. Hoa thường nở đồng loạt,
9


hương rất thơm từ 5 - 7 ngày mới tàn. Có thể thúc hay hãm hoa nở đúng dịp tết.
Trong chu kỳ sinh trưởng chúng phải trải qua thời kỳ khô cạn mới ra hoa đồng
loạt [12, 15, 50].
1.3.3. Phân bố
Lan Phi điêp xuất xứ từ các nước như Philippin, Malaysia, Lào, Việt
Nam. Cây mọc từ Bắc vào Nam Trung Bộ (Tây Nguyên) và phân bố rộng từ
Srilanca, Ấn độ, Mianma, Lào, Thái Lan, Indonesia đến Papua New Guinea
[15].
1.4.Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới và ở Việt Nam
1.4.1. Tình hình sản xuất hoa lan trên thế giới
Trong suốt một thập kỷ qua, Thái Lan vẫn giữ vững vị trí quốc gia sản
xuất và xuất khẩu hoa lan lớn nhất thế giới. 50% hoa lan ở Thái Lan được
trồng để xuất khẩu, 50% còn lại tiêu thụ trong nước. Hàng năm, Thái Lan sản

xuất tới 31,6 triệu cây con. Trong đó, Dendrobium chiếm 80%, Mokara và
Oncidium chiếm 5% trong số các giống hoa lan cắt cành [6]. Chỉ tính riêng 6
tháng đầu năm 2007, Thái Lan đã thu được hơn 30 triệu USD từ phong lan
[19]. Năm 2009, trị giá lan xuất khẩu Thái Lan là 79,8 triệu USD. Hoa lan
Thái xuất khẩu phần lớn thuộc nhóm lan Dendrobium, hơn 80% lượng hoa
thuộc nhóm này trên thị trường thế giới có xuất xứ từ Thái Lan. Dendrobium
chiếm đến 94,73% tổng số hoa lan cắt cành và 51,4% tổng số cây lan xuất
khẩu của Thái Lan [21]. Chủ tịch Hiệp hội các nhà xuất khẩu hoa lan của
Thái Lan, Anek Chaiapichiphaibul cho biết, Nhật Bản hiện đang là thị trường
tiêu thụ lớn nhất chiếm 50% giá trị xuất khẩu hoa lan của Thái Lan, tiếp theo
là Liên minh châu Âu và Mỹ (40%). Mặc dù là cường quốc xuất khẩu hoa lan,
nhưng năm 2009 Thái Lan vẫn phải nhập từ 0,9 - 1 triệu USD tổng giá trị hoa
lan cắt cành và lan cây để phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong nước. Hiện nay
Thái Lan có khoảng hơn 1000 loại lan bao gồm các giống lan thuần và lan lai
[20].
Ở Đài Loan, diện tích trồng hoa cây cảnh là 12.481 ha, trong đó diện tích
10


trồng hoa lan là 484 ha. Lan Hồ điệp của Đài Loan được cả thế giới ngưỡng mộ
và trở thành nơi sản xuất lan Hồ điệp chủ yếu trên toàn cầu [51]. Những năm
gần đây, Đài Loan cũng đang tập trung phát triển mạnh các loài lan có giá trị
kinh tế cao như Cattleya, Dendrobium, Oncidium với chất lượng hoa thương
phẩm tốt đã được tiêu thụ khắp nơi trên thế giới, nguyên nhân chính của sự
thành công là do Đài Loan đã thành lập được một hệ thống lai tạo giống lan
mới hàng đầu thế giới.
Năm 1987 Singapore bắt đầu nghề trồng hoa lan xuất khẩu trên quy mô
lớn, các trang trại trồng hoa lan đã không ngừng được mở rộng. Năm 1993,
Singapore đã xuất khẩu 3,8 triệu cành đến châu Âu và một số lượng lớn đến
thịtrường Nhật. Năm 1992, xuất khẩu đạt hơn 18 triệu USD, năm 1995 đạt 37

triệu USD, chiếm 12% thịtrường phong lan trên thế giới [13]. Thời điểm hiện
tại Singapore đang tập trung sản xuất hai loại lan cắt cành chính là Dendrobium
và Oncidium.
Trung Quốc là nước có truyền thống chơi lan lâu đời. Hiện Trung Quốc là
nước sản xuất và tiêu thụ hoa cắt cành lớn trên thế giới với sản lượng hàng năm
chiếm 1/3 tổng sản lượng hoa thế giới. Nước này đang đề ra kế hoạch phấn đấu
đến năm 2020 tăng lượng hoa lan cắt cành xuất khẩu đạt 5 tỷ cành, tăng 1,2 tỷ
cành so với năm 2010. Trong đó tập trung chủ yếu vào các loài Cattleya,
Dendrobiumvà Oncidium [2].
Ấn Độ đã đưa tiến bộ kỹ thuật cấy mô vào nghề trồng lan để sản xuất mỗi
năm 10 triệu cây lan các loại. Mặt khác, Ấn Độ được xem là nước có nhiều
giống lan nguyên thuỷ, với khoảng 1300 giống. Mặc dù trước đây bịkhai thác
triệt để, nhưng tới nay Nhà nước đã hình thành các khu bảo tồn bảo vệcác loài
lan quý đểphục vụcho ngành trồng lan thương mại, trong đó chủ yếu hướng
vào sản xuất các loại hoa lan cắt cành chịu nhiệt ở một số giống thuộc các chi
Dendrobium, Mokara, Oncidium [3].
Ở Mỹ, nhu cầu sử dụng hoa lan Cattleyavà Dendrobiumrất lớn. Năm 2007
tổng giá trịnhập khẩu hoa lan gần 144 triệu USD, tăng gần 12% so với năm
11


2006 và đứng thứ hai so với những cây hoa khác [60].
Thị trường xuất khẩu hoa lan trên thế giới ngày càng mở rộng. Liên minh
Châu Âu (EU), Bắc Mỹ và Nhật Bản hiện vẫn là các khu vực tiêu thụ hoa lan
cắt cành lớn nhất, mặc dù Trung Quốc cũng đang trở thành thị trường quan
trọng. Chỉ riêng 25 nước thuộc EU đã chi trung bình 13,7 tỷ USD/năm cho
tiêu dùng hoa lan cắt cành, chủ yếu là Dendrobium và Oncidium, chiếm trên
50% tổng mức tiêu dùng hoa lan thế giới [28]. Trong đó Đức đứng đầu với
khoảng 3 tỷeuro mỗi năm. Năm nước có nhu cầu lớn tiếp theo là Anh (2,82 tỷ),
Pháp (1,85 tỷ), Ý (1,62 tỷ), Tây Ban Nha (0,99 tỷ) và Hà Lan (0,89 tỷ) [28],

Nhật Bản có nhu cầu tiêu dùng 5,4 triệu USD hoa lan cắt cành/năm, Mỹ 5,5 tỷ
USD [60].
Bên cạnh đó, hoa lan Dendrobium phần lớn trong tổng số lượng sản xuất
và tiêu thụ hoa lan trên thế giới. Điều đó chứng tỏ các loài hoa này mang lại
hiệu quả kinh tế cao và được người tiêu dùng ưa chuộng.
1.4.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ lan ở Việt Nam
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, kim ngạch nhập khẩu
phong lan cắt cành qua đường chính ngạch của nước ta trong tháng 02/2007 là
26,515 nghìn USD, giảm 20,17% so với tháng 01/2007 nhưng vẫn tăng 51,76%
so với tháng 12/2006. Thị trường nhập khẩu lan cắt cành chính của Việt Nam
trong thời gian qua là Thái Lan với gần 95% lượng lan cắt cành, chủ yếu là
Dendrobium và Oncidium [2, 6, 19].
Trong tháng 9/2008, kim ngạch xuất khẩu hoa phong lan Việt Nam lại
tăng rất mạnh, tăng 218% so với tháng 8/2008, đạt 61 nghìn USD. Nhật Bản là
thị trường xuất khẩu hoa lan tiềm năng của Việt Nam [20].
Tuy nhiên, diện tích trồng hoa lan ở Việt Nam còn ở mức hết sức khiêm
tốn, chỉ chiếm 10% diện tích các loại hoa đang được trồng [11].
Ở miền Bắc, một số cơ quan nghiên cứu như Viện Di truyền Nông nghiệp,
Viện Sinh học Nông nghiệp, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội,... trong
những năm vừa qua đã tập trung nghiên cứu các phương pháp nhân giống vô
12


tính in vitro và đã sản xuất mỗi năm hàng vạn cây con giống hoa lan có giá trị
[9].
Hải Phòng xây dựng khu Nông nghiệp công nghệ cao (Mỹ Đức, An Lão)
với mục tiêu sản xuất 300.000 cây giống hoa lan bằng công nghệ của Viện
Sinh học Nông nghiệp - trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội và của Hiệp hội
hoa Thái Lan. Tất cả những chính sách đầu tư trên đã đem lại hiệu quả to lớn
thúc đẩy ngành sản xuất lan công nghiệp phát triển và thu được nhiều thành

tựu, đáp ứng nhu cầu trong nước và một phần được xuất ra thị trường quốc tế
đem lại nguồn thu ngoại tệ cho quốc gia và thu nhập lớn cho người sản xuất,
người kinh doanh trong lĩnh vực này.
Lan bản địa (lan rừng) chủ yếu phát triển nhỏ lẻ và được nuôi trồng ở quy
mô hộ gia đình, tập trung chủ yếu ở Hà Nội và một số vùng phụ cận. Xã Đông
La, La Phù, La Khê - Hoài Đức - Hà Nội những năm gần đây trở nên nổi tiếng
với nghề trồng lan, đây được coi là trung tâm nuôi trồng phong lan rừng lớn
nhất miền Bắc. Đến nay cả xã đã có 54 hộ trồng lan, trong đó có hơn 30 hộ có
diện tích vườn lan từ 500 đến 1000 m2, tập trung nhiều nhất ở thôn Đông Lao
và Đồng Nhân với những vườn lan như Huyền Chân, Trường Uyên, Thực Hà,
Tiền Hảo, chủ yếu là chi lan Hoàng Thảo (Tam Bảo Sắc, Phi điệp, Nhất Điểm
Hồng...). Theo lãnh đạo xã Đông La, nghề trồng lan đã đóng góp đáng kể cho
phát triển kinh tế của địa phương, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao
động. Trung bình mỗi năm, trừ chi phí, một hộ trồng lan cũng có lãi hàng trăm
triệu đồng, gấp nhiều lần nghề nông nghiệp khác [61].
Bên cạnh Đông La, một số địa phương như Gia Lâm, Đông Anh (Hà Nội),
Văn Giang (Hưng Yên), Mộc Châu (Sơn La), Phổ Yên (Thái Nguyên) cũng
đang có nhiều hộ gia đình tập trung đầu tư vào sản xuất và nuôi trồng phong
lan bản địa, với quy mô từ 300- 500 m, phổ biến là các loài Đai Châu, Đuôi
Cáo, Hoàng Thảo, Quế Lan Hương và một số loài lan Hài [3].
Ở một số vùng núi cao như Sapa (Lào Cai), Tam Đảo (Vĩnh Phúc) có điều
kiện rất thích hợp cho việc trồng hoa lan, nhờ đó diện tích trồng lan đã tăng từ
13


20 ha lên 50 ha trong các năm từ 2003 - 2005. Công ty TNHH Cửu Long (Bắc
Ninh), Công ty TNHH Hoàng Lan (Hà Nội) có diện tích trồng lan tới 3 ha/một
doanh nghiệp, ngoài các loại lan công nghiệp như Hồ Điệp, Cát lan, Vũ Nữ,
Hoàng Thảo cũng đã phát triển thêm các giống lan rừng, làm phong phú thêm
các sản phẩm hàng hoá.

Thành phố Hồ Chí Minh với khí hậu ấm áp quanh năm, là trung tâm văn
hoá, kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật khu vực phía Nam có tiềm năng lớn
về nuôi trồng và kinh doanh hoa lan. Vào năm 1986, lần đầu tiên một qui trình
nhân giống, nuôi trồng lan Dendrobium cấy mô từ lan con đến nở hoa đã được
hãng Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất kết hợp với vườn lan T78 - Thành
phố Hồ Chí Minh thử nghiệm thành công [13]. Thực hiện chương trình chuyển
dịch cơ cấu cây trồng theo hướng tăng giá trị trên đơn vị diện tích đất canh tác,
trong vài năm trở lại đây, nông dân ở vùng ven và ngoại thành của thành phố
Hồ Chí Minh đã chú trọng phát triển nhanh diện tích trồng hoa lan. Giai đoạn
2005 - 2006 thực hiện đầu tư 20 ha nuôi trồng hoa lan và 20 ha trồng cây cảnh.
(Dự án đầu tư, phát triển hoa và cây cảnh tại thành phố Hồ Chí Minh tháng
7/2005). Đến năm 2008, diện tích trồng lan của thành phố đã tăng lên gần 80
ha và năm 2010 là 200 ha. Tại các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh và
quận 12 đã có các hộ trồng hoa lan với quy mô 2 ha [22].
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, hiện nay tại thành phố Hồ
Chí Minh và các tỉnh lân cận như Tây Ninh, Đồng Nai, Bình Dương… có trên
100 loài lan khác nhau. Các loại hoa lan này có thể cho doanh thu từ 500 triệu 1 tỷ đồng/ha/năm, chủ yếu là hoa cắt cành thuộc nhóm Dendrobium và
Mokara, chiếm tỷ lệ ít hơn là lan Cattleya và Oncidium [62].
Hiện nay có một số công ty lớn, trong đó có những công ty nước ngoài
trồng phong lan tại Đà Lạt (Lâm Đồng), thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai với
diện tích mỗi doanh nghiệp khoảng 40 - 50 ha như công ty Dalat Hasfarm,
công ty Lâm Thăng của Đài Loan. Tháng 8/2004 Lâm Đồng đã thành lập Hiệp
hội hoa lan “Dalat orchid Association” với mục đích là tập hợp những người
14


yêu mến và có kinh nghiệm trồng lan tiến tới phát triển nhân rộng, sản xuất
theo hướng hàng hoá. Hiện nay, mỗi năm Đà Lạt sản xuất được khoảng
200.000 cành lan cắt. Trang trại Rinsun tại Gia Hiệp (Di Linh, Lâm Đồng) đã
đầu tư trang thiết bị hiện đại có thể tự tạo ra nguồn cây giống để sản xuất.

Trang trại đã đầu tư 1 ha diện tích nuôi trồng hiện đại, cung cấp hàng ngàn
chậu lan Cattleya mỗi năm. Ngoài tiêu thụ trong nước, các loại lan công nghiệp
của trang trại này còn xuất khẩu sang Mỹ, Nhật, các nước Đông Nam Á và
châu Âu.
Như vậy, vấn đề sản xuất, kinh doanh, hoa lan ở Việt Nam từ trước đến
nay vẫn ở dạng tiềm năng. Trong khi đó, sức cạnh tranh trên thị trường thế giới
là rất lớn. Những hoạt động kinh doanh và xuất khẩu trong thời gian qua
chỉmới có ý nghĩa khởi động, hứa hẹn một sự phát triển trong tương lai dựa
trên những điều kiện thuận lợi sẵn có cho sự phát triển ngành trồng lan.
1.5. Tình hình nghiên cứu chi Dendrobium trên thế giới và ở Việt Nam
1.5.1. Tình hình nghiên cứu chi Dendrobium trên thế giới
Trong nhiều năm qua, do giá trị kinh tế và giá trị thẩm mỹ của cây hoa lan
cao mà trên thế giới các nước tiên tiến đã sử dụng các kỹ thuật truyền thống và
hiện đại vào chọn tạo giống hoa nói chung và hoa lan nói riêng đã đạt được
những kết quả rất khả quan, đặc biệt là trên một số giống lan công nghiệp như
Vũ Nữ (Oncidium), Hoàng Thảo (Dendrobium), Cát (Cattleya) và một số loài
lan khác, mang lại nguồn lợi kinh tế to lớn cho ngành sản xuất hoa lan ở các
nước như Hà Lan, Trung Quốc, Đài Loan, Thái Lan...
Morel (1960) sử dụng chồi đỉnh của Cymbidium cấy vào môi trường
Knudson III (C) để tạo ra protocorm [47]. Vào năm 1964, ông tiếp tục thí
nghiệm cắt nhỏ thể protocorm và cấy lại vào môi trường, từ một thể protocorm
có thể sản xuất hơn 4.000 cây con/năm [48]. Từ kết quả thí nghiệm của Morel,
rất nhiều giống lan đa thân đã được nhân vô tính thành công như Cattleya
(Scully, 1967) [56], Dendrobium (Sagawa, 1984 [57]).
Để hoàn thiện quy trình nuôi cấy mô hoa lan, các nhà nghiên cứu đã đi
15


sâu tìm hiểu ảnh hưởng của một số chất phụ gia lên sự hình thành callus và
protocorm như ảnh hưởng của nước dừa (1970, 1973; Goh và cs, 1975) [37, 38,

39] với nồng độ10-25%, dung dịch cà chua (Loh và cs, 1978) [46], ảnh hưởng
của nguồn cacbon và các hợp chất vô cơ (He S.L. và cs, 2003) [40].
Từ 2000 đến 2002, Chen J.T. và cs đã kết luận môi trường ½ MS bổ sung
10-20 g/ lít saccarose, 170 mg/ lít NaH2PO4 và 0,5 g/ lít peptone là thích hợp
nhất cho sự hình thành phôi trực tiếp từ mẫu lan Onncidium Gower Ramsey
[29, 30, 31].
Năm 2009, José Geraldo và Rezende nghiên cứu ảnh hưởng các nồng độ
khác nhau của saccarose và GA3 đến sự phát triển protocorms từ hạt nảy mầm
của phong lan Cattleyaloddigesii sp. đã đi đến kết luận nồng độ 0 mg M-1 GA3
và 60 mg M-1 saccarose cho số rễ và sự phát triển rễ non Cattleya loddigesiis
tốt nhất [43, 55].
Dai Chuan Yun và cs (2011) đã nghiên cứu và xác định được môi trường
tối ưu cho nhân nhanh protocorm lan Dendrobium candidum Wall. ex Lindl. là
1/2MS + 6-BA 2mg/l + αNAA 0,5mg/l + KT 1mg/l. Nghiên cứu này đã cung
cấp cơ sở khoa học cho sản xuất ở quy mô công nghiệp protocorm và nhân
giống chất lượng cao D. Candidum [33].
Sana Asghar và cs (2011) đã nghiên cứu và xác định được môi trường có
bổ sung 2ml/l BAP cho nhân nhanh chồi in vitro Dendrobium Nobile [26].
S. Tuhuteru và cs (2012) nghiên cứu ảnh hưởng của nồng độ nước dừa trong
môi trường nuôi cấy in vitro và xác đinh bổ sung 100ml/l nước dừa cho môi
trường tối ưu cho sự phát triển và nhân nhanh Dendrobium anosmum [59].
Từ các kết quả trên cho thấy trên thế giới đã có rất nhiều công trình
nghiên cứu đối với cây hoa lan nói chung và các loài lan Dendrobium nói
riêng. Ngoài ra đã có nhiều nghiên cứu đã tập trung đi sâu vào một số lĩnh vực
như chọn tạo giống, nhân giống, các biện pháp kỹ thuật và các biện pháp
phòng trừ sâu, bệnh hại,…
Các kết quả này có ý nghĩa quan trọng trong việc giúp các nhà nghiên cứu
16



và sản xuất hoa lan nước ta kế thừa kinh nghiệm, tiết kiệm được thời gian và
kinh phí để đem lại hiệu quả cao trong việc nhân giống và nuôi trồng cây hoa
lan trong điều kiện Việt Nam.
1.5.2. Tình hình nghiên cứu chi Dendrobium ở Việt Nam
Nghiên cứu nhân giống lan Dendrobium bằng phương pháp gieo hạt in
vitro, Vũ Quốc Luận, Dương Tuấn Nhựt (2007) đã bước đầu nghiên cứu
thành công khả năng tạo chồi hoa Dendrobium Mild Yumi trong nuôi cấy in
vitro [24].
Năm 2011, Vũ Ngọc Lan đã nghiên cứu nhân nhanh in vitro 2 giống lan
Hoàng Thảo rừng dùng làm dược liệu là Dendrobium nobile Lindl. và
Dendrobium chrysanthum Lindl., tác giả đã kết luận kỹ thuật nuôi cấy lỏng lắc
và lỏng lắc thoáng khí đã làm tăng hệ số nhân nhanh thể sinh chồi lan D. nobile
Lindl. Nhân nhanh cụm chồi D. chrysanthum Lindl. bằng bioreactor đã giảm
được ½ thời gian nhân giống và cải thiện chất lượng chồi [23].
Cùng năm 2011, Hà Thị Thuý và cs đã tìm ra môi trường tạo cây hoàn chỉnh
các giống lan Hoàng Thảo D. farmeri, D. anosmum, D. chrysanthum là VW + 0,3
mg/l NAA + 0,2 mg/l GA3 + 3g/l agar + 30g/l saccarose [5].
Năm 2013, Ngô Thị Nguyệt và cs đã tìm ra môi trường tối ưu nhân nhanh
Cypripedium formosanum, Cymbidium lowianum, D. anosmum là : MS + 0,5
mg/l BAP + 1,2 mg/l KI; MS + 2 mg/l BAP + 1,2 KI; MS +1,5 mg/l BAP + 0,9
mg/l KI [7].
Tóm lại, ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu về thu thập, lưu giữ nguồn
gen hoa lan bản địa và nhập nội cũng như đánh giá, tuyển chọn những giống
phong lan triển vọng cho sản xuất và đi sâu nghiên cứu các biện pháp kỹ thuật
về giá thể, phân bón, kỹ thuật điều khiển ra hoa, phòng trừ sâu, bệnh hại... Các
kết quả nghiên cứu được ứng dụng vào sản xuất đã bước đầu đem lại hiệu quả
tích cực trong việc phát triển ngành trồng lan ở Việt Nam. Tuy nhiên các
nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở một số đối tượng và chưa hoàn thiện được quy
trình kỹ thuật trồng, chăm sóc đầy đủ, đặc biệt là trên chi lan Dendrobium.
17



18


Chương 2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Vật liệu nghiên cứu
Vật liệu ban đầu là quả lan Phi điệp (Dendrobium anosmun Lindl.) 4
tháng tuổi do Phòng thí nghiệm Sinh lý học thực vật, Khoa Sinh- KTNN,
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cung cấp.
2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu
Thí nghiệm được tiến hành từ tháng 10/2014 đến tháng 11/2015 tại Phòng
thí nghiệm Sinh lý thực vật - trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2.
2.3. Dụng cụ và thiết bị thí nghiệm
2.3.1. Thiết bị
Các thiết bị sử dụng trong nuôi cấy mô thực vật : Cân kĩ thuật (Sartorius,
Đức), tủ lạnh sâu (FRIGO), máy đo pH (HM30G/TOA, Đức), Nồi hấp khử
trùng (HV - 110/HIRAYAMA, Nhật), Tủ lạnh Hitachi (31AG5D, Thái lan),
Máy cất nước hai lần ( Hamilton, Mỹ), Buồng cấy vô trùng (AV 110/TELSTAR), Máy khuấy từ gia nhiệt (ARE/VELP, Italia), Cân phân tích
(Sartorius, Đức).
2.3.2. Dụng cụ
Dao cấy, khay cấy, kéo, túi nilon, bình tam giác, đèn cồn, bình xịt cồn vỉ
xốp nuôi cấy,…
2.4. Môi trường nuôi cấy
- pH môi trường: 5,8.
- Môi trường được khử trùng trong nồi khử trùng ở nhiệt độ 117 oC trong
15 phút.
- Các thí nghiệm nuôi cấy in vitro đều sử dụng môi trường dinh dưỡng cơ
bản MS (Murashige và Skoog, 1962) [49] bổ sung 30g/l saccarose , 7g/l agar,
10% nước dừa và các chất điều hòa sinh trưởng : Kineti (KI), 6 - Benzyl amino

purine (BAP) và α - Napththalen eacetic acid (α-NAA).
2.5. Điều kiện nuôi cấy
Các thí nghiệm đều được thực hiện trong điều kiện nhân tạo.
19


×