Tải bản đầy đủ (.pdf) (2 trang)

đề thi KỲ THI OLYMPIC LỚP 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (285.56 KB, 2 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
KIÊN GIANG
ĐỀ CHÍNH THỨC
(Đề thi có 02 trang)

KỲ THI OLYMPIC LỚP 10
NĂM HỌC 2015 – 2016
Môn thi: SINH HỌC
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Ngày thi : 24/4/2016

Câu I: (4 điểm)
1. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi sinh vật được xếp vào giới nào? Cơ sở của
sự sắp xếp đó?
2. Vì sao nói ADN là vật chất di truyền ở cấp độ phân tử?
3. Phân biệt đột biến và thể đột biến. Có mấy dạng đột biến điểm, dạng nào gây ra
đột biến dịch khung.
4. Trình bày cơ chế hình thành các dạng tế bào 3n, 4n từ dạng tế bào 2n.
Câu II: (4 điểm)
1. Các nhận định sau đây đều không đúng, hãy giải thích.
a) Ở tế bào nhân thực, ti thể là bào quan duy nhất có khả năng tổng hợp ATP.
b) Tinh bột và xenlulôzơ đều là nguồn nguyên liệu cung cấp năng lượng cho tế bào
thực vật.
c) Các hợp chất hữu cơ: cacbohidrat, lipit, prôtêin và axit nuclêic đều là những đại
phân tử có cấu trúc đa phân.
d) Tất cả các tế bào trong cơ thể đa bào đều có nhân chính thức.
2. Lizôxôm có chức năng gì đối với tế bào? Tại sao các enzim thủy phân có trong
lizôxôm lại không làm vỡ chính nó?
3. Cấu trúc của tế bào vi khuẩn, tế bào lông hút, tế bào mô giậu, tế bào hồng cầu
của người. Đều phù hợp với chức năng, em hãy giải thích về điều đó
4. Nêu những điểm khác nhau cơ bản giữa tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.


Câu III: (4 điểm)
1. Tiến hành ngâm tế bào hồng cầu người, tế bào biểu bì vảy hành vào dung dịch
ưu trương, nhược trương. Hãy dự đoán hiện tượng xảy ra và giải thích.
2. Tại sao các phân tử nước phân cực dễ dàng thấm qua lớp kép phốtpholipit trong
khi các ion có kích thước nhỏ tương tự lại không có khả năng này?
3. Tại sao khi đưa CO2 vào quá trình quang hợp càng nhiều thì O2 thải ra càng
nhiều? Nếu màng trong của ti thể bị hỏng sẽ dẫn đến hậu quả gì? ATP được giải
phóng trong trường hợp đó là bao nhiêu?
4. Một học sinh dùng 3 ống nghiệm để làm thí nghiệm sau:
Ống 1: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng đã đun sôi.
Ống 2: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng.
Ống 3: 2ml dung dịch tinh bột 1% + 1ml nước bọt pha loãng + 1ml dung dịch HCl
2M.
Tất cả các ống đều đặt trong điều kiện 370C- 400C.
- Làm thí nghiệm trên để chứng minh điều gì?
- Khi tiến hành thí nghiệm do quên không đánh dấu các ống nghiệm. Hãy nêu
phương pháp để nhận biết các ống nghiệm trên.
1/2


Câu IV: (4 điểm)
1. Những nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
a) Trong chu kì tế bào, sau khi kết thúc quá trình phân chia nhân thì tất cả các tế
bào đều phân chia tế bào chất bằng cách hình thành eo thắt ở chính giữa tế bào.
b) Tất cả tế bào ở người đều trải qua các chu kì tế bào làm cho cơ thể người tăng
lên về kích thước và khối lượng.
c) Quá trình giảm phân gồm 2 lần phân bào liên tiếp nhưng chỉ có 1 lần nhân đôi
ADN (nhiễm sắc thể).
d). Một chu kì tế bào chỉ có 1 lần phân bào nhưng có 2 lần nhân đôi ADN (NST).
2. Một tế bào sinh giao tử đực của ruồi giấm có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội là 2n

= 8 tiến hành giảm phân. Hãy xác định:
- Số nhiễm sắc thể và trạng thái nhiễm sắc thể trong tế bào ở kì sau I.
- Số crômatit trong tế bào ở kì giữa I.
- Số nhiễm sắc thể và trạng thái nhiễm sắc thể trong mỗi tế bào ở kì sau II.
- Số sợi nhiễm sắc trong mỗi tế bào con được tạo ra khi kết thúc giảm phân.
3. Vi khuẩn E.Coli được nuôi cấy tĩnh trong môi trường có đường glucôzơ và
mantôzơ thì sự sinh trưởng của chúng trải qua những giai đoạn nào? Nêu đặc điểm
chủ yếu của mỗi giai đoạn?
4. Nêu điểm khác nhau giữa quá trình lên men rượu và lên men lactic (vi sinh vật
tham gia, sản phẩm, phương trình phản ứng).
Câu V: (4 điểm)
1. Hãy giải thích vì sao trong quá trình muối dưa, cà:
- Người ta thường dùng vỉ tre để nén chặt rau quả, dùng vật nặng đè lên trên?
- Dưa, cà được ngâm trong dung dịch muối 4- 6%. Việc sử dụng muối có tác dụng
gì?
2. Gen B có 1824 liên kết hyđrô và trên mạch 1 của gen có T = A; X = 2T; G =
3A. Một tác nhân gây đột biến điểm làm cho gen B giảm 2 liên kết hyđrô tạo ra alen
b. Xác định số nuclêôtit mỗi loại môi trường nội bào cần cung cấp khi cặp alen Bb
nhân đôi 2 đợt liên tiếp.
3. Có 3 tế bào lưỡng bội cùng loài kí hiệu là A, B và C đều thực hiện nguyên phân
trong 2 giờ. Tế bào A có chu kì nguyên phân gấp đôi so với chu kì nguyên phân của
tế bào B. Tế bào B có tốc độ nguyên phân bằng 2/3 tốc độ nguyên phân của tế bào C.
Trong quá trình nguyên phân của các tế bào này, môi trường nội bào đã cung cấp
nguyên liệu tương đương với 648 NST đơn. Kết quả quá trình nguyên phân này đã
tạo ra 84 tế bào con.
a) Xác định số lần nguyên phân của mỗi tế bào A, B, C và bộ NST lưỡng bội của
loài.
b) Trong loài trên có khả năng xuất hiện bao nhiêu loại thể ba nhiễm, bao nhiêu
loại thể ba nhiễm kép.
--- Hết ---


Thí sinh không được sử dụng tài liệu, giám thị không giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………….
Số báo danh: ……….
2/2



×