Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

NOI DUNG KIEM TRA HS CAN TRUC THAP THEO QUY DINH MOI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (60.81 KB, 2 trang )

Nội dung chuẩn bị cho công tác kiểm tra hồ sơ cần trục tháp
- Quyết định thành lập bộ phận chuyên trách hoặc kiêm nhiệm để kiểm tra việc thực hiện
các quy định về an toàn vận hành cần trục tháp của chủ đầu tư .
- Quyết định thành lập mạng lưới và bộ phận quản lý công tác an toàn lao động trên
công trường và quản lý vận hành của cần trục tháp của nhà thầu; Đồng thời quy định cụ thể
công việc thực hiện và trách nhiệm đối với những cá nhân quản lý và vận hành cần trục
tháp…
- Hợp đồng lao động của đơn vị sử dụng lao động và người lao động,
- Quyết định phân công lái cần trục tháp, phụ cẩu và xi nhan của người sử dụng lao
động;
- Công nhân vận hành cần trục tháp, phụ cẩu cần được đào tạo nghề phù hợp với loại
cần trục thao tác,
- Công nhân vận hành cần trục tháp ( lái cẩu, phụ cẩu, xi nhan) được huấn luyện kỹ thuật
an toàn vận hành thiết bị nâng và được cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn lao động;
- Công nhân tham gia tháo lắp, nâng, hạ cần trục cần có chứng chỉ nghề, được huấn
luyện ATLĐ và có chứng chỉ huấn luyện ATLĐ
- Hồ sơ thiết kế biện pháp thi công cần trục tháp (móng, giằng, neo…) đã được thẩm tra;
- Báo cáo và Kết quả thẩm tra hồ sơ thiết kế biện pháp thi công cần trục tháp.
- Phương án, quy trình kỹ thuật của nhà cung cấp cho việc lắp dựng, vận hành, nâng, hạ
và tháo dỡ cần trục.
- Thuyêt minh và bản vẽ biện pháp lắp dựng, tháo dỡ, vận hành và biện pháp đảm bảo an
toàn phù hợp với công trường (nêu cả biện pháp đưa cần trục về vị trí nghỉ khi mất điện).
- Sổ nhật ký việc thi công và lắp dựng cần trục tháp.
- Hồ sơ quản lý chất lượng công tác thi công lắp dựng cần trục tháp (Các biên bản
nghiệm thu thi công phần móng cần trục tháp, kết cấu giằng neo và bu lông liên kết phù hợp
yêu cầu của nhà sản xuất…..)
- Tổng mặt bằng công trình XD
- Hình chiếu bằng vùng nguy hiểm vật rơi khi cần trục hoạt động (vùng nguy hiểm do
vật, tính cả tay cần và đối trọng của cần trục tháp, có thể rơi tự do từ trên cao xuống quy định
căn cứ theo Bảng 1 - Mục 2.1.8 – TCVN 5308-91) trong đó thể hiện cả phạm vi đường giao
thông công cộng, những công trình hạ tầng kỹ thuật (truyền tải điện, chiếu sáng, thông tin


liên lạc… và các công trình khác nằm trong vùng nguy hiểm vật rơi), phạm vi di chuyển của
tay cần và đối trọng của cần trục tháp;
- Mặt bằng cần trục tháp ở trạng thái nghỉ;
- Mặt cắt thể hiện vùng nguy hiểm vật rơi;
- Sơ đồ thể hiện vị trí gắn biển cảnh báo nguy hiểm với người và thiết bị khác khi cẩu
tháp hoạt động;
- Biện pháp bảo đảm an toàn cho người, công trình trong vùng nguy hiểm vật rơi, trong
đó nêu rõ các biện pháp cụ thể, chủ động ngăn ngừa vật rơi, thời gian hoạt động của cần trục
tháp trên công trình;
- Sau khi lắp dựng, phải có phiếu kiểm định có hiệu lực do đơn vị có chức năng thực
hiện kiểm định;
- Sổ nhật ký theo dõi vận hành ( sổ giao ca ) để ghi kết quả kiểm tra đầu ca và tình trạng
thiết bị trong suốt quá trình làm việc;
- Sổ theo dõi bảo dưỡng, sửa chữa định kỳ, thay thế các bộ phận theo quy định của nhà
chế tạo ( lý lịch máy);
- Bảo hiểm cho cần trục tháp;
- Niêm yết sơ đồ mặt bằng thi công cần trục tháp tối thiểu bằng khổ A0 với vật liệu khó
bị hư hỏng, bạc màu khi thấm nước, mưa, nắng trên công trường ở nơi dễ đọc và dễ quan sát.


Lưu ý: Nội dung mặt bằng thi công cần trục tháp phải thể hiện giới hạn vùng nguy hiểm vật
rơi do việc lắp dựng, nâng hạ, vận hành cần trục

2



×