Tải bản đầy đủ (.docx) (29 trang)

Đề tài phân tích tình trạng bẫy thu nhập trung bình tại nền kinh tế việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (282.85 KB, 29 trang )

PHÂN TÍCH TÌNH TRẠNG BẪY THU
NHẬP TRUNG BÌNH TẠI NỀN KINH TẾ
VIỆT NAM
1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Một đất nước với vị trí địa lý vị trí cực kỳ tốt và thuận lợi,tài nguyên
thiên nhiên phong phú,một đất nước trong một nền an ninh hòa bình với
lực lượng dân số vàng nhưng sau 40 năm giải phóng vẫn chưa thực sự
có một chỗ đứng lớn trên thế giới,vẫn chưa thể sánh ngang hàng cùng
các cường quốc năm châu khác.Vì sao vậy?Phải chăng kinh tế Việt Nam
ta đang rơi vào một tình trạng dậm chân tại chỗ hay nói rõ hơn chúng ta
đã rơi vào BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH

A/MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Phân tích thực trạng thực sự việt nam có rơi vào bẫy trung bình hay
không?nguyên nhân là lý do khiến nền kinh tế rơi vào tình trạng đó.Gỉai
pháp cho tình hình trước mắt và lâu dài
B/ NỘI DUNG
KHÁI NIỆM
Thế nào là bẫy thu nhập trung bình?
“Bẫy

TNTB là tình huống một nước bị mắc kẹt tại mức thu nhập nhất

định với một nguồn lực và lợi thế nhất định mà không thể vượt qua


ngưỡng đó để trở nên giàu có hơn. Năm 2008, VN đã đạt mức thu nhập
bình quân đầu người 1.000 USD/người/năm và trở thành nước có TNTB.
Nhưng kể từ đó, dấu hiệu của bẫy TNTB trở nên rõ hơn

1.1CƠ SỞ LÝ LUẬN


Chúng ta sẽ phân tích 4 cơ sỡ lý luận chính để đi đến kết luận cho một
nền kinh tế để làm rõ vấn đề Việt Nam có thực sự đã rơi vào bẫy thu
nhập trung bình hay không?
1 TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI
2 NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG
3 CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TRONG KINH TẾ
4 CÁC YẾU TỐ NHƯ CHÍNH SÁCH, NẠN THAM NHŨNG,
CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO

TỔNG SẢN PHẨM QUỐC NỘI (GDP) VÀ TÌNH HÌNH
TĂNG TRƯỞNG TRONG 10 NĂM QUA(giai đoạn 19952015)
Khái niệm tổng sản phẩm quốc nội
tổng sản phẩm nội địa, tức tổng sản phẩm quốc nội hay GDP (viết tắt
của Gross Domestic Product) là giá trị thị trường của tất cả hàng hóa và
dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi một lãnh thổ nhất
định (thường là quốc gia) trong một thời kỳ nhất định (thường là một
năm).


*TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN GDP QUA CÁC GIAI ĐOẠN
Giai đoạn 1986-1990, giai đoạn đầu của công cuộc đổi mới, khủng
hoảng kéo dài nhưng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan
trọng. GDP tăng 4,4%/năm. Giai đoạn 1991-1995 GDP bình quân tăng
8,2%/năm. Giai đoạn 1996-2000 mặc dù cùng chịu tác động của khủng
hoảng tài chính khu vực, thiên tai nghiêm trọng xảy ra liên tiếp nhưng
chúng ta vẫn duy trì được tốc độ tăng GDP đạt 7%. Bình quân từ năm
1991-2000 GDP tăng 7,6%/năm.
năm 2000, GDP của Hà Nội mới đạt 39.944 tỷ đồng (chiếm 9,04% tổng
GDP cả nước), thì đến năm 2007 đã tăng lên 137.935 tỷ (chiếm
12,06%), và năm 2009 là 205.890 tỷ đồng (chiếm 12,41%)



(theo wikipedia.com)
Ta nhận thấy trong những năm giai đoạn trước năm 2008 GDP có nhưng
bước phát triển và thay đổi đáng kể
Tuy nhiên GDP từ năm 2008 đến nay lại dường như có những chuyển
biến rất chậm
Cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu đã và đang tác động mạnh mẽ lên
nền kinh tế Việt Nam và gây ảnh hưởng nặng nề tới tất cả các chủ thể
trong nền kinh tế từ các doanh nghiệp, người lao động và gia đinh của
họ khiến tình trạng của nền kinh tế xấu đi trông thấy
Năm 2008 cũng là năm Việt Nam thoát khỏi là nước có thu nhập thấp
thành nước có thu nhập trung bình,nhưng kể từ năm 2008 trở đi không


có chuyển biến gì thêm về sự tăng trưởng và phát triển lên một bậc cao
hơn và tiến bộ hơn.

(theo tuoitre.vn)
GDP của Việt Nam đã liên tục được điều chỉnh giảm, tuy nhiên đã
không thể về đích. Cả năm 2008, tốc độ tăng trưởng GDP của
ViệtNam là 6.31%.
Từ năm 2008 đến năm 2014 chỉ nhỉnh lênh một chút sau đó theo đà tăng
trưởng rất chậm qua từng năm.
Quan sát thấy dường như không có dấu hiệu nổi bật của sự đi lên trong
vòng 6 năm và nếu cứ tiếp tục tốc độ này ta không thể sánh bằng các
nước trong khu vực


SO SÁNG TĂNG TRƯỞNG GDP GIỮA VIỆT NAM VÀ CÁC NƯỚC

LỚN
Tính đến cuối năm 2004, GDP bình quân người của Việt Nam khoảng
500 USD1 , của Hoa Kỳ là 38.000 USD, Nhật Bản là 33.000 USD. Điều
này có nghĩa là GDP bình quân người của Việt Nam chỉ bằng 1/76 lần
của Hoa Kỳ và 1/66 lần Nhật Bản. Giả sử trong vòng 50 tới, GDP bình
quân người của Việt Nam tăng trưởng là 6% năm, của Hoa Kỳ và Nhật
Bản là 1,5%, thì vào năm 2050, GDP bình quân người của Việt Nam sẽ
khoảng 10.000 USD, trong khi của Hoa Kỳ và Nhật Bản lần lượt là
80.000 USD và 70.000 USD. Nếu tốc độ tăng trưởng trong vòng 100
năm tới, của Việt Nam là 4%, Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn giữ mức tăng
nêu trên thì vào năm 2100, các con số nêu trên lần lượt là 25.000 USD,
170.000 USD, 150.000 USD, gấp gần 7 và 6 lần Việt Nam. Một khoảng
cách khá xa về tương đối, nhưng vô cùng lớn về tuyệt đối..GDP của vài
quốc gia lân cận với Việt Nam.
(1)

(2)

(3)

Quốc gia

1980

2011

(4)

(5)


Số lần tăng Thời gian (năm)
trưởng GDP cần để GDP tăng

Singapore
Malaysia
South Korea
Philippines
Thailand
Indonesia

9,25
3,44
3,29
1,45
1,35
1,14

35,86
7,34
16,32
1,71
3,93
2,56

1980-2011
10,36
5,70
13,28
3,15
7,75

6,00

trưởng gấp đôi
6,0
10,9
4,7
19,7
8,0
10,3


Vietnam
2,67
23,2
Bảng 1. Số lần cách biệt GDP đầu người giữa một quốc gia đối chiếu
với Việt Nam gấp đôi.

(vneconomy.vn)
Theo Bảng 1, GDP đầu người của Singapore nhiều 9,25 lần GDP của
Việt Nam vào năm 1980, và chênh lệch tới 35,86 lần vào năm 2011.
Thái Lan và Indonesia chỉ hơn Việt Nam chút ít vào năm 1980 (1,35 và
1,14 lần), nhưng nay Indonesia gấp 2,5 lần và Thái Lan gấp gần 4 lần
Việt Nam.
Trong vòng 31 năm qua, GDP của Nam Hàn gia tăng 13 lần, tức chỉ cần
4,7 năm GDP tăng gấp đôi, Singapore 10 lần t/ức mỗi 6 năm GDP gấp


đôi, Thái Lan 7,8 lần trong khi Việt Nam chỉ 2,7 lần, tức Việt Nam phải
mất hơn 23 năm GDP mới tăng gấp đôi (Bảng 1). Như vậy, càng về sau
Việt Nam càng tụt hậu.

Qua đó ta thấy được tốc độ tăng trưởng của Việt Nam so với trên thế
giới hay các nước lân cận đều rất chậm,biểu hiện này giống như triệu
chứng của căn bệnh ‘BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH” mà chưa kịp
khám đã có thể thấy rất rõ.
2** PHÂN TÍCH NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG CỦA NỀN KINH TẾ
TRONG 10 NĂM QUA
Khái niệm năng suất lao động
1.

Năng suất lao động

Năng suất lao động (NSLĐ) là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng lao động sống,
đặc trưng bởi quan hệ so sánh giữa một chỉ tiêu đầu ra (kết quả sản xuất)
và một chỉ tiêu đầu vào (lao động làm việc). Đây là một chỉ tiêu khá
tổng hợp nói lên năng lực sản xuất của một đơn vị hay cả nền kinh tế xã hội.
Tình hình năng suất lao động Việt Nam trong những năm gần đây
Theo số liệu của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO), năng suất lao động
của Việt Nam năm 2013 thuộc nhóm thấp nhất Châu Á – Thái Bình
Dương, thấp hơn Singapore, Nhật và Hàn Quốc lần lượt là 15 lần, 11 lần
và 10 lần.


Ngay cả so với các nước ASEAN có mức thu nhập trung bình, năng suất
lao động của Việt Nam vẫn có khoảng cách lớn, chỉ bằng một phần năm
Malaysia và hai phần năm Thái Lan.
Đáng chú ý là hiện tốc độ tăng của năng suất lao động đang giảm đi tại
Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung
bình 5,2%/năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc
khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung
bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%/năm

nguyên nhân của tình trạng năng suất lao động ở Việt Nam thấp là do lao
động chưa được đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp, thể lực
người lao động kém, kỹ năng yếu, kỹ thuật và công nghệ sản xuất thấp
v.v...
Một yếu tố và dấu hiệu khiến chúng ta khẳng định rằng chúng ta đã rơi
vào bẫy THU NHẬP TRUNG BÌNH đó chính là năng suất lao
động,không tính đến các yếu tố máy móc mà chỉ tính đến nhân lực lao
động,trình độ lao động,thời gian lao động và tốc độ lao động của người
Việt Nam quá trì trệ,không phát triển trong một thời gian dài.Vẫn chưa
thực sự tiến bộ vượt bậc trong sản xuất,quy mô còn nhỏ trong ngành
nông nghiệp,vẫn chưa ứng dụng công nghệ trong khai thác nhiên nguyên
vật liệu,gia tăng sản xuất,trình độ lao động còn quá kém chưa đáp ứng
nhu cầu hiện đại.Tuy hiện trạng là vậy nhưng thật sự vẫn chưa có chính
sách mạnh mẽ thỏa đáng để áp dụng cải tiến tình trạng còn vãn cứ tiếp
tục và gói gọn trong hai từ “lý thuyết”.


Từ đó dẫn tới không phát huy được sản lượng trong nền kinh tế không
nâng cao được GDP qua từng giai đoạn,năng suất lao động quả thực như
chiếc kim vàng mà Việt Nam ta mãi cứ mò mẫm cứ mãi kiếm tìm nhưng
không đi đến đích.
3** CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU TRONG KINH TẾ CỦA VIỆT NAM
Khái niệm cơ cấu kinh tế:
cơ cấu kinh tế là một tổng thể các bộ phận hợp thành kết cấu (hay cấu
trúc) của nền kinh tế trong quá trình tăng trưởng sản xuất xã hội. Các bộ
phận đó gắn bó với nhau, tác động qua lại lẫn nhau và biểu hiện ở các
quan hệ tỷ lệ về số lượng, tương quan về chất lượng trong những không
gian và thời gian nhất định, phù hợp với những điều kiện kinh tế xã hội
nhất định nhằm đạt được hiệu quả kinh tế xã hội cao.
Cơ cấu kinh tế không phải là một hệ thống tĩnh bất biến mà luôn ở trạng

thái vận động, biến đổi không ngừng. Chính vì vậy, cần phải nghiên cứu
các qui luật khách quan, thấy được sự vận động phát triển của lực lượng
sản xuất xã hội để xây dựng cơ cấu kinh tế hợp lý, phù hợp với những
mục tiêu chiến lược kinh tế xã hội của từng thời kỳ lịch sử nhất định.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại
hoá đã được Đảng và Nhà nước ta xác định là con đường tất yếu để
Việt Nam nhanh thoát khỏi tình trạng lạc hậu, chậm phát triển, trở
thành một quốc gia văn minh, hiện đại.
Nội dung và yêu cầu cơ bản của chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở nước ta
theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá là tăng nhanh tỷ trọng giá trị


trong GDP của các ngành công nghiệp, xây dựng và thương mại - dịch
vụ, đồng thời giảm dần tương đối tỷ trọng giá trị trong GDP của các
ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và ngư nghiệp (gọi chung là nông
nghiệp). Cùng với quá trình chuyển dịch của cơ cấu kinh tế tất yếu sẽ
dẫn đến những biến đổi kinh tế và xã hội theo hướng công nghiệp hoá,
hiện đại hoá của cơ cấu các vùng kinh tế, các thành phần kinh tế, các lực
lượng lao động xã hội, cơ cấu kinh tế đối nội, cơ cấu kinh tế đối ngoại…
Thực tế trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhưng năm gần đây và
khuynh hướng trong tương lai
So với yêu cầu đặt ra, tốc độ chuyển dịch CCKT còn chậm và chất
lượng chưa cao. Ngành công nghiệp tuy có tốc độ tăng trưởng cao,
nhưng yếu tố hiện đại trong toàn ngành chưa được quan tâm đúng mức,
trình độ kỹ thuật công nghệ nhìn chung, vẫn ở mức trung bình. Công
nghiệp chế biến, đặc biệt là những ngành công nghệ cao chưa phát triển.
Tỷ trọng dịch vụ trong GDP giảm liên tục trong những năm gần đây.
Những ngành dịch vụ có hàm lượng chất xám và giá trị gia tăng cao như
dịch vụ tài chính - tín dụng, dịch vụ tư vấn chậm phát triển. Tình trạng
độc quyền, dẫn tới giá cả dịch vụ cao, chất lượng dịch vụ thấp còn tồn

tại ở nhiều ngành như điện lực, viễn thông, đường sắt. Một số ngành có
tính chất động lực như giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ, tính
chất xã hội hoá còn thấp, chủ yếu dựa vào nguồn vốn của Nhà nước.


Mới đây, tháng 9-2008, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra đánh giá
tổng quan về tình hình thực hiện kế hoạch kinh tế - xã hội trong 3 năm
qua (2006-2008) và dự báo khả năng thực hiện 52 chỉ tiêu chủ yếu đã
được Đại hội X của Đảng đề ra trong kế hoạch kinh tế - xã hội giai đoạn
2006-2010, trong đó có các chỉ tiêu liên quan đến việc thực hiện nhiệm
vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá
ở nước ta. Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra cảnh báo, mặc dù đã có sự
chuyển dịch đúng hướng, song tiến độ thực hiện còn chậm so với mục
tiêu kế hoạch; trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái hiện nay mà dự
báo là sẽ còn rất nan giải, chí ít là trong vài ba năm tới, nếu không có các
giải pháp chính sách thúc đẩy mạnh mẽ hơn nữa trong phát triển công
nghiệp và dịch vụ theo hướng nâng cao sản lượng và chất lượng tăng
trưởng, chuyển dịch cơ cấu các ngành kinh tế cùng với chuyển dịch cơ
cấu lao động từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ… thì khó có
thể thực hiện được mục tiêu đã đề ra. Có cảnh báo đó là vì, theo ước
tính, đến hết năm 2008, tỷ trọng nông nghiệp trong GDP vẫn còn 20,620,7%, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải giảm còn 15-16%; giá trị
công nghiệp năm 2008 mới đạt 40,6-40,7% GDP, trong khi kế hoạch đến
năm 2010 phải đạt 43-44%; tỷ trọng thương mại - dịch vụ năm 2008 ước
tính có thể đạt 38,7-38,8% GDP, trong khi kế hoạch đến năm 2010 phải
là 40-41%.
( Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế qua các năm)


(theo vneconomy.vn)
Qua quan sát biểu đồ ta thấy, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế diễn

ra hết sức chậm chạp và ít có sự thay đổi tỷ trọng giữa các nghành.Mục
tiêu là năm 2020 cơ bản là nước công nghiệp hóa nhưng tỷ trọng ngành
công nghiệp không phát triển mạnh mà còn có khuynh hướng đi xuống
từ năm 2009 đến năm 2013. Và vẫn không có chuyển biến gì mới trong
năm 2014-2015.Trong khi đó,tưởng chừng nông nghiệp dịch vụ và nông
nghiệp có bước khả quan hơn,nhưng thực tế vẫn cứ là một đường dao
động không mạnh và có xu hướng bảo hòa không tiến triển.
Một dấu hiệu nữa cho thấy tình trạng rơi vào BẪY THU NHẬP TRUNG
BÌNH về năng suất lao động về GDP kéo đến ngay cả chuyển dịch cơ


cấu cũng trong tốc độ chậm chạp một cách khó hiểu.Không có dấu hiệu
chuyển đổi mạnh trong nền kinh tế qua từng năm,măn này không khác
năm ngoái là mấy,một trạng thái,một tốc độ cũng như một tiến độ.Một
trong những điều đáng lo ngại của nền kinh tế nước ta.
**4 PHÂN TÍCH CÁC CHÍNH SÁCH, SỰ CHÊNH LỆCH GIÀU
NGHÈO, NẠN THAM NHŨNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐÀ PHÁT
TRIỂN KINH TẾ.
SỰ CHÊNH LỆCH GIÀU NGHÈO CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY
Khái niệm chênh lệch giàu nghèo:
là một hiện tượng xã hội phản ánh quá trình phân chia xã hội thành các
nhóm xã hội có điều kiện kinh tế và chất lượng sống khác biệt nhau; là
sự phân tầng xã hội chủ yếu về mặt kinh tế, thể hiện sự chênh lệch giữa
các nhóm này về tài sản, thu nhập, mức sống. Vậy tiêu chí để đánh giá
sự phân hoá giàu nghèo là dựa trên cơ sở nào? Trên thế giới người ta
thường dùng 2 tiêu chí hay hai phương pháp để đánh giá sự phân hoá
giàu nghèo:
• Theo công thức 1/n: trong đó n là % dân cư để so sánh. Ví dụ: nếu
theo cột dọc giữa người giàu và người nghèo ta lấy 5 % người thu nhập
thấp nhất ở cột thấp nhất so với 5% người thu nhập cao nhất thì tỷ lệ là

1/5, tức chênh lệch nhau 20 lần.Đây là độ an toàn của sự phân hoá giàu
nghèo. • Hệ số tập trung Gini là hệ số thay đổi từ 0 đến 1 cho biết mức


độ công bằng phân chia trong thu nhập thấp. Nếu hệ số này càng thấp thì
mức công bằng.
Thực trạng chênh lệch giàu nghèo tại Việt Nam
Khoảng cách thu nhập gia tăng đang là vấn đề trên toàn cầu. Nhưng tại
Việt Nam, tương phản này đặc biệt rõ. Giao thông Hà Nội tràn ngập
những chiếc xe máy được buộc cả tá hàng hóa. Xe tải, ôtô, xe máy đi
cạnh chiếc xe đẩy của người bán rong và những chiếc xe đạp chất đầy
hàng
Trong khung cảnh đó, sự xuất hiện của những chiếc Rolls-Royce có vẻ
gây ấn tượng với người nước ngoài hơn là người Việt.
Theo các số liệu thống kê được công bố những năm trước đây thì hệ số
Gini năm 1994 là 0,350, năm 1995 là 0,357, năm 1996 là 0,362, năm
1999 là 0,390, năm 2002 là 0,420, năm 2004 là 0,423. Qua đó cho thấy
sự bình đẳng đang giảm đi còn sự bất bình đẳng đang lớn lên và đạt mức
độ nguy hiểm. Những năm gần đây, chưa thấy công bố thông tin nào nói
về

khoảng

cách

giàu-nghèo

trong




hội.

Theo các chuyên gia về xã hội học thì mức chênh lệch giàu-nghèo hiện
đang khá lớn và Hà Nội cũng có hiện tượng giống với xu hướng phân
hóa giàu-nghèo của cả nước này lại càng tăng cao hơn. Khoảng cách
giàu-nghèo có thể ước đoán qua những quan sát về chênh lệch giữa
người có tiền lương cao nhất so với trung bình hoặc cách thức chi trả
lương khá chênh lệch giữa người lao động và người quản lý ở các doanh


nghiệp. Ngoài ra một số doanh nghiệp có “tính đặc thù” còn chi trả
những khoản “lương khủng” cho tầng lớp quản lý, rồi xu thế đô thị hóa ồ
ạt làm nhiều người giàu lên nhanh chóng nhờ đất đai... đó là chưa kể tình
trạng lợi dụng chức vụ quyền hạn để tham nhũng, làm giàu bất hợp
pháp... Tất cả những vấn đề đó sẽ góp phần nới rộng khoảng cách giàunghèo là điều dẫn đến bất bình đẳng xã hội. Người giàu có rất nhiều cơ
hội tiếp cận các dịch vụ xã hội như chăm sóc sức khỏe, giáo dục, đào tạo
nghề... và họ lại có điều kiện để giàu thêm. Số liệu thống kê cho thấy,
20% nhóm giàu được hưởng phúc lợi xã hội nhiều hơn so với 20% nhóm
nghèo. Điều đó chứng tỏ rằng người càng giàu thì càng được hưởng lợi
nhiều hơn so với người nghèo.
Qua đó ta thấy được khoảng cách giàu nghèo cứ ngày càng cao mà
không thể kéo lên được,từ đó không thể thúc đẩy một nền kinh tế vững
mạnh trong khi sự phân hóa quá cao và đoàn kết thúc đẩy lại quá
thấp.Muốn nền kinh tế đi lên không dậm chân tại chỗ thì cần mạnh
nhưng sự phân tần xã hội ngày một lớn thì không thể nào khiến xã hội
kinh tế mạnh lên được
Ta thấy cái BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH ngày càng nhấn chìm nền
kinh tế Việt Nam một cách rõ rệt kéo theo nhiều yếu tố về xã hội kinh tế
con người,ngay cả chênh lệch giàu nghèo khá lớn cũng dường như khó

mà thay đổi nhanh chóng để cứu vớt hiện trạng.


PHÂN TÍCH NẠN THAM NHŨNG TIÊU CỰC ẢNH HƯỞNG TỚI
ĐÀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ KHIẾN THỰC TRẠNG NGÀY CÀNG
TRÌ TRỆ VÀ DẬM CHÂN TẠI CHỖ
Khái niệm tham nhũng:
Theo nghĩa rộng, tham nhũng được hiểu là hành vi của bất kỳ người nào
có chức vụ, quyền hạn hoặc được giao nhiệm vụ, quyền hạn và lợi dụng
chức vụ, quyền hạn, hoặc nhiệm vụ được giao để vụ lợi. Theo Từ điển
Tiếng Việt, tham nhũng là lợi dụng quyền hành để nhũng nhiễu nhân dân
lấy của. Tài liệu hướng dẫn của Liên hợp quốc về cuộc đấu tranh quốc tế
chống tham nhũng (năm 1969) định nghĩa tham nhũng trong một phạm
vi hẹp, đó là sự lợi dụng quyền lực nhà nước để trục lợi riêng...
Theo nghĩa hẹp và là khái niệm được pháp luật Việt Nam quy định
(tại Luật phòng, chống tham nhũng năm 2005), tham nhũng là hành vi
của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì
vụ lợi. Người có chức vụ, quyền hạn chỉ giới hạn ở những người làm
việc trong các cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc hệ thống chính trị; nói cách
khác là ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị có sử dụng ngân sách, vốn, tài sản
của Nhà nước. Việc giới hạn như vậy nhằm tập trung đấu tranh chống
những hành vi tham nhũng ở khu vực xảy ra phổ biến nhất, chống có
trọng tâm, trọng điểm, thích hợp với việc áp dụng các biện pháp phòng,
chống tham nhũng như: kê khai tài sản, công khai, minh bạch trong hoạt
động của cơ quan, tổ chức, đơn vị, xử lý trách nhiệm của người đứng
đầu.


Thực trạng tham nhũng tại Việt Nam
Trong Báo cáo về công tác phòng chống tham nhũng năm 2014 gửi

Quốc hội, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranh cho biết,
phong vũ biểu tham nhũng toàn cầu của Tổ chức minh bạch thế giới vẫn
đánh giá Việt Nam có mức độ tham nhũng trong khu vực công rất
nghiêm trọng.
Với tư cách cử tri, mình cực lực phản đối đánh giá này. Đây là kết luận
không khách quan, thiếu trung thực, mang tính phiến diện, chưa nói
đúng, nói đủ, nói rõ thực trạng tham nhũng ở nước ta.
Lý do là cũng theo bản báo cáo trên cho biết, từ đầu năm đến nay đã có
gần 8.000 cuộc thanh tra hành chính và 190.000 cuộc thanh tra, kiểm tra
chuyên ngành. Qua thanh tra đã phát hiện gần 32.000 tỷ đồng vi phạm,
kiến nghị thu hồi ngân sách nhà nước 27.000 tỷ đồng, xuất toán, loại
khỏi giá trị quyết toán 4.800 tỷ đồng... Thanh tra các cấp, ngành cũng
kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với khoảng 1.700 tập thể, gần 3.000 cá
nhân…
Về phía công an, báo cáo cho biết, lực lượng cảnh sát điều tra các cấp đã
thụ lý 415 vụ án với 1.031 bị can phạm tội về tham nhũng. Số thiệt hại
được xác định trên 6.700 tỷ đồng, đã thu hồi nộp ngân sách nhà nước
trên 1.500 tỷ đồng (đạt 22,3%, tăng 14,1% so với năm 2013). ..
tham nhũng ở Việt Nam đang… rất, rất và rất nghiêm trọng chứ không
chỉ “rất nghiêm trọng


Những con số nghìn tỷ đồng thất thoát của một nền kinh tế cứ trôi vô ích
còn lớn hơn thất thoát của mấy chục dự án đầu tư phát triển kinh tế,thử
hỏi tại sao nền kinh tế ổn định nhưng không phát triển,vốn đầu tư nhiều
nhưng thất thoát,
Các yếu tố tích cực thì không thấy chỉ toàn thấy các yếu tố tiêu cực cứ
ập đến kéo cả một đế chế vào BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH một
cách thật dễ dàng
So sánh tình trạng tham nhũng với các nước phát triển và “đã ” thoát

khỏi BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH
Theo bảng xếp hạng “Chỉ số nhận thức tham nhũng năm 2014” của Tổ
chức Minh bạch quốc tế (Transpanency International viết tắt là TI) công
bố ngày 3-12, các quốc gia gồm Đan Mạch, New Zealand, Phần Lan
,Singapo và Thụy Điển được xếp hạng là những nước ít tham nhũng nhất
thế giới.
Trong top 10 quốc gia có tỷ lệ tham nhũng cao nhất thế giới còn có
Sudan, Nam Sudan, Afghanistan, Libya, Iraq, Uzbekistan, Turkmenistan,
Eritrea. Lebanon và Pakistan cũng nằm trong số các nước có tình trạng
tham nhũng cao.
Theo đó ta thấy nhưng nước phát triển hầu như nạn tham nhưng rất thấp
và ngược lại những nước kém và đang phát triển có nạn tham nhũng
càng cao


Liên hệ thực tế với Việt Nam ta thấy sỡ dĩ vì sao nước ta vẫn mãi dậm
chân tại chỗ,nạn tham nhũng tiếp tục gây ảnh hưởng xấu tới công tác
phát triển kinh tế,gây thâm hụt vốn đầu tư chi phí chi trả,chất lượng sản
phẩm đầu ra kém.Không phát huy được thế mạnh mà tình hình kinh tế
trì trệ ì ạch dậm chân tại chỗ càng ngày càng rõ.Vì thế nguyên nhân dẫn
đến tình trạng kinh tế chậm phát triển đẩy thu Việt Nam gần với cái
BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH.

2.1 CƠ SỠ THỰC TIỄN
1**YẾU TỐ VỐN FDI TẠI NỀN KINH TẾ VIỆT NAM
Khái niệm FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (tiếng Anh: Foreign Direct Investment,
viết tắt là FDI) là hình thức đầu tư dài hạn của cá nhân hay công ty nước
này vào nước khác bằng cách thiết lập cơ sở sản xuất, kinh doanh. Cá
nhân hay công ty nước ngoài đó sẽ nắm quyền quản lý cơ sở sản xuất

kinh doanh này.
Tình hình FDI tại thị trường Việt Nam:
Kể từ khi có Luật đầu tư trực tiếp nước ngoài có hiệu lực năm 1988,
dòng vốn FDI luôn là động lực quan trọng trong quá trình phát triển kinh
tế xã hội của nước ta trong suốt 26 năm qua. Khu vực kinh tế có vốn đầu
tư nước ngoài (FDI) luôn phát triển năng động. Trong 25 năm từ 19882013, tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt khoảng 218,8 tỷ USD,


tổng vốn thực hiện đạt 106,3 tỷ USD, lĩnh vực công nghiệp chiếm tới
gần 60%. Theo thống kê của Cục Đầu tư Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và
Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu tư nước ngoài đã
đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,7 tỷ USD, bằng 71,2% so với cùng kỳ
2013. Như vậy, tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang có chiều
hướng giảm nhẹ so với thời điểm Việt Nam đạt kỷ lục về thu hút đầu tư
nước ngoài (vượt mốc 20 tỷ USD).
Rất rõ ràng, nguồn vốn FDI vẫn đổ vào VN nhưng tăng trưởng kinh tế
cứ chậm dần. VN có dân số trẻ nên vốn FDI chắc sẽ vẫn đổ vào. Tăng
trưởng cũng sẽ vẫn tiếp tục. Nhưng ở mức thu nhập mới trên 1.000
USD/người/năm, còn quá sớm để chậm lại.và rơi vào bẫy THU
NHẬP TRUNG BÌNH.
Mặc dù nguồn vốn FDI rất dồi dào nhưng tăng trưởng kinh tế chậm,.Qua
đó cho ta thấy mặc dù đã có tác động ngoại lực thì nền kinh tế vẫn chậm
chạp,lý do khó hiểu cho nội lực kinh tế của nước ta.
Cơ cấu kinh tế của VN so với cách đây 20 năm có thay đổi nhưng nhìn
kỹ thì không rõ. VN xuất khẩu 65% là hàng chế biến chế tạo, nhưng hầu
hết là xuất khẩu của khu vực FDI. Còn doanh nghiệp VN chủ yếu vẫn
chỉ xuất khẩu được hàng dệt may, da giày, nông sản... Nên một phần
quan trọng trong tăng trưởng của VN không phải do bản thân VN làm ra
mà từ nguồn lực bên ngoài.
**2THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN VÀ NHỮNG BẤT ỔN



Sau một thời gian phát triển mạnh và có đóng góp đáng kể cho phát triển
kinh tế đất nước, thị trường bất động sản (BĐS) rơi vào giai đoạn khó
khăn kéo dài do tác động của tình hình kinh tế, ở cả 2 đầu tầu lớn nhất cả
nước là TP. Hồ Chí Minh (từ đầu năm 2009) và Hà Nội (từ đầu năm
2011). Sự sụt giảm về giá cả xảy ra ở hầu hết các phân khúc của thị
trường; số lượng giao dịch giảm mạnh, thậm chí nhiều dự án không có
giao dịch và hiện vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi. Nhiều doanh nghiệp
BĐS, kinh doanh dịch vụ BĐS thực sự gặp khó khăn, nhất là các doanh
nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính hạn chế, khi thị trường suy thoái,
không bán được hàng, không có khả năng trả nợ ngân hàng.
hững yếu kém, thiếu lành mạnh và không ổn định của thị trường BĐS
bộc lộ rõ nét nhất kể từ đầu năm 2011 tới nay, cùng với thời gian hơn 2
năm rơi vào bất ổn của thị trường. Sau những động thái bùng phát về giá
và lượng giao dịch trong thời gian ngắn tại TP.Hồ Chí Minh năm 2007,
tại Hà Nội năm 2009 đã phát đi những tín hiệu sai lệch về nhu cầu và
khả năng chi trả thực sự của thị trường, dẫn đến các doanh nghiệp đã đổ
xô vào đầu tư phát triển thị trường BĐS, kể cả các doanh nghiệp không
có kinh nghiệm và năng lực tài chính yếu. Dư nợ tín dụng BĐS cũng
tăng nhanh trong giai đoạn này, tổng dư nợ tín dụng BĐS cuối năm 2009
tăng 36% so với cùng kỳ năm 2008, cuối năm 2010 tăng gần 24% so với
cùng kỳ năm 2009. Việc cấp phép phát triển dự án tại các địa phương
cũng khá dễ dãi, thiếu căn cứ và nhu cầu, thậm chí nhiều địa phương cấp
phép dự án nhà ở với quy mô lớn tại những nơi chưa có hạ tầng kỹ thuật


và xã hội đủ để phục vụ cho những nhu cầu tối thiểu về nơi ở. Các dự án
phân lô, huy động vốn tràn lan tạo nên nguồn cung ảo trên giấy tăng vọt
và hỗn loạn thông tin dự án trên thị trường, tạo nên những đô thị bỏ

hoang, lãng phí đất đai, tiền của xã hội. Dư nợ tín dụng BĐS cũng tăng
nhanh trong giai đoạn này, tổng dư nợ tín dụng BĐS cuối năm 2010 tăng
gần 24% so với cùng thời kỳ năm 2009; đến cuối năm 2012...
Thị trường đóng băng không chỉ gây khó khăn cho doanh nghiệp kinh
doanh BĐS mà còn ảnh hưởng tới thanh khoản của ngân hàng, gây đình
trệ sản xuất cho các doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, doanh
nghiệp xây lắp, việc làm cho người lao động trong lĩnh vực liên quan...
Tình hình tồn kho vật liệu xây dựng, nhất là xi măng, gạch ốp lát, sứ vệ
sinh... theo đó cũng tăng lên. Một số doanh nghiệp rơi vào tình trạng
(hua lỗ, phá sản đã làm ảnh hưởng rất lớn đối với nguồn thu ngân sách
và phát triển kinh tế của đất nước.
Từ việc không ổn định trong bất động sản đã dẫn đến việc trì trệ dòng
vốn đầu tư khiến nền kinh tế thất thoát không ít gây tổn hại rất lớn,việc
thiếu am hiểu đã khiến cả 1 nền kinh tế gần như sa bước
tâm nghiên cứu đô thị quốc gia

** 3VỊ TRÍ NỀN KINH TẾ VIỆT NAM GIỮA CÁC NƯỚC TRONG
KHU VỰC VÀ TRÊN TOÀN THẾ GIỚI


So với các nước ASEAN
So với khu vực, Việt Nam vẫn đang xếp ngưỡng thấp trong bảng xếp
hạng về năng suất lao động và chỉ số sáng tạo cũng như chất lượng
nguồn nhân lực (27,2/100 điểm). Khoảng cách thu nhập bình quân đầu
người so với ASEAN ngày càng tăng (1.908USD/người so với mức
trung bình 3.837USD/người của ASEAN).
Nằm trong khu vực ASEAN, tổng GDP tính bằng USD theo tỷ giá hối
đoái nếu năm 1995 của Việt Nam đạt 20,8 tỷ USD, đứng thứ 7, thì năm
2014 đã đạt 187 tỷ USD, đứng thứ 6 (sau Indonesia, Thái Lan, Malaysia,
Singapore, Philippines). Nếu tính bằng USD theo tỷ giá sức mua tương

đương thì thứ bậc của Việt Nam cao hơn. Kết quả tất yếu khi Việt Nam
đạt được tốc độ tăng tương đối cao, theo đó, tốc độ tăng GDP (giá so
sánh) thời kỳ 1995- 2014 của Việt Nam đạt 6,77%/năm, chỉ đứng thứ 2
sau Myanmar). Tuy nhiên, trong thời kỳ 2009- 2014 Việt Nam chỉ đạt
5,79%, đứng thứ 4, sau Myamar, Lào, Indonesia.
GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của Việt
Nam, nếu năm 1995 đạt 289 USD, đứng thứ 10 khu vực; năm 2014 đạt
khoảng 2061 USD, vượt lên đứng thứ 7 (sau Singapore, Brunei,
Malaysia, Thái Lan, Indonesia, Philippines).
Theo đó, về tỷ lệ Việt Nam so với các nước ASEAN năm 2014 đều cao
hơn năm 1995, nhưng về mức chênh lệch tuyệt đối năm 2014 lớn hơn so
với năm 1995. Nói cách khác, nếu chỉ nhìn tốc độ tăng GDP thì khó thấy


khả năng tụt hậu, nhưng về mức chênh lệch tuyệt đối, thì Việt Nam vẫn
nằm trong xu hướng tụt hậu xa hơn. www.tapchitaichinh.com.vn
So với các nước trong khu vực Châu Á
Theo đánh giá mới của Ngân hàng Thế giới (WB), chất lượng nguồn
nhân lực của Việt Nam hiện nay mới chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10),
xếp thứ 11 trong số 12 nước châu Á tham gia xếp hạng. Một nghiên cứu
khác cho thấy lao động Việt Nam chỉ đạt 32/100 điểm. Trong khi đó,
những nền kinh tế có chất lượng lao động dưới 35 điểm đều có nguy cơ
mất sức cạnh tranh trên thị trường toàn cầu. Nguồn lao động của nước ta
có năng suất lao động quá thấp, đứng thứ 77/125 nước và vùng lãnh thổ,
sau Indonesia, Philippine và Thái Lan trong khu vực.
Năng lực cạnh tranh
Ngày 18-6-2009, lần đầu tiên Diễn đàn Kinh tế Thế giới đưa ra bảng xếp
hạng về môi trường thuận lợi cho thương mại, Việt Nam đứng ở vị trí 91
trong số 118 quốc gia và vùng lãnh thổ.www.tapchicongsan.org.vn
Năm 2010, trong khu vực Đông Nam Á thăng tiến trên bảng xếp hạng,

Việt Nam đứng ở vị trí thứ 71 trên thế giới (tăng 18 bậc so với 2009) và
thứ 5 trong khu vực (sau Singapore, Malaysia, Thái Lan và Indonesia),
được coi là một trong những quốc gia thăng tiến nhanh nhất trên bảng
xếp hạng môi trường thương mại toàn cầu năm 2010. Diễn đàn Kinh tế
Thế giới công bố (ngày 05-9-2012), Việt Nam xếp thứ 75/142 về năng
lực cạnh tranh toàn cầu. So với năm 2011, Việt Nam đã tụt 10 bậc về
năng lực cạnh tranh. Như vậy, trong 3 năm trở lại đây, Việt Nam liên tục


×