Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

Phần II Phân tích tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty TNHH chè Phú Hà trong những năm gần đây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (397.98 KB, 28 trang )

Phần II Phân tích tình hình tiêu thụ và kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty
TNHH chè Phú Hà trong những năm gần đây
1. Kết quả hoạt động kinh doanh.
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH chè Phú Hà.
Chỉ tiêu
Sản lượng
Doanh thu
Giá vốn hàng bán
Lợi nhuận gộp
Chi phí bán hàng
Chi phí quản lý
Lợi nhuận trước thuế
thuế thu nhập doanh

đơn vị
Tấn
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ
Tr.đ

Năm
2001
800
8000
7200
800
150
200


450

nghiệp
Lợi nhuận sau thuế

Tr.đ
Tr.đ

126
324

2002
880
9680
7920
1760
160
200
1400

2003
600
6000
5800
200
140
200
-140

2004

750
8250
7500
750
150
200
400

2005
900
10800
9000
1800
165
200
1435

2006
1200
15600
10800
4800
200
250
4350

392
1008

0

-140

73.8
326.2

401.8
1033.2

1218
3132

(Nguồn:Số liệu cung cấp từ Phịng Kinh doanh Của Cơng ty)
* Về mặt sản lượng
Qua bảng thống kê ta thấy sản lượng sản xuất của công ty trong giai đoạn 20012006 tăng trưởng tương đối ổn định ( trừ 2003). Điều đó phản ánh tình hình sử dụng
máy móc trang thiết bị của công ty ngày càng hiệu quả. Và qua đây cũng thể hiện nỗ
lực của công ty trong việc hợp lý hoá sản xuất. Nguyên nhân căn bản là do thị trường có
sự tăng trưởng về nhu cầu sản phẩm chè. Riêng 2 năm 2003 và 2006 sản lượng có sự
thay đổi đột biến, nguyên nhân là vào năm 2003 thị trường chè quốc tế có sự biến động
mạnh, một thị trường xuất khẩu quan trọng ngành chè Việt Nam là thị trường Trung
Đơng có sự biến động lớn do cuộc chiến tranh Vùng Vịnh lần 2 xảy ra do Mỹ phát
động chống IRẮC. Đây là một nguyên nhân khách quan khơng nằm trong sự kiểm sốt
của doanh nghiệp. Cịn vào năm 2006 sản lượng có sự tăng đột biến là do công ty đưa
vào 1 dây truyền sản xuất mới hiện đại, mặt khác cơng ty đã tìm được một đối tác nhận
bao tiêu toàn bộ sản phẩm đầu ra của công ty
*Về doanh thu


Trong giai đoạn 2003 – 2006 doanh thu của công ty có sự tăng trưởng tương đối ổn
định, một mặt nó phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh ngày càng hiệu quả, mặt khác
nó cịn thể hiện sự cố gắng của cán bộ cơng nhân viên trong tồn cơng ty về việc đẩy

mạnh tiêu thụ. Nguyên nhân của hiện tượng này một mặt là do sự tăng trưởng về mặt
sản lượng. Nguyên nhân thứ 2 là do giá bán sản phẩm trên thị trường cũng có sự biến
động theo chiều hướng tăng. Cụ thể ta xem bảng giá
Bảng giá bán sản phẩm qua các năm
Bảng 2: Giá bán qua các năm
Năm

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Giá bán ( ngàn/kg)

10

11

10

11

12


13

(Nguồn:Số liệu cung cấp từ Phòng Kinh doanh Của Cơng ty)

Ngồi ra cịn một ngun nhân nữa là các thị trường truyền thống của ngành chè đã dần
đi vào quỹ đạo hồi phục và ổn định đặc biệt là tại thị trường Trung Đơng đã có sự phát
triển trở lại sau chiến tranh IRẮC
* Về giá vốn hàng bán. Đây là một chỉ tiêu phản ánh tổng giá thành sản xuất phân
xưởng nó phụ thuộc vào các yếu tố đầu vào sản xuất như nguyên vật liệu, nhân cơng,
chi phí chung tại phân xưởng… qua bảng thống kê ta thấy giá vốn hàng bán cũng tăng
qua từng năm (trừ 2003). Nguyên nhân là do các chi phí cấu thành và tổng sản lượng
tăng. Trong đó chi phí lương và chí phí nguyên vật liệu tăng nhưng chi phí chung của
phân xưởng giảm. Cụ thể được thể hiện trong bảng sau:
Bảng tổng hợp chi phí cấu thành lên giá vốn hàng bán:
Bảng 3: Chi phí cấu thành lên giá vốn
Chỉ tiêu

đơn vị

Chi phí nguyên vật liệu đồng /kg
Chi phí nhân cơng Trực
tiếp
đồng /kg
Chi phí gián tiếp tại đồng /kg

2001
2000

2002

2100

Năm
2003 2004
1800 2000

280
100

300
80

200
75

260
75

2005 2006
2200 2300
280
74

320
70


phân xưởng
Chi phí khác (than +
điện)


đồng /kg

200

200

220

230

240

260

(Nguồn:Số liệu cung cấp từ Phịng Kinh doanh Của Cơng ty)

* Chỉ tiều về lợi nhuận
Trong giai đoạn 2001 – 2006 nhìn chung có tốc độ tăng trưởng tương đối ổn
định, nó phản ánh tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là tương đối bền
vững nó thể hiện sự quyết tâm, nỗ lực của tồn thể cán bộ cơng nhân viên trong cơng ty.
Riêng năm 2003 cơng ty khơng có lợi nhuận (cụ thể bị lỗ 140 triệu).Nguyên nhân là do
sự biến động lớn trên thị trường chè dẫn đến sản phẩm gặp phải khó khăn trong khâu
tiêu thụ. Đây là một ngun nhân khách quan nằm ngồi tầm sốt của cơng ty.Nhưng
bắt đầu từ năm 2004 thị trường chè đã bắt đầu đi vào ổn định và cơng ty đã có lợi
nhuận trở lại.Cụ thể năm 2004 là 326,2 triệu đồng ,năm 2005 là 1033,2 triệu đồng tăng
hơn 3 lần so với năm 2004 tốc độ này vẫn giữ nguyên trong năm 2006.
Từ những chỉ tiêu kinh tế nói trên đã cho chúng ta thấy hoạt động sản xuất kinh
doanh của công ty trong những năm gần đây đã đạt được hiệu quả tương đối cao.
Bảng : Các chỉ tiêu tài chính của Cơng ty TNHH chè Phú Hà

Chỉ tiêu

Năm

Năm

Năm

2004

2005

2006

47,69
52,31

54,16 53,48
45,84 46,52

70
30

52
48

45
55

0,92


0,83

0,85

0,6

0,52

0,48

0,3

0,26

0,21

1. Cơ cấu tài sản và nguồn vốn
1.1.
Cơ cấu tài sản

- Tài sản dài hạn/ Tổng tài sản (%)
- Tài sản ngắn hạn / Tổng tài sản (%)
1.1.
Cơ cấu nguồn vốn
- Tổng nợ/ Tổng nguồn vốn(%)
- Vốn chủ sở hữu / Tổng nguồn vốn (%)
2. Khả năng thanh toán
2.1. Khả năng thanh toán ngắn hạn (lần)
Tài sản ngắn hạn / Nợ ngắn hạn

2.2. Khả năng thanh toán nhanh (lần)
(Tài sản ngắn hạn – Hàng tồn kho)/Nợ ngắn hạn
2.3. Khả năng thanh toán tiền mặt (lần)


(Tiền và các khoản tương đương tiền + Đầu tư tài chính
ngắn hạn)/ Nợ ngắn hạn
3. Tỷ xuất sinh lời
3.1. Tỷ xuất lợi nhuận sau thuế trên doanh thu (%)
1.14
3.2.Tỷ xuất lợi nhuận sau thuế trên tổng tài sản (%)
0,68
3.3.Tỷ xuất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (%)
14,50
3.4. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / vốn điều lệ (%)
16,97
Nguồn:: Phịng Kế tốn

1,52
0,77
18,60
24,25

1,68
1,06
16,21
23,14

*Về cơ cấu tài sản của Công ty.
Từ năm 2004 sang năm 2005, cơ cấu tài sản của Công ty thay đổi theo hướng

tăng tỷ trọng tài sản dài hạn và giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân của hiện
tượng này là do công ty đã đầu tư thêm một dây truyền sản xuất mới để nâng cao sức
cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng. Vì vây, tài
sản cố định trong năm 2005 tăng lên dẫn tới tỷ trọng tài sản dài hạn trong tổng tài sản
của công ty tăng. Cơ cấu tài sản của Công ty 9 tháng đầu năm 2006 tương đối ổn định
so với năm 2005.
*Cơ cấu vốn của Công ty
Trong năm 2004, 70% tài sản của Công ty được tài trợ bằng nguồn vốn vay
trong khi đó vốn chủ sở hữu của công ty chiếm một tỷ lệ thấp . Sau khi tăng vốn điều
lệ lên 5 tỷ đồng, cơ cấu vốn có được cải thiện, tỷ trọng vốn chủ sở hữu tăng lên 55%
tổng tài sản. với cơ cấu vốn của Công ty hiện nay cho thấy mức độ an tồn tài chính
trong hoạt động của Cơng ty là tương đối cao, mặt khác nó phản ánh rằng Cơng ty đã
khai thác chưa hiệu quả địn bẩy tài chính.
*Về khả năng thanh tốn của Cơng ty
Nhìn chung khả năng thanh tốn của Cơng ty cao và biểu hiện tình trạng tương
đối cân đối giữa tài sản và nguồn vốn, đơn vị đang dùng vốn dài hạn để tài trợ cho các
hoạt động dài hạn. So với năm 2004, khả năng thanh tốn của Cơng ty năm 2005 giảm
sút. Tuy nhiên hệ số an toàn là tương đối cao cho thấy khả năng thanh tốn của Cơng ty
cải thiện `là căn cứ đảm bảo cho việc hoàn thành các chỉ tiêu về doanh thu và lợi nhuận
của Công ty.


*Về các tỷ suất sinh lời của Công ty
Các tỷ suất sinh lời đều tăng trong giai đoạn 2004-2006 phản ánh hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả và có xu hướng tăng. Cụ thể:
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / doanh thu 9 tháng năm 2006 là 1,68% tăng 47% so
với mức 1,14% của năm 2004 trong điều kiện giá bán hàng không hề tăng chứng tỏ chi
phí sản xuất kinh doanh của Cơng ty được quản lí tốt hơn.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế / tổng tài sản 9 tháng đầu năm 2006 là 1,06% tăng tới
55% so với năm 2004, có thể nói tài sản của Cơng ty ngày càng được sử dụng hiệu qủa

hơn.
Tỷ suất lợi nhuận sau thuế/vốn chủ sở hữu năm 2005 là 18,6% tăng 28% so với
năm 2004. 9 tháng đầu năm 2006 tỷ suất này chỉ là 16,21% vì lợi nhuận ở đây chỉ là lợi
nhuận của 9 tháng đầu năm 2006. Ngành sản xuất chè có tính thời vụ cao, Với tình hình
thị trường như hiện nay, việc Công ty đạt được mức lợi nhuận theo kế hoạch năm 2006
là 1 tỷ tương ứng với tỷ suất lợi nhuận sau thuế /vốn chủ sở hữu là 31,91% là rất khả
dĩ.
2. Tình hình hình tiêu thụ sản phẩm tại công ty TNHH chè Phú Hà:
Tiêu thụ sản phẩm là quá trình thực hiện giá trị và giá trị sử dụng của sản phẩm
hàng hoá. Qua tiêu thụ, sản phẩm chuyển từ trạng thái hiện vật sang trạng thái
tiền tệ là kết thúc một vịng ln chuyển vốn. Có tiêu thụ sản phẩm mới có vốn
để tái đầu tư sản xuất mở rộng, tăng tốc độ lưu chuyển vốn và sử dụng có hiệu
quả nguồn vốn kinh doanh của doanh nghiệp. Nhận rõ tầm quan trọng của việc
đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm đối với sự tồn tại và phát triển của công ty lên lãnh
đạo công ty TNHH chè Phú Hà rất quan tâm đến hoạt động tiêu thụ. Trong
những năm qua cơng ty đã có nhiều cố gắng trong việc đẩy mạnh tiêu thụ và đã
đạt được những thành quả nhất định, để thấy rõ hơn thực trạng tiêu thụ sản
phẩm của công ty ta cần xem xét đánh giá kết quả tiêu thụ theo các tiêu chí khác
nhau để tìm ra các ngun nhân giúp cán bộ lãnh đạo ra các quyết định, giải
pháp đẩy mạnh hơn nữa hoạt động tiêu thụ tại công ty.
2.1.Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm:


Để các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh diễn ra một cách nhịp nhàng, ăn
khớp,sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả cao ,tổ chức sản xuất và tiêu thụ theo kịp
với biến động của thị trường thì việc lập kế hoạch sản xuất kinh doanh nói chung và kế
haọch tiêu thụ sản phẩm nói riêng là một đòi hỏi tất yếu mà các doanh nghiệp phải tiến
hành .
Các kế hoạch mà doanh nghiệp phải lập kế hoạch như:kế hoạch lao động ,tiền
lương,kế hoạch về vốn ,kế hoạch sản lượng, đơn gí sản phẩm ,doanh thu tiêu thụ sản

phẩm ... để doanh nghiệp có thể chủ động sản xuất và tiêu thụ sản phâm.
Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm dựa trên khả năng tiêu thụ thực hiện của
doanh nghiệp và căn cứ vào thị trường thông qua việc xử lý thông tin thị trừng băng
những phương pháp thích hợp
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm phải xuất phát từ thị trường ,thị trường là nơi kiểm
tra tính khoa học , đúng đắn,sát thực của việc lập kế hoạch .Như vậy đối với việc lập kế
hoạch tiêu thụ tại mỗi doanh nghiệp là một việc làm cần thiết để hoạt động sản xuất
kinh doanh được diễn ra thuận lợi .Việc lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của từng doanh
nghiệp còn phải phụ thuộcvào đặc điêm của sản phẩm , của doanh nghiệp...
*Căn cứ và phương pháp lập kế hoạch .
Nhận thấy tầm quan trọng cảu công tác lập kế haọch tiêu thụ sản phẩm trên cơ sở
phân tích tình hình , đặc điểm tiêu thụ sản phẩm của cơng ty mình cơng ty gạch ốp lát
Hà Nội đã lựa chọn phương pháp lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm tương đối phù hợp
như sau :
2.1.1. Căn cứ lập kế hoạch
Để đảm bảo cho kế hoạch được chính xác và khả thi thì việc lập kế hoạch tiêu thụ
sản phẩm của công ty được thực hiện cho cả năm và có chi tiết cho từng quý ,tháng.Bởi
nhu cầu tiêu thụ của cơng ty có sự biến động theo từng thời kỳ trong năm
Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty được lập căn cứ trên các hợp đồng kinh tế
được ký kết với các đối tác ,tình hình tiêu thụ hiện tại và dự báo thị trường của các
chuyên gia về các xu hướng tiêu dùng .
Đơn giá kế hoạch được xây dựng trên cơ sở giá tiêu thụ năm trước ,giá cả các yếu
tố đầu vào cho sản xuất giá bán của các sản phẩm cùng loại trên thị trường
2.1.2Thời điểm lập kế hoạch


Thời điểm công ty lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm cho cả năm là vào tháng 12 của
năm báo cáo từng tháng,từng quý do đặc điểm tiêu thụ của từng quý công ty sẽ lập kế
hoạch cho quý tiếp theo .


o Nhìn chung việc lập kế hoạch là thìch hợp với dặc điểm tiêu thụ sản
phẩm của công ty ,phương pháp lập kế hoạc tương đối đơn giản và hiệu
quả . Để có cái nhìn cụ thể hơn về tính hiệu quả của cơng tác lập kế
haọch tiêu thụ sản phẩm của công ty ta xem xét kế hoạch tiêu thụ sản
phẩm năm 2006
2.1.3 Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của cơng ty năm 2006.

• Kế hoạch về sản lượng tiêu thụ năm 2006:
Bảng 04: Kế hoạch về sản lượng tiêu thụ năm 2006
Tên sản phẩm

Năm
ĐVT TH

So sánh
KH
2006
1.000

+/-

%

200

25

1. Chè đen

Tấn


2005
800

1.1 Loại OTD

Tấn

400

500

100

25

1.2 Loại CTC

Tấn

400

500

100

25

2. Chè xanh


Tấn

150

200

50

33

Tổng

Tấn

950

1.200

250

26

(Nguồn: Số liệu cung cấp từ Phòng kinh doanh)
Theo kế hoạch tiêu thụ sản phẩm của công ty năm 2006 tăng so với năm
2005 là 250 tấn tương ứng tăng 26%. Đây là một con số khá lớn thể hiện quyết
tâm của công ty đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ trong năm 2006, cụ thể như sau:
- Đối với mặt hàng chè đen: Sản lượng tăng là 200 tấn, tương ứng tăng
25%.
Trong đó:
+ Chè đen loại OTD tăng 100 tấn, tốc độ tăng 25% so với năm 2005.

+ Chè đen loại CTC tăng 100 tấn, tương ứng tăng 25% so với thực hiện
năm 2005.


- Với mặt hàng chè xanh theo kế hoạch năm 2006 sản lượng tiêu thụ
tăng 50 tấn so với tiêu thụ thực hiện năm 2005, tốc độ tăng trưởng
33%.

• Kế hoạch doanh thu và giá bán sản phẩm năm 2006.
Bảng số 05: Kế hoạch doanh thu và giá bán sản phẩm năm 2006
Tên sản
phẩm

Giá

So sánh doanh
thu

Doanh thu

ĐVT

TH
KH
TH 2005 KH 2006
+/%
2005 2006
1. Chè đen
NĐ/kg 13
13,5 10.400.000 13.500.000 3.100.000 29,8

1.1
Loại NĐ/kg 14
14,5 5.600.000 7.250.000 1.650.000 29,4
OTD
1.2

Loại NĐ/kg 12

12,5

4.800.000 6.250.000 1.450.000 30,2

CTC
2. Chè xanh NĐ/kg 20
22
3.000.000 4.400.000 1.400.000 46
Tổng
13.400.000 17.900.000 4.500.000 33,5
(Nguồn: Số liệu từ phịng kinh doanh của Cơng ty TNHH Chè Phú Hà)
Theo kế hoạch năm 2006 doanh thu của công ty tăng 4,5 tỷ đồng, tương
ứng tăng 33,5% so với năm 2005. Cụ thể như sau:
- Mặt hàng chè đen tăng 3,1 tỷ đồng. Trong đó:
+ Loại chè đen OTD tăng 1,65 tỷ, tương ứng tăng 29,4% so với năm 2005
+ Loại chè đen CTC tăngt 1,45 tỷ, tăng 30,2% so với năm 2005.
- Mặt hàng chè xanh của công ty tăng 1,4 tỷ đồng, tăng gần 50% so với
năm 2005.
2.2 Tình hình tiêu thụ sản phẩm của cơng ty TNHH chè Phú Hà trong những
năm gần đây
2.2.1 Kết quả tiêu thụ theo sản lượng giai đoạn từ 2002-2006
Bảng 06: Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng chè tại công ty

giai đoạn 2002-2006
Tên sản phẩm
1. Chè đen

Năm
2002
800

2003
500

2004
600

2005
800

2006
950


1.1 Loại OTD

400

250

300

400


450

1.2 Loại CTC

400

250

300

400

500

2. Chè xanh

80

100

130

150

250

Tổng

880


600

750

980

1.200

(Nguốn: Số liệu cung cấp từ phịng kinh doanh của Cơng ty TNHH Chè Phú
Hà)

Qua bảng tổng hợp ta thấy: Sản lượng tiêu thụ sản phẩm của mặt hàng
chè đen (bao gồm cả 2 loại chè OTD và CTC) có sự biến động tương đối lớn
trong 5 năm vừa qua. Cụ thể như sau:
Năm 2002 sản lượng tiêu thụ của công ty đạt 800 tấn nhưng sang năm
2003 sản lượng tiêu thụ giảm đáng kể chỉ còn 500 tấn tương ứng giảm 37,5%.
Bắt đầu sang năm 2004 sản lượng tiêu thụ bắt đầu có dấu hiệu phục hồi trở lại
đạt mức 600 tấn. Năm 2005 sản lượng hồi phục đạt mức của năm 2002 là 800
tấn. Năm 2006 sản lượng tiêu thụ đạt mức cao nhất từ trước đến nay 950 tấn. Cụ
thể sản lượng tiêu thụ 2 loại chè OTD và CTC như sau:
+ Chè OTD: Năm 2002 sản lượng tiêu thụ đạt 400 tấn chiếm 50% khối
lượng tiêu thụ chè đen của công ty là chiếm 45,5% tổng sản lượng tiêu thụ tồn
cơng ty.
Năm 2003 cơng ty tiêu thụ được 250 tấn giảm so với năm 2002 là 150 tấn
tương ứng giảm 37,5%, chiếm 50% khối lượng tiêu thụ chè đen nhưng chỉ còn
chiếm 41,6% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ được của công ty.
Năm 2004 sản lượng tiêu thụ được đạt mức 300 tấn tăng so với năm 2003
là 50 tấn tương ứng tăng 20%, chiếm 50% sản lượng tiêu thụ theo mặt hàng chè
đen và chiếm 40% tổng sản lượng tiêu thụ giảm 1,6% so với năm 2003.

Năm 2005 sản lượng chè OTD tiêu thụ được 400 tấn hồi phục bằng với
mức năm 2002, tăng so với năm 2004 là 33%, chiếm 40,8 tổng sản lượng chè
tiêu thụ của công ty.


Năm 2006 mặt hàng chè đen OTD tiêu thụ được 450 tấn đạt mức cao nhất
từ trước đến nay tăng so với năm 2005 là 50 tấn tương ứng tăng 12,5%, chiếm
47,3% sản lượng tiêu thụ chè đen và chiếm 37,5% tổng sản lượng tiêu thụ chè
của công ty.
+ Chè đen CTC: Năm 2002 sản lượng tiêu thụ cho mặt hàng chè đen CTC
đạt mức 400 tấn chiếm 50% khối lượng chè đen tiêu thụ được của công ty và
chiếm 45,5% tổng khối lượng chè tiêu thụ tồn cơng ty.
Năm 2003 sản lượng tiêu thụ chè CTC lại giảm chỉ còn 250 tấn giảm 150
tấn so với năm 2002, tương ứng giảm 37,5%. Tuy nhiên cơ cấu sản phẩm tiêu
thụ vẫn chiếm 50% sản lượng tiêu thụ chè đen các loại nhưng chỉ còn chiếm
41,6% tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ được của công ty.
Năm 2004 sản lượng tiêu thụ chè đen có dấu hiệu phục hồi và đạt 300 tấn
tăng so với năm 2003 là 50 tấn tương ứng tăng 20% chiếm 50% cơ cấu sản
lượng tiêu thụ chè đen các loại nhưng chỉ còn chiếm 40% tổng sản lượng tiêu
thụ được của công ty giảm 1,6% so với năm 2003.
Năm 2005 công ty tiêu thụ được 400 tấn chè đen CTC bằng với mức tiêu
thụ của năm 2002 tăng so với năm 2004 là 100 tấn tương ứng tăng 33% chiếm
40,8% tổng sản lượng chè tiêu thụ được của công ty trong năm 2005.
Năm 2006 sản lượng tiêu thụ đạt mức cao nhất từ trước đến nay (500tấn)
tăng so với năm 2005 là 100 tấn, hay tăng 50% chiếm 52,6% sản lượng tiêu thụ
chè đen thực hiện trong năm 2005 và chiếm 41,7% tổng sản lượng tiêu thụ được
của tồn cơng ty.
- Mặt hàng chè xanh: Năm 2002 công ty tiêu thụ được 80 tấn chiếm 9,1 %
tổng sản lượng tiêu thụ được của tồn cơng ty.
Năm 2003 công ty tiêu thụ được 100 tấn chè xanh tăng so với năm 2002

là 20 tấn, tốc độ tăng trưởng đạt mức 25%/năm, cơ cấu sản lượng tiêu thụ đạt
16,6% trong tổng khối lượng sản phẩm tiêu thụ được của công ty, tăng so với
năm 2002 là 6,5%.
Năm 2004 Sản lượng chè xanh tiêu thụ của công ty đạt mức 130 tấn tăng
so với năm 2003 là 30 tấn, tương ứng tăng 33,3% và chiếm khoảng 17,3% tổng
sản lượng chè tiêu thụ được của tồn cơng ty, tăng gần 1% so với năm 2003.


Năm 2005 công ty tiêu thụ được 150 tấn chè xanh, tăng so với năm 2004
là 20 tấn, tốc độ tăng trưởng đạt mức 15,3% và chiếm 15,3% trong cơ cấu tổng
sản lượng tiêu thụ của công ty.
Năm 2006 đối với mặt hàng chè xanh công ty tiêu thụ được 250 tấn đạt
mức cao nhất từ trước tới nay tăng so với năm 2005 là 100 tấn, tốc độ tăng
trưởng đạt mức rất cao là 66,6%
2.2.2 Kết quả doanh thu tiêu thụ trong giai đoạn 2002-2006
Bảng 07: Doanh thu tiêu thụ của công ty
trong giai đoạn 2002-2006

1. Chè đen

2002
10,1

Doanh thu (tỷ đồng)
2003
2004 2005
6,55
9,36
10,4


2006
12,73

1.1 Loại OTD

5,2

3,528

5,04

5,6

6,48

1.2 Loại CTC

4,8

3,024

4,32

4,8

6,25

2. Chè xanh

1,07


1,68

2,4

3

5,25

Tổng

11,17

8,23

11,76 13,4

Tên sản phẩm

17,98

Qua kết quả tổng hợp ta thấy, mức biến động về doanh thu của công ty là
tương đối lớn. Nguyên nhân là do mức biến động về sản lượng lớn. Cụ thể như
sau: năm 2002 tổng doanh thu đạt mức 11,17 tỷ đồng, sang năm 2003 chỉ đạt
8,23 tỷ đồng giảm so năm 2002 là 2,94 tỷ đồng, tương ứng giảm 23,6%. Sang
đến năm 2004 doanh thu đã phục hồi đạt mức 11,76 tỷ, tăng so với năm 2003 là
3,53 tỷ tương ứng tăng 42,8%. Năm 2005 đạt mức 13,4 tỷ đồng doanh thu tăng
so với năm 2004 là 1,64 tỷ đồng tương ứng tăng 13,94%.
Năm 2006 doanh thu của công ty đạt mức 17,98 tỷ đồng tăng 4,58 tỷ
đồng, tương ứng tăng 34,2% so với năm 2005. cụ thể doanh thu cho từng mặt

hàng như sau:
- Chè đen: Doanh thu năm 2002 đạt mức 16,1 tỷ đồng, năm 2003 giảm chỉ
còn 6,55 tỷ tương ứng giảm 3,55 tỷ. Năm 2004 hồi phục đạt mức 9,36 tỷ tăng so


với năm 2003 là 2,81 tỷ đồng tương ứng tăng 42,9%. Năm 2005 doanh thu đạt
mức 10,4 tỷ tăng 1,01 tỷ đồng hay tăng 11%, sang năm 2006 doanh thu đạt mức
12,3 tỷ đồng tăng so năm 2005 là 2,33 tỷ đồng hay tăng 23,2%. Trong đó:
+ Chè đen OTD: năm 2002 đạt doanh thu 5,2 tỷ đồng sang năm 2003 chỉ
đạt 3,528 tỷ đồng giảm so với năm 2002 là 1,675 tỷ đồng tương ứng giảm 32%.
Năm 2004 doanh thu tiêu thụ chè đen OTD đạt mức 5,04 tỷ đồng gần
bằng mức của năm 2002 tăng so với năm 2003 là 1,512 tỷ đồng, tương ứng tăng
42,8%.
Năm 2005 doanh thu tiêu thụ đạt mức 5,6 tỷ đồng, tăng so với năm 2004
0,56 tỷ đồng hay tăng 11%, chiếm 41,8% tổng doanh thu.
Năm 2006 doanh thu tiêu thụ chè OTD đạt 4,68 tỷ đồng tăng so với năm
2005 là 0,88 tỷ hay tăng 15,7% và chiếm 36% tổng doanh thu tồn cơng ty.
+ Chè đen CTC: Năm 2002 doanh thu tiêu thụ đạt 4,8 tỷ đồng chiếm
47,5% doanh thu tiêu thụ chè đen và chiếm 42,9% tổng doanh thu tiêu thụ của
công ty.
Năm 2003 doanh thu tiêu thụ chè CTC chỉ đạt 3,024 tỷ đồng giảm 1,776
tỷ đồng tương ứng giảm 37%, chiếm 36,74% tổng doanh thu và chiếm 46,16%
doanh thu tiêu thụ chè đen.
Năm 2004 doanh thu tiêu thụ chè CTC đã hồi phục đạt mức 4,32 tỷ đồng
gần bằng năm 2002 tăng so với năm 2003 là 1,296 tỷ đồng hay tăng 42,8%, và
chiếm 36,73% tổng doanh thu và chiếm 46,15%, doanh thu tiêu thụ chè đen.
Năm 2005 công ty tiêu thụ đạt doanh thu 4,8 tỷ đồng, bằng với mức của
năm 2002 tăng so với năm 2004 là 0,48 tỷ đồng tương ứng tăng 11%, chiếm
35,82% tổng doanh thu tiêu thụ tồn cơng ty chiếm 46,3% doanh thu tiêu thụ
mặt hàng chè đen.

Năm 2006 doanh thu tiêu thụ đạt mức kỷ lục từ trước tới nay là 6,25tỷ
đồng tăng so với năm 2005 là 1,45 tỷ đồng tương ứng tăng 30,2% và chiếm
49,09%, doanh thu tiêu thụ chè đen chiếm 36,76% doanh thu tiêu thụ tồn cơng
ty.
- Chè xanh: Năm 2002 doanh thu tiêu thụ đạt mức 1,07 tỷ đồng chiếm
9,57% tổng doanh thu tiêu thụ của công ty.


Năm 2003 doanh thu chè xanh đạt 1,68 tỷ đồng tăng so với năm 2002 là
0,61 tỷ đồng hay tăng 57%, và chiếm tới 20,41% doanh thu của công ty.
Năm 2004 doanh thu tiêu thụ chè xanh của công ty đạt mức 2,4 tỷ đồng
tăng so với năm 2003 là 6,72% tương ứng tăng 42,85% và chiếm 20,4% trong
tổng doanh thu tiêu thụ của công ty.
Năm 2005 doanh thu tiêu thụ chè xanh đạt mức 3 tỷ đồng, tăng so với
năm 2004 là 0,6% hay tăng 25% và chiếm 22,38%, trong tổng doanh thu tiêu thụ
của công ty, tăng so với năm 2004 là gần 2%.
Năm 2006 doanh thu tiêu thụ chè xanh của công ty đạt mức kỷ lục từ
trước tới nay, đạt 5,25 tỷ đồng tăng so với năm 2005 là 2,25 tỷ đồng hay tăng
75% chiếm 29,11% tổng doanh thu tiêu thụ của công ty.

2.2.3. So sánh tình hình thực hiện kế hoạch tiêu thụ của cơng ty năm 2006
2.2.3.1. Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng năm 2006.
Bảng 08: Tình hình thực hiện kế hoạch sản lượng năm 2006.
Tên

sản Sản lượng (tấn)
KH 2006
TH 2006

So sánh

+/-

%
phẩm
1. Chè đen
1.000
950
-50
-5
1.1 Loại OTD 500
450
-50
-10
1.2 Loại CTC 500
500
0
0
2. Chè xanh
200
250
+50
25
Tổng
1.200
1.200
0
0
(Nguồn: Số liệu cung cấp từ Phịng kinh doanh Cơng ty TNHH Chè Phú Hà).



Qua bảng tổng hợp trên ta thấy tổng kế hoạch tiêu thụ sản lượng so với
thực hiện là khơng có sự khác biệt nhưng kế hoạch bộ phận lại có sự biến động
không nhỏ. Cụ thể như sau:
+ Chè đen: Năm 2006 sản lượng tiêu thụ đạt 550 tấn thấp hơn so với kế
hoạch là 50 tấn, chỉ đạt 95% kế hoạch đề ra. Trong đó:
+ Chè đen OTD: Sản lượng tiêu thụ chỉ đạt mức 450 tấn bằng 90% kế
hoạch đề ra giảm 50 tấn so với mục tiêu đặt ra cuối năm 2005.
+ Chè đen CTC: Năm 2006 sản lượng tiêu thụ thực tế của công ty đạt 500
tấn hoàn thành mức kế hoạch đề ra đây là một biểu hiện tích cực trong cơng tác
lập kế hoạch cũng như thực hiện kế hoạch công ty cần phát huy trong những
năm tới.
- Mặt hàng chè xanh: Trong năm 2006 sản lượng chè xanh tiêu thụ của
công ty đạt được là 250 tấn vượt mức so với kế hoạch đặt ra là 50 tấn so với tốc
độ tăng trưởng là 25%. Đây là một biểu hiện tích cực cơng ty cần phát huy trong
những năm tới nhưng bên cạnh đó cơng ty cũng cần phải xem xét việc lập kế
hoạch cho sát với thực tế hơn nữa.
2.2.3.2 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu tiêu thụ và giá bán sản phẩm tại
cơng ty.
Bảng 09: Tình hình thực hiện kế hoạch về doanh thu và giá bán
năm 2006
Giá 1000đ/kg)
Tên sản phẩm
1. Chè đen
1.1 Loại OTD
1.2 Loại CTC
2. Chè xanh
Tổng

KH


TH

2006
13,5
14,5
12,5
22

2006
13,4
14,4
12,5
21

Doanh

thu

(tỷ So

sánh

doanh

đồng)

thu

KH 2006 TH 2006


+/-

%

13,5
7,25
6,25
4,4
17,9

-0,75
-0,75
0
0,85
0,1

-5,5
-11
0
19,3
0,55

12,73
6,48
6,25
5,25
18

Qua bảng đánh giá tình hình thực hiện giá bán kế hoạch và doanh thu theo
kế hoạch cho chúng ta thấy việc thực hiện kế hoạch tiêu thụ của cơng ty cịn



nhiều bất ổn 2 trong 3 mặt hàng của công ty có sự chênh lệch khác lớn về khả
năng thực hiện kế hoạch là chè đen OTD và chè xanh. Cụ thể như sau:
* Về chỉ tiêu giá bán: Đối với mặt hàng chè đen giá bán thực hiện bình
quân năm 2006 chỉ đạt 13,4 nghìn đồng/kg giảm 100đồng/kg so với kế hoạch
tương ứng giảm 0,74%. Trong đó:
+ Mặt hàng chè đen OTD giá bán thực hiện chỉ đạt mức 14,4 nghìn
đồng/kg giảm 100đ so với kế hoạch đề ra, tương ứng giảm 1,48% mức giá bán
thực hiện chỉ bằng 99,52% so với kế hoạch.
+ Mặt hàng chè đen CTC trong năm 2006 giá bán thực hiện hoàn thành kế
hoạch đặt ra là 12,5 nghìn đồng/kg.
- Đối với mặt hàng chè xanh giá bán thực tế năm 2006 chỉ đạt 21.000đ/kg
giảm 1.000đ/kg hay giảm 4,5% so với kế hoạch chỉ đạt 95,5% so với kế hoạch
đặt ra.
* Về chỉ tiêu doanh thu:
- Đối với mặt hàng chè đen trong năm 2006 doanh thu thực hiện đạt 12,3
tỷ đồng không đạt mức kế hoạch đề ra, giảm 0,77 tỷ đồng so với kế hoạch chỉ
bằng 94,5%. Trong đó:
+ Mặt hàng chè đen OTD trong năm 206 doanh thu thực hiện đạt 6,48 tỷ
đồng bằng 89% kế hoạch đặt ra giảm 0,77 tỷ đồng.
+ Mặt hàng chè đen CTC doanh thu tiêu thụ năm 2006 đạt mức 6,25 tỷ
đồng đây là một mặt hàng hoàn thành mức kế hoạch đề ra.
- Đối với mặt hàng chè xanh trong năm 2006 doanh thu thực hiện đạt 5,25
tỷ đồng vượt mức kế hoạch đặt ra 0,85 tỷ tương ứng tăng 19,31% so với kế
hoạch.
3. Đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tình hình tiêu thụ và chỉ tiêu
doanh thu tiêu thụ sản phẩm của công ty.
Qua kết quả thực hiện công tác tiêu thụ sản phẩm ta thấy kết quả tiêu thụ
sản phẩm chịu nhiều ảnh hưởng của các nhân tố khác nhau. Nhưng mục đích

cuối cùng của cơng việc tiêu thụ sản phẩm là đạt được doanh thu tiêu thụ cao,
do đó có thể nói các nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu tiêu thụ sản
phẩm cũng gần như ảnh hưởng đến công tác tiêu thụ sản phẩm của công ty.


Ta có cơng thức xác định doanh thu như sau:
n

∑ Si × gi
DT =

i =1

Trong đó: S i: là số lượng sản phẩm thứ i
g i: là giá bán sản phẩm thứ i
i: là loại sản phẩm
Như vậy có thể thấy doanh thu tiêu thụ chịu ảnh hưởng trực tiếp của 3
nhân tố là:
- Số lượng sản phẩm tiêu thụ
- Kết cấu sản phẩm tiêu thụ
- Giá bán mỗi loại sản phẩm
Để phân tích các nhân tố ảnh hướng tới doanh thu tiêu thụ ta sử dụng
phương pháp thay thế liên hồn để phân tích từng nhân tố ảnh hưởng đến sự
tăng giảm của doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế so với kế hoạch, từ đó sẽ làm
rõ sự tác động của từng nhân tố đến doanh thu tiêu thụ.
Ta gọi:
DT k , DT 1 lần lượt là doanh thu tiêu thụ sản phẩm kỳ kế hoạch và thực tế
năm 2006
Sk , S1 là tổng số lượng sản phẩm tiêu thụ kế hoạch và thực tế năm 2006
Ski , S 1i là số lượng sản phẩm tiêu thụ của từng mặt hàng kế hoạch và thực

tế năm 2006.
g ki, g 1i là giá bán mỗi loại sản phẩm kế hoạch và thực tế năm 2006.
Sau đây ta sẽ đi phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đối với
doanh thu tiêu thụ của công ty.
3.1 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng sản phẩm tiêu thụ
đến sự tăng giảm doanh thu tiêu thụ thực tế so với kế hoạch.
Xét một cách độc lập số lượng sản phẩm tiêu thụ có ảnh hưởng tỷ lệ
thuận với doanh thu , trong trường hợp các nhân tố khác không thay đổi số
lượng sản phẩm tiêu thụ tăng sẽ làm tăng doanh thu tiêu thụ và ngược lại.


Để thấy được mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng và sự tác động của
nó đến sự tăng giảm doanh thu tiêu thụ thực tế so với kế hoạch mà khơng bao
gồm trong đó sự tác động của các nhân tố khác. Ta đi so sánh doanh thu tiêu thụ
trong điều kiện số lượng sản phẩm tiêu thụ thực tế, kết cấu và giá bán sản phẩm
của kỳ kế hoạch với doanh thu tiêu thụ trong điều kiện số lượng sản phẩm kỳ kế
hoạch, kết cấu sản phẩm cũng ở kỳ kế hoạch.
Công thức xác định kết cấu sản phẩm kế hoạch và thực tế là:
SKl /S k và S 1i /S 1
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố số lượng được xác định như sau




DT(S) =

Ski

∑  S1x Sk




xgki  − DTk


Từ số liệu kết quả tiêu thụ thực tế và kế hoạch ta lập được bảng tính như
sau:
Bảng 10: Các nhân tố ảnh hưởng tới doanh thu tiêu thụ sản phẩm
Các nhân tố ảnh hưởng
Tên sản phẩm

SKi

Ski/Sk

S1i × Ski

Sk

S1i

S1i

S1

gki

×

S1i gki


1. Chè đen
1.000 0,833
833
950
0,79 13,5 12,825
1.1 Loại OTD 500 0,410
492
450 0,375 14,5 6,525
1.2 Loại CTC
500
0,41
492
500 0,375 12,5 6,250
2. Chè xanh
200
0,18
216
250
0,21
22
5,500
Tổng
1.200
1
1.200
1.200
1
18325
Từ kết quả tính tốn trên ta rút ra một số kinh nghiệm như sau:


(S1i × Ski Sk )
13.499,6
7,134
6.360,6
4,752
18,2466

Trong năm 2006 cơng ty dự tính tiêu thụ 1.200 tấn chè các loại, trong đó chè
đen là 1000 tấn bao gồm 500 tấn chè OTD và 500 tấn CTC cùng với 200 tấn chè
xanh. Như vậy so với quy hoạch về doanh thu công ty đạt vượt mức kế hoạch đề
ra.
Số lượng tiêu thụ thực tế là 1200 tấn bằng với mức đề ra như giá trị lại
vượt do kết cấu sản phẩm thay đổi so với kế hoạch.
Đối với chè đen đạt 950 tấn không đạt kế hoạch đề ra giảm 5,5%. Trong
đó chè OTD giảm 50 tấn so với kế hoạch chỉ bằng 89% kế hoạch đề ra. Chè
CTC đạt mức kế hoạch tiêu thụ đề ra.


Chè xanh vượt mức kế hoạch 50 tấn vượt so với kế hoạch là 25% với mức
biến động tiêu thụ thực tế so với kế hoạch doanh thu tiêu thụ tăng 0,3466 tỷ
đồng hay tăng 1,93%.
Có được kết quả trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:
* Nguyên nhân chủ quan:
- Doanh nghiệp đã chủ động đem sản phẩm của mình tham gia nhiều triển
lãm hội trợ hàng tiêu dùng. Do vậy sản phẩm tiêu thụ của công ty đã đến được
với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau đây là một nguyên nhân rất quan
trọng dẫn đến tăng doanh thu tiêu thụ nói chung. Bên cạnh đó thị trường tiêu thụ
chè xanh của cơng ty có sự tăng tương ứng, mặt hàng chè xanh lại có giá bán
cao. Vì vậy doanh thu tiêu thụ tăng là điều tất yếu.

Trong thời gian gần đây công ty đã đưa vào hoạt động một dây truyền sản
xuất mới với công nghệ hiện đại, chất lượng sản phẩm luôn được đảm bảo vì
vậy khách hàng đã tìm đến với cơng ty ngày một nhiều hơn.
Đối với mặt hàng chè đen OTD do mức giá kế hoạch cao hơn so với giá
trị trường. Vì vậy cơng ty phải điều chỉnh giảm giá bán, tuy vậy mức sản lượng
vẫn không thể đạt được như kế hoạch đề ra.
Đối với mặt hàng chè xanh do nhu cầu tăng đột biến nên công ty đã đẩy
mạnh sản xuất và tiêu thụ đây cũng là một nguyên nhân làm cho sản lượng chè
OTD tiêu thụ sụt giảm. mặt khác giá bán chè xanh giảm 1000đ/kg vì vậy đã làm
tăng sức mua tương đối cao.
* Nguyên nhân khách quan:
Do thị trường xuất khẩu chè đã khôi phục và phát triển sau chiến tranh
Irắc vì vậy khơng chỉ công ty mà các doanh nghiệp khác cũng đẩy mạnh xuất
khẩu sang các thị trường như Trung Đông, Nga, Đông Âu…
Mặt khác do mức sống của dân cư tăng lên , mặt hàng chè đen dần được
sử dụng phổ biến tại Việt Nam cũng là nguyên nhân dẫn đến nhu cầu về chè đen
tăng.
3.2 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ
đến sự tăng giảm doanh thu tiêu thụ sản phẩm thực tế so với kế hoạch


Kết cấu sản phẩm là một nhân tố có ảnh hưởng lớn đến doanh thu tiêu
thụm, nếu tăng tỷ trọng những sản phẩm có giá bán cao, giảm tỷ trọng những
sản phẩm có giá bán thấp sẽ có tác động không nhỏ đến việc tăng doanh thu tiêu
thụ sản phẩm và ngược lại.
Để thấy được sự ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ đến
doanh thu tiêu thụ thực tế so với kế hoạch ta phải cố định nhân tố số lượng ở
kyf thực tế, nhân tố giá bán ở kỳ kế hoạch. Khi đó ta so sánh doanh thu tiêu thụ
trong điều kiện kỳ thực tế, kết cấu thực tế và giá bán kỳ kế hoạch với doanh thu
tiêu thụ trong điều kiện số lượng kỳ thực tế, kết cấu kỳ kế hoạch và giá bán kỳ

kế hoạch.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố kết cấu sản phẩm tiêu thụ đến doanh thu
tiêu thụ được xác định như sau:

∆DT(K) =


Ski



∑ ( S1 × gki ) − ∑  S1× Sk × gki 



Theo kết quả tiêu thụ thực tế so với kế hoạch được tính như sau:


DT(K) = 18,325-18,2466=0,0784

Từ kết quả trên ta có nhận xét như sau:
Như vậy việc thay đổi kết cấu sản phẩm làm cho doanh thu tăng 0,0784 tỷ
đồng tương ứng tăng 0,42%.
Để thấy rõ hơn sự thay đổi kết cấu sản phẩm ta lập bảng như sau:
Bảng 11: Phân tích tình hình tiêu thụ sản phẩm của Cơng ty
TNHH Chè PHú Hà
Sản phẩm

Giá bán
g ki

13,5
14,5
12,5
22

g 1i
13,5
14,5
12,5
21

gs (%)
99,25
99,31
100
95,45

Tỷ trọng sản phẩm
Ski /sk
Ski /sk
0,883
0,79
0,41
0,375
0,41
0,375
0,18
0,21

S2

94,83
91,46
91,46
116

1. Chè đen
1.1 Loại OTD
1.2 Loại CTC
2. Chè xanh
Tổng
(Nguồn: Số liệu cung cấp từ phịng kinh doanh của Cơng ty TNHH Chè PHú
Hà)


- Chè đen: Tỷ trọng sản phẩm giảm 5,17% chỉ bằng 94,83% so với kế
hoạch với giá bán thực tế giảm 100đ/kg trong đó:
+ Chè đen OTD: Giá bán thực tế giảm 100đ/kg cơ cấu sản phẩm thực tế
giảm chỉ bằng 91,46% so với kế hoạch.
+ Chè đen CTC, tỷ trọng sản phẩm trong kết cấu sản phẩm tiêu thụ của
công ty giảm chỉ bằng 91,46% kế hoạch đặt ra.
- Chè xanh: Tỷ trọng tăng 16% so với kế hoạch nhưng giá bán lại giảm
Nguyên nhân của quá trình này là do:
* Nguyên nhân khách quan:
Một thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ không chỉ do doanh thu mà phần
lớn do biến động nhu cầu thị trường làm cho doanh nghiệp phải thay đổi kế
hoạch sản xuất cũng như tiêu thụ cho phù hợp với nhu cầu của thị trường. Do
vậy để đánh giá việc thay đổi kết cấu này có thích hợp hay khơng thì ta cần xem
xét đến nhu cầu của thị trường, tình hình thực hiện các đơn hàng, hợp đồng kinh
tế của doanh nghiệp.
Nếu việc thay đổi tỷ trọng mặt hàng tiêu thụ là do yêu cầu của các đơn

hàng, các hợp đồng kinh tế công ty đã ký kết với khách hàng hay việc thau đổi
kết cấu mặt hàng tiêu thụ là nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu thụ thay đổi của khách
hàng thì đó vẫn là sự thành cơng của doanh nghiệp.
Cụ thể năm 2006 do có nhu cầu thị trường của cơng ty có sự biến động
lớn vì vậy cơng ty đã đẩy mạnh sản xuất mặt hàng này, đồng thời giảm sản
lượng sản xuất chè đen OTD so với kế hoạch.
* Nguyên nhân chủ quan:
Trong năm 2006 doanh thu đưa ra kế hoạch tiêu thụ mặt hàng chè đen
OTD cao so với nhu cầu thực tế do đó khi tiêu thụ thực tế phải giảm bớt tỷ
trọng sản phẩm này.
Mặt khác do giá bán của mặt hàng chè xanh giảm 1000đ/kg. Vì vậy nhu
cầu của thị trường cũng tăng cao hơn so với dự báo. Tuy nhiên công ty cũng cần
xem xét lại việc lập kế hoạch cho sát với thực tế hơn nữa.


Nhìn chung năm 2006 mặc dù có sự thay đổi kết cấu sản phẩm tiêu thụ,
tuy nhiên mức tổng doanh thu vẫn được đảm bảo và kết cấu sản phẩm theo
chiều hướng tăng tỷ trọng mặt hàng có giá trị cao là mặt hàng chè xanh. Bên
cạnh thành tích đã đạt được công ty cần xem xét lại hoạt động lập kế hoạch
cũng như việc thực hiện kế hoạch cho sát với tình hình thực tế hơn nữa.
3.3 Phân tích mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán đến tình hình tăng
giảm doanh thu tiêu thụ thực tế so với kế hoạch.
Để thấy được sự tác động của nhân tố này đến sự tăng giảm doanh thu
tiêu thụ sản phẩm thực tế so với kế hoạch ta phải cố định nhân tố số lượng và
nhân tố kết cấu, sản phẩm tiêu thụ ở kỳ thực tế với doanh thu tiêu thụ ở kỳ thực
tế với doanh thu tiêu thụ sản phẩm trong điều kiện số lượng sản phẩm tiêu thụ
và kết cấu sản phẩm tiêu thụ ở kỳ thực tế và giá bán ở kỳ kế hoạch.
Mức độ ảnh hưởng của nhân tố giá bán bình quân đến sự tăng giảm doanh
thu tiêu thụ được xác định như sau:
n




∑ ( S1i × gki )
DT(g) = DT1-



i =1

DT(g) = 18-18,325= -0,325

Từ kết quả trên ta thấy:
Trong năm 2006 việc thay đổi giá bán sản phẩm của các mặt hàng làm
cho doanh thu tiêu thụ giảm 0,325 tỷ đồng tương ứng giảm 1,77% nguyên nhân
là do các mặt hàng đều giảm giá bán như chè đen OTD giảm 100đ/kg, chè xanh
giảm 1000đ/kg so với kế hoạch. Cụ thể đối với từng loại chè như sau:
+ Chè đen OTD giá giảm 100đ/kg chỉ cịn 13,4 nghìn đồng tương ứng
giảm 7,4%.
+ Chè đen CTC giá bán theo đúng kế hoạch là 12,5nghìn đồng/kg.
+ Chè xanh: Giá bán giảm 1000đ/kg chỉ cịn 21 nghìn đồng/kg tương ứng
giảm 4,5% nguyên nhân của tình trạng này là do:
* Nguyên nhân chủ quan:


Trong năm 2006 nhận thấy việc mở rộng thị trường là cần thiết nên công
ty quyết định giảm nhẹ giá bán một số mặt hàng. Vì vậy kéo theo sự sụt giảm
doanh thu.
So với lập kế hoạch có nhiều bất cập chưa sát với tình hình thực tế nên
giá bán trong kế hoạch cao hơn so với giá bán thực tế của các doanh nghiệp

cùng loại trên thị trường điều này buộc công ty phải điều chỉnh lại giá bán thực
tế thấp hơn so với kế hoạch.
* Nguyên nhân khách quan
Do nhu cầu thị trường sản phẩm chè có xu hướng tăng nhưng năng lực
sản phẩm của ngành chè là khá lớn. Vì vậy sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
là khá quyết liệt. Một công cụ cạnh tranh quan trọng là giá bán đã được các
doanh nghiệp sử dụng tới khơng nằm ngồi quy luật đó cơng ty cũng phải điều
chỉnh mức giá bán cho phù hợp nhằm tăng tính cạnh tranh trên thị trường.
Tóm lại: Từ việc phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố trên đến
doanh thu tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp ta có thể tổng hợp mức độ ảnh
hưởng của 3 nhân tố: Số lượng sản phẩ, kết cấu sản phẩm và giá trị đến doanh
thu tiêu thụ như sau:
∆DT = ∆DT (g) + ∆DT (k) + ∆DT (g)
= DT 1 – DT K
= 0,3466 + 0,0784 – 0,325
= 0,1 (tỷ đồng)
± %DT = %DT (s) + % DT (K) + % (DT (g)
= 1,93 + 0,42 – 1,77 = 0,57%
Như vậy tổng hợp 3 nhân tố đã phân tích ở trên làm cho doanh thu tiêu
thụ tăng 0,1 tỷ đồng hay tăng 0,57%.
Đạt được kết quả như vậy chứng tỏ công ty đã có nhiều cố gắng trong
cơng tác tổ chức sản xuất cũng như tiêu thụ, góp phần vào việc khẳng định được
hiệu quả trong sản xuất kinh doanh của công ty.
4. Nhận xét chung về việc tiêu thụ sản phẩm của công ty TNHH chè Phú Hà
4.1 Về phương thức tiêu thụ


Hiện nay tại công ty đang thực hiện đồng thời 2 phương thức tiêu thụ
khác nhau, phương thức tiêu thụ trực tiếp và gián tiếp cơng ty có chính sách bán
sản phẩm tự do cho mọi đối tượng với số lượng không hạn chế.

Phương thức tiêu thụ trực tiếp của công ty thông qua hệ thống bán dẻ sản
phẩm rộng khắp của công ty trong tỉnh cũng như một số tỉnh lân cận. Bên cạnh
phương thức tiêu thụ trực tiếp cơng ty cịn tiêu thụ theo phương thức gián tiếp là
thơng qua các đại lý lớn của mình hay gửi xuất khẩu thơng qua một cơng ty
khác.
Nhìn chung phương thức bán hàng của cơng ty là khá linh hoạt thích ứng
được với sự biến động của thị trường nên trong thời gian gần đây đã có nhiều
bạn hàng hơn tìm đến với cơng ty. Tuy nhiên bên cạnh đó do năng lực về vốn
trình độ cán bộ quản lý cịn nhiều yếu kém nên công ty chưa thể hiện cho mình
một hệ thống phân phối hồn chỉnh đủ lớn để có thể đưa sản phẩm của cơng ty
đến với mọi người tiêu dùng.
4.2 Về kết quả hoạt động tiêu thụ trong những năm qua
Trong những năm vừa qua thị trường chè thế giới có nhiều biến động ảnh
hưởng đến nơi xuất khẩu của ngành chè Việt Nam nói chung, cơng ty TNHH
chè Phú Hà nói riêng nên sản lượng tiêu thụ có sự biến động khơng nhỏ. Mặc dù
vậy với sự cố gắng của tập thể cán bộ công nhân của cơng ty vẫn chủ động hồn
thành kế hoạch đặt ra, sản lượng tiêu thụ các mặt hàng liên tục tăng trong nhiều
năm (từ năm 2003). Riêng chỉ năm 2003 do cuộc chiến của Mỹ phát động chống
I rắc nên một số thị trường xuất khẩu của công ty không để xuất khẩu được dẫn
đến sự sụt giảm về sản lượng tiêu thụ. Bên cạnh thành tích tiêu thụ đã đạt được
cơng ty cần cịn phải khắc phục một số hạn chế như công tác lập kế hoạch tiêu
thụ sản phẩm vẫn chưa sát với thực tế thị trường.
5. Những thành tích đạt được và tồn tại cần khắc phục trong công tác tiêu thụ
sản phẩm tại công ty TNHH chè Phú Hà.
5.1 Những thành tích đạt được
Qua việc nghiên cứu và phân tích thực trạng tiêu thụ sản phẩm tại công ty
TNHH chè Phú Hà cho thấy công ty đã có nhiều cố gắng trong cơng tác đẩy
mạnh tiêu thụ sản phẩm tăng doanh thu.



Thứ nhất. Năm 2006 đánh dấu bước phát triển vượt bậc về công tác tiêu
thụ khối lượng tiêu thụ và giá trị tiêu thụ đều đạt mức kỷ lục từ trước tới nay.
Công ty vẫn giữ mức độ tăng trưởng cao trên 10%/năm. Có được kết quả này là
do nỗ lực của tồn bộ cán bộ cơng nhân nhà máy
Thứ hai: Công ty đã tiếp tục mở rộng mạng lưới tiêu thụ sang các tỉnh lân
cận và tăng cường hợp tác với công ty đối tác (Công ty Thế hệ mới) đẩy mạnh
hoạt động xuất khẩu sang các thị trường như Trung Đơng, Nga…nên sản lượng
tiêu thụ có sự tăng trưởng cao).
Thứ ba: Trong năm 2006 với sự hoạt động của phịng kinh doanh đã
nhanh chóng nắm bắt được nhu cầu và sự biến động của thị trường. Từ đó cơng
ty đã đề ra nhiều chính sách tiêu thụ hợp lý như giảm giá bán, tăng cường tiêu
thụ mặt hàng chè xanh đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu của người tiêu dùng.
Thứ tư: Công ty luôn nắm bắt kịp thời diễn biến giá cả thị trường đề ra
chính sách bán hàng hợp lý từ đó khuyến khích được các bạn hàng, người tiêu
dùng quan tâm đến sản phẩm của công ty.
5.2 Những tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới của công ty trong công
tác tiêu thụ sản phẩm.
Trong năm 2006 qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh cho thấy
rằng cơng ty đã có nhiều cố gắng và đạt được những kết quả hết sức khả quan,
mặc dù vậy vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục trong thời gian tới.
Thứ nhất: Công tác lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm chưa sát với thực tế
tiêu thụ sản phẩm như đối với chè đen OTD và chè xanh mức biến động so với
kế hoạch là tương đối lớn, giá bán sản phẩm theo kế hoạch cịn cao so với thực
tế, đó là ngun nhân công ty phải điều chỉnh giảm giá bán để đẩy mạnh khối
lượng tiêu thụ.
Thứ hai: Việc tiêu thụ sản phẩm mới chủ yếu chủ yếu tập trung vào thị
trường xuất khẩu (thông qua đối tác của công ty) và trong nội địa tỉnh Phú Thọ
và một số tỉnh lân cận. Thị phần của công ty quá nhỏ bé so với các doanh
nghiệp cùng ngành nên khi thị trường có sự biến động lớn, cơng ty khó có có
khả năng giữ vững được mức tăng trưởng của mình.

Do ngun liệu khơng ổn định dẫn đến chất lượng chè của công ty cũng
khơng ổn định vì vậy trong cơng tác tiêu thụ cịn gặp nhiều khó khăn trong việc
định vị thương hiệu của cơng ty trong tâm trí khách hàng./.



×