Tải bản đầy đủ (.ppt) (21 trang)

bài ngoại khóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.08 KB, 21 trang )


CÚM GIA
CẦM

Cúm gà hay cúm gia cầm là một loại bệnh cúm do virus
gây ra cho các loài gia cầm (hay chim), và có thể xâm nhiễm một
số loài động vật có vú. Virus này được phát hiện lần đầu tiên là
tại Ý vào đầu thập niên 1900 và giờ đây phát hiện ở hầu hết các
nơi trên thế giới. Virus cúm gà có tên khoa học là avian influenza
(AI) thuộc nhóm virus cúm A của họ Orthomyxociridae. Đây là
những retrovirus, mang vật liệu di truyền là những đoạn phân tử
RNA, sợi đối mã (sợi âm tính). Biến chủng H5N1 của virus cúm
gà bắt đầu hoành hành từ năm 1997 và có nguy cơ bùng phát
thành đại dịch cúm đối với con người trong tương lai.
Hiện giờ, không một quốc gia nào khẳng định có đầy đủ
phương tiện và kỹ thuật để ngăn ngừa, chống lại đại dịch cúm
này nếu điều đó xảy ra.


Các đường lây nhiễm:
_ Các chủng của virus cúm gà có thể xâm nhiễm vào
nhiều loại động vật khác nhau như chim, lợn, ngựa, hải cẩu,
cá voi, hổ và con người. Bệnh cúm gà lây truyền qua không
khí và phân bón, nhưng cũng có thể gây nhiễm trên thức
ăn, nước, dụng cụ và quần áo. Tuy nhiên, hiện giờ chưa có
bằng chứng thực nghiệm nào cho thấy virus cúm gà có thể
sống sót trong thức ăn đã được nấu chín.
_ Thời kỳ ủ bệnh từ 3 đến 5 ngày. Triệu chứng mắc
bệnh ở các động vật là khác nhau, nhưng một số biến thể
virus có thể dẫn đến tử vong chỉ trong vòng vài ngày.



Triệu chứng ở người:
Đối với con người, cúm gà gây ra các triệu chứng
tương tự như của các loại cúm khác. Đó là sốt, ho, đau
họng, đau nhức cơ bắp, viêm màng kết và ;ở những trường
hợp nghiêm trọng, có thể gây suy giảm hô hấp và viêm phổi,
có thể dẫn đến tử vong. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ
thuộc phần lớn vào thể trạng sức khoẻ, khả năng miễn dịch,
tiền sử tiếp xúc virus của người bị nhiễm.


Lây nhiễm từ người sang người:
Trong tháng 5 năm 2006 đã có một số lo ngại về việc virus
H5N1 có thể đã biến đổi, tạo khả năng lây từ người sang người
sau khi bảy người trong một gia đình lớn ở Indonesia đã bị
nhiễm virus, 6 người trong số đó đã tử vong.
Tuy nhiên các chuyên gia của Tổ chức Sức khỏe Thế giới
(WHO) -- tổ chức y tế của Liên Hiệp Quốc có tiếng nói uy tín
nhất về dịch bệnh trong cộng đồng -- cho rằng tuy chưa thể loại
bỏ khả năng virus đã lây từ người sang người, hiện họ vẫn đang
tìm thêm nguồn lây khác có thể. WHO cho rằng việc tìm kiếm ấy
cho đến nay vẫn chưa đưa ra được bằng chứng virus đã lây lan
trong cộng đồng và cũng chưa có bằng chứng về việc sự lây
nhiễm từ người sang người đã trở nên mạnh mẽ hơn.

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×