Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

[Lập dự án] Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự án đầu tư?

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (238.79 KB, 12 trang )

1

Vấn đề 4.
LÀM RÕ CÁC PHƯƠNG PHÁP CẦN SỬ DỤNG
TRONG QUÁ TRÌNH LẬP DỰ ÁN ĐẦU TƯ


2

Vấn đề 4.
Làm rõ các phương pháp cần sử dụng trong quá trình lập dự án đầu tư
Lập dự án đầu tư là tập hợp các hoạt động xem xét, chuẩn bị, tính toán
toàn diện các khía cạnh kinh tế - kỹ thuật, điều kiện tự nhiên, môi trường pháp
lý.. .trên cơ sở đó xây dựng một kế hoạch hoạt động phù hợp nhằm thực hiện
một dự án đầu tư.
Mục đích của lập dự án đầu tư là xây dựng được một dự án đầu tư mang
tính khả thi cao.
Về cơ bản, lập dự án đầu tư gồm 6 nội dung chính và các nội dung này
có quan hệ mật thiết với nhau là: nghiên cứu khía cạnh kinh tế vĩ mô, vi mô
ảnh hưởng đến sự hình thành và thực hiện dự án đầu tư; nghiên cứu khía cạnh
thị trường; kỹ thuật; tổ chức quản lý nhân sự; tài chính và kinh tế xã hội của
dự án đầu tư. Để làm được những nội dung đó, những cán bộ dự án phải am
hiểu sâu, rộng về nhiều lĩnh vực và quan trọng hơn là phải nắm được các
phương pháp hỗ trợ.
Trên thực tế có rất nhiều phương pháp cần sử dụng trong lập dự án đầu
tư, tuy nhiên để lập bất kỳ một dự án đầu tư nào có thể sử dụng các phương
pháp sau:
1. Phương pháp lập dự án theo trình tự
Đây là phương pháp được áp dụng cho tất cả các nội dung của dự án, dự
án phải được lập theo một trình tự nội dung nhất định:
- Phân tích điều kiện kinh tế vĩ mô để xác định được cơ hội đầu tư Phân


tích thị trường đối với cơ hội đầu tư đã được xác định (phân tích quy mô thị
trường)
- Lựa chọn được các giải pháp kỹ thuật phù hợp với quy mô, công suất
dự kiến
- Lựa chọn hình thức quản lý và sử dụng nhân công
- Lựa chọn giải pháp kỹ thuật


3

Hoặc lập dự án theo trình tự chu kỳ, bước công việc của dự án: Nghiên
cứu phát hiện cơ hội đầu tư -> Nghiên cứu tiền khả thi -> Nghiên cứu khả thi.
Với mỗi nội dung cụ thể cần phải phân tích từ tổng quát tới chi tiết nhằm
đi sâu đánh giá toàn diện mọi mặt của vấn đề. Để sử dụng phương pháp này
phân tích khía cạnh tài chính phải lập dự án lần lượt theo thứ tự: Trước hết là
lập tổng mức đầu tư, các phương án nguồn vốn sau đó lên doanh thu và chi
phí của dự án, từ đó mới xác định dòng tiền và các chỉ tiêu hiệu quả tài chính.
2. Phương pháp thu thập thông tin
Thông tin là dữ liệu rất cần thiết cho tất cả các nội dung của dự án nên
phương pháp thu thập thông tin cũng được sử dụng cho tất cả các nội dung
nghiên cứu của dự án, đặc biệt là trong nội dung nghiên cứu thị trường và
nghiên cứu khía cạnh kỹ thuật. Phương pháp thu thập thông tin có thể thông
qua phỏng vấn trực tiếp, khảo sát thực tế hoặc có thể thu thập qua các nguồn
dữ liệu sẵn có như sách, báo, tạp chí, internet hoặc các dự án tương tự,…Tùy
vào dự án, điều kiện thời gian, kinh phí mà lựa chọn phương pháp thu thập dữ
liệu cho phù hợp. Đối với các dự án về xây dựng, việc thu thập thông tin yêu
cầu phải sử dụng nhiều đến phương pháp khảo sát thực tế, nhất là khảo sát về
điều kiện tự nhiên, khí hậu, hiện trạng cơ sở hạ tầng tại khu vực dự án…Tuy
nhiên, hiện nay việc thu thập thông tin thông qua phỏng vấn trực tiếp, khảo
sát thực tế chưa nhiều mà chủ yếu là từ các nguồn sẵn có. Sử dụng phương

pháp này sẽ tiết kiệm thời gian, chi phí nhưng độ chính xác của phương pháp
sẽ không cao.
3. Phương pháp so sánh, đối chiếu các chỉ tiêu
So sánh, đối chiếu là phương pháp tương đối đơn giản nhưng đòi hỏi
người sử dụng phải có được một thư viện thông tin phong phú. Nội dung của
phương pháp là so sánh, đối chiếu các chuẩn mực luật pháp quy định, các tiêu
chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật thích hợp với các dự án mẫu đã thực hiện
trước kia…Việc so sánh, đối chiếu này thường được thể hiện ở việc vận dụng
các văn bản pháp lý của dự án. Đây được coi là một căn cứ để xác định sự
chính xác, mức độ hợp lý cũng như đánh giá tính khả thi của dự án. Phương
pháp này sử dụng để lập dự án ở các nội dung sau:


4

- So sánh, đối chiếu các căn cứ pháp lý của dự án đang lập với các tiêu
chuẩn văn bản quy phạm pháp luật, các quy hoạch phát triển quốc gia, phát
triển vùng, địa phương.
- So sánh đối chiếu sản phẩm này dự án đang nghiên cứu với các tiêu
chuẩn về các sản phẩm cùng loại trên thị trường, sản phẩm của các dự án có
cùng công nghệ, kỹ thuật.
- So sánh đối chiếu công nghệ, kỹ thuật và dự án dự kiến sử dụng với các
công nghệ, sản phẩm cùng loại, công nghệ sản phẩm ở các nước khác nhau,
công suất thiết kế, dự báo công suất thực tế của máy móc thiết bị,…các định
mức tiêu hao nguyên, nhiên vật liệu.
- So sánh đối chiếu về doanh thu, chi phí của dự án với suất vốn đầu tư,
giá cả sản phẩm dự án trên thị trường, các dự án trong cùng lĩnh vực và quy
mô đã và đang hoạt động có tính đến yếu tố trượt giá và lạm phát. So sánh đối
chiếu các chỉ tiêu hiệu quả dự án đang tính toán với tiêu chuẩn định mức đặt
ra.

4. Phương pháp dự báo
Phương pháp dự báo chính là việc sử dụng các số liệu điều tra thống kê
và vận dụng các phương pháp thích hợp để dự báo kết quả, khả năng xảy ra
kết quả của vấn đề cần phân tích trong tương lai vì lập dự án là lập kế hoạch
cho tương lai. Chính vì thế, phương pháp dự báo là một trong những phương
pháp quan trọng, không thể thiếu trong quá trình lập dự án. Nó giúp cho việc
đưa ra các quyết định đầu tư được chính xác và hiệu quả hơn. Áp dụng các
phương pháp này trong quá trình lập dự án đầu tư nhằm dự báo:
- Nhu cầu thị trường, giá cả biến động trong tương lai.
- Dự báo công suất thực tế của dự án trong những năm đi vào hoạt động
và cả đời dự án.
- Dự báo doanh thu, chi phí và lợi nhuận hàng năm của dự án. Dự báo
trong tương lai về khả năng trả nợ của dự án, với các khoản thu chi như trên,
chủ đầu tư sẽ cân đối phần nào để trả nợ.


5

- Dự báo các yếu tố rủi ro có thể xảy ra trong quá trình vận hành và khai
thác kết quả đầu tư. Phương pháp này sử dụng các số liệu điều tra thống kê đã
có hoặc tự tiến hành điều tra và sử dụng các phương pháp phù hợp để đánh
giá tính khả thi của dự án. Một số phương pháp dự báo thường sử dụng là
phương pháp ngoại suy thống kê, mô hình hồi quy tương quan, lấy ý kiến
chuyên gia,…
Về quy trình dự báo: Xác định mục tiêu dự báo -> Xác định loại dự báo > Chọn mô hình dự báo -> Thu thập số liệu và tiến hành -> Ứng dụng kết
quả dự báo
5. Phương pháp kế hoạch thời gian và tiến độ dự án
5.1. Mạng công việc
Mạng công việc là kỹ thuật trình bày kế hoạch tiến độ, mô tả dưới dạng
sơ đồ mối quan hệ liên tục giữa các công việc đã được xác định cả về thời

gian và thứ tự trước sau. Mạng công việc là sự nối kết các công việc và các sự
kiện. Mạng công việc có những tác dụng: phản ánh mối quan hệ tương tác
giữa các nhiệm vụ, các công việc của dự án; xác định ngày bắt đầu, ngày kết
thúc, thời hạn hoàn thành dự án. Trên cơ sở đó, xác định các công việc găng
và đường găng của dự án; là cơ sở để tính toàn thời gian dự trữ của các sự
kiện, các công việc, lập kế hoạch, kiểm soát, theo dõi tiến độ và điều hành dự
án.
Có 2 phương pháp chính để xây dựng mạng công việc. Phương pháp
AOA và AON.
Phương pháp AOA (Activity On Arrow)
Xây dựng mạng công việc theo AOA dựa trên một số khái niệm sau:
- Công việc (hành động – activities) là một nhiệm vụ hoặc nhóm nhiệm
vụ cụ thể cần được thực hiện của dự án. Nó đòi hỏi thời gian, nguồn lực và
chi phí để hoàn thành.
- Sự kiện là điểm chuyển tiếp, đánh dấu một hay một nhóm công việc đã
hoàn thành và khởi đầu của một hay một nhóm công việc kế tiếp.


6

- Đường là sự kết nối liên tục các công việc theo hướng đi của mũi tên,
tính tự sự kiện đầu đến sự kiện cuối.
Xây dựng mạng công việc theo phương pháp AOA dựa trên nguyên tắc:
(1) Sử dụng một mũi tên có hướng để trình bày công việc. Mỗi công việc
được biểu diễn bằng một mũi tên nối 2 sự kiện. (2) Đảm bảo tính logic của
AOA trên cơ sở xác định rõ trình tự thực hiện và mối quan hệ giữa các công
việc (công việc nào phải thực hiện trước, công việc nào thực hiện sau, những
công việc nào có thể thực hiện đồng thời). Như vậy, theo phương pháp AOA,
mạng công việc là sự kết nối liên tục của các sự kiện và công việc. Xây dựng
mạng công việc theo AOA có ưu điểm là xác định rõ ràng các sự kiện và công

việc, được kỹ thuật PERT sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này thường khó
vẽ, dẫn đến một số trường hợp mất khá nhiều thời gian để vẽ sơ đồ mạng
công việc của dự án.
5.2. Kỹ thuật Tổng quan và đánh giá dự án (PERT- Program
Evaluation and Review Technique) và Phương pháp Đường găng (Critical
Path Method – CPM)
Kỹ thuật tổng quan và đánh giá dự án (PERT) lần đầu tiên được sử dụng
trong hải quân Mỹ và năm 1958 để lập kế hoạch và quản lý chương trình phát
triển tên lửa xuyên lục địa. Tham gia chương trình có khoảng 200 nhà cung
ứng, 9000 nhà thầu, hàng ngàn nhà bác học và công nhân kỹ thuật bậc cao.
Dự kiến thực hiện chương trình trong 7 năm. Nhờ áp dụng kỹ thuật quản lý
dự án nên thời gian thực hiện dự án đã giảm xuống chỉ còn 4 năm.
Phương pháp đường găng (CPM) được công ty Dupont và Remington
Rand phát triển trong cùng một thời kỳ để trợ giúp việc quản lý xây dựng và
bảo trì các nhà máy hóa chất. Tuy có những nét khác nhau, ví dụ, PERT xem
thời gian thực hiện các công việc dự án là một đại lượng biến đổi nhưng có
thể xác định được nhờ lý thuyết xác suất còn CPM lại sử dụng các ước lượng
thời gian xác định, nhưng cả hai kỹ thuật đều chỉ rõ mối quan hệ liên tục giữa
các công việc, đều dẫn đến tính toán đường găng, cùng chỉ ra thời gian dự trữ
của các công việc. Với mục đích chính là giới thiệu bản chất của kỹ thuật
quản lý tiến độ dự án nên phần dưới đây trình bày những nội dung cơ bản,
những ưu điểm nổi trội củ hai phương pháp mà không đi sâu sự khác nhau
giữa phương pháp này và phương pháp kia trong quá trình sử dụng.


7

Về phương pháp thực hiện, có 6 bước cơ bản được áp dụng cho cả PERT
và CPM:
1. Xác định các công việc (nhiệm vụ) cần thực hiện của các dự án

2. Xác định mối quan hệ và trình tự thực hiện các công việc
3. Vẽ sơ đồ mạng công việc
4. Tính toán thời gian và chi phí cho từng công việc của dự án
5. Xác định thời gian dự trữ của các công việc và sự kiện
6. Xác định đường găng
Dưới đây trình bày một số nội dung cơ bản của phương pháp PERT.
ERT trình bày một mạng công việc, bao gồm các sự kiện và công việc,
theo phương pháp AOA. Mỗi công việc được thể hiện bằng một đoạn thẳng
nối hai đỉnh (sự kiện) và có mũi tên chỉ hướng. Các sự kiện được biểu diễn
bằng vòng tròn (nút) và được đánh số liên tục theo chiều từ trái sang phải, từ
trên xuống dưới. Một sơ đồ PERT hoàn chỉnh chỉ có 1 điểm đầu (sự kiện đầu)
và một điểm cuối (sự kiện cuối).
Ví dụ, xây dựng sơ đồ PERT cho dự án MM, với số liệu như bảng 10.7
Bảng 10.7: Chương trình bình thường dự án MM
Chương trình bình Chương trình đẩy Số lao động
thường
nhanh
cần người
Công Công việc
Thời
việc trước
Chi
phí Thời gian Chi
phí
gian
(triệu đồng) (tuần)
(triệu đồng)
(tuần)
A
5

10
2
25
1
B
7
15
4
36
1
C
A
2
20
2
20
1
D
B
9
8
7
26
1
E
B
11
30
10
42

1
F
C,D
5
35
3
63
1
G
E
2
50
1
110
1


8

H
I

E
F,G
TỔNG

6
7
5


40
45
340

3
6

49
60
431

1
1

Sơ đồ PERT cho chương trình bình thường của dự án MM được trưng
bày trong hình 10.7

Sơ đồ PERT là cơ sở để xác định đường găng. Đường găng là đường dài
nhất nối các công việc và sự kiện, tính tự sự kiện đầu đến sự kiện cuối. Trong
ví dụ, đường găng của dự án MM là đường nối đỉnh 1-3-4-6-7- dài 28 tuần.
Để quản lý tốt dự án, các công việc trên đường găng cần được quản lý chặt
chẽ vì nếu bất cứ một công việc nào bị chậm trễ thì đều ảnh hưởng đến thời
gian hoàn thành toàn bộ dự án.
5.3. Thời gian dự trữ của các công việc
Thời gian dự trự toàn phần của một công việc nào đó là khoảng thời gian
công việc này có thể kéo dài thêm nhưng không làm chậm ngày kết thúc dự
án.
Thời gian dự trữ tự do là thời gian mà một công việc nào đó có thể kéo
dài tham nhưng không làm chậm ngày bắt đầu của công việc tiếp sau.
5.4. Phương pháp biểu đồ GANTT

Biểu đồ GANTT được giới thiệu năm 1917 bởi GANTT. Biểu đồ
GANTT là phương pháp trình bày các tiến trình thực tế cũng như kế hoạch
thực hiện các công việc của dự án theo trình tự thời gian. Mục đích của
GANTT là xác định một tiến độ hợp lý nhất để thực hiện các công việc khác


9

nhau của dự án. Tiến độ này còn tùy thuộc vào độ dài của công việc, những
điều kiện ràng buộc và kỳ hạn phải tuân thủ
Cấu trúc biểu đồ
- Cột dọc trình bày công việc. Thời gian thực hiện từng công việc được
trình bày trên trục hoành
- Mỗi đoạn thẳng biểu hiện một công việc. Độ dài đoạn thẳng là độ dài
công việc. Vị trí của đoạn thẳng thể hiện quan hệ thứ tự trước sau giữa các
công việc.
Ví dụ: Biểu đồ GANTT cho chương trình bình thường của dự án I thể
hiện trong hình 10.8

Tác dụng của biểu đồ GANTT
- Phương pháp biểu đồ GANTT dễ đọc, dễ nhận biết hiện trạng thực tế
cũng như kế hoạch của từng công việc cũng như tình hình chung của toàn bộ
dự án.
- Thông qua biểu đồ có thể thấy được tình hình thực hiện các công việc
nhanh hay chậm và tính liên tục của chúng. Trên cơ sở đó có biện pháp đẩy
nhanh tiến trình, tái sắp xếp lại công việc để đảm bảo tính hợp lý trong sử


10


dụng nguồn lực.
- Sơ đồ GANTT là cơ sở để phân phối nguồn lực và lựa chọn phương
pháp phân phối nguồn lực hợp lý nhất. Khi bố trí nguồn lực cho dự án, có thể
bố trí theo hai sơ đồ GANTT: sơ đồ thời gian bắt đầu sớm nhất (ES) và sơ đồ
thời gian triển khai muộn nhất (lãi suất). Và trên cơ sở hai sơ đồ GANTT bố
trí nguồn lực này có thể lựa chọn một sơ đồ hợp lý nhất.
Hạn chế của GANTT
- Đối với những dự án phức tạp gồm hàng trăm công việc cần phải thực
hiện thì biểu đồ GANTT không chỉ ra đủ và đúng sự tương tác và mối quan
hệ giữa các công việc. Trong nhiều trường hợp nếu phải điều chỉnh lại biểu đồ
thì việc thực hiện rất khó khăn phức tạp.
- Khó nhận biết công việc nào tiếp theo công việc nào khi biểu đồ phản
ánh quá nhiều công việc liên tiếp nhau.
6. Các phương pháp phân tích dự án trong trường hợp có sự tác
động của các yếu tố khách quan
6.1. Phương pháp phân tích độ nhạy
Bản chất của phân tích độ nhạy là xác định các mối quan hệ động giữa
các nhân tố tham gia trong hoạt động đầu tư. Từ đó xác định nhân tố nào tác
động nhiều nhất tới kết quả và hiệu quả của dự án để có thể đưa ra các biện
pháp quản lý phù hợp. Trong quá trình lập dự án đầu tư, phương pháp này
được sử dụng để đánh giá tác động của một số yếu tố có thể xảy ra với dự án
trong tương lai như: trượt giá, lạm phát, lãi suất, sự thay đổi của môi trường
kinh tế vĩ mô, các chính sách của nhà nước,…Quan trọng hơn, nó còn được
sử dụng để đánh giá tính vững chắc của các chỉ tiêu hiệu quả như: IRR (Chỉ
tiêu tỷ suất thu hồi vốn nội bộ), NPV (Giá trị hiện tại ròng) , T (thời gian thu
hồi vốn đầu tư),…tức là xem xét độ nhạy của các chỉ tiêu hiệu quả của dự án
khi các yếu tố liên quan tới nó thay đổi.
Khi phân tích các chỉ tiêu hiệu quả: giả định một số tình huống có thể
xảy ra với dự án, chủ yếu theo hướng tiêu cực như: giá bán sản phẩm trong
tương lai giảm, tổng chi phí tăng, dự án đi vào vận hành khai thác không đạt



11

công suất thiết kê…Trên cơ sở đó có thể kết luận các yếu tố có ảnh hưởng đến
hiệu quả của dự án và mức độ tác động của các yếu tố đó để đi đến quyết định
có thực hiện dự án hay không, nếu thực hiện thì dự án gặp phải những rủi ro
gì và giải pháp phòng ngừa rủi ro ra sao. Phân tích độ nhạy được tiến hành
theo các bước sau:
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến tính khả thi của dự án
- Xác định bài toán trong đó xác định mối quan hệ giữa các nhân tố trên
tính khả thi của dự án (phương án cơ sở)
- Tiến hành các giả định khác nhau bằng cách cho mỗi nhân tố được xác
định ở trên thay đổi ở mức từ 5% đến 10%, từ đó xác định mức độ ảnh hưởng
của từng nhân tố đến phương án cơ sở. Phương pháp phân tích độ nhạy nhằm
xác định biên độ an toàn của dự án, chỉ tiêu được dùng là biên an toàn, chỉ
tiêu này càng lớn thì dự án càng chắc chắn.
6.2. Phương pháp triệt tiêu rủi ro
Thực hiện phương pháp này, cán bộ lập dự án phân tích và dự đoán
những rủi ro có thể xảy ra đối với dự án trong giai đoạn thực hiện đầu tư cũng
như khi dự án đi vào hoạt động. Đồng thời xem xét mức độ rủi ro có thể xảy
ra và đề xuất các biện pháp để quản lý rủi ro, đánh giá rủi ro nào có hệ thống,
rủi ro nào phi hệ thống, tác động của rủi ro tới các chỉ tiêu hiệu quả của dự án
như thế nào. Đây là phương pháp được sử dụng phổ biến trong ngành điện,
khai khoáng, bất động sản,…các dự án thường đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thời
gian thực hiện đầu tư cũng như vận hành, khai thác kết quả đầu tư rất dài,
tiềm ẩn nhiều yếu tố rủi ro bất định.
6.3. Phương pháp mô phỏng Monte Carlo, toán xác suất
Đây là phương pháp phân tích kết quả dưới sự tác động đồng thời của
các yếu tố trong các tình huống khác nhau có tính tới xác suất và giá trị có thể

của các biến số yếu tố đó. Phương này có ưu điểm hơn các phương pháp trên
là xem xét đồng thời sự kết hợp của các yếu tố, có tính tới mối quan hệ của
các yếu tố đó. Tuy nhiên, phương pháp này khá phức tạp, đòi hỏi người phân
tích phải có kinh nghiệm, kỹ năng tốt với sự trợ giúp của kỹ thuật máy tính.
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo bao gồm các bước:


12

- Lựa chọn các biến làm biến quan trọng đưa vào mô hình phân tích (dựa
trên cơ sở phân tích độ nhạy để đưa vào các yếu tố ảnh hưởng lớn đến dự án)
- Xác định mô hình biến động của các yếu tố ảnh hưởng trong mối quan
hệ của chúng với biến ngẫu nhiên.
- Xác định các xác suất
Phương pháp mô phỏng Monte Carlo còn khá mới mẻ ở Việt Nam, tuy
nhiên, phương pháp này đang ngày càng được các chuyên gia tài chính,
chuyên gia đầu tư quan tâm và áp dụng.
Riêng phương pháp toán xác suất, được tính toán trong trường hợp sự
xuất hiện của một biến cố này sẽ loại trừ sự xuất hiện của bất kỳ biến cố khác.
---***---



×