Tải bản đầy đủ (.pdf) (187 trang)

Giá trị nhân văn trong tư tưởng hồ chí minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng vào xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh thái bình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 187 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGÔ MINH THUẬN

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VÀ SỰ
VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN
KẾT TÔN GIÁO Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội – 2015


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
-----------------------

NGÔ MINH THUẬN

GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO VÀ SỰ
VẬN DỤNG VÀO XÂY DỰNG KHỐI ĐOÀN
KẾT TÔN GIÁO Ở TỈNH THÁI BÌNH HIỆN NAY
Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS
Mã số: 62 22 80 05

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS. TS TRẦN ĐÌNH THẢO

Hà Nội - 2015


Lời cam đoan
- Tôi xin cam đoan công trình nghiên cứu khoa học: Giá trị nhân văn
trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng vào xây
dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình hiện nay, dưới sự hướng dẫn
của PGS, TS. Trần Đình Thảo là hoàn toàn mới, không có sự trùng lặp với
các công trình nghiên cứu khác.
- Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của
luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào.

TÁC GIẢ

Ngô Minh Thuận


Lời cảm ơn!
Tác giả xin trân trọng cảm ơn tới thầy PGS, TS. Trần Đình Thảo Trƣờng Đại học Nội Vụ Hà Nội, đã tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận án.
Xin trân trọng cảm ơn tới các thầy, cô giáo trong khoa Triết học của
Trƣờng Đại học khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội đã
định hƣớng, giúp đỡ tác giả trong việc lựa chọn đề tài khoa học trên để nghiên
cứu. Đề tài bƣớc đầu đã đáp ứng đúng nhiệm vụ học tập, nghiên cứu của nhà
trƣờng cũng nhƣ tình hình thực tiễn ở tỉnh Thái Bình đặt ra trong giai đoạn
đổi mới hiện nay.
Xin trân trọng cảm ơn tới các cơ quan hữu trách của Trung tâm đào tạo,

bồi dƣỡng giảng viên lý luận chính trị thuộc Đại học quốc gia Hà Nội, Ban
Tôn giáo Chính phủ, Ban Tuyên giáo tỉnh Thái Bình, Ban Tôn giáo tỉnh Thái
Bình, Trƣờng chính trị tỉnh Thái Bình.v.v.. đã cộng tác, giúp đỡ tác giả hoàn
thành luận án.
Xin chân thành cảm ơn tới tập thể lớp nghiên cứu sinh Triết học
K.2011 đã có nhiều đóng góp quan trọng giúp tác giả hoàn thành luận án.


MỤC LỤC

Trang

MỤC LỤC

1

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt

2

Danh mục các bảng

3

MỞ ĐẦU

4

Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN.................................


10

1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề................................................................................

10

1.2. Tổng quan tƣ liệu, tài liệu liên quan đến đề tài luận án...................................

12

Chƣơng 2. GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN
KẾT TÔN GIÁO......................................................................................................

32

2.1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án....................................

32

2.2. Nội dung giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo...

42

Chƣơng 3. THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA Ở TỈNH THÁI BÌNH TRÊN
CƠ SỞ VẬN DỤNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH
VỀ ĐOÀN KẾT TÔN GIÁO........................................................................................................

71

3.1.Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, văn hoá và tôn giáo ở tỉnh

Thái Bình.............................................................................................................

71

3.2. Thực trạng vận dụng giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào xây
dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình từ năm 2004 đến nay.............

81

3.3.Những vấn đề đặt ra của việcvận dụng giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ
Chí Minh về xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình

118

Chƣơng 4. PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THỰC HIỆN TỐT VIỆC VẬN
DỤNG GIÁ TRỊ NHÂN VĂN TRONG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐOÀN
KẾT TÔN GIÁO Ở TỈNH THÁI BÌNH NHỮNG NĂM ĐỔI MỚI TIẾP THEO.......

123

4.1. Xu hƣớng biến động của tôn giáovà phƣơng hƣớng vận dụng giá trị nhân
văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình.....

123

4.2.Các giải pháp vận dụng giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về
đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình những năm đổi mới tiếp theo................ 130
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................................................

153


DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ................................................................................................ 156
TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................

157

PHỤ LỤC..................................................................................................................................

168

1


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

BCH

: Ban chấp hành

CT

: Chỉ thị

CNXH

: Chủ nghĩa xã hội

CNH, HĐH

: Công nghiệp hoá, hiện đại hoá


ĐCS

: Đảng Cộng sản

LHPN

: Liên hiệp phụ nữ

MTTQ

: Mặt trận Tổ quốc

NQ

: Nghị quyết

QLNN

: Quản lý Nhà nƣớc



: Quyết định

SL

: Sắc lệnh

UBND


: Ủy ban nhân dân

TT

: Thông tƣ

TW

: Trung ƣơng

TNCS

: Thanh niên Cộng sản

2


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng kê những ngày nghỉ Tết, kỷ niệm lịch sử và lễ tôn giáo

61

Bảng 3.1. Thống kê cơ sở thờ tự, số lƣợng chức sắc, tín đồ đạo Phật

74

Bảng 3.2. Thống kê cơ sở thờ tự, số lƣợng chức sắc, tín đồ đạo Công giáo


75

Bảng 3.3. Thống kê cơ sở thờ tự, số lƣợng chức sắc, tín đồ đạo Tin lành

77

Bảng 3.4. Số làng nghề và lao động làm nghề trong làng nghề năm 2013

105

Bảng 3.5. GDP của tỉnh Thái Bình qua các năm

107

Bảng 3.6. Tên tôn giáo và những vụ vi phạm trên địa bàntỉnh Thái Bình

111

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Lịch sử phát triển của xã hội loài ngƣời cho thấy, tôn giáo là một hình thái ý thức
xã hội, đã tồn tại từ lâu trong đời sống tinh thần của con ngƣời. Trong quá trình tồn tại và
phát triển, tôn giáo có ảnh hƣởng hết sức phức tạp đến mọi mặt của đời sống xã hội của
nhiều dân tộc, đã có thời kỳ thần quyền lấn át thế quyền, thống trị và chi phối các mặt đời
sống xã hội. Bên cạnh đó, nhân loại cũng chứng kiến những cuộc chiến tranh đẫm máu,
kéo dài hàng trăm năm giữa các cộng đồng tôn giáo khác nhau trên thế giới. Thực tế lịch
sử chứng minh, tôn giáo thƣờng bị giai cấp thống trị sử dụng nhƣ một thứ công cụ đặc

biệt để trấn áp về mặt tinh thần đối với quần chúng nhân dân; nhƣng trong nhiều trƣờng
hợp tôn giáo lại là ngọn cờ tƣ tƣởng cho việc tập hợp đông đảo quần chúng nhân dân lao
động đoàn kết thành một khối thống nhất, bền gan, đồng sức, đồng lòng trong cuộc đấu
tranh chống lại nhữngáp bức, bất công để đòi quyền sống, quyền tự do dân chủ, quyền
mưu cầu hạnh phúc.. ở thế giới trần tục. Chính những biểu hiện phức tạp, đa dạng cùng
với những tác động đa chiều của tôn giáo đối với đời sống xã hội, khiến tôn giáo trở nên thần
bí, khó hiểu làm cho con ngƣời khó khăn trong việc nhận thức về nó một cách toàn diện.
Nhiều nhà khoa học đã tìm cách giải mã các hiện tƣợng tôn giáo và vai trò của nó
trong đời sống xã hội. Dựa trên những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ
đem lại, các vấn đề nhƣ bản chất, nguồn gốc, tính chất, chức năng và vai trò của tôn giáo
bƣớc đầu đã đƣợc lý giải. Tuy nhiên, vẫn còn có những câu hỏi đặt ra nhƣ một thách đố
đối với nhận thức của con ngƣời và cho tới nay chƣa có lời giải đáp thỏa đáng. Vì vậy, có
nhà nghiên cứu đã phải lên tiếng:“Tôn giáo là gì mà lại có ma lực cuốn hút ngƣời ta, làm
cho con ngƣời ta sùng tín mãnh liệt, đồng thời lại có thể liên kết ngƣời ta hoặc ngƣợc lại,
đẩy ngƣời ta đến chỗ kỳ thị lẫn nhau sâu sắc nhƣ vậy? Nó là gì có thể tác động đến nhiều
lĩnh vực của đời sống xã hội, từ chính trị, kinh tế đến văn hóa, giáo dục, đạo đức, phúc
lợi xã hội, ảnh hƣởng tới tƣ tƣởng, tình cảm và hành động của đông đảo dân chúng đến
nhƣ vậy?”[Xem133,tr.2].Việc tìm cách giải đáp các vấn đề trên của tôn giáo thật không
hề đơn giản, nhất là trong bối cảnh quốc tế và trong nƣớc có nhiều biến động, phức tạp.
Tôn giáo suy giảm ở nơi này nhƣng lại gia tăng ở nơi khác; bên cạnh tôn giáo lớn có tầm

4


vóc thế giới xuất hiện nhiều hiện tƣợng “tôn giáo mới” mang theo những biểu hiện phi
văn hóa, phản nhân tính, cuồng tín hay hiện tƣợng đa dạng hóa, thế tục hóa, dân tộc hóa
của các tôn giáo... Tất cả những biểu hiện đó, tạo nên bức tranh tôn giáo đa dạng về
chủng loại, phong phú về màu sắc và đa chiều về khuynh hƣớng vận động, biến đổi làm
cho tôn giáo vừa gần gũi, vừa xa lạ; vừa hiện thực, vừa hƣ ảo, ảnh hƣởng sâu sắc đến đời
sống hiện thực của con ngƣời.

Ngày nay, trong thời kỳ hội nhập quốc tế sâu rộng, nhìn chung nhân loại đang
muốn tiến tới sự hòa hợp, với một ý tƣởng nhân văn xây dựng trái đất thành ngôi nhà
chung của nhân loại. Vì vậy, sự giao lƣu văn hóa, tôn giáo đã và đang diễn ra rất mạnh
mẽ; không có một dân tộc hay một tôn giáo nào có thể cƣỡng lại đƣợc và cũng không có
một dân tộc hay tôn giáo nào có thể tiến lên đƣợc, nếu không có sự kế thừa, tiếp biến và
phát triển những giá trị bản sắc văn hóa dân tộc, tôn giáo vốn có của nó.Dân tộc Việt
Nam trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh “dựng nước và giữ nước”, luôn chủ động kế
thừa, tiếp thu và phát huy các giá trị truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc; kết hợp
với những giá trị tinh hoa văn hóa, tôn giáo của nhân loại vào việc giải quyết nhiệm vụ
lịch sử của đất nƣớc đặt ra. Điển hình cho sự kế thừa, tiếp nối và kết hợp hài hòa các giá
trị tinh hoa văn hóa Đông – Tây, hoà chung cùng dòng chảy chủ lƣu truyền thống yêu
nƣớc, đoàn kết, nhân nghĩa của dân tộc Việt Nam - đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhƣ lời
nhận xét của Cố Thủ tƣớng Phạm Văn Đồng: “Sự nghiệp văn hóa lớn lao nhất, quan
trọng nhất của Hồ Chí Minh là đã huy động sức mạnh của 4000 năm văn hiến của dân
tộc kết hợp với tinh hoa văn hóa của thời đại, lãnh đạo thành công sự nghiệp giải phóng
dân tộc, giành lại cho nhân dân ta quyền làm người, quyền được sống một cuộc sống
xứng đáng với con người. Sự nghiệp đó trả lại địa vị xứng đáng cho nền văn hóa Việt
Nam cũng là một sự nghiệp to lớn đối với nền văn hóa thế giới, góp phần vào cuộc đấu
tranh của nhân dân các nước thuộc địa, từng bước tiến lên thanh toán chủ nghĩa thực
dân, xóa bỏ đi một vết nhơ trong lịch sử và trong nền văn hóa của loài người”[50,tr.47-48].
Tổng kết toàn bộ lịch sử đƣờng lối cách mạng Việt Nam, tại Đại hội VII (1991)
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định nhất quán: “Đảng lấy chủ nghĩa Mác – Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho hành động”[35,tr.21]. Đối

5


với tín ngƣỡng, tôn giáo, Đại hội nhấn mạnh: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần
của một bộ phận nhân dân. Thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và đảm bảo quyền
tự do tín ngƣỡng. Chống mọi hành động vi phạm tự do tín ngƣỡng; đồng thời chống việc

lợi dụng tín ngƣỡng để làm tổn hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân. Gần đây nhất,
Đại hội XI (2011), Đảng Cộng sản Việt Nam tiếp tục khẳng định nhất quán: “Trong bất
kỳ điều kiện và tình huống nào, phải kiên trì thực hiện đường lối và mục tiêu đổi mới,
kiên định và vận dụng sáng tạo, phát triển chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội ”[47,tr.21].
Tại tỉnh Thái Bình, văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV (năm 1991) chỉ ra:
“Mọi chủ trương, đường lối của Đảng bộ tỉnh trong quá trình đổi mới cần dựa trên nền
tảng chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và tình hình thực tiễn ở địa
phương”[Xem 34,tr.29]. Quán triệt tinh thần trên, đồng thời căn cứ vào tình hình thực
tiễn địa phƣơng là một tỉnh đồng bằng đông dân có khoảng 1.900.000 dân (theo thống kê
năm 2012 của Ủy ban Dân số - Gia Đình – Trẻ em), trong đó đồng bào theo tôn giáo
chiếm gần 1/3 dân số của tỉnh, với ba tôn giáo làPhật giáo, Công giáo và Tin lành đã và
đang ảnh hƣởng sâu rộng đến đức tin, lối sống, nhận thức và hành động trong nhân dân.
Cho nên, các lực lƣợng thù địch, chống đối thƣờng xuyên lợi dụng điểm nóng chính trị
hay các kẽ hở liên quan đến vấn đề thực hiện cơ chế, chính sách, tôn giáo, dân chủ, nhân
quyền ở địa phƣơng nhằm phá vỡ khối đoàn kết toàn dân, làm suy giảm hệ thống chính
trị tại địa phƣơng. Gần đây nhất năm 1997, 1998 tình trạng mất dân chủ đã diễn ra trên
địa bàn tỉnh Thái Bình làm cho vai trò lãnh đạo của Đảng bị giảm sút, khối đại đoàn kết
toàn dân bị rạn nứt; đồng thời xuất hiện nhiều biểu hiện hoạt động tôn giáo sai quy định
của pháp luật và hoạt động mê tín dị đoan có chiều hƣớng gia tăng. Vì vậy, Đảng bộ và
chính quyền tỉnh Thái Bình trong những năm đổi mới vừa qua đã đẩy mạnh củng cố,
tăng cƣờng khối đoàn kết tôn giáo trong nhân dân; đồng thời tích cực học tập, vận dụng
giá trị nhân văn của Hồ Chí Minh cùng với đƣờng lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt
Nam vào công tác xây dựng khối đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo đã đạt đƣợc những
thành tựu nhất định. Tuy nhiên, nhiều năm qua việc vận dụng vẫn còn tồn tại những mặt
hạn chế cả về chủ quan và khách quan, cũng nhƣ chƣa phát huy hết sức sống và khả năng

6



sáng tạo giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào công tác xây dựng khối đoàn
kết tôn giáo, dân tộc nhằm thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế,
chính trị, xã hội, văn hóa tại địa phƣơng.
Trƣớc tình hình trên, Đại hội Đảng bộ tỉnh Thái Bình lần thứ XVIII (2010), tổng
kết công tác tôn giáo nhận định: Tín đồ tôn giáo là nguồn lao động dồi dào, có tiềm năng
và sức sáng tạo rất lớn góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH, HĐH tại địa
phương; đồng thời cũng là đối tượng dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng vào mục đích
chính trị nhằm phá vỡ khối đoàn kết toàn dân, làm suy yếu hệ thống chính trị. Vì vậy, cần
tiếp tụcđẩy mạnh củng cố, tăng cường hơn nữa khối đoàn kết tôn giáo trong nhân dân.
Xuất phát từ tình hình tình hình thực tế nêu trên, kết hợp với nhiệm vụ chính trị
trọng tâm của Đảng bộ tỉnh Thái Bình và những vấn đề còn tồn tại trong công tác xây
dựng khối đoàn kết tôn giáo đặt ra hiện nay, tác giả lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Giá trị
nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng vào xây
dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình hiện nay” làm luận án tiến sĩ chuyên
ngành Triết học.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1.Mục đích của luận án
Nghiên cứunhữnggiá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn
giáo và sự vận dụng giá trị nhân văn đó vào thực tiễn công tác xây dựng khối đoàn kết
tôn giáo ở tỉnh Thái Bình hiện nay. Đồng thời, nghiên cứu đề xuất những phƣơng hƣớng
chủ đạo và giải pháp mang tính khả thi nhằm củng cố, tăng cƣờng hơn nữa khối đoàn kết
tôn giáo ở Thái Bình những năm đổi mới tiếp theo.
2.2. Nhiệm vụ của luận án
Một là, chỉ ra một số khái niệm liên quan đến luận án. Đồng thời, làm rõ những
nội dung giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo.
Hai là, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt racủa việc vận dụng giá trị
nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào thực tiễn công tác xây dựng khối đoàn kết tôn
giáo ở tỉnh Thái Bình từ năm 2004 đến nay.

7



Ba là, đề xuất những phƣơng hƣớng chủ đạo và giải pháp mang tính khả thi nhằm
phát huy tốt giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào xây dựng khối đoàn kết tôn
giáo ở tỉnh Thái Bình những năm đổi mới tiếp theo.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng của luận án
Giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng giá
trị đóvào thực tiễn công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình hiện nay.
3.2. Phạm vi của luận án
Luận án giới hạn phạm vi nghiên cứu nhƣ sau:
- Về nội dung nghiên cứu: Gồm hai phần lý luận và thực tiễn.
Về mặt lý luận: Nghiên cứu giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn
kết tôn giáo.
Về mặt thực tiễn: Nghiên cứu sự vận dụng giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh của Đảng bộ, chính quyền, Mặt trận và các đoàn thể chính trị-xã hội tỉnh Thái Bình
vào thực tiễn công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình.
- Về không gian nghiên cứu: Nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
- Về thời gian nghiên cứu: Từ năm 2004 đến nay, là thời điểm Pháp lệnh tín
ngƣỡng, tôn giáo ra đời và cũng là thời điểm đẩy mạnh “Học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh” theo Chỉ thị 23-CT/TW, ngày 27-3-2003 của Ban Bí thƣ
Trung ƣơng Đảng.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luậncủa luận án
Luận án dựa trên cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận của chủ nghĩa Mác – Lênin,
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh cùng với các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tín
ngƣỡng, tôn giáo, cụ thể:
- Các quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I. Lênin về tôn giáo.
- Quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo và chính sách tôn giáo.
- Các văn kiện, nghị quyết của Đảng về tôn giáo và công tác tôn giáo.

4.2. Phương pháp nghiên cứu

8


Trong quá trình nghiên cứu và trình bày luận án, tác giả sử dụng phƣơng
pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
Các phƣơng pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành khác đƣợc vận dụng
vào nghiên cứu nhƣ: tôn giáo học, xã hội học tôn giáo, triết học tôn giáo, sử học tôn giáo,
dân tộc học tôn giáo, văn hóa học tôn giáo, chính trị học tôn giáotrên tinh thần lý luận
gắn với thực tiễn nhằm phân tích mối quan hệ biện chứng giữa “tôn giáo với chính trị”,
“tôn giáo với kinh tế”, “tôn giáo với văn hóa”ở tỉnh Thái Bình hiện nay. Đồng thời, luận
án cũng vận dụng các phƣơng phápkhác nhƣ: lôgíc, phân tích, tổng hợp, thống kê, so
sánh, điều tra khảo sát thực tế và phỏng vấn nhanh.
5. Những đóng góp mới của luận án
Đây là công trình khoa học đƣợc trình bày một cách lôgíc và có tính hệ thống
về giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo, trên cơ sở đó
vận dụng vào xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình. Vì vậy, luận án có
những đóng góp mới về mặt lý luận và thực tiễn, cụ thể:
- Khái niệm giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo.
- Nghiên cứu rút ra những nội dung cơ bản giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí
Minh về đoàn kết tôn giáo. Đây là sự đóng góp mới về mặt lý luận nhằm chỉ ra bản chất
nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh đƣợc thể hiện trong đoàn kết tôn giáo.
- Làm rõ thực trạng vận dụng giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào
xây dựng khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình từ năm 2004 đến nay. Đồng thời, chỉ ra
những vấn đề tồn tại, đặt ra trong công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo. Từ đó, đề
xuất những phƣơng hƣớng chủ đạo và giải pháp mang tính khả thi nhằm củng cố, tăng
cƣờng hơn nữa khối đoàn kết tôn giáo ở tỉnh Thái Bình những năm đổi mới tiếp theo.
- Kết quả nghiên cứu đề tài có thể dùng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu,
giảng dạy chuyên đề tôn giáo và công tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo tại một số

trƣờng đại học, trƣờng Đảng, các trung tâm bồi dƣỡng lý luận chính trị ở các huyện, thị...
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án gồm
4 chƣơng, 9 tiết.

9


Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LUẬN ÁN
1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Trong những năm đổi mới vừa qua, đã có nhiều công trình của các nhà khoa học
đi sâu nghiên cứu nhƣ̃ng vấ n đề liên quan đếđề
n tài luận án:
Nghiên cứu tư tưởng triết học trong các học thuyết tôn giáo là chủ đề lớn đƣợc
nhiều nhà khoa học; đặc biệt là các nhà triết họcquan tâm đi sâu nghiên cứu nhằm làm rõ
vấn đề bản thể luận, nhân sinh quan, nhận thức luận trong các học thuyết tôn giáo. Đồng
thời, chỉ ra những nguyên tắc, phƣơng pháp luận khi tiếp cận,nghiên cứu đối với các học
thuyết tôn giáo.Qua đó, góp phần định hƣớng nhân sinh quan cho các chức sắc, nhà tu
hành, tín đồ tôn giáokhi tham gia thực hành đạo đức tôn giáo trong đời sống xã hội.
Nghiên cứu chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo nhằm làm rõ những quan điểm ,
nguyên tắc của chủ nghĩa Mác – Lênin về tôn giáo và việc giải quyết vấn đề tôn giáo
trong cách mạng xã hội chủ nghĩa;hay những vấn đề lý luận và thực tiễn về tôn giáo trên
thế giới và ở Việt Nam nhằm làm rõ tình hình tôn giáo và xu hƣớng biến động của tôn
giáo trên thế giới và ở Việt Nam. Đồng thời, chỉ ra những bài học kinh nghiệm trong việc
giải quyết vấn đề tôn trên thế giới, khu vực. Từ đó, đƣa ra những nguyên tắc có tính chất
phƣơng pháp luận trong việc giải quyết vấn đề tôn giáo ở Việt Nam trong giai đoạn đổi
mới hiện nay.
Nghiên cứu phân biệt sự khác nhau cơ bản giữa tôn giáo với tín ngưỡng và mê tín
dị đoan là vấn đề đƣợc nhiều nhà khoa học nghiên cứu nhằm phân biệt và làm rõ sự khác
nhau giữa tôn giáo với tín ngƣỡng và mê tín dị đoan. Qua đó, góp phần định hƣớng hoạt

động nhận thức và hoạt động thực tiễn của con ngƣời.
Nghiên cứu sự ảnh hưởng của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần xã hội
Việt Nam hiện nay là chủ đề đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu,để làm rõ vị
trí, vai trò và sự ảnh hƣởng của văn hóa tôn giáo trong đời sống tinh thần dân tộc Việt
Nam thông qua giáo lý, giáo luật, nghi lễ và các tổ chức giáo hội. Qua đó, đề xuất những
phƣơng hƣớng chủ đạo và giải pháp mang tính khả thi nhằm gìn giữ, bảo tồn và phát huy
các giá trị truyền thống văn hóa tôn giáo trong đời sống xã hội Việt Nam, góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.

10


Nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và đoàn kế t tôn giáođược nhiều
nhà khoa học quan tâm, kể từ khi có NQ/24/TW/1990 ban hành khẳng định: tôn giáo là
nhu cầu tinh thần không thể thiếu đƣợc của quần chúng nhân dân lao động và tôn giáo có
nhiều ƣu điểm tiến bộ phù hợp với công cuộc dựng xã hội chủ nghĩa. Vì vậy,nghiên cứu
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và đoàn kế t tôn giáo nhằm làm rõ
mục tiêu, nội dung,
nguyên tắc và phƣơng pháp đoàn kết tôn giáo; đặc biệt là những quan điểm, chính sách
của Hồ Chí Minh vềtôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngƣỡng, tôn giáo và không tín
ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân; hay chủ đề tư tưởng Hồ Chí Minh vềtôn giáo với dân tộc
và chủ nghĩa xã hội nhằm làm rõ mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc và việc giải
quyết vấn đề tôn giáo trong lòng dân tộc; đồng thời chỉ ra mục tiêu, lý tƣởng của các tôn
giáo phù hợp với mục tiêu, lý tƣởng của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Qua đó,
khẳng định tôn giáo luônđồng hành cùng dân tộc trong việc xây dựng chủ nghĩa xã hội;
hay nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về khoan dung tôn giáo nhằm làm rõ quá trình
hình thành và phát triển văn hóa khoan dung Hồ Chí Minh trên lĩnh vực tôn giáo và nội
dung khoan dung tôn giáo của Ngƣời. Đồng thời, chỉ ra giá trị khoan dung tôn giáo trong
tƣ tƣởng Hồ Chí Minh góp phần cứu nƣớc, giải phóng dân tộc, giai cấp, con ngƣời.
Nghiên cứu đường lố i, nghị quyết của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà

nước về tôn giáođƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, kể từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VII (1991), nhằm làm rõ các quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của
nhà nƣớc về tôn giáo ở Việt Nam; đặc biệt làm rõ mục đích của việc quản lý nhà nƣớc
đối với hoạt động của các tổ chức và cá nhân tôn giáo là để đảm bảo quyền tự do tín
ngƣỡng, tôn giáo và không tín ngƣỡng, tôn giáo của nhân dân một cách hợp hiến và hợp
pháp. Đồng thời, đấu tranh chống lại các hành vi lợi dụng quyền tín ngƣỡng, tôn giáo của
nhân dân làm phƣơng hại đến lợi ích của Tổ quốc và nhân dân.
Nghiên cứu tư tưởng nhân văn, đạo đức Hồ Chí Minhđược nhiều nhà khoa học
quan tâm, từ khi Chỉ thị số 06-CT/TW ngày 07 tháng 11 năm 2006 về tổ chức cuộc vận
động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”,nhằm làm rõ các giá trị
chuẩn mực văn hóa, đạo đức của Hồ Chí Minh trong quan hệ ứng xử với mình, với

11


ngƣời, với việc; đặc biệt là việc thực hành đạo đức cánh mạng trong đời sống xã hội, coi
đó là kim chỉ nam cho toàn Đảng, toàn dân học tập và làm theo..v.v.
Khi tiếp cận với những chủ đề nghiên cứu trên, tác giả đã sử dụng các phƣơng
pháp nghiên cứu nhƣ: Phƣơng pháp thu thập tài liệu; phƣơng pháp lịch sử - lôgíc;
phƣơng pháp hệ thống; phƣơng pháp phân loại tài liệu theo nhóm... nhằm hệ thống hóa,
khái quát hóa những công trình nghiên cứu khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận
án. Qua đó, tác giả kế thừa, bổ sung và phát triển luận án nghiên cứu khoa họcnhằm đạt
kết quả cao.
1.2. Tổng quan tƣ liệu, tài liệu liên quan đến đề tài luận án
1.2.1. Nhóm công trình khoa học nghiên cứu về chủ nghĩa nhân văn và giá trị
nhân văn của Hồ Chí Minh
Trong hệ thống tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, tƣ tƣởng nhân văn hay (chủ nghĩa nhân
văn), đặc biệt là chủ nghĩa nhân văn cộng sản chủ nghĩa đã góp phần thiết thực vào sự
nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, giai cấp, con ngƣời. Vì vậy, tƣ tƣởng nhân văn của
Hồ Chí Minh không chỉ là tài sản văn hóa tinh thần của dân tộc Việt Nam mà còn là tài

sản văn hóa tinh thần của nhân loại. Cho nên, đã có nhiều công trình khoa học của các
tác giả trong và ngoài nƣớc đi sâu nghiên cứu nhƣ:
Cuốn sách của Đặng Xuân Kỳ (chủ biên) (2005),Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát
triển văn hóa và con người, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả chỉ ra, tƣ tƣởng
về văn hóa và con ngƣời trong lịch sử đƣợc Hồ Chí Minh kế thừa và phát huy vào trong
tiến trình cách mạng Việt Nam nhằm giải phóng dân tộc, giai cấp, con ngƣời. Từ đó, các
tác giả chú trọng vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa và con ngƣời vào việc phát
triển văn hóa và xây dựng con ngƣời Việt Nam thông qua chiến lƣợc “trồng người”
nhằm đáp ứng sự nghiệp CNH, HĐH hiện nay.Tuy nhiên, các tác giả chƣa chỉ ra chủ thể
của việc vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa và con người trong đời
sống xã hội và những yêu cầu đối với việc vận dụng hiện nay.
Cuốn sách của Đinh Xuân Lâm,Bùi Đình Phong(đồng chủ biên)(2007),Văn hóa
và triết lý phát triển trong tư tưởng Hồ Chí Minh, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Trƣớc tiên, các tác giả chỉ ra thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 là

12


thắng lợi chính trị; đồng thời cũng là thắng lợi của sức mạnh văn hóa- đó là lấy nhân
nghĩa làm gốc, lấy đại nghĩa làm đầu, dùng chí nhân thay cƣờng bạo. Từ đó, các tác giả
liên hệ chỉ ra giá trị trƣờng tồn trong bản “Tuyên ngôn độc lập” và “Trong lời kêu gọi
toàn quốc kháng chiến” của Chủ tịch Hồ Chí Minh có tính chất nhƣ một văn kiện, hàm
chứa giá trị văn hóa to lớn đó là: Văn minh thắng tàn bạo thực dân. Sức mạnh của văn
hóa không chỉ là sức mạnh vật chất của con người mà còn là sức mạnh của chủ nghĩa
yêu nước, sức mạnh của văn hóa tương lai; đồng thời các tác giả cũng nhấn mạnh đến
triết lý phát triển của Hồ Chí Minh đó là: “Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã
hội.Tuy nhiên, các tác giả, chƣa đề cập nhiều đến việc vận dụng văn hóa và triết lý phát
triển trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Cuốn sách của Phạm Ngọc Anh, Bùi Đình Phong (đồng chủ biên)(2009),Hồ Chí
Minh văn hóa và phát triển, NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Các tác giả chỉ ra, ở

Hồ Chí Minh văn hóa là quá trình kế thừa, chắt lọc và tiếp biến những giá trị văn hóa của
dân tộc và thời đại. Qua đó, các tác giả khẳng định những giá trị tƣ tƣởng Hồ Chí Minh
về văn hóa đã đƣợc thời gian thẩm định, không chỉ là tài sản riêng của dân tộc Việt Nam
mà còn trở thành tài sản chung của toàn nhân loại. Đây là cuốn sách thể hiện chiều sâu
giá trị tƣ tƣởng nhân văn Hồ Chí Minh về văn hóa và phát triển, góp phần hình thành con
ngƣời Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Cuốn sách của Hoàng Chí Bảo (2010), Văn hóa và con người Việt Nam trong đổi
mới và hội nhập quốc tế, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả chỉ ra, văn hóa là do
con ngƣời sáng tạo ra, là một hiện tƣợng lịch sử độc đáo của nhân loại. Con ngƣời chủ
động tạo ra văn hóa, đồng thời tiêu dùng và cảm thụ văn hóa. Từ đó, tác giả nhấn mạnh
trong thời đại hội nhập và giao lƣu quốc tế hiện nay, vấn đề văn hóa dân tộc, bản sắc dân
tộc luôn đƣợc đặt lên hàng đầu; đồng thời tác giả phân tích nếu không biết tiếp thu một
cách có chọn lọc tinh hoa văn hóa nhân loại thì sự hòa tan, mất gốc là điều không thể
tránh khỏi đối với một quốc gia, dân tộc. Đây là cuốn sách có giá trị lớn đối với việc xây
dựng con ngƣời mới và cốt cách dân tộc Việt Nam, tác giả đã cảnh báo về sự lai căng
văn hóa, sự đồng hóa văn hóa trong quá trình hội nhập hiện nay; nếu không có những
giải pháp thích hợp sẽ đánh mất bản sắc văn hóa dân tộc Việt Nam.

13


Cuốn sách của Song Thành (chủ biên) (2010),Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất,
NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả chỉ ra, Hồ Chí Minh nhà văn hóa kiệt xuất
đƣợc thế giới công nhận, sự nghiệp văn hóa lớn nhất của Ngƣời là đã sáng tạo ra một nền
văn hóa mới trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Qua đó, tác giả khẳng định Di sản văn hóa
Hồ Chí Minh không chỉ có ý nghĩa giá trị to lớn cho dân tộc mà còn cho thời đại, coi đó
là tấm gƣơng sáng của nhân loại và là biểu tƣợng của chủ nghĩa nhân văn Việt Nam về
lòng nhân ái.Tuy nhiên, tác giả chƣa đề cập nhiều đến việc vận dụng những Di sản văn
hóa Hồ Chí Minh vào xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa hiện nay.
Nghiên cứu về sự vận dụng chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh,đây là chủ đề của

nhiều nhà khoa học quan tâm nhƣ:Luận án của Lê Quý Đức (1994), Chủ nghĩa nhân văn
Hồ Chí Minh với sự nghiệp xây dựng nền văn hóa nghệ thuật ở Việt Nam hiện nay. Tác
giả chỉ ra sự kế thừa và phát triển chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh trong lịch sử tƣ
tƣởng nhân văn của nhân loại; đồng thời làm rõ tƣ tƣởng nhân văn thể hiện trên lĩnh vực
tƣ tƣởng nghệ thuật, cụ thể là: Tư tưởng nhân văn về bản chất nghệ thuật, về vai trò chức
năng của nghệ thuật, về sự nghiệp giải phóng con người, giải phóng dân tộc và giải
phóng xã hội, đem lại hạnh phúc và sự phát triển nhân cách cá nhân cho mỗi con người.
Tuy nhiên, luận án chƣa đề cập đến mối quan hệ giữa văn hóa nghệ thuật với việc đấu
tranh chống lại các trào lƣu phi văn hóa và phản văn hóa hiện nay.
Luận án của Trần Đình Châu (1994), Tư tưởng nhân văn trong di sản quân sự
của Hồ Chí Minh. Tác giả chỉ ra, tƣ tƣởng nhân văn của nhân dân Việt Nam và của nhân
loại và đƣợc Ngƣời phát triển sáng tạo trong điều kiện mới của cuộc đấu tranh giải phóng
dân tộc, giải phóng xã hội và giải phóng con ngƣời. Luận án chỉ ra sự thống nhất giữa tƣ
tƣởng nhân văn Hồ Chí Minh và tƣ tƣởng bạo lực cách mạng của Ngƣời trong khởi
nghĩa và chiến tranh.Luận án chƣa đề cập nhiều đến việc vận dụng tƣ tƣởng nhân văn
trong di sản quân sự của Hồ Chí Minh vào tập hợp lực lƣợng cách mạng của toàn dân,
cũng nhƣ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Luận án của Nguyễn Hữu Công (2001),Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển con
người toàn diện đã làm rõ cơ sở lý luận của tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về phát triển con
ngƣời toàn diện; luận chứng làm rõ những nội dung cơ bản trong tƣ tƣởng phát triển con

14


ngƣời toàn diện của Hồ Chí Minh. Ngoài ra, tác giả chỉ ra những vấn đề đang đặt ra trong
thực tiễn phát triển con ngƣời toàn diện ở nƣớc ta hiện nay.Cuốn sách của Phạm Bá Toàn
(2012), Giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ qua hồi ký, nhật ký chiến tranh, NXB Quân đội
nhân dân. Tác giả, bƣớc đầu làm rõ một số khái niệm cơ bản về giá trị, hệ giá trị và thang
giá trị; đồng thời chỉ ra giá trị văn hóa Bộ đội Cụ Hồ qua hồi ký, nhật ký, chiến tranh.
Cuối cùng, tác giả đƣa ra một số giải pháp nhằm khai thác, phát huy giá trị văn hóa Bộ

đội Cụ Hồ.Cuốn sách này, có nhiều khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án. Luận
văn của Trịnh Thị Yến (2013),Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh và ý nghĩa của nó đối
với việc nâng cao tính nhân văn trong giáo dục Việt Nam hiện nay đã làm rõ khái niệm
nhân văn, tƣ tƣởng nhân văn và cơ sở hình thành tƣ tƣởng nhân văn Hồ Chí Minh. Tiếp
đó, chỉ ra những nội dung cơ bản tƣ tƣởng nhân văn Hồ Chí Minh để rồi đi đến vận dụng
tính nhân văn trong giáo dục ở Việt Nam hiện nay.Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung
nghiên cứu sự vận dụng tính nhân văn trong giáo dục học sinh, sinh viên chƣa chú trọng
giáo dục đội ngũ cán bộ, đảng viên ở Việt Nam hiện nay.
Nghiên cứu việc học tập và làm theo tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh, là chủ đề
đƣợc nhiều nhà khoa học quan tâm, nghiên cứu nhƣ: Hoàng Trang, Phạm Ngọc Anh
(đồng chủ biên) (2004), Tư tưởng nhân văn Hồ Chí Minh với việc giáo dục đội ngũ cán
bộ, đảng viên hiện nay, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Các tác giả chỉ ra, tƣ tƣởng
nhân văn Hồ Chí Minh không chỉ biểu hiện ở tình yêu thƣơng con ngƣời, thƣơng yêu
nhân dân hết sức rộng lớn. Qua đó, các tác giả nhấn mạnh đến việc cần thiết phải giáo
dục đội ngũ cán bộ, đảng viên theo tƣ tƣởng nhân văn Hồ Chí Minh trong điều kiện hiện
nay ở nƣớc ta, hay cuốn sách của Ban Tƣ tƣởng – Văn hóa Trung ƣơng (2007), Một số
lời dạy và mẫu chuyện về tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội. Cuốn sách sƣu tầm, tập hợp, tuyển chọn những mẩu chuyện kể về tấm
gƣơng, đạo đức Hồ Chí Minh trong đời sống sinh hoạt và làm việc hàng ngày. Tuy
nhiên, cuốn sách chỉ dừng lại ở việc sƣu tầm, tập hợp, tuyển chọn những mẩu chuyện kể
về tấm gƣơng, đạo đức Hồ Chí Minh, chƣa đi sâu nghiên cứu, phân tích nhằm rút ra ý
nghĩa, giá trị từ những mẩu chuyện về tấm gƣơng, đạo đức Hồ Chí Minh.

15


Nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh nhƣ một giá trị nhân văn của nhân loại, có
nhiều nhà khoa học nƣớc ngoài quan tâm nghiên cứu, cụ thể: Bài viết của J.Lacouture
(1969), “Một nửa thế kỷ đấu tranh cách mạng”, Báo Le Monde(5), ra ngày 5-9. Tác giả
đã viết về tinh thần khoan dung của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong cuộc kháng chiến đấu

tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lƣợc, Ngƣời vẫn yêu mến và đề cao văn
hóa Pháp, vẫn ca ngợi truyền thống dân chủ của cách mạng Mỹ. Bài viết của Hêrôminô
(1990), “Báo diễn đàn nhân dân của Vênêxuêla”(775), ra ngày 19-5 nhận định: Suốt đời
mình, từ buổi khởi nghiệp cách mạng cho đến khi từ biệt thế giới này, không lúc nào Hồ
Chí Minh lơ là đến việc thực hành giáo dục đạo đức cách mạng cho cán bộ, đảng viên.
Bản thân Ngƣời tự mình thực hành đạo đức còn nhiều hơn nhƣ: nói đi đôi với làm,
gƣơng mẫu từ việc lớn đến việc nhỏ, việc công cũng nhƣ việc tƣ; đời sống cá nhân trong
sáng, giản dị, một hình ảnh mẫu mực về “Ngƣời lãnh đạo và là Ngƣời đầy tớ thật trung
thành của nhân dân”.
Bài viết của M.AT-MÉT (1990), “Hồ Chí Minh, một nhân vật vĩ đại đã cống hiến
trọn đời mình cho sứ mệnh tự do và độc lập”. Tác giả nhận định, Hồ Chí Minh đã có
những cống hiến rất lớn cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc không chỉ ở Việt
Nam mà còn trên thế giới. Ngƣời đƣợc ghi nhớ không phải chỉ là ngƣời giải phóng cho
Tổ quốc và nhân dân bị đô hộ, mà còn là nhà hiền triết hiện đại đã mang lại một viễn
cảnh và hy vọng mới cho những ngƣời đang đấu tranh không khoan nhƣợng để loại bỏ
bất công, bất bình đẳng khỏi trái đất này.
Bài viết của Hans D‟Orville (2010), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vẫn giữ nguyên giá
trị và thời đại”. Tác giả, trƣớc tiên đặt ra câu hỏi và tự trả lời, “Hồ Chí Minh của năm
2010 là ai?”. Từ việc trả lời câu hỏi trên, tác giả khẳng định Hồ Chí Minh là Ngƣời giải
phóng dân tộc và đấu tranh suốt đời cho tự do, đấu tranh cho sự phát triển của đất nƣớc,
của khu vực và thế giới. Từ đó, tác giả đƣa ra luận cứ khẳng định thông điệp cho đến nay
vẫn còn nguyên giá trị đối với dân tộc và nhân loại đó là: “Vì lợi ích mười năm trồng
cây, vì lợi ích trăm năm trồng người”. Nhìn chung, những công trình khoa học của các
tác giả nƣớc ngoài đều khẳng định, tƣ tƣởng nhân văn của Hồ Chí Minh có một sức sống
mãnh liệt góp phần vào sự nghiệp đấu tranh cho tự do, hòa bình, công bằng, bình đẳng;

16


đồng thời làm cho văn hóa của các dân tộc ngày càng xích lại. Đây chính là những cống

hiến giá trị to lớn của Hồ Chí Minh trong xây dựng một nền văn hóa yêu chuộng hòa
bình và công lý trên thế giới.
Tại tỉnh Thái Bình, có các công trình khoa học tiêu biểu nghiên cứu về Chủ tịch
Hồ Chí Minh với nhân dân Thái Bình nhƣ: Ban nghiên cứu lịch sử Đảng tỉnh Thái Bình
(1970), Thái Bình năm lần đón Bác. Các tác giả đã chỉ ra, Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái
Bình đã vinh dự 5 lần đƣợc đón Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm, mỗi lần Ngƣời về thăm
quê hƣơng Thái Bình đều để lại những tình cảm tốt đẹp cho Đảng bộ và nhân dân Thái
Bình. Ngoài ra, Ngƣời căn dặn Đảng bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình phải đoàn kết, thực
hành tiết kiệm, chống tham nhũng, lãng phí, phấn đấu “xây dựng Thái Bình trở thành
tỉnh gương mẫu về mọi mặt”. Sở Văn hóa và Thông tin tỉnh Thái Bình (2000), “Thái
Bình làm theo lời Bác”. Các tác giả đã chỉ ra những việc mà Đảng bộ và nhân dân tỉnh
Thái Bình đã thực hiện làm theo lời Ngƣời căn dặn. Qua đó, các tác giả khẳng định Đảng
bộ và nhân dân tỉnh Thái Bình đã, đang và sẽ tiếp tục phấn đấu “xây dựng Thái Bình trở
thành tỉnh gương mẫu về mọi mặt”.
Ngoài ra các sách chuyên khảo nêu trên, cổng thông tin điện tử Thái Bình
có các bài viết về học tập, vận dụng và làm theo tấm gƣơng
đạo đức Hồ Chí Minh nhƣ: Tỉnh đoàn Thái Bình (2011), “Tuổi trẻ Thái Bình sau 4 năm
thực hiện cuộc vận động, học tập và làm theo lời Bác”. Qua 4 năm triển khai thực hiện
cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” do Bộ Chính trị
phát động và đƣợc các cấp bộ Đoàn, Tỉnh đoàn trong tỉnh triển khai thực hiện đã đem lại
nhiều kết quả đáng trân trọng, tác động rất tích cực đến dƣ luận xã hội, tạo đƣợc những
chuyển biến rõ nét trong nhận thức và hành động của cán bộ, đoàn viên, thanh thiếu nhi
về tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức của Bác, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh.
Bài viết của Ban tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Bình (2012), “Đẩy mạnh việc rèn luyện
phẩm chất, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên theo gƣơng Chủ tịch Hồ Chí Minh về
đời tƣ trong sáng, cuộc sống riêng giản dị”. Bài viết khẳng định, trong kho tàng tri thức
quý giá của nhân loại, tấm gƣơng đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Dù ở bất kỳ cƣơng

17



vị nào, từ một ngƣời phụ bếp trên con tàu lúc ra đi tìm đƣờng cứu nƣớc, cho đến khi trở
thành Lãnh tụ của một nƣớc độc lập, Ngƣời vẫn giữ đƣợc nếp sống riêng giản dị và đức
khiêm tốn hết mực, luôn một lòng vì nƣớc, vì dân. Qua đó,bài viết nhấn mạnh việc thực
hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14-5-2011 về giáo dục, bồi dƣỡng, rèn luyện phẩm chất,
đạo đức, lối sống theo tƣ tƣởng, tấm gƣơng đạo đức Hồ Chí Minh một cách thiết thực,
hiệu quả. Cuối cùng bài viết khẳng định, đây chính là yêu cầu vừa mang tính lâu dài, vừa
là đòi hỏi cấp bách của sự nghiệp đổi mới đất nƣớc ta hiện nay, vừa là yếu tố cơ bản để
hình thành đạo đức cách mạng của ngƣời Việt Nam thời đại mới.
Nhìn chung, các bài viết khẳng định tƣ tƣởng nhân văn hay giá trị nhân văn của
Hồ Chí Minh có nét sáng tạo độc đáo riêng biệt, có ý nghĩa không chỉ đối với dân tộc
mà còn đối với thời đại. Nó hƣớng tới việc giải phóng con ngƣời khỏi áp bức bóc lột
của chủ nghĩa thực dân, đế quốc và xây dựng một nền văn hóa yêu chuộng hòa bình và
công lý trên thế giới.
1.2.2. Nhóm công trình khoa học nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo, đoàn kết tôn giáo và sự vận dụng vào thực tiễn Việt Nam
Trong những năm đổi mới vừa qua, đặc biệt từ Đại hội VII (1991) khẳng định:
“Đảng lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nền tảng tư tưởng, kim
chỉ nam cho hành động”. Vì vậy, việc vận dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh là một yêu cầu
tất yếu, khách quan nhằm xây dựng thành công khối đoàn kết tôn giáo, dân tộc; đồng
thời đấu tranh làm thất bại các âm mƣu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch,
chống đối. Cho nên, đã có nhiều nhà khoa học đi sâu nghiên cứuvấn đề này nhƣ:
Cuốn sách của các tác giả Phùng Hữu Phú, Đại Đức Thích Minh Trí (đồng chủ
biên) (1997), Hồ Chí Minh với Phật giáo Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
Các tác giả cho rằng, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp thu những yếu tố tích cực, tiến bộ
của Phật giáo để làm phong phú thêm hành trang tƣ tƣởng của Ngƣời về tôn giáo. Tuy
nhiên, tác giả chƣa đi sâu nghiên cứu sự vận dụng sáng tạo triết lý Phật giáo trong tƣ
tƣởng Hồ Chí Minh vào sự nghiệp cứu nƣớc, giải phóng dân tộc. Viện Nghiên cứu Tôn
giáo, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (1998), Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo, tín

ngưỡng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đây là công trình của một tập thể tác giả đã

18


sƣu tầm và tuyển chọn những bài nói, bài viết của Hồ Chí Minh về tín ngƣỡng, tôn giáo.
Tuy nhiên, hạn chế của cuốn sách là chỉ dừng ở việc sƣu tầm những bài viết của Hồ Chí
Minh về vấn đề tôn giáo, tín ngƣỡng và chƣa đi sâu phân tích những luận điểm, quan
điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng khối đoàn kết tôn giáo.Cuốn sách của Lê Hữu
Nghĩa, Nguyễn Đức Lữ (đồng chủ biên) (2003), Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và
công tác tôn giáo, NXB Tôn giáo, Hà Nội. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết của các nhà
khoa học nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và xây dựng khối đoàn kết tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay. Đây là nguồn tƣ liệu khoa học, giúp tác giả nghiên cứu vận
dụng tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết tôn giáo.
Nghiên cứu quan điểm của Hồ Chí Minh về tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa xã
hội tiêu biểu là cuốn sách của Nguyễn Đức Lữ (2013), Tôn giáo với dân tộc và chủ nghĩa
xã hội, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tác giả chỉ ra, những quan điểm của Hồ Chí
Minh về mối quan hệ giữa tôn giáo với dân tộc nhƣ: kính Chúa gắn với yêu nƣớc, nƣớc
có độc lập thì tôn giáo mới đƣợc tự do, nƣớc có vinh thì đạo mới sáng. Qua đó, tác giả
khẳng định, Hồ Chí Minh đã để lại cho thế hệ sau những di sản quý báu, trong đó có vấn
đề tôn giáo. Vì vậy, Đảng, Nhà nƣớc ta cần tiếp tục vận dụng những tƣ tƣởng tiến bộ của
Ngƣời vào thực tiễn cách mạng Việt Nam nhằm xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”.
Ngoài các sách chuyên khảo và luận văn về tôn giáo nêu trên, những năm đổi mới
vừa qua xuất hiện nhiều bài viết tiêu biểu nghiên cứu tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về tôn giáo
nhƣ: Các bài viết của Nguyễn Đức Lữ (1995), “Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về đoàn kết
lƣơng giáo”, Tạp chí Lịch sử Đảng (3), “Hồ Chí Minh về việc kế thừa đạo đức trong Nho
giáo”, Tạp chí Khoa học Chính trị (4/2000) , “Ý nghĩa tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về vấn đề
tôn giáo”, Tạp chí Lịch sử Đảng (9/2002), “Hồ Chí Minh về mối quan hệ tôn giáo với
một số lĩnh vực của đời sống xã hội”, Tạp chí Tôn giáo (6/2002), “Hồ Chí Minh đối với
truyền thống thờ cúng gia tiên và những ngƣời có công với dân, với nƣớc”, Tạp chí Sinh

hoạt Lý luận (5/2003). Các công trình trên, tác giả đã chỉ ra quan điểm của Hồ Chí Minh
về đoàn kết lƣơng giáo, nhằm phục vụ cho mục tiêu giải phóng giải phóng dân tộc, giai
cấp, con ngƣời và sự ảnh hƣởng của Nho giáo đến tƣ tƣởng Hồ Chí Minh.

19


Những công trình khoa học của các tác giả nêu trên, chủ yếu tập trung đi sâu phân
tích tƣ tƣởng, quan điểm, nguyên tắc, phƣơng pháp xây dựng khối đoàn kết tôn giáo của
Hồ Chí Minh. Từ đó, nghiên cứu sự vận dụng tƣ tƣởng của Ngƣời vào việc xây dựng và
ban hành chính sách tôn giáo ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, có rất ít công trình khoa
học đi sâu nghiên cứu, vận dụng giá trị nhân văn trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh vào công
tác xây dựng khối đoàn kết tôn giáo hiện nay.
1.2.3.Nhóm công trình khoa học nghiên cứu vềkhoan dung tôn giáo và khoan
dung tôn giáo Hồ Chí Minh
Tƣ tƣởng khoan dung đã đƣợc tìm hiểu theo các mức độ, phạm vi, mục đích khác
nhau và đƣợc nghiên cứu từ nhiều góc độ khác nhau nhƣ: Triết học, văn hóa học, tâm lý
học, tôn giáo học... Tuy nhiên, đề cập đến khoan dung trên lĩnh vực tôn giáo là chủ đề
mà đề tài luận án quan tâm, nghiên cứu.Đỗ Quang Hƣng (1997)với bài viết, “Tôn giáo
và khoan dung: Trƣờng hợp của Việt Nam”, Tạp chí Triết học (5) đã xuất phát từ vấn đề
tôn giáo học để giải đáp cho sự tồn tại của tƣ tƣởng khoan dung trong lĩnh vực tôn giáo.
Bài viết tập trung khai thác thực trạng tồn tại nhiều loại hình tôn giáo khác nhau ở Việt
Nam, cũng nhƣ hiện tƣợng tam giáo đồng nguyên. Đồng thời, bài viết lý giải sự khoan
dung trong đời sống tín ngƣỡng, tôn giáo của Việt Nam nhƣ là nhu cầu tất yếu và hình
thành đặc điểm văn hóa tâm linh tồn tại trong tâm hồn ngƣời Việt. Mặc dù nội dung bài
viết chƣa tiếp cận trực diện, nhƣng nó cũng gợi mở để tiếp tục nghiên cứu vấn đề này.
Tác giả Hajine Nakamura (2006), có bài viết “Tinh thần khoan dung và sự hòa
giải trong tƣ duy của ngƣời Ấn Độ”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (1); hay các bài viết của
Hoàng Thị Thơ (2007), “Vài suy ngẫm về khoan dung trong lịch sử Phật giáo Ấn Độ và
Phật giáo Việt Nam”,Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (12); “Khoan dung trong lịch sử Phật

giáo Ấn Độ và Phật giáo Việt Nam” (2008), Công bằng và xã hội, trách nhiệm xã hội và
đoàn kết xã hội, NXB. Khoa học Xã hội, Hà Nội, hay “Khoan dung Phật giáo cho lợi ích
chung của đất nƣớc trong bối cảnh toàn cầu hóa” (Buddhist tolerance for the common
good of the Nation in Global Age) (2008), Religious studies review (4). Tác giả, đã đi sâu
phân tích cơ sở và biểu hiện của khoan dung trong Phật giáo nói chung và Phật giáo Việt
Nam nói riêng. Mặc dù, bài viết này mới chỉ tập trung phân tích theo tƣ tƣởng của Thích

20


Ca Mâu Ni và mới khảo sát trong trƣờng hợp cụ thể của vua Asoka (Ấn Độ), nhƣng đã
nêu đƣợc phần nào biểu hiện của nội dung tƣ tƣởng của Phật giáo. Đối với tác giả Hajine
Nakamura, việc hình thành tƣ tƣởng khoan dung vào thực tiễn không chỉ dừng lại ở vua
Asoka mà đã đi xa hơn, những yếu tố cơ bản vẫn đƣợc giữ vững trong chính sách tôn
giáo tại Ấn Độ về sau. Ngƣợc lại, Hoàng Thị Thơ, từ nội dung của bài viết có thể suy ra,
khái niệm khoan dung đƣợc xem nhƣ đồng nghĩa với vị tha trong quan niệm Phật giáo,
vì nó hàm nghĩa làm lợi cho chúng sinh. Tác giả, phân tích biểu hiện của khoan dung
trong Phật giáo tại Việt Nam qua việc phân tích hình ảnh, kết cấu ngôi chùa và hình thức
bài trí bàn thờ tại gia của ngƣời Việt Nam đã đi đến khẳng định rằng, khoan dung không
chỉ giới hạn trong phạm vi phẩm chất đạo đức của con ngƣời cá nhân, con ngƣời Việt
Nam mà đang mở rộng thành phẩm chất văn hóa của dân tộc Việt Nam, nhất là trong bối
cảnh của toàn cầu hóa.
Ở Việt Nam nghiên cứu về khoan dung tôn giáo, phần lớn có điểm xuất phát là
hiện tƣợng “tam giáo đồng nguyên”, hiện tƣợng tín ngƣỡng phổ biến trong các thời kỳ
lịch sử Việt Nam. Các bài viết theo chủ đề đó có thể đề cập đến là: Bài viết của Lê Tâm
Đắc và Tạ Quốc Khánh (2003), “Tính hỗn dung của ngƣời Việt thể hiện qua đối tƣợng
thờ trong các ngôi chùa ở Hà Nội”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (2); hay Đỗ Lan Hiền
(2007), “Khoan dung tôn giáo – Một triết lý nhân sinh của ngƣời Việt”, Tạp chí Triết học
(11); Nguyễn Đức Lữ (2008), “Từ ngày quốc tế khoan dung suy nghĩ về tính khoan dung
của tín ngƣỡng, tôn giáo ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (4); hay TS.

Nguyễn Thị Phƣơng Mai (2014), “Khoan dung của Phật giáo: Một đóng góp vào việc
giải quyết bất cập trong lối ứng xử của ngƣời Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo (6). Bài viết khẳng định, tƣ tƣởng khoan dung của Phật giáo không chỉ nằm
trong giáo lý, trong đạo đức và trong hành động của Phật tử; mà nó còn đƣợc hiện thực
hóa trong hoạt động chính trị và ảnh hƣởng tới đƣờng lối chính trị của một quốc gia.
Trong bối cảnh hiện nay, lối ứng xử của con ngƣời Việt Nam đang phải đối diện với vấn
đề do quá trình giao lƣu văn hóa, quá trình phát triển kinh tế và xã hội trong thời đại toàn
cầu mang lại. Để giải quyết bất cập trong quan hệ đó, tác giả chỉ ra khoan dung của Phật
giáo có đóng góp nhất định không chỉ trong mối quan hệ giữa con ngƣời với xã hội, mà

21


×