Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

phân tích cơ cấu giá thành sản xuất thuốc đông dược tại công ty cổ phần dược – vật tư y tế thanh hóa năm 2015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1 MB, 92 trang )

BỘ Y TẾ


TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHAN THỊ THANH THẢO

PHÂN TÍCH CƠ CẤU GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
THUỐC ĐÔNG DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA
NĂM 2015

LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

HÀ NỘI 2016


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC DƯỢC HÀ NỘI

PHAN THỊ THANH THẢO

PHÂN TÍCH CƠ CẤU GIÁ THÀNH SẢN XUẤT
THUỐC ĐÔNG DƯỢC TẠI CÔNG TY CỔ
PHẦN DƯỢC – VẬT TƯ Y TẾ THANH HÓA
NĂM 2015
LUẬN VĂN DƯỢC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP I

CHUYÊN NGÀNH: TỔ CHỨC QUẢN LÝ DƯỢC
MÃ SỐ: CK 60 72 04 12


Người hướng dẫn khoa học: TS. Lê Ngọc Phan
Thời gian thực hiện: 7/2016 - 11/2016

HÀ NỘI 2016


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn này
tôi đã nhận được sự giúp đỡ của thầy cô, đồng nghiệp, bạn bè và những
người thân.
Tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS Nguyễn Thanh Bình người đã gợi
ý cho tôi trong việc tìm hướng đi cho đề tài.
Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Lê Ngọc Phan người trực tiếp hướng
dẫn, giúp đỡ tôi tận tình chu đáo trong quá trình hoàn thành khóa luận.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ths. Lê Thu Thủy người đã hướng dẫn tận
tình chu đáo chỉ bảo nhiều ý kiến sâu sắc giúp đỡ tôi hoàn thành tốt luận văn
này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy giáo, cô giáo bộ môn Quản lý
và Kinh tế Dược, phòng đào tạo Sau đại học, Ban Giám hiệu cùng toàn thể
các thầy giáo cô giáo trường Đại học Dược Hà Nội đã giảng dạy, giúp đỡ và
tạo mọi điều kiện cho tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
Tôi cũng xin cảm ơn Ban Tổng giám đốc, Phòng Tổ chức, phòng Kế
hoạch sản xuất Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa đã tận tình
giúp đỡ trong quá trình thu thập số liệu, thông tin đầy đủ và chính xác để tôi
thực hiện đề tài.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn các bạn bè, đồng nghiệp và những người
thân trong gia đình đã động viên, chia sẻ những khó khăn, khích lệ và động
viên trong suốt quá trình thực hiện đề tài này.

Thanh Hóa, ngày 29 tháng 11 năm 2016

Học viên

Phan Thị Thanh Thảo


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN ............................................................................. 3
1.1. Cơ cấu giá thành sản xuất thuốc ......................................................... 3
1.1.1. Chi phí nguyên phụ liệu .................................................................... 4
1.1.2. Chí phí tiền lương ............................................................................. 6
1.1.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định....................................................... 7
1.1.4. Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển ................................. 7
1.1.5. Chi phí nhiên liệu .............................................................................. 9
1.2. Thị trường thuốc Việt Nam .................................................................. 9
1.2.1. Trình độ phát triển và định vị trên bản đồ dược phẩm thế giới ........ 9
1.2.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu......................................................... 10
1.2.3. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Dược Việt Nam ............. 11
1.2.4. Tình hình xuất nhập khẩu thuốc ..................................................... 13
1.2.5. Hiệp định TPP tác động đến ngành dược Việt Nam ...................... 16
1.2.6. Chiến lược phát triển ngành dược phẩm trong nước ...................... 17
1.2.7. Các yếu tố ảnh hưởng đến giá thuốc............................................... 17
1.3. Một vài nét về Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa ..... 19
1.3.1. Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá ............................. 19
1.3.2. Một số kết quả đạt được.................................................................. 20
1.3.3. Hệ thống phân phối ......................................................................... 21

1.3.4. Sơ đồ tổ chức của công ty: Bộ máy tổ chức của Thephaco được hoạt
động theo mô hình sau [5] ........................................................................ 22
1.3.5. Sản xuất........................................................................................... 23


CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .............. 24
2.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................... 24
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu ……………………………………..………24
2.1.2. Thời gian và địa điểm nghiên cứu .................................................. 24
2.1.3. Phạm vi nghiên cứu ........................................................................ 24
2.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................... 26
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu ........................................................................ 26
2.2.2. Biến số nghiên cứu.......................................................................... 26
2.2.3. Phương pháp thu thập số liệu.......................................................... 27
2.2.4. Xử lý số liệu .................................................................................... 28
2.2.5. Phân tích số liệu .............................................................................. 28
2.2.6. Trình bày số liệu ............................................................................. 31
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ....................................................... 32
3.1. Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất thuốc đông dược theo các loại
chi phí của Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2015..32
3.1.1. Cơ cấu giá thành sản xuất của các sản phẩm theo từng khoản mục
chi phí........................................................................................................ 32
3.1.2. Cơ cấu giá thành sản xuất theo từng khoản mục chi phí của từng
dạng bào chế ............................................................................................. 34
3.1.3. Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất
thuốc của các sản phẩm ............................................................................ 35
3.1.4. Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất
thuốc theo dạng bào chế............................................................................ 38
3.1.5. Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất theo biến phí và định phí của
các sản phẩm ............................................................................................. 39

3.1.6. Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất theo biến phí và định của các
dạng bào chế. ............................................................................................ 41


3.2. Phân tích cơ cấu nguyên phụ liệu theo nguồn gốc xuất xứ ............. 42
3.2.1. Phân tích nguyên phụ liệu theo nguồn gốc trong nước hay nhập
khẩu trong chi phí NPL của từng sản phẩm ............................................. 42
3.2.2. Phân tích nguyên phụ liệu theo nguồn gốc trong nước hay nhập
khẩu trong chi phí NPL của các dạng bào chế. ........................................ 44
3.2.3. Phân tích tỷ trọng giá trị NPL theo nguồn gốc trong nước hay nhập
khẩu trong giá thành sản xuất của từng sản phẩm .................................... 46
3.2.4. Phân tích nguyên liệu chính theo nguồn gốc trong nước, nhập khẩu
trong chi phí NLC của từng sản phẩm ...................................................... 47
3.2.5. Phân tích nguyên liệu theo nguồn gốc các nước ............................ 48
3.2.6. Phân tích cơ cấu nguyên liệu chính theo nguồn gốc các nước ....... 48
3.2.7. Phân tích tá dược theo nguồn gốc các nước ................................... 49
CHƯƠNG 4. BÀN LUẬN .............................................................................. 51
4.1. Về cơ cấu giá thành sản xuất thuốc theo các loại chi phí ................ 51
4.1.1. Về cơ cấu giá thành theo chi tiết các loại chi phí ........................... 51
4.1.2. Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất........ 54
4.1.3. Cơ cấu giá thành sản xuất theo biến phí và định ............................ 55
4.2. Cơ cấu nguyên phụ liệu theo nguồn gốc xuất xứ ............................. 55
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ......................................................................... 60
1. Kết luận ................................................................................................... 60
1.1. Về cơ cấu giá thành của một số sản phẩm đông dược theo các loại chi
phí.............................................................................................................. 60
1.2. Về nguồn gốc của nguyên phụ liệu của một số sản phẩm
đông dược.................................................................................................. 60
2. Kiến nghị:................................................................................................ 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT, KÝ HIỆU
Viết tắt

Tiếng Anh

BB
BMI

Tiếng Việt
Bao bì

Business Monitor International

CP

Công ty khảo sát thị trường
quốc tế
Chi phí

FPTS

FPT securities

Công ty cổ phần chứng khoán
FPT

GPs


Good Practices

Các tiêu chuẩn thực hành tốt

GMP

Good Manufacturing Practice

Thực hành sản xuất tốt

GLP

Good Laboratory Practice

Thực hành tốt phòng kiểm
nghiệm

GSP

Good Storage Practice

Thực hành tốt bảo quản thuốc

GTSX

Giá thành sản xuất

NPL


Nguyên phụ liệu

NL

Nguyên liệu

NLC

Nguyên liệu chính

TD

Tá dược

THEPHACO

Thanh Hoa Medical materials
Pharmaceutical J.S.C

Công ty cổ phần Dược - Vật
tư y tế Thanh Hoá

TPP

Trans - Pacific Partnership
Agreement

Hiệp định đối tác xuyên Thái
Bình Dương


TSCĐ

Tài sản cố định

R&D

Research and Development

Nghiên cứu và phát triển

UNCTAD

United Nations Conference on
Trade and Development

Hội nghị Liên Hiệp Quốc về
thương mại và phát triển

UNIDO

United Nations Industrial
Development Organization

Tổ chức phát triển công
nghiệp Liên Hợp Quốc


WHO

World Health Organization

Tổ chức Y tế thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 1.1. Trình độ của cán bộ công nhân viên chức tại công ty THEPHACO
......................................................................................................................... 20
Bảng 2.2. Danh mục thuốc đông dược nghiên cứu ......................................... 24
Bảng 2.3. Các biến số nghiên cứu ................................................................... 26
Bảng 2.4. Các chỉ số nghiên cứu ..................................................................... 28
Bảng 3.5. Cơ cấu giá thành sản xuất của các sản phẩm.................................. 32
Bảng 3.6. Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất.
......................................................................................................................... 35
Bảng 3.7. Cơ cấu nguyên liệu chính, tá dược, bao bì trong giá thành sản xuất
thuốc theo dạng bào chế .................................................................................. 38
Bảng 3.8. Cơ cấu giá thành sản xuất theo biến phí và định phí của các sản
phẩm ................................................................................................................ 40
Bảng 3.9. Cơ cấu giá thành sản xuất theo biến phí và định phí của các dạng
bào chế............................................................................................................. 41
Bảng 3.10. Tỷ trọng nguyên liệu chính, tá dược, bao bì theo nguồn gốc trong
chi phí NPL của từng sản phẩm ...................................................................... 42
Bảng 3.11. Tỷ trọng nguyên phụ liệu theo nguồn gốc trong nước hay nhập
khẩu trong chi phí NPL của các dạng bào chế ................................................ 45
Bảng 3.12. Tỷ trọng theo nguồn gốc trong nước hay nhập khẩu của nguyên
phụ liệu trong giá thành sản xuất .................................................................... 46
Bảng 3.13. Cơ cấu nguyên liệu theo nguồn gốc các nước .............................. 48
Bảng 3.14. Cơ cấu nguyên liệu chính theo nguồn gốc các nước .................... 49
Bảng 3.15. Cơ cấu tá dược theo nguồn gốc các nước ..................................... 49


DANH MỤC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất 10 ....................................... 3

Hình 1.2. Tình hình nhập khẩu thuốc ở Việt Nam .......................................... 13
Hình 1.3. Cơ cấu nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam theo quốc gia năm
2013 ................................................................................................................. 14
Hình 1.4. Cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc theo quốc gia năm
2013 2 ........................................................................................................... 15
Hình 1.5. Bộ máy tổ chức Công ty cổ phần Dược - VTYT Thanh Hóa ......... 22
Hình 3.6. Cơ cấu giá thành sản xuất của các dạng bào chế ............................ 34
Hình 3.7. Cơ cấu chi phí các loại nguyên phụ liệu trong giá thành ................ 37
Hình 3.8. Tỷ trọng giá trị nguyên liệu chính theo nguồn gốc nhập khẩu, trong
nước trong chi phí NLC của các sản phẩm ..................................................... 47


ĐẶT VẤN ĐỀ
Thuốc là một loại hàng hóa đặc biệt, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe
và tính mạng của con người. Mục tiêu ngành Dược ngoài lợi nhuận (mục tiêu
kinh tế) còn phải cung ứng đủ thuốc, kịp thời, chất lượng an toàn, có hiệu quả
trong điều trị (mục tiêu y tế), với giá cả hợp lý và phù hợp với khả năng chi
trả của người dân (mục tiêu xã hội) [8]. Giá thuốc mang cả ý nghĩa kinh tế và
ý nghĩa nhân đạo to lớn, giá thuốc không chỉ được điều tiết theo quy luật thị
trường bởi các yếu tố lợi nhuận, giá cả, cạnh tranh mà còn chịu sự quản lý đặc
biệt của nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. Đối với doanh nghiệp sản
xuất thuốc, các chi phí sản xuất (giá thành sản xuất) là cơ sở quan trọng để
định giá bán thuốc [8]. Tính được giá thành sản xuất cho phép doanh nghiệp
có chiến lược về giá để sản phẩm mang tính cạnh tranh cao mà vẫn có lãi [7].
Sản xuất thuốc đông dược ngày càng chiếm vai trò quan trọng trong
ngành công nghiệp Dược Việt Nam. Chiến lược quốc gia phát triển phát triển
ngành Dược Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 cũng xác
định vị thế và vai trò của thuốc đông dược, thuốc từ dược liệu là chiếm 30%
tổng giá trị thuốc tiêu thụ trong nước và phấn đấu sản xuất được 20% nguyên
liệu cho sản xuất thuốc [16].

Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá là công ty sản xuất và
kinh doanh cả thuốc tân dược và đông dược, được thành lập từ năm 1961 và
những năm gần đây luôn là một trong các công ty có doanh thu cao nhất
ngành Dược. Các sản phẩm thuốc Đông dược cũng luôn được công ty quan
tâm và phát triển, với nhiều sản phẩm có uy tín trên thị trường như Biofil,
Hyđan 500, Hyđan 300, Phong tê thấp Hyđan, cao ích mẫu... Tuy nhiên, từ
năm 2013 đến nay chưa có nghiên cứu nào phân tích về cơ cấu giá thành các
sản phẩm thuốc đông dược do công ty sản xuất chính vì vậy chúng tôi thực
hiện đề tài: “Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất thuốc đông dược tại
Công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hóa năm 2015”. Với mục tiêu:

1


1. Phân tích cơ cấu giá thành sản xuất một số sản phẩm thuốc đông dược
theo các loại chi phí tại công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá
năm 2015.
2. Phân tích nguồn gốc nguyên phụ liệu của một số sản phẩm thuốc đông
dược của công ty cổ phần Dược - Vật tư y tế Thanh Hoá năm 2015.
Từ đó đưa ra một số đề xuất giảm chi phí sản xuất hoặc có những biện
pháp hạn chế sự biến động giá thành sản xuất thuốc đông dược tại công ty.

2


CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Cơ cấu giá thành sản xuất thuốc
Giá thuốc phải đảm bảo duy trì và phát triển nền sản xuất dược phẩm
trong nước đồng thời định hướng khuyến khích sử dụng thuốc an toàn hợp lý
và hiệu quả kinh tế cao cho người bệnh cũng như toàn xã hội. Vì vậy, các nhà

quản lý dược luôn mong muốn giảm giá thành thuốc trên thị trường.
Giống như các loại hàng hóa khác, cơ cấu giá thuốc bao gồm các khoản
mục là: Giá thành sản xuất (chi phí sản xuất), chi phí lưu thông và quản lý
doanh nghiệp, lợi nhuận, thuế.
Giá thành sản xuất là tập hợp tất cả những chi phí phát sinh liên quan
trực tiếp đến sản xuất, chế tạo sản phẩm trong phạm vi phân xưởng, bộ phận
sản xuất. Giá thành sản xuất hay chi phí sản xuất thường gồm các khoản mục
chi phí sau:
CP nguyên
phụ liệu

CP nhiên
liệu

CP RD

CHI PHÍ

CP khác

SẢN XUẤT

CP khấu
hao TSCĐ

CP tiền
lương

Hình 1.1. Các yếu tố cấu thành chi phí sản xuất 10
Chi phí sản xuất là một yếu tố cơ bản trong cơ cấu giá thuốc. Những biến

động của chí phí sản xuất sẽ được phản ánh trong quá trình định giá thuốc của

3


doanh nghiệp. Sự tác động của chi phí sản xuất tới giá cả sẽ được thể hiện
trên hai chiều hướng căn bản sau:
- Sự gia tăng của chi phí sản xuất sản phẩm sẽ tạo sức ép tăng giá và
ảnh hưởng đến khả năng thực hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp. Bất
kỳ sự gia tăng chi phí nào đều ảnh hưởng đến khả năng duy trì mức giá hiện
tại của sản phẩm.
- Sự hạ giảm chi phí sản xuất sẽ tạo điều kiện thuận lợi để giảm giá
thành sản phẩm, tăng lợi nhuận và là biện pháp cạnh tranh quan trọng của
doanh nghiệp [11].
Vì vậy, việc tìm hiểu cơ cấu giá thành sản xuất là rất quan trọng, thông
qua đó các nhà sản xuất cũng như các nhà quản lý dược có thể áp dụng các
biện pháp cần thiết giảm giá thành sản xuất, góp phần giảm giá thuốc.
1.1.1. Chi phí nguyên phụ liệu
Nguyên phụ liệu là cấu thành vật lý của thuốc, là yếu tố hàng đầu phải
tính đến khi thiết kế một công thức thuốc và hoạch toán các chi phí để tính giá
thành sản xuất thuốc. NPL bao gồm hoạt chất chính (thành phần chính trong
công thức thuốc tạo ra các tác dụng của thuốc), hệ tá dược (thành phần được
thêm vào để đảm bảo công thức thuốc, tuy không có tác dụng điều trị nhưng
nó góp phần tạo ra công thức thuốc theo dạng bào chế mà nhà sản xuất mong
muốn), bao bì đóng gói (tác dụng bao vệ, tạo hình dạng ngoài của thuốc, tạo
tính thẩm mỹ và thương hiệu cho sản phẩm).
Chi phí NPL chiếm tỷ trọng cao trong chí phí sản xuất thuốc. Đối với
thuốc sản xuất trong nước tỷ trọng này thường chiếm trên 70%. Theo nghiên
cứu của Trần Thị Xuyên vào năm 2009 cho thấy chi phí nguyên phụ liệu
chiếm từ 52,0% đến 96,1% so với giá thành sản xuất, cũng theo một nghiên

cứu của Lê Anh Dũng vào năm 2013 cho thấy tại công ty cổ phần Dược - Vật
tư y tế Thanh Hóa chi phí này chiếm trên 80% so với chi phí sản xuất [6, 20].
Với mức tỷ trọng cao như vậy thì mọi biến động về chi phí nguyên phụ liệu

4


đều gây ra những biến động về giá thành sản xuất thuốc cũng như giá bán
thuốc. Chí phí NPL của thuốc bao gồm: Đơn giá mua NPL, chí phí vận
chuyển NPL và các chi phí phát sinh khác.
Phần lớn nguyên liệu dược phẩm của Việt Nam đều phải nhập khẩu (trên
90%), và Việt Nam chưa có công nghiệp sản xuất nguyên liệu [18]. Trong
nước chỉ có một số nhà máy đầu tư sản xuất nguyên liệu như interferon - alfa
- 2a từ công nghệ nano, kháng sinh nhóm Penicillin (bán tổng hợp Ampicillin
và Amoxicillin từ 6.A.P.A), một số nguyên liệu hóa vô cơ, cao dược liệu,
berberin, terpin hydrat,…nhưng sản lượng sản xuất không lớn, không đáp ứng
đủ nhu cầu sản xuất thuốc thành phẩm trong nước. Do đó để từng bước khắc
phục tình trạng này, Chính phủ đã giao cho Bộ Công Thương làm đầu mối
triển khai Chương trình trọng điểm Quốc gia sản xuất nguyên liệu hóa dược theo quyết định số 61/2007/QĐ - TTg ngày 07/5/2007 của Thủ tướng Chính
Phủ về việc phê duyệt “Chương trình nghiên cứu khoa học và công nghệ
trọng điểm Quốc gia phát triển công nghiệp hóa dược đến năm 2020”, trong
đó mục tiêu quan trọng là phát triển công nghiệp hóa dược [12]. Ngay cả
nguồn dược liệu làm thuốc chúng ta cũng mới chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu,
còn lại hoàn toàn phụ thuộc vào nguồn hàng nhập khẩu. Để phát triển dược
liệu cũng như thuốc từ dược liệu và thuốc y học cổ truyền, ngày 30/10/2013,
Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định số 1976/QĐ - TTg về phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển dược liệu đến năm 2020 và định hướng 2030,
với quan điểm phát triển bền vững nguồn dược liệu trên cơ sở sử dụng hiệu
quả mọi tiềm năng về điều kiện tự nhiên và xã hội; phát triển dược liệu theo
hướng sản xuất hàng hóa đáp ứng nhu cầu thị trường, khuyến khích mọi thành

phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển dược liệu, đẩy mạnh xuất khẩu dược
liệu và các sản phẩm từ dược liệu [16].

5


Hệ quả tất yếu là chí phí nguyên phụ liệu sẽ phụ thuộc nhiều vào các yếu
tố khách quan như biến động giá nguyên liệu nhập khẩu, tỷ giá ngoại tệ (đồng
Đô la hay đồng Euro), khung thuế suất nhập khẩu.
1.1.2. Chí phí tiền lương
Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của hao phí lao động sống cần thiết
mà doanh nghiệp trả cho người lao động theo thời gian, khối lượng công việc
mà người lao động đã cống hiến cho doanh nghiệp [10]. Tiền lương là nguồn
thu nhập chủ yếu của người lao động, các doanh nghiệp sử dụng tiền lương
làm đòn bẩy kinh tế để khuyến khích tinh thần tích cực lao động, là nhân tố
thúc đẩy để tăng năng suất lao động. Đối với các doanh nghiệp, tiền lương
phải trả cho người lao động là yếu tố cấu thành nên giá sản phẩm do doanh
nghiệp tạo ra. Do vậy, các doanh nghiệp cần phải sử dụng sức lao động hiệu
quả để tiết kiệm chi phí tiền lương.
Cũng như các ngành sản xuất khác, chi phí tiền lương trong ngành
Dược bao gồm: Lương chính, lương phụ và các khoản phụ cấp (phụ cấp độc
hại, phụ cấp làm đêm hoặc làm thêm giờ…) cộng với các khoản đóng góp
khác như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, chi phí công đoàn…
Hiện nay chi phí tiền lương của ngành Y tế, trong đó có ngành Dược
được xếp vào hàng trung bình so với các ngành công nghiệp ở Việt Nam. Chí
phí về lương cho sản xuất dược phẩm nước ta chiếm một tỷ lệ rất khiêm tốn
trong cơ cấu giá thành thuốc, tỷ trọng mức cao nhất chỉ chiếm khoảng 5 10% giá thành sản xuất. Trong khi đó, mức thu nhập của công nhân sản xuất
dược trên thế giới thường chiếm đến 15 - 20% giá thành sản xuất [1].
Chí phí nhân công trực tiếp (chi phí tiền lương) là một yếu tố cấu thành
giá thành sản xuất thuốc nên khi lương tăng sẽ kéo theo giá thuốc tăng. Tuy

nhiên, theo quan điểm hiện nay con người là vốn nhân lực - nhân tố quyết
định thành bại của danh nghiệp. Vì vậy, tăng mức sống, thu nhập của cán bộ
công nhân chính là chiến lược phát triển kinh doanh của mỗi doanh nghiệp.

6


1.1.3. Chi phí khấu hao tài sản cố định
Khấu hao tài sản cố định trong quá trình sản xuất là phần tài sản cố
định bị hao mòn được dịch chuyển vào giá trị sản phẩm trong kỳ kinh doanh.
Tùy thuộc vào nguyên giá tài sản cố định (TSCĐ), số năm sử dụng và chiến
lược kinh doanh của mỗi doanh nghiệp mà mức khấu hao cho mỗi loại là khác
nhau. Với việc đổi mới dây chuyền sản xuất và quy định GMP trong sản xuất
dược phẩm thì mức khấu hao và giá trị khấu hao chiếm một tỷ trọng không
nhỏ trong cơ cấu giá thành sản xuất. Đối với các doanh nghiệp sản xuất trong
nước chi phí này thường chiếm dưới 10% chi phí sản xuất.
Trong sản xuất dược phẩm TSCĐ được tính khấu hao bao gồm:
1. TSCĐ hữu hình: Nhà xưởng, máy móc (máy dập viên, máy đóng nang,
máy sấy tầng sôi, máy ép vỉ, lò hơi, hệ thống máy tạo hoàn cứng tự động,…)
2. TSCĐ vô hình: Hợp đồng chuyển giao công nghệ, các bảo hộ độc quyền
sáng chế, các đề tài ứng dụng khoa học công nghệ của các đề tài và các công
trình nghiên cứu khoa học lớn.
Hiện nay, với yêu cầu các nhà máy sản xuất dược phẩm phải đạt tiêu
chuẩn GMP - WHO, việc đầu tư dây chuyền sản xuất mới đạt yêu cầu là một
sự đầu tư không nhỏ đối với các doanh nghiệp sản xuất thuốc, ước tính trung
bình cho việc xây dựng và thẩm định một dây chuyền đạt tiêu chuẩn GMP WHO ít nhất phải mất 40 - 70 tỷ. Vì vậy, khấu hao hợp lý TSCĐ là biện pháp
quan trọng để bảo toàn vốn cố định giúp cho các doanh nghiệp dược thu hồi
đủ vốn khi TSCĐ hết thời gian sử dụng, thực hiện kịp thời được việc thay đổi
máy móc, thiết bị và công nghệ. Và điều quan trọng là xác định đúng đắn giá
thành sản phẩm, đánh giá được kết quả hoạt động kinh doanh của doanh

nghiệp [10].
1.1.4. Chi phí cho công tác nghiên cứu và phát triển
Nghiên cứu và phát triển (R&D) là khâu đầu tiên của việc định hình và
ra đời một sản phẩm mới. Tại các nước phát triển, hoạt động R&D trong

7


ngành dược rất được chú trọng. Đối với ngành công nghiệp Dược nói chung
và đối với các hãng dược phẩm lớn nói riêng thì R&D là một khâu không thể
thiếu nhằm nghiên cứu ra các loại thuốc mới đáp ứng nhu cầu điều trị ngày
càng đa dạng của con người. Tuy nhiên, R&D không chỉ là một quá trình lâu
dài đòi hỏi nhiều thời gian và công sức mà nó còn là một quá trình tốn kém.
Mặc dù vậy, các hãng dược phẩm lớn hàng năm đều bỏ ra khoản chi phí
không nhỏ cho công tác này. Đó chính là mục tiêu lợi nhuận khổng lồ do các
sản phẩm mới đem lại. Tại Việt Nam, công tác R&D lại chưa được quan tâm
và phát triển đúng mức, một phần do nguồn lực có hạn của các doanh nghiệp
sản xuất thuốc trong nước.
Mỗi năm, các nước trên thế giới đã dành cho quỹ nghiên cứu và phát
triển dược phẩm hơn 75 tỷ USD, đứng đầu là Mỹ, Châu Âu và Nhật Bản. Đặc
biệt tại Nhật Bản và một số quốc gia, chính phủ đã hỗ trợ công tác nghiên cứu
và phát triển bằng ngân sách quốc gia và khấu trừ thuế cho phần chi phí R&D
tính vào giá thành của thuốc. Các thuốc biệt dược mới xuất hiện lần đầu giá
thường đắt, điều này là do các hãng dược phẩm nước ngoài đã phải đầu tư rất
lớn cho nghiên cứu, để phát minh ra một loại thuốc mới và đưa vào sử dụng
cần ít nhất 1 - 2 tỷ USD và thời gian khoảng 10 - 20 năm. Chi phí dành cho
nghiên cứu và phát triển của các hãng dược phẩm nổi tiếng thường chiếm từ 5
- 20% doanh số bán [23].
Trong khi đó ở nước ta hiện nay, đầu tư cho nghiên cứu và phát triển đối
với các doanh nghiệp sản xuất dược mới chỉ ở mức khiêm tốn và hầu hết chỉ

là hoạt động để tạo ra các dạng bào chế ổn định từ các hoạt chất gốc có tác
dụng điều trị mà hầu như không có nghiên cứu tìm hoạt chất mới (do yếu tố
công nghệ và vốn). Chính vì vậy ở Việt Nam chi phí này thường không cao.
Để ngành dược Việt Nam bắt kịp với nhịp phát triển của ngành dược thế
giới, việc khuyến khích đầu tư cho hoạt động R&D là cần thiết, chi phí đầu tư
cho hoạt động này đã được khuyến khích đến 2 - 5% doanh số bán.

8


1.1.5. Chi phí nhiên liệu
Nhiên liệu là yếu tố đầu vào không thể thiếu đối với quy trình sản xuất
dược phẩm. Các nhiên liệu được dùng trong quy trình chiết xuất và chế biến
dược liệu, trong vận hành máy móc ở các công đoạn của quy trình sản xuất
thuốc. Các nhiên liệu thường dùng bao gồm: điện, xăng dầu, than đá. Sự biến
động giá những loại nhiên liệu này đóng góp vào sự biến động giá thành sản
xuất thuốc cũng như giá bán thuốc.
Ngoài ra, còn những chi phí khác cấu thành nên giá thành sản xuất thuốc
như: Chi phí vật rẻ tiền mau hỏng, các vật liệu, công cụ dụng cụ dùng trong
phân xưởng, chi phí sửa chữa TSCĐ thuê ngoài,…
1.2. Thị trường thuốc Việt Nam
1.2.1. Trình độ phát triển và định vị trên bản đồ dược phẩm thế giới
Theo phân loại và xếp hạng cho ngành công nghiệp dược: Tổ chức Phát
triển công nghiệp Liên Hiệp Quốc (UNIDO) chia công nghiệp dược theo 5
mức phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Hội nghị Thương mại và
Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNCTAD) xác định mức độ phát triển công
nghiệp dược của các quốc gia theo 4 cấp độ:
 Cấp độ 1: Nước đó hoàn toàn phải nhập khẩu thuốc.
 Cấp độ 2: Sản xuất được một số thuốc generic; đa số thuốc phải
nhập khẩu.

 Cấp độ 3: Có công nghiệp dược nội địa; có sản xuất thuốc
generic; xuất khẩu
 Cấp độ 4: Sản xuất được nguyên liệu và phát minh thuốc mới.
Theo cách đánh giá này, hiện nay công nghiệp dược Việt Nam đang ở
gần cấp độ 3 theo thang phân loại của WHO. Còn nếu theo thang phân loại 5
mức phát triển của UNIDO thì công nghiệp dược của Việt Nam mới chỉ ở

9


mức 3, nghĩa là “Công nghiệp dược nội địa sản xuất đa số thành phẩm từ
nguyên liệu nhập”.
Ngành công nghiệp hóa dược của Việt Nam vẫn chưa phát triển do thiếu
sự đồng bộ trong quy hoạch, chính sách, công nghiệp phụ trợ… Vì vậy, tính
đến thời điểm hiện tại, Việt Nam chỉ mới có một nhà máy sản xuất nguyên
liệu kháng sinh bán tổng hợp của Mekophar, sản lượng thiết kế khoảng 200
tấn Amoxicillin và 100 tấn Ampicillin mỗi năm, và chủ yếu chỉ đủ phục vụ
nhu cầu của doanh nghiệp trước áp lực cạnh tranh từ nguyên liệu giá rẻ của
Trung Quốc và Ấn Độ.
Về định vị ngành dược Việt Nam trên bản đồ dược thế giới, theo cách
đánh giá phân loại của IMS Health, Việt Nam thuộc nhóm 17 nước có ngành
công nghiệp dược đang phát triển. Cách phân loại này dựa trên tiêu chí cốt lõi
là tổng tiền thuốc tiêu thụ hàng năm, bên cạnh đó IMS Health cũng sử dụng
các tiêu chí tham khảo khác như mức độ năng động, tiềm năng phát triển của
thị trường và khả năng thay đổi để thích nghi với các biến động về chính sách
quản lý ngành dược tại các quốc gia này [3].
1.2.2. Tốc độ tăng trưởng doanh thu
Theo dự phóng của IMS Health, tốc độ tăng trưởng doanh thu của các
doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam đạt khoảng 23% trong giai đoạn 20082012. Đây là mức tăng trưởng cao thứ 2 trong nhóm các quốc gia mới nổi, chỉ
xếp sau Argentina (24,8%) và cao hơn cả Trung Quốc (22,3%) và các nước

khác trong khu vực ASEAN như Thái Lan, Indonesia.
Trong giai đoạn 2013-2018, tốc độ tăng trưởng bình quân chung của các
nước mới nổi có xu hướng chậm lại sau giai đoạn 2008-2012 tăng trưởng
mạnh, bình quân ở mức 11% -14%. Trong đó, Việt Nam có mức tăng trưởng
cao thứ 2 trong nhóm (17,5%).

10


Tổng hợp số liệu thống kê của BMI, IMS Health và Cục Quản lý Dược
Việt Nam, FPTS dự phóng mức chi tiêu một số chỉ tiêu tăng trưởng trọng yếu
trong giai đoạn 2014 - 2028 như sau:
 Tăng trưởng dân số Việt Nam: Bình quân 2%/năm và vượt mốc 120
triệu người vào năm 2028
 Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc tại Việt Nam: Bình quân
17%/năm (bao gồm hai yếu tố cốt lõi là nhu cầu và mức tăng giá thuốc bình
quân 8,6% mỗi năm).
 Tăng trưởng tổng tiền sử dụng thuốc sản xuất tại Việt Nam: 14,3%[3].
1.2.3. Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp Dược Việt Nam
Các doanh nghiệp dược phẩm Việt Nam có tuổi đời khá trẻ so với thế
giới và chỉ thực sự phát triển từ sau năm 1990. Theo báo cáo của Cục quản lý
Dược Bộ Y Tế, tính đến ngày 9/12/2015 trên toàn quốc có 174 công ty sản
xuất thuốc đạt tiêu chuẩn GMP - WHO (trong đó sản xuất thuốc tân dược
124, sản xuất thuốc từ dược liệu 45, sản xuất vắc xin 5). Hầu hết các doanh
nghiệp này đều tập trung sản xuất các dòng thuốc phổ biến thông thường
trong khi đó các thuốc chuyên khoa, đặc trị, yêu cầu kỹ thuật bào chế hiện đại
lại không được quan tâm. Do đó, xảy ra tình trạng sản xuất chồng chéo, tranh
giành một phân khúc thị trường nhỏ giữa hầu hết các doanh nghiệp nội địa.
Phân khúc thuốc đặc trị, chuyên khoa…với giá trị cao hoàn toàn do các doanh
nghiệp nước ngoài chiếm lĩnh [3].

Tại Việt Nam, các nhà sản xuất dược phẩm có thể chia thành nhiều
nhóm theo các tiêu chí phân loại như sau:
 Phân loại theo hình thức sở hữu:
- Nhóm doanh nghiệp sản xuất dược phẩm có vốn đầu tư nước ngoài:
Đại diện cho nhóm này là các doanh nghiệp như: Sanofi Aventis Việt Nam,
Euvipharm, United Pharma (Philippines), OPV, Thai Nakorn Patana…

11


- Nhóm doanh nghiệp sản xuất dược phẩm nội địa: Đa phần các doanh
nghiệp nhóm này đều có gốc gác nhà nước với cổ đông lớn là SCIC hoặc
Tổng công ty dược Việt Nam (Vinapharm). Đại diện là các doanh nghiệp
đang niêm yết như: Dược Hậu Giang, Imexpharm, Domesco, Traphaco…
 Phân loại theo phân khúc sản phẩm:
- Nhóm sản phẩm chất lượng cao: Các doanh nghiệp đại diện cho nhóm
này bao gồm: Sanofi Aventis, Euvipharm, United Pharma, Thai Nakon
Patana…(FDI), Imexpharm, Domesco, Pymepharco, Stada, Bidiphar,
Savipharm…
- Nhóm sản phẩm phân khúc bình dân: Các doanh nghiệp tiêu biểu cho
nhóm này: Dược Hậu Giang, Traphaco, Dược Cửu Long và hầu hết các doanh
nghiệp dược phẩm nội địa còn lại.
 Phân loại theo chiến lược kinh doanh:
- Nhóm tăng trưởng nhanh nhờ đầu tư mạng lưới và marketing: Dẫn đầu
nhóm này là Dược Hậu Giang và Traphaco. Trọng tâm của chiến lược này là
tập trung vào một nhóm sản phẩm chủ lực với các đặc điểm chính: Dễ sản
xuất, phổ thông, giá rẻ, dễ sử dụng, chủ yếu bán ở kênh thương mại, vòng
quay sản phẩm nhanh… đi kèm với một chiến lược marketing, quảng bá sản
phẩm trên diện rộng với kinh phí đầu tư lớn nhằm tăng độ phủ, độ nhận diện
sản phẩm trên phạm vi lớn.

- Nhóm tăng trưởng ổn định và bền vững nhờ đầu tư có chiều sâu vào
chất lượng sản phẩm: Dẫn đầu nhóm này các doanh nghiệp FDI như: Sanofi
Aventis, United Pharma…và các doanh nghiệp nội địa như: Imexpharm,
Domesco, Pymepharco, Stada, Bidiphar, Mekophar…
- Nhóm còn lại: có đặc điểm chung là tiềm năng tăng trưởng không rõ
ràng do nhiều vấn đề như: Định hướng chiến lược của ban lãnh đạo, sản xuất
dàn trải nhiều dòng sản phẩm, không có các dòng sản phẩm mới nổi bật để tạo

12


lực đẩy tăng trưởng, quy mô hoạt động còn quá nhỏ và chỉ dừng lại ở tầm địa
phương…
1.2.4. Tình hình xuất nhập khẩu thuốc
Ngành dược Việt Nam chịu sự cạnh tranh rất lớn từ những hãng dược
phẩm nước ngoài. Tính đến 2013, các doanh nghiệp nội chỉ mới sản xuất
được 50% nhu cầu trong nước, nhưng lượng tiêu thụ thì chỉ dừng ở 38%, theo
điều tra của Bộ Y tế. Phần còn lại thuộc về các nhãn hiệu nước ngoài. Trong
gần 2,000 hoạt chất thuốc đăng kí ở Việt Nam, thì hơn 1,000 là của công ty
nước ngoài, trong khi thuốc nội chỉ đăng kí 500 hoạt chất, tập trung ở các loại
như thuốc hạ nhiệt, giảm đau, vitamin và thuốc bổ.

Hình 1.2. Tình hình nhập khẩu thuốc ở Việt Nam
Việt Nam nhập khẩu dược phẩm chủ yếu từ Pháp, Ấn Độ và Hàn Quốc.

13


Hình 1.3. Cơ cấu nhập khẩu dược phẩm vào Việt Nam theo quốc gia năm
2013

Việt Nam vẫn chưa phát triển công nghệ hóa dược, do đó hầu hết nguyên
liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đều phải nhập khẩu. Theo các số liệu
thống kê của Tổng cục Hải quan, Bộ Y tế và Cục quản lý dược 90% nguyên
liệu sản xuất dược phẩm tại Việt Nam đang phải nhập khẩu. Trong đó, Trung
Quốc và Ấn Độ là hai quốc gia có kim ngạch xuất khẩu nguyên liệu dược
phẩm vào Việt Nam lớn nhất trong nhiều năm, lần lượt chiếm 51,4% và
18,3% tổng giá trị nhập khẩu năm 2013.
Theo báo cáo của Cục quản lý dược và Bộ Y tế, đến 90% nguồn nguyên
liệu đông dược sử dụng tại Việt Nam được nhập khẩu từ Trung Quốc do
nguồn cung tại Việt Nam không đủ đáp ứng và nhiều loại thảo dược không
thể trồng tại Việt Nam do khí hậu không phù hợp. 10% nguyên liệu còn lại
chủ yếu tập trung vào các loại thảo dược khá phổ biến tại Việt Nam như
Artiso, Đinh Lăng, Cam Thảo, Ích Mẫu, Diệp Hạ Châu… Phó cục trưởng cục
quản lý y dược cổ truyền cho biết, nguồn dược liệu nhập khẩu từ Trung Quốc
theo con đường phi mậu dịch chiếm tỉ trọng lớn.

14


Hình 1.4. Cơ cấu nhập khẩu nguyên liệu sản xuất thuốc theo quốc gia
năm 2013 2
Con đường xuất khẩu dược phẩm của Việt Nam không hoàn toàn thuận
lợi khi còn vấp phải những rào cản về giá, và hồ sơ xuất khẩu. Đầu tiên, theo
cục quản lý giá, giá xuất khẩu trung bình giai đoạn 2011 -2013 của Việt Nam
cao hơn 20-25% so với những nước cùng khu vực như Ấn Độ, Trung Quốc.
Nếu giảm giá bằng so với những quốc gia này, các công ty trong nước sẽ
không còn lợi nhuân để tiếp tục kinh doanh. Nguyên nhân giá cao là do Việt
Nam phải nhập khẩu nguyên liệu đầu vào trong khi hai quốc gia còn lại có thể
tự chủ trong vấn đề này. Thứ hai, quá trình đăng kiểm sản phẩm còn nhiều
khó khăn và mất thời gian. Muốn đưa sản phẩm sang thị trường mới, công ty

phải gửi phiếu đăng kí, mẫu hồ sơ, mẫu sản phẩm để kiểm nghiệm. Quá trình
này phải kéo dài đến 2 năm. Tuy nhiên, tình hình xuất khẩu đang tốt dần, khi
doanh thu từ xuất khẩu đã tăng qua các năm. Tính đến năm 2013, các doanh
nghiệp Việt nam xuất khẩu sang các nước như: Myanma, Lào, Campuchia,

15


Ấn độ, Hồng Kông, Philipin, Malaysia, và hơn 20 nước ở Châu Phi. BMI dự
báo tình hình xuất khẩu còn tăng trưởng nhanh và đạt khoảng 250 triệu đô la
Mỹ vào năm 2017. Điều này dựa trên sự đánh giá về các thị trường tiềm năng
ở một số nước châu Phi theo tổ chức Y tế thế giới, 70% nhu cầu thuốc của các
nước châu Phi phải đáp ứng bằng việc nhập khẩu. Sản phẩm chủ yếu cần
dùng là thuốc trị bệnh sốt rét, tiêu chảy, vắc-xin, là những sản phẩm mà
những doanh nghiệp Việt Nam có thể sản xuất [19].
1.2.5. Hiệp định TPP tác động đến ngành dược Việt Nam
Khi gia nhập vào hiệp định TPP các công ty dược phẩm trong nước sẽ
đối diện với sức ép cạnh tranh lớn hơn từ các hãng dược quốc tế. Theo thỏa
thuận, dược phẩm sẽ giảm thuế từ 2,5% về 0%, ngoài ra thời gian bảo hộ đối
với thuốc độc quyền sẽ tăng lên. Với mức thuế từ 2,5% về 0% có thể không
gây khó khăn quá đáng kể cho ngành dược trong nước do mức thuế ban đầu
đã rất thấp. Tuy nhiên, quyền bảo hộ công thức thuốc gốc lâu hơn sẽ gây khó
khăn cho các quốc gia có nền sản xuất dược phẩm ở mức thấp như Việt Nam
vốn chỉ sản xuất chủ yếu dòng thuốc generic là loại thuốc có cùng công thức
thuốc gốc nhưng chỉ được phát triển sau khi hết thời hạn bảo hộ độc quyền.
Việc kéo dài thời gian bảo hộ thuốc gốc sẽ khiến các doanh nghiệp Việt Nam
mất nhiều thời gian hơn để phát triển và thuốc ngoại sẽ chiếm ưu thế hoàn
toàn trên thị trường. Ngoài ra, việc đấu thầu cũng diễn ra công khai và các
hãng dược nước ngoài sẽ không có sự phân biệt với các hãng dược trong
nước. Một số công ty dược từ các nước Trung Quốc, Ấn Độ có dược tính thấp

nhưng ưu thế giá rẻ sẽ được trúng thầu bệnh viện. Vì vậy cần có các biện
pháp cần thiết để bảo vệ các hãng dược trong nước.
Tuy nhiên, việc gia nhập TPP cũng mang lại một số mặt tích cực như sẽ
có nhiều doanh nghiệp nước ngoài liên kết đầu tư trong nước cả về nghiên
cứu phát triển lẫn sản xuất và phân phối dược phẩm [13].

16


×