Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

THỰC TRẠNG CÔNG tác kế TOÁN THUẾ GTGT tại CHI NHÁNH CÔNG TY cổ PHẦN LƯƠNG THỰC THỰC PHẨM SAFOCO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (219.88 KB, 27 trang )

Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
KẾ TOÁN THUẾ GTGT
1.1 Tổng quan về kế toán thuế.
1.1.1 Khái niệm về kế toán và kế toán thuế
 Kế toán: là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin
kinh tế tài chính dưới hình thức giá trị và thời gian lao động.
 Kế toán thuế: là việc thu nhận, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp
thông tin về Thuế của đơn vị kế toán cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng.
- Thông tin về thuế thường bao gồm về số thuế phát sinh phải nộp, đã nộp,
chưa nộp và số thuế được miễn, được giảm, số thuế được hoàn lại, số thuế chưa
được hoàn, số thuế còn tồn đọng lũy kế đến kỳ báo cáo…
- Các thông tin về Thuế được thể hiện trong các chứng từ, tài khoản, sổ
sách kế toán và các báo cáo của đơn vị kế toán tài chính và thuế.
1.1.2 Đặc điểm của kế toán thuế.
 Kế toán thuế khi thu nhận các thông tin, ghi sổ kế toán, lập tờ khai thuế,
lập báo cáo thuế… vừa phải căn cứ vào các nguyên tắc cơ bản của kế toán về
phương pháp ghi chép chứng từ và sổ kế toán, vừa phải căn cứ vào các quy định
trong các văn bản pháp luật Thuế.
 Kế toán thuế phải ghi nhận, phản ánh trung thực khách quan các nghiệp
vụ, sự kiện về thuế phát sinh trong thực tế theo đúng quy định trong các văn bản
pháp luật hiện hành về thuế. Lập tờ khai, tính thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và
làm báo cáo về thuế phải dựa trên các thông tin kinh tế được phản ánh trên các
chứng từ, sổ sách kế toán, báo cáo kế toán theo đúng các quy định trong các văn
bản pháp luật hiện hành về thuế cả về nội dung, quy trình, thủ tục và các mẫu
biểu các tờ khai thuế.


SV: Trịnh Thị Doan

1

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

1.2. Những đặc điểm của Thuế GTGT ảnh hưởng đến công tác kế toán
1.2.1. Một số khái niệm
 Thuế GTGT: Là một loại thuế đánh trên phần giá trị tăng thêm của
HHDV phát sinh qua mỗi khâu của quá trình sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.
 GTGT: Là phần giá trị tăng thêm mới được tạo ra trong quá trình sản
xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Nó được xác định bằng chênh lệch giữa tổng
giá trị
1.2.2 Đặc điểm của Thuế GTGT
Từ khái niệm về thuế GTGT như trên, chúng ta có thể thấy thuế GTGT
có những đặc điểm như sau:
- Thuế GTGT là thuế gián thu, một yếu tố cấu thành trong giá cả hàng hóa,
dịch vụ nhằm động viên một phần thu nhập thông qua sự đóng góp của người
tiêu dùng còn nhà sản xuất kinh doanh và cung ứng dịch vụ chỉ là người đứng ra
nộp hộ
- Thuế GTGT có tính trung lập kinh tế cao.
- Thuế GTGT có phạm vi điều chỉnh rộng, áp dụng cho tất cả các hàng hóa,
dịch vụ tiêu thụ trong nước, đối với mọi tổ chức cá nhân thuộc lĩnh vực sản xuất
kinh doanh hàng hóa và cung ứng dịch vụ.
- Thuế GTGT có tính lãnh thổ rõ rệt

- Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng
hóa dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông đén tiêu dùng. Thuế
GTGT đánh trên từng khâu bán hàng hóa, dịch vụ
- Thuế chỉ thính trên phần giá trị tăng thêm của HH, DV ở từng khâu bán
hàng nên khắc phục được tính trùng lặp của thuế doanh thu, không bị ảnh hưởng
bởi việc tổ chức quá trình sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp là phân đoạn hay
tiêu thụ khép kín
- Nguyên tắc chung là trong từng kỳ kế toán (thường là 1 tháng) lấy số thuế
đầu ra trừ đi số thuế đầu vào, nếu kết quả là một số dương thì đó là số thuế
GTGT phải nộp trong kỳ, nếu kết quả là một số âm thì đó là số thuế doanh
nghiệp được hoàn lại trong kỳ, nếu kết quả là số 0 thì doanh nghiệp không phải
nộp thuế trong kỳ
SV: Trịnh Thị Doan

2

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Đối với hàng hóa xuất khẩu áp dụng thuế suất 0%
1.2.3 Đối tượng chịu thuế và nộp thuế GTGT
1.2.3.1 Đối tượng chịu thuế GTGT
Đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) là hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản
xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt Nam.
1.2.3.2 Đối tượng nộp thuế GTGT
Đối tượng nộp thuế GTGT bao gồm:

- Các tổ chức kinh doanh được thành lập và đăng ký kinh doanh theo Luật
Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp Nhà nước (nay là Luật Doanh nghiệp), Luật
hợp tác xã;
- Các tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ
chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức sự
nghiệp và các tố chức khác;
- Các doanh nghiệp có vốn đấu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia hợp
tác kinh doanh theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (nay là Luật đầu tư); các tổ
chức, cá nhân nước ngoài hoạt động kinh doanh ở Việt Nam nhưng thành lập tại Việt
Nam;
- Cá nhân, hộ gia đình, nhóm người kinh doanh độc lập và các đối tượng
khác có hoạt động sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu;
- Tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam mua dịch vụ (kể cả
các trường hợp mua dịch vụ gắn với hàng hóa) của tổ chức nước ngoài không có
cơ sở thường trú tại Việt Nam, cá nhân ở nước ngoài là đối tượng không cứ trú
tại Việt Nam thì tổ chức, cá nhân mua dịch vụ là người nộp thuế.
1.3 Căn cứ tính thuế và các phương pháp tính thuế GTGT
1.3.1 Căn cứ tính thuế GTGT
Căn cứ tính thuế GTGT là giá tính thuế và thuế suất thuế GTGT
1.3.2 Giá tính thuế (Phụ lục 1)
1.3.3 Thuế suất thuế GTGT (Phụ lục 2)
1.3.4 Phương pháp tính thuế GTGT
Doanh nghiệp đang nộp thuế theo một trong 2 phương pháp: phương pháp
khấu trừ và phương pháp trực tiếp.
a) Phương pháp khấu trừ thuế
SV: Trịnh Thị Doan

3

MSV: 11A01343N



Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Đối tượng áp dụng : cơ sở kinh doanh thực hiện đầy đủ chế độ kế toán,
hóa đơn, chứng từ theo quy định của phươn pháp khấu trừ về kế toán, hóa đơn,
chứng từ và đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế; trừ các đối tượng
áp dụng tính thuế theo phương pháp trực tiếp trên GTGT
- Xác định thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
Số thuế GTGT
Số thuế GTGT đầu vào
phải nộp
đầu ra
được khấu trừ
Trong đó:
Thuế GTGT
Giá tính thuế của hàng hóa, dịch vụ x Thuế suất của
đâu ra
chịu thuế bán ra
hàng hóa, dịch
vụ
Thuế GTGT đầu vào = tổng số thuế GTGT ghi trên hóa đơn GTGT mua
hàng hóa dịch vụ( bao gồm cả TSCĐ) dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng
hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT.
b)
-


Phương pháp trực tiếp
Đối tượng áp dụng: Phương pháp này áp dụng cho cơ sở, cá nhân, hộ

kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa
đơn chứng từ theo quy định của pháp luật; tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh
doanh không theo Luật đầu tư; hoạt động kinh doanh, mua bán vàng, bạc, đá
quý, ngoại tệ..
Xác định số thuế GTGT phải nộp

SV: Trịnh Thị Doan

4

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Số thuế GTGT
phải nộp
Trong đó:
GTGT của hàng hóa
dịch vụ

Khoa Kế Toán

GTGTcủa hàng hóa
x Thuế suất GTGT của
dịch vụ bán ra chịu thuế
hàng hòa, dịch vụ

Giá thanh toán của hàng
hóa, dịch vụ bán ra

Giá thanh toán của
hàng hóa, dịch vụ
mua vào tương ứng
Trường hợp cơ sở kinh doanh không hạch toán được doanh số vật tư, hàng

hóa, dịch vụ mua vào tương ứng với doanh số hàng bán ra thì được xác định như
sau:
Giá vốn hàng bán ra

Doanh số tồn + Doanh số hàng
đầu kỳ
mua vào

- Doanh số tồn
cuối kỳ

1.4 Kê khai thuế GTGT
 Khai thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Khai theo tháng và không
có quyết toán thuế năm, được áp dụng cho các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và
các đơn vị trực thuộc của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế thực hiện chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định trừ trừng hợp áp dụng tính thuế GTGT
trực tiếp trên giá trị gia tăng.
 Khai thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp trên GTGT: khai theo
tháng và quyết toán năm áp dụng với hộ gia đình, cá nhân kinh doanh và người
nộp thuế kinh doanh vàng, bạc, đá quý, ngoại tệ lưu giữ được đầy đủ hóa đơn
mua vào, hóa đơn bán ra để xác định GTGT
 Khai thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp trên doanh thu: khai theo

tháng và không quyết toán năm. Áp dụng với hộ gia đình, cá nhân, tổ chức kinh
doanh thực hiện lưu giữ đủ hóa đơn, chứng từ bán hàng cung cấp dịch vụ nhưng
không có đủ hóa đơn, chứng từ mua hàng, dịch vụ đầu vào nên không xác định
được GTGT trong kỳ.
 Khai thuế GTGT tạm tính theo từng phát sinh đối với hoạt động kinh
doanh xây dựng lắp đặt, bán hàng vãng lai ngoại tỉnh và đối với người kinh
doanh không thương xuyên.
 Thời điểm kê khai thuế GTGT
- Đối với hộ kinh doanh hàng tháng phải nhập tờ khai và kê khai doanh thu
chậm nhất là ngày 15 của tháng cuối kỳ ổn định hoặc ngày 15 của tháng bắt đầu
kinh doanh
SV: Trịnh Thị Doan

5

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Đối với hộ mới ra kinh doanh, thời gian kê khai và nộp tờ khai chậm nhất
là ngày 20 của tháng bắt đầu kinh doanh
- Đối với hộ đang thu thuế ổn định đã hết hạn ổn định, thời gian kê khai và
nộp tơ khai chậm nhất là ngày 20 của tháng cuối kỳ ổn định
- Đối với hộ nộp thuế theo kê khai hàng tháng phải lập tờ khai thuế và nộp tờ
khai thuế trong 10 ngày đầu của tháng tiếp theo
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ: Thuế
đầu vào phát sinh trong tháng nào được kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế

phải nộp của tháng đó, thời gian kê khai tối đa là ba tháng kể từ thời điêm kê
khai thuế cuả tháng phát sinh. Đối với TSCĐ nếu số thuế đầu vào được khấu trừ
lớn thì được khấu trừ dần hoặc được hoàn thuế theo quy định của chính phủ
- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp: thời hạn
nộp tờ khai thuế chậm nhất là ngày thứ 20 của tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ
thuế. Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế chậm
nhất là ngày thứ 10 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
1.5 Nộp thuế, hoàn thuế và khấu trừ thuế GTGT
1.5.1 Nộp thuế GTGT
 Thời hạn nộp thuế
- Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế GTGT chậm
nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Cụ thể :
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế tháng chậm nhất là ngày thừ hai mươi của
tháng tiếp theo tháng phát sinh nghĩa vụ thuế
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần phát sinh nghĩa vụ thuế
chậm nhất là ngày thứ mười kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm chậm nhất là ngày thứ chín
mươi kể từ ngày kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính.
 Đồng tiền nộp thuế
- Đồng tiền nộp thuế GTGT là đồng Việt Nam
- Trường hợp nộp thuế GTGT bằng ngoại tệ :
+ Người nộp thuế chỉ được nộp thuế bằng các loại ngoại tệ tự do chuyển
đổi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

SV: Trịnh Thị Doan

6

MSV: 11A01343N



Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

+ Số ngoại tệ nộp thuế được quy đổi sang đồng Việt Nam theo tỷ giá
ngoại tệ do Ngân hàng Nhà nước công bố có hiệu lực tại thời điểm tiền thuế
được nộp vào Kho bạc Nhà nước.
+ Việc quản lý ngoại tệ nộp thuế thực hiện theo quy định của Bộ Tài
chính
 Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp khấu trừ
* Chứng từ sử dụng: Tờ khai thuế GTGT, Bảng kê hóa đơn, chứng từ
HHDV mua vào; Bảng tổng hợp thuế GTGT theo bảng giải trình khai bổ
sung điều chỉnh,…
* Phương pháp kế toán
+ Kế toán xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào số thuế GTGT
đầu ra, khi xác định số thuế GTGT đầu ra phải nộp trong kỳ kế toán ghi:
Nợ TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
+ Khi nộp thuế vào NSNN kế toán ghi:
Nợ TK 333(1):
Có TK 111,112:
+ Nếu số thuế GTGT phải nộp được giảm, được trừ vào số thuế GTGT phải
nộp trong kỳ. Kế toán ghi:
Nợ TK 333(1):
Có TK 711: Thu nhập khác
+ Nếu số thuế GTGT được giảm, được NSNN trả lại bằng tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112:
Có TK 711:
 Doanh nghiệp nộp thuế theo phương pháp trực tiếp.

Người nộp thuế có nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, đúng thời hạn vào NSNN
 Trường hợp người nộp thuế tính thuế, thời hạn nộp thuế chậm nhất là
ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế. Cụ thể:
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế hàng tháng chậm nhất là ngày thứ 20 của
tháng tiếp theo phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ khai thuế theo từng lần pgats sinh nghĩa vụ thuế
chậm nhất là ngày thứ 20 kể từ ngày phát sinh nghĩa vụ thuế.
- Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán năm chậm nhất là ngay thứ 90 kể từ ngày
kết thúc năm dương lịch hoặc năm tài chính
 Trường hợp cơ quan thuế tính thuế hoặc ấn định thuế, thời hạn nộp
thuế là thời hạn ghi trên thông báo của cơ quan thuế.

SV: Trịnh Thị Doan

7

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

1.5.2 Hoàn thuế GTGT
Việc hoàn thuế GTGT chỉ được thực hiện trong các trường hợp sau:
 Cơ sở kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khấu trừ được xét hoàn
thuế GTGT hàng quý nếu có số thuế đầu vào được khấu trừ của các tháng trong
quý lớn hơn số thuế đầu ra. Số thuế đầu vào được khấu trừ bao gồm số thuế đầu
vào phát sinh trong tháng và số thuế đầu vào được khấu trừ của tháng trước
chuyển sang.

 Cơ sở kinh doanh xuất khẩu mặt hàng theo thời vụ hoặc theo từng lần
xuất khẩu với số lượng lớn, nếu phát sinh số thuế đầu vào được khấu trừ lớn thì
được xét hoàn thuế GTGT theo từng kỳ hoặc từng tháng.
 Cơ sở kinh doanh quyết toán thuế khi sát nhập, chia tách, giải thể, phá sản,
có số thuế GTGT nộp thừa, nếu cơ sở đề nghị hoàn trả thì sẽ được quyết định hoàn
thuế.
1.4.3 Khấu trừ thuế GTGT
 Điều kiện khấu trừ thuế GTGT đầu vào
- Có hóa đơn GTGT của hàng hóa dịch vụ mua vào hoặc chứng từ nộp thuế
GTGT, hàng hóa ở khâu nhập khẩu, chứng từ nộp thuế GTGT của tổ chức, cá
nhân sản xuất kinh doanh tại Việt Nam, cá nhân nước ngoài là đối tượng không
cư trú tại Việt Nam.
- Có chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với hàng hóa dịch vụ mua vào
( trừ trường hợp tổng giá trị hàng hóa dịch vụ mua vào từng lần có giá trị dưới
20 triệu)
- Đối với HHDV có sử dụng chứng từ đặc thù thì được dùng làm căn cứ để
xác định số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
 Cơ sở kinh doanh nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ được
khấu trừ thuế GTGT đầu vào trong trương hợp
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ mua hoặc nhập khẩu để sản xuất
kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT hoặc dùng để sản xuất, kinh
doanh hàng hóa dịch vụ cung cấp cho tổ chức, cá nhân nước ngoài, tổ chúc quốc
tế để viện trợ nhân đạo, viện trợ không hoàn lại, hoặc dùng cho hoạt động tìm
kiếm thăm dò phát triển mỏ dầu khí thì được khấu trừ toàn bộ
SV: Trịnh Thị Doan

8

MSV: 11A01343N



Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

- Thuế GTGT đầu vào của HHDV (trừ TSCĐ) sử dụng đồng thời cho sản xuất
hàng hóa dịch vụ chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì chỉ được khấu trừ số
thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dịch vụ dùng cho SXKD hàng hóa, dịch vụ
chịu thuế GTGT. Trường hợp thuế GTGT đầu vào của TSCĐ dùng đồng thời
cho sản xuất kinh doanh HHDV chịu thuế và không chịu thuế GTGT thì được
khấu trừ toàn bộ
- Thuế GTGT đầu vào của HHDV được khấu trừ phát sinh tháng nào thì được
kê khai, khấu trừ khi xác định số thuế phải nộp của tháng đó, không phân biệt đã
xuất dùng hay còn để trong kho. Trường hợp kê khai khấu trừ bị sai sót thì được
kê khai khấu trừ bổ sung và thời gian để kê khai bổ sung tối đa là 6 tháng kể từ
thời điểm phát sinh sai sót.
1.6 Phương pháp hạch toán kế toán thuế GTGT
1.6.1 Phương pháp Kế toán thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ
1.6.1.1 Phương pháp Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
 Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT mẫu số 01/GTKT – 3LL, tờ khai
thuế GTGT Mẫu số 01/GTGT; Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa
dịch vụ mua vào Mẫu số 03/GTGT; Sổ theo dõi thuế GTGT,…
 TK sử dụng:
TK 133: “Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ” tài khoản này dùng để phản
ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ. TK
này có 2 TK cấp 2:
- TK 133(1): “Thuế GTGT được khấu trừ của hàng hóa, dịch vụ” TK này
phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ của hàng hóa mua ngoài dùng
vào SX, KD hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
- TK 133(2): “Thuế GTGT được khấu trừ của TSCĐ” TK này phản ánh

thuế GTGT đầu vào của quá trình đầu tư, mua sắm TSCĐ dùng cho hoạt động
SX, KD hàng hóa dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT.
Ngoài TK 133 kế toán thuế GTGT còn sử dụng các TK như: TK111;
TK112; TK152; TK153; TK156; TK211;…
Kết cấu TK 133:
SV: Trịnh Thị Doan

9

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Bên Nợ: - Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Bên Có: - Số thuế GTGT đã được khấu trừ.
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào đã được hoàn lại
- Số thuế GTGT của hàng hóa mua trả lại
Số dư bên nợ: - Số thuế GTGT đầu vào còn được khấu trừ
- Số thuế GTGT được hoàn lại nhưng chưa được hoàn lại
 Phương pháp kế toán toán (Phụ lục 3)
-

Khi mua vật tư, hàng hoá, TSCĐ dùng vào hoạt động sản xuất kinh

doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT, căn cứ vào chứng từ
mua hàng phản ánh trị giá vật tư, hàng hóa nhập kho. Kế toán ghi:

Nợ TK 152, 156, 153, 211, 213: Giá mua chưa có thuế.
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
- Khi mua vật tư, dịch vụ dùng ngay vào sản xuất kinh doanh hàng hoá,
dịch vụ, sửa chữa TSCĐ, đầu tư xây dựng cơ bản. Kế toán ghi:
Nợ TK 154, 621, 627, 641, 642, 241, 142: Giá mua chưa có thuế GTGT.
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán.
- Khi mua vật tư, hàng hóa, dịch vụ giao tay ba trực tiếp cho khách hàng
(không qua nhập kho). Kế toán ghi:
Nợ TK 632: Giá mua chưa thuế GTGT
Nợ TK 133(1): Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Có TK 111, 112, 331: Tổng giá thanh toán
- Khi mua hàng nhập khẩu dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh thuộc
diện chịu thuế. Kế toán ghi:
Nợ TK 152, 156, 153, 211: Tổng giá thanh toán (Không bao gồm thuế
GTGT)
Nợ TK 635: Chênh lệch lỗ tỷ giá
Có TK 111, 112, 331: Số tiền phải trả người bán
Có TK 333(2,3): Thuế TTĐB, thuế NK phải nộp
Có TK 515: Chênh lệch lãi tỷ giá
Đồng thời kế toán phản ánh số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ:
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ.
Có TK 3312: Thuế GTGT của hàng nhập khẩu.
1.6.1.2 Phương pháp kế toán thuế GTGT đầu ra được khấu trừ.
Thuế GTGT đầu ra của người bán hàng do người bán hàng tính (doanh thu
chưa có thuế x Thuế suất thuế GTGT), và ghi trên hóa đơn bán hàng. Vì vậy
SV: Trịnh Thị Doan

10


MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

thuế GTGT đầu ra là số thuế GTGT do người bán hàng tính và ghi trên hóa đơn
bán hàng của doanh nghiệp bán hàng. Thuế GTGT đầu ra phát sinh mỗi khi có
hoạt động bán hàng hóa, dịch vụ
 Chứng từ sử dụng: Hóa đơn GTGT (mẫu số 01/GTKT – 3LL), bảng kê
bán lẻ hàng hóa, dịch vụ (Mẫu số 06/GTGT); Bảng kê hóa đơn chứng từ hàng
hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu 02/GTGT); Sổ theo dõi số thuế đầu ra của doanh
nghiệp…
 TK sử dụng
TK 333(1): “ Thuế GTGT phải nộp”. Phản ánh số thuế GTGT đầu ra, thuế
GTGT hàng nhập khẩu phải nộp, thuế GTGT đã được khấu trừ, thuế GTGT còn
phải nộp vào NSNN. TK này có hai TK cấp ba:
TK 333(11): “ Thuê GTGT đầu ra”. Phản ánh thuế GTGT đầu ra, thuế
GTGT đầu vào đã khấu trừ, thuế GTGT hàng bán bị trả lại, giản giá, thuế GTGT
phải nộp, đã nộp của hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng trong kỳ.
TK 333(12): “ Thuế GTGT hàng nhập khẩu”. Phản ánh thuế GTGT của hàng
nhập khẩu phải nộp, đã nộp, còn phải nộp vào NSNN.
Ngoài TK 333 kế toán thuế GTGT đầu ra còn sử dụng các TK như: TK111,
TK112, TK331. TK511, TK512, TK632,…
Két cấu TK 333(1)
Bên nợ: - Sô thuế GTGT đầu vào đã khấu trừ
- Số thuế GTGT đã nộp vào NSNN
- Số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp

- Số thuế GTGT của hàng bán ra bị trả lại.
Bên có: - Số thuế GTGT đầu ra của HHDV tiêu thụ trong kỳ
- Số thuế GTGT đầu ra phải nộp của HHDV dùng đẻ trao đổi, biếu
tặng,…
- Số thuế GTGT phải nộp của hàng Nhập khẩu
- Số thuế GTGT phải nộp của hoạt động tái chính, thu nhập khác.
Số dư nợ (nếu có): Số thuế GTGT đã nộp thừa vào NSNN
Số dư có: Số thuế GTGT còn phải nộp vào NSNN
 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu (Phụ lục 4)
- Khi bán sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
theo phương pháp khấu trừ, căn cứ vào hóa đơn GTGT kế toán ghi:
Nợ TK 111, 112, 131…: Tổng giá thanh toán
Có TK 3331: Thuế GTGT phải nộp
Có TK 511: Doanh thu bán hàng & cung cấp dịch vụ (chưa có thuế)
SV: Trịnh Thị Doan

11

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Có TK 512: Doanh thu nội bộ (giá bán chưa có thuế GTGT).
- Khi bán hàng trả chậm, trả góp, kế toán xác định doanh thu bán hàng là
giá bán một trả một lần chưa có thuế GTGT, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131,…: Số tiền người mua trả lần đầu
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ:
Nợ TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Có Tk 515: Tiền lãi trả chậm, trả góp
- Trường hợp khi bán hàng hóa, dịch vụ phát sinh các khoản chiết khấu
thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại, kế toán ghi:
Nợ TK 521, 531, 532
Nợ TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111, 112, 131
- Khi phát sinh các khoản doanh thu của hoạt động tài chính và thu nhập
khác (Thu về thanh lý, nhượng bán TSCĐ. . .) thuộc đối tượng chịu thuế GTGT
tính theo phương pháp khấu trừ, kế toán phản ánh doanh thu hoạt động tài chính
và thu nhập khác theo giá chưa có thuế GTGT, ghi:
Nợ TK 111 , 112, 131,…: Tổng giá thanh toán
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp (33311)
Có TK 515: Doanh thu hoạt động tài chính (Giá chưa có thuế
GTGT)
Có TK 711: Thu nhập khác (Giá chưa có thuế GTGT)
1.6.2 Kế toán thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp
1.6.2.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ
 Các trường hợp không được khấu trừ thuế
- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, dịch vụ không chịu thuế GTGT thì không được khấu trừ
- Thuế GTGT đầu vào của TSCĐ trong các trường hợp sau không được
khấu trừ mà tính vào nguyên giá của TSCĐ: TSCĐ chuyên dùng phục vụ sản
xuất vũ khí phục vụ an ninh, quốc phòng. TSCĐ làm trụ sở văn phòng và các
thiết bị chuyên dùng phục vụ hoạt động tín dụng của các tổ chức tín dụng, doanh
nghiệp kinh doanh tái bảo hiểm, bảo hiểm nhân thọ, kinh doanh chứng khoán,
các bệnh viện trường học, tàu bay dân dụng, du thuyền không sử dụng cho mục

SV: Trịnh Thị Doan

12

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

đích kinh doanh vận chuyển hàng hóa, hành khách, kinh doanh du lịch, khách
sạn.
- TSCĐ là ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi chở xuống, có giá trị vượt trên 1,6 tỷ
đồng thì số thuế GTGT đầu vào tương ứng với phần trị giá vượt trên 1,6 tỷ đồng
sẽ không được khấu trừ
- Số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ, cơ sở kinh doanh được hạch
toán vào chi phí để tính thuế TNDN hoặc tính vào nguyên giá của TSCĐ.
 Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế chủ yếu
(1) Khi mua vật tư, hàng hóa, TSCĐ, dịch vụ dùng vào SXKD, kế toán phản
ánh giá mua vật tư, hàng hóa dịch vụ là tổng giá thanh toán, kế toán ghi:
Nợ TK 152,153,156,211: Giá mua có cả thuế GTGT
Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán
(2) Khi mua vật tư hàng hóa, dịch vụ về dùng ngay vào SXKD
Nợ TK 621,627,642: giá mua có cả thuế GTGT
Có TK 111,112,331: Tổng giá thanh toán
(3) Khi nhập khẩu vật tư, hàng hóa, thiết bị dùng vào hoạt động SXKD hoặc
vào hoạt động sự nghiệp, hoạt động văn hóa, phúc lợi… được trang trải bằng
nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT được tính vào giá trị hàng hóa mua vào
Nợ TK 152,156,211,….

Có TK 333(12): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 333: Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 111,112:….
(4) Đối với sản phẩm, hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế GTGT khi xuất
biếu, tặng:
Nợ TK 641,642,…
Nợ TK 353: Quỹ khen thưởng phúc lợi
Có TK 512: Doanh thu bán hàng nội bộ
(5) Khi phát sinh các khoản chi trợ cấp thôi việc của người lao động, các
khoản chi nghiên cứu khoa học, nghiên cứu đổi mới công nghệ, chi sáng chế, chi
đào tạo nâng cao tay nghề cho công nhân….Kế toán căn cứ vào chứng từ, hóa
đơn phản ánh chi phí quản lý doanh nghiệp theo giá thanh toán:
Nợ TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp
Có TK 111,112,331…
(6) Khi mua TSCĐ dùng vào SXKD kế toán phản ánh giá trị TSCĐ mua vào
bao gồm cả thuế GTGT đâu vào, kế toán ghi:

SV: Trịnh Thị Doan

13

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Nợ TK 211: Tổng giá thanh toán
Có TK 111,112,331,…

(7) Khi nhập khẩu TSCĐ dùng vào hoạt động SXKD, hoặc hoạt động sự
nghiệp, chương trình dự án hoạt động văn hóa phúc lợi,…được trang trải bằng
nguồn kinh phí khác thì thuế GTGT phải nộp của hàng nhập khẩu được tính vào
giá của TSCĐ nhập khẩu, Kế toán ghi:
Nợ TK 211: TSCĐ hữu hình
Có TK 333(3): Thuế xuất, nhập khẩu
Có TK 333(12): Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 111,112…
* Khi nộp thuế GTGT của hàng nhập khẩu và thuế nhập khẩu, kế toán
ghi:
Nợ TK 333(12): Thuế GTGT hàng nhập khẩu
Có TK 111,112,…
1.6.2.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra không được khấu trừ
(1) Khi bán sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, kế toansphanr ánh doanh thu bán
sản phẩm hàng hóa, dịch vụ kế toán ghi:
Nợ TK 111,112,131: Tổng giá thanh toán
Có TK 511,512: Doanh thu bán hàng ( đã có thuế GTGT)
(2) Khi phát sinh các khoản doanh thu tài chính, thu nhập khác. Kế toán
phản ánh doanh thu hoạt động tài chính và thu nhập khác
Nợ TK 111,112,131,…
Có TK 515: doanh thu hoạt động tài chính
Có TK 711: Thu nhập khác
(3) Khi bán hàng trả chậm, trả góp, số tiền trả lần đầu và số tiền còn phải
thu về bán hàng trả chậm, trả góp, doanh thu bán hàng và lãi phải thu
Nợ TK 111,112,131,…
Có TK 511: Giá bán trả tiền ngay có cả thuế GTGT
Có TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Khi thu tiền bán hàng lần tiếp theo, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112:
Có TK 131: phải thu của khách hàng

Ghi nhận doanh thu tiền lãi bán hàng trả chậm, trả góp từng kỳ:
Nợ TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Có Tk 515: Tiền lãi trả chậm, trả góp

SV: Trịnh Thị Doan

14

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

(4) Khi nhận tiền của khách hàng trả trước về hoạt động thuê tài sản cho
nhiều năm, kế toán ghi;
Nợ TK 111,112: Tổng số tiền nhận trước
Có TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Đồng thời tính và kết chuyển doanh thu của kỳ kế toán, ghi:
Nợ TK 338(7): Doanh thu chưa thực hiện
Có TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
(5) Số tiền trả lại cho khách hàng vì hợp đồng cung cấp dịch vụ cho thuê
tài sản không được thực hiện, kế toán ghi:
Nợ TK 338(7): Nếu chưa kết chuyển doanh thu
Nợ TK 531: Nếu đã kết chuyển doanh thu
Có TK 111,112: Tổng số tiền trả lại
(6) Cuối kỳ, kế toán tính toán, xác định thuế GTGT phải nộp, kế toán ghi:
+ Thuế GTGT phải nộp của hoạt động SXKD, ghi:
Nợ TK 511: Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

Có TK 333(1): Thuế GTGT Phải nộp
+ Thuế GTGT phải nộp hoạt động khác, ghi:
Nợ TK 711: Thu nhập khác
Có TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
(7) Khi nộp thuế vào ngân sách nhà nước, kế toán ghi:
Nợ TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 111,112
(8) Khi được giảm thuế GTGT kế toán ghi:
- Nếu số thuế GTGT được giảm trừ vào số thuế GTGT phải nộp trong
kỳ, kế toán ghi:
Nợ TK 333(1): Thuế GTGT phải nộp
Có TK 711:Thu nhập khác
- Nếu số thuế GTGT được giảm được NSNN trả bằng tiền, kế toán ghi:
Nợ TK 111,112:
Có TK 711: Thu nhập khác

SV: Trịnh Thị Doan

15

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

SV: Trịnh Thị Doan

16

Khoa Kế Toán


MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI
CHI NHÁNH CÔNG TY CỔ PHẦN LƯƠNG THỰC
THỰC PHẨM SAFOCO
1.1 Quá trình hình thành và phát triển của chi nhánh công ty cổ phần lương
thực thực phẩm Safoco
• Tên công ty: Chi nhánh công Ty Cổ Phần Lương thực thực phẩm Safoco
• Mã số thuế doanh nghiệp: 0303752249-001
• Địa chỉ trụ sở: Số 5, đường Trần Thủ Độ, Phường Hoàng Liệt, Quận





Hoàng Mai, Hà Nội
Điện thoại: 043.6419456
Fax: 043.641.9456
Giám đốc: Nguyễn Nhật Tường
Quá trình phát triển: Chi nhánh công ty cổ phần lương thực thực phẩm

Safoco được cấp giấy phép kinh doanh ngày 24/02/2006.
• Lĩnh vực kinh doanh:

-

Sản xuất mì ống, mỳ sợi và sản phẩm tương tự
Bán buôn thực phẩm
Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động

1.2 Chức năng và nhiệm vụ của chi nhánh công ty cổ phần lương thực thực
phẩm Safoco
- Duy trì và thực hiện hệ thống quản lý chất lượng, cung cấp các sản phẩm
theo đúng tiêu chuẩn của sản phẩm.
- Công ty không ngừng đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao năng lực thiết
bị, đào tạo nâng cao trình độ, tay nghề cho đội ngũ cán bộ, công nhân
nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm để để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao
của khách hàng.
1.3 Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý
Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý (Phụ lục 1)
Giám đốc công ty: Người điều hành chính của công ty, chịu trách nhiệm về tình
hình sản xuất và kinh doanh, chịu trách nhiệm pháp luật về các hợp đồng kinh

SV: Trịnh Thị Doan

17

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán


tế. Mọi quyết định của giám đốc dựa trên sự bàn bạc, thống nhất ý kiến giữa các
thành viên góp vốn.
Phòng kinh doanh: Triển khai mảng kinh doanh, giới thiệu và quảng bá sản
phẩm công ty đưa ra các chỉ tiêu kinh doanh hàng tháng, hàng quý. Chịu trách
nhiệm về doanh thu, lợi nhuận của công ty.
Phòng kỹ thuật: Chịu trách nhiệm về mặt máy móc, thiết bị sản xuất cũng như
ở tất cả các bộ phận của công ty.
Phòng kế toán: kiểm soát và chịu trách nhiêm về các giấy tờ, các thủ tục liên
quan đến pháp luật như tờ khai thuế hàng tháng, báo cáo thuế tháng, năm, báo
cáo tài chính, thuế môn bài…… Phân công nhân sự tính toán, luư giữ, nhập số
liệu chi tiêu nội bộ. Lên các kế hoạch chi tiêu tài chính của công ty
Xưởng sản xuất: là bộ phận tiến hành thực hiện bản sản xuất, chịu sự quản lý
trực tiếp từ giám đốc, tiến độ sản xuất, tiến độ giao hàng cho phòng kinh doanh.
Kiểm tra sản phẩm trước khi xuất hàng
Bộ phận vật tư thủ kho: có trách nhiệm nhập và xuất vật tư nguyên vật liệu
hàng ngày cho sản xuất và tổ lắp đặt. Xây dựng các hạn mức cho vật tư nguyên
vật liệu để có thể nhập hàng kịp thời.
Bộ phận giao hàng và vận chuyển: Thực hiện việc giao hàng theo các đơn
hang của khách hàng.
1.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm qua
Sơ đồ kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2013 – 2014 (Phụ lục 2)
Năm 2014, DT bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng 12,351,804,516 đồng
tương ứng với tỷ lệ tăng 23.65 % so với năm 2013 cho thấy công ty đã có nhiều
cố gắng trong việc tạo uy tín đối với khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm
năng trong quá trình hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, năm 2014 Công ty lại phát sinh 243,258,612 đồng tăng
28,399,391 đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 13.22% so với năm 2013 về các khoản
giảm trừ doanh thu.
Giá vốn hàng bán năm 2014 tăng 11,228,868,597 đồng tương ứng với tỷ

lệ tăng là 28.06 % so với năm 20103.
Lợi nhuận gộp về bán hàng của công ty tăng 1,094,536,528 đồng tương
ứng với 9.12% năm 2014 so với năm 2013.
SV: Trịnh Thị Doan

18

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Công ty quản lý tốt các khoản chi phí tài chính của năm 2014 so với năm
2013 đã giảm là 155,721,238 đồng tương ứng 5.5%.
Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2014 tăng 722,843,122
đồng tương ứng 14.61%
Nói chung công việc kinh doanh của công ty rất tốt, ta thấy rõ ở tỷ lệ tăng
của chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế của năm 2014 tăng 477,432,717 đồng tương
ứng 9.15% và lợi nhuận sau thuế tăng 358,074,538 đồng. Điều này cho thấy
công ty đang trên đà phát triển và mở rộng. Công ty cũng đóng góp một khoản
đáng kể về thuế cho nhà nước cụ thể năm 2013 là 1,304,263,532 đồng và 2014
là 1,423,621,712 đồng.
2.1 Tổ chức bộ máy kế toán
2.1.1 Tổ chức bộ máy kế toán
Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán (Phụ lục 3)
+ Kế toán trưởng: Chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán của công ty, quy định tự
luân chuyển chứng từ, phân công phần việc cụ thể cho các kế toán viên trong
phòng kế toán. Chịu sự chỉ đạo trực tiếp từ Ban giám đốc và chịu trách nhiệm về

sự minh bạch trong công tác kế toán trước thuế. Tổng hợp, lập báo cáo tài chính
định kỳ, phân tích và tham mưu cho Ban giám đốc về hoạt động kinh doanh của
công ty.
+ Kế toán tổng hợp: Theo dõi tình hình nguồn vốn của công ty, tổng hợp các
khoản chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ, đảm nhận nhiệm vụ thu
chi tiền mặt và ghi sổ hàng ngày, ghi chép sổ tổng hợp, đối chiếu số liệu tổng
hợp với chi tiết …xác định kết quả kinh doanh lập báo cáo tài chính.
+ Kế toán vật tư tài sản cố định: Theo dõi tình hình nhập, xuất vật tư, tình hình
tăng giảm TSCĐ, tính và phân bổ khấu hao TSCĐ tham gia lập kế hoạch sửa
chữa dự toán chi phí sửa chữa...
+ Kế toán lao động – tiền lương: Theo dõi quỹ lương của công ty. Kiểm tra
tình hình thực tế số ngày lao động của nhân viên. Định kỳ tính lương và phụ
cấp, các khoản trích theo lương theo đúng quy định của nhà nước. Lập bảng
phân bổ tiền lương và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế,.. Báo cáo lên Ban giám
đốc về tình hình lao động – tiền lương của công ty.
SV: Trịnh Thị Doan

19

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

+ Kế toán mua – bán hàng hóa: Theo dõi tình hình xuất nhập tồn của nguyên
vật liệu, công cụ - dụng cụ, hàng hóa. Lập phiếu nhập kho, xuất kho. Cuối tháng
lập bảng tổng hợp xuất nhập tồn kho hàng hóa và đối chiếu với thủ kho. Kiểm
kê, đối chiếu số liệu với kế toán trưởng cuối mỗi tháng, quý.

+ Kế toán thuế: Tổng hợp và kê khai thuế, quản lý các hóa đơn GTGT, làm thủ
tục hoàn thuế.
+ Thủ quỹ : Cùng với kế toán thanh toán theo dõi tình hình thu chi bằng tiền
mặt, kiểm kê báo cáo quỹ hằng ngày.
2.1.2 Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán: Áp dụng theo Quyết định số 15/2006/QĐ/BTC ngày
20/03/2006 của Bộ Tài chính.
- Hình thức kế toán: Áp dụng hình thức kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký
chứng từ (Phụ lục 4)
- Niên độ kế toán: Tính theo năm dương lịch (Bắt đầu từ 01/01 và kết thúc vào
ngày 31/12 hàng năm)
- Kỳ kế toán: Tính theo quý
- Đơn vị tiền dùng để ghi sổ kế toán: Đồng Việt Nam kí hiệu là "đ"
- Phương pháp kê khai và tính thuế GTGT: Theo phương pháp khấu trừ
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho: Theo phương pháp kê khai thường xuyên.
- Phương pháp kế toán chi tiết hàng tồn kho: Theo phương pháp thẻ song song.
- Phương pháp tính giá vật tư, hàng hoá xuất kho: Theo phương pháp nhập trước
xuất trước
- Phương pháp khấu hao TSCĐ: Theo phương pháp đường thẳng.
2.3 Thực trạng kế toán thuế GTGT tại chi nhánh công ty cổ phần lương
thực thực phẩm Safoco
2.3.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ
Chứng từ kế toán thuế GTGT
- Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001 ;
- Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ;
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ vào mẫu số 01- 2/GTGT ;
- Sổ theo dõi thuế GTGT ;
- Báo cáo thuế GTGT ( phần II & III mẫu B02-DN) ;
- Bảng quyết toán thuế GTGT mẫ số 11/GTGT .
Tài khoản sử dụng


SV: Trịnh Thị Doan

20

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

TK 133 ”Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ ‘’ .TK này phản ánh số thuế
GTGT đầu vào được khấu trừ, đã khấu trừ và còn được khấu trừ
Các TK liên quan như : TK111 ; TK112 ; TK156 ;...
Phương pháp kế toán
Ví dụ 1: Ngày 5 tháng 12 năm 2014, công ty mua 1000 kg bột mì, đơn giá
9.800đ/kg hóa đơn số 0000265, chưa trả tiền cho người bán. Chi phí vận chuyển
bao gồm cả thuế GTGT là 1.100.000đ. Thuế suất thuế GTGT 10%. Kế toán đã
nhập kho đủ. (Phụ lục 8)
Trị giá thực tế NVL nhập kho
1000 x 9.800 + 1.000.000 = 10.800.000đ
Kế toán ghi:
Nợ TK 156:
10.800.000đ
Nợ TK 133:
1.080.000đ
Có TK 331:
11.880.000đ
Ví dụ 2: Ngày 12/12/2014 công ty mua 500kg bột mì của công ty TNHH Nam

Thành, đơn giá 9.700đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Công ty chưa thanh toán
(Phụ lục 9, 10)
Kế toán ghi:
Nợ TK 152:
4.850.000đ
Nợ TK 133(1):
485.000đ
Có TK 331:
5.335.000đ
Ví dụ 3: Ngày 12/12/2014, chi phí tại bộ phận bán hàng: dịch vụ mua ngoài của
công ty cổ phần Đức Minh 21.250.000đ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí
khác bằng tiền 13.088.600đ , thuế suất thuế GTGT 10%.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 641:
34.338.600đ
Nợ TK 133(1):
3.433.860đ
Có TK 112:
21.250.000đ
Có TK 111:
13.088.600đ
Ví dụ 4: Ngày 15/12/2014 công ty mua một máy fax, trị giá 40.000.000đ, thuế
suất thuế GTGT 10%. Công ty trả bằng tiền gửi NH.
Kế toán định khoản
Nợ TK 211:
40.000.000đ
Nợ TK 133(2):
4.000.000đ
Có TK 112:
44.000.000đ

Ví dụ 5: Ngày 22/12/2014 chi phí tại bộ quản lý doanh nghiệp: dịch vụ mua
ngoài 8.621.000đ thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng, chi phí khác bằng tiền
1.787.352đ , thuế suất thuế GTGT 10%.
Kế toán định khoản:
SV: Trịnh Thị Doan

21

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

Nợ TK 642:
10.408.352 đ
Nợ TK 133(1):
1.040.835đ
Có TK 112:
9.483.100đ
Có TK 111:
1.966.087đ
2.3.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra tại công ty
Chứng từ kế thuế GTGT đầu ra
-

Hóa đơn GTGT mẫu số 01GTKT3/001 ;
Tờ khai thuế GTGT mẫu số 01/GTGT ;
Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra mẫu số 01-2/GTGT ;

Sổ theo dõi thuế GTGT ;
Báo cáo thuế GTGT( phần II & III mẫu B02-DN)
Bảng quyết toán thuế mẫu số 11/GTGT

Tài khoản sử dụng
TK 333(1) -Thuế GTGT phải nộp. TK này phản ánh số thuế GTGT đầu ra,
số thuế GTGT phải nộp, số thuế GTGT đã nộp và số thuế GTGT còn phải nộp
vào NSNN
Và các TK liên quan như : TK131 ; TK111 ; TK112 ; TK511...
Phương pháp kế toán:
Ví dụ 1: Phiếu xuất kho số 27 ngày 2/12/2014, công ty xuất bán 235kg mì nui
cho cửa hàng tạp hóa Phương Anh với đơn giá 49.000đ, giá vốn hàng xuất bán
9.854.000đ, thuế suất thuế GTGT 10%. Khách hàng đã thanh toán bằng tiền gửi
ngân hàng. (Phụ lục 11)
Kế toán định khoản:
Trị giá lô hàng: 235 x 49.000 = 11.515.000đ
Phản ánh doanh thu bán hàng
Nợ TK 112:
12.665.500 đ
Có TK 511:
11.515.000đ
Có TK 333(1):
1.151.500đ
Ví dụ 2: Ngày 07/12/2014 công ty bán cho siêu thị ocean mart 500 thùng mì
tôm ăn liền, đơn giá 75.000đ/thùng, thuế suất thuế GTGT 10%. Siêu thị đã thanh
toán bằng tiền gửi ngân hàng.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 112:
41.250.000đ
Có TK 511:

37.500.000đ
Có TK 333:
3.750.000đ
Ví dụ 3: Ngày 11/12/2014 công ty xuất bán cho công ty TNHH thương mại và
SV: Trịnh Thị Doan

22

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

dịch vụ Nam Sơn 426 kg mì ống, đơn giá 45.920đ/kg, thuế suất thuế GTGT
10%. Công ty chưa thanh toán (Phụ lục 12)
Kế toán định khoản:
Nợ TK 131:
21.518.112đ
Có TK 511:
19.561.920đ
Có TK 333:
1.956.192đ
Ví dụ 4: Ngày 12/12/2014 công ty bán 200kg mì nui cho công ty TNHH Thành
Đô đơn giá 50.000đ ,thuế suất thuế GTGT 10%. Kế toán bên mua đã kí nhận đủ
hàng và thanh toán bằng tiền mặt. Giá vốn của lô hàng là 8.248.000đ.
Kế toán định khoản:
Trị giá lô hàng: 200 x 50.000 = 10.000.000đ
Phản ánh doanh thu bán hàng

Nợ TK 111:
11.000.000 đ
Có TK 511:
10.000.000đ
Có TK 333(1):
1.000.000đ
Ví dụ 5: Ngày 25/12/2014 công ty bán cho nhà hàng Spaghettibox 800kg mì
ống, đơn giá 45.500đ/kg, thuế suất thuế GTGT 10%. Nhà hàng chưa thanh toán.
Kế toán định khoản:
Nợ TK 131:
40.040.000đ
Có TK 511:
36.400.000đ
Có TK 333:
3.640.000đ
2.3.3. Kê khai thuế GTGT tại Công ty
Hiện nay công ty cổ phần lương thực thực phẩm Safoco áp dụng phương
pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ.
Hàng tháng kế toán phải lập và gửi tờ khai thuế GTGT ( Mẫu số 01/GTGT)
kèm theo bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào ( Mẫu số 012/GTGT), bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (Mẫu số 011/GTGT) và các bản kê khác có liên quan theo quy định. Các bảng kê hóa đơn,
chưng từ mua bán vật tư, hàng hóa, dịch vụ, TSCĐ trong kỳ và các chứng từ
khác, các sổ có liên quan như các hóa đơn GTGT phát sinh trong vòng 6 tháng
trước nhưng chưa được khấu trừ chuyển sang tháng này. Tờ khai thuế GTGT kỳ
trước, bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa bán ra, mua vào, sổ kế toán có liên
quan.
- Từ những hóa đơn GTGT được khấu trừ đầu vào kế toán tiến hành kiểm
tra sau đó kê khai thuế GTGT đầu vào được khấu trừ vào “ Bảng kê khai hóa
SV: Trịnh Thị Doan

23


MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

đơn, chứng từ, hàng hóa, dịch vụ mua vào” theo mẫu quy định của tổng cục thuế
(Mẫu PL01-2-GTGT)
- Từ những hóa đơn GTGT đầu ra đã tập hợp được trong tháng, kế toán tiến
hành kê khai thuế GTGT đầu ra vào “Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa, dịch
vụ bán ra” theo mẫu quy định của tổng cục thuế (Mẫu PL01-1-GTGT)
- Sau khi khai báo đầy đủ vào hai mẫu PL01-2-GTGT , Mẫu 01-1-GTGT và
căn cứ vào số thuế còn được khấu trừ tháng trước chuyển sang, máy tính sẽ tự
động tính toán và ghi các thông tin cần thiết vào “ Tờ khai thuế GTGT”
2.3.4. Nộp thuế GTGT
 Chứng từ sử dụng:
- Tờ khai thuế GTGT
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào
- Bảng tổng hợp thuế GTGT theo bảng giải trình tờ khai bổ sung, điều
chỉnh.
 Phương pháp kế toán
Cuối kỳ căn cứ vào “ Tờ khai thuế GTGT” được cơ quan thuế phê duyệt,
kế toán kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế GTGT đầu
ra được khấu trừ trong kỳ để xác định số thuế GTGT được khấu trừ, và số thuế
GTGT còn phải nộp vào NSNN hoặc số thuế GTGT còn được khấu trừ.
Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang: 3.301.495
đồng

Thuế GTGT được khấu trừ kỳ này:
10.146.779 đồng
Thuế GTGT của hàng hóa dịch vụ bán ra:
11.497.692 đồng
- Kết chuyển số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ với số thuế GTGT đầu ra
được khấu trừ
Nợ TK 333: 11.497.692 đồng
Có TK 133: 11.497.692 đồng
Số thuế GTGT của công ty sẽ được khấu trừ vào tháng sau:
(3.301.495 + 10.149.779) – 11.497.692 = 1.950.582 đồng

SV: Trịnh Thị Doan

24

MSV: 11A01343N


Trường Đại học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội

Khoa Kế Toán

CHƯƠNG 3
MỘT SỐ Ý KIẾN GÓP PHẦN NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT TẠI DOANH NGHIỆP
Thời gian thực tập tại công ty cổ phần lương thực thực phẩm Safoco là
quãng thời gian rất hữu ích đối với bản thân em vì trong thời gian đó em được
học hỏi trong môi trường làm việc chuyên nghiệp và năng động.
Trước tiên là bài học lớn về tác phong làm việc và tuân thủ theo thời gian.
Luôn đúng giờ là việc làm cần thiết đối với mỗi nhân viên, nó thể hiện sự tôn

trọng với cấp trên và đồng nghiệp. Làm việc phải nhanh nhẹn và đảm bảo hiệu
quả, mỗi cá nhân luôn luôn phải biết hòa đồng hợp tác làm việc với đồng
nghiệp. Biết học hỏi và tiếp thu những kiến thức cũng như nhiệm vụ trong công
việc kế toán thực tế như: Trình tự luân chuyển chứng tử kế toán; cách thức kiểm
tra chứng từ kế toán (như một bộ chứng từ hợp lệ chứng minh là đã nhận đủ
hàng bao gồm: hóa đơn bán hàng của nhà cung cấp, biên bản kiểm nhận hàng
hóa, trường hợp hàng hóa là TSCĐ phải có thêm các biên bản chạy thử bàn giao,
nghiệm thu hoặc thanh lý hợp đồng); Cách lập và kiểm tra bảng lương toàn công
ty… Đó là những kiến thức và hành trang giúp em sau khi ra trường.
3.1. Một số nhận xét về công tác kế toán tại công ty
3.1.1.Ưu điểm.
Bộ máy kế toán gọn nhẹ nhưng hiệu quả đáp ứng nhu cầu công việc, luôn
phát huy được năng lực chuyên môn của từng cá nhân. Hiện công ty đang có
một đội ngũ kế toán có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm cao. Các cá nhân
luôn tự biết trau dồi kiến thức cũng như cập nhập thông tin nhanh để phục vụ
công tác kế toán theo đúng luật của Nhà nước.
Công tác hạch toán chi tiết hàng hoá tại kho và phòng kế toán theo
phương pháp thẻ song song. Đây là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện, đảm
bảo khả năng kiểm kê, đối chiếu so sánh số liệu giữa kho và phòng kế toán được
chính xác, cung cấp thông tin nhanh chóng, kịp thời cho các phòng ban liên
SV: Trịnh Thị Doan

25

MSV: 11A01343N


×