SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đoàn Thị Thu Hiền
1
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
I- PHẦN MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trẻ em là chồi xanh của đất nước, những chồi xanh ấy liệu có trở thành
những cây xanh tươi tốt, có ích cho xã hội, cho cuộc sống hay không, điều đó
còn phụ thuộc vào người trồng và chăm sóc cây. Chính vì thế, ngay từ những
buổi đầu của lứa tuổi mầm non, công tác giáo dục trẻ là rất quan trọng. Ở lứa
tuổi này trẻ đang dần hình thành nhân cách, mỗi trẻ là một chủ thể tích cực, sự
phát triển của trẻ mang bản chất văn hóa xã hội.
Khi bước vào trường Mầm non, trẻ tiếp thu kiến thức, lĩnh hội kinh
nghiệm thông qua các hoạt động tập thể, được hòa mình vào thế giới xung
quanh và các chuẩn mực đạo đức dần dần xuất hiện
Trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo nói riêng, một trong những môn
học mang tính giáo dục và hình thành phẩm chất đạo đức cao nhất đó là: “Cho
trẻ làm quen với tác phẩm Văn học”. Thông qua môn học này trẻ được tiếp xúc
với thế giới các câu truyện cổ tích muôn màu, các bài thơ, câu đố và các con vật
ngộ nghĩnh. Nhưng làm thế nào để chuyển tải được tất cả nội dung bài học đến
trẻ một cách hấp dẫn nhất, hiệu quả nhất, điều đó còn phải phụ thuộc vào
phương pháp giảng dạy và cách thức sử dụng đồ dùng trực quan của giáo viên.
Và một trong những cách thức tôi muốn nói ở đây đó là hình ảnh những chú rối
ngộ nghĩnh, đơn giản, đẹp mắt mô tả các nhân vật được đưa vào các tác phẩm
Văn học gần gũi với trẻ.
Chính vì vậy, tôi quyết định chọn đề tài: “Một số biện pháp đưa rối vào
trường Mầm non cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm Văn học”. Đối với tôi,
đây là đề tài rất hấp dẫn, phong phú, chưa có nhiều người nghiên cứu nên tôi
muốn đi sâu vào khám phá, tìm hiểu và đưa ra những biện pháp hữu hiệu nhất
nhằm đưa rối vào giảng dạy trong hoạt động “Cho trẻ làm quen với tác phẩm
Văn học”.
2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Tôi chọn đề tài này nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo cho trẻ
mầm non và tìm ra những biện pháp đưa rối vào trường Mầm non cho trẻ 5-6
tuổi làm quen với tác phẩm Văn học.
Đoàn Thị Thu Hiền
2
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
3. THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM
* Thời gian:
- Xây dựng đề tài:
Từ 05/9 đến 05/10/2009
- Xây dựng đề cương:
Từ 01/10 đến 30/12/2009
- Viết đề tài:
Từ 01/01/2010 đến 20/5/2010
- Hoàn thành đề tài:
21/5/2010
* Địa điểm: Lớp Mẫu giáo A9 ( 5 - 6 tuổi) Trường Mầm non Hoa Lan
Thị trấn Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh
4- ĐÓNG GÓP MỚI VỀ MẶT THỰC TIỄN
Trước kia các tác phẩm múa rối chuyển thể từ tác phẩm Văn học, mọi
người muốn xem phải chờ đến hội hè, các ngày lễ lớn… mới được xem. Nhưng
bây giờ thì khác, ngay từ lứa tuổi mầm non trẻ đã được tiếp xúc với loại hình
nghệ thuật rối thông qua các môn học, các hoạt động trong trường mầm non.
Tuy không phải là tất cả các loại hình của múa rối nước và múa rối cạn nhưng
điều quan trọng mà trẻ hiểu được điều hay lẽ phải, tiếp thu kiến thức qua những
chú rối đơn giản. Hiện nay, các loại rối mà trường Mầm non sử dụng là rối bàn
tay, ngón tay, rối que, rối đẩy, rối dây, rối bóng, rối hình khối… việc đưa rối vào
phần giới thiệu bài, phần nội dung hay phần kết thúc giúp trẻ dễ tiếp thu, ham
thích học, tiết dạy cũng sôi động hẳn lên. Nhưng thực tế cho thấy hiện nay đưa
rối vào Trường Mầm non không phải là việc dễ dàng, còn phải phụ thuộc vào
nhiều yếu tố khách quan và chủ quan, những vấn đề này đã có một số nghệ sĩ,
nghệ nhân quan tâm đến, điển hình là đạo diễn nổi tiến Chu Lượng của nhà hát
múa rối Thăng Long đã đưa ý tưởng xây dựng sân khấu rối nước mini trong lớp
học Mầm non nhằm giúp trẻ em được tiếp cận mới môn học này. Đó là ý tưởng
và cũng là nguyện vọng rất lâu của giáo viên mầm non như tôi. Và trong năm
học này, tôi dự định sẽ vận động phụ huynh, các cơ quan đoàn thể đóng góp
kinh phí xây dựng một sân khấu rối nước mini trong lớp học của tôi để trẻ được
tiếp xúc với các loại hình nghệ thuật rối.
II- PHẦN NỘI DUNG
1. CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
Đoàn Thị Thu Hiền
3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.1. Cơ sở lý luận
Từ xa xưa, lịch sử đã cho thấy con người và thiên nhiên luôn gắn liền với
nhau, hỗ trợ cho nhau, con người đã biết dựa vào thiên nhiên để sản xuất và
đồng thời cũng để sáng tạo ra những loại hình nghệ thuật độc đáo và múa rối
nước là loại hình nghệ thuật sân khấu dân gian truyền thống đầu tiên của dân tộc
Việt Nam.
Rối nước
Khi xem những chú rối ngộ nghĩnh của Việt Nam biểu diễn, một tờ báo Pháp đã
viết: “ Con rối được điều khiển như có phép thuật bằng sự khéo léo khó mà
tưởng tượng” đó là nhận xét khách quan của người nước ngoài đối với nghệ
thuật múa rối của Việt Nam, còn người Việt Nam thì sao? Dù thường xuyên
được xem những chú rối biểu diễn nhưng trong mỗi vở kịch, mỗi tác phẩm luôn
thấy được sự kì diệu, mới lạ lôi cuốn và sáng tạo của nghệ thuật múa rối bởi
những chú rối không chỉ giúp con người thư giãn mà chúng còn mang giá trị
Đoàn Thị Thu Hiền
4
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
giáo dục phẩm chất cao. Điều này rất cần thiết với lứa tuổi mầm non, tâm hồn
trẻ ngây thơ như một tờ giấy trắng. Trẻ chưa hình thành những khái niệm về đạo
đức, chưa biết tốt xấu, đúng sai. Qua môn “ Cho trẻ làm quen với tác phẩm Văn
học” trẻ được tiếp xúc với các chú rối ngộ nghĩnh, bằng nghệ thuật nhân hoá các
chú rối đưa trẻ nhập vào thế giới cổ tích với những nhân vật có tính cách đối lập
nhau. Khai thác được những tính cách đó trẻ cảm nhận được điều hay, lẽ phải,
biết được việc gì cần làm, việc gì không nên làm.
Xuất phát từ mục tiêu đào tạo trẻ Mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 5
tuổi nói riêng, thông qua các tác phẩm Văn học việc đưa rối vào trường Mầm
non cho trẻ học tập là rất quan trọng, giáo viên cần tìm ra một số biện pháp hữu
hiệu để trẻ 5 -6 tuổi được hoạt động với rối.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Như chúng ta đã biết đưa rối vào trường học là một loại hình giáo dục
cực kỳ có hiệu quả. Hơn 70 nhân vật rối nhỏ nhắn, xinh xắn, đơn giản và rất gần
gũi với đời sống trẻ thơ như: Bác nông dân, Ông lão đánh cá, Cô Tiên, Ông bụt,
lão địa chủ, chú công an, con cáo, con vịt… qua những câu chuyện của thế giới
lung linh huyền ảo đã giáo dục cho trẻ về môi trường, cuộc sống lao động, tình
yêu thiên nhiên, yêu đất nước, yêu con người…
Trẻ 5 - 6 tuổi trường mầm non Hoa Lan thực sự hứng thú, chăm chú quan
sát hành động và ngôn từ của các con rối khi được hoạt động với chúng bằng các
tiết học “Làm quen với Tác phẩm Văn học” qua các con rối có thể dạy trẻ học
toán, âm nhạc, môi trừng xung quanh… Nhưng trong thực tế để có một tiết dạy
bằng rối, giáo viên phải làm được những con rối phù hợp với từng bải giảng.
Tuy nhiên không phải giáo viên nào cũng có thể làm được, phải thực sự tâm
huyết, yêu nghề, mến trẻ, tìm tòi khám phá mới có thể sáng tạo ra những con rối
mang tính thẩm mĩ cao.
Vả lại, để tạo ra một con rối còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố như ý
thức làm việc của người giáo viên, khả năng tư duy tưởng tượng, sáng tạo, phải
có thời gian, tính kiên trì và quan trọng nhất là kinh phí để mua nguyên vật liệu
tạo ra chúng. Mặc dù chúng tôi được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện rất
Đoàn Thị Thu Hiền
5
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
nhiều nhưng là giáo viên mầm non Dân lập lương thấp, thời gian có hạn nên khó
khăn trong việc đầu tư công sức, của cải làm đồ dùng đồ chơi phục vụ các tiết
dạy trong ngày. Đây là thực tế làm ảnh hưởng đến quá trình đưa rối vào trường
Mầm non cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác phẩm Văn học.
Dựa vào cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn, tôi quyết định chọn đề tài này
nhằm tìm ra một số biện pháp có hiệu quả nhất để đưa rối vào trường Mầm non
Hoa Lan cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với tác phẩm Văn học.
2. CHƯƠNG II: NỘI DUNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Thực trạng
* Khảo sát và đánh giá tình hình:
- Đối tượng: Lớp mẫu giáo A9 (5-6 tuổi) trường Mầm non Hoa Lan Mạo
Khê - Đông Triều - Quảng Ninh.
- Tổng số trẻ: 30 học sinh
+ Nam
: 19
+ Nữ
: 11
- Tổng số giáo viên
: 02
- Dân tộc
: Kinh
- Địa bàn cư trú
: Mạo Khê - Đông Triều - Quảng Ninh
* Đánh giá về đối tượng khảo sát:
- Thuận lợi:
+ Trẻ đa số là con em công nhân mỏ than Mạo Khê, có điều kiện kinh tế
tương đối ổn định, có ý thức quan tâm chăm sóc trẻ cả ở trường và ở nhà , điều
này thuận lợi cho việc vận động phụ huynh ủng hộ kinh phí, nguyên vật liệu,
phế liệu làm các con rối.
+ 3/4 số trẻ trong lớp đi học từ độ tuổi nhà trẻ và mẫu giáo bé nên có
nhiều cơ hội tiếp xúc với các loại rối trong các môn học, trẻ có khả năng nhận
thức tốt, tiếp thu nhanh.
+ 02 giáo viên trông lớp đều có bằng cấp Cao đẳng sư phạm Mầm non,
trình độ giảng dạy tốt, khả năng sáng tạo cao, linh hoạt trong các tiết dạy, có ý
Đoàn Thị Thu Hiền
6
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
thức, yêu nghề, mến trẻ, được Ban giám hiệu nhà trường tạo điều kiện giúp đỡ
trong mọi hoạt động.
- Khó khăn:
+ Vẫn còn một số trẻ là con em nhiều thành phần như buôn bán , nội trợ,
làm nông nghiệp nên khó khăn trong việc tuyên truyền ủng hộ kinh phí.
+ Một số gia đình không coi trọng việc cho trẻ đi học mẫu giáo nên ngày
giờ đi học của trẻ không đảm bảo, không đều, trẻ nghỉ học nhiều ngày trong tuần
nên cơ hội tiếp xúc với các con rối là rất ít.
+ Một số trẻ còn nhút nhát, chưa mạnh dạn hoạt động tìm hiểu các con
rối.
+ Cả 02 giáo viên trong lớp đều là giáo viên dân lập lương thấp, kinh phí
hạn hẹp, có nhiều ý tưởng sáng tạo ra các con rối nhưng chưa thực hiện được.
Ngoài ra giáo viên chúng tôi đều là phụ nữ, công việc ở trường dài thời gian,
còn lại một ít thời gian phải dành để chăm sóc gia đình, con cái nên không có
điều kiện làm đồ dùng đồ chơi nhiều.
+ Đôi lúc giáo viên chúng tôi còn lơ là trong việc giảng dạy, các tiết học
thực sự chưa đạt hiệu quả cao nên hạn chế trong việc đưa rối vào cho trẻ làm
quen với tác phẩm Văn học.
* Điều tra tình hình:
Để điều tra vấn đề đưa rối vào trường Mầm non cho trẻ 5-6 tuổi làm quen
với tác phẩm Văn học, tôi đã sử dụng phương pháp quan sát, thực nghiệm, đàm
thoại và thống kê kết quả.
- Thực nghiệm tiết dạy không có rối:
+ Thời gian: 8h30’ngày 15/11/2009
+ Lớp Mẫu giáo A9 (5-6 tuổi) Trường mầm non Hoa Lan
+ Tên bài: Kể chuyện “Ba cô gái”
+ Chủ điểm: Gia đình
+ Người dạy: Giáo viên Đoàn Thị Thu Hiền
a. Chuẩn bị:
Đoàn Thị Thu Hiền
7
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tranh truyện.
- Tranh truyện chữ to.
- Thẻ từ tên truyện
- Trang phục đóng kịch
- Giấy, sáp mầu.
b. Mô tả cách tiến hành:
1) ổn định tổ chức:
Trò chuyện về chủ điểm gia đình
2) Nội dung hoạt động:
- Cô kể lần 1:
+ Bằng tranh truyện
+ Tóm tắt nội dung
- Cô kể lần 2:
+ Bằng tranh truyện chữ to
+ Đàm thoại nội dung
+ Giáo dục trẻ
- Dạy trẻ kể chuyện: Cô và trẻ thoại lời nhân vật theo tổ.
- Đóng kịch sáng tạo:
+ Trẻ tự nhận vai và đóng kịch.
3) Kết thúc hoạt động:
+ Củng cố - nhận xét - tuyên dương
+ Vẽ về gia đình
Nhận xét tiết dạy:
+ Tiết dạy đơn điệu, trẻ không hứng thú, chưa chú ý vào bài dạy.
+ 60% trẻ tiếp thu được bài học đạo đức trong tác phẩm. Tiết dạy đạt hiệu
quả chưa cao.
- Thực nghiệm tiết dạy có rối:
Ngày dạy: 19/11/2009
HOẠT ĐỘNG CHÍNH: Kể
HOẠT ĐỘNG BỔ TRỢ:
Đoàn Thị Thu Hiền
chuyện: “Gà trống kiêu căng”
8
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Giáo dục phát triển ngôn ngữ
- Giáo dục phát triển nhận thức
- Giáo dục phát triển tình cảm xã hội
I. MỤC ĐÍCH – YÊU CẦU:
1/ Kiến thức:
- Trẻ nhớ tên truyện, hiểu nội dung câu chuyện
- Biết đặt tên truyện, tên nhân vật theo ý hiểu của trẻ
- Biết thể hiện giọng nhân vật, đóng kịch câu chuyện
2/ Kỹ năng:
-
Rèn trẻ kỹ năng phát âm đúng, diễn đạt mạch lạc
Kỹ năng tư duy, sáng tạo
Kỹ năng kể chuyện diễn cảm
Kỹ năng sử dụng máy vi tính
3/ Thái độ:
- Giáo dục trẻ phải biết khiêm tốn, không kiêu căng đoàn kết,
giúp đỡ mọi người.
II. CHUẨN BỊ:
III. TIẾN HÀNH:
Mô hình trang trại bác nông dân
Rối hình khối
Tranh truyện chữ to
Sile trình chiếu
Máy vi tính, máy chiếu
HOẠT ĐỘNG CỦA CÔ
1)Ổn định tổ chức- trò chuyện về chủ đề:
“Động vật nuôi trong gia đình”
+Sile 1: Chào mừng
+Sile 2: Tên bài dạy
- Các con ơi! Lại đây với cô nào!.
Giờ trước cô và chúng mình đã cùng nhau đi tìm hiểu về
những con vật sống trong gia đình rồi, để biết thêm về
các con vật này hôm nay chúng mình sẽ cùng cô lên tàu
đến với trang trại của bác nông dân ở vùng ngoại ô nhé.
( Cô và trẻ vừa đi vừa hát bài: “Mời anh lên tàu”)
- Đến trang trại của bác nông dân rồi, các con thấy trang
trại này có to, có đẹp không?
- Bác nông dân nuôi những con vật gì?
- Theo con nuôi những con vật này sẽ có lợi ích như thế
Đoàn Thị Thu Hiền
9
HĐ CỦA TRẺ
- Trẻ đến bên cô
-Trẻ hát & đi theo cô
- Trẻ trả lời
- Trẻ kể
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
nào?
- Các con hãy “Lắng nghe, lắng nghe!”
Nghe xem có âm thanh gì phát ra từ trang trại của bác
nông dân nhé. (Cô bật âm thanh tiếng gà gáy ò..ó..o..)
- Đó là tiếng gáy của con vật nào?
- Các con có muốn nghe gà trống kể chuyện không? Bây
giờ cô mời các con trở về lớp để nghe gà trống kể
chuyện về mình nhé.
2) Nội dung hoạt động:
* Cô kể lần 1: Nhập vai anh gà trống kể bằng cử chỉ
hành động.
- Các bạn ơi! Tôi…tôi.. đau quá, tôi..tôi.. đã hối hận rồi.
Các bạn hãy lắng nghe cô giáo kể lại câu chuyện của tôi
và nhớ là đừng học tập theo tôi đấy nhé.
*Cô kể lần 2: Chỉ tranh chữ to
- Giảng nội dung: Câu chuyện kể về một anh gà trống
rất kiêu căng, lúc nào cũng cho rằng tiếng gáy của mình
là quan trọng nhất rồi đi gây sự với gà tồ và mèo vàng.
Gà Tồ đã dạy cho gà trống một bài học, từ đó gà trống
hiểu ra sự thật và không dám kiêu căng nữa.
Câu chuyện có tên là gì?
+ Sile3: Tên truyện: “Gà trống kiêu căng”
Cho trẻ đọc và tìm chữ cái đã học
* Cô kể lần 3: Sử dụng rối hình khối
- Các bạn rối thể hiện câu chuyện này có hay không?
Đàm thoại nội dung:
- Câu chuyện có tên là gì?
- Trong truyện có những nhân vật nào?
- Cô có một câu hỏi thử tài, các con hãy lên chọn đáp án
đúng nhé: Trong câu chuyện này con vật nào có tính
cách kiêu căng?
+ Sile 4:
A. Gà Tồ
B. Gà Trống
C. Mèo vàng
- Vì sao con biết gà trống có tính cách kiêu căng?
- Nếu con là gà trống con sẽ làm gì?
- Gà trống đã gây sự với ai?
- Gà tồ đã làm gi?
- Sáng hôm sau thức dậy gà trống nhận ra điều gì?
- Trong câu chuyện này con học tập ai? Vì sao?
- Giáo dục trẻ phải biết khiêm tốn, không nên tự kiêu,
đoàn kết giúp đỡ bạn bè.
Đoàn Thị Thu Hiền
10
- Trẻ trả lời theo ý trẻ
- “Nghe gì, nghe gì?”
- Con gà trống
- Trẻ về tổ
- Trẻ nghe
- Trẻ nghe và quan
sát
- Trẻ đọc và tìm
- Trẻ nghe
- Trẻ đặt câu hỏi
- Trẻ đặt câu hỏi
- Trẻ chọn
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
- Trẻ trả lời
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Cô có 3 cái tên được đặt phù hợp với tính cách
của 3 nhân vật Gà trống, gà tồ và mèo vàng.
+ Sile 5:
1. Dũng cảm
2. Ngoan ngoãn,
3. Kiêu căng
( Cho trẻ đọc các cụm từ)
Bạn nào giỏi lên chọn hình ảnh của con vật tương ứng
với tính cách của nó. ( Trẻ nháy chuột vào hình ảnh con
vật tương ứng với từng cụm từ )
Dạy trẻ kể chuyện:
- Cô cho trẻ đóng kịch câu chuyện
- Trẻ tự nhận vai - cô dẫn truyện
- Đóng kịch theo ý hiểu của trẻ
3) Kết thúc hoạt động:
- Củng cố bài học
- Giáo dục trẻ biết chăm sóc bảo vệ các con vật nuôi
trong gia đình.
- Cô và trẻ cùng hát - vận động bài hát: “Gà trống, mèo
con và cún con”
- Trẻ trả lời
- Trả lời theo ý hiểu
- Trẻ đọc
- Trẻ chọn
- Trẻ đóng kịch
- Hát và vận động
Nhận xét đánh giá tiết dạy:
+ Chuẩn bị: Đồ dùng phong phú, các chú rối sáng tạo, có tính thẩm mĩ
cao.
+ Phương pháp: thực hiện đầy đủ các bước
+ Nội dung: Tiết học sôi nổi, trẻ hứng thú học tập.
+ Kiến thức: Trẻ tiếp thu được rất tốt, giờ học đạt hiệu quả cao.
- Sau khi được xem xong vở kịch rối: “ Gà trống kiêu căng” tôi đã dùng
phương pháp đàm thoại, trao đổi với trẻ về các con rối, thống kê kết quả như
sau:
STT
Họ và tên
Đoàn Thị Thu Hiền
Trẻ thích
Trẻ
Trẻ rút ra
Trẻ
các con
không
được bài
không
rối biểu thích các học đạo
rút ra
diễn
con rối
đức
được bài
11
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
biểu diễn
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.
10.
11.
12.
13.
14.
15.
16.
17.
18.
19.
20.
21.
22.
23.
24.
25.
26.
27.
28.
29.
30.
Nguyễn Ngọc Ánh
Trương Ngọc Ánh
Trần Mai Anh
Bùi Minh Đức
NguyễnThảo Hằng
Nguyễn Đức Duy
Nguyễn Khánh Linh
Cao Thùy Linh
Trần Hà Hải
Nguyễn Hồng Phúc
Nguyễn Thu Trang
Trần Văn Hải
Cao Việt Hoàng
Bùi Hoa Thúy
Châu Minh Anh
Vũ Thị Trường
Bùi Duy Thành
Vũ Công Kiện
Văn Đỗ Giang
Tô Thùy Linh
Nguyễn Đức Anh
Trịnh Minh Quân
Vũ Trung Công
Phạm Khánh Ly
Vũ Văn Nam
Đồng Xuân Tuất
Mai Ngọc Lan
Bùi Đức Thăm
Nguyễn Văn Thắng
Nguyễn Đức Triệu
Tổng số:
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
30/30
học gì
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
x
27/30
03/30
Kết quả:
+ Trẻ thích các chú rối biểu diễn
: 30/30 đạt 100%
+ Trẻ rút ra được bài học đạo đức sau khi xem
: 27/30 đạt 90%
+ Trẻ không rút ra bài học được gì
: 03/30 đạt 10%
Nhận xét chung:
Đoàn Thị Thu Hiền
12
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
+ Đối với trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi, được tiếp xúc, xem các chú rối biểu
diễn trẻ rất thích thú, chăm chú quan sát từng cử chỉu, hành động, lời nói của các
chú rối. Nếu như bạn được chứng kiến không khí im lặng đến nghẹt thở của các
bé khi xem và phản ứng dữ dội với tên địa chủ độc ác khi cô hỏi, bạn sẽ thấy
được hiệu quả tiết dạy đó như thế nào. 90% trẻ rút ra được bài học đạo đức khi
tôi hỏi: “ Trong câu chuyện này con học tập ai, vì sao?” Chỉ còn lại một số trẻ
nhút nhát chưa trả lời được. Điều này cho thấy tác dụng của việc đưa rối vào
trường mầm non mang tính chất giáo dục rất cao. Hình thành ở trẻ những phẩm
chất đạo đức tốt có giá trị về sau.
- Trao đổi với giáo viên:
+ Thời gian trao đổi: 30 phút
+ Họ và tên giáo viên được trao đổi: Đoàn Thị Tuyết Hồng
+ Nội dung trao đổi: Dùng phương pháp đàm thoại để hỏi đáp về vấn đề
đưa rối vào trường mầm non cho trẻ 5 - 6 tuổi làm quen với tác phẩm văn học.
Nội dung trao đổi
Giáo viên trả lời
- Chị vui lòng cho biết một tuần ở lớp - Ở lớp tôi theo thời khóa biểu chung
có mấy tiết học cho trẻ làm quen với của Phòng GD&ĐT và của Trường,
tác phẩm Văn học? vào thứ mấy?
một tuần chỉ có 1 tiết cho trẻ làm quen
với tác phẩm Văn học vào thứ sáu.
- Các cháu có đi học đều vào ngày này - Do phụ huynh không coi trọng việc
không?
học mẫu giáo, chỉ nghĩ lớp học mẫu
giáo đi học là giữ trẻ nên số lượng trẻ
đi học không đều, còn nghỉ nhiều.
- Tại sao chị không giải thích cho họ - Có chứ! Tôi có giải thích nhưng chỉ
hiểu?
có một số ít gia đình họ tin và đưa con
đi học đều còn đa số là họ không tin.
- Có, tuần nào chúng tôi cũng phải dạy
- Thế các ngày thứ sáu trong tuần chị theo chương trình và có sự giám sát
Đoàn Thị Thu Hiền
13
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
có thường xuyên dạy trẻ học các tác của nhà trường.
phẩm Văn học không?
- Chủ yếu là tranh ảnh có sẵn trong tập
- Đồ dùng trực quan chị sử dụng trong truyện, thơ trẻ 5 - 6 tuổi và một số
các tiết dạy đó là gì?
tranh truyện tôi tự vẽ.
- Việc làm ra các con rối là rất khó,
- Vậy khi nào các tiết dạy xuất hiện các phải có thời gian, kinh phí đầu tư thì
con rối?
mới làm được. Chỉ khi nào có mục dự
giờ, thao giảng, dạy chuyên đề hay
trong các kỳ thi mới có thời gian làm
các con rối.
- Cũng muốn lắm chứ nhưng thời gian
- Sao chị không làm những con rối đơn không có nhiều mà còn phải sổ sách
giản như rối que, rối đẩy để tuần nào soạn giáo án, đánh giá trẻ, ghi nhật ký
các cháu cũng được hoạt động với các cá nhân… nhiều sổ sách lắm vả lại còn
con rối?
một ít thời gian cho gia đình nữa. Chỉ
thỉnh thoảng mới làm được thôi.
- Chị có vận động phụ huynh ủng hộ - Có, mỗi lần kết thúc chủ điểm tôi đều
kinh phí, nguyên vật liệu làm rối và đồ thông báo với phụ huynh và nhờ họ
dùng đồ chơi không? Thái độ của họ sưu tâm đồ dùng đồ chơi liên quan đến
như thế nào?
chủ điểm mới nhưng số người đóng
góp là rất ít, còn được vận động kinh
phí để tạo ra những con rối thì khó
khăn lắm, cứ nói đến đóng góp họ lại
cằn nhằn nên chúng tôi rất ngại.
- Vậy chị có muốn mỗi câu chuyện, - Được thế thì tốt quá, tôi cũng chỉ
mỗi bài thơ, câu đố trong các tác phẩm mong đưa được kiến thức đến các cháu
Văn học sẽ có một bộ rối khác nhau có một cách có hiệu quả nhất và trẻ hứng
sẵn để giảng dạy không?
thú học, cô cũng hứng thú dạy.
- Vậy chị có kiến nghị gì với ngành - Như mọi người đã biết được học tập
Đoàn Thị Thu Hiền
14
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
giáo dục, BGH nhà trường về vấn đề với rối các cháu rất thích, nhưng để có
đưa rối vào trường Mầm non không?
được các con rối lại rất khó khăn, tôi
mong muốn ngành GD&ĐT tạo điều
kiện nâng cao mức tiền lương so với
hiện tại cho chúng tôi hoặc có thể cho
giáo viên dân lập lâu năm thi và hưởng
chế độ biên chế, điều này khích lệ
chúng tôi thân tiết với nghề hơn và
kinh tế ổn định sẽ yên tâm công tác,
cống hiến sức lực cho sự nghiệp giáo
dục.
- Vâng cảm ơn chị.
Kết quả trao đổi và nhận xét:
Sau một thời gian ngắn trò chuyện với cô giáo Đoàn Thị Tuyết Hồng, tôi
thấy vấn đề đưa rối vào trường mầm non Hoa Lan cho trẻ 5- 6 tuổi làm quen
với tác phẩm Văn học là rất khó khăn, mặc dù nhà trường đã tạo điều kiện cho
giáo viên nhưng do thời gian hạn hẹp, kinh phí không có nhiều nên trẻ rất ít
được tiếp xúc với những chú rối ngộ nghĩnh, cần phải có biện pháp giải quyết
vấn đề này để trẻ hoàn thiện nhân cách của mình một cách nhanh nhất và dễ
hiểu nhất.
- Trao đổi với phụ huynh
+ Thời gian trao đổi: 15 phút
+ Họ và tên phụ huynh: Nguyễn Thị Mai
+ Phụ huynh cháu: Nguyễn Đức Triệu
+ Lớp mẫu giáo: A9 - Trường Mầm non Hoa Lan
+ Nội dung trao đổi: Trò chuyện với phụ huynh về vấn đề đưa rối vào
trường mầm non cho trẻ.
Giáo viên
Phụ huynh
- Chị ơi! Về nhà chị có bao giờ nghe - Có, thỉnh thoảng tôi thấy cháu về nhà
thấy cháu kể về những con rối được kể lể say mê về câu chuyện được học
Đoàn Thị Thu Hiền
15
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
học ở lớp không?
về các con rối đóng kịch câu chuyện
đó. Tôi nghĩ chắc là hôm đó cháu được
học với các con rối.
- Chị thấy số lần cháu kể về các con rối - Cũng không nhiều lắm, chỉ thỉnh
có nhiều không?
thoảng thôi.
- Chị thấy thái độ của cháu như thế - Rất thích thú
nào?
- Cháu có ảnh hưởng nhiều bởi các câu - Có, tôi thấy cháu ngoan hơn nhiều,
truyện cổ tích không?
biết điều gì nên làm, điều gì không nên
làm giống như những câu truyện cổ
tích cháu kể.
- Vậy chị có muốn con em mình - Tất nhiên là có, cha mẹ ai chẳng
thường xuyên tiếp xúc với các câu muốn những điểu tốt đẹp đến với con
chuyện mang tính giáo dục, nhất là lại cái mình.
được thể hiện bằng những chú rối ngộ
nghĩnh không?
- Thế chị có biết một tuần ở lớp có - Tôi cũng chẳng biết nữa chắc là một
mấy tiết học làm quen với tác phẩm hai tiết gì đấy.
Văn học không?
- Ở lớp có thời khóa biểu mà
- Tôi chẳng để ý chăng biết nó treo ở
chỗ nào nữa.
- Chị có thấy giáo viên vận động phụ - Tôi có thấy nói vào đầu năm học và
huynh ủng hộ kinh phí làm đồ dùng đồ cũng có đónh góp nhiều khoản tiền lắm
chơi và làm rối không?
nhưng không biết có tiền đó không?
- Gần đây chị có thấy giáo viên vận - Có, tôi cũng nghe nói nhưng không rõ
động ủng hộ kinh phí để làm rối dạy là đóng góp tiền để các cô làm rối,
chuyên đề không?
cũng chẳng biết rối như thế nào, các cô
chỉ nói chung chung nên ít người ủng
hộ lắm.
Đoàn Thị Thu Hiền
16
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Vậy nếu biết các con rối giúp các - Có chứ, nhưng chúng tôi phải được
cháu học tập tốt hơn, chị có ủng hộ nhìn tận mắt mới biết được.
không?
- Vâng, cảm ơn chị!
Kết quả trao đổi và nhận xét
Khi trao đổi với phụ huynh cháu Hằng và một số phụ huynh khác nữa về
việc đưa các con rối vào lớp học mầm non thì 100% các gia đình đều thích con
em mình được học tập thường xuyên với những con rối, nhưng do nhà trường,
giáo viên chưa có biện pháp tuyên truyền tới phụ huynh giúp họ hiểu những khó
khăn khi làm các con rối và sử dụng chúng nên vận động ủng hộ kinh phí là rất
khó khăn, cần phải có biện pháp nào đó để giúp phụ huynh và nhà trường có mối
liên hệ chặt chẽ hơn.
2.2. Các biện pháp đưa rối vào trường Mầm non cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với
tác phẩm Văn học.
Qua một thời gian ngắn nghiên cứu, khảo sát, đánh giá trao đổi với giáo
viên, phụ huynh và trẻ ở trường Mầm non Hoa Lan, tôi đã tìm ra nguyên nhân
khó khăn của việc đưa rối vào trường Màm non cho trẻ 5-6 tuổi làm quen với tác
phẩm Văn học và tôi xin đề xuất một số biện pháp sau:
2.2.1. Đối với giáo viên:
* Bồi dưỡng nâng cao nhận thức:
Để đưa được rối vào trường Mầm non một cách có hiệu quả nhất, mỗi
giáo viên phải có ý thức bồi dưỡng nâng cao nhận thức, học hỏi đồng nghiệp,
tìm hiểu cách làm những con rối và sử dụng các con rối thông qua các phương
tiện đại chúng như: sách báo,đài, tivi, mạng Internet..
- Giáo viên cần phải tham gia các lớp học tập huấn làm rối do phòng
GD&ĐT tổ chức.
- Tham gia cuộc thi làm đồ dùng đồ chơi, múa rối do ngành, trường tổ
chức .
* Luyện kỹ năng thực hành:
Đoàn Thị Thu Hiền
17
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Giáo viên phải thường xuyên luyện tập các phương pháp sử dụng các
loại rối khác nhau để có kỹ năng nhuần nhuyễn, không lúng túng khi vào bài
dạy, không bị đứt quãng khi nhập vai các tác phẩm Văn học.
- Thường xuyên luyện tập giáo viên sẽ đúc kết được kinh nghiệm khi sử
dụng các con rối.
- Hàng tuần giáo viên phải làm các con rối để tạo thói quen, tạo ý thức
cho bản thân. Ông cha ta đã từng nói: “Chăm hay không bằng tay quen” như vậy
trẻ cũng có nhiều cơ hội tiếp xúc với các chú rối và dần dần hoàn thiện nhân
cách của mình.
- Tham gia các hội thi làm đồ dùng đồ chơi, làm rối và cuộc thi múa rối
chuyển thể từ tác phẩm Văn học do ngành, trường tổ chức.
* Tăng cường cơ sở vật chất:
- Giáo viên phải vận động các ban ngành, đoàn thể, BGH nhà trường ủng
hộ kinh phí làm rối, nâng cao cơ sở vật chất, đồ dùng trang thiết bị giảng dạy các
môn học.
- Các bộ rối được làm cần phải giữ gìn và bảo quản cẩn thận để những
năm sau có thể sử dụng được tiếp.
* Kiểm tra đánh giá:
- Giáo viên phải thường xuyên kiểm tra đánh giá chất lượng và khả năng
tiếp thu kiến thức của trẻ thông qua môn học “Cho trẻ làm quen với tác phẩm
Văn học” cần có biện pháp bồi dưỡng những trẻ yếu, những trẻ nhút nhát tiếp
cận nhiều hơn với các con rối.
* Phê phán, rút kinh nghiệm.
- Giáo viên phải có tinh thần phê và tự phê bình, phải biết lắng nghe nhận
xét của đồng nghiệp và tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân để nâng cao trình độ
giảng dạy của mình.
2.2.2. Đối với phụ huynh
- Phải có thời khóa biểu treo ở chỗ dễ nhìn, có tranh ảnh, panô áp pích
các hoạt động ở lớp để phụ huynh và mọi người biết được một ngày đến lớp trẻ
được học những gì và đồ dùng học tập phải có là gì.
- Cần phải đưa kiến thức, hiểu biết của ngành học để truyền tải đến phụ
huynh.
Đoàn Thị Thu Hiền
18
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Điều cần thiết là giáo viên phải cho phụ huynh xem những sản phẩm rối
đã làm được để phụ huynh biết được những khó khăn, vất vả khi làm ra những
chú tối ngộ nghĩnh, phục vụ cho con em họ.
- Cần phải cho phụ huynh biết được tác dụng của việc đưa rối vào trường
mầm non có tác dụng như thế nào đối với việc hoàn thiện nhân cách của trẻ.
- Tổ chức các cuộc họp, tuyên truyền phụ huynh ngay từ đầu năm học,
vận độn họ ủng hộ kinh phí làm đồ dùng đồ chơi.
2.2.3. Đối với nhà trường
- Mỗi tác phẩm Văn học ở mỗi độ tuổi trong chương trình nhà trường nên
kết hợp với giáo viên của các lớp đặt hoặc làm các loại rối khác nhau phục vụ
từng tiết dạy và mở riêng phòng trưng bày rối, một phần để bảo quản các loại
rối, một phần để phụ huynh và mọi người thăm quan và tìm hiểu về nghệ thuật
rối.
- Nhà trường nên đầu tư những sân khấu rối cơ bản nhất là đầu tư được
sân khấu rối nước để trẻ được tiếp xúc với nghệ thuật múa rối nước là tốt nhất.
- Tham mưu với Phòng GD&ĐT tạo mọi điều kiện thuận lợi để giáo viên
đưa rối vào trường Mầm non một cách hiệu quả nhất.
- Nhà trường cần tạo điều kiện cho giáo viên đi tập huấn các lớp học làm
rối, đưa giáo viên đi thăm quan giao lưu học hỏi kinh nghiệm ở trường bạn.
- Nên tổ chức các cuộc thi làm rối, biểu diễn rối. Tuyên dương khen
thưởng những giáo viên sáng tạo, có ý thức trong công tác giảng dạy làm đồ
dùng, đồ chơi.
- Thường xuyên dự giờ các tiết dạy, đóng góp ý kiến bổi sung để trình độ
giảng dạy của giáo viên nâng cao .
- Nhà trường cần tạo điều kiện về thời gian và kinh phí để giáo viên
chuyên tâm sáng tạo ra các loại rối khác nhau.
2.2.4. Đối với trẻ:
Giáo viên cần động viên để trẻ đi học đều, đúng giờ cần phải tạo mối liên
hệ gần gũi giữa cô và trẻ.
- Hàng tuần cho trẻ tiếp xúc với các loại rối trong các tác phẩm văn học để
trẻ dần hoàn thiện nhân cách của mình,
Đoàn Thị Thu Hiền
19
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Trẻ và cô kết hợp làm ra những con rối đơn giản giúp trẻ hiểu thêm về
các loại hình rối.
- Cho trẻ sử dụng các loại hình rối và nếu có thể sẽ tổ chức các cuộc thi
diễn rối do chính trẻ dàn dựng.
2.3. Kết quả sau khi thực hiện các biện pháp đưa rối vào trường mầm non
cho trẻ 5 -6 tuổi làm quen với tác phẩm Văn học.
2.3.1. Tiêu chí đánh giá.
* Đối với giáo viên: Các giờ dạy cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học
phải đạt loại khá trở lên.
- Thường xuyên cho trẻ được tiếp xúc với các loại rối thông qua các tác
phẩm Văn học.
- Phải tham mưu được phụ huynh đóng góp kinh phí làm rối, làm đồ
dùng đồ chời từ 5.000đ/1 người trở lên.
- Phải đăng ký dạy chuyên đề, thao giảng và dự thi giáo viên giỏi cấp cơ
sở đạt hiệu quả cao với mô hình rối dây sáng tạo.
* Đối với trẻ:
- Trẻ phải đi học đều, đúng giờ.
- Trẻ phải rút ra được các bài học đạo đức sau khi học xong các tác phẩm
Văn học.
- Phải có sản phẩm rối của trẻ làm từ những phế liệu.
2.3.2. Kết quả sau khi đánh giá.
* Kết quả làm được:
- Sau khi được BGH nhà trường quan tâm giúp đỡ đến cô và trò lớp mẫu
giáo A9 thì kết quả đạt được như sau:
- 100% các giờ dạy cho trẻ làm quen với tác phẩm Văn học đạt loại khá
trở lên.
- Một tuần trẻ được tiếp xúc 1 lần với các loại hình rối khác nhau thông
qua môn “Cho trẻ làm quen với tác phẩm Văn học”.
Đoàn Thị Thu Hiền
20
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Tham mưu với phụ huynh ủng hộ kinh phí làm rối và đồ dùng đồ chơi
lên tới 50.000đ/1 người/ 1 năm.
- Tham gia tất cả các tiết dạy chuyên đề thao giảng của nhà trường được
xếp loại tốt, đồng nghiệp đánh giá cao các tiết dạy
- 97% trẻ đi học đều , đúng giờ.
- 98% trẻ rút ra được bài học đạo đức sau khi học xong các tác phẩm Văn
học.
- Trẻ cùng cô làm được 5 bộ rối đặc sắc của 5 tác phẩm văn học: “ chú dê
đen, cây tre trăm đốt, cô bé quàng khăn đỏ, gà trống kiêu căng, bông hoa cúc
trắng” đó là rối que, rối dây, rối đẩy, rối dẹt và rối hình khối.
Rối dây
Đoàn Thị Thu Hiền
21
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Rối đớp lời
Rối tay
- Giải nhì cuộc thi: “Cô giáo khéo tay cấp trường”
* Kết quả chưa làm được:
- Chưa vận động được các ban ngành đoàn thể đóng góp kinh phí xây
dựng sân khấu rối nước mini trong lớp học.
- Nhà trường chưa thành lập được phòng riêng để trưng bày rối.
2.3.3. Kết quả so với cùng kỳ năm trước.
Đoàn Thị Thu Hiền
22
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Sau khi đưa ra các biện pháp đưa rối vào Trường mầm non và thực hiện
các biện pháp đó thì kết quả so với cùng kỳ năm trước cao hơn nhiều, giáo viên
có ý thức hơn trong việc đưa rối vào tác phẩm Văn học và trẻ hăng say học tập,
kết quả trong môn học “Cho trẻ làm quen với tác phẩm Văn học”: 82% trẻ đạt
loại giỏi, 15% đạt loại khá, 3% đạt loại trung bình, không có trẻ yếu kém.
2.4. Rút ra bài học kinh nghiệm
Sau thời gian dài nghiên cứu tôi đã rút ra được một số bài học kinh
nghiệm cho bản thân khi thực hiện đưa rối vào Trường mầm non cho trẻ 5 - 6
tuổi làm quen với tác phẩm Văn học.
- Cần tham mưu tốt hơn với các ban ngành, đoàn thể để họ ủng hộ kinh
phí xây dựng sân khấu rối nước mini.
- Cả cô và trẻ cần phải nỗ lực hơn nữa trong mọi hoạt động.
- Cần thực hiện tốt các biện pháp đưa rối vào trường Mầm non cho trẻ 56 tuổi làm quen với tác phẩm Văn học.
- Cần phải rèn luyện nhiều hơn nữa kỹ năng sử dụng rối.
- Cần tìm hiểu nhiều loại hình rối và đưa chúng đến với trẻ.
- Sau khi sáng tạo xong những con rối và sử dụng chúng xong cần bảo
quản, giữ gìn cẩn thận cho năm sau.
Đó là những bài học tôi rút ra được khi nghiên cứu đề tài này.
PHẦN III: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
1. Ý nghĩa, tác dụng của việc đưa rối vào trường mầm non cho trẻ 5 - 6
tuổi làm quen với tác phẩm Văn học:
- Giúp trẻ 5 -6 tuổi hoàn thiện nhanh hơn nhân cách của mình, trẻ biết
được điều hay, lẽ phải, những việc cần làm và không nên làm.
- Giúp cho các tiết dạy làm quen với tác phẩm Văn học không đơn điệu,
không khô khan, có sức cuốn hút và thể hiện cuộc sống chân thực hơn với các
chú rối ngộ nghĩnh.
- Giúp trẻ tiếp xúc sớm với các loại hình rối, giữ gìn và bảo tồn được loại
hình nghệ thuật tương lai.
- Giúp giáo viên có ý thức hơn trong giảng dạy.
Đoàn Thị Thu Hiền
23
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
- Giúp phụ huynh và nhà trường có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
2. Kiến nghị:
* Đối với cấp trường:
Ban giám hiệu nhà trường cần quan tâm hơn nữa tạo điều kiện về thời
gian và kinh phí cho giáo viên làm các loại rối, phục vụ các tiết dạy cho trẻ làm
quen với tác phẩm Văn học.
Ban giám hiệu cần tham mưu với phòng GD&ĐT, các cơ quan, đoàn thể
xây một sân khấu rối nước mini trong lớp học để tất cả trẻ trong trường nói
chung và trẻ 5 - 6 tuổi nói riêng được tiếp xúc và tìm hiểu về nghệ thuật múa rối
nước.
Ban giám hiệu cần tổ chức nhiều hơn các cuộc thi làm nhiều đồ dùng, đồ
chơi và các cuộc thi múa rối chuyển thể từ tác phẩm Văn học.
Nhà trường nên xây dựng một phòng trưng bày rối cho các độ tuổi trong
trường.
* Đối với Phòng GD&ĐT:
- Cần quan tâm hơn nữa đến đời sống của giáo viên.
- Đầu tư thêm trang thiết bị cơ sở vật chất , tạo điều kiện để giáo viên
trong trường làm các loại rối.
- Phòng GD&ĐT cần tổ chức các lớp học thực hành làm rối và tổ chức
các cuộc thi diễn rối giữa các trường.
Mạo Khê, ngày 30 tháng 4 năm 2009
Người viết
Đoàn Thị Thu Hiền
Đoàn Thị Thu Hiền
24
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
IV- TÀI LIỆU THAM KHẢO
- PHỤ LỤC
1- Tài liệu tham khảo:
- Sách Tâm lý học trẻ em
- Tuyển tập kịch bản múa rối chuyển thể từ tác phẩm Văn học dành cho
trẻ mầm non.
- Các trang Web trên mạng Internet
2- Phụ lục
STT
NỘI DUNG
TRANG
I
Phần mở đầu
1
1
Lý do chọn đề tài
1
2
Mục đích nghiên cứu
1
3
Thời gian, địa điểm
2
4
Đóng góp về mặt thực tiễn
2
II
Phần nội dung
3
1
Chương I: Tổng quan
3
1.1.
Cơ sở lý luận
3
1.2.
Cơ sở thực tiễn
4
2.
Chương II: Nội dung vấn đề nghiên cứu
5
2.1
Thực trạng
5
2.2
Các biện pháp
16
2.3
Kết quả
19
2.4
Rút ra bài học kinh nghiệm
22
III
Phần kết luận - Kiến nghị
22
1.
Ý nghĩa - tác dụng
22
2.
IV
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo - Phụ lục
23
24
Tài liệu tham khảo
24
1
Đoàn Thị Thu Hiền
25