Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Đánh Giá Ảnh Hưởng Của Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Và Phân Bón Hóa Học Đến Số Lượng Giun Đất Trong Hệ Thống Canh Tác Rau Tại Phường Lĩnh Nam, Hà Nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.07 MB, 109 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN SỐ LƯỢNG GIUN ĐẤT
TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC RAU TẠI PHƯỜNG LĨNH
NAM, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người thực hiện

: NGUYỄN BÍCH NGỌC

Lớp

: KHDB

Khóa

: 56

Chuyên ngành

: KHOA HỌC ĐẤT

Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN ĐÌNH THI


HÀ NỘI - 2016


2


HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM
KHOA MÔI TRƯỜNG
-------  -------

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐÁNH GIÁ ẢNH HƯỞNG CỦA THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT
VÀ PHÂN BÓN HÓA HỌC ĐẾN SỐ LƯỢNG GIUN ĐẤT
TRONG HỆ THỐNG CANH TÁC RAU TẠI PHƯỜNG LĨNH
NAM, QUẬN HOÀNG MAI, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Người thực hiện

: NGUYỄN BÍCH NGỌC

Lớp

: KHDB

Khóa

: 56

Chuyên ngành

: KHOA HỌC ĐẤT

Giáo viên hướng dẫn : TS. NGUYỄN ĐÌNH THI

Địa điểm thực tập

: Phường Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai
Hà Nội


HÀ NỘI - 2016

4


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan khóa luận là của riêng tôi, được nghiên cứu một cách
độc lập. Các số liệu thu thập được là các tài liệu được sự cho phép công bố
của các đơn vị cung cấp số liệu. Các tài liệu tham khảo đều có nguồn gốc rõ
ràng. Các kết quả được nêu trong khóa luận này là hoàn toàn trung thực và
chưa từng có ai công bố trong bất kì tài liệu nào.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Sinh viên

Nguyễn Bích Ngọc

i


LỜI CẢM ƠN
Trong suốt quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp này ngoài sự cố
gắng không ngừng của bản thân, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ và
chỉ bảo tận tình của nhiều cá nhân, tổ chức trong và ngoài trường. Em xin
ghi nhận và bày tỏ lòng biết ơn tới những tập thể, cá nhân đã dành cho em sự

giúp đỡ quý báu đó.
Trước hết em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và kính trọng tới thầy giáo
TS.Nguyễn Đình Thi, người đã dành nhiều thời gian, công sức, trực tiếp
hướng dẫn em hoàn thành đợt thực tập này.
Nhân dịp này, em cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới gia đình,
người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên và giúp đỡ em trong suốt quá
trình học tập và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, em vẫn không tránh được nhiều
điều thiếu sót, vì vậy em rất mong nhận được sự góp ý của các thầy cô trong
và ngoài Bộ môn để đề tài của em được hoàn thiện hơn.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2016

Sinh viên

Nguyễn Bích Ngọc

ii


MỤC LỤC
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm 4.........................viii
Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới năm 2012 5...............................viii
Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng rau năm 2013-2014 của Việt Nam 6.................viii
Đơn vị: ha 6..............viii

Bảng 1.4: Tỷ lệ nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV trên một số loại rau ở
Ấn Độ năm 2005 16..............................................................................................viii
Bảng 1.5: Diễn biến lượng thuốc được nhập khẩu vào Việt Nam từ 1991 đến
năm 2007 17..........................................................................................................viii
Bảng 1.6: Sử dụng phân bón ở các nước năm 2011 22......................................viii
Bảng 1.7: Lượng phân bón của một số loại rau 23............................................viii
Bảng 3.1: Bể rửa rau tại HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam 40...................viii
Bảng 3.2: Năng suất trung bình các loại rau chính được sản xuất tại phường
Lĩnh Nam 42.........................................................................................................viii
Bảng 3.3: Các loại phân bón sử dụng trong sản xuất rau tại phường Lĩnh Nam
43........................................................................................................................... viii
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng đạm ure trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 44. . .viii
Bảng 3.5: Tình hình sử dụng phân lân trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 46...viii
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng phân NPK trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 48viii
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng phân vi sinh trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 49
................................................................................................................................. ix
Bảng 3.8: So sánh chi phí phân bón trung bình của 2 MH truyền thống và an
toàn tính cho 1 ha trên 1 vụ 50..............................................................................ix
Bảng 3.9: Các loại thuốc trừ sâu chính được sử dụng trong canh tác rau tại
Lĩnh Nam 52...........................................................................................................ix
Bảng 3.10: Các loại thuốc trừ bệnh chính được sử dụng trong canh tác rau tại
Lĩnh Nam 54...........................................................................................................ix
Bảng 3.11: Các loại thuốc trừ cỏ chính được sử dụng trong canh tác rau tại
Lĩnh Nam 56...........................................................................................................ix
Bảng 3.12: Các loại thuốc kích thích, điều hòa sinh trưởng chính được sử dụng
trong canh tác rau tại Lĩnh Nam 58......................................................................ix

iii



Bảng 3.14: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của phân vô cơ trong canh
tác rau tới môi trường đất 61................................................................................ix
Đơn vị: % 61...........................................................................................................ix
Bảng 3.15: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của phân vô cơ trong canh
tác rau tới môi trường nước 62.............................................................................ix
Đơn vị: % 62...........................................................................................................ix
Bảng 3.16: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV trong
canh tác rau tới môi trường đất 63.......................................................................ix
Đơn vị: % 63...........................................................................................................ix
Bảng 3.17: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV trong
canh tác rau tới môi trường nước 64....................................................................ix
Đơn vị: % 64...........................................................................................................ix
Bảng 3.18: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng đất 66........................ix
Bảng 3.19: Số lượng giun đất đợt 1 (tháng 10/2015) 68.......................................ix
Đơn vị: con/ô 68.................ix
Bảng 3.20: Số lượng giun đất đợt 2 (tháng 11/2015) 68.......................................ix
Đơn vị: con/ô

68............ix

Bảng 3.21: Số lượng giun đất đợt 3 (tháng 12/2015) 68.......................................ix
Đơn vị: con/ô 68................ix
Bảng 3.22: Tổng hợp số lượng giun đất của cả 3 đợt 68.....................................ix
Đơn vị: con/ô 68................ix
Hình 1.1: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường 8................xi
Hình 1.2. Tình hình tiêu thụ thuốc BVTV ở Ấn Độ và Thế giới năm 2009 16...xi
Hình 1.3: Cung cầu phân bón trên thế giới (2013-2018) 19.................................xi
Hình 1.4: Nhu cầu phân bón theo thành phần 20................................................xi
Hình 1.5: Cung cầu một số loại phân bón ở Việt Nam, 2011 23..........................xi
Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu đất mô hình VietGAP (ghi chú cụ thể được trình bày

ở phụ lục 4) 34........................................................................................................xi
Hình 2.2: Sơ đồ lấy mẫu đất mô hình truyền thống (ghi chú cụ thể được trình
bày ở phụ lục 4) 35.................................................................................................xi
Hình 2.3: Sơ đồ lấy mẫu giun đất mô hình VietGap (ghi chú cụ thể được trình
bày ở phụ lục 7 37...................................................................................................xi

iv


Hình 2.4: Sơ đồ lấy mẫu giun đất mô hình truyền thống (ghi chú cụ thể được
trình bày ở phụ lục 7) 37........................................................................................xi
Việt Nam là nước sản xuất nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới nóng và ẩm của Việt
Nam thuận lợi cho sự phát triển của cây trồng nhưng cũng rất thuận lợi cho sự
phát sinh, phát triển của sâu bệnh, cỏ dại gây hại mùa màng. Do vậy việc sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật để phòng trừ sâu hại, dịch bệnh bảo vệ mùa màng,
giữ vững an ninh lương thực quốc gia vẫn là một biện pháp quan trọng và chủ
yếu (Hoàng Điển, 2013).........................................................................................17
Thuốc BVTV được bắt đầu được sử dụng ở miền Bắc Việt Nam vào những
năm 1955 từ đó đến nay tỏ ra là phương tiện quyết định nhanh chóng dập tắt
các dịch sâu bệnh trên diện rộng. Do vậy, cần phải khẳng định vai trò không
thể thiếu được của thuốc BVTV trong điều kiện sản xuất nông nghiệp cảu
nước ta những năm qua, hiện nay và cả trong thời gian sắp tới........................17
Theo số liệu của cục BVTV trong giai đoạn 1981 - 1986 số lượng thuốc sử dụng
là 6,5 - 9,0 ngàn tấn thương phẩm, tăng lên 20 - 30 ngàn tấn trong giai đoạn
1991 - 2000 và từ 36 - 75,8 ngàn tấn trong giai đoạn 2001 - 2010. Giá trị nhập
khẩu thuốc BVTV cũng tăng nhanh, năm 2008 là 472 triệu USD, năm 2010 là
537 triệu USD. .......................................................................................................17
Nguồn: Hoàng Hà, 2009...................................18
Theo Trương Quốc Tùng (2013), trong năm 2010 lượng thuốc Việt Nam sử
dụng bằng 40% mức sử dụng trung bình của 4 nước lớn dùng nhiều thuốc

BVTV trên thế giới (Mỹ, Pháp, Nhật, Brazin) trong khi GDP của nước ta chỉ
bằng 3,3%GDP trung bình của họ.......................................................................18
Khác với nhiều cây trồng khác, cây rau là cây trồng ngắn ngày với yêu cầu
thâm canh và BVTV rất cao, thuốc hoá học được sử dụng trên đơn vị diện tích
cao hơn nhiều so với cây lúa (Viện BVTV, 1998 - 2005). Theo báo Lao Động
(2007), những loại rau có nguy cơ nhiễm thuốc BVTV cao là cải xanh (miền
Bắc 48,1%, miền Nam 44,4%), đậu cove (miền Nam 69%, miền Bắc 51,5%),
rau muống 30,4%. Những loại rau này là những thực phẩm mà người dân sử
dụng hằng ngày nếu chúng bị nhiễm thuốc BVTV thì có nguy cơ rất cao ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng............................................................18
1.3.2 Tình hình sử dụng phân bón nói chung và cho cây rau nói riêng trên thế
giới và ở Việt Nam :...............................................................................................19

v


Theo tổ chức FAO, trong thập niên 70-80 của thế kỷ XX, trên phạm vi trên
toàn thế giới trung bình phân bón quyết định 50% tổng sản lượng nông sản
tăng thêm, có thể thấy ảnh hưởng to lớn của phân bón đến năng suất và phẩm
chất nông sản, vì vậy tình hình sử dụng phân bón trên thế giới ngày càng tăng.
Tổng lượng phân bón tiêu thụ tăng từ khoảng 69 triệu tấn năm 1970 lên
khoảng 146 triệu tấn năm 1990, nghĩa là tăng gấp 2 lần (Theo IFA, 1995). Gần
đây theo IFA, nhu cầu phân bón thế giới niên vụ 2013 – 2014 đã tăng 3,1% so
với cùng kỳ năm trước và ước đạt 184 triệu tấn (tính theo lượng dinh dưỡng).
Cũng theo ước tính của IFA, sản lượng phân bón năm 2014 đạt 243 triệu tấn
các loại, tăng 2,6% so với năm 2013 và đạt 85% công suất của các nhà máy
toàn cầu. Như vậy, tổng sản lượng phân bón toàn cầu dư khoảng 59 triệu tấn.
Xu hướng này của ngành phân bón sẽ tiếp tục diễn ra cho đến năm 2018 khi
nhu cầu và nguồn cung phân bón dự báo sẽ ở mức 197 triệu tấn và 280 triệu
tấn, thặng dư cung ở mức 83 triệu tấn, tăng 40% so với năm 2014...................19

................................................................................................................................. 19
Nguồn: IFA, 2012..................................................................................................19
Trong giai đoạn 2004-2014, nhu cầu phân bón tăng trưởng liên tục với tốc độ
bình quân là 2,08%. Nhu cầu tiêu thụ phân bón cũng có sự phân hóa đối với
từng khu vực và từng loại phân bón khác nhau ( Đoàn Minh Tin, 2015).........20
39. Wasim Aktar (2009). Impact of pesticides use in agriculture: their benefits
and hazards............................................................................................................76
Tài liệu online:.......................................................................................................77
41. Hà Duy. Nông dân với xu hướng chọn phân hữu cơ sinh học.
Thứ 5, 9/7/2015...............................................77
42. Lê Thị Khánh. Cây rau trong đời sống kinh tế - xã hội.
Thứ 2, 20/7/2015........................................................77

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Ký hiệu, chữ viết tắt

Diễn giải

Bộ NN&PTNT

: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn

BVTV

: Bảo vệ thực vật

FAO

FAOSTAT

: Tổ chức Lương thực Nông Nghiệp của Liên Hợp
Quốc
: Ngân hàng dữ liệu trực tuyến của tổ chức Nông

MH

lương thế giới
: Mô hình

MHVG

: Mô hình VietGAP

MHTT

: Mô hình truyền thống

Cs

: Cộng sự

Nnk

: Những người khác

NXB

: Nhà xuất bản


OM

: Chất hữu cơ

Nts

: Đạm tổng số

Pts

: Lân tổng số

Kts

: Kali tổng số

VCCI

: Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam
vii


TCVN

: Tiêu chuẩn Việt Nam

IFA

: Hiệp hội phân bón quốc tế


HTX DVNN

: Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Trang
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm...............................4
Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới năm 2012.....................................5
Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng rau năm 2013-2014 của Việt Nam.......................6
Đơn vị: ha....................6
Bảng 1.4: Tỷ lệ nông dân sử dụng các loại thuốc BVTV trên một số loại rau ở
Ấn Độ năm 2005....................................................................................................16
Bảng 1.5: Diễn biến lượng thuốc được nhập khẩu vào Việt Nam từ 1991 đến
năm 2007................................................................................................................17
Bảng 1.6: Sử dụng phân bón ở các nước năm 2011............................................22
Bảng 1.7: Lượng phân bón của một số loại rau..................................................23
Bảng 3.1: Bể rửa rau tại HTX dịch vụ nông nghiệp Lĩnh Nam.........................40
Bảng 3.2: Năng suất trung bình các loại rau chính được sản xuất tại phường
Lĩnh Nam...............................................................................................................42
Bảng 3.3: Các loại phân bón sử dụng trong sản xuất rau tại phường Lĩnh Nam
................................................................................................................................. 43
Bảng 3.4: Tình hình sử dụng đạm ure trong canh tác rau tại Lĩnh Nam..........44
Bảng 3.5: Tình hình sử dụng phân lân trong canh tác rau tại Lĩnh Nam.........46
Bảng 3.6: Tình hình sử dụng phân NPK trong canh tác rau tại Lĩnh Nam......48
Bảng 3.7: Tình hình sử dụng phân vi sinh trong canh tác rau tại Lĩnh Nam...49
Bảng 3.8: So sánh chi phí phân bón trung bình của 2 MH truyền thống và an
toàn tính cho 1 ha trên 1 vụ..................................................................................50

viii



Bảng 3.9: Các loại thuốc trừ sâu chính được sử dụng trong canh tác rau tại
Lĩnh Nam...............................................................................................................52
Bảng 3.10: Các loại thuốc trừ bệnh chính được sử dụng trong canh tác rau tại
Lĩnh Nam...............................................................................................................54
Bảng 3.11: Các loại thuốc trừ cỏ chính được sử dụng trong canh tác rau tại
Lĩnh Nam...............................................................................................................56
Bảng 3.12: Các loại thuốc kích thích, điều hòa sinh trưởng chính được sử dụng
trong canh tác rau tại Lĩnh Nam..........................................................................58
Bảng 3.14: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của phân vô cơ trong canh
tác rau tới môi trường đất.....................................................................................61
Đơn vị: %...............................................................................................................61
Bảng 3.15: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của phân vô cơ trong canh
tác rau tới môi trường nước..................................................................................62
Đơn vị: %...............................................................................................................62
Bảng 3.16: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV trong
canh tác rau tới môi trường đất...........................................................................63
Đơn vị: %...............................................................................................................63
Bảng 3.17: Nhận thức của người dân về ảnh hưởng của thuốc BVTV trong
canh tác rau tới môi trường nước........................................................................64
Đơn vị: %...............................................................................................................64
Bảng 3.18: Kết quả phân tích một số chỉ tiêu chất lượng đất............................66
Bảng 3.19: Số lượng giun đất đợt 1 (tháng 10/2015)...........................................68
Đơn vị: con/ô.....................68
Bảng 3.20: Số lượng giun đất đợt 2 (tháng 11/2015)...........................................68
Đơn vị: con/ô

................68


Bảng 3.21: Số lượng giun đất đợt 3 (tháng 12/2015)...........................................68
Đơn vị: con/ô....................68
Bảng 3.22: Tổng hợp số lượng giun đất của cả 3 đợt .........................................68
Đơn vị: con/ô....................68

ix


x


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Trang
Hình 1.1: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường....................8
Hình 1.2. Tình hình tiêu thụ thuốc BVTV ở Ấn Độ và Thế giới năm 2009.......16
Hình 1.3: Cung cầu phân bón trên thế giới (2013-2018).....................................19
Hình 1.4: Nhu cầu phân bón theo thành phần....................................................20
Hình 1.5: Cung cầu một số loại phân bón ở Việt Nam, 2011..............................23
Hình 2.1: Sơ đồ lấy mẫu đất mô hình VietGAP (ghi chú cụ thể được trình bày
ở phụ lục 4)............................................................................................................. 34
Hình 2.2: Sơ đồ lấy mẫu đất mô hình truyền thống (ghi chú cụ thể được trình
bày ở phụ lục 4).....................................................................................................35
Hình 2.3: Sơ đồ lấy mẫu giun đất mô hình VietGap (ghi chú cụ thể được trình
bày ở phụ lục 7.......................................................................................................37
Hình 2.4: Sơ đồ lấy mẫu giun đất mô hình truyền thống (ghi chú cụ thể được
trình bày ở phụ lục 7)............................................................................................37

xi



Mở Đầu
Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu:
Nền kinh tế Việt Nam trong vài năm trở lại đây đã có những bước tiến
đáng kể, đặc biệt nền nông nghiệp có những chuyển biến rõ rệt: thị trường xuất
khẩu lớn, sản phẩm phong phú đa dạng, có chất lượng cao…Với những thành phố
lớn phát triển như Hà Nội, Thành Phố HCM… thì nhu cầu về các sản phẩm
“nông nghiệp sạch” tất yếu đã trở thành xu thế phổ biến, trong đó rau an toàn là
một trong những thực phẩm được quan tâm nhiều nhất hiện nay vì rau là thành
phần không thể thiếu trong bữa ăn của người Việt. Nhiều vùng chuyên canh rau
theo mô hình an toàn, VietGap đã được hình thành góp phần giải quyết nhu cầu
ngày càng cao của người dân cả về số lượng và chất lượng. Và muốn đạt được
năng suất cao, chất lượng tốt thì không thể không dùng một lượng nhất định thuốc
BVTV và phân bón. Theo nhóm phóng viên thời sự tường thuật trực tuyến từ
VCCI (2014), số liệu thống trên thế giới năng suất cây trồng trước thu hoạch
bị thiệt hại khoảng 13,8% do côn trùng, 11,6% do các loại bệnh như nấm, vi
khuẩn, vi rút và khoảng 9,5% do cỏ dại , tổng số năng suất cây trồng bị dịch
hại làm tổn thất lên đến trên 30% , vì vậy việc sử dụng các hoá chất BVTV đã
trở thành một trong những phương tiện kinh tế nhất trong công tác phòng trừ dịch
hại và bảo quản nông sản, đảm bảo an ninh lương thực. Hà Duy (2013) trích từ
thống kê của Viện Dinh dưỡng cây trồng quốc tế - IPNI năm 2012 đã đánh giá
phân bón đóng góp khoảng 30-35% tổng sản lượng cây trồng. Tuy nhiên, thuốc
BVTV và phân bón cũng là hoá chất, nên nếu sử dụng không đúng cách sẽ gây
nên sự ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, ảnh hưởng
đến các sinh vật sống trong đất, trong đó có hệ giun đất có ích.
Phường Lĩnh Nam hiện nay đã trở thành vùng chuyên canh rau, đặc biệt làng
Thúy Lĩnh từ nhiều năm nay là vựa rau an toàn lớn của Hà Nội, vấn đề sử dụng
thuốc BVTV và phân bón trong canh tác rau đang ngày càng được lãnh đạo
HTXDVNN và người nông dân quan tâm. Trước thực trạng trên, tôi thực hiện đề
tài nghiên cứu “ Đánh giá ảnh hưởng của thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa
1



học đến số lượng giun đất trong hệ thống canh tác rau tại phường Lĩnh Nam,
quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội ”.
Mục đích và yêu cầu của đề tài:
Mục đích của đề tài:
- Đánh giá thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong sản xuất
rau tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Tìm hiểu nhận thức của người dân về ô nhiễm môi trường đất, nước,
nông sản và sức khỏe con người do sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong
sản xuất rau tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Đánh giá ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV đến số lượng giun
đất trong canh tác rau tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Đề xuất giải pháp phù hợp trong sử dụng phân bón và thuốc BVTV
trong canh tác rau tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
Yêu cầu của đề tài:
- Đánh giá được thực trạng sử dụng phân bón và thuốc BVTV trong
canh tác rau tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.
- Đánh giá được mức độ ảnh hưởng của phân bón và thuốc BVTV
trong canh tác rau đến số lượng giun đất tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội
- Đề xuất được các giải pháp cụ thể, phù hợp trong sử dụng phân bón,
thuốc BVTV trong canh tác rau tại Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội.

2


Chương 1
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu chung về cây rau, tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên
thế giới và ở Việt Nam:

1.1.1 Khái niệm về cây rau:
Theo Lê Thị Khánh (2009), rau là một loại cây có thể ăn được và
thường là mọng nước, ngon và bổ được sử dụng như là món ăn chính hoặc đồ
phụ gia để nấu hoặc ăn sống.
Rau rất đa dạng và phong phú, do vậy khái niệm về "rau" chỉ có thể dựa
trên công dụng của nó. Rau xanh là loại thực phẩm không thể thiếu trong bữa
ăn hàng ngày của mỗi người trên khắp hành tinh, đặc biệt khi lương thực và các
loại thức ăn giàu đạm đã được đảm bảo thì nhu cầu về rau xanh lại càng gia
tăng, như một nhân tố tích cực trong cân bằng dinh dưỡng và kéo dài tuổi thọ.
Vai trò của cây rau đã được khẳng định qua câu tục ngữ "cơm không rau như
đau không thuốc". Giá trị của cây rau được thể hiện nhiều mặt trong cuộc sống.
1.1.2 Vai trò của rau xanh:
Lê Thị Khánh (2009) cho rằng:
Rau xanh không chỉ cung cấp một lượng dinh dưỡng nhất định, đặc biệt là
khoáng chất và các loại vitamin trong khẩu phần ăn hàng ngày mà còn cung cấp
cellulose giúp cơ thể tiêu hóa thức ăn, đào thải nhanh cholesteron và các chất có
hại khác ra khỏi cơ thể, rau xanh còn là nguồn dược liệu quý và đem lại hiệu quả
kinh tế cao cho con người. Rau được coi là loại cây trồng chủ lực trong việc
chuyển dịch cơ cấu cây trồng xóa đói giảm nghèo cho nông dân Việt Nam.
Rau có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP vv...
Trong khẩu phần ăn của nhân dân ta, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn
vitamin A, 60-70% nguồn vita min B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn
vitamin C. Vitamin có tác dụng làm cho cơ thể phát triển cân đối, điều hòa, các
hoạt động sinh lý của cơ thể tiến hành bình thường. Thiếu một loại vitamin nào
đó sẽ làm cho cơ thể phát triển không bình thường và phát sinh ra bệnh tật.
3


Rau chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của
xương và máu. Những chất khoáng có tác dụng trung hòa độ chua do dạ dày tiết

ra khi tiêu hóa các loại thức ăn như thịt, các loại ngũ cốc. Rau cung cấp cho cơ thể
các axit hữu cơ, các hợp chất thơm, các vi lượng, các cellulose (chất xơ) giúp cơ
thể tiêu hoá thức ăn dễ dàng, phòng ngừa các bệnh về tim mạch áp huyết cao.
1.1.3 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau trên thế giới:
Nguyễn Minh Chung (2012) trích từ thống kê của FAO năm 2008:
Năm 1980, toàn thế giới sản xuất được 375 trệu tấn rau, năm 1990 là 441 triệu
tấn, năm 1997 là 596,6 triệu tấn và năm 2001 đã lên tới 678 triệu tấn. Lượng
tiêu thụ rau bình quân theo đầu người là 110 kg/người/năm. Tuy nhiên trình
độ phát triển nghề trồng rau ở các nước không giống nhau. Theo K.U Ahmed
và M.Shajahan (1991), sản lượng rau theo đầu người ở các nước phát triển
cao hơn hẳn các nước đang phát triển, các nước phát triển tỷ lệ cây rau/cây
lương thực là 2/1, các nước đang phát triển tỷ lệ này là ½.
Bảng 1.1. Tình hình sản xuất rau trên thế giới qua các năm
Năm

Diện tích (ha)

Năng suất (kg/ha)

Sản lượng (tấn)

2003

17.110.943

139.965

239.493.188

2004


16.214.488

140.094

227.154.772

2005

16.694.482

140.107

233.901.546

2006

17.189.392

141.689

243.555.067

2007

17.273.066

142.199

245.621.803


2008

17.621.392

141.645

249.598.246

2009

17.878.556

138.665

247.913.750

2010

18.073.088

132.858

240.114.694

Nguồn: FAOSTAT, 2012

4



Bảng 1.2: Tình hình tiêu thụ rau trên thế giới năm 2012
Sự tiêu thụ

Nơi tiêu thụ

(Kg/người/năm)

Châu phi

53,3

Bắc Mỹ

101,2

Nam Mỹ

47,5

Á châu

125,6

Âu châu

114,4

Australasia

99,2


Thế giới

108,2
Nguồn: FAOSTAT, 2012

Ngoài mức tăng về sản lượng hàng năm thì chất lượng cũng ngày càng
được nâng cao. Nhiều tiến bộ kỹ thuật được áp dụng để hạn chế các tồn dư có
hại trong sản phẩm rau (hàm lượng NO 3-, dư lượng thuốc BVTV, hàm lượng
kim loại nặng…có hại cho sức khỏe con người) như: kỹ thuật trồng rau không
dùng đất, trồng trong dung dịch, trồng rau trong điều kiện có che chắn; sử
dụng thuốc trừ sâu, thuốc BVTV đúng quy định, đảm bảo an toàn cho môi
trường và con người.
1.1.4 Tình hình sản xuất và tiêu thụ rau ở Việt Nam:
Việt Nam có vị trí địa lý trải dài qua nhiều vĩ độ, khí hậu nhiệt đới gió
mùa và có một số vùng có tiểu khí hậu đặc biệt như Sa Pa, Tam Đảo, Đà
Lạt…, có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi cho sản xuất rau. Việt Nam có thể
trồng được trên 120 loại rau nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới và cùng với các tiến
bộ khoa học công nghệ các loại rau trái vụ được sản xuất nhằm đáp ứng nhu
cầu tiêu dùng và phục vụ chế biến xuất khẩu. Sản xuất rau có xu hướng ngày
càng mở rộng về diện tích và sản lượng tăng đồng thuận.
Theo Trần Khắc Thi và cs (2007): Sản xuất rau ở Việt Nam được tập
trung ở 2 vùng chính:
- Vùng rau tập trung, chuyên canh ven thành phố, thị xã và khu công nghiệp
chiếm 46% diện tích và 45% sản lượng rau cả nước. Sản xuất rau ở vùng này chủ
5


yếu cung cấp cho thị trường nội địa. Chủng loại rau vùng này rất phong phú bao gồm
60-80 loại rau trong vụ đông xuân, 20-30 loại rau trong vụ hè thu.

- Vùng rau sản xuất theo hướng hàng hoá, luân canh với cây lương thực
tại các vùng đồng bằng lớn, chiếm 54% về diện tích và 55% về sản lượng rau cả
nước. Rau ở vùng này tập trung cho chế biến, xuất khẩu và điều hoà, lưu thông
rau trong nước.
Theo số liệu từ Bộ NN & PTNT năm 2012, diện tích trồng rau cả nước
đạt khoảng 823.728 ha (tăng 103,7% so với năm 2011), năng suất đạt 170
tạ/ha (tăng 102% so với năm 2011), sản lượng đạt 14,0 triệu tấn (tăng 106%
so với năm 2011); trong đó miền Bắc diện tích đạt 357,5 nghìn ha, năng suất
đạt 160 tạ/ha, sản lượng đạt 5,7 triệu tấn; miền Nam diện tích đạt 466,2 nghìn
ha, năng suất đạt 178 tạ/ha, sản lượng đạt 8,3 triệu tấn.
Bảng 1.3: Diện tích gieo trồng rau năm 2013-2014 của Việt Nam
Đơn vị: ha
Cả nước
Miền Bắc
ĐBSH
Trung du và miền núi phía Bắc
Bắc Trung Bộ
Miền Nam
DH Nam Trung Bộ
Tây Nguyên
Đông Nam Bộ
ĐBSCL

Năm 2013
Năm 2014
847.472,5
881.711,5
382.574,9
399.270,5
172.573,5

183.691,4
121.404,6
126.221,3
88.596,9
89.357,7
464.897,6
482.411,0
62.540,2
64.498,8
94.795,4
100.864,3
57.751,0
59.920,8
249.811,0
257.157,1
Nguồn: Tổng cục thống kê, 2014

Theo Nguyễn Các Mác, Nguyễn Linh Trung (2014), bình quân lượng rau
tiêu thụ của các nhóm, hộ điều tra dao động từ 1,791 - 1,817 kg/hộ/ngày. Như vậy
bình quân rau tiêu thụ người/ngày của các nhóm dao động từ 450 - 620 gram.
Ở Việt Nam, rau được tiêu thụ hầu hết ở các hộ gia đình. Theo Nguyễn Minh
Chung (2012) có 100% số hộ gia đình tiêu thụ rau. Tính từ năm 1993 – 1998 loại rau
được tiêu thụ nhiều nhất là rau muống (95% số hộ tiêu thụ), sau đó là cà chua (88% số
hộ tiêu thụ). Năm 2002, rau tiru thụ chủ yếu là su hào, bắp cải, đậu đỗ, mức tiêu thụ rau
tăng 10%/năm. Bình quân tiêu thụ rau tính theo đầu người của Việt Nam là 54
kg/người/năm. Giá trị tiêu thụ rau hàng năm (bao gồm giá trị tự trồng) là 126.000
6


đồng/người hoặc 529.000 đồng/hộ (chiếm 4% tổng chi phí tiêu dùng). Trong một khảo

sát gần đây của Viện Khoa học Nông nghiệp Việt Nam về sản xuất và thương mại
hàng hóa rau cho thấy: tổng lượng rau bình quân đầu người tăng hơn 2 lần so với 10
năm qua, xu hướng tiêu thụ rau của người Việt Nam cũng có nhiều thay đổi. Mức tiêu
thụ rau theo đầu người sẽ tăng khoảng một nửa so với mức tăng của thu nhập, năm
2010 đạt mức tiêu thụ bình quân 140 kg/người/năm.
Rau xanh vẫn giữ vị trí quan trọng trong bữa ăn hàng ngày và mức tiêu thụ ngày
càng lớn, nhưng được đánh giá mang lại nhiều rủi ro cho người tiêu dùng do chất lượng
rau ở nhiều nơi không đảm bảo. Vì thế mục tiêu của ngành sản xuất rau hiện nay là đáp
ứng nhu cầu rau có chất lượng cao đảm bảo an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng nhất
là các vùng tập trung đông dân cư.
1.2 Giới thiệu chung về thuốc BVTV và phân bón:
1.2.1 Giới thiệu chung về thuốc BVTV:
1.2.1.1 Khái niệm thuốc BVTV:
Theo qui định tại điều 1, chương 1, điều lệ quản lý thuốc BVTV (ban hành kèm
theo Nghị định số 58/2002/NĐ-CP ngày 03/6/2002 của Chính phủ), ngoài tác dụng
phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật, thuốc BVTV còn bao gồm cả những
chế phẩm có tác dụng điều hoà sinh trưởng thực vật, các chất làm rụng lá, làm khô cây,
giúp cho việc thu hoạch mùa màng bằng cơ giới được thuận tiện (thu hoạch bông vải,
khoai tây bằng máy móc…). Những chế phẩm có tác dụng xua đuổi hoặc thu hút các
loài sinh vật gây hại tài nguyên thực vật đến để tiêu diệt.
Theo Trần Văn Hai (2009): “Thuốc BVTV hay nông dược là những
chất độc có nguồn gốc tự nhiên hay hóa chất tổng hợp được dùng để bảo vệ
cây trồng và nông sản, chống lại sự phá hoại của những sinh vật gây hại đến
tài nguyên thực vật. Những sinh vật gây hại chính gồm sâu hại, bệnh hại, cỏ
dại, chuột và các tác nhân khác”.
Pháp lệnh bảo vệ và kiểm dịch thực vật (2001) định nghĩa: “Thuốc bảo vệ thực
vật là các chế phẩm có nguồn gốc hoá học, sinh học, thảo mộc - được sử dụng để
phòng trừ sinh vật gây hại tài nguyên thực vật…”.
1.2.1.2 Ảnh hưởng của thuốc BVTV :
Về cơ bản thuốc BVTV được sử dụng để bảo vệ mùa màng , chống lại sâu

bệnh và cỏ dại, cho hiệu quả kinh tế cao, ít tốn công chăm sóc, kích thích cây trồng
7


phát triển tốt hơn nhưng đôi khi chúng lại gây hại cho môi trường và đặc biệt là sức
khỏe con người nếu sử dụng không đúng cách.
a. Đối với môi trường:
Con
đường
dự kiến
phán
tán

Tia nước
thuốc BVTV

Theo trọng lượng
Không khí

Cây trồng
Theo mưa

Đất trống

Phát
tán
hoạt
tính
của
thuốc

trong
môi
trường

Thu hoạch
Động vật

Xói mòn
rửa trôi

Mưa, sương


Diệt sâu
bệnh

Nước cấp
Con người

Nước sạch
Nước Ngầm

Biển

Hình 1.1: Con đường phát tán của thuốc BVTV trong môi trường
Nguồn: Lưu Nguyễn Thành Công, 2010
- Trong môi trường đất:
Theo Nguyễn Trần Oánh (2007), dù xử lý bằng phương pháp nào, cuối
cùng thuốc BVTV cũng đi vào đất, tồn tại ở các lớp đất khác nhau, trong các
khoảng thời gian không giống nhau. Trong đất thuốc BVTV thường bị vsv đất

phân giải hay bị đất hấp phụ (bị sét và mùn hút). Nhưng có nhiều loại thuốc
có thời gian phân huỷ dài, khi dùng liên tục và lâu dài, chúng có thể tích luỹ
trong đất một lượng rất lớn.
Đất là nơi tàng trữ dư lượng thuốc BVTV sau khi sử dụng. Hợp chất
Asen là một trong những hợp chất được sử dụng nhiều để trừ sâu bệnh. Mặc
dù sử dụng hợp chất này rất hiệu quả trong việc trừ sâu nhưng Asen tồn tại
trong đất với lượng rất lớn làm cây trồng cằn cỗi, năng suất giảm sút, cây bị
8


chết, dư lượng tồn tại trong nông sản gây độc cho đất, nước, con người
(Nguyễn Thị Thanh và cs, 2014).
Theo Lê Huy Bá (2008), thuốc trừ sâu phun lên cây trồng thì có đến
khoảng 50% bị rơi xuống đất, sẽ tạo thành lớp mỏng trên bề mặt, là dư lượng
gây hại đáng kể cho cây trồng. Sự lưu trữ của thuốc trừ sâu trong đất là yếu tố
quan trọng để đánh giá khả năng gây ô nhiễm môi trường.
- Trong môi trường không khí: khi phun thuốc trừ sâu vào môi trường
không khí bị ô nhiễm dưới dạng bụi, hơi; dưới tác dụng của ánh sáng, nhiệt độ,
gió…và tính chất hóa học, thuốc trừ sâu có thể lan truyền trong không khí.
Lượng tồn lưu trong không khí sẽ khuếch tán và di chuyển xa đến nơi khác.
- Lưu Nguyễn Thành Công (2010) cho rằng, trong môi trường nước: ô
nhiễm môi trường đất dẫn đến làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu trong
đất dưới tác động của mưa và rửa trôi sẽ tích lũy, lắng đọng trong lớp bùn ở
đáy sông, ao, hồ…sẽ làm ô nhiễm nguồn nước. Thuốc trừ sâu có thể được phát
hiện trong các giếng, ao, hồ, suối…cách nơi sử dụng thuốc trừ sâu vài km
b. Đối với quần thể sinh vật:
Các loại thuốc trừ sâu thường có tính năng rộng, nghĩa là có thể diệt
được nhiều loại côn trùng. Khi dùng thuốc diệt sâu hại, một số côn trùng có
ích cũng bị tiêu diệt luôn, đồng thời ảnh hưởng đến các loại chim ăn sâu vì
chim ăn phải sâu đã trúng độc. Nói cách khác, sau khi phun thuốc trừ sâu, số

lượng thiên địch của nhiều loại sâu cũng giảm, điều đó có lợi cho sự phát
triển của sâu hại.
c. Đối với sức khỏe con người:
Theo Trịnh Văn Bình (2013):
Các loại thuốc trừ sâu đều có tính độc cao, trong quá trình sử dụng
thuốc, một lượng thuốc nào đó có thể đi vào trong thân cây, quả hoặc dính
bám chặt trên lá. Người và động vật ăn phải các loại nông sản này có thể bị
ngộ độc tức thời hoặc ở nồng độ cao có thể dẫn đến chết, hoặc nhiễm độc nhẹ,
từ từ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Do trình độ hạn chế, một số
nông dân không tuân thủ đầy đủ các quy định về sử dụng, bảo quản thuốc trừ
9


sâu, một số người cất thuốc vào chạn, vào tủ quần áo…nên đã gây nên những
trường hợp ngộ độc, thậm chí chết thảm thượng do ăn nhầm phải thuốc.
Một số loại thuốc trừ sâu có khả năng bay hơi mạnh nên gây khó chịu,
mệt mỏi, thậm chí choáng ngất cho người trực tiếp phun thuốc sâu trên đồng
ruộng, nhất là trong trường hợp không có các biện pháp phòng tránh tốt. Dư
lượng thuốc BVTV quá giới hạn cho phép trong nông sản, thực phẩm là mối
đe dọa với sức khỏe con người.
Các nguyên nhân trực tiếp dẫn tới nhiễm độc thuốc bảo vệ thực vật
trong lao động là trang bị bảo hộ lao động không chu đáo, thời gian phun
thuốc quá lâu, máy bơm thuốc bị rò rỉ hoặc bị hỏng, vệ sinh cá nhân kém,
nhầm lẫn…
1.2.2 Giới thiệu chung về phân bón:
1.2.2.1 Khái niệm phân bón:
Theo Nguyễn Như Hà (2010): “Phân bón là những chất hữu có, vô cơ
trong thành phần có chứa các nguyên tố vi lượng cần thiết cho cây trồng, mà
cây có thể hấp thụ được. Như vậy, phân bón được hiểu là những chất khi bón
vào đất trong thành phần phải có chứa các nguyên tố dinh dưỡng như: N, P,

K, Ca, Mg, S, Fe,… hoặc các nguyên tố vi lượng và siêu vi lượng.
Theo Nguyễn Thị Loan (2014) phân bón là các hợp chất hữu cơ hoặc
vô cơ được đưa vào đất để duy trì, cải thiện độ phì nhiêu của đất, bổ sung
lượng dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng.
1.2.2.2 Phân loại phân bón:
Theo Trịnh Thị Cẩm Hà (2012), phân bón được chia làm 3 nhóm chính:
phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh như sau:
a. Phân hữu cơ:
Phân hữu cơ là phân chứa những chất dinh dưỡng ở dạng các hợp chất
hữu cơ gồm: phân chuồng (phân heo, bò, gà), phân xanh, phân than bùn, phế
phụ phẩm nông nghiệp, rác… Tác dụng của phân hữu cơ là giúp tăng suất cây
trồng, đồng thời nó giúp tăng độ ẩm, độ xốp và độ phì nhiêu cho đất.

10


×