Tải bản đầy đủ (.doc) (88 trang)

Dự Án Cạnh Tranh Ngành Chăn Nuôi Và An Toàn Thực Phẩm – Khoản Vay Bổ Sung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (858.29 KB, 88 trang )

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

DỰ ÁN CẠNH TRANH NGÀNH CHĂN NUÔI
VÀ AN TOÀN THỰC PHẨM – KHOẢN VAY BỔ SUNG
(LIFSAP)

KHUNG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG
CẬP NHẬT
(EMF)

i


Hà nội, 2015

ii


Khung quản lý môi trường

Tháng 9/2014

CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD
CDM
COD
NN&PTNT
TNMT
KHĐT
ĐTM


EMF
EMP
FAO
GAP
GHG
NGO
GOV
HACCP
HF
HPAI
HSEMP
IPCC
IPM
ISO
PMU
SS
TOR
TSS
VFA
WTO

Nhu cầu oxy sinh hóa
Cơ Chế Phát Triển Sạch
Nhu cầu Oxy hóa học
Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
Tài Nguyên Môi Trường
Sở Kế Họach Đầu Tư
Đánh Giá Tác Động Môi Trường
Khung Quản lý Môi Trường
Kế hoạch Quản lý môi trường (viết tắt theo tiếng Anh)

Tổ Chức Nông Lương Thế Giới
Thực Hành Tốt Nông Nghiệp
Khí Thải Nhà Kính
Tổ Chức Phi Chính Phủ
Chính Phủ Việt Nam
Phân Tích Nguy Cơ Kiểm Sóat Tới hạn
Hydrogen Fluoride
Highly Pathogenic Avian Influenza
Kế Hoạch Quản Lý An Toàn, Sức Khỏe và Môi Trường
Ủy Ban Liên Chính Phủ về Biến Đổi Khí Hậu
Quản Lý Địch hại tổng hợp
Tổ Chức Tiêu Chuẩn Thế Giới
Ban Quản Lý Dự Án
Chất Rắn Lơ Lửng
Điều Kiện Tham Chiếu
Tổng lượng Chất Rắn Lơ Lửng
Cục An toàn Vệ sinh thực phẩm
Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

Dự án cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)


Khung Quản lý môi trường

I.

Tháng 9/ 2014

GIỚI THIỆU


Năm 2006, Ngân hàng Thế giới đã hỗ trợ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn xây dựng
Chương trình Hành động về An toàn thực phẩm và Sức khỏe liên quan đến nông nghiệp và
tiếp đó Tổ chức Nông lương Thế giới FAO đã tiến hành một nghiên cứu về tính cạnh tranh
của Ngành chăn nuôi Việt Nam. Dự án Nâng cao năng lực cạnh tranh ngành Chăn nuôi và An
toàn thực phẩm (Livestock Competitiveness and Food Safety Project - LIFSAP) là bước thực
hiện lô gíc tiếp theo của chương trình hành động này nhằm giải quyết các vấn đề về tính cạnh
tranh và an toàn thực phẩm mà Việt Nam đang phải đối mặt. Dự án LIFSAP sẽ hỗ trợ việc
thực hiện Chiến lược phát triển chăn nuôi đến năm 2020 của Chính phủ, đặc biệt là đáp ứng
được các mục tiêu về chăn nuôi và an toàn thực phẩm.
Với sự hỗ trợ của các chuyên gia môi trường trong nhóm xây dựng dự án của Ngân hàng Thế
giới và FAO, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mà đại diện là Cục Chăn nuôi đã xây
dựng tài liệu Khung Quản lý Môi trường (Environmental Management Framework - EMF)
này nhằm đáp ứng được yêu cầu về quản lý môi trường của cả Chính phủ Việt Nam và Ngân
hàng Thế giới. Phiên bản tiếng Anh của tài liệu này đã được chỉnh sửa, bổ sung dựa trên
những góp ý của Ngân hàng thế giới.
Khung Quản lý môi trường được soạn thảo để đưa ra một khung đánh giá tác động môi
trường, giảm thiểu và giám sát các tác động môi trường tiềm năng sẽ được áp dụng trong quá
trình thực hiện dự án LIFSAP.
Các Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Sở Tài nguyên Môi trường của các tỉnh tham
gia dự án cũng đã được tham vấn trong quá trình xây dựng tài liệu. Bản tiếng Anh của Dự
thảo tài liệu này đã được Ngân hàng Thế giới xem xét và góp ý. Bản dự thảo cuối đã được
chỉnh sửa theo các góp ý đó.
II. CƠ SỞ PHÁP LÝ, KHUNG CHÍNH SÁCH VÀ CÁC QUY ĐỊNH MÔI TRƯỜNG
2.1 Cơ sở pháp lý về môi trường của Việt Nam
o

Pháp lệnh số 18/2004/PL-UBTVQH11 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội : Pháp lệnh về
thú y

o


Luật Bảo vệ môi trường số 55/2014/QH13 do Quốc hội ban hành ngày 23/06/2014 quy định về
hoạt động bảo vệ môi trường; chính sách, biện pháp và nguồn lực để bảo vệ môi trường;
quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trong bảo vệ
môi trường (Luật có hiệu lực từ 1/1/2015).

o

Luật An toàn thực phẩm số 55/2010/QH12.

o

Nghị định 35/2014 ban hành ngày 29 tháng 4 năm 2014 - hướng dẫn lập đề án bảo vệ môi
trường, lập báo cáo ĐTM, cam kết bảo vệ môi trường đặt biệt là đề án bảo vệ môi trường
(Nghị định có có hiệu lực từ 2015).

Nghị định 18/2015 ban hành ngày 14/2/2015 của Chính phủ Quy định về quy hoạch bảo
vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch
bảo vệ môi trường;
o Nghị định Số: 119 /2013/NĐCP ban hành ngày 9 tháng 10 năm 2013 - quy định về hành
vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm
quyền xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thú y.
o

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

4


Khung Quản lý môi trường


Tháng 9/ 2014

o

Thông tư số: 02/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 21 tháng 01 năm 2011 -Hướng dẫn
nhiệm vụ quản lý nhà nước về chăn nuôi

o

Thông tư số 22/2014/TT-BTNMT ban hành ngày 05/05/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi
trường: Quy định và hướng dẫn thi hành Nghị định số 35/2014/NĐ-CP ngày 29 tháng 4
năm 2014 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 29/2011/NĐ-CP
ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy định về đánh giá môi trường chiến lược,
đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường

Thông tư 26/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 18/7/2011 của Bộ TN và MT về Quy định chi tiết
một số điều của Nghị Định số 29/2011/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2011 của Chính phủ quy
định về đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi
trường
o Thông tư số 21/2013/TT-BNNPTNT ban hành ngày 17/4/2013 về ban hành danh mục thuốc
bảo vệ thực vật được phép sử dụn hạn chế sử dụng cấm sử dụng và danh mục bổ sung giống
cây trồng được phép sản xuất kinh doanh ở Việt Nam
o Thông tư số 28/2014/TT-BNNPTNT ban hành ngày 14/9/2014 về ban hành danh mục hóa
chất, kháng sinh cấm nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh và sử dụng trong thức ăn chăn nuôi gia
súc, gia cầm tại Việt Nam
o Thông tư 25/2011/TT-BYT ban hành ngày 23 tháng 06 năm 2011 - về danh mục các chất
hóa học và dẫn xuất diệt côn trùng và diệt khuẩn được phép sử dụng, hạn chế sử dụng và cấm
sử dụng tại Việt Nam
o


o

Thông tư 15/2009/TT-BNN ban hành ngày 17 tháng 03 năm 2009 - ban hành thuốc, hoá
chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử dụng

o

Thông tư số 03/2012/TT-BNNPTNT ban hành ngày 16/01/2012 về việc Sửa đổi, bổ sung

Thông tư số 15/2009/TT-BNN ban hành ngày 17/3/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn ban hành Danh mục thuốc, hoá chất, kháng sinh cấm sử dụng, hạn chế sử
dụng.
o Thông tư số 77/2011/TT-BNNPTNT, ban hành ngày 03/11/2011 Ban hành Danh mục bổ
sung thuốc thú y, vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được
phép lưu hành tại Việt Nam.
o

o

Thông tư số 32/2011/TT-BNNPTNT ban hành ngày 21 tháng 04 năm 2011 - ban hành
danh mục vắc xin, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, hoá chất dùng trong thú y được phép
lưu hành tại Việt Nam.

o

Thông tư số 31/2011/ TT-BNNPTNT ban hành ngày 21 tháng 04 năm 2011 - Bộ Nông
nghiệp và Phát triển Nông thôn về việc Ban hành danh mục thuốc thú y được phép lưu
hành tại Việt Nam.


o

Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT ban hành ngày 14/4/2011 của Bộ Tài Nguyên Môi
trường về việc quy định quản lý chất thải nguy hại
Thông tư số: 60/2010/TT-BNNPTNT ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2011 - Quy định về
điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ lợn
Thông tư số: 61/2010/TT-BNNPTNT ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2011 - Quy định về
điều kiện vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ gia cầm
Quyết định Số: 50/2014/QĐ-TTg ban hành ngày 04 tháng 9 năm 2014 - về chính sách hỗ
trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 – 2020
QCVN 01 – 25: 2009/BNNPTNT ban hành ngày 25 tháng 12 năm 2009 - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về quản lý chất thải trong cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm

o
o
o
o

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

5


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

o

QCVN 01 - 41: 2011/BNNPTNT ban hành ngày 06 tháng 05 năm 2011 - Quy chuẩn kỹ

thuật quốc gia về yêu cầu xử lý vệ sinh đối với việc tiêu huỷ động vật và sản phẩm
động vật

o

QCVN 01 - 79: 2011/BNNPTNT ban hành ngày 25 tháng 10 năm 2011 - Quy chuẩn kỹ
thuật quốc gia về Cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm - Quy trình kiểm tra, đánh giá điều
kiện vệ sinh thú y.

o

QCVN 01 - 25: 2010/ BNNPTNT ban hành ngày 06 tháng 05 năm 2011 - Quy chuẩn này
áp dụng đối với lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm.
QCVN 01 - 14: 2010/BNNPTNT ban hành ngày 15 tháng 01 năm 2010 - Quy định các
điều kiện về an toàn sinh học đối với trang trại chăn nuôi lợn
QCVN 01 - 25: 2010/ BNNPTNT ban hành ngày 24 tháng 05 năm 2010 - Quy chuẩn
trong lĩnh vực giết mổ gia súc, gia cầm
QCVN 40:2011/BTNMT ban hành ngày 28 tháng 12 năm 2011 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải công nghiệp
QCVN 39:20011/BTNMT ban hành ngày 12 tháng 12 năm 2011 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước dùng cho tưới tiêu
QCVN 14:2008/BTNMT ban hành ngày 04 tháng 07 năm 2010 – Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về nước thải sinh hoạt
QCVN08:2008/BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước mặt
QCVN09:2008/BTNMT ban hành ngày 31 tháng 12 năm 2008 - Quy chuẩn kỹ thuật quốc
gia về chất lượng nước ngầm

o
o

o
o
o
o
o

Cơ quan Quản lý Nhà nước đối với ngành Chăn nuôi – Cục Chăn nuôi
Ở cấp Trung ương, ngành chăn nuôi do Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn quản lý.
Nhiệm vụ quản lý môi trường chăn nuôi đã được giao cho Cục Chăn nuôi, đặc biệt là Phòng
Môi trường chăn nuôi mới được Cục Chăn nuôi thành lập năm 2007.
Chức năng và Nhiệm vụ của Phòng Môi trường Chăn nuôi thuộc Cục Chăn nuôi
Chức năng và Nhiệm vụ của Phòng Môi trường Chăn nuôi thuộc Cục Chăn nuôi (được quy định tại
quyết định số 57/QD-CN-VP do Cục trưởng Cục Chăn nuôi k ngày 24 tháng 4 năm 2008)
Chức năng: Hỗ trợ lãnh đạo Cục Chăn nuôi quản lýngành chăn nuôi ở cấp trung ương, và thực hiện các
nhiệm vụ về quản lýmôi trường, chất lượng sản phẩm và an toàn thực phẩm ngành chăn nuôi.
Nhiệm vụ của Phòng Môi trường Chăn nuôi được tóm tắt dưới đây:
(a) Tham gia xây dựng các chiến lược, lập kế quy hoạch và xây dựng các kế hoạch, các văn bản pháp l về
quản lý môi trường chăn nuôi
(b) Điều phối hoạt động quản lý môi trường chăn nuôi, bao gồm:
Thẩm định và quản lý các dự án quản lý môi trường chăn nuôi
Thiết lập và duy trì cơ sở dữ liệu môi trường, lập các báo cáo môi trường liên quan tới ngành
chăn nuôi.
(c) Quản lý Môi trường: Phòng Môi trường sẽ chủ động tham gia
Xây dựng các tiêu chuẩn về xử lý chất thải chăn nuôi áp dụng ở cấp trung ương và địa phương
Chỉ đạo và giám sát việc thực hiện bảo vệ môi trường
Kiểm tra và giám sát sự tuân thủ các tiêu chuẩn quốc gia ở các tỉnh. Phối hợp với các cơ
quan chức năng trong việc đánh giá tác động môi trường và đề xuât biện pháp giảm thiểu

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)


6


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

(d) Quản lý chất lượng và an toàn thực phẩm liên quan đến thức ăn chăn nuôi;
(e) Nghiên cứu;
(f) Tham gia điều phối các hoạt động khuyến nông có bao gồm nội dung bảo vệ môi trường liên quan đến
chăn nuôi;
(g) Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường liên quan đến chăn nuôi;
(h) Hợp tác quốc tế: đề xuất và xây dựng các dự án hợp tác quốc tế về bảo vệ môi trường liên quan đến
chăn nuôi;
(i) Quản lý các dịch vụ công về quản lý môi trường chăn nuôi: xây dựng chính sách, hướng dẫn thực
hiện;
(j) Quản lý các tổ chức thực hiện dịch vụ công thuộc lĩnh vực môi trường chăn nuôi: xây dựng chính
sách, hướng dẫn và hỗ trợ thực hiện.
(k) Thanh tra, kiểm tra định kỳ hoặc không báo trước về sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường và
giải quyết khiếu nại.
Phòng Môi trường chăn nuôi được cơ cấu tổng số 6 cán bộ gồm một trưởng phòng, một phó phòng và các
chuyên viên. Hiện tại phòng đã có hai kỹ sư (một kỹ sư nông nghiệp và kỹ sư công nghệ sinh học) và việc
tuyển dụng các vị trí còn lại đang được tiếp tục.

2.2

Các chính sách của Ngân hàng Thế giới về đảm bảo an toàn cho môi trường

Theo phân loại của Ngân hàng Thế giới, Dự án LIFSAP thuộc Nhóm B về tác động môi
trường và các chính sách đảm bảo an toàn sau đây sẽ được áp dụng:

OP 4.01 Đánh giá tác động môi trường
Mục tiêu của Chính sách OP 4.01 là nhằm đảm bảo tính bền vững về môi trường của các dự
án phát triển. Các dự án do Ngân hàng đầu tư đều được đánh giá tác động môi trường từ
trong giai đoạn định hình dự án. Đánh giá động môi trường tiềm tàng có thể xảy ra trong quá
trình thực hiện dự án sẽ được đánh giá và đề xuất các biện pháp nhằm giảm thiểu tác động
đến môi trường từ các hoạt động của dự án.
OP4.09 Quản lý dịch hại.
Chính sách OP 4.09 có thể được áp dụng nếu dự án có tài trợ cho các hoạt động liên quan tới
khử trùng chuồng trại hay kiểm soát ruồi, muỗi và các côn trùng gây bệnh khác. Mọi hoạt
động vận chuyển, tiếp xúc, sử dụng, thải bỏ thuốc khử trùng và bao bì được thực hiện trong
dự án LIFSAP sẽ phải đảm bảo sự an toàn cho con người và môi trường bằng cách thực hiện
các biện pháp giảm thiểu phù hợp.
III

MÔ TẢ DỰ ÁN LIFSAP

Mục tiêu phát triển của dự án là: “Nâng cao tính cạnh tranh của các cơ sở chăn nuôi quy
mô hộ gia đình bằng cách giải quyết các vấn đề liên quan tới sản xuất, an toàn thực phẩm và
những rủi ro môi trường trong chuỗi sản xuất và cung cấp các sản phẩm chăn nuôi ở một số
tỉnh được lựa chọn.” Đối tượng được hưởng lợi chính của dự án là các hộ gia đình chăn nuôi1.
Dự án thiết kế gồm 3 Hợp phần:


Hợp phần A: Hỗ trợ sản xuất chăn nuôi nông hộ và gắn kết thị trường

1

Trong dự án LIFSAP, các hộ gia đình này được định nghĩa là các hộ gia đình có nguồn thu nhập chính là từ chăn nuôi và nguồn nhân công
chính trong hoạt động này là từ gia đình.


Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

7


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014



Hợp phần B: Tăng cường dịch vụ chăn nuôi và thú y ở cấp quốc gia



Hợp phần C: Quản lý dự án và giám sát đánh giá

Hợp phần A: Hỗ trợ sản xuất chăn nuôi nông hộ và gắn kết thị trường
Hợp phần này sẽ hỗ trợ để (a) nâng cao cạnh tranh chăn nuôi cấp nông hộ, (b) an toàn thực
phẩm trong chuỗi cung cấp thực phẩm từ trang trại đến bàn ăn và (c) quản lý môi trường chất
thải chăn nuôi. Điều này sẽ đạt được thông qua các tiểu hợp phần được thực hiện bởi Sở Nông
nghiệp và PTNT các tỉnh dự án:
a. Khuyến khích thực hành chăn nuôi an toàn trong các vùng ưu tiên (GAHP). Tiểu hợp
phần sẽ hỗ trợ: (i) Thúc đẩy nhân rộng việc áp dụng quy trình GAHP bền vững; (ii)
Thiết lập thí điểm mô hình tổ chức sản xuất mới trong chăn nuôi nông hộ thông qua
việc hình thành Tổ hợp tác và Hợp tác xã GAHP; (iii) Cải thiện hình thức cung cấp
dịch vụ khuyến nông; (iv) Thiết lập thí điểm hệ thống nhận dạng và truy xuất nguồn
gốc động vật và sản phẩm động vật; (v) Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm
Thịt/trứng gà GAHP.
b. Thí điểm các vùng quy hoạch chăn nuôi (LPZs). Tiểu hợp phần sẽ tài trợ: (i) các chi

phí vận hành LPZs đã được thiết lập nhằm nhân rộng; (ii) cung cấp các dịch vụ chăn
nuôi thú y và tập huấn ghi chép số liệu, kiểm tra dịch bệnh với việc hình thành những
Tổ hợp tác/HTX chăn nuôi; (iii) hỗ trợ quản lý chất thải ở cấp cộng đồng (ví dụ như
trạm sản xuất phân hữu cơ); và (iv) hình thành Vùng an toàn dịch bệnh có sử dụng
vacxin.
c. Nâng cấp các lò mổ và các chợ thực phẩm. Tiểu hợp phần sẽ tài trợ: (i) công trình xây
lắp hợp lệ nhằm nâng cấp các cơ sở giết mổ và các chợ thực phẩm tươi sống bao gồm
cả chợ đầu mối và chợ buôn bán gia súc sống để liên kết với người sản xuất nhằm cải
thiện điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm cũng như vấn đề xử lý, quản lý chất thải;
(ii) trang thiết bị cần thiết phục vụ vệ sinh an toàn giết mổ và bảo quản thực phẩm;
(iii) tập huấn nhân viên thú y, người bán thịt, công nhân tham gia giết mổ và người
mua bán trung gian; và (iv) cung cấp thiết bị và chi phí vận hành cho Chi cục Thú y
cấp tỉnh để thực hiện tốt việc kiểm soát giết mổ, giám sát an toàn thực phẩm.
Tiểu hợp phần A1. Khuyến khích thực hành chăn nuôi an toàn trong các vùng ưu tiên
(GAHP).

3. Tiểu hợp phần sẽ hỗ trợ tăng khả năng chấp nhận GAHP của các hộ chăn nuôi, nâng cao
chất lượng hoạt động của các nhóm GAHP tạo thành các nhóm GAHP liên kết/Hội GAHP,
Tổ hợp tác GAHP và các Hợp tác xã GAHP nhằm tăng khả năng cạnh tranh GAHP nông hộ
trong chuỗi giá trị thực phẩm an toàn của Dự án. Các hoạt động được tài trợ trong khuôn khổ
tiểu hợp phần này bao gồm:
(a) Thúc đẩy nhân rộng việc áp dụng quy trình GAHP bền vững;
(b) Thiết lập thí điểm mô hình tổ chức sản xuất mới trong chăn nuôi nông hộ
thông qua việc hình thành Tổ Hợp tác và Hợp tác xã GAHP;
(c) Cải thiện hình thức cung cấp dịch vụ khuyến nông;
(d) Quản lý chất thải chăn nuôi và nâng cao các biện pháp an toàn sinh học;
(e) Kiểm tra đánh giá và chứng nhận các hộ/nhóm/Tổ/HTX GAHP
(f) Xây dựng thương hiệu và quảng bá sản phẩm

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)


8


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

Thúc đẩy nhân rộng việc áp dụng quy trình GAHP bền vững: Trên cơ sở sẵn có, trong giai
đoạn tiếp theo Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nhằm thúc đẩy việc nhân rộng áp dụng quy trình
GAHP nhưng với chi phí rẻ hơn thông qua hình thức (a) nông dân tự đào tạo nông dân; (b)
hình thành các Hội nông dân chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP để duy trì và phát triển các
thành quả của các nhóm GAHP đã được thiết lập; Trong giai đoạn này, Dự án sẽ phối hợp
chặt chẽ hơn với Hội Phụ Nữ, Hội Nông dân trong việc nhân rộng quy trình GAHP, trong đó
ưu tiên phụ nữ, người dân tộc thiểu số tham gia. Tăng cường mối phát triển các liên kết ngang
giữa các hộ GAHP và giữa các nhóm GAHP thông quan các hoạt động thí điểm hình thành
các tổ cung cấp dịch vụ then chốt trong Hội nông dân chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP
(đào tạo tập huấn có sự tham gia, tự sản xuất giống khép kín, phối trộn thức ăn tại nhóm hoặc
tập trung mua thức ăn, vaccine, thuốc thú y, hợp tác bán sản phẩm, giám sát dịch bệnh và môi
trường…). Các tổ phát triển dịch vụ hình thành từ liên kết nhóm sẽ là hạt nhân nòng cốt trong
các hoạt động tập huấn kỹ thuật cho các thành viên tham gia nhóm GAHP mới và cũ, là các
đầu mối đầu tiên trong các dịch vụ đầu vào và đầu ra của nhóm.
Thiết lập thí điểm mô hình tổ chức sản xuất mới trong chăn nuôi nông hộ thông qua việc hình
thành các Tổ Hợp tác/Hợp tác xã GAHP: Các hoạt động thúc đẩy phát triển GAHP theo hình
thức tổ chức Nhóm hoạt động của dự án đã và đang đi đúng hướng của ngành chăn nuôi. Tuy
nhiên các hoạt động theo còn theo hướng thụ động mà chưa có được các giải pháp khả thi về
hướng phát triển bền vững: (i) Trong bối cảnh có sự hỗ trợ cơ sở vật chất của dự án ở Pha 1
đã mang lại cho các hộ GAHP có hiệu quả kinh tế cao hơn so với hộ không GAHP, nhưng
hiện tại sự hợp tác giữa các thành viên trong nhóm GAHP hầu như vẫn còn rất yếu. Do vậy
cần phải phát huy được tinh thần hỗ trợ lẫn nhau và khả năng tự lực của các thành viên trong

nhóm mà không cần phụ thuộc quá nặng vào các khoản hỗ trợ của dự án, (ii) Việc chuyển các
nhóm sản xuất nông nghiệp thành tổ hợp tác chính thức theo Nghị định 151 hay Hợp tác xã đã
được chứng minh là giải pháp có hiệu quả trong một số ngành phát triển nông nghiệp hiện nay
như: thủy sản, cây ăn quả, tiểu thủ công…. Như vậy việc chuyển đổi các nhóm GAHP thành
các Tổ Hợp tác/Hợp tác xã GAHP là cách tiếp cận mang tính kế thừa và thực sự cần thiết
trong khía cạnh đảm bảo tính bền vững, khả năng lan toả những thành công mà dự án đã đạt
được trong giai đoạn 1. Vì chỉ có Tổ hợp tác hoặc Hợp tác xã mới có đủ cơ sở pháp lý để thể
hoạt động như một tổ chức độc lập trong các hoạt động như tạo ra thương hiệu sản phẩm, ký
kết hợp đồng vay vốn tín dụng, vv. . Dự án sẽ tài trợ một khoản kinh phí không hoàn lại nhằm
hỗ trợ các Tổ Hợp tác/Hợp tác xã khi thành lập. Khoản kinh phí này được sử dụng để mua
sắm các tài sản sử dụng chung cho các thành viên trong Tổ hợp tác/Hợp tác xã có thể như hệ
thống máy chế biến thức ăn chăn nuôi công suất phù hợp, trang thiết bị sát trùng, thay thế con
giống, các công trình và trang thiết bị phù hợp, hệ thống cửa hàng giới thiệu và bán sản phẩm
GAHP… Việc tài trợ này sẽ được thực hiện theo hình thức cạnh tranh, trên cơ sở xem xét các
phương án sản xuất, kinh doanh, vận hành do các Tổ Hợp tác/Hợp tác xã xây dựng. Bên cạnh
đó việc đào tạo tăng cường năng lực cho Tổ hợp tác/Hợp tác xã trong từng lĩnh vực liên quan
sẽ được Dự án phối hợp với các bên liên quan hỗ trợ thường xuyên. Các hoạt động nhằm hỗ
trợ Tổ hợp tác/Hợp tác xã kịp thời tiếp cận các thông tin về thị trường sẽ được dự án nghiên
cứu thiết lập bao gồm cả việc hỗ trợ xây dựng, đăng ký thương hiệu, xúc tiến thương mại,
quảng bá sản phẩm.
Cải thiện hình thức cung cấp dịch vụ khuyến nông: Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nhằm nâng cao
các dịch vụ khuyến nông/thú y thông qua việc cải thiện hệ thống ghi chép tình hình dịch bệnh,
cung cấp các dụng cụ khuyến nông/thú y bao gồm cả trang thiết bị phục vụ công tác phối
giống nhân tạo gia súc và phụ cấp đi lại cho nhân viên khuyến nông/thú y cấp huyện để đảm
bảo cung cấp đủ các dịch vụ cần thiết cho các nhóm GAHP. Bên cạnh đó dự án sẽ hỗ trợ các
tỉnh đào tạo thêm đội ngũ cán bộ thú y cơ sở để phối hợp triển khai các hoạt động của Dự án
hiện tại cũng như đáp ứng các nhiệm vụ trong tương lai.
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

9



Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

Quản lý chất thải chăn nuôi nâng cao các biện pháp an toàn sinh học: Các khoản tài trợ phù
hợp sẽ được đầu tư cho các nông hộ và xã, những nơi có thể trình diễn cho cộng đồng thấy
những tiêu chuẩn đạt được về an toàn thực phẩm hoặc đóng góp vào việc kiểm soát dịch bệnh
động vật và các biện pháp an toàn sinh học. Trong giai đoạn này, để các chất thải chăn nuôi
đáp ứng các tiêu chuẩn môi trường, dự án sẽ cung cấp cho các trang trại chăn nuôi các suất tài
trợ nhỏ để tiếp tục đầu tư hệ thống xử lý chất thải sau hầm biogas/hố ủ phân/đệm lót sinh học
hoặc các công trình xử lý chất thải phù hợp và các trạm sản xuất phân hữu cơ cho cộng đồng.
Dự án sẽ hỗ trợ một khoản kinh phí không hoàn lại tối đa tương đương 200$ cho mỗi công
trình xử lý chất thải ở cấp nông hộ và 15,000 $ cho một công trình trạm sản xuất phân hữu cơ
cho cộng đồng. Công tác giám sát môi trường sẽ được Dự án hỗ trợ thực hiện định kỳ trong
các Vùng chăn nuôi ưu tiên do dự án thiết lập. Những công trình và hoạt động phục vụ công
tác an toàn sinh học sẽ được tài trợ bao gồm: (a) hệ thống sát trùng và làm sạch xe chuyên chở
ở lối ra vào Vùng chăn nuôi; (b) Trạm kiểm dịch tại Vùng chăn nuôi; (c) kiểm tra huyết thanh
học xem xét sự phù hợp của các loại vacxin và các loại thức ăn bổ sung; (d) các trang thiết bị
(máy phun thuốc sát trùng, hóa chất, thuốc sát trùng, quần áo bảo hộ .v.v.); (e) hệ thống tiêu
hủy động vật mắc bệnh; (f) phân tích kháng sinh đồ; v.v...
Kiểm tra đánh giá và chứng nhận các trang trại GAHP: Sử dụng đội ngũ cán bộ khuyến
nông/thú y cơ sở được dự án đào tạo tổ chức đánh giá, cấp chứng nhận GAHP theo hộ và theo
Nhóm hộ/Hội với quy trình đơn giản.
Xây dựng thương hiêu và quảng bá sản phẩm Thịt/trứng GAHP: Đến thời điểm này thì giá trị
chất lượng của sản phẩm thịt lợn/gà GAHP mới chỉ được người tiêu biết đến chứ chưa đáp
ứng được lòng tin của họ. Chỉ có được lòng tin của người tiêu dùng thì các sản phẩm GAHP
mới có cơ hội để gia tăng giá trị sản xuất. Muốn đạt được mục tiêu này thì việc xây dựng, duy
trì và bảo vệ được Thương hiệu Thịt/trứng GAHP cho các pháp nhân là hết sức cần thiết. Khi

đạt được “thương hiệu” sẽ là triển vọng thuận lợi đem lại trong tương lai, nó không đơn thuần
là dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm mà có giá trị cao hơn nhiều, là tài sản rất có
giá, là uy tín của cơ sở chăn nuôi và thể hiện niềm tin của người tiêu dùng đối với sản phẩm
của mình. Dự án sẽ hỗ trợ các hoạt động gồm (i) các dịch vụ tư vấn hỗ trợ kỹ thuật cần thiết
trong việc xây dựng và đăng ký thương hiệu; (ii) tem nhãn thương hiệu; (iii) tăng cường năng
lực trong việc quản lý thương hiệu; (iv) chiến dịch quảng bá thương hiệu sản phẩm và xúc
tiến thương mại;

Tiểu hợp phần A2. Thí điểm khu quy hoạch chăn nuôi (LPZ)
1. Cách tiếp cận LPZ tương ứng với phương pháp hiện đang được sử dụng rộng rãi là phân
vùng và khoanh vùng hướng tới loại bỏ dịch bệnh (khu an toàn dịch bệnh), theo đó phân
vùng dựa trên việc tạo ra các nhóm quần thể dưới một hệ thống quản lý an toàn sinh học
chung, ví dụ: để tách các khu vực thương mại an toàn sinh học cao khỏi khu vực an toàn
sinh học thấp để sản xuất thực phẩm an toàn cho người tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.
2. LPZ tại Đồng Nai là duy nhất trong số 11 LPZ theo kế hoạch có thể đi vào hoạt động vào
năm 2015 sẽ được sử dụng như một nơi thí điểm cho các hoạt động kết hợp của LIFSAP
tập trung vào sản xuất thịt an toàn và khả năng cạnh tranh của các hộ sản xuất. Kết quả sẽ
được sử dụng làm mô hình cho những vùng tương tự ở các tỉnh khác.
3. Trên cơ sở đánh giá mô hình LPZ ở Đồng Nai, ở giai đoạn bổ sung vốn Dự án sẽ xem xét
mở rộng mô hình này tại một số tỉnh khác nếu đáp ứng được các yêu cầu. Khu LPZ sẽ
cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết như đường giao thông, điện, nước sạch và hệ thống xử lý
nước thải cho các hộ sản xuất, khu tiêu hủy động vật trong trường hợp có dịch bệnh xảy ra
cũng như dịch vụ khuyến nông, thú y và đào tạo cho các hộ tham gia.
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

10


Khung Quản lý môi trường


Tháng 9/ 2014

4. Tất cả nông dân trong LPZ sẽ áp dụng GAHP, các biện pháp tăng cường an toàn sinh học
cho toàn bộ khu vực này sẽ được thực thi bắt buộc như thực hiện cách ly và kiểm dịch
nghiêm ngặt đối với tất cả các sản phẩm và người ra vào khu vực, tổ chức nông dân
GAHP thành tổ hợp tác theo Nghị định 151, tất cả các hộ chăn nuôi trong khu LPZ được
chứng nhận GAHP và tuân thủ sản xuất an toàn dịch bệnh, truy xuất nguồn gốc bắt buộc
với tất cả động vật, quản lý chất thải thông qua hầm khí sinh học tại từng hộ (tiếp tục làm
sạch nước thải từ hầm khí sinh học lần hai).
5. LIFSAP sẽ hỗ trợ các hộ chăn nuôi trong LPZ về các thủ tục cần thiết ví dụ như đăng ký
tổ hợp tác theo Nghị định 151 và xây dựng các liên minh theo chiều dọc và ngang để tăng
cường khả năng cạnh tranh kinh tế và an toàn sinh học ví dụ như lựa chọn nhà sản xuất
thức ăn chăn nuôi đạt tiêu chí thức ăn an toàn, lấy mẫu và xét nghiệm để đảm bảo chất
lượng thức ăn, con giống, giám sát huyết thanh, nước, nước thải, và thành phẩm. Thực
hiện các chiến dịch tuyên truyền và nâng cao nhận thức để thúc đẩy LPZ.
6. Dự án cũng sẽ hỗ trợ các nguồn lực cần thiết để LPZ này đáp ứng các điều kiện cần thiết
để có thể trở thành Vùng an toàn dịch bệnh có sử dụng vacxin.
7. Tất cả các vấn đề an toàn xã hội liên quan đến trao đổi đất giữa người chăn nuôi chuyển
tới khu LPZ và những người rời khỏi LPZ đều được xử lý công bằng. Các chủ hộ nữ và hộ
dân tộc thiểu số đều được hưởng quyền lợi tương tự như chủ hộ nam (nhưng cũng có
nghĩa vụ như nhau). Các tổ hợp tác sẽ có đại diện trong ban quản lý khu LPZ.
8. Đánh giá mô hình LPZ. Dự án sẽ hỗ trợ hệ thống thu thập và phân tích dữ liệu. Dự án sẽ
tài trợ: (a) Xây dựng và thực hiện hệ thống ghi chép và báo cáo sản xuất của trang trại; (b)
khảo sát và đánh giá dẫn tới đánh giá chi tiết mô hình LPZ về hiệu quả sản xuất, an toàn
sinh học, tính bền vững về kinh tế, tài chính và môi trường; và (c) hội thảo để xem xét kết
quả đánh giá. Nếu kết quả đánh giá khẳng định tính bền vững của khái niệm LPZ mở
rộng, dự án sẽ hỗ trợ các LPZ khác trên cơ sở từng trường hợp cụ thể.
Tiểu hợp phần A3. Nâng cấp lò mổ và chợ thực phẩm
1. Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ những hoạt động sau đây:
a. Nâng cấp các cơ sở giết mổ;

b. Nâng cấp chợ thực phẩm tươi sống.
c. Nâng cao dịch vụ kiểm dịch động vật.
2. Nâng cấp các cơ sở giết mổ. Hiện trên cả nước vẫn còn tồn tại hơn 28 nghìn cơ sở, điểm
giết mổ nhỏ lẻ không bảo đảm tiêu chuẩn vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm. Các cơ sở giết mổ
nhỏ lẻ hầu hết nằm trong khu dân cư, nên bên cạch nguy cơ gây mất an toàn vệ sinh thực
phẩm thì còn thêm nguy cơ lây lan mầm bệnh cho gia súc, gia cầm và đe dọa sức khỏe cộng
đồng. Thịt xẻ bị nhiễm khuẩn do bị nước thải phun ra và dính mùn trên mặt bàn gỗ, rất khó để
rửa sạch. Người giết mổ gia súc phần lớn không quan tâm đến việc phải áp dụng quy trình vệ
sinh. Trong giai đoạn 1, Dự án dự kiến sẽ hỗ trợ nâng cấp 30 cơ sở giết mổ bán công nghiệp
và 200 điểm giết mổ nhỏ đáp ứng các điều kiện vệ sinh thú y. Trong giai đoạn này, Dự án sẽ
tiếp tục trung tập trung vào việc cải tạo lò mổ hiện có để đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn thực
phẩm. Các lò mổ sẽ cung cấp các sản phẩm thịt an toàn thông qua việc liên kết với các hộ
chăn nuôi áp dụng quy trình GAHP trong các Vùng chăn nuôi ưu tiên do dự án thiết lập. Các
tiêu chí để các cơ sở giết mổ bán công nghiệp nhận được tài trợ của dự án bao gồm: (a) chuẩn
bị kế hoạch để mua sắm những thiết bị cho một cơ sở giết mổ đạt tiêu chuẩn; (b) nâng cấp hệ
thống cung cấp nước sạch; (c) phân chia khu vực nhốt động vật sống và khu vực sau khi giết
mổ (ánh sáng, chuồng theo dõi và chuồng cách ly); (d) lắp đặt các giá treo thịt xẻ, hoặc trang
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

11


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

bị các thiết bị khác để đảm bảo thịt xẻ không bị vứt dưới sàn; (e) các thiết bị xử lý chất thải
chăn nuôi, và, (f) các trang thiết bị và vật dụng cần thiết để đảm bảo vệ sinh và an toàn sinh
học (phun áp lực, xe vận chuyển gia súc…). Bên cạnh đó, Dự án vẫn sẽ tiếp tục hỗ trợ cải
thiện điều kiện vệ sinh thú y tại các điểm giết mổ nhỏ trong giai đoạn tiếp theo nếu các tỉnh có

nhu cầu.
3. Mỗi công trình đầu tư sẽ được kèm theo các khóa đào tạo nhằm thay đổi hành vi được thực
hiện bởi PPMU. Khóa đào tạo này sẽ được thiết kế để thay đổi hành vi mà trong đó các nhà
buôn bán, quản lý lò mổ, người giết mổ, kiểm dịch thú y và những người vận chuyển thịt thoả
thuận các điều kiện về an toàn sinh học, kiểm soát dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Như một điều kiện để nhận được hỗ trợ, những người này sẽ bị kiểm tra thường xuyên để đảm
bảo rằng các tiêu chuẩn vệ sinh và an toàn hoạt động đang được duy trì.
4. Trong trường hợp các cơ sở giết mổ do tư nhân làm chủ, dự án sẽ hỗ trợ tối đa 30.000 USD
cho một lò mổ, nguồn tài chính này đủ để nâng cấp/mua sắm trang bị các thiết bị cần thiết để
đảm bảo cho ra các sản phẩm thịt an toàn và hợp vệ sinh. Để nhận được nguồn tài chính này,
các chủ lò mổ phải ký thỏa thuận ràng buộc với DARD để duy trì hoạt động và chấp nhận các
tiêu chuẩn trong tương lai và cam kết từ DARD trong việc sẽ đình chỉ các cơ sở hoạt động
kinh doanh không được duy trì áp dụng các tiêu chuẩn theo quy định. Chi tiết về điều kiện
tiêu chuẩn đã được bao gồm trong dự thảo Sổ tay thực hiện dự án.
5. GMP/HACCP là những công cụ hữu hiệu để chủ động kiểm soát an toàn vệ sinh thực phẩm
trong chuỗi cung ứng thực phẩm, đã đươc thế giới áp dụng từ nhiều thập kỷ qua. Hiện nay,
HACCP được coi như là một giấy thông hành cho mọi thực phẩm khi đưa ra thị trường tiêu
thụ. Các nước trong khu vực như Thái Lan, Malaysia cũng đã áp dụng GMP/HACCP đối với
lò mổ gia súc, gia cầm từ những năm 90 và thực phẩm của họ cũng đã được xuất khẩu đi
nhiều nước trên thế giới kể cả những thị trường khó tính như Châu Âu và Mỹ. Ở Việt Nam,
GMP/HACCP mới chủ yếu được áp dụng đối với các cơ sở chế biến thủy sản xuất khẩu và
một số rất ít cơ sở giết mổ lớn thuộc các công ty. Bởi vậy trong giai đoạn này, Dự án sẽ hỗ trợ
các cơ sở giết mổ quy mô lớn đã được nâng cấp trong giai đoạn 1 và giai đoạn này việc đào
tạo, đánh giá và cấp chứng nhận theo tiêu chuẩn GMP/HACCP.
6. Nâng cấp chợ bán thực phẩm tươi sống. Trong giai đoạn thực hiện pha 1 các tỉnh tham gia
dự án chủ yếu tập trung nâng cấp các chợ bán lẻ, còn các chợ đầu mối bán buôn, các chợ
trung tâm qui mô lớn, nơi cung cấp thịt và các sản phẩm thịt chủ yếu cho các chợ bán lẻ thì
chưa được đầu tư nâng cấp. Ví dụ tại Thành phố Hồ Chí Minh, chỉ riêng 2 chợ đầu mối Bình
Điền tại Quận 8 và chợ Tân Xuân tại Hooc Môn đã cung cấp khỏang 70% lượng thịt tiêu thụ
cho toàn thành phố thông qua các chợ bán lẻ. Như vậy, nếu nguồn thịt và sản phẩm thịt tại

chợ đầu mối không được kiểm soát tốt thì nguy cơ thịt và các sản phẩm thịt không đảm bảo an
toàn vệ sinh thực phẩm sẽ cung cấp cho toàn bộ hệ thống chợ bán lẻ. Chính vì vậy mà trong
pha mở rộng dự án sẽ tập trung đầu tư nâng cấp các chợ đầu mối và các chợ có lượng tiêu thụ
thịt lớn tại các trung tâm tỉnh/thành phố, huyện nhằm cung cấp thịt và các sản phẩm thịt đảm
bảo an toàn vệ sinh thực phẩm cho số đông người tiêu dùng và các chợ đầu mối được nâng
cấp đạt các điều kiện vệ sinh sau khi được nâng cấp sẽ là những mô hình để nhân rộng cho
các tỉnh khác trong cả nước. Dự án sẽ thực hiện việc nâng cấp các chợ bán thực phẩm tươi
sống bằng cách nâng cấp xây dựng nhà và sàn, hệ thống xử lý nước thải, lắp đặt hệ thống
cung cấp nước sạch và các bàn bán thịt bằng vật liệu phù hợp cho phép làm sạch bề mặt và vệ
sinh dễ dàng, hệ thống làm mát... Dự án cũng sẽ chú trọng đến vấn đề quản lý vệ sinh môi
trường, an toàn thực phẩm như: vệ sinh tập trung, nâng cao dịch vụ kiểm dịch, đào tạo các cán
bộ quản lý chợ và các phương pháp vệ sinh, xử lý bảo quản thịt. Các tiêu chí để chọn các chợ
sẽ được tài trợ trong khuôn khổ dự án và các tiêu chuẩn vệ sinh mong muốn đạt tới sẽ được
trình bày trong Sổ tay thực hiện dự án.

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

12


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

7. Tại môt số tỉnh tham gia dự án pha 1 như Nghệ An và Cao Bằng có các chợ buôn bán trâu,
bò sống với số lượng lớn, hàng ngày có tới 6.000 lượt xe vận chuyển khoảng 120 đến 144.000
trâu bò được đưa đến từ khắp các tỉnh như Lạng Sơn, Sơn La, Móng Cái và từ các nước khác
trong khu vực như Lào, Trung Quốc, Campuchia và Thái Lan. Những động vật sống trên sau
đó được thương lái mua qua bán lại và chúng lại tiếp tục được vận chuyển vào các tỉnh phía
Nam để tiêu thụ. Hiện tại tình hình hoạt động tại các chợ bán buôn trâu bò sống là rất khó

kiểm soát, do hạ tầng cơ sở chưa được đầu tư, chưa có khu kiểm dịch động vật, khử trùng xe
vận chuyển động vật sống rất khó khả thi, do không thể kiểm soát được sự lưu hành của xe,
nguy cơ lây lan dịch bệnh nguy hiểm, đặc biệt là dịch LMLM là rất cao. Do vậy trong giai
đoạn này, dự án sẽ xem xét đầu tư nâng cấp một số chợ buôn bán trâu bò sống nhằm giúp các
địa phương quản lý tốt việc kinh doanh buôn bán trâu bò sống cũng như ngăn chặn được dịch
bệnh không những cho địa phương mà còn ngăn chặn được dịch bệnh lây lan sang các tỉnh
khác.
8. Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ tăng cường công tác vận hành và bảo trì (O&M) đối với các
chợ đã hoàn thành xây lắp và vận hành thông qua việc bổ sung đại diện hộ kinh doanh vào
BQL chợ và xây dựng qui chế hoạt động cho BQL chợ nhằm đảm bảo tính công bằng, công
khai và minh bạch cho các đối tượng được hưởng lợi đảm bảo tính bền vững và hiệu quả của
các công trình được đầu tư của dự án.
9. Nâng cao chất lượng dịch vụ kiểm soát giết mổ. Dự án sẽ hỗ trợ nâng cao dịch vụ kiểm soát
giết mổ cấp tỉnh với các kỹ thuật được hỗ trợ từ Cục Thú y ở cấp quốc gia. Trong mỗi tỉnh
tham gia, dự án sẽ tài trợ (a) xem xét và hoàn thiện các hướng dẫn hoạt động và các quy định,
(b) đào tạo cho cán bộ làm công tác kiểm soát giết mổ (c) các trang thiết bị cần thiết, việc
phân tích tại phòng thí nghiệm để kiểm tra các mẫu lấy từ các lò mổ và chi phí hoạt động tăng
thêm cho kiểm soát giết mổ để đảm bảo tối đa phạm vi kiểm soát các cơ sở giết mổ; và (d) cải
thiện các hệ thống giám sát, báo cáo về công tác an toàn thực phẩm.
Hợp phần B: Tăng cường năng lực dịch vụ khuyến nông chăn nuôi và thú y trung ương
Hợp phần này sẽ hỗ trợ tăng cường năng lực cho Cục chăn nuôi (DLP) và Cục thú y (DAH)
thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT trong việc phát triển thể chế, chính sách và giám sát thực
hiện các vấn đề về năng suất, chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn sinh học, kiểm soát dịch
bệnh vật nuôi, hoàn thiện tiêu chuẩn, tài liệu đào tạo liên quan. Hợp phần này sẽ tập chung
vào các hoạt động chính sau: (a) đào tạo các tiểu giáo viên trong các lĩnh vực liên quan (ví dụ
như quản lý chất thải động vật, an toàn sản xuất, các quy định của DLP/DAH, kiểm soát và
phòng chống dịch bệnh, kiểm soát giết mổ, quản lý an toàn thực phẩm...); (b) trang thiết bị và
chi phí cho DLP để giám sát chất lượng giống và thức ăn, quản lý chất thải chăn nuôi và tuân
thủ bảo vệ môi trường; và (c) trang thiết bị và chi phí cho DAH để thí điểm thiết lập Vùng an
toàn dịch bệnh, phòng chống dịch bệnh và kiểm soát giết mổ, an toàn thực phẩm ở cấp tỉnh,

cũng như nâng cao việc thu thập và giám sát các số liệu về an toàn thực phẩm; (d) thiết lập hệ
thống truy suất nguồn gốc động vật và sản phẩm động vật; (e) hỗ trợ các điều kiện cần thiết
lập để thành lập Hội đồng pháp định thú y...
Tiểu hợp phần B.1: Tăng cường năng lực cho Cục Chăn nuôi
Cục Chăn nuôi đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý, giám sát các lĩnh vực liên quan đến
sản xuất như giống vật nuôi, thức ăn chăn nuôi, môi trường chất thải chăn nuôi. Bên cạnh đó
việc nghiên cứu ứng dụng các mô hình sản xuất hiệu quả, phù hợp với điều kiện hiện nay là
một trong các nhiệm vụ trọng tâm bao gồm cả việc thiết lập hệ thống thông tin thị trường.
Dưới đây là những hoạt động chính sẽ được thực hiện:
Nâng cao năng suất, chất lượng giống vật nuôi: Dự án sẽ hỗ trợ các hoạt động nhằm nâng cao
chất lượng giống vật nuôi đặc biệt là giống lợn thông qua việc: hỗ trợ nguồn lực về kỹ thuật,
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

13


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

đào tạo, nâng cấp cơ sở giống, nhập giống gia súc, gia cầm mới, tinh gia súc có chất lượng
cao nhằm phục vụ công tác chọn lọc, lai tạo... ở cấp trung ương. Hỗ trợ việc đào tạo tăng
cường năng lực, nguồn lực, trang thiết bị phục vụ công tác phối giống nhân tạo gia súc ở cấp
tỉnh.
Tăng cường năng lực phòng thí nghiệm: Dự án sẽ hỗ trợ các trang thiết bị, đào tạo cũng như
chi phí phân tích nhằm tăng cường năng lực trong công tác giám sát chất lượng giống, thức ăn
chăn nuôi, môi trường cho Trung tâm khảo kiểm nghiệm, kiểm định giống vật nuôi và thức ăn
chăn nuôi thuộc DLP.
Quản lý môi trường chất thải chăn nuôi: Dự án sẽ tiếp tục hỗ trợ nhằm tăng cường năng lực
cho Phòng Môi trường chăn nuôi thuộc DLP thông qua các hỗ trợ kỹ thuật cần thiết bao gồm:

đào tạo, tập huấn, tăng cường nguồn lực, nghiên cứu ứng dụng các công nghệ xử lý môi
trường bằng các vật liệu mới, đặc biệt nghiên cứu mô hình xử lý chất thải sau hầm biogas để
chuyển giao cho cấp nông hộ nhằm đảm bảo các chất thải chăn nuôi đáp ứng các tiêu chuẩn
trước khi thải ra môi trường, thăm quan học tập trao đổi kinh nghiệm tại một số quốc gia, chi
phí giám sát môi trường tại cấp tỉnh...
Quản lý dữ liệu chăn nuôi và thị trường: Việc thu thập số liệu chăn nuôi của DLP sẽ được
nâng cao bằng cách tiếp tục vận hành hệ thống giám sát chăn nuôi đã được thiết lập trong giai
đoạn 1 cũng như việc thiết lập một hệ thống thông tin thị trường phù hợp cho các đối tượng
liên quan.
Chiến dịch truyền thông: Thực hiện chiến dịch tuyên truyền để phổ biến thông tin về an toàn
thực phẩm, thị trường chăn nuôi, các vấn đề an toàn sinh học, GAHP, lĩnh vực về kỹ thuật
chăn nuôi, chế biến và tiếp thị quảng bá sản phẩm.
Hợp tác với Viện chăn nuôi quốc tế (ILRI): Dự án sẽ hỗ trợ kinh phí để huy động nguồn lực
từ ILRI để hỗ trợ DLP toàn diện trong các lĩnh vực liên quan tại cấp Trung ương và cấp tỉnh.
Tiểu hợp phần B.2: Hỗ trợ DAH tăng cường an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh.
Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ DAH nhằm đáp ứng vai trò là cơ quan đầu ngành về thú y và an
toàn sinh học. DAH sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc cải tiến các tiêu chuẩn về kiểm soát
giết mổ, sơ chế, chế biến các sản phẩm có nguồn gốc động vật và cũng sẽ chịu trách nhiệm
đối với việc thiết lập hệ thống truy suất nguồn gốc động vật và sản phẩm động vật. Đây được
xem là yếu tố quan trọng của an toàn thực phẩm và bảo đảm chất lượng, các hộ chăn nuôi sẽ
áp dụng để cung cấp sản phẩm giá trị cao hơn cho thị trường, phục vụ các siêu thị và xuất
khẩu. Truy suất lại nguồn gốc gia súc cũng sẽ là công cụ vô giá trong việc truy tìm nguồn gốc
dịch bệnh, đặc biệt hiệu quả hơn là phục vụ việc kiểm dịch trước khi giết thịt tại các lò mổ trở
thành hoạt động trong khuôn khổ dự án. Dưới đây là những hoạt động chính sẽ được thực
hiện:
Thí điểm việc thiết lập Vùng phòng chống dịch bệnh chủ động và Vùng an toàn dịch bệnh có
sử dụng vacxin: Việc từng bước thiết lập và được công nhận các Vùng an toàn dịch bệnh là
một trong những nhiệm vụ trọng tâm và đóng vai trò tiên quyết để xuất khẩu các sản phẩm
chăn nuôi. Kế hoạch này đã được Bộ Nông nghiệp và PTNT phê duyệt trong thời gian vừa
qua. Trên cơ sở nền tảng các Vùng chăn nuôi ưu tiên đã được xây dựng trong giai đoạn 1, Dự

án sẽ hỗ trợ Cục Thú y trong các hoạt động liên quan để phát triển thành các Vùng phòng
chống dịch bệnh chủ động và thí điểm Vùng an toàn dịch bệnh có sử dụng vacxin thông qua
việc xây dựng quy trình, đào tạo, vận hành...Dự án sẽ hỗ trợ xây dựng thí điểm vùng an toàn
dịch bệnh đối với bệnh lở mồm long móng và dịch tả lợn tại tỉnh Thái Bình và Nam Định.
Tăng cường năng lực phòng thí nghiệm: Dự án sẽ hỗ trợ các trang thiết bị cũng như chi phí
phân tích nhằm tăng cường năng lực trong công tác giám sát dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

14


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

phẩm cho một số đơn vị thuộc Cục Thú y như: Trung tâm vệ sinh thú y TW 1, 2, Cơ quan
Thú y Vùng II, III, VI...
Thiết lập hệ thống nhận dạng động vật và truy xuất nguồn gốc động vật và sản phẩm động
vật: Việc nhận dạng gia súc là điều kiện bắt buộc để có thể truy xuất nguồn gốc hàng hóa và
đây cũng là tiêu chí bắt buộc cần phải có khi muốn được công nhận đạt tiêu chuẩn GAHP. Dự
án sẽ tiếp tục hỗ trợ và cùng với Cục Thú y tiến hành thiết lập một hệ thống truy xuất hoàn
thiện hơn, đồng thời xây dựng quy trình và phương pháp truy xuất nguồn gốc theo hai bước
(trước và sau khi giết mổ). Dự án sẽ hỗ trợ Cục Thú y tuyển chọn trong nước, mua sắm các
trang thiết bị cần thiết, đào tạo để thiết lập một hệ thống truy suất nguồn gốc động vật và sản
phẩm động vật toàn diện và phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam. Chi phí để vận hành
hệ thống này một cách ổn định, hiệu quả ở cấp Trung ương và cấp tỉnh cũng sẽ được dự án hỗ
trợ.
Hợp phần C: Quản lý dự án, Giám sát và đánh giá
Hợp phần này sẽ cung cấp hỗ trợ cho triển khai thực hiện dự án thông qua tăng cường năng
lực điều hành của chính quyền các cấp trung ương, tỉnh và huyện, giám sát và đánh giá các

hoạt động và ảnh hưởng của dự án. Hợp phần này sẽ được thực hiện bởi Ban Điều phối dự án
(PCU) thuộc Bộ Nông nghiệp và PTNT ở cấp quốc gia và các Ban quản lý dự án (PPMUs) ở
cấp tỉnh. Hợp phần sẽ tài trợ: (a) Tư vấn trong nước để hỗ trợ thực hiện dự án; (b) cung cấp
trang thiết bị, nhân viên và chi phí vận hành cho PCU và PPMUs; (c) thông tin truyền thông;
và (d) giám sát và đánh giá Dự án thông qua các dịch vụ tư vấn, đào tạo, hội thảo và nghiên
cứu.
Tiểu hợp phần C1: Quản lý dự án.
Tiểu hợp phần này sẽ hỗ trợ thành lập một hệ thống quản lý dự án có hiệu quả ở cả cấp trung
ương và cấp tỉnh. Tiểu hợp phần này sẽ tài trợ cho các hoạt động như: tập huấn, các hỗ trợ kỹ
thuật, nhân viên hợp đồng, trang thiết bị văn phòng để hỗ trợ việc thực hiện dự án. Dự án sẽ
tiếp tục duy trì chiến dịch truyền thông như một bằng chứng sống về các kết quả thực hiện Dự
án phục vụ mục tiêu nhân rộng và thay đổi hành vi của một số đối tương liên quan.
Tiểu hợp phần C2: Giám sát và đánh giá
Việc dự án triển khai thực hiện có hiệu quả đòi hỏi một hệ thống giám sát đánh giá hoàn thiện
ở tất cả các cấp. Các hoạt động giám sát và đánh giá được thiết kế để cung cấp các thông tin
cần thiết cho quản lý dự án có hiệu quả và đánh giá tác động mang lại của dự án 2. Hệ thống
giám sát đánh giá chi tiết sẽ được phát triển trong năm đầu tiên dựa trên khung giám sát đánh
giá chung của Chính phủ quy định đối với các dự án ODA. Tiểu hợp phần sẽ tài trợ MIS đơn
giản trên cơ sở Công cụ giám sát thống nhất (ATM) đã được thống nhất giữa Nhà tài trợ và
Chính phủ và sẽ coi là xương sống của hệ thống giám sát đánh giá. Tiểu hợp phần này cũng sẽ
cung cấp hỗ trợ kỹ thuật để tiến hành đánh giá độc lập giữa kỳ và tổng kết sau khi dự án hoàn
thành.
IV.

SƠ LƯỢC VỀ VÙNG DỰ ÁN

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn đã đề cử 12 tỉnh tham gia dự án gồm Cao Bằng, Hà
nội, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình, Thanh Hóa, Nghệ An, Lâm Đồng, Đồng
2


Để tạo điều kiện thuận lợi cho theo dõi của Chính phủ về hoạt động ODA, sự giám sát đối với dự án
LIFSAP sẽ được sử dụng Công cụ giám sát thống nhất (AMT) do Bộ Kế hoạch và Đầu tư (MPI) ban
hành.
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

15


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

Nai, Thành phố Hồ Chí Minh và Long An. Trong giai đoạn 1, Dự án sẽ được thực hiện ở 4
tỉnh gồm Hà nội, Thái Bình, Thành phố Hồ Chí Minh và Đồng Nai.
4.1

Việt Nam

Việt nam có tổng diện tích đất 331.040 km2. Về mặt hành chính, đất nước được chia thành 65 tỉnh
thành phố. Hà nội là thủ đô của cả nước, trong khi đó Thành phố Hồ Chí Minh là trung tâm kinh tế
lớn. Dưới đây là một số thông tin về các tỉnh sẽ tham gia Dự án LIFSAP

Theo Tổng Cục Thống kê, năm 2013 cả nước hiện có 26,3 triệu con lợn, giảm 0,9%; 314,7
triệu con gia cầm, tăng 2,04% so cùng kỳ năm 2012 Sản lượng thịt hợi các loại 79.405 tấn,
trong đó: thịt lợn 61.046 tấn, thịt gia cầm 11.305 tấn..

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

16



Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

Hình 1 – Vị trí các tỉnh dự án

4.2

Thủ đô Hà nội

Hà Nội là thủ đô của cả nước, nằm dọc theo hai bờ sông Hồng. Từ ngày 1 tháng 8 năm
2008 thành phố đã được mở rộng bao gồm cả thành phố Hà Nội cũ, tỉnh Hà Tây, huyện Mê
Linh tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương sơn tỉnh Hòa Bình. Hà Nội nằm ở đồng
bằng Sông Hồng, từ 20023' đến 21023' độ vĩ bắc và từ 105 015' đến 106003' độ kinh đông. Hà
Nội tiếp giáp với tỉnh Vĩnh Phúc và Thái nguyên ở phía bắc, với tỉnh Hà Nam và Hòa Binh ở
phía nam, với ba tỉnh là Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên ở phía đông, và với tỉnh Hòa
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

17


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

Bình và Phú Thọ ở phía tây. Hà nội có diện tích 3,3 triệu km2, dân số 6,23 triệu người. Quốc
lộ 1 nối Hà nội với Thành phố Hồ Chí Minh trong khi quốc lộ 6 nối tỉnh Hà tây cũ với vùng
tây bắc của cả nước.
Tình hình chăn nuôi của Thành phố Hà Nội 6 tháng đầu năm 2014 (theo nguồn của Sở

NN và PTNT Hà Nội, 2014).
- Tổng số đầu lợn 1.378.880 con
- Tổng đàn gia cầm 25.111 nghìn con, trong đó đàn gà là 15.408 nghìn con
Số Huyện và Xã tham gia dự án ( đến hết 2015).
STT
1

Tên huyện GAHP
Chương Mỹ

2

Thanh Oai

3

Thường Tín

4

Quốc oai

Tên xã GAHP
1. Xã Hoàng Văn Thụ
2. Xã Hồng Phong
3. Xã Hữu Văn
4. Xã Trung Hòa
1.Xã Đỗ Động
2. Xã Hồng Dương
3. Xã Liên Châu

1.Xã Lê Lợi
2.Xã Nghiêm Xuyên
3. Xã Tô Hiệu
1.Xã Cấn Hữu
2. Xã Đồng Quang
3. Xã Thạch Thán

Năm tham gia
2012
2012
2012
2013
2012
2012
2012
2012
2012
2012
2012
2012
2012

- Số Huyện dự kiến sẽ mở rộng thêm:
- Tổng số huyện vùng GAHP trong giai đoạn mở rộng: 08 vùng GAHP
- Tên 04 huyện vùng GAHP dự kiến phát triển trong giai đoạn 2015 – 2018: 1.
Huyện Ứng Hòa; 2. Huyện Sóc Sơn; 3. Huyện Đan Phượng; 4. Huyện Phú Xuyên
4.3

Thái Bình


Với diện tích 1.542 km2, tỉnh Thái Bình chiếm 0,5% tồng diện tích Việt Nam. Thái
Bình là vùng đất bằng phẳng (độ dốc < 1%). Dân số ước tính khoảng 1.827.000 người, trong
đó dân số nông thôn chiếm 94,2%. Mật độ dân số là 1.183 người/ km 2. Biên giới của tỉnh
giáp Vịnh Bắc Bộ ở phía đông, tỉnh Nam Định và Hà Nam ở phía Tây và Tây Nam và tỉnh
Hải Dương, Hưng Yên, và Thành phố Hải Phòng ở phía Bắc. Tỉnh Thái Bình nằm ở đồng
bằng Sông Hồng. Tỉnh nằm gần với tam giác kinh tế trọng điểm phía bắc Hà Nội – Hải Phòng
– Quảng Ninh.Theo số liệu Cục Thống kê Thái Bình 01/10/2013:
Tổng đàn lợn:1.009.089 con.
Tổng đàn gia cầm: 10.971.000 con . Trong đó gà 8,112 triệu con.
Giá trị sản xuất theo giá cố định ước đạt 2.177,988 tỷ, tốc độ tăng 6,79% so với năm
2012.
Các huyện GAHP tham gia dự án : Quỳnh Phụ, Đông Hưng, Kiến Xương, và Vũ Thư
4.4

Đồng Nai

Đồng Nai là một tỉnh Đông Nam Bộ của Việt Nam, với diện tích 5.894,73 km 2, chiếm
1,76% đất tự nhiên cả nước hay 25,5% đất tự nhiên vùng Đông Nam Bộ. Dân số tính đến năm
2006 là 2.254.676 với mật độ 380,37 người/km 2. Theo thống kê dân số năm 2006, tỉ lệ tăng
dân số tự nhiên là 1,22%. Tỉnh có 11 đơn vị hành chính trực thuộc. Đồng Nai nằm ở trung
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

18


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

tâm kinh tế phía Nam Việt Nam. Phía Đông giáp tỉnh Bình Thuận, Đông Bắc giáp Lâm Đồng;

tây bắc giáp Bình Dương và Bình Phước; phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu; và phía Tây
giáp TP.HCM. Tỉnh Đồng Nai có hệ thống giao thông thuận lợi với nhiều quốc lộ xương sống
đi qua: Quốc lộ 1A, quốc lộ 20, Quốc lộ 51, đường sắt Bắc –Nam.
Ngoài ra, Tỉnh Đồng Nai còn nằm trên một hệ thống hồ, đập và sông, trong đó Hồ Trị
An với diện tích 323 km2 và hơn 60 con sông, suối và kênh rất thích hơp cho phát triển các
sản phẩm thủy sản: cá giống, tôm giống. Đồng Nai có mật độ sông ngòi khoảng 0.5 km/km 2
nhưng phân bố không đều. Hầu hết các sông, suối đều tập trung ở vùng phía Bắc và dọc theo
sông Đồng Nai ở vùng Tây Nam. Tổng lượng nước khá lớn: 16.82 x 109 m 3/năm, chiếm
80%vào mùa mưa và 20% vào mùa khô. Các sông gồm có Đồng Nai, La Ngà, La Buông,
Sông Rây, Sông Xoài, Thị Vải.
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Đồng
Nai, trong 6 tháng đầu năm 2013, tổng đàn lợn của tỉnh ước khoảng 1,4 triệu con, tăng 7,7%
và tổng đàn gia cầm đạt hơn 12 triệu con, tăng 23,22% so với cuối năm 2012
Các huyện vùng GAHP: Xuân Lộc, Thống Nhất, Long Khánh
4.5

TP Hồ Chí Minh

Thành phố Hồ Chí Minh nằm ở tọa độ 10°45' Bắc, 106°40'Đông ở vùng Đông Nam
Bộ Việt Nam, cách Hà Nội 1.760 km về phía Nam. Độ cao trung bình là 19 mét trên mực
nước biển. TP.HCM giáp Tây Ninh và Bình Dương ở phía Bắc, Đồng Nai và Bà Rịa –Vũng
Tàu ở phía Đông, Long An ở phía Tây và Biển Đông ở phía Nam với đường bờ biển dài 15
km. Thành phố có diện tích 2,095 km² (0,63% diện tích Việt Nam), kéo dài lên tới huyện Củ
Chi (20 km đường biên giới Campuchia) và xuống tới huyện Cần Giờ ở bờ biển Đông. Thành
phố có khí hậu nhiệt đới với độ ẩm trung bình là 75%. Nhiệt độ trung bình là 28°C. Giống
như Đồng Nai, một năm TP Hồ Chí Minh có hai mùa rõ rệt. Mùa mưa , với lượng mưa trung
bình 1.800 mm hàng năm (khoảng 150 ngày mưa một năm), thường bắt đầu từ tháng Năm và
kết thúc vào cuối tháng Mười Một. Mùa khô kéo dài từ tháng Mười hai đến tháng Tư.
Tổng đàn lợn trên địa bàn thành phố là 370.027 con. Tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi
8.133 hộ (theo PPMU Tp.HCM tại báo cáo Mision 8)

Các huyện vùng GAHP: Củ Chi, Hóc Môn
4.6

Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng thuộc vùng núi phía đông bắc Việt Nam, tiếp giáp với tỉnh Quảng Tây
của Trung quốc với 311 km đường biên giới ở phía bắc. Tỉnh Cao Bằng cũng tiếp giáp với
tỉnh Tuyên Quang và Hà Giang về phía tây, với tỉnh Bắc Kạn và Lạng Sơn về phía nam.
Tỉnh Cao Bằng có tổng diện tích đất 6.690 km 2, chủ yếu là núi đá vôi xen kẽ với các
đồi. Cao độ trung bình là 200 m trên mực nước biển, khu vực địa hình cao tập trung ở phía
gần biên giới với Trung quốc. Tỉnh có nhiều rừng rậm. Về mặt hành chính, Cao Bằng có 13
huyện với 189 xã, phường và thị trấn.
Kết quả điều tra chăn nuôi thời điểm 01/10/2013, tổng đàn đàn gia súc, gia cầm toàn
tỉnh như sau: Tổng đàn lợn (không kể lợn sữa) có 381,21 nghìn con. Tổng đàn gia cầm có
2263,98 nghìn con (Nguồn: Sở NNPTNT cao bằng, 2014)
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

19


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

Các huyện vùng GAHP: Hòa An, Hà Quảng, Phục Hòa
4.7

Hải Dương

Tỉnh Hải Dương nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, tiếp giáp với 6 tỉnh thành phố

là Bắc Ninh, Bắc Giang, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình và Hưng Yên. Tỉnh có hệ thống
giao thông khá phát triển gồm đường sắt, đường thủy, quốc lộ và tỉnh lộ.
Theo thống kê năm 2013, Chăn nuôi trang trại, gia trại phát triển nhanh, chăn nuôi nhỏ
lẻ trong hộ dân cư giảm nhanh. Đến nay có 490 trang trại chăn nuôi, 5.201 gia trại.
Tổng đàn trâu, đàn bò đều giảm lần lượt 6,0% và 5,9%; đàn lợn tăng 0,9% (+5.272
con); đàn gia cầm (gà, vịt, ngan, ngỗng) tăng 0,5% (+49 nghìn con) so với cùng kỳ năm trước.
Các vùng GAHP dự án:
Huyện Kinh Môn (xã Hiến Thành, Long Xuyên, Thái Thịnh), huyện Cẩm Giàng( xã
Tân Trường, Cẩm Hoàng, Cẩm Vũ, Thạch Lỗi), huyện Ninh Giang,(các xã Đồng Tâm, Hiệp
Lực, Vĩnh Hòa, Hồng Thái, Hồng Dụ), Thanh Hà (các xã Thanh Lang, Liên Mạc, Thanh
Bính, Thanh Hải)
4.8

Hưng Yên

Tỉnh Hưng Yên có diện tích đất tự nhiên 932 km 2 và dân số năm 2008 là 1.1 triệu
người. Tỉnh Hưng Yên tiếp giáp với năm tỉnh thành phố là Hà Nội, Bắc Ninh, Hải Dương, Hà
Nam và Thái Bình.
Những năm qua (2010-2013) ngành chăn nuôi của Hưng Yên tiếp tục phát triển mạnh
và khá toàn diện về cả năng suất, chát lượng, quy mô và hiệu quả, tốc độ bình quân đạt
4,5%/năm. Theo số liệu thống kê đến 1.10.2013 tổng đàn lợn đạt 619.271 con, đàn trâu bó đạt
40.330 con, đàn gia cầm đạt 8.303.220 con, chất lượng con giống tiếp tục được cải thiện, tỷ lệ
đàn lợn hướng nạc đạt 68%, đàn bó lai sind đạt 98%, đàn bò chất lượng cao 20%. Tổng sản
lượng thịt hơi đạt 125.413 tấn (thịt lợn 79,52%, thịt gia cầm 18,16% và thịt trâu bò 2,17%, tỷ
trọng chăn nuôi trong sản xuất nông nghiệp đạt 45%(toàn quốc 28%) và trên 227 triệu trứng
gia cầm
Các vùng GAHP dự án: các huyện Văn Giang, Văn Lâm, Tiên Lữ, Khoái Châu
4.9

Hải Phòng


Hải Phòng là một thành phố duyên hải nằm cách Hà nội 102 km về phía bắc. Thành
phố có tổng diện tích đất khoảng 152 ha. Thành phố Hải Phòng tiếp giáp với tỉnh Quảng Ninh
về phía bắc, với tỉnh Hải Dương và Thái Bình về phía tây và phía nam, với Biển Đông về
phía đông. Thành phố Hải phòng có hệ thống sông mật độ cao, 0.6 – 0.8 km/km2.
Tổng đàn trâu 6 tháng đầu năm 2013 ước thực hiện 7.657 con, bằng 93,7 % so cùng kỳ
năm trước.
Tổng đàn bò 6 tháng đầu năm ước thực hiện 15032 con, bằng 94,11% so cùng kỳ năm
trước.
Tổng đàn lợn 6 tháng đầu năm ước thực hiện 504,256 ngàn con, bằng 100,65% so
cùng kỳ năm trước.
Tổng đàn gia cầm 6 tháng đầu năm ước thực hiện 6,78 triệu con, bằng 104,84% so
cùng kỳ năm trước.
Đàn trâu, bò tháng 6 và 6 tháng đều giảm nhiều so cùng kỳ năm trước; đàn lợn tháng 6
tăng nhưng 6 tháng giữ ở mức ổn định so cùng kỳ năm trước. Tốc độ vòng quay vẫn ổn định
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

20


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

như 6 tháng đầu năm trước. Trọng lượng xuất chuồng tăng 4 kg bình quân một con so cùng kỳ
năm trước,
Đàn gia cầm tháng 6 và 6 tháng tăng so cùng kỳ năm trước nhưng tốc độ tăng trên 4%
so cùng kỳ năm trước
Hiện tại ở Hải Phòng có 8 quận huyện và 62 xã tham gia dự án
Dự kiến sẽ mở rộng ra thêm 3 quận, huyện và 30 xã mới

4.10

Thanh Hóa

Thanh Hoá nằm ở cực Bắc Miền Trung, cách Thủ đô Hà Nội 150 km về phía Nam.
Phía Bắc giáp với ba tỉnh Sơn La, Hoà Bình và Ninh Bình, phía Nam giáp tỉnh Nghệ An, phía
Tây giáp tỉnh Hủa Phăn (nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào), phía Đông giáp với biển
Đông. Về mặt hành chính, tỉnh Thanh Hóa gồm có 1 thành phố trực thuộc tỉnh (Thành phố
Thanh Hóa), 2 thị xã (Sầm Sơn và Bỉm Sơn) và 24 huyện.
Thanh hóa Tổng diện tích đất là 1,1 triệu ha.
Thanh Hóa có 4 hệ thống sông chính là sông Hoạt, sông Mã, sông Bạng, sông Yên với
tổng chiều dài 881 km, tổng diện tích lưu vực là 39.756km2; tổng lượng nước trung bình hàng
năm 19,52 tỉ m3

Tổng đàn lợn 887,6 nghìn con, tăng 3,8% so với cùng kỳ 1/10/2012. Chăn nuôi
lợn của tỉnh theo mô hình nông hộ nhỏ lẻ là chủ yếu. Trong tổng đàn lợn, hộ (dưới 30
con lợn) ở khu vực nông thôn có 675,9 nghìn con, chiếm 76,2%, hộ khu vực thành thị
13,6 nghìn con, chiếm 1,5%; gia trại (từ 30 con lợn trở lên) có 79,7 nghìn con, chiếm
9%, bình quân 51,3 con/gia trại
Tổng đàn gia cầm 18,07 triệu con, tăng 1,6% so cùng kỳ năm trước (trong đó
khu vực đồng bằng tăng 2,6%, miền Núi tăng 1,6%, miền Biển giảm 0,3% (Nguồn: Sở
NNPTNT Thanh Hóa, 2014)

Các huyện GAHP tham gia dự án: Triệu Sơn, Thọ Xuân, Yên Định, Hoằng
Hóa, Quảng Xương
4.11

Nghệ An

Nghệ An tiếp giáp với tỉnh Thanh Hóa ở phía bắc và hai tỉnh này có điều kiện tự nhiên

và khí hậu tương tự nhau. Nghệ An có địa hình thấp dần từ phía tây bắc xuống đông nam, đồi
núi chiếm 83% tổng diện tích đất đai. Tỉnh có khoảng 745.000 ha đất có rừng che phủ.
Số liệu 6 tháng đầu năm 2013 cho thấy, tổng đàn lợn đạt 1.038.792 con, tăng 0,07%
(758 con) so với cùng kỳ 2012.
Tổng đàn gia cầm đạt 17.178 (nghìn con), tăng 6,42% (+ 1036 nghìn con) so với cùng
kỳ năm 2012. (Nguồn: Sở NNPTNT Nghệ An, 2014)
Các vùng GAHP dự án: các huyện Nghi Lộc (xã Nghi Lâm, Nghi Kiều..), Diễn Châu,
(xã Diễn Thọ, Diễn Trung...), Nam Đàn (các xã Nam Anh, Nam Xuân, Nam Thanh, Hùng
Tiến..), Đô Lương (các xã Hòa Sơn, Giang Sơn Đông...)
4.12

Lâm Đồng

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

21


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

Tỉnh Lâm Đồng có ba cao nguyên nằm ở thượng lưu của bảy hệ thống sông. Địa hình
chính gồm các núi cao xen kẽ với các thung lũng. Cao độ địa hình trung bình là 800 - 1000m.
Tổng diện tích đất của tỉnh Lâm đồng là 9.772 km2.
Toàn tỉnh hiện có 199 trang trại chăn nuôi.
Xuất hiện nhiều trang trại có quy mô lớn như nuôi gà trên 15.000 con, lợn thịt trên
1.000 con.
Tỷ trọng ngành chăn nuôi có xu hướng tăng (cơ cấu ngành nông nghiệp năm 2013:
trồng trọt 82,8%, chăn nuôi 15%, dịch vụ 2,2%)

Các huyện Vùng GAHP: Đức Trọng, Di Linh, Lâm Hà, Bảo Lâm
4.13 Long An
Long An tiếp giáp với Thành phố Hồ Chí Minh và tỉnh Tây Ninh về phía nam, với
Campuchia về phía bắc, với tỉnh đồng Tháp về phía tây, và với tỉnh Tiền Giang về phía nam.
Tỉnh Long An chịu ảnh hưởng của chế độ bán nhật triều không đều từ Biển đông qua cửa
sông Soài Rạp.
Số liệu năm 2013 cho thấy, tổng đàn lợn đạt 259.228 con trong đó số lợn nái 34.848
coni, lợn thịt 226.689 con, lợn đực giống 43 con, ước tính sản lượng thịt hơi xuất chuồng
21.464 tân
Tổng đàn gà đạt 5.641.5 (nghìn con), vịt 2.444,9(nghìn con),. Tổng sản lượng thịt
72.838 tấn, tổng sản lượng trứng 152.760 (nghìn quả) (số liệu thống kê năm 2013)
Trong đó 04 vùng GAHP đã thực hiện dự án gồm 12 xã thuộc 04 huyện Châu Thành,
Tân Trụ, Cần Đước và Cần Giuộc.
+ Huyện Châu Thành: 12 nhóm: xã Vĩnh Công, Hòa Phú, Bình Quới
+ Huyện Tân Trụ: 8 nhóm: xã Quê Mỹ Thạnh, Lạc Tấn, Bình Lãng
+ Huyện Cần Đước: 10 nhóm: xã Tân Lân, Tân Trạch, Mỹ Lệ
+ Huyện Cần Giuộc: 80 nhóm: xã Mỹ Lộc, Phước Hậu, Phước Lâm
Và dự kiến sẽ mở rộng thêm 03 vùng GAHP gồm 16 nhóm dự kiến 320 hộ tại 08 xã
thuộc 02 huyện Đức Hòa, Đức Huệ và 01 thành phố Tân An
+ Huyện Đức Hòa: 06 nhóm: xã Đức Lập Hạ, Tân Mỹ, Mỹ Hạnh Nam
+ Huyện Đức Huệ: 06 nhóm: xã Mỹ Thạnh Đông, Bình Hòa Bắc và thị trấn Đông
Thành
+ Thành phố Tân An: 04 nhóm: xã Lợi Bình Nhơn, Bình Tâm

V
V.1

TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TIỀM TÀNG LIÊN QUAN ĐẾN CÁC HOẠT
ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
Các hoạt động nhóm I – Thí điểm hỗ trợ LPZ


Việc tập trung phát triển chăn nuôi trong một khu vực sẽ gây rủi ro đáng kể đối với
chất lượng nước, đất, không khí, các vấn đề về an toàn sinh học và kiểm soát dịch bệnh. Tuy
nhiên, Dự án LIFSAP không đầu tư trực tiếp cho hoạt động chăn nuôi trong các khu LPZ mà
có thể thí điểm hỗ trợ một phần cơ sở hạ tầng (với mức đầu tư không vượt quá 5000 USD/ha)
cho các khu này. Trong quá trình thực hiện dự án, báo cáo đánh giá tác động môi trường và
Kế hoạch Quản lý Môi trường sẽ được xây dựng cho từng LPZ cụ thể và đảm bảo rằng việc
đầu tư cho LPZ sẽ đáp ứng các yêu cầu về bảo vệ môi trường của Chính phủ Việt Nam và
Ngân hàng Thế giới.
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

22


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014

Tài liệu Khung Quản lý môi trường của Dự án LIFSAP xác định các tác động môi
trường tiềm tàng liên quan đến chăn nuôi nói chung và đưa ra một khung về các biện pháp
giảm thiểu cần được áp dụng để định hướng cho các báo cáo môi trường, kế hoạch quản lý
môi trường sẽ được lập cho các LPZ cụ thể.
Các rủi ro về môi trường liên quan đến hoạt động chăn nuôi trong LPZ có thể là:
o

Gây ô nhiễm đất và ô nhiễm nguồn nước do chất thải và nước thải chăn nuôi chứa nồng
độ cao các chất dinh dưỡng và vi khuẩn gây bệnh

o


Khí thải chăn nuôi gây hiệu ứng nhà kính. Theo một báo cáo của FAO, chất thải của gia
súc trên toàn cầu tạo ra tới 65% lượng nitơ dioxit trong khí quyển, loại khí này có khả
năng hấp thu năng lượng mặt trời cao gấp 296 lần so với khí CO2. Ngoài ra động vật nuôi
còn thải ra metan và CO2 cũng là các khí gây hiệu ứng nhà kính

o

Khí ammonia và hydro sulphur phát thải trong quá trình phân hủy nước thải và chất thải
chăn nuôi có mùi hôi, tính độc có thể gây hại cho cộng đồng, ảnh hưởng tới sức khỏe
người dân.

o Rủi ro truyền bệnh cao
o Rủi ro truyền bệnh từ súc vật sang người cao
o Tập trung chất thải trong khu vực chăn nuôi sẽ dẫn đến sự phát triển và tập trung ruồi
nhặng
o Việc sử dụng thuốc thú y có thể dẫn tới một số rủi ro cho người và súc vật
o Thức ăn chăn nuôi hoặc thuốc thú y nếu chứa các thành phần độc hại thì có thể ảnh hưởng
tới sức khỏe người tiêu dùng.
Các rủi ro nêu trên sẽ cao hơn khi:
 Vị trí chuồng trại và các công trình xử lý chất thải, nước thải được lựa chọn không hợp lý
hoặc không phù hợp với quy hoạch sử dụng đất của địa phương. Khi đó có thể các khu
vực có ý nghĩa quan trọng về môi trường như các khu cư trú tự nhiên, các khu rừng được
bảo vệ hay các khu đất ngập nước sẽ dễ bị xâm lấn hơn. Nếu các khu chăn nuôi ở quá gần
khu dân cư hoặc các trung tâm dân sinh khác thì việc kiểm soát dịch bệnh sẽ khó khăn
hơn.
 Thao tác bằng thủ công khi xử lý chất thải chăn nuôi mà không sử dụng bảo hộ lao động
 Khu vực chăn nuôi nằm trong vùng hay bị ngập úng nặng. Khi bị ngập úng thì các chất ô
nhiễm có trong phân và nước thải chăn nuôi có thể phát tán nhanh và rộng hơn. Khi đó
việc kiểm soát ô nhiễm môi trường sẽ khó khăn hơn nhiều. Rủi ro này có thể xảy ra đối
với các khu chăn nuôi nằm quá gần sông hoặc các nguồn nước khác

 Dịch bệnh gia súc bùng phát. Khi đó không chỉ có gia súc dễ bị nhiễm bệnh và chết mà rủi
ro ô nhiễm môi trường và ảnh hưởng tới sức khỏe con ngừoi do súc vật chết cũng sẽ rất
cao nếu các biện pháp quản lý không được thực hiện kịp thời đầy đủ
 Phát triển chăn nuôi không đi kèm với các giải pháp kỹ thuật phù hợp để xử lý chất thải,
nước thải chăn nuôi và mùi hôi.
Các tác động nói trên đã được xem xét trong quá trình xây dựng dự án LIFSAP. Do đó một
số biện pháp đã được đưa ra để quản lý các rủi ro, trong đó có các rủi ro về môi trường:
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

23


Khung Quản lý môi trường

-

V.2

Tháng 9/ 2014

Bước đầu chỉ hỗ trợ LPZ dưới hình thức thí điểm.
Hỗ trợ quá trình quy hoạch LPZs và lập Báo cáo ĐTM/Kế hoạch quản lý môi trường
Hỗ trợ cơ sở hạ tầng nhằm cải thiện điều kiện vệ sinh và /hoặc xử lý chất thải, nước thải
chăn nuôi.
Thiết kế dự án bao gồm các hoạt động nâng cao nhận thức và quản lý môi trường cho các
đơn vị thực hiện dự án và nông dân.
Tăng cường an toàn sinh học thông qua tiêm phòng vắc xin, giám sát và kiểm soát dịch
bệnh
Tập huấn cho các đơn vị hữu quan về kiểm soát dịch, nâng cao nhận thức về an toàn thực
phẩm, hỗ trợ phân tích thành phần thức ăn chăn nuôi

Các hoạt động Nhóm II– Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng chăn nuôi

Cơ sở hạ tầng được dự án LIFSAP hỗ trợ có thể là:
 Nâng cấp đường vào, kéo đường điện, cấp nước nước hoặc xây hệ thống thoát nước, xử lý
chất thải chăn nuôi
 Nâng cấp nhà xưởng, cung cấp thiết bị cho một số cơ sở giết mổ, nâng cấp đường vào
hoặc cung cấp một số thiết bị để cải thiện điều kiện vệ sinh giết mổ, cải tạo hệ thống xử lý
nước thải của các cơ sở này
 Cải tạo các chợ thực phẩm, nâng cấp hoặc cải tạo nhà chợ như lợp lại mái, cải tạo hệ
thống điện, nước vv.
Các tác động môi trường liên quan đến các hoạt động trên được dự báo và trình bày trong
Bảng dưới đây.
Bảng 1. Tác động môi trường điển hình của các công trình cơ sở hạ tầng quy mô nhỏ
1

2

3

1.

Thi công các công trình cơ sở hạ tầng có thể dẫn tới sự thay đổi sử dụng đất
tạm thời hoặc vĩnh viễn. Sự thay đổi này có thể làm xáo trộn kinh tế hộ gia
đình, nguồn thu nhập và sinh kế của những người bị ảnh hưởng
Thu hồi đất
Mức độ tác động sẽ phụ thuộc vào:
Diện tích đất đai bị thu hồi
Số người/hộ bị ảnh hưởng
Hiện trạng sử dụng đất
Phát quang thực vật có thể xảy ra khi xây dựng các công trình

• cấp điện: tại vị trí dựng cột/trạm biến ap. Cây cối trong phạm vi hành lang
an toàn cũng có thể bị đốn ngọn hoặc chặt bỏ.
Phát quang thực
• Hệ thống cấp nước: phát quang thực vật tại công trình thu, tại công trình
vật
đầu mối, dọc theo tuyến đường ống phân phối và trạm xử lý nước.
Phát quang thực vật làm tăng tiềm năng xói mòn và tăng lượng bụi trong không
khí tại khu vực xây dựng .
Việc nâng cấp đường, xây dựng các công trình cấp nước và cấp điện có thể dẫn
Làm ngưng một
tới phải di dời một số công trình cơ sở hạ tầng của một số dịch vụ như cấp điện,
số dịch vụ
điện thoại vv

Đường
Ô
nhiễm Không thể tránh khỏi mức bụi, khói và tiếng ồn tăng lên dọc theo
không khhí và tuyến đường. Tuy nhiên, các con đường được nâng cấp đều là đường
tăng mức ồn
vào các khu quy hoạch phát triển chăn nuôi, cách xa khu dân cư và
các đối tượng khác nhạy cảm về môi trường, do vậy tác động được

Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

24


Khung Quản lý môi trường

Tháng 9/ 2014


coi là không đáng kể và có thể kiểm soát được
Số lượng phương tiện giao thông lưu thông trong khu vực sẽ tăng lên
Sự an toàn và
có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của cư dân trong khu vực. Tuy
sức khỏe của
nhiên tác động này có thể kiểm soát được bằng cách hạn chế tốc độ
cộng đồng
hoặc các biển báo giao thông.
Cấp điện
Điện giật có thể xảy ra nếu sử dụng vận hành các thiết bị điện không
Rủi ro về sức
đúng quy cách hoặc sửa chữa các bộ phận trong hệ thống cấp điện.
khỏe do điện
Những hư hỏng trong hệ thống cấp điện như dây điện bị đứt thì cũng
giật
chứa đựng những rủi ro gây điện giật.
Cấp nước
Nước thải trong khu vực được cấp nước sạch sẽ tăng lên sau khi có
Tăng lượng hệ thống cấp nước mới. Nước thải có khả năng gây úng cục bộ và gây
nước thải
rủi ro cho sức khỏe cộng đồng nếu không có hệ thống thoát/xử lý
nước thải tốt
Nếu các công trình cấp nước sử dụng nước ngầm không được vận
hành theo tiêu chuẩn kỹ thuật hoặc không được bảo dưỡng đầy đủ có
Ô nhiễm nước thể sẽ dẫn tới ô nhiễm nước khi nước mặt đã bị ô nhiễm hoặc nước
ngầm từ các tầng nông có chất lượng xấu hơn sẽ xâm nhập vào tầng
khai thác.
Muỗi
phát Nước tù đọng cũng tạo môi trường cho muỗi sinh sôi, phát triển đây

triển
chính là nhân tố truyền bệnh sốt xuất huyết.

2.

1

1

2

3

Cơ sở giết mổ và chợ thực phẩm
Các hoạt động xây lắp trong quá trình nâng cấp cơ sở giết mổ hoặc chợ sẽ có những tác động
tương tự như các hoạt động đầu tư cơ sở hạ tầng như mô tả ở trên và các biện pháp giảm thiểu
được liệt kê thực hiện để giảm thiểu các tác động.
V.3

Các hoạt động thuộc các hạng mục đầu tư phi công trình

Các hạng mục đầu tư phi công trình có thể bao gồm
- Tiêm phòng vắc xin và hỗ trợ các dịch vụ thú y
- Kiểm tra lấy mẫu thịt và phân tích trong phòng thí nghiệm
- Phân tích thức ăn chăn nuôi
Bảng dưới đây tóm tắt các tác động tiềm tàng liên quan tới các tác động nêu trên .
Bảng 2. Ảnh hưởng liên quan tới việc cung cấp hàng hóa và các dịch vụ
(Tiêm phòng vắc xin/ lấy mẫu và phân tích)
Loại tác động


Mô tả

Các vỏ chai lọ đựng vắc xin, vắc xin thừa không sử dụng đến đều có
Gây khó chịu và chứa những rủi ro tiềm ẩn do chúng có chứa các vi khuẩn gây bệnh.
rủi ro về sức khỏe Khi có dịch bệnh bùng phát, việc thải bỏ không đúng cách các chất
cộng đồng
thải, vật liệu sẽ làm tích đọng các mầm mống gây bệnh. Các vi khuẩn
gây bệnh là mối nguy cơ tiềm ẩn gây bệnh cho súc vật.
Rủi ro về sức khỏe Tiếp xúc với súc vật và mẫu bệnh phẩm trong quá trình lấy mẫu và
của cán bộ lấy mẫu phân tích có thể có những rủi ro về sức khỏe liên quan tới các bệnh
và phân tích
truyền từ vật sang người cho cán bộ thú y.
Dự án Cạnh tranh ngành chăn nuôi và An toàn thực phẩm (LIFSAP)

25


×