Tải bản đầy đủ (.pdf) (186 trang)

Hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 186 trang )

NGUYỄN THỊ THƢ

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN THỊ THƯ

LUẬT KINH TẾ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢOVỆ
QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở
VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC
KHÓA: 2009-2012

HÀ NỘI, NĂM 2013
HÀ NỘI - năm


VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
******
NGUYỄN THỊ THƢ

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI
NGƢỜI TIÊU DÙNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ
Mã số: 62 38 50 01

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
1. GS.TS. Mai Hồng Quỳ
2. PGS.TS. Bùi Nguyên Khánh

HÀ NỘI- 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận án này là cơng trình
nghiên cứu của riêng tơi. Mọi số liệu, dẫn chứng thể
hiện trong luận án là trung thực và được chú thích
nguồn đầy đủ.

Tp.HCM, ngày 1 tháng 8 năm 2013
Nghiên cứu sinh

Nguyễn Thị Thƣ


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BTTH

: Bồi thƣờng thiệt hại

BVQLNTD : Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng

EU

: (European Union) Liên minh Châu Âu

NTD

: Ngƣời tiêu dùng

QPPL

: Quy phạm pháp luật

ACCC

: Ủy Ban Cạnh tranh và Tiêu dùng Australia

CI

: Tổ chức Quốc tế ngƣời tiêu dùng (Consumers International)

TPA

: Luật hoạt động thƣơng mại (Trade Practice Act)

VINASTAS : Hội tiêu chuẩn và bảo vệ ngƣời tiêu dùng Việt Nam
EC

: Cộng đồng Châu âu (European Community)

UBTVQH : Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội



MỤC LỤC
LỜI NĨI ĐẦU

Trang
1

Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ
THUYẾT VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

6

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu

6

1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

6

1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

10

1.1.3. Đánh giá tổng quan tình hình nghiên cứu

22


1.2. Cơ sở lý thuyết và phƣơng pháp nghiên cứu

24

1.2.1. Cơ sở lý thuyết

24

1.2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu

24

KẾT LUẬN CHƢƠNG 1

26
Chƣơng 2:

27

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG
2.1 Quan niệm về ngƣời tiêu dùng

27

2.1.1. Khái niệm ngƣời tiêu dùng

27

2.1.2. Vị trí, vai trị của ngƣời tiêu dùng


38

2.1.3. Quan hệ tiêu dùng

39

2.2. Khái niệm, đặc điểm của pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời 43
tiêu dùng
2.2.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng

43

2.2.2. Đặc điểm pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng

44

2.2.3. Vị trí của pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng trong 48
hệ thống pháp luật


2.3. Mơ hình pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng

50

2.3.1 Một số mơ hình pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng 50
trên thế giới
2.3.2. Hệ thống văn bản pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng ở Việt 60
Nam
2.4. Cấu trúc nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu 64

dùng
2.4.1. Quyền và nghĩa vụ của ngƣời tiêu dùng

64

2.4.2 Trách nhiệm và nghĩa vụ của nhà sản xuất, cung cấp hàng 71
hóa, dịch vụ
2.4.3. Trách nhiệm từ phía Nhà nƣớc

76

2.4.4. Trách nhiệm của các tổ chức xã hội bảo vệ ngƣời tiêu dùng

78

2.4.5 Những biện pháp đảm bảo thực thi pháp luật bảo vệ quyền 79
lợi ngƣời tiêu dùng
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2

83
Chƣơng 3:

85

THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT
VỀ BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG
3.1. Thực trạng pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng

85


3.2. Thực tiễn thi hành pháp pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời 117
tiêu dùng
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3

132
Chƣơng 4:

HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI
TIÊU DÙNG

134

4.1. Nhu cầu hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu 134
dùng
4.2. Định hƣớng hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời 143


tiêu dùng
4.3. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật bảo vệ ngƣời tiêu 147
dùng
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4

160

KẾT LUẬN

161

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC



LỜI NĨI ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngƣời tiêu dùng, trƣớc hết là con ngƣời, họ có quyền đƣợc bảo vệ tính mạng,
sức khỏe, tài sản... Hơn nữa, NTD đóng vai trị rất quan trọng trong sự phát triển
của nền kinh tế mỗi quốc gia, thế nhƣng trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh thì ngƣời tiêu dùng ln ở vị thế yếu hơn. Đó là tình trạng bất cân
xứng về thơng tin, hiểu biết, khả năng kiểm tra chất lƣợng hàng hóa, các khuyết tật
và các rủi ro liên quan đến sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, khả năng đàm phán, ký kết
hợp đồng, trong sự phát triển của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế thị trƣờng. Trong
tƣơng quan với nhà sản xuất, cung cấp hàng hóa, dịch vụ chuyên nghiệp, họ luôn
nằm ở vị thế yếu hơn so với nhà sản xuất, kinh doanh. Chính vì vậy, NTD ln và
có nguy cơ gánh chịu rủi ro, thiệt hại trong quan hệ tiêu dùng sản phẩm, dịch vụ.
Hiện nay, trong bối cảnh tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, cùng với
sự phát triển của nền kinh tế thị trƣờng, quyền lợi của NTD ngày càng bị xâm hại
nghiêm trọng. Vì nhu cầu lợi nhuận, đạo đức kinh doanh suy đồi, khơng ít nhà cung
cấp đã lạm dụng ƣu thế của mình để khai thác, bóc lột, lừa dối ngƣời tiêu dùng bằng
rất nhiều hình thức: sản phẩm khơng đúng chất lƣợng, không đủ số lƣợng, quảng
cáo gian dối,...và hơn thế nữa, tính mạng, sức khỏe NTD đứng trƣớc sự đe dọa bởi
thực phẩm độc hại, sản phẩm không an toàn...
Mặc dù Luật Bảo vệ quyền lợi NTD đƣợc Quốc hội Việt Nam thơng qua
ngày 17/11/2010, có hiệu lực từ ngày 1/7/2011, nhƣng cho đến nay quyền lợi của
NTD vẫn đang và có nguy cơ tiếp tục bị vi phạm trầm trọng. Luật BVQLNTD đã
trao cho NTD Việt Nam nhiều “đặc quyền” hơn so với những quy định của Pháp
lệnh BVQLNTD 1999 nhằm cân bằng vị thế bất bình đẳng giữa NTD và tổ chức, cá
nhân sản xuất kinh doanh trong quan hệ tiêu dùng. Đạo luật này quy định đầy đủ
hơn so với Pháp lệnh BVQLNTD 1999, với sự bổ sung của nhiều quy định quan
trọng nhƣ trách nhiệm sản phẩm, hợp đồng giao kết với NTD, điều kiện giao dịch
chung, một số ngoại lệ khi giải quyết tranh chấp tại tịa án...Tuy nhiên, vì nhiều lý

do khác nhau, Luật BVQLNTD năm 2010 vẫn chƣa phải là một sản phẩm “hồn
hảo”, là một cơng cụ bảo vệ tốt nhất quyền lợi ích hợp pháp của NTD hiện nay.
Một thực tế không thể phủ nhận rằng, các quy phạm pháp luật BVQLNTD

1


thì nằm rải rác ở rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật khác nhau, cịn nội dung thì
chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu bảo vệ NTD khi quyền lợi của họ bị xâm phạm. Các
thiết chế Nhà nƣớc và phi Nhà nƣớc tỏ ra rất yếu kém, có vai trò khá mờ nhạt trong
việc thực hiện chức năng của mình trong việc bảo vệ NTD và đặc biệt là để chuyển
các quy định của hệ thống pháp luật BVQLNTD đang hiện hữu trở thành hiện thực.
Trƣớc tình hình đó, bên cạnh nhu cầu nâng cao “chất lƣợng” của bản thân
pháp luật hiện hành về BVQLNTD, thì việc thơng qua điều chỉnh pháp luật để tăng
cƣờng các khả năng và nhiệm vụ của các thiết chế BVQLNTD là nhu cầu cấp bách
đặt ra hiện nay. Điều này có ý nghĩa rất lớn không những đối với sự phát triển của
nền kinh tế thị trƣờng hiện đại, mà còn là điều kiện không thể thiếu đƣợc của một
xã hội văn minh, cơng bằng và nhân đạo. Chính vì vậy, việc nghiên cứu những vấn
đề lý luận về pháp luật BVQLNTD, cũng nhƣ thực tiễn thực thi, áp dụng pháp luật
BVQLNTD là hết sức cần thiết, trên cơ sở đó đƣa ra định hƣớng, giải pháp cụ thể
nhằm tiếp tục hoàn thiện pháp luật BVQLNTD trong giai đoạn hiện nay có ý nghĩa
cả về mặt lý luận lẫn thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu luận án
- Mục đích của luận án:
+ Làm sáng tỏ vấn đề lý luận về NTD, các quyền cơ bản của NTD, nghĩa vụ
của các chủ thể khác, quan hệ tiêu dùng và pháp luật BVQLNTD.
+ Phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật BVQLNTD cũng nhƣ việc thực thi
pháp luật BVQLNTD sau một năm thực hiện Luật BVQLNTD;
+ Đề xuất, kiến nghị những giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ
quyền lợi NTD

- Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
Để đạt đƣợc mục đích đã nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
đƣợc xác định cụ thể nhƣ sau:
+ Nghiên cứu có hệ thống nhằm làm rõ cơ sở lý luận ngƣời tiêu dùng, quan
hệ tiêu dùng, các quyền của ngƣời tiêu dùng, nghĩa vụ của các chủ thể khác trong hệ
thống pháp luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng;
+ Nghiên cứu và làm sáng tỏ vai trị, vị trí của NTD, pháp luật BVQLNTD
trong hệ thống pháp luật Việt Nam;

2


+ Nghiên cứu so sánh sự ghi nhận quyền và bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng
ở một số quốc gia trên thế giới qua các thời kỳ lịch sử, những vấn đề pháp lý nảy
sinh và từ đó rút ra những kinh nghiệm cho Việt Nam.
+ Phân tích thực trạng hệ thống quy phạm pháp luật hiện hành về bảo vệ
ngƣời tiêu dùng khi quyền lợi của NTD bị xâm phạm ở Việt Nam.
+ Phân tích thực trạng áp dụng pháp luật BVQLNTD, qua đó nêu rõ những
bất cập, hạn chế và nguyên nhân của chúng;
+ Phân tích, so sánh, đánh giá xu hƣớng vận động của pháp luật BVQLNTD
hiện nay trên thế giới, đƣa ra định hƣớng cho việc hoàn thiện pháp luật BVQLNTD
của Việt Nam trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
+ Nghiên cứu và đề xuất phƣơng hƣớng, những giải pháp cụ thể nhằm hoàn
thiện pháp luật BVQLNTD ở phƣơng diện thực thi các quyền của ngƣời tiêu dùng
có hiệu quả khi tham gia vào các quan hệ tiêu dùng với các nhà sản xuất kinh
doanh.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của luận án: là những nội dung pháp luật liên quan
đến vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD; thực tiễn xây dựng và thực hiện pháp luật
BVQLNTD ở Việt Nam; kinh nghiệm thế giới trong xây dựng pháp luật

BVQLNTD. Những phán quyết của tịa án nƣớc ngồi cũng thuộc phạm vi nghiên
cứu của luận án nhƣng có thể đƣợc đề cập ở cấp độ tham khảo hoặc đƣợc sử dụng
làm dẫn chứng cho những nghiên cứu so sánh. Việc so sánh, đối chiếu quy phạm
đƣợc giới hạn ở các nƣớc có nền kinh tế thị trƣờng phát triển nhƣ Mỹ, Canada, EU.
Đối với các nƣớc đang phát triển, việc so sánh chú trọng tới pháp luật các nƣớc nằm
trong khu vực hay các nƣớc có sự tƣơng đồng với Việt Nam về kinh tế, chính trị,
văn hóa.
- Phạm vi nghiên cứu:
Hoàn thiện pháp luật BVQLNTD là vấn đề rất lớn, có thể đƣợc phân tích ở
nhiều mức độ, nhiều góc độ khác nhau. Tuy nhiên, trong phạm vi một luận án
khơng thể phân tích hết các vấn đề đó. Nhƣ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đã
trình bày ở trên thì bên cạnh việc đặt trọng tâm vào nghiên cứu những vấn đề mang
tính lý luận, luận án chủ yếu tập trung vào nghiên cứu, đánh giá tính phù hợp, thống

3


nhất, hợp lý và khả thi của Luật BVQLNTD và các văn bản hƣớng dẫn sau một năm
thực thi, trên cơ sở đó dự báo những vấn đề pháp lý sẽ phát sinh và phƣơng hƣớng
hoàn thiện. Ngoài ra, luận án tập trung nghiên cứu một số quy định mang tính đặc
thù của pháp luật BVQLNTD ở Việt Nam và kinh nghiệm quốc tế nhằm đƣa ra các
giải pháp hoàn thiện pháp luật BVQLNTD, góp phần giải quyết triệt để những điểm
khuyết trong lý luận cũng nhƣ trong thực tiễn áp dụng của pháp luật BVQLNTD
của Việt Nam.
Những nội dung liên quan đến thực trạng pháp luật và thực thi pháp luật,
luận án sẽ nghiên cứu nhƣng giới hạn trong phạm vi lãnh thổ Việt Nam. Việc điều
tra, khảo sát thực tế ở Việt Nam sẽ không bị giới hạn nhƣng tuân thủ những nguyên
tắc xã hội học trong lấy mẫu và điều tra điển hình.
4. Những điểm mới của luận án
Thứ nhất: Trên cơ sở phân tích một cách có hệ thống khái niệm về NTD,

quan hệ tiêu dùng, pháp luật BVQLNTD; phân tích vị trí vai trị của NTD cũng nhƣ
sự cần thiết phải bảo vệ NTD; làm rõ bản chất của quan hệ tiêu dùng, pháp luật
BVQLNTD, vị trí và vai trị của pháp luật BVQLNTD trong hệ thống pháp luật, từ
đó có thể giải quyết một cách thỏa đáng những vấn đề mang tính lý luận của pháp
luật BVQLNTD. Bên cạnh đó, luận án làm rõ nhu cầu điều chỉnh bởi pháp luật đối
với hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD, xác định đƣợc nguyên tắc, định hƣớng xây
dựng, hoàn thiện pháp luật BVQLNTD, đồng thời xác định đƣợc những nội dung
không thể thiếu đƣợc coi là nội hàm mà lĩnh vực pháp luật này buộc phải có.
Thứ hai: Luận án nghiên cứu, phân tích, đánh giá một cách có hệ thống và
tồn diện thực trạng pháp luật BVQLNTD của Việt Nam hiện hành. Trên cơ sở đó
chỉ ra sự khiếm khuyết, bất hợp lý cần sửa đổi, bổ sung của pháp luật BVQLNTD
sao cho phù hợp với đòi hỏi khách quan của nền kinh tế thị trƣờng cũng nhƣ phù
hợp với điều kiện văn hóa, xã hội và yêu cầu xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền của
Việt Nam trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Thứ ba: Luận giải và đề xuất cụ thể, toàn diện các giải pháp nhằm đáp ứng
đƣợc yêu cầu bảo vệ hữu hiệu ngƣời tiêu dùng khi quyền lợi của họ bị xâm phạm
khá nghiêm trọng nhƣ trong bối cảnh hiện nay; đƣa ra định hƣớng, các kiến nghị
nhằm hoàn thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD ở Việt nam hiện nay. Những giải
pháp này có đƣợc dựa trên sự phân tích, đánh giá một cách khoa học, tồn diện các

4


quy định về BVQLNTD của Việt Nam hiện hành cũng nhƣ công tác thực thi pháp
luật BVQLNTD sau một năm thực thi luật BVQLNTD cũng nhƣ xu hƣớng tất yếu
phải hoàn thiện pháp luật BVQLNTD khi chúng ta xây dựng Nhà nƣớc pháp quyền
và hội nhập quốc tế.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Qua phân tích về tình hình nghiên cứu pháp luật BVQLNTD, có thể khẳng
định rằng, luận án là cơng trình nghiên cứu một cách cơng phu, có hệ thống và khá

tồn diện những vấn đề mang tính lý luận nền tảng để làm cơ sở xây dựng, hoàn
thiện pháp luật BVQLNTD. Những phân tích, kết luận và đề xuất mà luận án đƣa ra
đều trên cơ sở khoa học và thực tiễn, vì vậy, luận án khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý
luận mà cịn có giá trị thực tiễn. Là sự đóng góp khơng nhỏ trong việc xây dựng và
hồn thiện pháp luật BVQLNTD, góp phần quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi
NTD, đảm bảo trật tự và công bằng xã hội. Luận án cũng có thể đƣợc sử dụng làm
tài liệu phục vụ giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực pháp luật
BVQLNTD nói chung và đạo luật BVQLNTD nói riêng.
6. Bố cục của luận án
Với những câu hỏi nghiên cứu, giả thiết nghiên cứu, mục đích và nhiệm vụ
của luận án, ngồi phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ
lục kèm theo, luận án đƣợc kết cấu gồm 4 chƣơng. Cụ thể nhƣ sau:
Chƣơng 1:
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ PHƢƠNG
PHÁP NGHIÊN CỨU
Chƣơng 2:
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI
TIÊU DÙNG
Chƣơng 3:
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THI HÀNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ
QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG
Chƣơng 4:
HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƢỜI TIÊU DÙNG

5


Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

1.1. Tình hình nghiên cứu
1.1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới
Vấn đề BVQLNTD trên thế giới chỉ thực sự đƣợc quan tâm vào những năm
60 của thế kỷ XX. Khi mà tình trạng NTD bị xâm phạm các lợi ích kinh tế trở nên
nhức nhối hơn bao giờ hết mà ngun nhân của nó khơng chỉ nằm ở việc độc quyền
hoặc sự liên kết giữa các thƣơng nhân [85,tr.28]. Song song với sự ra đời của các
đạo luật bảo vệ quyền lợi NTD thì các cơng trình nghiên cứu về vấn đề này cũng
“nở rộ”. Tuy có “tuổi đời cịn kiêm tốn”, nhƣng các cơng trình nghiên cứu về pháp
luật bảo vệ quyền lợi NTD có số lƣợng khơng ít và thể hiện khá rõ sự chín chắn của
mình.
Những điển hình cho lĩnh vực nghiên cứu này là W. David Slawson với
“Standard Form Contracts and Democratic Control of Lawmaking Power”, Vol. 84
Harvard Law Review
Entwicklung

der

529, 529 (1971) ở Mỹ;

Kaufrechtspraxis

unter

dem

Biesel Manfred với „Die
Einfluß

der


Allgemeinen

Geschäftsbedingungen, insbesondere der Beschränkung der Käuferrechte“, Diss.
Köln, Rechtswissenschaftliche Fakultät, 1960 ở CHLB Đức;

“Notarielle

Verbrauchervertraege” của Britta Carmen Deimel, Nxb. Dr. Kovac, năm 2003.
Trong đó, tác phẩm “Notarielle Verbrauchervertraege” của Britta Carmen
Deimel, Nxb. Dr. Kovac, năm 2003, tác giả đã đề cập đến những vấn đề của Hợp
đồng có cơng chứng theo điều 310 Bộ Luật Dân sự Đức. Bên cạnh đó, tác giả giới
thiệu về chỉ thị số 93-13/EWG của Ủy Ban Châu Âu ngày 5/4/1993 về những bảo
lƣu mang tính lạm dụng trong các hợp đồng tiêu dùng. Theo đó, tác giả đã phân tích
về sự trùng hợp và khác nhau giữa chỉ thị này với Điều 310 Bộ Luật Dân sự Đức
liên quan đến điều kiện giao dịch chung. Cũng trong tác phẩm này, tác giả đã đề cập
đến yêu cầu cần phải minh bạch hóa các hợp đồng theo yêu cầu của chỉ thị 9313/EWG của Ủy Ban Châu Âu. Đây là tài liệu rất có giá trị tham khảo trong việc
nghiên cứu hợp đồng nói chung và điều kiện thƣơng mại chung nói riêng.

6


Các quốc gia phát triển đã lấy chính sách lấy NTD làm trung tâm phát triển
kinh tế của họ, hàng loạt các đạo luật nhằm bảo vệ NTD đƣợc ban hành. Trên cơ sở
đó, có khá nhiều nghiên cứu nhằm hoàn thiện việc điều chỉnh pháp lý về bảo vệ
quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Qua khảo sát nhận thấy một số nghiên cứu quan trọng
sau đây nhƣ: Gerlach Johann Wilhelm với „Die AGB-Verhältnisse und die
bisherigen Erfahrungen mit dem Kontrollklageverfahren“, Münchener Kommentar
zum BGB, Band I, §§ 1-240, C.H. Beck Verlag 1997; Bork Reinhard với
„Entwicklung der AGB-Kontrolle“, Tübingen 2001; Alice Broichmann với
„Unternehmenskaufverträge und AGB-Kontrolle“, Beck-Fachdienst Mergers &

Acquisitions, Ausgabe 14/2007; K.Schmidt với “ Verbraucherschutz im BGB und
AGB- Kontrolle” , JuS 2006,1ff.
Theo đó, trong bài viết “ Verbraucherschutz im BGB und AGB- Kontrolle”
của K.Schmidt, tác giả đã đề cập vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD theo Bộ Luật dân sự
của Đức. Dựa trên ngun tắc tự do hợp đồng thì các bên có quyền tự do thỏa thuận
không bị hạn chế về nội dung trong hợp đồng. Điều này xuất phát từ tƣ tƣởng tự do
trong thị trƣờng, tự do trong thị trƣờng là sự bảo vệ NTD tốt nhất. Tuy nhiên, trong
bối cảnh của những bất cân xứng về lực lƣợng (về khả năng đàm phán trong hợp
đồng cũng nhƣ bất cân xứng về thông tin...) đã dẫn đến sự hạn chế về quyền tự do
thị trƣờng, từ đây xuất hiện nhu cầu bảo vệ NTD. Vì vậy, cho đến năm 2001 (thời
điểm cải cách Bộ Luật dân sự, mà theo đó, pháp luật về điều kiện giao dịch chung
chƣa đƣợc đƣa vào Bộ Luật dân sự trƣớc đó) Bộ Luật dân sự của Đức đã đƣợc bổ
sung, nhà nƣớc Đức đã ban hành một loạt những đạo luật bao gồm Luật về Điều
kiện giao dịch chung, Luật về bán hàng tại nhà, Luật về bán hàng từ xa...
Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đã trở thành xu thế toàn cầu, nhanh chóng
lan tỏa đến tất cả các quốc gia trên thế giới. Một số nghiên cứu tiêu biểu nhƣ: GralfPeter Calliess với “Coherence and Consistency in European Consumer Contract
Law: a Progress Report”, Frankfurt am Main, 2003; Sir John Vickers với
“Contracts and European consumer law: an OFT perspective”, Oxford 2005;
Aristides N. Hatzis với “An Offer You Can’t Negotiate: Some Thoughts on the
Economics of Standard-Form Consumer Contracts” Athens 2006; Michael G.
Faure & Hanneke A.Luth với “Behavioural Economics in Unfair Contract Terms
Cautions and Considerations”, The Author(s) 2011; Friedrich Kessler “Contracts of

7


Adhesion-Some Thoughts About Freedom of Contract”, Yale Law School 1943;
Willem van Boom and Marco Loos với “ Effective Enforcement of Consumer Law
in Europe Synchronizing Private, Public, and Collective Mechanisms”, January,
2008;


Leon E. Trakman với “Adhesion contracts and the twenty first Century

consumer“,2011; American Bar Association Central and East European Law
Initiative với “Concept Paper on Consumer Protection” November 25, 1992. Cụ
thể:
+ Trong tác phẩm “Behavioural Economics in Unfair Contract Terms
Cautions and Considerations”, hai tác giả Michael G. Faure và Hanneke A.Luth đã
phân tích mối quan hệ giữa NTD và nhà sản xuất, kinh doanh bằng phƣơng pháp
tiếp cận kinh tế truyền thống, dựa trên lý luận về hành vi kinh tế học, trên cơ sở đó,
rút ra bài học để bảo vệ NTD. Bên cạnh đó, tác giả cịn xây dựng nhiều quan điểm
liên quan đến chính sách bảo vệ NTD trên cơ sở liên hệ với chính sách bảo vệ NDT
của Châu Âu. Tuy nhiên, bài viết chủ yếu tập trung vào vấn đề những điều khoản
gây hiểu nhầm, bất lợi và không công bằng trong hợp đồng tiêu dùng. Theo tác giả,
khiếm khuyết của thị trƣờng là sự bất đối xứng thơng tin, chi phí giao dịch, khả
năng thƣơng lƣợng giữa NTD và nhà sản xuất. Chính vì vậy, Chính phủ cần can
thiệp để kiểm tra sự công bằng của các điều khoản trong hợp đồng. Ví dụ: Quy định
một hợp đồng đƣợc tự động gia hạn nếu NTD muốn tiếp tục sử dụng hàng hóa, dịch
vụ của nhà sản xuất, cung ứng đó, điều này sẽ giảm chi phí giao dịch cho NTD.
+ Trong bài viết “Contracts of Adhesion-Some Thoughts About Freedom of
Contract” (Giao kết hợp đồng – Vài suy nghĩ về tự do hợp đồng) của Friedrich
Kessler, tác giả có cái nhìn đa chiều và khá sâu sắc về vấn đề tự do hợp đồng. Bài
viết khẳng định, hợp đồng là công cụ không thể thiếu trong hoạt động của các
doanh nghiệp, cho phép các bên thể hiện và thực hiện ý chí của mình. Bên cạnh đó,
ơng đề cao vấn đề tự do hợp đồng, tự do thỏa thuận, và khơng thể gọi là hợp đồng
nếu khơng có sự đồng ý của các bên. Cũng trong bài viết này, Friedrich Kessler đã
đề cập đến hợp đồng mẫu do doanh nghiệp xây dựng. Hiện nay, loại hợp đồng này
xuất hiện trong rất nhiều lĩnh vực nhƣ vận chuyển, bảo hiểm, ngân hàng. Hợp đồng
mẫu thông thƣờng loại bỏ hoặc kiểm soát những điều khoản bất lợi cho doanh
nghiệp và việc sử dụng hợp đồng mẫu thƣờng đƣợc thực hiện bởi những doanh

nghiệp lớn, có thế lực và những doanh nghiệp độc quyền. Tác giả đã nhận ra sự bất

8


bình đẳng giữa các bên trong hợp đồng mẫu, và NTD là bên gánh chịu sự thua thiệt.
Ông kêu gọi Pháp luật, Tòa án cần nổ lực để bảo vệ bên yếu thế hơn trong hợp đồng
mẫu, bảo vệ công chúng chống lại sự lạm dụng tự do hợp đồng.
+ Tác giả Sir John Vickers với bài viết “Contracts and European consumer
law: an OFT perspective”. Trong bài viết này, tác giả không đi sâu vào pháp luật
hợp đồng, mà dựa trên kinh nghiệm của OFT (The office of fair trading (OFT), tạm
dịch là Văn phịng Thƣơng mại cơng bằng) để giải quyết sự hài hịa hóa luật hợp
đồng của các nƣớc Châu âu trên cơ sở một loạt các chỉ thị của Cộng đồng Châu âu*.
Theo chỉ thị EC, các điều khoản trong hợp đồng phải đầy đủ, từ ngữ rõ ràng, dễ
hiểu, không cạm bẫy... Các điều khoản không rõ ràng, khơng cơng bằng khơng có
giá trị ràng buộc NTD. Tác giả cho rằng thực hiện Chỉ thị EC giúp cho việc thực thi
pháp luật bảo vệ NTD ở các quốc gia thành viên tốt hơn. Bởi lẽ, việc mua và bán
hàng hóa khơng chỉ diễn ra ở mỗi quốc gia châu âu mà còn vƣợt qua biên giới. Mà,
pháp luật và cơ chế thực thi ở mỗi quốc gia lại khác nhau, tạo điều kiện cho các
thƣơng nhân sử dụng “ biên giới” nhƣ một lá chắn các hành vi lừa đảo của mình,
điều này dẫn đến khó thực thi việc bảo vệ NTD. Tác giả kêu gọi và đánh giá cao sự
hài hịa hóa pháp luật hợp đồng và pháp luật NTD của các nƣớc Châu âu dựa trên
chỉ thị của EC, với sự tham gia của nhiều quốc gia Châu Âu khác. Điều này sẽ cải
thiện nội dung pháp luật bảo vệ NTD cũng nhƣ giúp cơ quan nhà nƣớc bảo vệ NTD
thực thi và xử lý có hiệu quả các trƣờng hợp xâm phạm lợi ích NTD và bảo vệ cả
những doanh nghiệp chân chính trên khắp Châu âu.
+ Hai tác giả Willem van Boom and Marco Loos với “ Effective Enforcement
of Consumer Law in Europe Synchronizing Private, Public, and Collective
Mechanisms” đã có những phân tích sâu về lợi ích nhóm trong luật tiêu dùng của
Châu Âu và của từng quốc gia thành viên. Phân tích sự liên quan của luật cạnh tranh

khơng lành mạnh trong việc tìm ra các phƣơng tiện hiệu quả cho việc bảo vệ lợi ích
của ngƣời tiêu dùng. Đồng thời tác giả cũng cho thấy mối quan hệ của việc thực thi
luật cạnh tranh và việc thực thi những quy tắc của luật tiêu dùng.
Cũng trong bài viết này, tác giả đã phân tích một cách một cách thỏa đáng
vấn đề khiếu kiện của NTD. Theo tác giả, những ngƣời tiêu dùng cá nhân đã không
*

EC (European Community). Năm 1993 Cộng đồng Châu Âu đƣợc đổi tên thành Liên minh Châu Âu (EU European Union).

9


đƣợc trang bị một cách đầy đủ để thực thi các quyền hợp pháp của mình. Họ đứng
một mình trong trận chiến chống lại các công ty hay tổ chức vốn dĩ đã đƣợc trang bị
đầy đủ với sự hỗ trợ và nguồn pháp lý tốt hơn nhiều. Hơn nữa, khi khiếu nại để địi
quyền lợi của mình, ngƣời tiêu dùng gặp khó khăn về chi phí, thời gian. Họ phải bỏ
ra một chi phí khá lớn cho khiếu kiện để đổi lấy khoản bồi thƣờng nhỏ thiệt hại.
Đây chính là rào cản khiến ngƣời tiêu dùng ngại phải đối mặt với việc khiếu kiện
khi quyền lợi bị xâm phạm. Để giải quyết vấn đề này, tác giả nhấn mạnh cần tập
hợp các khiếu nại của những ngƣời tiêu dùng cá nhân để giúp tạo nên sự cân bằng
quyền lực, thứ mà những ngƣời tiêu dùng cá nhân đơn lẻ đang thiếu khi tiến hành
khiếu nại, khiếu kiện. Với quan điểm này, tác giả đã cổ súy cho những quy định của
pháp luật về khiếu kiện tập thể, đây là vấn đề mà nhiều quốc gia còn e ngại và chƣa
đƣợc ghi nhận trong pháp luật bảo vệ NTD.
1.1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam
Trƣớc năm 1986, ở Việt Nam hầu nhƣ khơng có bất kỳ một cơng trình nào
nghiên cứu về vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD. Bởi lẽ, thuật ngữ NTD chỉ xuất hiện
trong nền kinh tế thị trƣờng. Đại hội VI của Đảng cộng sản Việt Nam năm 1986 đã
đánh dấu bƣớc chuyển của nền kinh tế nƣớc ta từ nền kinh tế kế hoạch hố tập trung
sang nền kinh tế thị trƣờng có định hƣớng xã hội chủ nghĩa với sự tham gia của

nhiều thành phần kinh tế. Cùng sự phát triển của kinh tế thị trƣờng, với sự cạnh
tranh gay gắt giữa các thƣơng nhân, sự xuống cấp của đạo đức và lòng tham đối với
khoản lợi nhuận kếch xù, quyền lợi ích của NTD bắt đầu bị xâm phạm ngày càng
nghiêm trọng hơn.
Có thể nói, “Bàn về tiêu dùng của Chủ nghĩa xã hội” của Trần Tri Hoằng,
Nxb Chính trị quốc gia, 1999 là cơng trình tiên phong nghiên cứu những vấn đề
mang tính lý luận về tiêu dùng. Cuốn sách đã tổng kết thực tiễn tiêu dùng hơn 40
năm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Trung Quốc, đặc biệt trong thời kỳ cải cách, mở
cửa từ năm 1978 đến nay dựa trên cơ sở lý luận của C. Mác- Ph. ĂngGhen, V. I. Lê
Nin về vấn đề tiêu dùng và tham khảo thành tựu lý luận về tiêu dùng trong kinh tế
học phƣơng Tây. Trong cuốn sách này, ông đã trình bày năm vấn đề lớn: Quan
niệm về tiêu dùng; hệ thống tiêu dùng; cơ cấu tiêu dùng; hành vi tiêu dùng và quyền
lợi của ngƣời tiêu dùng. Tác giả tiến hành tìm hiểu một cách tồn diện về lý luận cơ
bản, các quy luật vận hành, diễn biến, các quan hệ của tiêu dùng: giữa sản xuất với

10


tiêu dùng, phân phối với tiêu dùng, trao đổi với tiêu dùng. Ngồi những vấn đề
mang tính lý luận về tiêu dùng, tác giả cũng đã đề cập đến một số quyền của NTD
nhƣ: quyền đƣợc tìm hiểu; quyền đƣợc lựa chọn; quyền bảo đảm chất lƣợng, giá cả,
an toàn, cân đong; quyền sửa chữa, thay đổi, trả lại tiền và đòi bồi thƣờng. Quyền
của NTD tuy chƣa đƣợc đề cập và phân tích một cách đầy đủ, nhƣng đây có thể
xem là sự gợi mở cho các cơng trình sau, kế thừa và tiếp tục làm rõ hơn các vấn đề
lý luận liên quan đến bảo vệ quyền lợi NTD.
Trong số những cơng trình mang tính tiên phong nghiên cứu vấn đề bảo vệ
quyền lợi NTD ở Việt Nam, khơng thể khơng nhắc đến “Tìm hiểu Luật bảo vệ
người tiêu dùng các nước và vấn đề bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam” của Viện
Nhà nƣớc và Pháp luật biên soạn, Nxb Lao động, 1999. Cuốn sách này là tài liệu
tham khảo rất có giá trị đối với các học giả cũng nhƣ những độc giả trong nƣớc

quan tâm đến Luật bảo vệ quyền lợi NTD của một số quốc gia trên thế giới. Bên
cạnh việc giới thiệu Luật bảo vệ NTD của Thái Lan, Singapore, Nhật Bản, Nam
Triều Tiên, Ấn Độ...cũng nhƣ một số biện pháp bảo vệ NTD của các quốc gia. Cuốn
sách đã điểm qua hoạt động bảo vệ quyền lợi NTD của Việt Nam, mà cụ thể là Hội
tiêu chuẩn và bảo vệ NTD Việt Nam (VINASTAS). Cuốn sách đã nêu bật đƣợc vấn
đề khó khăn của NTD Việt Nam trƣớc “cơn lốc” của kinh tế thị trƣờng và sự “đổ
bộ” ồ ạt của hàng hóa, đặc biệt là hàng hóa kém chất lƣợng, thực phẩm ô nhiễm.
Tuy chƣa lý giải đƣợc tất cả các vấn đề ảnh hƣởng xấu đến quyền lợi NTD, cũng
nhƣ các biện pháp hữu hiệu để bảo vệ NTD. Nhƣng cuốn sách đã “báo động” tình
trạng NTD Việt Nam đang bị xâm hại, xác lập sự quan tâm của Nhà nƣớc, xã hội
đối với việc bảo vệ quyền lợi NTD.
Nhƣ vậy, điểm qua một số cơng trình nghiên cứu có liên quan đến bảo vệ
quyền lợi NTD, cho thấy có khơng ít cơng trình nghiên cứu vấn đề này. Tuy nhiên,
đây là vấn đề rất rộng, liên quan đến nhiều lĩnh vực pháp lý khác nhau cũng nhƣ
tính mới, tính độc đáo của Pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Vì vậy, những cơng
trình này có hƣớng tiếp cận, khai thác, nghiên cứu và nhận thức dƣới những góc độ
khác nhau nhƣ sau:
Thứ nhất: Nhóm các cơng trình nghiên cứu vấn đề bảo vệ quyền lợi NTD
thông qua các quy định của pháp luật cạnh tranh. Qua đó, đã khẳng định quan điểm:
pháp luật cạnh tranh là một phần của pháp luật bảo vệ NTD, bảo vệ quyền lợi NTD

11


bằng pháp luật cạnh tranh là điều không thể thiếu trong bối cảnh hiện nay.
+ Bài viết của PGS.TS Nguyễn Nhƣ Phát “Đối tượng điều chỉnh của pháp
luật chống cạnh tranh khơng lành mạnh”, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 9 năm
2000. Trong bài viết của mình tác giả đã khẳng định, bên cạnh những hành vi cạnh
tranh không lành mạnh, hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị thế thống lĩnh xâm hại đến
lợi ích của đối thủ cạnh tranh thì những hành vi xâm hại lợi ích của ngƣời tiêu dùng

cũng phải là đối tƣợng điều chỉnh của pháp luật chống cạnh tranh không lành mạnh.
Bởi lẽ, các hành vi nhƣ can thiệp vào quyền tự do quyết định của khách hàng,
khuyến mại gian dối, quảng cáo sai lệch....khơng chỉ xâm hại đối thủ cạnh tranh mà
cịn trực tiếp xâm hại quyền lợi NTD. Bài viết đặt nền tảng cho nhận thức mới về
pháp luật bảo vệ NTD cũng nhƣ mối quan hệ mật thiết giữa pháp luật bảo vệ NTD
và pháp luật cạnh tranh. Nhƣ vậy, NTD không chỉ đƣợc bảo vệ bởi Luật bảo vệ
NTD, mà còn đƣợc bảo vệ bởi nhiều chế định pháp luật khác nhau, trong đó có cả
pháp luật cạnh tranh.
+ Tác giả Nguyễn Nhƣ Phát, trong bài viết “Pháp luật chống cạnh tranh
không lành mạnh”, bài đăng trong cuốn: "Cạnh tranh và xây dựng pháp luật cạnh ở
Việt Nam hiện nay", NXB. Công an nhân dân, HN. 2001. (tr. 239-267). Trong đó,
tác giả đã khái qt lịch sử hình thành của pháp luật chống cạnh tranh không lành
mạnh và pháp luật về kiểm soát độc quyền, cũng nhƣ điểm qua hình thức thể hiện
của pháp luật cạnh tranh của một số quốc gia Châu Âu nhƣ : Pháp, Đức, Italia và
Anh. Bài viết rất có giá trị khoa học và là đóng góp khơng nhỏ cho q trình soạn
thảo cũng nhƣ ban hành Luật Cạnh tranh ở nƣớc ta. Ngoài ra, bài viết đã thể hiện
cái nhìn đa chiều và khá bao quát những hành vi cạnh tranh không lành mạnh xâm
phạm đến quyền lợi NTD. Với một số quy định của Luật thƣơng mại và những quy
định của pháp luật về quảng cáo, vẫn chƣa đủ sức để chống lại các dạng hành vi
cạnh tranh không lành mạnh xâm hại đến quyền lợi NTD đang diễn ra khá nhức
nhối trong thƣơng trƣờng hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đề nghị cần đƣa những
hành vi này vào Luật Cạnh tranh để bảo đảm hơn quyền lợi của NTD.
+ Bài viết Thạc sĩ Ngô Vĩnh Bạch Dƣơng, “Bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trong pháp luật cạnh tranh”, Tạp chí Nhà nƣớc và Pháp luật số 11 năm 2000.
Theo tác giả, một trong những nguyên tắc cơ bản của tự do cạnh tranh là sự tự do
hợp đồng, theo đó ngƣời tiêu dùng đƣợc tự do lựa chọn nhà cung cấp để mua hàng

12



hoá, dịch vụ cho nhu cầu cá nhân. Tuy nhiên việc sử dụng phổ biến các hợp đồng
mẫu, hợp đồng soạn trƣớc trong mua bán không thông qua các cuộc thƣơng lƣợng,
mặc cả... , tất cả đều là sự tƣớc đoạt đi của ngƣời tiêu dùng quyền tự do hợp đồng
của họ. Ngoài ra, ngƣời tiêu dùng bị buộc phải sử dụng hàng hố, dịch vụ mà khơng
có khả năng lựa chọn nào khác bởi lý do loại hàng hoá, dịch vụ đó chỉ do một
thƣơng gia độc quyền cung cấp. Trong những trƣờng hợp nhƣ vậy, quyền tự do khế
ƣớc đã khơng cịn mang giá trị nhân văn của một quyền tự do cá nhân [15]. Từ
những nhận định trên, tác giả đề nghị nên quy định bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong
pháp luật cạnh tranh bên cạnh những hành vi hạn chế cạnh tranh, cạnh tranh không
lành mạnh. Đồng thời cần có các quy định nghĩa vụ của các nhà cung cấp hàng hố,
dịch vụ phải tơn trọng những quyền cơ bản nhất của ngƣời tiêu dùng.
Thứ hai: Nhóm cơng trình nghiên cứu khá sâu những vấn đề lý luận cơ bản
của pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD. Có thể kể đến nhƣ Kỷ yếu “Hội thảo đẩy
mạnh công tác bảo vệ NTD ở Việt Nam”, Sáng kiến trong khuôn khổ dự án 7UP2
ngày 20/3/2006 do Cục Quản lý cạnh tranh, Bộ Thƣơng mại chủ trì tại Hà Nội. Kỷ
yếu Hội thảo khoa học “Pháp luật về bảo vệ người tiêu dùng – kinh nghiệm quốc tế,
thực trạng và triển vọng ở Việt Nam”, do ISL và KAS tổ chức tại TP.HCM ngày
16-17/11/2009. “Giáo trình luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” của Trƣờng Đại
học Luật Hà Nội, Nxb. Công an nhân dân, 2012
Đặc biệt đề tài nghiên cứu cấp bộ Bộ thƣơng mại, “Hoàn thiện pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc
tế”, do TS. Đinh Thị Mỹ Loan chủ nhiệm năm 2006. Có thể nói, đây là một trong
những đề tài khoa học cấp bộ đầu tiên nghiên cứu về vấn đề bảo vệ NTD. Cơng
trình này tập trung hầu hết những vấn đề mang tính cốt lõi liên quan đến pháp luật
bảo vệ NTD và khái quát một cách có hệ thống các quyền của NTD; nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; nghiã vụ của cơ quan nhà nƣớc cũng
nhƣ các tổ chức xã hội bảo vệ NTD. Đề tài nhìn nhận khá rõ những ƣu điểm cũng
nhƣ hạn chế của hệ thống pháp luật bảo vệ NTD nói chung và Pháp lệnh bảo vệ
NTD 1999 nói riêng. Bên cạnh đó, đề tài đã tìm hiểu và giới thiệu một số quy định
của quốc tế về bảo vệ NTD nhƣ: Hƣớng dẫn của Liên hiệp quốc về bảo vệ NTD; tổ

chức quốc tế NTD (Consumer International). Ngoài ra, pháp luật bảo vệ NTD của
một số quốc gia phát triển nhƣ Thái Lan, Ấn Độ, Trung Quốc, Anh, Mỹ, Canada,

13


Australia cũng đƣợc đề tài xem xét, nghiên cứu. Trên cơ sở phân tích thực trạng
pháp luật và thực trạng thực thi pháp luật bảo vệ NTD của Việt Nam, đề tài đã đƣa
ra nhiều kiến nghị về phƣơng hƣớng và giải pháp rất có giá trị cho việc xây dựng
Luật bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng. Đây là một tài liệu rất có giá trị và hữu ích
cho công tác nghiên cứu lập pháp cũng nhƣ khoa học pháp lý về bảo vệ quyền lợi
NTD ở Việt Nam hiện nay.
+ TS. Đặng Vũ Huân với bài viết “Pháp luật và vấn đề bảo vệ người tiêu
dùng” đăng trên Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, số chuyên đề về pháp luật và tiêu
dùng tháng 1 năm 2005, bài viết tiếp cận vấn đề bảo vệ NTD theo kinh tế học. Tác
giả phân tích mối quan hệ kinh tế giữa NTD và tổ chức, cá nhân sản xuất kinh
doanh trong kinh tế thị trƣờng, từ đó có thể thấy NTD giữ vị trí rất quan trọng đối
với nền kinh tế. Bài viết cũng đã chỉ ra một số nguyên nhân dẫn đến quyền lợi của
NTD chƣa đƣợc bảo đảm. Trong đó, một trong những nguyên nhân cơ bản là do các
quy định của pháp luật mang tính tổng quát, chung chung và chƣa có cơ chế xử lý
thích đáng đối với hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ NTD. Bên cạnh đó, tác giả đã
đƣa ra một số kiến nghị mang tính vĩ mơ nhằm tăng cƣờng hiệu quả công tác bảo vệ
NTD.
+ TS. Đinh Thị Mỹ Loan, “Pháp luật bảo vệ người tiêu dùng của Việt Nam
- thực trạng và nhu cầu hoàn thiện”, báo cáo tại Hội thảo quốc tế do Viện Nhà nƣớc
và Pháp luật và Viện KAS (CHLB Đức) tổ chức tháng 2/2008. Bài viết giới thiệu
một cách tổng quan về các chế định pháp luật trong hệ thống pháp luật bảo vệ ngƣời
tiêu dùng, trong đó Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng đóng vai trị trung
tâm. Cũng trong bài viết này, tác giả đã phân tích những ƣu điểm và hạn chế, bất
cập trong quy định liên quan đến pháp luật bảo vệ NTD. Mà theo tác giả, các quy

định của pháp luật về quản lý nhà nƣớc về bảo vệ NTD cho đến nay đã lạc hậu,
không cập nhật các yêu cầu của cuộc sống, đặc biệt trong thời hội nhập, “hậu
WTO” và thƣơng mại điện tử. Yêu cầu đặt ra cần một “hệ thống pháp luật” có hiệu
quả và cơ chế hậu kiểm thông qua công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm.
+ Bên cạnh các bài viết và tham luận nói trên, một luận văn cũng có giá trị
tham khảo trong q trình nghiên cứu đề tài đó là luận văn Cao học về “Pháp luật
về bảo vệ người tiêu dùng ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”, năm 2007 của tác
giả Bùi Thị Long, năm 2007, Viện Nhà nƣớc và Pháp luật. Luận văn đã làm rõ khái

14


niệm NTD theo Pháp lệnh bảo vệ quyền lợi NTD 1999 và trong pháp luật của một
số quốc gia khác; nội dung các quyền của NTD cũng nhƣ các nguyên tắc bảo vệ
NTD. Thực trạng của luận văn phản ánh khá chân thực và sâu sắc tình trạng xâm
phạm quyền lợi NTD, có sức “đánh động” rất lớn đến nhu cầu hoàn thiện pháp luật
bảo vệ NTD. Từ thực trạng đó luận văn đã đề xuất những kiến nghị nhằm hoàn
thiện pháp luật bảo vệ quyền lợi NTD trong giai đoạn hiện nay, góp phần nâng cao
hiệu quả trong việc sửa đổi và thực thi pháp luật bảo vệ NTD.
+ TS. Nguyễn Đức Minh, “Mấy ý kiến về cơ chế bảo vệ người tiêu dùng ở
nước ta hiện nay” báo cáo tại hội thảo Pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng – kinh
nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở Việt Nam, do ISL và KAS tổ chức tại
TP.HCM tháng 11/2009. Bài viết đã đƣa ra những lập luận rất sắc bén thể hiện sự
cần thiết phải bảo vệ NTD, bảo vệ kẻ yếu. Thực thi bảo vệ NTD chính là bảo vệ
quyền con ngƣời, thể hiện giá trị của xã hội. Trong bài viết, tác giả cho rằng cần
phải phân định một cách rõ ràng và cụ thể trách nhiệm của mỗi chủ thể trong việc
bảo vệ NTD, tuy nhiên phải phát huy đồng thời khả năng và sức mạnh tổng hợp của
ba chủ thể: Nhà nƣớc, NTD và xã hội. Ngồi ra, bài viết cịn đƣa ra một số đề xuất
nhằm đảm bảo tốt hơn quyền lợi của NTD, trong đó, chú trọng phịng ngừa vi phạm
hơn là giải quyết hậu quả.

+ PGS.TS Nguyễn Nhƣ Phát với bài viết “Một số vấn đề lý luận xung
quanh Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng” đăng trên Tạp chí Nhà nƣớc và
Pháp luật Số 2/2010. Bài viết đã tạo cơ sở cho việc nghiên cứu, góp ý đối với Dự
thảo Luật bảo vệ quyền lợi NTD. Tác giả nêu và làm rõ một số hiện tƣợng pháp lý
đƣợc ghi nhận trong Dự luật, bao gồm các vấn đề quan trọng nhƣ: Vị trí của pháp
luật bảo vệ ngƣời tiêu dùng trong hệ thống pháp luật; Những vấn đề về ngoại lệ
trong giao kết hợp đồng cũng nhƣ thủ tục giải quyết khiếu kiện của NTD; Kiểm soát
điều kiện giao dịch chung; Trách nhiệm của nhà sản xuất do sản phẩm có khuyết
tật; Khởi kiện tập thể và áp dụng thủ tục rút gọn. Đây là một đạo luật chứa đựng
nhiều vấn đề mới so với nhận thức pháp lý truyền thống và của số đơng, vì vậy, có
rất nhiều ý kiến tranh cãi. Tuy nhiên, tác giả đã cổ súy cho những điểm mới này trên
nguyên tắc bảo vệ tối đa lợi ích NTD. Và nhằm tránh xung đột của hệ thống pháp
luật đối với những ngoại lệ khi bảo vệ quyền lợi NTD, tác giả đề nghị nên đƣa
những ngoại lệ này vào Hiến pháp và Bộ luật tố dụng dân sự đang đƣợc nghiên cứu

15


sửa đổi.
Thứ ba: Nhóm cơng trình nghiên cứu thể hiện “sự quan tâm” đến thực trạng
các quyền cơ bản của ngƣời tiêu dùng trong pháp luật bảo vệ NTD. Cụ thể nhƣ: Tô
Giang, Quyền lợi người tiêu dùng vẫn chưa được đảm bảo, Tạp chí Dân chủ và
Pháp luật, số chuyên đề về pháp luật và tiêu dùng tháng 1/2005; “Bảo đảm quyền
của người tiêu dùng trong nền kinh tế thị trường định hướng XNCN ở nước ta hiện
nay”, kỷ yếu đề tài cấp bộ của Viện nghiên cứu quyền con ngƣời, chủ nhiệm đề tài
TS.Tƣờng Duy Kiên, 2007; Ths. Trần Thị Hoè, “Bảo đảm quyền được cung cấp
thông tin của người tiêu dùng ở nước ta hiện nay”, kỷ yếu đề tài cấp bộ của Viện
nghiên cứu quyền con ngƣời, 2007 ; Ths. Hoàng Mai Hƣơng, “Bảo đảm quyền
được bồi thường thiệt hại của người tiêu dùng ở nước ta hiện nay” kỷ yếu đề tài cấp
bộ của Viện nghiên cứu quyền con ngƣời, 2007; Ths. Nguyễn Thị Báo “Trách

nhiệm của Nhà nước và các doanh nghiệp trong việc bảo đảm quyền của người tiêu
dùng” kỷ yếu đề tài cấp bộ của Viện nghiên cứu quyền con ngƣời năm 2007; Ths.
Hoàng Hùng Hải, “Bảo vệ quyền lợi ngƣời tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay một số
kết quả và vấn đề đặt ra” kỷ yếu đề tài cấp bộ của Viện nghiên cứu quyền con ngƣời
năm 2007; TS. Nguyễn Duy Sơn, “Bảo đảm quyền được giáo dục của người tiêu
dùng ở Việt Nam hiện nay” kỷ yếu đề tài cấp bộ của Viện nghiên cứu quyền con
ngƣời, 2007; Đoàn Văn Trƣờng, “Những vấn đề về việc bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng của Việt Nam”, Viện nghiên cứu khoa học thị trƣờng và giá cả, Bộ Tài Chính,
2003; Ths. Đỗ Hồng Thơm, “Tăng cường giáo dục, đào tạo, thông tin nâng cao
nhận thức của người tiêu dùng ở nước ta hiện nay” kỷ yếu đề tài cấp bộ của Viện
nghiên cứu quyền con ngƣời, năm 2007
Trong nhóm này, hầu hết tất cả các bài viết đều đề cập Pháp lệnh
BVQLNTD 1999 ghi nhận cho NTD 8 quyền, các quyền này trùng với các quyền
của NTD mà tổ chức Quốc tế NTD và Liên hiệp quốc cơng nhận đó là: quyền đƣợc
thỏa mãn những nhu cầu cơ bản; quyền đƣợc an tồn; quyền đƣợc thơng tin; quyền
đƣợc lựa chọn; quyền đƣợc lắng nghe; quyền đƣợc khiếu nại và bồi thƣờng; quyền
đƣợc giáo dục về tiêu dùng và quyền đƣợc có môi trƣờng sống lành mạnh và bền
vững. Điều này cho thấy có sự tƣơng thích giữa pháp luật Việt Nam và thông lệ
quốc tế. Tuy nhiên, những quyền cơ bản này chỉ mới dừng lại ở mức “gọi tên” mà
chƣa phải quyền năng thực sự, để có thể sử dụng trong thực tiễn. Có thể nói rằng,

16


những quy định về quyền và trách nhiệm của NTD trong các văn bản quy phạm
pháp luật hiện hành còn mang tính “nghị quyết”, chƣa thực sự đảm bảo cơ chế cho
việc thực thi trên thực tế.
+ Trong bài viết “Bảo đảm quyền được cung cấp thông tin của người tiêu
dùng ở nước ta hiện nay”, kỷ yếu đề tài cấp bộ của Viện nghiên cứu quyền con
ngƣời, 2007. Tác giả của Trần Thị Hòe điểm qua một vài quy định của pháp luật

liên quan đến quyền đƣợc cung cấp thông tin trung thực về chất lƣợng, giá cả,
phƣơng pháp sử dụng hàng hoá, dịch vụ của NTD. Tuy nhiên, quyền này của NTD
trên thực tế không đƣợc tôn trọng bởi sự gian dối của các doanh nghiệp trong quảng
cáo cũng nhƣ ghi nhãn hàng hóa...Trên cơ sở đó, bài viết đã có vài kiến nghị mang
tính vĩ mơ nhằm khắc phục tình trạng nêu trên.
+ Bài viết “Bảo đảm quyền được bồi thường thiệt hại của người tiêu dùng ở
nước ta hiện nay” của Hoàng Mai Hƣơng đăng trong kỷ yếu đề tài cấp bộ của Viện
nghiên cứu quyền con ngƣời năm 2007. Trong bài viết, tác giả đã nhận thấy việc
giải quyết khiếu nại và bồi thƣờng thiệt hại cho ngƣời tiêu dùng còn chƣa thỏa
đáng. NTD gặp rất nhiều khó khăn vì thời gian và khoản kinh phí rất lớn khi tham
gia tố tụng. Vì vậy, Nhà nƣớc cần có chính sách hỗ trợ, bảo đảm quyền đƣợc bồi
thƣờng thiệt hại của NTD trong thực tế.
+ TS. Nguyễn Duy Sơn với bài viết “Bảo đảm quyền được giáo dục của
người tiêu dùng ở Việt Nam hiện nay” đăng trong kỷ yếu đề tài cấp bộ của Viện
nghiên cứu quyền con ngƣời năm 2007. Bài viết đã nhìn nhận một cách thấu đáo
tình trạng khơng tƣơng xứng về trình độ và khả năng của ngƣời tiêu dùng so với nhà
sản xuất trong việc xác định giá cả, chất lƣợng và xuất xứ của sản phẩm. Bởi lẽ,
NTD bị động, thiếu kiến thức tiêu dùng và hơi dễ tính. Chính sự khơng hiểu biết về
pháp luật là nguồn gốc gây ra những bất hạnh cho ngƣời tiêu dùng. Vì thế, ngƣời
tiêu dùng Việt Nam cần đƣợc bảo đảm quyền đƣợc giáo dục trên thực tế.
Thứ tư, Nhóm các cơng trình nghiên cứu các thiết chế bảo vệ quyền lợi NTD
- một bộ phận cấu thành cơ chế pháp lý bảo vệ quyền lợi NTD. Trong đó, các bài
viết tiêu biểu nhƣ: “Quyền của người tiêu dùng và trách nhiệm của các cơ quan
nhà nước”, PGS.TS Đinh Ngọc Vƣợng, báo cáo tại Hội thảo quốc tế do Viện Nhà
nƣớc và Pháp luật và Viện KAS (CHLB Đức) tổ chức tháng 2/2008; GS.TS Lê
Hồng Hạnh, “Thực trạng pháp luật của Việt Nam về các thiết chế bảo vệ quyền lợi

17



người tiêu dùng”, báo cáo tại hội thảo Bảo vệ ngƣời tiêu dùng – kinh nghiệm từ
pháp luật của Đức và liên minh Châu Âu với Việt Nam, do Bộ Tƣ pháp tổ chức tại
TP.HCM tháng 7/2010; TS. Phan Huy Hồng, “Vai trò của các tổ chức bảo vệ người
tiêu dùng ở Việt Nam”, báo cáo tại Hội thảo quốc tế do Viện Nhà nƣớc và Pháp luật
và KAS tổ chức tháng 2/2008; PGS.TS. Đinh Văn Thanh, “ Thủ tục xét xử rút gọn
trong các vụ án dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Nhu cầu và định
hướng lập pháp”, báo cáo tại hội thảo Pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng – kinh
nghiệm quốc tế, thực trạng và triển vọng ở Việt Nam, do ISL và KAS tổ chức tại
TP.HCM tháng 11/2009;
+ Trong bài viết “Quyền của người tiêu dùng và trách nhiệm của các cơ
quan nhà nước”, PGS.TS Đinh Ngọc Vƣợng đã nêu bật vai trò của các cơ quan
quản lý Nhà nƣớc trong việc bảo vệ NTD. Đây là thiết chế cơ bản và quan trọng
nhất, bởi lẽ, NTD bị xâm phạm ở hầu hết tất cả lĩnh vực quản lý của Nhà nƣớc nhƣ
quảng cáo, nhãn hàng hóa, vệ sinh an tồn thực phẩm...Và nhà nƣớc là chủ thể có
trình độ, có phƣơng tiện và có nguồn tài chính dồi dào để phát hiện, ngăn chặn sự
xâm phạm này. Bài viết đƣa ra một số giải pháp giúp cơ quan quản lý Nhà nƣớc
hoạt động hiệu quả hơn trong công tác bảo vệ NTD.
+ Trong bài viết “Thực trạng pháp luật của Việt Nam về các thiết chế bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng”, báo cáo tại hội thảo Bảo vệ ngƣời tiêu dùng – kinh
nghiệm từ pháp luật của Đức và liên minh Châu Âu với Việt Nam, do Bộ Tƣ pháp
tổ chức tại TP.HCM tháng 7/2010, GS.TS Lê Hồng Hạnh đã xác định các bộ phận
của thiết chế bảo vệ NTD, trong đó, mỗi thiết chế có vị trí và vai trò khác nhau
trong cơ chế bảo vệ quyền lợi NTD. Tuy nhiên, chúng vẫn có một điểm chung hiện
nay khá yếu, kém. Trên cơ sở phân tích quy định pháp luật hiện hành, bài viết đề
một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc của các thiết chế.
Trong đó, nổi bật là việc bổ sung thủ tục tố tụng rút gọn của Tòa án khi giải quyết
các tranh chấp giữa NTD và nhà sản xuất, kinh doanh. Cùng với quan điểm này,
PGS.TS. Đinh Văn Thanh đã có bài viết “ Thủ tục xét xử rút gọn trong các vụ án
dân sự về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng – Nhu cầu và định hướng lập pháp”,
báo cáo tại hội thảo Pháp luật về bảo vệ ngƣời tiêu dùng – kinh nghiệm quốc tế,

thực trạng và triển vọng ở Việt Nam, do ISL và KAS tổ chức tại TP.HCM tháng
11/2009. Tác giả phân tích, luận giải sự cần thiết áp dụng thủ tục xét xử rút gọn

18


×