Tải bản đầy đủ (.doc) (59 trang)

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN CÔNG TÁC TỐT NGHIỆP KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (272.77 KB, 59 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH

TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC TỐT NGHIỆP KHÓA 50
Lưu hành nội bộ

Biên soạn: Tập thể cán bộ khoa Kế toán – Tài chính

Chủ biên: TS. Phan Thị Dung

Nha trang, 2012

1


MỤC LỤC
Nha trang, 2012............................................................................................................1
MỤC LỤC....................................................................................................................2
PHẦN 1: NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC TỐT NGHIỆP CỦA
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH..................................................................................4
1.1. QUI TRÌNH CHUNG............................................................................................4
1.1.1.. Về công tác chuẩn bị thực tập...........................................................................4
1.1.2. Triển khai thực hiện...........................................................................................5
1.1.3. Đánh giá kết quả thực tập..................................................................................6
1.2. TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN CÔNG TÁC
TỐT NGHIỆP..............................................................................................................6
1.2.1. Thư ký Khoa.......................................................................................................6
1.2.2. Các Trưởng Bộ môn chuyên ngành...................................................................6
1.2.3. BCN khoa...........................................................................................................7
1.2.4. Các CBHD tham gia hướng dẫn.........................................................................7


1.2.5. Các sinh viên thực tập TN..................................................................................8
1.3. QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC VÀ CÁCH TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC.....................................................................................................8
1.3.1. Bố cục:...............................................................................................................8
1.3.2. Về trình bày........................................................................................................9
PHẦN 2: DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN CÓ THỂ THỰC HIỆN
NGÀNH TÀI CHÍNH................................................................................................17
PHẦN 3: DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI KHOA LUẬN CÓ THỂ THỰC HIỆN
NGÀNH KẾ TOÁN...................................................................................................18
PHẦN 4: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MỘT SỐ ĐỀ TÀI..............................................19
Đề tài 1: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI A..........................................................................................19
Đề tài 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ CHỨNG
KHOÁN VÀ ÁP DỤNG LÝ THUYẾT MARKOWITZ VÀO XÂY DỰNG DANH
MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DICH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ
MINH.........................................................................................................................20
2


Đề tài 3: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN VÀ CHÍ PHÍ SỬ DỤNG VỐN................23
Đề tài 4 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY.......................................................25
Đề tài 5 : ỨNG DỤNG PHƯƠNG PHÁP DCF XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH
NGHIỆP.....................................................................................................................28
Đề tài 6 : THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT & KÊ KHAI
THUẾ GTGT TRÊN PHẦN MỀM HTKK CỦA TỔNG CỤC THUẾ ĐỐI VỚI
CÔNG TY …………………......................................................................................29
Đề tài 7: KẾ TOÁN CPSX VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM............................32
2.1.KHÁI QUÁT CHUNG CÔNG TY LIÊN DOANH KHAI THÁC ĐÁ HÒN THỊ
....................................................................................................................................34
2.2.THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ

THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY LD KHAI THÁC ĐÁ HÒN THỊ................34
2.3.Đánh giá chung công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại
công ty........................................................................................................................35
Đề tài 8: TỔ CHỨC CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRONG DOANH NGHIỆP..............36
2.1.Khái quát chung về công ty..................................................................................37
2.2.Thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại Công ty................................37
2.3.Đánh giá chung về thực trạng công tác tổ chức hạch toán kế toán tại công ty. . .38
Đề tài 9: NGHIÊN CỨU CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN SẢN XUẤT TẠI DOANH
NGHIỆP.....................................................................................................................38
Đề tài 10: KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO..............................................................41
Đề tài 11: KẾ TOÁN CÁC KHOẢN PHẢI TRẢ NGƯỜI LAO ĐỘNG VÀ CÁC
KHOẢN TRÍCH THEO LƯƠNG TẠI.....................................................................44
Đề tài 12: KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TẠI CÔNG TY…...................................47
Đề tài 13: KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH
DOANH TẠI CÔNG TY...........................................................................................50
Đề tài 14: KẾ TOÁN THUẾ TẠI…...........................................................................54
3


Đề tài 15: THANH TOÁN QUỐC TẾ TẠI NGÂN HÀNG…...................................57

PHẦN 1: NHỮNG QUI ĐỊNH CỤ THỂ VỀ CÔNG TÁC TỐT
NGHIỆP CỦA KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
1.1. QUI TRÌNH CHUNG
1.1.1.. Về công tác chuẩn bị thực tập
1.1.1.1. Đăng ký đề tài:
+ Đối với khoa :
- Hằng năm khoa sẽ công bố danh sách các cán bộ đủ tiêu chuẩn hướng dẫn
khóa luận tốt nghiệp.
+ Đối với CBHD trong trường:

- Năm đầu tiên các cán bộ hướng dẫn gởi cho các trưởng bộ môn các lĩnh vực
có thể tham gia hướng dẫn.
- Các năm tiếp theo nếu có các đề tài mới, các cán bộ hướng dẫn lập danh sách
tên đề tài mới bổ sung gởi cho các trưởng bộ môn chuyên ngành quản lý.
+ Đối với các bộ môn chuyên ngành:
- Giới thiệu các CBHD trong và ngoài trường cho khoa.
- Tập hợp danh sách tên cán bộ hướng dẫn cùng với tên khóa luận mà cán bộ có
khả năng hướng dẫn.
- Lập danh sách tên đề tài mà sinh viên thuộc chuyên ngành mình được làm tốt
nghiêp.
- Thông báo cho sinh viên thuộc chuyên ngành mình biết danh sách tên khóa
luận và tên cán bộ có tham gia hướng dẫn tốt nghiệp.
+ Đối với sinh viên các lớp thực tập TN:
- Nhận giấy giới thiệu của khoa thông qua giáo viên chủ nhiệm để chủ động liên
hệ địa điểm thực tập (trước 2 tháng).
- Xem danh sách tên đề tài thuộc chuyên ngành mình trên trang Web khoa và
bộ môn.
- Đăng ký tên khóa luận, địa điểm thực tập theo lớp.
- Nộp danh sách đăng ký cho trưởng bộ môn chuyên ngành (trước 2 tuần)
4


1.1.1.2. Xem xét điều kiện, đề nghị danh sách SV được thực tập tốt nghiệp:
- Điều kiện được giao làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp: (1) Sinh viên tích lũy đủ
số học phần được qui định trong chương trình đào tạo (trừ học phần Giáo dục
thể chất và Giáo dục quốc phòng); (2) Điểm trung bình chung tích lũy từ 6,00
trở lên; (3) Số lượng SV được giao làm đồ án, khóa luận tốt nghiệp phụ thuộc
số lượng cán bộ hướng dẫn và số đồ án, khóa luận được phép hướng dẫn theo
qui định.
- BCN khoa, thư ký Khoa phối hợp P.Đào tạo rà soát, lên điểm của các lớp SV

chuẩn bị tốt nghiệp lên danh sách chính thức đề nghị làm tốt nghiệp trình
phòng đào tạo duyệt theo qui định chung.
- Đối với các SV thuộc khoá trước muốn thực tập TN cùng với khoá hiện hành,
phải có đơn gửi về Khoa (trước 2 tuần khi xét danh sách).
1.1.1.3. Phân công hướng dẫn
- Căn cứ vào các qui định chung của Trường, các đăng ký của CBHD, sinh viên
và điều kiện thực tế cụ thể của Khoa, BCN Khoa, Trưởng các Bộ môn sẽ
thống nhất về danh sách cán bộ tham gia hướng dẫn, số lượng khóa luận mà
mỗi cán bộ đảm nhận hướng dẫn.
- Các Trưởng bộ môn tổng hợp danh danh sách cán bộ hướng dẫn cùng số
lượng khóa luận, danh sách này được công bố tại văn phòng khoa.
- Căn cứ số lượng đã phân công, các Trưởng bộ môn chuyên ngành tập hợp
danh sách SV đã đăng ký đề tài để phân công cụ thể tên SV cho từng CBHD.
1.1.2. Triển khai thực hiện
1.1.2.1 Tập hợp và công bố cho toàn thể GV, SV để triển khai thực hiện
- Tuỳ theo tình hình cụ thể, tất cả các ngành có thể tập trung triển khai chung
một buổi hoặc mỗi ngành tập hợp SV và GV tham gia HD riêng nhưng phải có
kế hoạch thời gian rõ ràng, công bố trước, trong vòng 3 ngày đầu, mọi việc
triển khai phải được thực hiện xong.
- Sau buổi triển khai chung, các SV và CBHD làm việc trực tiếp với nhau để
thống nhất nội dung đề cương chi tiết và kế hoạch làm việc cụ thể.
5


- Bộ môn sẽ lập danh sách chính thức về tên cán bộ hướng dẫn, tên khóa luận,
tên sinh viên, địa điểm thực tập nộp cho khoa và phòng đào tạo quản lý (sau 2
tuần từ khi triển khai).
1.1.2.2.Trong quá trình thực hiện
- Sinh viên nếu có thay đổi điạ điểm, tên khóa luận phải báo cho cán bộ hướng
dẫn biết và chỉ được thay đổi khi có sự chấp nhận của CBHD và Trưởng bộ

môn chuyên ngành.
- Cán bộ hướng dẫn phải báo cáo cho Trưởng các bộ môn chuyên ngành về
những thay đổi sau khi có danh sách chính thức.
- Thời gian được quyền thay đổi là 1/3 thời gian thực tập.
1.1.3. Đánh giá kết quả thực tập
- Các Bộ môn tổ chức thu nhận Khóa luận và báo cáo tình hình cho BCN Khoa.
- BCN Khoa cùng với các Trưởng Bộ môn, Hội đồng khoa học khoa thống nhất
danh sách các Hội đồng bảo vệ khóa luận, danh sách thành viên tham gia các
tiểu ban chấm thi TN trước khi trình Giám hiệu quyết định.
- Hội đồng bảo vệ khóa luận phải đảm bảo sao cho GVHD không ở trong Hội
đồng có SV mình hướng dẫn.
1.2. TRÁCH NHIỆM CỤ THỂ CÁC THÀNH VIÊN THỰC HIỆN CÔNG TÁC
TỐT NGHIỆP
1.2.1. Thư ký Khoa
- Lập danh sách SV đủ điều kiện xét làm TN, tập hợp các đơn xin làm TN của
các SV khoá trước cho BCN Khoa.
- Tập hợp đơn SV xin không tham gia thực hiện khóa luận.
1.2.2. Các Trưởng Bộ môn chuyên ngành
Kiểm tra, giám sát về mặt chuyên môn trong suốt quá trình thực tập TN, cụ thể:
- Tập hợp các đăng ký tên đề tài của CBHD, sinh viên và đề nghị bổ sung, sửa
đổi các tên đề tài, báo cáo BCN Khoa.
- Phối hợp với BCN khoa và các Trưởng các Bộ môn khác, đề nghị danh sách
cán bộ hướng dẫn cho SV ngành mình.

6


- Phân công cụ thể cán bộ hướng dẫn cho từng SV ngành mình trên cơ sở danh
sách chung đảm bảo tương đối đồng đều điểm của sinh viên, ưu tiên cho cán
bộ làm việc tại Doanh nghiệp hướng dẫn SV có điểm TBC cao.

- Đề xuất các qui định, biện pháp quản lý GV, SV nhằm nâng cao chất lượng
thực tập TN (phải thông qua Hội đồng KH Khoa trước khi áp dụng).
- Phối hợp với BCN Khoa tổ chức buổi công bố giao đề tài cho SV thuộc ngành
mình quản lý.
- Kiểm tra Quyết định giao khóa luận trước khi chuyển cho BCN khoa ký.
1.2.3. BCN khoa
Quản lý toàn diện quá trình thực tập TN, cụ thể:
- Tổ chức lập danh sách SV đủ điều kiện thực tập tốt nghiệp đề nghị phòng đào
tạo và Giám hiệu duyệt.
- Ký giấy giới thiệu, quyết định giao khóa luận theo qui định của Trường.
- Phối hợp với các Trưởng Bộ môn chuyên ngành, tổ chức phân công CBHD về
mặt số lượng và thông báo cho toàn thể GV biết.
- Phối hợp các Trưởng bộ môn lập danh sách Hội đồng bảo vệ khóa luận, danh
sách các tiểu ban chấm thi tốt nghiệp.
- Quyết định các biện pháp cụ thể không trái với các qui định chung nhằm tăng
cường quản lý, nâng cao chất lượng công tác TN.
1.2.4. Các CBHD tham gia hướng dẫn
- Chịu trách nhiệm hướng dẫn và quản lý SV trong suốt thời gian thực tập theo
đúng qui định của Trường, Khoa và Bộ môn.
- Trừ trường hợp đặc biệt, tất cả các GVHD phải có mặt trong buổi giao đề tài
thực tập cho SV.
- Hướng dẫn SV về định hướng đề tài, quyết định tên đề tài cụ thể cho SV,
hướng dẫn SV làm đề cương chi tiết và những vấn đề thuộc nội dung đề tài
trong quá trình thực hiện.
- Báo cáo cho Trưởng các bộ môn liên quan tình hình chấp hành các qui định
thực tập của SV và những vấn đề phát sinh trong khi thực tập (thay đổi tên đề
tài, địa điểm và những vấn đề khác).
7



- Chỉ cho phép SV đổi đề tài, địa điểm thực tập trong phạm vi từ ngày bắt đầu
cho đến thời điểm không quá 1/3 tổng thời gian thực tập.
- Cuối đợt thực tập GV phải xác nhận quá trình thực hiện khóa luận, đề nghị
cho phép hay không cho phép đưa khóa luận ra hội đồng chấm hay bảo vệ
cuối cùng.
1.2.5. Các sinh viên thực tập TN
Các SV đủ điều kiện và được xét làm tốt nghiệp phải tuân thủ tất cả các qui định
chung về công tác tốt nghiệp của Trường, Khoa và Bộ môn.
- Sinh viên không được làm khóa luận trùng nhau trong một đơn vị thực tập,
trong cùng 1 năm thực hiện.
- Phải đăng ký nội dung thực tập (địa điểm, tên ĐT) với Bộ môn thông qua lớp.
- Phải chuẩn bị đề cương chi tiết về khóa luận dự kiến thực hiện.
- Phải gặp cán bộ hướng dẫn sau khi BM công bố danh sách phân công cụ thể
chậm nhất là sau 1 tuần để được hướng dẫn đề cương và nội dung thực tập (trừ
một số trường hợp đặc biệt có lý do chính đáng, có thể chậm nhất sau 2 tuần).
Sau thời gian trên, sinh viên nào không gặp cán bộ hướng dẫn coi như bỏ thực
tập và cán bộ hướng dẫn báo với Bộ môn.
- Mọi vấn đề liên quan đến việc thực hiện nội dung cụ thể trong ĐT của SV
trong thời gian thực tập đều do cán bộ hướng dẫn và SV thảo luận thống nhất,
cán bộ hướng dẫn quyết định SV thực hiện.
- Chỉ được thay đổi nội dung, địa điểm thực tập trong phạm vi từ ngày bắt đầu
cho đến thời điểm không quá 1/3 tổng thời gian thực tập và phải thống nhất
với CBHD, sau đó cán bộ hướng dẫn phải báo cáo lại Bộ môn chuyên ngành.
- Cuối đợt, bản khóa luận phải được cở sở thực tập xác nhận (có đóng dấu tròn)
và cán bộ hướng dẫn xác nhận.
1.3. QUI ĐỊNH VỀ HÌNH THỨC VÀ CÁCH TRÌNH BÀY KHÓA LUẬN TỐT
NGHIỆP ĐẠI HỌC
1.3.1. Bố cục:
Một Khóa luận TN thường được trình bày theo những phần sau:
- Mở đầu:

8


Trình bày sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài, mục đích, đối tượng, phạm vi
nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu; tổng quan về các nghiên cứu liên quan đã có
trước đó, chỉ ra những vấn đề đề tài tập trung nghiên cứu, kết cấu đề tài.
- Chương 1: Cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu
Trình bày cơ sở lý thuyết, bản chất, phương pháp luận của vấn đề nghiên cứu
(có thể tổng kết những vấn đề lý luận đã có mà có thể sử dụng trong nghiên cứu và
trình bày những điểm mới có tính lý thuyết của tác giả (nếu có) để làm cơ sở cho
nghiên cứu đề tài).
- Chương 2: Thực trạng của vấn đề nghiên cứu
Trình bày, mô tả, phân tích thực trạng của vấn đề trên cơ sở các số liệu tài liệu
thu thập được từ thực tế và phương pháp luận đã nêu ở chương 1, đánh giá rút ra
những thành tựu và những tồn tại cùng những nguyên nhân cơ bản của vấn đề.
- Chương 3: Phương hướng và biện pháp hoàn thiện vấn đề
Trên cở sở những đánh giá rút ra ở chương 2, căn cứ các cơ sở lý thuyết đã
được thừa nhận và thực tế ở cơ sở, đề xuất các phương hướng, biện pháp nhằm góp
phần hoàn thiện vấn đề.
- Kết luận:
Nhấn mạnh lại ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu; tổng kết những kết quả đã thực hiện
được của Khóa luận; gợi mở về những nghiên cứu tiếp theo có thể.
Tổng số trang tối đa (không kể phụ lục): 100 tr; Các nội dung chính (chương
1,2,3) phải cân đối và nói chung chương 1 không được dài hơn 2/3 nội dung chương
2.
- Danh mục tài liệu tham khảo
- Phụ lục (nếu có)
Ngoài ra, trong bản khóa luận chính thức phải có quyết định giao khóa luận; Bản
nhận xét của cơ sở thực tập và bản nhận xét của CBHD (đóng vào sau bìa phụ).
Tùy tình hình cụ thể mà số lượng chương mục có thể nhiều hơn, do CBHD

và SV thống nhất nhưng không trái với các qui định hiện hành.
1.3.2. Về trình bày
1. Soạn thảo
9


Đồ án, khóa luận sử dụng chữ Time New Roman cỡ 13 hoặc 14 của hệ soạn
thảo Winword hoặc tương đương; mật độ chữ bình thường không được nén hoặc kéo
dãn khoảng cách giữa các chữ; dãn dòng đặt ở chế độ 1,5 lines; lề trên 3,5cm; lề
dưới 3,0cm; lề trái 3,5cm; lề phải 2,0cm. Số trang được đánh ở giữa phía trên đầu
mỗi trang giấy. Nếu có bảng biểu, hình vẽ trình bày theo chiều ngang khổ giấy thì
đầu bảng là lề trái của trang, nhưng nên hạn chế trình bày theo cách này.
2. Tiêu mục
Các tiêu mục của đồ án, khóa luận được trình bày và được đánh số thành
nhóm chữ số. Nhiều nhất gồm bốn chữ số với số thứ nhất chỉ số chương (ví dụ
4.1.2.1: chỉ tiểu mục 1 nhóm tiểu mục 2 mục 1 chương 4). Tại mỗi nhóm tiểu mục
phải có ít nhất hai tiểu mục, nghĩa là không thể có tiểu mục 2.1.1 mà lại không có
tiểu mục 2.1.2 tiếp theo.
3. Bảng biểu, hình vẽ, phương trình
Việc đánh số bảng biểu, hình vẽ, phương trình phải gắn với số chương: ví dụ
Hình 3.4 có nghĩa là hình thứ 4 trong Chương 3. Mỗi đồ thị, biểu bảng lấy từ các
nguồn khác phải được trích dẫn đầy đủ. Ví dụ “nguồn: Bộ Tài chính 1996”, nguồn
được trích dẫn phải được liệt kê chính xác trong danh mục tài liệu tham khảo. Đầu
đề của Bảng biểu ghi phía trên bảng, đầu đề của Hình ghi phía dưới hình.
Trong đồ án, khóa luận hình vẽ phải được vẽ sạch sẽ, có đánh số và ghi đầy đủ
đầu đề; cỡ chữ phải bằng chữ sử dụng trong đồ án. Khi đề cập đến các bảng và hình
phải nêu rõ số của hình, bảng đó, ví dụ “ … được nêu trong Bảng 4.1” hoặc “xem
Hình 3.2” mà không được viết “…được nêu trong bảng dưới đây” hoặc “trong đồ thị
của X và Y sau”.
Việc trình bày phương trình toán học trên một dòng đơn hay dòng kép là tùy

ý, tuy nhiên phải thống nhất trong toàn đồ án, khóa luận. Khi ký hiệu xuất hiện lần
đầu tiên thì phải giải thích và đơn vị tính phải đi kèm ngay trong phương trình có ký
hiệu đó. Nếu cần thiết, danh mục của tất cả các ký hiệu, chữ viết tắt và nghĩa của
chúng cần được liệt kê và để ở trong ngoặc đơn đặt bên phía lề phải. Nếu một nhóm
phương trình mang cùng một số thì những số này cũng được để trong ngoặc, hoặc

10


mỗi phương trình trong nhóm phương trình (5.1) có thể được đánh số là (5.1.1),
(5.1.2), (5.1.3).
4. Viết tắt
Không lạm dụng viết tắt trong đồ án, khóa luận. Chỉ viết tắt những từ, cụm từ
hoặc thuật ngữ được sử dụng nhiều lần trong đồ án. Không viết tắt những cụm từ
dài, những mệnh đề, không viết tắt những cụm từ ít xuất hiện trong đồ án. Nếu cần
viết tắt những từ, thuật ngữ, tên các cơ quan, tổ chức…thì được viết tắt sau lần viết
thứ nhất có kèm theo chữ viết tắt trong ngoặc đơn. Nếu đồ án có nhiều chữ viết tắt
thì phải có bảng danh mục các chữ viết tắt (xếp theo thứ tự ABC) ở phần đầu đồ án,
khóa luận.
5. Tài liệu tham khảo và cách trích dẫn
Mọi ý kiến, khái niệm có ý nghĩa, mang tính chất gợi ý không phải của riêng
tác giả và mọi tham khảo khác phải được trích dẫn và chỉ rõ nguồn trong danh mục
Tài liệu tham khảo của đồ án, khóa luận.
Không trích dẫn những kiến thức phổ biến, mọi người đều biết cũng như
không làm đồ án, khóa luận nặng nề với những tham khảo trích dẫn. Việc trích dẫn,
tham khảo chủ yếu nhằm thừa nhận nguồn của những ý tưởng có giá trị và giúp
người đọc theo được mạch suy nghĩ của tác giả, không làm trở ngại việc đọc.
Nếu không có điều kiện tiếp cận được tài liệu gốc mà phải trích dẫn thông qua
một tài liệu khác thì phải nêu rõ cách trích dẫn này, đồng thời tài liệu gốc đó không
được liệt kê trong danh mục Tài liệu tham khảo của đồ án, khóa luận.

Khi cần trích dẫn một đoạn ít hơn hai câu hoặc bốn dòng đánh máy thì có thể
sử dụng dấu ngoặc kép để mở đầu và kết thúc phần trích dẫn. Nếu cần trích dẫn dài
hơn thì phải tách phần này thành một đoạn riêng khỏi phần nội dung đang trình bày,
với lề trái lùi vào thêm 2,0cm. Khi này mở đầu và kết thúc đoạn trích này không phải
sử dụng dấu ngoặc kép.
Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo sẽ xem trình bày ở phần dưới. Việc
trích dẫn là theo số thứ tự của tài liệu ở danh mục Tài liệu tham khảo và được đặt
trong ngoặc vuông, khi cần có cả số trang, ví dụ [15, tr.32-35]. Đối với phần được

11


trích dẫn từ nhiều tài liệu khác nhau, số của từng tài liệu được đặt độc lập trong từng
ngoặc vuông, theo thứ tự tăng dần, ví dụ [15], [17], [29].
Cách xếp danh mục Tài liệu tham khảo được xếp riêng theo từng ngôn ngữ
(Tiếng Việt, Tiếng Anh, Tiếng Pháp, Tiếng Đức, Tiếng nga, Tiếng Trung, Tiếng
Nhật…). Tài liệu tiếng nước ngoài phải giữ nguyên văn, không phiên âm, phiên
dịch.
Tài liệu tham khảo xếp theo thứ tự ABC họ tên tác giả đồ án, luận văn, luận án
theo thông lệ sau:
- Tên tác giả là người Việt Nam: xếp thứ tự ABC theo tên
- Tác giả là người nước ngoài: xếp thứ tự ABC theo họ.
- Tài liệu không có tên tác giả thì xếp theo thứ tự ABC, Từ đầu của tên cơ
quan ban hành báo cáo hay ấn phẩm, ví dụ: Tổng cục Thống kê, xếp vào vần T. Bộ
Giáo dục & Đào tạo, xếp vào vần B …).
Tài liệu tham khảo là sách, luận án, luận văn, đồ án, khóa luận, phải ghi đầy
đủ các thông tin sau:
- Tên tác giả và cơ quan ban hành (không có dấu ngăn cách)
- (Năm xuất bản), đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy đặt sau ngoặc đơn.
- Tên sách, luận án, luận văn, đồ án hoặc báo cáo, dùng chữ nghiêng, đặt dấu

phẩy cuối tên.
- Nhà xuất bản, dấu phẩy đặt cuối tên nhà xuất bản.
- Nơi xuất bản, đặt dấu chấm kết thúc tài liệu tham khảo
Xem ví dụ 2, 3 bên dưới.
Tài liệu tham khảo là bài báo trong tạp chí, bài trong cuốn sách… ghi đầy đủ
các thông tin sau:
- Tên tác giả (không có dấu ngăn cách).
- (năm công bố), được đặt trong ngoặc đơn, dấy phẩy đặt sau ngoặc đơn.
- “ Tên bài báo”, được đặt trong ngoặc kép, chữ không nghiêng, dấu phẩy cuối tên.
- Tập, không có dấu ngăn cách.
- (Số), đặt trong ngoặc đơn, dấu phẩy đặt sau ngoặc đơn.
- Các số trang, gạch giữa hai số, có dấu chấm kết thúc.
12


Xem ví dụ: 1, 4, 5 bên dưới.
Ví dụ về cách trình bày trong phần Tài liệu tham khảo:
Tiếng Việt
1. Quách Ngọc Ân (1992), “ Nhìn lại hai năm phát triển lúa lai”, Di truyền
học ứng dụng, 98 (1), tr. 10-16.
2. Bộ Nông nghiệp & PTNT (1966), Báo cáo tổng kết 5 năm (1992-1996)
phát triển lúa lai, Hà Nội.
3. Võ Thị Kim Huệ (2000), Nghiên cứu chuẩn đoán và điều trị bệnh…, Luận
án Tiến sĩ Y khoa, Trường Đại học Y Hà Nội, Hà Nội.
Tiếng Anh
4. Buoding, K.E (1955), Economics Analysis, Hamiton, London.
5.Anderson, j.e.(1985), The relative Inefficiency of Quota, The Cheese Case,
American Economic Revieww, 75 (1), pp. 178-190.
6. Phụ lục của đồ án, khóa luận
Phụ lục được đánh số thứ tự bằng số Ảrập. Ví dụ: Phụ lục 1.

7. Mẫu mục lục
MỤC LỤC
Trang
Trang bìa phụ
Lời cam đoan
Quyết định thực tập
Nhận xét cơ sở thực tập
Nhận xét cán bộ hướng dẫn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
MỞ ĐẦU
13


Chương 1. TỔNG QUAN (Cơ sở lỳ thuyết)
1.1. …..
1.2. …..
Chương 2.Thực trạng ….
2.1. ..…
2.1.1. ……
2.1.2. ……
2.2. ….
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8. Mẫu bìa khóa luận:
Mẫu trang chính Bìa đồ án: Khổ 210 × 297 mm


14


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN TÀI CHÍNH
------------------

NGUYÊN MINH HIỂN
(Họ và tên tác giả đồ án, khóa luận)

TÊN ĐỀ TÀI CỦA KHÓA LUẬN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH TÀI CHÍNH
(KẾ TOÁN)

Nha Trang- năm 2012

15


Mẫu trang phụ Bìa khóa luận:
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
KHOA KẾ TOÁN- TÀI CHÍNH
------------------

NGUYỄN MINH HIỂN
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN

CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH CỦA CÔNG TY XÂY
DỰNG 510

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH KẾ TOÁN

CÁN BỘ HƯỚNG DẪN
1. PGS.TS. Đặng Hồng Minh
2. ThS. Phan Công Tâm

Nha Trang- năm 2012

16


PHẦN 2: DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI KHÓA LUẬN CÓ THỂ THỰC
HIỆN NGÀNH TÀI CHÍNH
1. Lĩnh vực tài chính
- Phân tích tình hình tài chính và lập kế hoạch tài chính tại công ty
- Phân tích cấu trúc vốn và chi phí sử dụng vốn tại công ty
- Quản trị vốn lưu động tại công ty
- Quản trị tài sản cố định tại công ty
- Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại công ty
- Đánh giá các chỉ tiêu an toàn tài chính tại công ty
- Quản trị hàng tồn kho tại công ty
- Ảnh hưởng của hệ thống đòn bẩy tới lợi nhuận và rủi ro của công ty
- Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quản trị khoản phải thu tại công ty
- Lập và thẩm định dự án đầu tư
- ……
2. Lĩnh vực thuế:
- Vai trò của nguồn thu thuế thu nhập cá nhân trong chiến lược phát triển kinh

tế xã hội tại địa phương
- Công tác quản lý thuế GTGT (TNDN, TTĐB, XNK…) tại thành phố Nha
Trang
- ……
3. Lĩnh vực Ngân hàng:
- Tín dụng tài trợ xuất nhập khẩu tại ngân hàng
- Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng
- Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay ngắn hạn (dài hạn) tại
ngân hàng
- Giải pháp phát triển dịch vụ kinh doanh thẻ tại ngân hàng
- Một số giải pháp mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng tại ngân hàng
- Tín dụng ngân hàng chính sách xã hội đối với công tác xóa đói giảm nghèo tại
địa phương.
17


- …….

PHẦN 3: DANH MỤC CÁC ĐỀ TÀI KHOA LUẬN CÓ THỂ THỰC
HIỆN NGÀNH KẾ TOÁN
3.1.

Lĩnh vực kế toán

- Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp/đơn vị hành chính sự nghiệp
- Kế toán vốn bằng tiền và khoản thanh toán trong doanh nghiệp/ đơn vị hành
chính sự nghiệp
- Kế toán chi phí sản xuất kinh doanh và tính giá thành sản phẩm
- Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương
- Kế toán tài sản cố định

- Kế toán doanh thu chi phí và xác định kết quả kinh doanh
- Kế toán thuế
- Kế toán luân chuyển hàng hóa
- Kế toán ngân hàng
- ..................
3.2.

Lĩnh vực kiểm toán

- Hoàn thiện Hệ thống Kiểm soát nội bộ cho chu trình doanh thu tại Công ty
- Hoàn thiện Hệ thống Kiểm soát nội bộ cho chu trình chi phí tại Công ty.
- Hoàn thiện quy trình kiểm toán Báo cáo tài chính tại Công ty Kiể toán.
- Hoàn thiện quy trình kiểm toán xây dựng cơ bản tại Công ty Kiểm toán
- ….
3.3.

Lĩnh vực Kế toán quản trị

- Phân tích mối quan hệ C – V – P tại công ty
- Xây dựng hệ thống kế toán quản trị cho doanh nghiệp
- Xây dựng mô hình kế toán quản trị chi phí
- Lập dự toán cho doanh nghiệp
- ….
3.4.

Lĩnh vực thông tin kế toán

- Thiết kế phần mềm kế toán cho Công ty bằng MS.ACCESS.
18



- Thiết kế Hệ thống thông tin kế toán cho công ty
- Hoàn thiện chu trình doanh thu tại công ty

PHẦN 4: ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT MỘT SỐ ĐỀ TÀI
Đề tài 1: ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG HOẠT ĐỘNG BẢO LÃNH
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI A
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài.
2. Mục đích, đối tượng.
3. Phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Nội dung và kết cấu
6. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan .
7. Những đóng góp của đề tài
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ BẢO LÃNH và CHẤT LƯỢNG BẢO
LÃNH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1. Hoạt động bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
1.1.1.Khái niệm bảo lãnh ngân hàng
1.1.2. Chức năng của hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
1.1.3. Các hình thức bảo lãnh của NHTM
1.1.4. Vai trò của hoạt động bảo lãnh
1.1.5. Các nội dung chủ yếu của bảo lãnh
1.2. Rủi ro trong hoạt động bảo lãnh của ngân hàng
1.3. Chất lượng bảo lãnh của Ngân hàng thương mại
1.3.1. Khái niệm chất lượng bảo lãnh
1.3.2. Các tiêu chí phản ánh, đánh giá chất lượng bảo lãnh
1.3.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng bảo lãnh của NHTM
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI A

2.1. Tổng quan về ngân hàng thương mại A
19


2.1.1. Sơ lược về lịch sử hình thành và phát triển của ngân hàng
2.1.2. Giới thiệu về cơ cấu tổ chức, chức năng nhiệm vụ của ngân hàng
2.2. Khái quát tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng
2.2.1. Hoạt động huy động vốn
2.2.2. Hoạt động sử dụng vốn (cho vay)
2.2.3. Các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng
2.3. Thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng A
2.3.1. Chính sách bảo lãnh của ngân hàng A
2.3.2. Quy trình nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng
2.3.3. Phân tích tình hình hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng giai đoạn…
2.3. Đánh giá thực trạng hoạt động bảo lãnh tại ngân hàng A
2.3.1. Những kết quả đạt được
2.3.2. Những khó khăn và tồn tại
2.4. Minh họa một (hoặc một vài) nghiệp vụ bảo lãnh tại ngân hàng A
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BẢO LÃNH TẠI NGÂN
HÀNG THƯƠNG MẠI A
3.1. Mục tiêu và định hướng phát triển của ngân hàng A
3.1.1. Mục tiêu và định hướng phát triển chung
3.1.2. Mục tiêu và định hướng phát triển hoạt động bảo lãnh
3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bảo lãnh tại ngân hàng A
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Đề tài 2: ĐÁNH GIÁ CÔNG TÁC QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ

CHỨNG KHOÁN VÀ ÁP DỤNG LÝ THUYẾT MARKOWITZ
VÀO XÂY DỰNG DANH MỤC ĐẦU TƯ CỔ PHIẾU TRÊN SỞ
GIAO DICH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH
Lời cam đoan
20


Quyết định thực tập
Nhận xét cơ sở thực tập
Nhận xét cán bộ hướng dẫn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài.
2. Mục đích, đối tượng.
3. Phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Nội dung và kết cấu
6. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan .
7. Những đóng góp của đề tài
Chương 1. DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ LÝ THUYẾT MARKOWITZ VỚI QUẢN
LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ
1.1. CÁC HÌNH THỨC ĐẦU TƯ CHỨNG KHOÁN:
1.1.1 Tự đầu tư:
1.1.2 Đầu tư qua mô giới của công ty chứng khoán:
1.1.3 Đầu tư qua tư vấn của các nhà tư vấn nổi tiếng:
1.1.4 Đầu tư vào quỹ đầu tư:
1.2. DANH MỤC ĐẦU TƯ VÀ QUẢN LÝ DANH MỤC ĐẦU TƯ:

1.2.1 Khái niệm danh mục đầu tư:
1.2.2 Các loại tài sản trong danh mục đầu tư:
1.2.3 Quản lý danh mục đầu tư:
1.2.4 Quy trình xây dưng và quản lý danh mục đầu tư:
1.3. LÝ THUYẾT MARKOWITZ:
1.3.1 Phương pháp đo lường lợi nhuận kỳ vọng và rủi ro danh mục đầu tư:
1.3.2. Các giả thiết của mô hình Markowitz:
21


1.3.3. Mức ngại rủi ro:
1.3.4. Mức hữu dụng và hàm hữu dụng:
1.3.5. Danh mục đầu tư hiệu quả và đường cong hiệu quả:
1.3.6. Truy tìm danh mục đầu tư hiệu quả:
1.3.7: Truy tìm danh mục đầu tư tối ưu:
1.4. PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ ĐA DẠNG HÓA DANH MỤC ĐẦU TƯ:
1.4.1 Vai trò của đa dạng hóa danh mục đầu tư và yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả đa
dạng hóa danh mục đầu tư:
1.4.2 Phân tích rủi ro tổng thể và mức đa dạng hóa hợp lý:
Chương 2. THỰC TRẠNG VÀ TRIỂN VỌNG PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUẢN
LÝ DANH MỤC ĐÀU TƯ TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP. HỒ CHÍ
MINH
2.1 THỰC TRẠNG CHỨNG KHOÁN TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TPHCM:
2.1.1 Cổ phiếu và chứng chỉ quỹ:
2.1.2 Trái phiếu
2.2. THỰC TRẠNG QLDMĐT TRÊN SÀN GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN
TP.HCM
2.2.1. Thực trạng triển khai quản lý danh mục đầu tư giai đoạn trước khi có luật
chứng khoán có hiệu lực thi hành:

2.2.2. Tình hình triển khai nghiệp vụ quản lý danh mục đầu tư sau khi luật chứng
khoán có hiệu lực thi hành:
2.3. THỰC TRẠNG VÀ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG MÔ HÌNH MARKOWITZ VÀO
QLDMĐT TRÊN SÀN GIAO DỊCH TP.HCM:
2.3.1 Tình hình áp dụng:
2.3.2 Nguồn dữ liệụ áp dụng mô hình Markowitz vào hoạt động QLDMĐT trên sàn
giao dịch chứng khoán HOSE:
2.4. ÁP DỤNG XÂY DỰNG DMĐT CỔ PHIẾU TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG
KHOÁN TP.HCM:
2.4.1. Phân tích tình hình kinh tế thế giới:
22


2.4.2 Phân tích tình hình kinh tế trong nước
2.4.3 Phân tích ngành:
2.4.3.1 Các ngành có triển vọng tăng trưởng tốt:
2.4.3.2 Các ngành có triển vọng tăng trưởng khá:
2.4.4 Lựa chọn chứng khoán:
2.4.5. Xác định tỷ lệ phân bổ chứng khoán trong danh mục đầu tư:
2.4.5.1. Dữ liệu:
2.4.5.2 Tính tỷ suất sinh lời các chứng khoán trong quá khứ:
2.4.5.3 Ma trận hiệp phương sai:
2.4.5.4 Tìm tỷ trọng phân bổ của các chứng khoán trong DMĐT:
2.4.6. Xây dựng danh mục đầu tư kết hợp giữa một danh mục các chứng khoán rủi
ro và chứng khoán phi rủi ro - Đường thị trường vốn (CML):
2.4.7. Đường cong hữu dụng và việc xác định danh mục đầu tư tối ưu P:
2.4.8 Đánh giá chung về những mặt hạn chế trong việc áp dụng lý thuyết Markowitz
vào QLDMĐT trên thị trường chứng khoán Việt Nam:
Chương 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGHIỆP VỤ QUẢN LÝ DANH MỤC
ĐẦU TƯ TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN TP.HỒ CHÍ MINH

Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Đề tài 3: PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN VÀ CHÍ PHÍ SỬ DỤNG
VỐN
LỜI NÓI ĐẦU
1. Sự cần thiết, ý nghĩa của đề tài.
2. Mục đích, đối tượng.
3. Phạm vi nghiên cứu.
4. Phương pháp nghiên cứu.
5. Nội dung và kết cấu
6. Tổng quan về các nghiên cứu liên quan .
23


7. Những đóng góp của đề tài
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
1.1.TỔNG QUAN VỀ CẤU TRÚC VỐN
1.1.1. Khái niệm
1.1.2. Sự cần thiết phải nghiên cứu cấu trúc vốn
1.1.3. Các nhân tố tác động đến cấu trúc vốn trong doanh nghiệp
1.2. Tác động của cấu trúc vốn đến doanh lợi và rủi ro.
1.2.1. Mối quan hệ giữa rủi ro tài chính và đòn bẩy tài chính
1.2.2. Quy trình xây dựng cấu trúc vốn trong thực tế
1.2.3. Những nguyên tắc cơ bản khi xây dựng CTV của doanh nghiệp
1.2.4. Mối quan hệ giữa cấu trúc vốn và giá trị doanh nghiệp
1.3. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN
1.3.1. Chi phí sử dụng các loại vốn :

1.3.1.1. Chi phí sử dụng nợ:
1.3.1.2. Chi phí sử dụng cổ phần ưu đãi
1.3.1.3. Chi phí sử dụng cổ phần thường
1.3.2. Chi phí sử dụng vốn bình quân (WACC)
1.4. CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN BIÊN TẾ VÀ QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƯ
1.4.1. Đường cơ hội đầu tư – IOS
1.4.2. Thực hành các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ
Chương 2. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI
CÔNG TY
2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của của công ty
2.1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý.
2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất
2.1.5. Vai trò của Công Ty đối với địa phương và nền kinh tế.
2.1.6. Phương hướng phát triển hoạt động sản xuất của Công Ty trong thời gian tới.
2.2. ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
24


2.2.1.Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của công ty.
2.2.2 Tình hình hoạt động SXKD của công ty
2.3. PHÂN TÍCH CẤU TRÚC TÀI CHÍNH, CẤU TRÚC VỐN VÀ CHI PHÍ SỬ DỤNG
VỐN
2.3.1. Phân tích cấu trúc tài chính công ty.
2.3.2. Phân tích cấu trúc vốn của công ty
2.3.3. Phân tích chi phí sử dụng vốn.
2.4. PHÂN TÍCH TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC VỐN ĐẾN DOANH LỢI VÀ RỦI
RO.
2.4.1. Phân tích tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản.

2.4.2. Phân tích tác động của cấu trúc vốn đến thu nhập và rủi ro của chủ sở hữu thông qua
phân tích mối quan hệ giữa EBIT và EPS.
2.4.2.1.Khả năng đòn bẩy tài chính của doanh nghiệp
2.4.2.2. Khả năng tài trợ và tự tài trợ
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ CÓ CẤU TRÚC VỐN TỐI ƯU VÀ GIẢM
THẤP CHI PHÍ SỬ DỤNG VỐN TẠI CÔNG TY
Kết luận
Kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

Đề tài 4 : PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH CÔNG TY
Lời cam đoan
Quyết định thực tập
Nhận xét cơ sở thực tập
Nhận xét cán bộ hướng dẫn
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
25


×