Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

đồ án thiết kế phân xưởng sản xuất dầu hướng dương

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (717.67 KB, 67 trang )

Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

MỤC LỤC

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

1

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao.
Vì thế con người ngày càng có sự đòi hỏi và lựa chọn khắt khe đối với các sản
phẩm thực phẩm có mặt trên thị trường. Sản phẩm ngoài việc phải đảm bào điều
kiện dinh dưỡng mà còn phải tốt cho sức khỏe con người. Để đáp ứng nhu cầu đó,
ngành công nghệ thực phẩm đã không ngừng nghiên cứu, cải thiện, hoàn chỉnh và
phát triển các công nghệ mới tiên tiến phục vụ một cách tốt nhất cho cuộc sống
hàng ngày của con người.
Trong số các ngành sản xuất chế biến thực phẩm thì công nghệ sản xuất dầu
thực vật tinh luyện là một công nghệ đã được nghiên cứu và ứng dụng thành công
vào thực tiễn cuộc sống. Dầu thực vật được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên
dùng vì có chứa nhiều thành phần không no oleic, linoleic chuyển hóa trong cơ thể
thành vitamin F có tác dụng điều chỉnh và làm giảm hàm lượng cholesterol. Hiện
nay trên thị trường có rất nhiều chủng loại dầu thực vật khác nhau như dầu đậu


nành, dầu đậu phộng, dầu cọ, dầu oliu…và những năm gần đây một sản phẩm mới
mang tên dầu ăn hướng dương đã có mặt trên thị trường Việt Nam. Mặc dù được
định hướng và phát triển muộn, tuy nhiên ngành công nghiệp chế biến dầu ăn
hướng dương lại có những bước phát triển rất mạnh mẽ. Sỡ dĩ được như vậy là vì
dầu ăn hướng dương ngày càng được nhiều người tin tưởng và ưa chuộng bởi
những chức năng, lợi ích tuyệt vời mà nó mang lại cho người sử dụng.
Và để hiểu rõ hơn về những vấn đề đã nêu trên kỳ này em được giảng viên
giao cho đề tài “ Thiết kế phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương
năng suất 1 triệu tấn dầu thành phẩm/năm”. Nhằm hiểu được tính chất của nguyên
liệu, và sản phẩm cũng như quy trình công nghệ sản xuất, cách thiết kế một nhà
máy sản xuất dầu tinh luyện hướng dương là như thế nào.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

2

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1.Tổng quan về nguyên liệu

Hình 1.1. Hoa hướng dương
Hướng dương là cây thuộc họ Asteraceae, có nguồn gốc từ Mexico. Đây là
loài cây thảo sống khoảng một năm, thân to thẳng có lông cứng, thường có đốm,
cao 1-3m. Lá to thường mọc so le, có cuống dài, phiến lá hình trứng đầu nhọn, phía

dưới hình tim, mép có răng cưa, hai mặt đều có lông trắng. Cụm hoa đầu lớn, đường
kính 7-20 cm, bao chung hình trứng; Hoa hình lưỡi, ngoài màu vàng; các hoa lưỡng
tính ở giữa màu tím hồng. Cây ra hoa vào mùa đông, mùa xuân.
Trong những cây có dầu ở Liên xô, cây hướng dương có giá trị kinh tế hơn
cả, hiện nay đã trồng dược hơn 50 loại hướng dương có hàm lượng dầu cao và có
khả năng chịu được những tác hại xấu của đồng ruộng. Loại hướng dương tốt nhất
cho năng suất 35 – 36 tạ/ha có hàm lượng dầu trên 50 %, chống được các bệnh và
những sâu mọt hướng dương, có khả năng cơ khí hóa được khâu thu hoạch.
Hướng dương là cây một năm, cao 120 – 150 cm, hoa tập trung vào một
cuống hoa theo kiểu giỏ. Quả chín là hạt, vỏ quả là vỏ trấu, được giữ lại cho đến khi
sản xuất. Quả hướng dương còn được gọi là hạt hướng dương. Nói một cách chính
xác thì ở hướng dương nhân – phôi với những chất dự trữ có phủ một lớp vỏ mỏng
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

3

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

dính liền nhân là hạt. Khi chúng chuẩn bị hạt để tách dầu thì nhân và vỏ hạt được
tách ra khỏi vỏ trấu, vỏ chiếm 19 – 26% khối lượng hạt.
Kích thước trung bình của hạt hướng dương: dài 5 -14 mm, rộng 4 - 8 mm,
dày: 2-5 mm. Khối lượng 1000 hạt khô: 44 – 98 g. Khối lượng riêng 340 – 440
kg/m3.
1.1.1. Thành phần hóa học của hạt hướng dương [1]
Thành phần hóa học của hạt hướng dương ( bảng 1)

Bảng 1: Thành phần hóa học của hạt hướng dương ( tính theo % chất khô )
Hạt và các

Lipit

Protein

Xenlulo

Tro

Fitin

Hạt

52,4–54,9

15,6–17

12,9 – 14

2,98 – 3,31

0,9 – 0,99

Vỏ hạt

1,8–2,8

5,1 – 5,7


56 – 59,4

2,7 – 3,1

0,06 – 0,07

Nhân kèm vỏ

64,3–66,5

13,9 – 18,9

1,7 – 2,1

2,83 – 3,71

1,18 – 1,27

phần của hạt

Lipit của nhân, vỏ hạt thực tế rất khác nhau giữa thành phần các nhóm,
thành phần axit béo tạo nên trilixerit. Vì vậy, những sản phẩm thu được khi chế
biến hạt hướng dương trong các nhà máy, dĩ nhiên cũng còn do việc phân ly không
triệt để (trên bề mặt nhân thường vẫn có dính vỏ lụ và một ít vỏ hạt, còn trong vỏ
hạt thải ra thường có lẫn một ít nhân và vỏ lụa, và vỏ lụa thì lại lẫn nhân nát và vỏ
hạt vụn). Giữa chúng có sự khác nhau về thành phần các chất lipit thiên nhiên.
Trong lipit của vỏ lụa và vỏ hạt có nhiều chất sáp, còn trong nhân lại có rất ít,
trong vỏ cũng có nhiều axit béo tự do. Photpholipit có trong nhân hạt. Sự có mặt
của sáp và các axit béo tự do làm giảm chất lượng dầu: Dầu bị đục, tổn thất dầu khi

tinh luyện tăng lên, chất lượng dầu bị giảm, khi nhân đưa vào sản xuất có lẫn vỏ
Axit béo chủ yếu có trong triglixerit của nhân chủ yếu là linoleic, hàm lượng
từ 46 – 62 %, oleic: 24 – 40 %. Trong nhân có axit béo no: Axit panmitic 3,5 – 6,4
%, axit stearit 1,6 – 4,6 %. Hàm lượng axit béo khác 1 %. Khô dầu hướng dương là
thức ăn cho gia súc rất quý có 44 - 47 % protein. Protein của hướng dương về mặt
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

4

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

thành phần giống protein trứng gà.
Bảng 2: Hàm lượng các nhóm lipit trong các sản phẩm chế biến hạt hướng dương
(theo % lượng lipit chung có trong sản phẩm)[1].
Sản phẩm

Trigl

Axi

Photpho

Mon

i-


t

-lipit

xerit

béo

glixeri

tự

t

Sáp

o-

Stero

Carot

la

i-noit

Nhân

96,8


do
0,7

Vỏ hạt

32,4

8

0,01

3

2,81

3,87

-

Vỏ lụa

30,6

16,

0,02

42.


5,54

4,21

-

1,12

0,4

-

0,75

0,21

3

1

37,

19,

3

2

Vỏ được sử dụng làm nguyên liệu trong công nghiệp thủy phân và làm nhiên
liệu. Việc tách sáp tử vỏ cũng có nhiều triển vọng.

1.1.2. Thành phần hóa học của dầu thô hướng dương [3]
Dầu thô là bán thành phẩm thu được từ nguyên liêu là hạt hướng dương. Qua
quá trình ép hoặc trích ly.
Dầu thô là nguyên liệu mới chỉ qua làm sạch sơ bộ lọc cặn tạp, ngoài thành
phần chính là glycerit còn có lẫn các thành phần hòa tan khác nhau có thể gọi là
tạp chất.
Triglyxerit: Là thành phần chiếm chủ yếu trong dầu, chiếm hơn 90 % trong
dầu thô là este của rượu 3 chức gliceril và axit béo. Triglyxerit dạng hóa học tinh
khiết không màu, không mùi không vị. ở nhiệt độ trên 240 – 250 °C, triglyxerit
mới bị phân hủy thành các sản phẩm bay hơi.
 Glicerin: chiếm 10 % khối lượng hợp chất glixerit.
 Axit béo:

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

5

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

Chiếm 90 % khối lượng trong hợp chất glyxerin. tính chất vật lý hóa học
của axit béo do nối đôi và số nguyên tử cacbon tạo ra, trong dầu thô hướng dương
chủ yếu là các axit béo không bão hòa.
-

Axit palmitic (bão hòa) 5 %


-

Axit stearic (bão hòa) 6 %

-

Axit oleic (omega-9) 30 %

-

Axit linoleic (omega-6) 59 %

1.1.3. Các thành phần khác.
 Phospholipit:
Là dẫn xuất của glyxerit. Phospholipit chiếm 0.5 – 0.9 % trong dầu thô. Hàm
lượng phospholipit càng nhiều chất lượng dầu càng giảm.
 Axit béo tự do: chiếm khoảng 1.2 – 3 %
 Sáp:
Là este của các axit béo có mạch cacbon dài và rượu đơn hoặc đa chức. sáp
nằm trên các mô bì của hạt, nó có trong thành phần tế bào của chúng tạo vai tró bảo
vệ mô thực vật. Sáp rất trơ hóa học, không bị tách thành cặn mà tạo thành các màng
các hạt lơ lửng làm giảm hình thức của dầu. Sáp không tan trong nước mà tạo thành
nhũ tương trong nước, tan trong rượu…sáp là thành phần không tốt trong quá trình
chế biến dầu.
 Sterols:
Chiếm 1-2% khối lượng trong dầu thô, không có tác hại trong quá trình chế
biến và bảo quản dầu nhưng cũng không làm tăng thêm giá trị nên loại bỏ khi sản
xuất.
 Các chất màu:

Bản chất glycerit không có màu nhung dầu sản xuất ra lại có màu, đó là do
sự có mặt của các sắc tố hòa tan trong chất béo và các lipit mang màu.
- Chlorophyll: (diệp lục tố) làm dầu có màu vàng xanh, làm tăng các quá trình oxi
hóa xảy ra trong qúa trình chế biến và bảo quản.
- Caroten: làm dầu chuyển từ vàng sang đỏ sẫm, mang bản chất là chứa các
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

6

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

provitamin. Các thành phần chất màu này không có lợi mà có hại cho quá trình sản
xuất dầu.
 Vitamin:
Chủ yếu là vitamin có thể tan trong dầu, A,E,D,K…có lợi cho người sử dụng
đặc biệt là hàm lượng vitamin E trong hạt hướng dương khá cao so với các loai hạt
dầu khác.
 Các chất mùi
Ngoài một số loại mùi có sẵn trong dầu, đại bộ phận các chất có mùi là sản
phẩm phân hủy của dầu trong quá trình chế biến. Anhydrit, ceton thường là những
chất gây mùi khó chịu cho sản phẩm, một số chất có độc tính với người và động vật
khi nồng độ của chúng đáng kể trong thức ăn. Ngoài ra trong thành phần dầu còn có
lẫn các axit béo tự do, các chất protein sẽ giảm chất lượng dầu.
1.2. Tổng quan về sản phẩm dầu tinh luyện [10,11]
1.2.1. Dầu tinh luyện.

Dầu tinh luyện là dầu được loại bỏ các tạp chất cơ học, không màu, không
mùi, không vị, lượng axit béo tự do ở mức thấp theo quy định. Dầu sau khi tinh
luyện hoàn chỉnh hầu như chỉ còn triglixerit thuần khiết.
Dầu thu được từ nguyên liệu có dầu bằng các phương pháp khác nhau ( ép,
trích ly, chưng dầu) mới chỉ qua làm sạch sơ bộ và được gọi là dầu thô. Trong thành
phần của dầu thô còn có mặt nhiều loại tạp chất khác nhau, thông thường không
phù hợp với các mục đích thực phẩm hoặc kỹ thuật. Dầu thô này cần được loại bỏ
các tạp chất cơ học và hóa học không mong muốn đó chính là mục đích của quá
trình tinh chế dầu.
Thành phần tạp chất có trong dầu thô là các chất photphotit, sáp, hidocacbua,
axit béo tự do, tạp chất vô cơ, các chất protein, gluxit, các hợp chất gây mùi và vị.
Các hợp chất có trong dầu được chia ra: Tạp chất hạng một và tạp chất hạng hai.
Chúng có trong dầu ở dạng dung dịch thực, dung dịch keo và trạng thái huyền phù.
Thuộc tạp chất hạng một là các chất chuyển theo vào dầu trong quá trình ép,
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

7

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

trích ly từ nguyên liệu. Số lượng và chất lượng các tạp chất này phụ thuộc vào chế
độ công nghệ và phương pháp chế biến nguyên liệu và phẩm chất nguyên liệu ban
đầu.
Sáp: Không phải là tạp chất gây hư hỏng trong bảo quản và chế biến nhưng nó
gây đục ở nhiệt độ thường vì ở nhiệt độ thường nó ở trạng thái rắn, nhiệt độ nóng

chảy cao. Nó không có giá trị dinh dưỡng không gây hại, không có lợi nên phải loại
bỏ đi.
Photphotit: Tính chất tạo nhũ cho nên sự có mặt của nó làm dầu khó tinh
luyện, gây thất thoát cao trong quá trình tinh luyện cho nên phải loại.
Các chất màu: Phần lớn là carotenoid tùy nguồn gốc mà có màu xanh đến màu
đỏ, nhưng đa số có màu vàng.
Các chất mùi: Thường dễ tan trong chất béo bản thân là các terpenoid. Mỗi
loại dầu thường có mùi đặc trưng của nguyên liệu khó bị mất và ít có loại dầu có
mùi trung tính.
Các acid béo tự do: Là nguyên nhân dẫn đến các phản ứng oxy hóa dây
chuyền, gây khó khăn trong quá trình bảo quản và có hại cho sức khỏe nên cần loại
bỏ triệt để trong quá trình tinh luyện.
Các vết kim loại: Là các ion kim loại thường gây màu, gây vẫn dầu màu dâù
không được trong và có hại cho sức khỏe.
Thuộc tạp chất hạng hai là tất cả các chất xuất hiện do kết quả của các phản
ứng xảy ra trong dầu trong khi bảo quản, lưu trữ. Các tạp chất này là các sản phẩm
của sự biến đổi hóa học của glixerit và các chất khác có trong dầu.
Nhìn chung các tạp chất đều có hại đến quá trình tinh luyện. Tuy nhiên một số
chất rất có lợi trong quá trình tinh luyện có thể mất đi, đó là các vitamin tan trong
chất béo E, F, carotenin đây là chất chống oxy hóa tự nhiên rất tốt với sức khỏe con
người.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

8

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:


Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

1.2.2. Các quá trình chế biến tạp chất của sản xuất dầu tinh luyện
1.2.2.1. Quá trình thu hồi phế liệu của quá trình thủy hóa
 Quá trình chế biến cặn dầu.

Cặn dầu là những chất phân ly từ dầu qua quá trình lắng, lọc, ly tâm…thành
phần chủ yếu của chúng chủ yếu là dầu trung tính, các photphatic, sáp, và các chất
nhầy.
Để thu hồi dầu thông thường đem đun cặn với nước vài giờ ở nhiệt độ 100105°C dưới ảnh hưởng của nhiệt độ, phần lớn phophotic và sáp, các chat nhầy bị
ngưng kết và tách ra khỏi dầu. Người ta cũng có thể xử lý cặn bằng cách đun với
H2SO4 hoặc xử lý bằng muối ăn.
Với dầu có hàm lượng sáp cao có thể thu hồi sáp trong cặn bằng dung môi có
tính hòa tan chọn lọc. Sáp thu đượclà một nguồn nguyên liệu quý trong sản xuất vật
liệu cách điện, văn phòng phẩm.
 Thu hồi leucithin.

Leucithin là tên thương mại của hỗn hợp phophatic nhưng với ý nghĩa hóa
học là leucithin là tên đặc biệt của hợp chất photphotyl choline, photphatidyl
ethanol…hỗn hỗn photphatit sau quá trình thủy hóa chứa rất nhiều nước, dầu do đó
cần được xử lý sơ bộ như sau: Đun nóng đến 90 -95 °C bằng hơi nước gián tiếp
khuấy đều để phân tách cặn có thể thêm 7 % muối ăn để thúc đẩy nhanh quá trình
tách cặn, để lắng khoảng 2 - 3 giờ ta hút lấy phần dầu phía trên ra. Sau đó rữa cặn
nhiều lần bằng nước rồi đem ly tâm tách nước và dầu sót ra khỏi cặn (hỗn hơp
photphatic).
Quá trình ly tâm photphatic thường chứa khoảng 25 – 30 % nước, do đó
leucithin cần được xử lý tiếp càng nhanh can tốt để tránh sự lây nhiễm vi sinh vật.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc


9

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

 Quá trình khử mùi leucithin.

Hỗn hợp photphatic sau khi ly tâm được đưa vào thiết bị sấy khô bằng hơi
nước áp suất chân không nhỏ hơn 50 mmHg và nhiệt độ bé hơn 100 °C. Thực hiện
quá trình sấy kết hợp tầy mùi và loại các tạp chất dễ bay hơi đến khi leucithin thu
được có hàm ẩm bé hơn 0,5 %.
1.2.2.2. Chế biến cặn xà phòng sau quá trình trung hòa
Cặn luyện kiềm là phế liệ chủ yếu trong các cơ sở tinh luyện dầu trong đó
gồm: Xà phòng, dầu trung tính và một số tạp chất kèm theo trong quá trình lắng của
xà phòng.
Mục đích của quá trình chế biến cặn xà phòng như sau:
 Cải tiến chất lượng cặn trên cơ sở loại bớt nước và tạp chất.
 Thu hồi một phần dầu trung tính.
 Điều chế axit béo công nghiệp.
 Thu hồi một phần dầu trung tính.
Đun nóng cặn đến 85 – 90 °C vừa khuấy vừa cho dung dịch muối, nồng độ
10 - 12 %. Để yên trong 8 phút dầu sẽ nổi lên, hút lấy dầu này dùng trong công
nghiệp xà phòng hoặc đem đi tinh luyện lại.
 Cải tiến chất lượng trên cơ sở loại bớt nước và tạp chất.
Lấy dầu xong tiếp tục cho muối ăn vào sao cho nước tách ra đạt đến nồng

độ của muối bão hòa. Sau đó ủ trong 3 – 4h. Tháo bỏ nước ở dưới và lấy xà phòng
ở trên đem cung cấp cho các cơ sở sản xuât bột giặt.
 Điều chế axit béo công nghiệp
Đem cặn xà phòng pha loãng thành hỗn hơp nhuyễn và đung nóng, cho axit
sunfuric vào nồng độ 1/1 theo thể tích cho đến khi thử bằng chất chỉ thị xanh metyl
thấy xuất hiện màu vàng, cuối cùng đem sấy khô. Hỗn hợp thu được là axit béo va
dầu trung tính có thể trực tiếp đem nấu xà phòng. Nếu muốn thu hồi axit béo hoàn
toàn, ta kiềm hóa cặn xà phòng để biến toàn bộ dầu trung tính trong cặn thành xà

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

10

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

phòng, sau đó tiến hành phân hủy bằng axit như trên. Sản phẩm thu được là axit
béo, có thể đem chưng cất để thu được sản phẩm có chất lượng tốt hơn.
1.2.3. Tình hình sản xuất dầu hướng dương hiện nay [13]
Ngành công nghiệp chế biến dầu hướng dương phát triển tương đối muộn
hơn nhiều so với các ngành công nghiệp chế biến dầu khác ( đậu nành, oliu, dừa,
cọ…) tuy nhiên ngành công nghiệp chế biến và xuất – nhập khẩu dầu ăn hướng
dương lại đang cố những bước phát triển tương đối mạnh mẽ. Hàng năm ngành
công nghiệp sản xuất dầu béo của Liên xô chế biến khoảng 10 triệu tấn nguyên liệu
có dầu, trong đó hương dương chiếm gần 5 triệu tấn, chứng tỏ ngành công nghiệp
chế bến dầu hướng dương là chiếm chủ yếu. Theo số liệu được công bố bởi FAO

vào tháng 7/2013, tính từ năm 2011 đến 2013, sản lượng dầu hướng dương trên
toàn thé giới đa tăng lên đáng kể và dự báo con số này còn tiếp tục tăng mạnh hơn
trong những năm tiếp theo.

Hình 1.2 Dầu hướng dương
1.2.4. Lợi ích của dầu hướng dương.
Lý do chính khiến cho người tiêu dùng quyết định bỏ qua các loại dầu ăn
khác (dầu hạt cải, đậu tương, vừng...) để lựa chọn dầu ăn hương dương đó là:

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

11

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

Dầu ăn hướng dương được chiết xuất từ loại thực vật không biến đổi gen: Đây là
điểm mấu chốt, quan trọng nhất trong xu hướng tiêu dùng hiện nay. Mặc dù chưa có
một bằng chứng khoa học xác đáng nào cho thấy thực vật biến đổi gen sẽ gây hại
cho sức khỏe con người, tuy nhiên thì việc sử dụng các sản phẩm này cũng chưa
từng được khuyến khích. Do đó, để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối thì các sản phẩm
tự nhiên vẫn là ưu tiên lựa chọn hàng đầu của những người nội trợ.
Dầu hướng dương được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại bằng
công nghệ ép lạnh và chiết xuất. Vì vậy, đã giữ nguyên được những dưỡng chất vốn
có từ hạt hướng dương nên rất tốt và an toàn cho sức khỏe người dùng. Một số
thương hiệu dầu hướng dương nổi tiếng hiện nay như: dầu hướng dương Nga dầu

hướng dương Zachia.
Trong dầu hướng dương có hai axít béo không bão hòa rất quan trọng cho cơ
thể đó là: omega-3 và omega-6, hai thành phần này có tác dụng làm giảm
cholesterol. Hàm lượng vitamin E có trong dầu cao nhất so với các loại dầu thực
vật, do đó, nó là một chất chống ô-xy hóa cực mạnh, có tác dụng chống lão hóa,
tăng cường hệ tuần hoàn nên có lợi cho hệ tim mạch, giảm thiểu tối đa nguy cơ mắc
các bệnh tim mạch và đột quỵ.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

12

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

Hình 1.3 Lợi ích của dầu hướng dương
Thành phần vitamin A có trong dầu hướng dương tốt cho thị lực, giảm thiểu
các bệnh về mắt. Bên cạnh đó, nó còn cung cấp lượng Protein, duy trì hệ miễn dịch
của cơ thể, giúp cơ thể khỏe mạnh và tiêu hóa tốt.
Ngoài những tác dụng rất tốt có lợi cho sức khỏe người dùng, dầu hướng
dương còn được xem là một trong những phương pháp làm đẹp an toàn và hữu hiệu
giúp chị em cải thiện vẻ đẹp bằng những công thức làm đẹp hoàn hảo trong việc
chăm sóc da, chăm sóc tóc.
Đối với người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, các bệnh ung thư. Dầu
hướng dương chứa vitamin E dồi dào và cao hơn bất cứ loại dầu thực vật nào. Các
axit choline, axit phenolic và chứa ít chất béo bão hòa nên rất có lợi cho hệ tim

mạch, ngăn ngừa hen suyễn và ung thư đại tràng. Đồng thời, chất carotenoid giúp
ngừa ung thư tử cung, phổi và da.
Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin E và tocopherols là một chất chống oxy
hóa tuyệt vời, làm chậm quá trình lão hóa và giúp trung hòa các gốc tế bào tự do
gây ung thư, làm tổn hại đến hệ miễn dịch.
Dầu hướng dương rất giàu chất béo không bão hòa, giúp duy trì tỉ lệ
cholesterol lý tưởng trong máu.
Đối với trẻ em. Trẻ sinh non rất dễ nhiễm trùng vì hệ miễn dịch kém và làn
da rất mỏng manh, dầu hướng dương đóng vai trò như một hàng rào bảo vệ bé khỏi
sự tấn công của vi khuẩn có hại, ngừa nhiễm trùng cho trẻ sơ sinh.
Trẻ đang ở độ tuổi phát triển, nhu cầu chất béo trong cơ thể khá lớn chiếm
15-30% năng lượng mang lại từ trong khẩu phần ăn hàng ngày. Sử dụng dầu hướng
dương sẽ giúp bổ sung chất béo, năng lượng lớn cho cơ thể, các vitamin tự nhiên A,

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

13

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

B, D, E, omega 3-6-9... đặc biệt là lượng calo trong dầu ăn cung cấp cho cơ thể cao
hơn các loại bột, đường, đạm khác.
Thành phần vitamin B của dầu hướng dương giúp hệ thần kinh khỏe mạnh,là
nguồn năng lượng tuyệt vời cho cơ thể và giúp trẻ tiêu hóa tốt.
Đối với phụ nữ. Chị em phụ nữ sử dụng dầu hướng dương thường xuyên

trong khẩu phần ăn hàng ngày sẽ làm chậm quá trình lão hóa da, phòng ngừa các
bệnh về tim mạch, xơ vữa động mạch.
Thành phần vitamin E trong dầu hướng dương rất cao, có tác dụng chống lại
tác hại của tia cực tím UV, giúp làn da trở nên khỏe khoắn và giảm nếp nhăn.
Dầu hướng dương có khả năng làm mềm mượt mái tóc của bạn, giúp cho các
mái tóc khô, gãy rụng trở bóng mượt hơn.
Hiện nay, thủ phủ của những cánh đồng hoa hướng dương cũng như các nhà
máy tinh chế dầu hướng dương đang được đặt tại ba quốc gia đó là Nga, Ukraine và
Argentina.
Ngoài ra, một số nước thuộc khu vực EU cũng đang bắt đầu phát triển ngành
công nghiệp nhiều triển vọng này. Trong số các nước kể trên thì Nga được xem là
cái nôi của hoạt động trồng, chế biến và xuất khẩu dầu hướng dương ra toàn thế
giới. Tính đến năm 2015, tổng diện tích gieo trồng hoa hướng dương ở Nga hiện
đang nhìn thấy ở mức 6,8 triệu ha, cao hơn một phần ba so với trong những năm
2000 (Số liệu của Bộ Nông nghiệp Nga). Cũng theo Andrei Sizov - người đứng đầu
SovEkon, một trong những trung tâm phân tích hàng đầu của Nga trong lĩnh vực
nông nghiệp, các ngành công nghiệp của Nga hướng dương và dầu hướng dương sẽ
tiếp tục phát triển trong vài năm tới. Bên cạnh đó, hai quốc gia là Nga và Argentina

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

14

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương


cũng liên tục tăng sản lượng chế biến và xuất khẩu sản ra thị trường nước ngoài
cũng như có những bước cạnh tranh khá mạnh mẽ với các thương hiệu dầu ăn Nga
Như vậy có thể thấy, cùng với sự thay đổi rõ rệt trong xu hướng lựa chọn
dầu ăn của người tiêu dùng thì việc tăng sản lượng liên tục cũng là điều kiện mạnh
mẽ thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp dầu hướng dương. Dự báo trong
tương lai không xa, dầu hướng dương sẽ là sản phẩm chủ đạo trên bàn ăn của hầu
hết các gia đình, nhà hàng.
1.2.5. Chỉ tiêu chất lượng dầu tinh luyện [14]
1.2.5.1. Chỉ tiêu cảm quan.
-

Trong suốt đặc trưng cho từng loại dầu.

-

Không bị vẫn đục.

-

Không bị ôi khét.

-

Không có màu sắc, không có mùi lạ.

1.2.5.2. Chỉ tiêu vi sinh
- Không tồn tại các loại vi sinh vật hiếm khí.
- Không tồn tại nấm men, nấm mốc.
1.2.5.3. Chỉ tiêu hóa lý
- Hàm lượng nước dưới 0.2 – 0.3 %.

- Chỉ số KOH dưới 0.4 mg KOH/g dầu.
- Chỉ số peroxit dưới 0.01mg peroxit oxygen/g dầu.
Bảng 4: Hàm lượng các kim loại cho phép.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

15

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

Tên

As

Pb

Cu

Sn

Zn

Hg

Cd


Sb

ppm

0,10

0,10

0,10

40,0

40,0

0,05

1,00

1,00

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ
2.1. Lựa chọn phương án thiết kế
Có 2 phương pháp tinh luyện chính thường được sử dụng trong nhà máy
tinh luyện dầu.
Phương pháp vật lý và phương pháp hóa học:
2.1.1. Lựa chọn phương pháp tinh luyện [1,14]
2.1.1.1. Phương pháp vật lý
Phương pháp vật lý điển hình thường gồm các quá trình chính: Thủy hóa –
tẩy màu – khử mùi.

Đặc biệt phương pháp này phù hợp với các loại dầu có hàm lượng
photpholipit lớn: các loai dầu từ hạt canola, hạt , hạt bắp…
Riêng đối với loại dầu có hàm lượng chất độc gossypol cao như dầu bông thì
không thể tinh luyện bằng phương pháp vật lý được mà phải sử dụng phương pháp
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

16

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

tinh luyện hóa học để loại các tạp chất này. Ngoài ra phương pháp này cũng không
sử dụng đối với loại dầu có hàm lượng photpholipit không hydrat hóa cao thường
chỉ số này lớn hơn 0.1 % và có hàm lượng sắt > 2ppm.
So với phương pháp hóa học thì phương pháp vật lý đơn giản và ít tổn thất
dầu hơn.
2.1.1.2. Phương pháp hóa học
Quá trình điển hình của phương pháp tinh luyện hóa học là: Thủy hóa –
Trung hòa – Tẩy màu – Tẩy mùi.
Trong đó quá trình trung hòa bằng kiềm là quá trình quan trọng và không thể
thiếu trong phương pháp tinh luyện hóa học.


Ưu điểm:

Loại được hầu hết các tạp chất, đặc biệt là các loại dầu có hàm lượng axit béo tự do

cao và kể cả hợp chất màu gossypol của dầu bông mà phương pháp vật lý không
làm được.


Nhược điểm:
Có quá trình trung hòa tạo xà phòng làm tổn thất dầu nhiều. Phương pháp

này có quy trình công nghệ phức tạp hơn phương pháp tinh luyện dầu bằng vật lý.
Ngoài ra trước quá trình xử lý vật lý hay hóa học, dầu tường được xử lý sơ
bộ bằng các phương pháp cơ học lắng, lọc, ly tâm… để tách ra khỏi dầu các hạt rắn,
các hạt phân tán, một lượng nhỏ các chất gây mùi vị…
• Lựa chọn phương pháp tinh luyện

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

17

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

Trong hai phương pháp phương pháp tinh luyện dầu phương pháp vật lý đơn
giản hơn. Ít tổn hao dầu hơn phương pháp hóa học. Nhưng đối với dầu hướng
dương trong thành phần chứa hàm lượng axit béo tự do khá cao, cùng với hàm
lượng phopholipit không hydrat hóa được. Nếu sử dụng phương pháp vật lý thì
không thể loại bỏ được. Ảnh hưởng đến chất lượng dầu và quá trình bảo quản. Nên
lựa chọn phương pháp hóa học.

2.1.2. Chọn phương pháp thủy hóa [10]
 Nguyên tắc:

Quá trình này dựa vào phương pháp hydrat hóa để làm tăng độ phân cực của
các tạp chất keo hòa tan trong dầu. Do đó làm giảm độ hòa tan các chất keo trong
dầu.
 Các biện pháp thủy hóa:

Có nhiều phương pháp thủy hóa khác nhau như thủy hóa bằng nước, thủy
hóa bằng axit, thủy hóa khô, thủy hóa bằng enzyme…Lựa chọn phương pháp thủy
hóa thích hợp phụ thuộc vào tính chất và hàm lượng tạp chất của dầu thô.
2.1.2.1. Thủy hóa bằng nước
Mục đích chính của quá trình thủy hóa là sản xuất dầu mà không bị đóng cặn
suốt quá trình vận chuyển và tồn trữ.
Lượng nước dung thủy hóa thường bằng 2 % so với lượng dầu hoặc bằng
75 % lượng photpholipit có trong dầu. Nếu lượng nước dùng ít thì độ nhớt của dầu
lớn, vì vậy hiệu suất thủy hóa thấp. Nhưng lượng nước quá lớn xẽ gây phản ứng
thủy phân dầu, dẫn đến tổn thất dầu.


Ưu điềm:

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

18

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:




Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

-

Rẻ hơn các phương pháp thủy hóa khác, đơn giản.

-

Quy trình sản suất Leucithin đơn giản hơn ít tạp chất hơn.

Nhược điểm:
Không loại hết hoàn toàn photpholipit mà chỉ có thể loại được các

photpholipit có khả năng hydrat hóa mà không loại được các photpholipit không có
khả năng hydrat hóa như các muối Ca và Mg của axit photphatidic và photphatidyl
ethanolamin. Do đó dầu sau thủy hóa thường chứa 80 – 200 ppm photpholipit. Tùy
thuộc vào loại và chất lượng dầu thô nói chung và mức độ hoạt động của enzyme
phospholipase nói riêng (enzyme xúc tác cho phản ứng tạo axit phophatidic từ
photphatic có thể hydrat hóa ).
Phương pháp thủy hóa này thường không hợp cho dầu có hàm lượng
photpholipit không thể hydrat hóa như dầu đầu nành, dầu hướng dương…
2.1.2.2. Thủy hóa bằng axit
Bản chất giống quá trình thủy hóa bằng nước, mà trong đó có sự hoạt động
của cả axit và nước.


Ưu điểm:

Axit có thể chuyển các photpholipit không hydrat hóa được thành dạng có

thể hydrat hóa bằng cách phân hủy muối của axit photphatidic giải phóng axit
photphatidic và photphatidyl ethanolamine và tạo một dạng phức với Ca và Mg có
thể hòa tan trong pha nước và loại ra khỏi dầu.
Phương pháp axit dầu sau khi thủy hóa có hàm lượng photpholipit dưới
5ppm, dành cho sản xuất dầu có chất lượng cao.


Nhược điểm:

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

19

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

Gum thu được sau quá trình thủy hóa bằng axit không thích hợp cho quá
trình sản xuất Leucithin bởi vì thành phần photpholipit của chúng thu được khác với
thành phần photphatic thu được ở quá trình thủy hóa bằng nước do chứa nhiều axit
photphatic và axit trong quá trình thủy hóa.
Axit thường dùng là axit citric hoặc axit photphoric vì các axit này có chất
lượng tốt, hoạt tính axit tương đối mạnh, trong đó axit citric được dùng nhiều hơn vì
không làm tăng hàm lượng phophotic trong dầu.
2.1.2.3. Phương pháp thủy hóa khô

Phương pháp này không sử dụng nước mà chỉ sử dụng axit và than hoạt tính
để thủy hóa dầu thô.


Ưu điểm:
Loại được các chất photpholipit, các chất axit, chất màu và các chất khác, do

than hoạt tính có tính hấp phụ sau đó loai chúng bằng phương pháp lọc.
Phương pháp này không dùng nước nên không pha loãng dầu, tiết kiệm chi
phí năng lượng do không cần phải bốc hơi chân không để loại nước.
Phương pháp này phù hợp với các loại dầu thô có hàm lượng photpholipit
thấp như dầu cọ dầu dừa và dùng cho các loại dầu của hạt đã qua thủy hóa bằng
nước hoặc axit để giảm hàm lượng phopholipit xuống.


Nhược điểm:
Làm tăng hàm lượng axitbéo tự do trong dầu, do quá trình thủy phân dầu

trong môi trường axit nhiệt độ cao.
Không dùng cho các loại dầu có hàm lượng photpholipit cao.

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

20

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:


Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

2.1.2.4. Phương pháp thủy hóa bằng enzyme
Thường sử dụng các loại enzyme: enzyme phospholipase, được sản xuất
bằng phương pháp lên men vi sinh vật.
Vai trò của enzyme này là chuyển hóa photpholipit thành lisophotpholipit và
axit béo tự do.


Ưu điểm:
-

Quá trình được thực hiện ở điều kiện ôn hòa.

-

Phản ứng enzyme rất đặc hiệu và có một tốc độ phản ứng chấp nhận được.

-

Chỉ một lượng nhỏ enzyme để thục hiện phản ứng này.

-

Dầu sau thủy hóa có hàm lượng photpholipit dưới 10 ppm và hàm lượng
ion kim loại dưới 0.5 ppm



Có khả năng loại được cả photpholipit không hydrat hóa được.


Nhược điểm:
-

Có thể dùng cho tất cả các loại dầu trừ loại dầu co chất gossypol trong dầu
bông. Vì có hàm lượng gossypol cao.

 Chọn phương pháp thủy hóa.

Thủy hóa dầu trong tinh luyện dầu có nhiều phương pháp. Mỗi phương pháp
có mỗi ưu và nhược điểm riêng. Đối với dầu hướng dương thì phương pháp thủy
hóa bằng axit là thích hợp nhất. Bởi vì phương pháp thủy hóa bằng axit có thể
hydrat hóa được photpholipit không hydrat được bằng phương pháp nước. Mặt khác

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

21

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

phương pháp thủy hóa bằng axit mang lại chất lượng dầu cao hơn các phương pháp
khác.
2.1.3. Chọn phương pháp trung hòa



Nguyên tắc:
Quá trình chủ yếu dựa vào phản ứng trung hòa dưới tác dụng của kiềm axit

béo tự do và các tạp chất có tính axit sẽ tạo muối kiềm, chúng không tan trong dầu
mỡ nhưng tan trong nước nên có thể phân ly ra khỏi dầu bằng cách lắng hoặc rửa
nhiều lần.
-

PTPƯ: R’OH + RCOOH

RCOOR’+ H2O

Phương pháp trung hòa là sử dụng trực tiếp những loại bazơ và các muối của
bazơ mạnh bao gồm: Natri hidroxit, kali hidroxit, natri cacbonat, kali cacbonat…
2.1.3.1. Trung hòa bằng NaOH (natri hydroxit)
Nồng độ dung dịch kiềm sử dụng tùy thuộc vào chỉ số axit của dầu.
Hiệu quả trung hòa dầu bằng kiềm được đánh giá bằng chỉ số axit béo sau
khi trung hòa.
Axit béo phản ứng với kiềm, tạo ra muối axit béo của kim loại kiềm hòa tan
không đáng kể trong dầu. Phương pháp này thu được dầu có hàm lượng axit béo sau
kh trung hòa chỉ có 0.2 %.
Bảng 4: Nồng độ NaOH và nhiệt độ trung hòa theo chỉ số axit béo tự do.

Nồng độ NaOH (g/l)

Nhiệt độ tinh luyện (°C)

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

22


Chỉ số KOH (mg/l)

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

35 – 45

90 – 95

<5

85 – 105

50 – 55

5–7

120 – 200

20 – 40

>7

2.1.3.2. Trung hòa bằng KOH (kali hydroxit)
Phương pháp sử dụng KOH cũng tương tự như sử dụng NaOH chỉ thay sản

phẩm là xà phòng kali.
PTPƯ: KOH + RCOOH

RCOOK + H2O.

2.1.3.3. Trung hòa bằng Na2CO3 (Natri cacbonat)
Khi trung hòa axit béo bằng nati cacbonat, phản ứng xà phòng hóa xảy ra
theo hai giai đoạn: giai đoạn đầu xảy ra sự thủy phân xôđa trong nước và kết quả
của sự tương tác giữa Na2CO3 với nước tạo ra natri hidroxit NaOH và natri
hidrocacbonat NaHCO3.
-

Phản ứng giai đoạn 1:
Na2CO3 + H2O

NaOH + NaHCO3

Kiềm tạo ra sẽ phản ứng với axit béo thành xà phòng natri.
-

Phản ứng giai đoan 2:
RCOOH + NaOH

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

RCOONa + H2O

23

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan



Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

Khi đung dầu trên 60 °C, natri hidrocacbonat sẽ bị phân hủy thành khí cacbonat
CO2, natri cacbonat Na2CO3 và nước.
NaHCO3

Na2CO3 + CO2 + H2O

Phương pháp này tạo ra CO2 trong quá trình trung hòa làm dầu bị khuấy đảo,
khiến xà phòng sinh ra bị phân tán và khó lắng, mặt khác nó tác dụng kém với các
loại tạp chất khác ngoài axit béo tự do, nên việc sử dụng Na2CO3 là rất ít.
2.1.3.4. Trung hòa bằng K2CO3 (kali cacbonat)
Khi có sự tương tác giữa axit béo và kali cacbonat phản ứng xãy ra tương tự
như giữa natri cabonat. Nhưng chỉ khác là tạo ra muối kali.
PTPƯ: K2CO3 + RCOOH


RCOOK + CO2 + H2O

Chọn phương pháp trung hòa:
Có nhiều phương pháp trung hòa khác nhau, nhưng xét về mặt ưu điểm thì

phương pháp sử dụng kiềm NaOH, hoặc KOH mang lại là cao hơn phương pháp
dùng muối cacbonat của chúng. Vì thế chọn phương pháp trung hòa bằng dung dịch
NaOH.
2.1.4. Chọn phương pháp tẩy màu

Hiện nay có hai phương pháp tẩy màu dầu. Phương pháp liên tục và phương
pháp gián đoạn. Tuy nhiên tẩy màu theo phương pháp liên tục có ý nghĩa lớn hơn so
với phương pháp tẩy màu gián đoạn: tiết kiệm được sức lao động và diện tích sản
xuất, giảm chi chí dùng chất hấp phụ. Ngoài ra theo phương pháp liên tục liên tục
còn tạo ra khả năng ổn định và nâng cao chất lượng sản phẩm.
Quá trình tẩy màu sử dụng các chất có khả năng hấp phụ màu. Bản chất của
các chất hấp phụ là trong quá trình hấp phụ xảy ra sự tương tác giữa chất màu tan
SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

24

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


Đồ án công nghệ 2:

Phân xưởng sản xuất dầu tinh luyện từ hạt hướng dương

trong dầu và chất hấp phụ được đưa từ ngoài vào. Lực hấp dẫn được dùng để thực
hiện liên kết các chất màu lên bề mặt các chất hấp phụ.
Khi tăng bề mặt hấp phụ, khả năng hấp phụ các chất màu cũng tăng lên. Mỗi
loại chất hấp phụ chỉ hấp phụ một số chất màu nhất định vì khả năng liên kết với
các dạng chất màu lên bề mặt chất hấp phụ là khác nhau.
Một số chất tẩy màu hiện nay là đất hoạt tính, than hoạt tính, silicagel…
2.1.4.1. Đất hoạt tính


Ưu điểm:
Hoạt tính tẩy màu cao, có khả năng tẩy màu một số chất khó tẩy màu như


hương dương, dầu cọ, dầu nành, dầu lanh…có thể ứng dụng như là một phương
pháp tinh luyện vật lý để loại các kim loại và các photphatit.


Nhược điểm:
Hấp thụ 70 % dầu thô ( so với lượng đất hoạt tính), gây tổn thất dầu, tác nhân

thủy phân một phần dầu trung tính làm tăng hàm lượng các axit béo tự do, và phân
hủy một số peroxit và các sản phẩm oxy hóa bậc hai từ đó làm tăng các phản ứng
chuyển đồng phân trong nhóm các axit béo.
2.1.4.2. Than hoạt tính


Ưu điểm:
Có khả năng tẩy màu cao, đặc biệt là có thể loại được các tạp chất màu mà

đất hoạt tính không làm được như các tạp chất có cấu tạo vòng.


Nhược điểm:

SVTH: Nguyễn Thị Hồng Ngọc

25

GVHD: TS. Nguyễn Thị Trúc Loan


×