Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

ĐÈ CƯƠNG môn tâm lý học đại CƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (73.91 KB, 6 trang )

MÔN HỌC TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Câu 1: Các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân
cách con người(sinh viên)?
Để hiểu và phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến đến sự hình thành
và phát triển nhân cách con người nói chung và sinh viên nói riêng trước
hết chúng ta cùng đi tìm hiểu và nghiên cứu sơ qua một số định nghĩa
xoay quanh vấn đề để từ đó đưa ra các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành và phát triển nhân cách.
+ Định nghĩa nhân cách:
Có nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về nhân cách tuy nhiên chúng ta
có thể hiểu một cách chung nhất” NHân cách là tổ hợp những thuộc tính tâm
lý của một cá nhân biểu hiện ở bản sắc và giá trị xã hội của người ấy”
Nhân cách có một số đặc điểm cơ bản sau:
- tính ổn định của nhân cách
- Tính thống nhất của nhân cách
- Tính tích cực của nhân cách
- Tính giao tiếp của nhân cách
+ Khái niệm con người
Con người là một khái niệm rấtt rộng tuy nhiên trong khoa học xã hội
một khái niệm con người được thừa nhận rộng rãi là:” con người là một
thực thể sinh học,xã hội “
Con người vừa thuộc tự nhiên vừa thuộc xã hội
Dưới góc độ con người tự nhiên con người là một sinh vật tồn tại ở bậc
thang cao nhất của sự tiến hóa vật chất.
Con người là một tồn tại xã hội tai người có khả năng tri giác các âm
thanh ngôn ngũ vfa nhu cầu giao tiếp băng ngôn ngữ con người có khả
năng ý thức và tự ý thức đó là hình thức cao nhất của sự phản ánh hiện
thực.
+ khái niệm sinh viên
Có nhiều khái niệm khác nhau về sinh viên tuy nhiên ta có thể hiểu” sinh
viên là những người có giấy báo trúng tuyển và theo học tại các trường


đại học cao đẳng và các trường chuyên nghiệp.Học tập trau dồi kiến thức
lấy văn bằng chứng chỉ để trở thành nguồn lao động của đất nước”
Từ những khái niệm và định nghĩa trên ta đã phần nào định hình ra
những nhân tố ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển nhân cách của
con người nói chung và sinh viên nói riêng. Sinh viên cũng là con người
nên sinh viên cũng sẽ có những yếu tố ảnh hưởng đến sự hình thành và


phát triển nhân cách giống con người.Tuy nhiên bên cạnh những yếu tố
chung đó với đặc điểm đặc thù của mình sinh viên sẽ có thêm những yếu
tố riêng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách.
1.Di truyền
Theo sinh vật học hiện đại di truyền là mối liên hệ kế thừa của cơ thể
sống đảm bảo sự tái tạo ở thế hệ mới những nét giống nhau về mặt sinh
vật đối với thế hệ trước và đảm bảo năng lực đáp ứng những đòi hỏi của
hoàn cảnh theo một cơ chế đã định sẵn.đặc điểm giải phẫu sinh lý cơ thể
do di truyền hình thành ngay từ trong bào thai của mẹ.hệ thần kinh và các
cơ quan cảm giác vận động đối với mỗi cá thể khi ra đời đã nhận được
một số đặc điểm về cấu tạo và chức năng của cơ thể từ các thế hệ trước
theo con đường di truyền trong đó có những đạc điểm về cấu tạo và các
chức năng của các giác quan và não những đặc điểm của hoạt động thần
kinh cấp cao cường độ tính cân bằng và linh hoạt của các quá trình thần
kinh được biểu hiện ngay từ những ngày đầu của cá thể tuy nhiên không
thể kết luận về vai trò quyết định di truyền trong sự hình thành và phát
triển tâm lý nhân cách. Tuy nhiên không thể kết luận về vai trò quyết
định của di truyền trong sự hình thành và phát triển tâm lý nhân cách.
Để nhận thức đúng vai trò của bẩm sinh di truyền trong sự phát triển tâm
lý nhân cách ta cần phải thừa nhận một thực tế là mọi cơ thể bình thường
đều có thể phát triển tốt đẹp đời sống tinh thần của mình hoạt động tâm
sinh lý của con người có khả năng bù trừ sự thiếu hụt của giác quan này

làm tăng tính nhạy cảm của giác quan khác.
Ngày nay các nhà khoa học đã chứng minh được bẩm sinh di truyền là
yếu tố cơ sở nền tảng và không thể thiếu được trong quá trình hình thành
nhân cách yếu tố bẩm sinh di truyền cùng những đặc điểm về thể chất sẽ
tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây những khó khăn nào đó trong quá trình
hoạt động.
Ví dụ : một người có thính giác nhạy bén sẽ tốt cho việc cảm thụ âm nhac
Tuy nhiên yếu tố sinh học cung ảnh hưởng nếu cơ thể khiếm khuyết một
phần nào đó của hệ thần kinh làm nhân cách không phát triển được
Bẩm sinh di truyền là tiền đề vật chất đối với sự hình thành và phát triển
nhân cách.
2. Hoàn cảnh sống
* Hoàn cảnh tự nhiên
Nhân cách như là một thành viên xã hội chịu ảnh hưởng của điều kiện tự
nhiên thông qua những gíá trị vật chất và tinh thần qua phong tục tập
quán của dân tộc của địa phương của nghề nghiệp.những cái vốn có liên
hệ với điều kiện tự nhiên và qua phương thức sống của chính bản thân
nó.


• Hoàn cảnh xã hội
Trước hết ta cần nhận thức về ảnh hưởng của xã hội đối với sự phát triển
tâm lý nhân cách rõ rang là không có sự tiếp xúc với con người thì cá thể
lớn lên và phát triển trong trạng thái động vật nó không thể trở thành một
con người một nhân cách nhân cách đó là một sản phẩm của xã hội
Điều kiện kinh tế xã hội có ảnh hưởng trực tiếp đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của con người tác động trực tiếp đến mục tiêu và định
hướng giá trị cho sự hình thành và phát triển nhân cách khi kinh tế phát
triển xã hội thay đổi thì nhân cách muốn tồn tại phát triển không thể là
những người mà năng lực và sự sáng tạo còn yếu xu hướng kinh tế phát

triển xã hội ngày càng đòi hỏi những người có năng lực thức sự phải là
những con người có đức có tài dám nghĩ dám làm dám chịu trách nhiệm
học phải là những người tiên phong trong tiếp thu và ứng dụng cái mới
để làm tăng năng xuất lao động kinh tế thay đổi tác động trực tiếp và tạo
điều kiện tối đa cho sự phát triển nhân cách của con người
Ngoài ra tâm lý nhân cách còn phụ thuộc vào quan hệ chính trị và pháp
luật vị trí giai cấp của cá nhân sẽ kích thích tính tích cực của nó ở mức độ
này mức độ khác trong vai trò xã hội.sự phát triển nhân cách cảu con
người không chỉ bó hẹp trong môi trường sinh hoạt học tập lao động của
học mà môi trương xã hội cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển
nhân cách của họ
Trong tất cả những mối quan hệ xã hội nhân cách không chỉ là một khách
thể mà còn là một chủ thể cá nhân là một tồn tại có ý thức nó có thể lựa
chọn phương thức sống của mình
Dư luận xã hội cũng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách
Tâm trạng chung bao trùm không khí lạc quan hay bi quan sức phấn đấu
Thi đua là phương thức tác động qua lại giữa các cá nhân nhóm và tập
thể làm tăng cho kết quả hoạt động nhiều nhân cách .
1. Nhân tố giáo dục
theo quan điểm của tâm lý học và giáo dục học hiện đại thì giáo dục giữ
vai trò chủ đạo trong sự phát triển nhân cách.
Giáo dục là một hoạt động chuyên môn của xã hội nhằm hình thành và
phát triển nhân cách con người theo những yêu cầu của xã hội trong giai
đoạn lịch sử nhất định.vai trò chủ đạo của giáo dục đối với sự hình thành
và phát triển nhân cách của thế hệ trẻ được thể hiện ở những điểm sạu:
- giáo dục vạch ra chiều hướng cho sự hình thành và phát triển nhân
cách của học sinh và dẫn dắt sự hình thành và phát triển nhân cách của
học sinh theo chiều hướng đó



- giáo dục có thể mang lại những cái mà các yếu tố bẩm sinh di truyền
hay môi trường tự nhiên không thể đem lại được ví dụ một đứa tre để
biết đọc sách báo thì đứa trẻ đó nhất định phải học .
- giáo dục có thể bù đắp những thiếu hụt do bệnh tật đem lại cho con
người Ví dụ bằng phương pháp giáo dục đặc biệt trẻ em và người lớn
bị khuyết tật có thể được phục hồi những chức năng đã mất
- Giáo dục có thể uốn nắn những phẩm chất tam lý xấu do tác động tự
phát của môi trường xã hội gây nên và làm cho nó phát triển theo
chiều hướng mong muốn của xã hội
- Giáo dục có thể đi trước hiện thực trong khi tác động tự phát của xã
hội chỉ ảnh hưởng đến cá nhân ở mức độ hiện có của nó
- Những công trình nghiên cứu về tâm lý học và giáo dục học đã chứng
minh rằng sự phát triển tâm lý của trẻ em chỉ diễn ra một cách tốt đẹp
trong những điều kiện của sự dạy học và giáo dục.
Tuy nhiên giáo dục chỉ vachj ra đường hướng cho sự hình thành và phát
triển nhân cách của học sinh thúc đẩy quá trình hình thành và phts triển
theo hướng đó còn cá nhân học sinh phát triển theo hướng đó hay không
phát triển đến mức nào điều này một phần do cá nhân.
Giáo dục cung cấp cho con người những tri thức kỹ năng kỹ xảo mặt
khác hình thành trong nhân cách những phẩm chất tâm lý cần thiết sản
phẩm văn hóa của nhân loại biến thành tài sản tinh thần của nhân cách
4. Nhân tố hoạt đông
Sự phát triển nhân cách phụ thuộc nhiều vào hoạt động của mỗi cá nhân
theo quan điểm tâm lý học hiện đại hoạt động cá nhân đóng vai trò quyết
định trực tiếp đến sự hình thành và phát triển nhân cách
Con đường tác động bằng giáo dục đến thế hệ trẻ sẽ không có hiệu quả
nếu như bản thân cá nhân học sinh không tiếp nhận không hưởng ứng
những tác động đó không trực tiếp tham gia vào các hoạt động nhằm phát
triển tâm lý hình thành nhân cách bởi vậy hoạt động mới là nhân tố
quyết định trực tiếp đối với sụ hình thành tâm lý và phát triển nhân cách

của cá nhân điều này phù hợp với quy luật về sự tự thân vận động về
đọng lực bên trong của sự phát triển hoạt động cá nhân nhằm để thỏa
mãn những nhu cầu tự nhiên hay nhu cầu xã hội vật chất hay tinh thần
của đời sống riêng hay đời sống xã hội là biểu hiện phong phú về tính
tich cực của nhân cách,
Sự hình thành và phát triển nhân cách của mỗi người phụ thuộc vào hoạt
động chủ đạo ở mỗi thời kỳ nhất định việc lựa chọn hình thức hoạt động
anò cho phù hợp cần phải tính đến hoạt động chủ đạo muốn hình thành
nhân cách phải tham gia vào các dạng hoạt động khác nhất là vai trò của
hoạt động chủ đạo


Như vậy khác với động vật hoạt động của con người là hoạt động có mục
đích có ý thức hoatj động của con người không chỉ trong mối quan hệ của
con người với sự vật mà cả trong mối quan hệ với ngừoi khác.
5. Yếu tố giao tiếp
Khác với hoạt động đối tượng của giao tiếp là những chỉnh thể tâm lý
sống động những nhân cách hoàn chỉnh diễn ra mối quan hệ giữa chủ thể
với chủ thể
Giao tiếp là quá trình thiết lập và phát triển sự tiếp xúc giữa các cá nhân
xuất phát từ nhu cầu phối hợp hành động
Giao tiếp làm nảy sinh quan hệ liên nhân cách và chỉ được thực hiện qua
các quan hệ liên nhân cách sự phát triển của một cá nhân được quy định
bởi sự phát triển của tất cả các cá nhân khác mà nó giao tiếp trực tiếp
hoặc gián tiếp nhờ giao tiếp con người tham gia vào các mối quan hệ xã
hội lĩnh hội nền văn hóa xã hội chuẩn mực xã hội đồng thời thông qua
giao tiếp con người đóng góp năng lực của mình vào kho tàng chung của
nhân loại .
Trong giao tiếp con người không chỉ nhận thức người khác nhận thức các
quan hệ xã hội mà còn nhận thức được chính bản thân mình tự đối chiếu

so sánh tự đánh giá bản thân như là một nhân cách
Giao tiếp còn làm thay đổi hành vi ,tình cảm, nhận thức của con người.
= >Kết luận: Trên đây là các yếu tố chi phối đến sự hình thành và phát
triển nhân cách của con người nói chung để hình thành và phát triển nhân
cách hoàn hảo con người cần phải có những nhân tố thuận lợi cho việc
phát triển
Sinh viên là những cá nhân trong xã hội loài người ngoài việc bị các yếu tố
trên chi phối đến sự hình thành và phát triển nhân cách thì sự hình thành và phát triển
nhân cách sinh viên hiện nay cũng chịu sự ảnh hưởng và tác động to lớn của môi trường
giáo dục và môi trường xã hội nơi sinh viên sinh sống. khi vừa bước chân vào giảng
đường đại học sinh viên tiếp xúc với những con người hoàn toàn mới,một vùng đất mới
một môi trường học tập khác xa so với các giai đoạn học tập trước ở môi trường này sinh
viên hoàn toàn được quyền tự chủ từ về vấn đề tài chính ăn ở mặc đến việc lựa chọn bạn
bè để kết giao việc tự chủ về quỹ thoi gian cá nhân đều do bản thân tự sắp xếp không có
ai quản lý nhắc nhở nữa,việc lựa chọn chỗ ở và ở cùng ai cũng do sinh viên tự lựa chọn
do vậy môi trường xã hội tác động rất lớn đến nhân cách của sinh viên nếu môi trường xã
hội không tốt sẽ làm cho sinh viên có suy nghĩ lệch lạc và hình thành nhân cách không tốt
không đúng chuẩn mực có thể sa đà vào những tệ nạn nếu kết giao cùng những người bạn
xấu .


Môi trường giáo dục cũng ảnh hưởng đến nhân cách của sinh viên rất nhiều hệ thống tín
chỉ đã lấy đi gần hết thời gian học tập của sinh viên nhiều sinh viên kết quả học tập
không cao do chưa biết cách học vào những năm đầu nhưng dần đến năm thứ 3 các e đã
tập trung vào việc học tập tham gia nhiều hoạt động xác định đúng mục đích học tập của
mình nhà trường với đội ngũ các nhà sư phạm chuyên nghiệp phương tiện cơ sở vạt chất
tốt bằng tri thức khoa học và phương pháp sư phạm chuẩn mực với hình thức tổ chức đa
dạng nhà trường đã định hướng giáo dục nhân cách cho sinh viên tuy nhiên giáo dục
không tác động trực tiếp đến sinh viên trong việc hình thành nhân cách mà một phần phải
do sự tự ý thức tính tích cực tự giác của sinh viên để mỗi sinh viên sẽ hình thành cho

mình những nhân cách riêng theo chuẩn mực xã hội.



×