Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

Ho so tu van 10 lop luat su

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.13 KB, 8 trang )

HỒ SƠ 10
I.

TÓM TẮT TÌNH HUỐNG

Công ty cổ phần chứng khoán Ngân hàng Măng Non (“MNS” hoặc “Bên Chuyển
Nhượng”) đại diện là ông Nguyễn Thanh H là bên nhận được ủy quyền giao dịch cổ
phiếu hợp pháp từ những cá nhân: (i) Ông Nguyễn Văn T; (ii) Bà Nguyễn Thị T.H và
(iii) Ông Lê Văn M theo như Hợp đồng hỗ trợ giao dịch ký quỹ chứng khoán giữa
MSN và các cá nhân này.
Ngày 01/6/2014, MNS đã ký Biên bản ghi nhớ về việc giao dịch chuyển nhượng
chứng khoán có điều kiện số 03/2014/MSN-NĐT (“Biên Bản Ghi Nhớ”) với các cá
nhân sau: (i) Ông Nguyễn Hoàng A; (ii) Bà Nguyễn Thị H; (iii) Bà Phạm Thị L; (iv)
Ông Nguyễn Thành H; (v) Bà Bùi Thị Tuyết M; (vi) Bà Nguyễn Như H và (vii) Bà
Nguyễn Thị Hồng H (gọi chung là “Nhà Đầu Tư” hoặc “Bên Nhận Chuyển
Nhượng”).
Ngày 15/6/2014, giữa MSN và Nhà Đầu Tư có Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần
có điều kiện số: … /2014/HĐCN/SBS-NĐT (“Hợp Đồng”), các bên hiện đang xem
xét để ký kết Hợp Đồng này.
II.
YÊU CẦU CẦN GIẢI QUYẾT
1. Anh (chị) hãy cho ý kiến về giá trị pháp lý của Bản ghi nhớ và Hợp đồng

trên.
Thứ nhất, về giá trị pháp lý của Bản ghi nhớ.
Biên bản ghi nhớ là văn bản thể hiện sự thỏa thuận về một vấn đề giữa hai hoặc
nhiều bên.
Biên Bản Ghi Nhớ được xem như là thỏa thuận trước hợp đồng, hợp đồng sơ bộ
với các điều khoản, nguyên tắc cơ bản mang tính chất định hướng của các bên trước
khi giao kết Hợp đồng; và việc ký kết, thực hiện các thỏa thuận này chưa chắc rằng
Hợp đồng cuối cùng sẽ được ký kết.


Để có hiệu lực pháp lý thì một biên bản ghi nhớ phải:
1
ĐẶNG THỊ KIM OANH – SBD 440Trang
1


HỒ SƠ 10
1. Xác định được chủ thể tham gia vào giao ước;
2. Nêu ra rõ ràng về nội dung và mục đích;
3. Tóm tắt các điều khoản của thỏa thuận giao ước;
4. Có đầy đủ chữ ký của các bên liên quan.

Ngoài ra tại Điều 8 của Biên Bản Ghi Nhớ đã ghi rõ “hiệu lực của Biên bản ghi
nhớ sẽ kết thúc khi các bên ký Hợp đồng hoặc các bên thỏa thuận bằng văn bản chấm
dứt việc thực hiện Biên bản ghi nhớ (tùy thuộc vào điều kiện nào diễn ra trước)”.
Đối chiếu vào Biên Bản ghi nhớ số 03/2014/MNS-NĐT thì ta xác định được có 2
bên tham gia giao ước: Bên A là Công ty Cổ phần Chứng khoán Măng non (đại diện
ủy quyền của: ông Nguyễn Văn T, bà Nguyễn Thị T. H và ông Lê Văn M). Bên B bao
gồm: ông Nguyễn Hoàng A, bà Nguyễn Thị H, bà Phạm Thị L, ông Nguyễn Thành H,
bà Bùi Thị Tuyết M, bà Nguyễn Như H, bà Nguyễn Thị Hồng H. Biên bản ghi nhớ này
có đầy đủ các điều khoản của một hợp đồng như: nội dung hợp đồng, quyền nghĩa vụ
của mỗi bên, quy định về phạt vi phạm, bồi thường hợp đồng… . Hơn hết nó có một
điều khoản quy định về hiệu lực của Hợp đồng. Biên bản ghi nhớ này có đầy đủ chữ
ký của các bên có liên quan.
Hiện tại thì vẫn chưa có điều khoản cụ thể nào quy định về hiệu lực pháp lý của
biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn áp dụng trong thực tế, khi các bên
tham gia ký kết biên bản ghi nhớ thì chỉ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu trên, biên bản
ghi nhớ sẽ có giá trị pháp lý như hợp đồng và vẫn được coi là chứng cứ khi khởi kiện.
Vì thế, các quy định trong biên bản ghi nhớ vẫn làm phát sinh nghĩa vụ ràng
buộc giữa các bên tham gia và các bên phải có nghĩa vụ thực hiện.

Bản ghi nhớ nhằm mục đích để các bên nhớ các điều khoản của các bên khi thỏa
thuận, để khi ký kết hợp đồng chính thức các bên có thể thỏa thuận các điều khoản một
cách dễ dàng và khoa học. Vì thế bản ghi nhớ không được xem như hợp đồng và cũng
không có giá trị như hợp đồng. Hai bên chỉ mới dự định và thể hiện ý chí chứ chưa
2
ĐẶNG THỊ KIM OANH – SBD 440Trang
2


HỒ SƠ 10
chính thức ký kết hợp đồng nên bản ghi nhớ không thể có giá trị ràng buộc các bên
hoặc không thể bắt buộc các bên phải thực hiện đúng như bản ghi nhớ.
Thứ hai, giá trị pháp lý của Hợp đồng.
Khi nhắc đến Hợp đồng, tức là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm mục
đích xác lập, thay đổi, chấm dứt nghĩa vụ của các bên ( theo Điều 388 BLDS 2005).
Đồng thời, Hợp đồng là một hành vi pháp lý, là sự thể hiện ý chí của các bên để
làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ. Hợp đồng là loại hành vi pháp lý cơ bản và
thông dụng nhất. Ý chí của cá nhân đóng vai trò quan trọng trong Hợp đồng, khi sự
thống nhất của các ý chí là thực chất và không trái pháp luật thì nó sẽ làm phát sinh
các nghĩa vụ. Nghĩa vụ này ràng buộc các bên như luật pháp. Nói cách khác hiệu lực
của Hợp đồng là tạo lập, biến đổi hay chấm dứt một nghĩa vụ.
Khoản 1 Điều 390 BLDS 2005 định nghĩa: “Đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể
hiện rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị
đối với bên đã được xác định cụ thể.”
Như vậy, các yếu tố của đề nghị giao kết hợp đồng bao gồm:
-

Thể hiện rõ ý định giao kết hợp đồng;
Thể hiện ý chí của bên đề nghị muốn được ràng buộc nếu bên kia chấp nhận


-

nó;
Đề nghị được gửi tới đối tượng xác định cụ thể.

Hiệu lực của hợp đồng tùy thuộc vào các bên thỏa thuận và pháp luật có quy định.
Nếu phát sinh tranh chấp thì hợp đồng sẽ là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Hợp đồng
có hiệu lực các bên phải đảm bảo nghĩa vụ tuân theo, nếu bên nào vi phạm thì sẽ bị xử
lý chế tài dân sự hoặc bồi thường thiệt hại tùy theo mức độ và trường hợp cụ thể.
Thứ ba, về mối liên hệ giữa hợp đồng và biên bản ghi nhớ.
Các bên đàm phán có thể ký kết với nhau một hoặc nhiều thỏa thuận nhằm mục
đích lập kế hoạch đàm phán, xác định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên thống nhất
3
ĐẶNG THỊ KIM OANH – SBD 440Trang
3


HỒ SƠ 10
hoặc ghi nhận những nguyên tắc cơ bản cho việc đàm phán và ký kết các hợp đồng cụ
thể về sau.
Bản hợp đồng sẽ quy định cụ thể, chi tiết hơn các nội dung thỏa thuận chính mà
các bên đã ký kết trong biên bản ghi nhớ. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nếu các
bên có thỏa thuận khác và cùng đồng ý thay đổi điều khoản của biên bản ghi nhớ. Sự
thay đổi này không làm phương hại đến lợi ích của các bên, hay bất kỳ bên thứ ba nào
khác. Cũng như không trái với quy định của pháp luật thì các bên vẫn có quyền thay
đổi nội dung của biên bản ghi nhớ.
Tuy nhiên, sự thay đổi này phải được chú thích rõ trong bản hợp đồng ký kết sau
cùng, để tránh gây nhầm lẫn, khó khăn trong việc giải quyết khi thực hiện hay có tranh
chấp phát sinh.
Trong thực tế Biên Bản Ghi Nhớ có hiệu lực trong trường hợp các bên vẫn chưa ký

Hợp Đồng và không có bất kỳ văn bản nào thể hiện sự chấm dứt hiệu lực của Biên
bản. Còn Hợp Đồng có giá trị pháp lý khi các bên chính thức ký tên vào Hợp Đồng,
khi đó Biên Bản Ghi Nhớ sẽ hết giá trị pháp lý.
Thứ tư, do đó nên khi các bên ký với nhau Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần có
điều kiện số …/2014/HĐCN/SBS-NĐT vào ngày 15/06 năm 2014 thì Biên bản ghi
nhớ nói trên đương nhiên hết hiệu lực theo quy định tại khoản 8.1 Điều 8 của Biên bản
ghi nhớ 03/2014/MNS-NĐT.
2. Với vai trò là Luật sư trung gian, anh (chị) hãy xem xét, cho ý kiến và

chỉnh sửa lại Hợp đồng dựa trên những nội dung của Bản ghi nhớ đã được
1

các bên ký kết trước đó.
Nhận xét, cho ý kiến pháp lý về Hợp đồng như sau:

Hợp đồng chuyển nhượng Cổ Phấn có điều kiện Số ... /2014/HĐCN/SBS-

NĐT

hoàn toàn chuẩn xác trừ trường hợp sau: việc chuyển nhượng cổ phiếu là việc đầu tư
thuộc hoạt động kinh doanh thương mại. Căn cứ điều 3 Luật Thương mại, Điều 6
Nghị quyết 03/2012/NQ-HĐTP thì điều khoản quy định vè phạt vi phạm cần phải điều
4
ĐẶNG THỊ KIM OANH – SBD 440Trang
4


HỒ SƠ 10
chỉnh lại cho đúng quy định pháp luật. Mức phạt vi phạm hợp đồng theo luật thương
mại tối đa là 8% trên giá trị vi phạm hợp đồng.

Về căn cứ để các bên ký kết Hợp đồng dựa vào Biên bản ghi nhớ là không đúng
vì Biên bản này đã đương nhiên hết hiệu lực vào ngày hợp đồng được ký kết, một văn
bản đã hết hiệu lực thì không thể lấy văn bản đó làm cơ sở, căn cứ cho văn bản mới
thực hiện. Thêm vào đó, Các bên đã ký kết Biên bản ghi nhớ số 03/2014/MNS-DVT
vào ngày 01/6/2014 nhưng lại ghi vào trong Hợp đồng là Biên bản ghi nhớ số
087/2013/MNS-DVT vào ngày 08/7/2011 là hoàn toàn không chính xác.
2

Ý kiến chỉnh sửa lại nội dung Hợp đồng dựa trên những nội dung của Biên

bản ghi nhớ đã được các bên ký kết trước đó:
1. Tại phần Xét rằng: “Các bên đã ký Biên bản ghi nhớ số 087/2013/MNS-DVT vào
ngày 08/7/2011 để làm căn cứ cho việc ký kết và thực hiện Hợp đồng này”.
Không nên đưa vào để làm căn cứ ký kết Hợp đồng vì đến thời điểm các bên tiến hành
giao kết hợp đồng thì biên bản nảy đã chấm dứt hiệu lực;
2. Điều 3.5 sửa “trong vòng một (01) ngày làm việc kể từ ngày các bên ký kết Phiếu

lệnh Xác nhận Giao dịch Thỏa thuận Cổ phiếu”
 Ngay trong ngày giao dịch khớp lệnh thành công …. vào số tài khoản chứng khoán
được Bên Nhận Chuyển Nhượng hoặc Bên Chuyển Nhượng cung cấp;
3. Sửa “số tài khoản”
“số tài khoản chứng khoán” để phù hợp với thỏa thuận tại Điều 3.1.2(iii) và Điều
3.2.2(ii) của Bản ghi nhớ;
4. Tại Điều 6.4 sửa: “Chậm nhất trong vòng một (01) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan
có thẩm quyền giải tỏa 1.406.900 Cổ Phiếu trên ba (03) Tài Khoản Chứng Khoán số
017C10XXXX và 17C10YYYY và 017C10ZZZZ, Bên Chuyển Nhượng phải ký xác
nhận trước Phiếu Lệnh Bán với số lượng 1.406.900 Cổ Phiếu và Giá Bán cho Bên
Nhận Chuyển Nhượng với tỷ lệ chia đều cho bảy (07) Tài Khoản Chứng Khoán được
ghi nhận tại trang thứ ba phần thông tin của Bên Nhận Chuyển Nhượng với Ngày
Giao Dịch… ”

“Chậm nhất trong vòng một (01) ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền

giải tỏa 1.406.900 Cổ Phiếu trên ba (03) Tài Khoản Chứng Khoán số 017C10XXXX
và 17C10YYYY và 017C10ZZZZ, Bên Chuyển Nhượng phải ký xác nhận trước
Phiếu Lệnh Bán với số lượng 1.406.900 Cổ Phiếu và Giá Bán cho Bên Nhận Chuyển
Nhượng với tỷ lệ chia đều cho bảy (07) Tài Khoản Chứng Khoán được ghi nhận tại
5
ĐẶNG THỊ KIM OANH – SBD 440Trang
5


HỒ SƠ 10
trang thứ ba phần thông tin của Bên Nhận Chuyển Nhượng với Giá Giao Dịch…
và Ngày Giao Dịch…” . Sửa đổi theo thỏa thuận tại Điều 1.b Biên Bản Ghi Nhớ;
5. Sửa “tỷ lệ chia đều”
“tỷ lệ theo thỏa thuận của các bên nhận chuyển nhượng” để phù hợp với Điều 1.b

của Bản ghi nhớ;
6. Bỏ quy định tại Điều 6.6 vì theo quy định tại Điều 2.3 của Hợp đồng, quyền mua cổ

phiếu mới dành cho cổ đông hiện hữu phát sinh kể từ ngày hoàn tất việc chuyển
nhượng nên không cần thiết đưa quy định tại Điều 6.6 vào Hợp đồng;
7. Điều 10.1 sửa “700% giá trị Hợp đồng cho Bên nhận chuyển nhượng”
 “ 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” ( vì Điều 301 luật thương mại

2005 khống chế mức phạt tối đa của hợp đồng thương mại là trên 8% phần giá trị
nghĩa vụ bị vi phạm);
8. Điều 10.2 sửa “700% giá trị Hợp đồng cho Bên chuyển nhượng”
“8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm” cho phù hợp với Luật thương mại
2005;

9. Điều 14.1 sửa “Hợp đồng này được điều chỉnh và giải thích theo Bộ luật Dân sự
2005 hiện hành”
“Hợp đồng này được điều chỉnh và giải thích theo pháp luật về chứng khoán và các

quy định pháp luật khác liên quan” vì đây là hợp đồng thương mại về chứng khoán
mà luật dân sự chỉ là luật chung để điều chỉnh những phần mà những ngành luật
chuyên ngành không có;
10. Điều 15.7 sửa “Bên nhận chuyển nhượng giữ bảy (07) bản”
“từng bên trong Bên nhận chuyển nhượng giữ một (01) bản” để các bên có thể nhận
và biết rõ ràng nhất, không nên để một bên giữ hết, vậy không đảm bảo quyền lợi của
các bên;
3. Theo anh (chị) hợp đồng này có thể được công chứng bởi một Phòng công
chứng Nhà nước không? Nếu được, anh (chị) hãy cho biết những Phòng
công chứng nhà nước nào có thể công chứng được Hợp đồng của các bên.
Theo quy định của pháp luật, Hợp đồng chuyển nhượng cổ phần không phải là loại
hợp đồng bắt buộc phải có công chứng. Tuy nhiên Hợp đồng này vẫn được công
chứng bởi một Phòng công chứng Nhà nước vì hai bên có thỏa thuận công chứng là
hình thức bắt buộc để hợp đồng có hiệu lực nên hai bên cần Đảm bảo tuân thủ để hợp
đồng có hiệu lực. Theo quy định của pháp luật các cá nhân tổ chức có yêu cầu thực

6
ĐẶNG THỊ KIM OANH – SBD 440Trang
6


HỒ SƠ 10
hiện công chứng thì vẫn được chấp nhận ( Điều 2 Luật công chứng, Điều 3 Nghị định
số 75/2000/NĐ-CP).
Pháp luật không phân biệt thẩm quyền công chứng của Phòng công chứng (nhà
nước) và Văn phòng công chứng (do công chứng viên thành lập). Hiện nay, pháp luật

chỉ quy định thẩm quyền theo lãnh thổ đối với hợp đồng, giao dịch về bất động sản tại
Điều 37 Luật Công chứng như sau:
“Điều 37. Thẩm quyền công chứng hợp đồng, giao dịch về bất động sản
1. Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền công
chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực
thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở, trừ trường hợp quy
định tại khoản 2 Điều này.
2. Công chứng viên của các tổ chức hành nghề công chứng có thẩm quyền
công chứng di chúc, văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản.”
Hợp đồng này là hợp đồng chuyển nhượng cổ phần, không thuộc trường hợp luật
định nêu trên; Do đó việc Hợp đồng được công chứng bởi Phòng công chứng hay Văn
phòng công chứng là tùy thuộc vào thỏa thuận và thống nhất lựa chọn của các bên.
*Cơ sở pháp luật:
1
2
3
4
5
6

Bộ Luật Dân Sự năm 2015;
Bộ Luật Tố Tụng Dân Sự năm 2015;
Luật Thương Mại năm 2005;
Luật Chứng Khoán năm 2006;
Luật Công Chứng năm 2006;
Thông tư 74/2011/TT-BTC có hiệu lực ngày 01/6/2011 hướng dẫn về giao dịch
chứng khoán;

7


Quy chế giao dịch chứng khoán niêm yết tại Sở GDCK Hà Nội ban hành theo
Quyết định số 345 ngày 24/07/2013 của Sở GDCK Hà Nội;

8

Quyết định số 18/QĐ-SGDHN ngày 10/01/2013 về việc điều chỉnh biên độ giao
động giá chứng khoán niêm yết.

9

Nghị định số 75/2000/NĐ-CP về công chứng, chứng thực.

7
ĐẶNG THỊ KIM OANH – SBD 440Trang
7


HỒ SƠ 10

8
ĐẶNG THỊ KIM OANH – SBD 440Trang
8



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×