Tải bản đầy đủ (.docx) (23 trang)

Bài liên môn, môn Địa lí đạt giải ba sở Thanh Hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.19 MB, 23 trang )

I.

Tên tình huống

“Vận dụng kiến thức liên môn để vận động bà con nông dân đẩy mạnh trông
mía trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.”
II.

Đặt vấn đề

Ngày nay, Nhà nước và xã hội đang ngày ngày phải đối mặt với rất nhiều vấn
đề nan giải, trong đó chúng tôi đặc biệt quan tâm đếm hai vấn đề:
1. Thực trạng thực phẩm bẩn, kém chất lượng đang lưu thông tràn lan
trên thị trường đặc biệt là các loại đồ uống hóa học, có nồng độ các
chất độc hại cao, các loại bánh kẹo, đồ ăn vặt sử dụng lượng đường
hóa học lớn.
2. Thực trạng đời sống người nông dân đang còn khó khăn, ngày ngày
họ vẫn phải loay hoay với những mối lo trồng cây gì, nuôi con gì để
tránh được tình trạng được mùa mất giá, mất mùa được giá.
Mía là một cây công nghiệp quan trọng trong cơ cấu cây trồng, đối với nhiều
nước trong khu vực nhiệt đới gió mùa ẩm. Mía là loại nguyên liệu tạo nên thức
uống thơm ngon, bổ dưỡng đem lại vô số lợi ích cho con người, nhất là vào mùa
nóng, nước ép mía hoàn toàn có thể thay thế các loại thức uống độc hại được bày
bán tràn lan trên thị trường. Cây mía có thể trồng được trên nhiều loại đất khác
nhau, có khả năng chịu được hạn cao, thích nghi với sự biến đổi khí hậu trong giai
đoạn hiện nay. Vì thế, chúng tôi thực sự tin tưởng rằng dựa vào cây công nghiệp
tuyệt vời này, chúng ta có thể giải quyết được rất nhiều các vấn đề mà nhà nước và
người nông dân đang phải đối mặt.
Lợi ích là như vậy nhưng nhiều năm trở lại đây, các hộ nông dân lại trở nên
không mấy mặn mà với cây mía, cũng bởi lẽ bà con nông dân đã phải nhiều khó
khăn trong công tác sản xuất, thu hoạch và tiêu thụ. Tìm hiểu kĩ càng và thấu hiểu


những khó khăn trên, chúng tôi đã đưa ra một số phương pháp hữu ích nhằm giúp
đỡ bà con nông dân khắc phục những trở ngại trên để quay trở lại tích cực phát
triển cây mía trên vùng đất quê hương. Thanh Hóa là một địa phương có rất nhiều
tiềm năng để phát triển và dẫn đâu cả nước trên lĩnh vực trồng và chế biến mía,
chúng ta không thể để tiềm năng đó bị lãng phí một cách vô ích được.

1


Chính bởi những lẽ trên chúng tôi xin mạnh rạn gửi tới mọi người bài dự thi
“Vận dụng kiến thức liên môn để vận động bà con nông dân đẩy mạnh trông mía
trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa” với mong muốn giúp bà con có thêm hiểu biết về cây
mía, từ đó nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một đơn vị diện tích, nâng cao
thu nhập cho người nông dân.
I.Tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến vấn đề cần giải quyết
Đối với Việt Nam, nông nghiệp đóng vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân vì nó đảm bảo đời sống cho toàn xã hội, ổn định tình hình chính trị và tạo
những tiền đề nhất định cho các ngành kinh tế khác phát triển, vì thế trước khi
quyết định sản xuất lâu dài một loại cây trồng nào đó thì cần phải tìm hiểu kĩ lợi
ích của việc sản xuất cây trồng đó.Vì vậy, trước khi bắt tay vào tìm hiểu các kiến
thức khoa học liên quan đến cây mía chúng ta hãy tìm hiểu các lợi ích của cây mía
dựa trên cơ sở khoa học và thực tiễn.
1. Lợi ích của cây mía
a. Đối với nhà nước
Như đã nói, cây mía là một cây công nghiệp ngắn ngày quan trọng trong cơ
cấu ngành trồng trọt của nước ta. Nó khẳng định vị trí của mình không chỉ bằng
việc thỏa mãn nhu cầu cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp đường, phục
vụ nhu cầu trong nước mà còn là mặt hàng xuất khẩu quan trọng. Bên cạnh đó, các
phụ phẩm kèm theo của ngành công nghiệp đường còn là ngành nguyên liệu quý
2



báu cho các ngành công nghiệp giấy, bia, rượi, cồn... Nhất là khi hiện nay, đời
sống nhân dân đã được cải thiện, các ngành công nghiệp bánh kẹo, hóa chất đòi hỏi
nhu cầu về nguyên liệu đường ngày càng tăng cao.
b. Đối với người nông dân
Cây mía là loại cây có năng suất cao, ít tốn công chăm sóc mà lại cho hiệu
quả kinh tế cao. Giá thành các sản phẩm của cây mía từ trước đến nay được đánh
giá là sản phẩm có giá thành tương đối cao so với các loại cây trồng cùng chủng
loại, tiêu biểu là các loại đường mía có giá thành dao động từ 17.000 – 21.000
đồng/ 1 kg, giá thành các loại nước ép của cây mía cũng dao động từ 5.000 –
10.000 đồng/ 300ml, phân vi sinh từ cây mía hay các loại cồn, giấy... giá thành
tương đối tốt. Như vậy việc lựa chọn cây mía vào sản xuất đem lại hiệu quả kinh tế
tuyệt vời, hơn hẳn so với nhiều loại cây trồng truyển thống khác mà chúng ta vẫn
thường hay canh tác, sản xuất.
Bên cạnh đó, việc tiêu thụ sản phẩm từ việc trồng cây mía lại khá dễ dàng bởi
trong tình hình hiện nay, khi người dân đang mất dần lòng tin với các sản phầm
công nghiệp hóa chất trên thị trường thì các sản phẩm sản xuất từ tự nhiên lại được
đông đảo nhân dân yêu chuộng.
c. Đối với người tiêu dùng
Đối với mỗi người dân nói chung và mỗi bà nội chợ nói riêng thì mối lo thực
phẩm bẩn, đồ uống độc hại đang là mối lo lắng hàng ngày họ phải đối mặt. Tuy
nhiên, với sản phẩm từ ngành sản xuất mía chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm về
mặt chất lượng. Thêm vào đó, việc sử dụng nước ép mía làm đồ uống giải khát
đem lại rất nhiều lợi ích về mặt thẩm mĩ cũng như sức khỏe mà chúng ta ít ai có
thể ngờ đến được.
Nước ép mía có khả năng phòng bệnh cao, đặc biệt là các bệnh nguy hiểm
như ung thư, sỏi thận, giúp giải độc gan, với lượng đường glucozo cao sẽ cung cấp
nguồn năng lượng dồi dào cho các hoạt động tiêu tốn nhiều năng lượng.
Ngoài ra, nước ép mía còn có công dụng tuyệt vời về mặt thẩm mĩ, uống

nước ép mía mỗi ngày sẽ làm đẹp da, ngừa mụn và giúp giảm cân.

3


Nước ép mía là loại thức uống an toàn, bổ dưỡng và có chất lượng thẩm mĩ cao
Trước nay, chúng ta vẫn thường hiểu nhầm uống nước mía sẽ gây béo phì
nhưng sự thật lại hoàn toàn ngược lại, vì như đã nói trong nước mía có hàm lượng
đường glucozo khá cao nhưng lại là loại đường no, ít tạo thành các mô mỡ cứng,
ngược lại do lượng đường cao nên có tác dụng cũng cấp năng lượng, giảm cảm
giác đói, các hợp chất khác có trong đường mía sẽ có tác dụng đào thải các chất
độc hại trong cơ thể giúp giảm cân, thanh lọc cơ thể, nâng cao sức khỏe. Để hiểu rõ
hơn về điều này chúng ta sẽ tìm hiểu trong phần sinh học.
Sau khi hiểu rõ về các lợi ích của việc sản xuất cây mía chúng ta có thể hoàn
toàn tin tưởng vào tương lại tốt đẹp của mô hình sản xuất này.
Để làm tốt được công tác sản xuất chúng ta cần trang bị đầy đủ kiến thức về vấn
đề cần giải quyết.
2. Các kiến thức liên quan
a. Môn địa lý
Thanh Hóa là một tỉnh Bắc Trung Bộ, nằm từ 19° - 20° vĩ bắc, 104° 22 106°04 kinh độ đông, có diện tích tự nhiên khá lớn lên tới 11106,09 km² xếp thứ 6
trong cả nước. Là tỉnh có miền núi, vùng cao biên giới, vùng đồng bằng và vùng
biển. Phía Bắc tiếp giáp với 3 tỉnh là Sơn La, Hòa Bình, Ninh Bình. Phía Nam giáp
4


với Nghệ An, phía tây giáp Hủa Phăn của Lào, phía đông là vịnh Bắc Bộ với chiều
dài đường bờ biển 102km. Với đặc điểm vị trí địa lý như trên Thanh Hóa nằm
trong vùng giao thoa, chịu tác động của hai cực kinh tế đất nước rất thuận tiện cho
việc giao lưu văn hóa với các vùng trong cả nước bằng cả đường bộ và đường thủy
như vậy việc giao lưu kinh tế xã hội sẽ có lợi. Việc tiêu thụ sản phẩm thuận lợi

Dân số toàn tỉnh tính đến năm 2014 là 3496 triệu người, cơ cấu dân số trẻ, lao
động dưới 30 tuổi chiến tỉ trọng cao, trong đó có khoảng 90% dân số ở nông thôn,
đa số đều sản xuất nông nghiệp vì thế về nguồn lao động sản xuất tỉnh ta rất dồi
dào.
Thanh Hóa nằm hoàn toàn trong khu vực nhiệt đới ẩm gió mùa, lượng mưa
trung bình năm lớn 1600mm-2200mm. Mùa mưa thường kéo dài tới 6 tháng, tập
trung 40%-60% lượng mưa cả năm, nhiều nhất vào các tháng 8,9,10. Nhiệt độ
Thanh Hóa khá cao với nền nhiệt trung bình 23⁰C-24⁰C ở vùng đồng bằng, giảm
dần khi lên núi còn khoảng 20⁰C. Tổng tích ôn cả năm vào khoảng 8600⁰C 8700⁰C, hàng năm có 4 tháng nhiệt trung bình dưới 20⁰C là từ tháng 12 đến tháng
3 năm sau. Tháng lạnh nhất nhiệt độ trung bình vẫn giữ ở mức cao ( 17⁰C ). Với
điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy Thanh Hóa rất có tiềm năng phát triển thâm
canh cây mía ở vùng đồng bằng ba vùng trung du. Quan trọng hơn cả vào thời kì
cây mía bắt đầu vươn lóng rất cần điều kiện nhiệu độ, lượng mưa cao lại trùng vào
mùa mưa, điều này góp phần không nhỏ đến việt nâng cao năng suất vào giảm chi
phí sản xuất cho người dân.
Thanh Hóa không chỉ được ưu ái nhiều về điều kiện tự nhiên, vốn đất ở đây
cũng vô cùng thuận lợi để sản xuất nhiều loại cây nông nghiệp,công nghiệp cho
chất lượng cao. Thanh Hóa sở hữu 1111634 ha đất tự nhiên gồm 10 nhóm chính
với 28 loại đất khác nhau.

5


Chính bởi các yếu tố trên Thanh Hóa có thể thấy Thanh Hóa có đầy đủ những
điều kiện thuận lợi để sản xuất rất nhiều cây công nghiệp, nông nghiệp đặc biệt là
cây mía.
b. Sinh học
Cây mía thuộc họ Lúa, là cây thân thảo lớn, sống nhiều năm, cây gồm 5 bộ
phận chính: rễ, lá, thân, hoa và hạt. Mỗi bộ phận thực hiện một chức năng riêng,
nắm rõ được các bộ phận này có thể giúp chúng ta lợi dụng các yếu tố sinh vật

nhằm nâng cao năng suất.
- Rễ mía: Là rễ chùm, gồm 2 bộ phận chính: rễ hom và rễ thứ sinh. Rễ có nhiệm vụ
giữ cho cây đứng vững với thế có lợi cho sự sinh trưởng, phát triển. Rễ hút chất
dinh dưỡng và nước để nuôi cây.
- Thân mía: có nhiều đốt như vây tre nhưng đặc ruột, bên trong chứa nhiều nước
và các chất dinh dưỡng khác. Bên ngoài thân mía có màu nâu, đỏ, tím... tùy theo
từng loại giống mía. Thân mía đạt đến độ cao từ 2-6m, đường kính 2-4cm. Trên
thân mía có các lóng mía. Ở gốc, các lóng mía thường ngắn và bé hơn các lóng mía
ở trên. Mỗi lóng mía mang một mầm. Ở phần dưới thân mía chứa nhiều đường và

6


lượng đường giảm dần từ dưới lên trên. Ngọn mía thường chứ ít đường, không có
giá trị ép đường mà có giá trị làm giống.
- Lá mía: Mọi hoạt động hô hấp, quang hợp của cây đều diễn ra chủ yếu ở bộ phận
này. Mỗi giống mía, mỗi thời kì sinh trưởng lại có số lượng lá khác nhau, tuy nhiên
ở thời kì vươn cao cây thường có khoảng 10 lá xanh.
- Hoa mía: Hoa mía còn được gọi là bông cờ, phân nhánh nhiều, mỗi bông cờ
mang 8000-15000 hoa. Hoa mọc thành đôi lưỡng tính, có 4-5 vỏ chấu, 3 nhị đực,
bầu hoa. Khi hoa nở các bao phấn tung phần, thụ phấn nhờ gió. Khi mía đã trổ cờ
ra hoa thì hàm lượng đường trong mía hạ xuống ở mức thấp nên người ta thường ít
khi để mía ra hoa rồi mới thu hoạch, do đó chúng ta thường ít biết đến khái niệm
hoa mía.
- Hạt mía: thuộc loại quả đính trông như một chiếc vây khô hình thoi, nhẵn, rất bé,
có vai trò quan trọng trong nhân giống.
c.Công nghệ
Với những đặc điểm sinh vật như đã nêu ở trên cây mía sẽ thích nghi tốt với
điều kiện ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm như sau:
- Ánh sáng: Mía là cây nhạy cảm với ánh sáng và đòi hỏi cao về ánh sáng, nếu

thiếu ánh sáng cây mía sẽ cong cây, hàm lượng đường thấp. Trong một năm, mía
cần thời gian chiếu sáng tối thiểu là 1200 giờ, và tốt nhất là khoảng 2000 giờ. Khả
năng quan hợp của cây mía tỉ lệ thuận với cường độ và thời gian chiếu sáng. Khả
năng hấp thụ chất dinh dưỡng của bộ rễ cũng chịu sự chi phối của ánh sáng, như
vậy việc bón phân cũng không thể phát huy tác dụng khi thiếu ánh sáng. Các hiện
tượng mây che, nhật thực sẽ làm giảm khả năng hấp thụ ánh sáng của cây. Tuy
nhiên, đối với Thanh Hóa – là một tỉnh có số giờ chiếu sáng từ 1800 đến 2000 giờ
một năm và cường độ chiếu sáng lớn nhất cả nước, Thanh Hóa không tiêu tốn chi
phí cho việc cung cấp ánh sáng cho cây mía. Đây cũng là một lợi thế của tỉnh ta.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển bình
thường của cây mía là từ 15⁰C -26⁰C. Nhiều giống mía nhiệt đới sinh trưởng chậm
khi nhiệt độ xuống dưới 21⁰C và ngừng sinh trưởng khi nhiệt độ xuống đến 13⁰C
và chết khi nhiệt độ xuống dưới 5⁰C.
7


- Độ ẩm: Mía là loại cây cần nhiều nước nhưng sợ úng nước. Mía có thể phát triển
tốt ở những nơi có lượng mưa là1500mm/1 năm, tức tổng lượng mưa phải từ 20002500mm. Giai đoạn phát triển mía yêu cầu 100-170mm/tháng.Tùy từng thời kì
phát triển cây mía sẽ cần lượng ẩm riêng.
Thời kì nảy mầm: 65%
Thời kì phát triển, lóng vươn cao: 75%-80%
Thời kì mía chín: 70%
Khi chín cần khô ráo, mía thi thu hoạch sau một khoảng thời gian 2 tháng sẽ
cho tỉ lệ đường cao. Đây chính là lí do giải thích vì sao nhiều nơi lượng mưa thấp
nhưng trồng mía lại cho năng suất cao còn nhiều nơi mưa nhiều, độ ẩm cao lại đạt
kết quả kinh tế kém. Đối với tỉnh Thanh Hóa làm một nơi có thiên nhiên đa dạng,
độ ẩm và lương mưa biến đổi theo mùa, kèm theo đó sản xuất mía ở tỉnh ta phục
vụ ba mục đích chính đó là sản xuất đường, làm nước giải khát và sản xuất các sản
phẩm phụ khác. Vì thế, chỉ cần lựa chọn thời vụ hợp lí chúng ta sẽ nâng cao năng
suất và chất lượng kinh tế của cây mía.

d.Hóa học
* Yêu cầu về dinh dưỡng: Mía là loại cây trồng tạo ra sinh khối rất lớn, chỉ trong
vòng chưa đầy một năm, 1 ha mía chó thể cho 150-200 tấn mía còn chưa kể đến là
và rễ. Vì vậy, nhu cầu về dinh dưỡng của cây mía rất lớn.
- Đạm (N): là yếu tố rất quan trọng giúp cây mọc khỏe, đâm nhiều nhanh, có tốc
độ làm vươn cao nhanh cùng với sự tăng năng suất. Trung bình một tấn mía tơ cần
1kg N và một tấn mía gốc cần 1,25 kg N. Ngoài ra, ở giai đoạn đầu cây mía rất cần
N, lượng N dự trữ trong cây mía ở giai đoạn này có ảnh hướng lớn đến suốt quá
trình sinh trưởng và phát triển về sau. Tui nhiên, nếu bón nhiều đạm và không cân
đối với lân, kali và bón muộn thì cây mía sẽ bị vóng, nhiều nước, lượng đường
thấp và dễ nhiễm sâu bệnh.
- Lân (P): Lân giúp cho bộ rễ phát triền để hấp thụ nước và chất dinh dưỡng,
tăng khả năng chịu hạn, giữ sự cân đối giữa đạm và kali nên giúp cây phát triển
khỏe mạnh, tăng năng suất và chất lượng mía. Đối với công nghiệp chế biến
đường, bón đủ lân sẽ giúp quá trình lắng trong nước mía và kết tinh đường được
thuận lợi. Bên cạnh đó, thiếu lân thì bộ rễ sẽ phát triển kém, đẻ nhánh ít, thân lá
nhỏ, cây cằn cỗi và năng suất kém gây thua lỗ.
8


- Kali (K): Cùng với đạm và lân thì kali cũng là một nguyên tố dinh dưỡng quan
trọng và gần như là ảnh hưởng sâu sắc nhất đến với cây. Kali có vai trò quan trọng
trong quá trình tổng hợp tạo ra đường. Đủ kali, cây mía cứng cáp, không đổ ngã, ít
sâu bệnh…và tăng tỉ lệ đường cao.
- Canxi (Ca): canxi có vai trò làm giảm độ chua trong đất, cải thiện tính chất vật
lý đất, giúp cho sự phân giải chất hữu cơ và hoạt động của các vi sinh vật tỏng đất
được tốt hơn và tạo điều kiện cho cây mía hấp thụ chất dinh dưỡng hiệu quả
hơn.
e.Lịch sử
Cây mía có lịch sử ra đời và sản xuất khá lâu đời. Tuy nhiên chúng ta chỉ bàn

đến sự xuất hiện của cây mía từ khi nhân dân ta biết đưa cây mía vào sản xuất để
thấy rõ từ thời ông bà ta đã nhận thấy tiềm năng phát triển cây mía ở Thanh Hóa ta.
Cây mía có mặt tại Việt Nam từ rất sớm.

Cây mía đã có mặt ở nước ta từ rất sớm
f.Tin học
Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, tin học hiện đại đóng vai trò
quan trọng trong việc sản xuất và phân phối sản phẩm. Sử dụng các phầm mềm
ứng dụng thiết kế wedsite chuyên để cập đến các vấn đề về cây mía giúp ích rất
9


nhiều cho bà con nông dân có thêm kiến thức phát triển sản xuất. Các trang wed
này liên tục đưa tin về các kĩ thuật sản xuất mía cho năng suất và chất lượng cao,
sự biến động của giá mía, giá đường qua từng thời điểm và các vấn đề khác liên
quan đến cây mía... đảm bảo cho người nông dân có được sự hiểu biết về sản phẩm
mình đang sản xuất.

Nhiều trang wed cung cấp thông tin hữu ích cho việc sản xuất mía
Chúng ta có thể sử dụng các phần mềm ứng dụng đơn giản miến phí như là
Kompozer, notepad++, CoffeeCup Free HTML Editor...

Một phần mền ứng dụng tạo trang wed miễn phí

10


Bên cạnh đó dưới sự phát triển của các trang mạng xã hội như facebook,
zalo... việc tạo lập các trang, nhóm... tập trung về các vấn đề liên quan đến cây mía
trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết.

g.Toán học
Áp dụng công thức tính diện tích mía trồng cho các nhà máy để tính toán hợp
lý diện tích canh tác hợp lý nhất:
DT = ( công suất thiết kế * số ngày sản xuất một vụ )/ năng suất mía 1 ha
h.Công dân
Vận dụng quy luật cung cầu để điều tiết sản xuất. Gần đây giá đường giảm
dẫn đế người nông dân trồng mía bắt đầu nảy sinh tâm lý chán nản, dần chuyển
sang sản xuất các loại cây trồng khác. Tuy nhiên, chính thực trạng ấy lại đẩy các
nhà máy sản xuất đường mía rơi vào tình cảnh thiếu hụt nguôn nguyên liệu dẫn
đển việc các nhà máy phải đẩy giá mía lên cao để thu ma được đủ số nguyên liệu
phục vụ sản xuất. Thanh Hóa tuy có bị ảnh hưởng ít nhiều của sự khủng hoảng
nguồn nguyên liệu mía nhưng vùng nguyên liệu của Thanh Hóa vẫn được giữ gìn
và thúc đẩy sản xuất đi lên. Vì thế, để đảm bảo cho việc sản xuất đường mía thuận
lợi chúng ta phải liên tục điều tiết sản xuất tránh tình trạng thiếu hụt nguyên liệu
dẫn đến tình trạng không đáp ứng được nhu cầu thị trường và tình trạng sản xuất
thừa mứa làm giảm giá thành sản phẩm gây thiệt hại kinh tế cho người nông dân.
I.

Giải quyết tình huống và thuyết trình giải quyết tình huống
1. Lựa chọn giống

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều giống mía cho năng suất và chất lượng
cao. Các giống mía được Thanh Hóa sử dụng và đưa vào sản xuất nhiều là ROC1,
ROC9, ROC10...
Mỗi loại giống mía đề cho hiệu quả thu hoạch khác nhau.
Mía thường được trồng bằng hom mía, hom mía đảm bảo chất lượng phải
đảm bảo không bị sâu bệnh, không bị lẫn giống, không bị sây sát bên ngoài hoặc
quá già, mỗi hom có ba mắt mầm, mầm không quá dài.

11



Sau khi chọn được hom mía tiến hành xử lí hom mía một trong hai cách sau
- Ngân trọng nước sạch hoặc vôi 1% trong thời gian 8-24 tiếng.
- Ngân trong các dung dịch đặc hiệu như đồng sunfat 1%, rovral 2-4%, benlat 24%... trong thời gian 5-15 phút.
2. Kĩ thuật trồng mía
• Vụ mùa
Thời vụ trồng mía ở Thanh Hóa thường bắt đầu từ tháng 10,11 đến tháng 1,2
năm sau. Song tùy từng huyện lại có khí hậu và đất đai có sự khác nhau đôi chút
nên thời vụ có thể được lùi lại hoặc sớm hơn từ nửa tháng đến 1 tháng. Để đáp ứng
được nhu cầu tiêu thụ mía trên thị trường và tránh các hiện tượng thời tiết bất lợi,
một năm ta tiến hành 3 vụ mía: vụ hè thu, vụ thu và vụ xuân. Trong đó, vụ xuân là
vụ sản xuất chính, thời gian thích hợp từ tháng 10, 11 đến tháng 1,2 năm sau. Còn
vụ hè thu và vụ thu trồng để cung cấp mía giống cho vụ chính, và cung cấp thêm
nguyên liệu rãi vụ cho các nhà máy.
• Tiến hành trồng
- Chuẩn bị đất: Làm vệ sinh đất sạch sẽ, cày sâu từ 35-45cm, bừa kĩ để độ mịn của
đất đạt 1,5cm. Sau khi làm đất tiến hành rạch hàng rãnh để đặt hom mía. Khoảng
cách giữa các rãnh có thể từ 0.8-1.1m, độ sâu rãnh 25-30cm, độ rộng rãnh khoảng
30cm tùy loại đất và giống mía. Bón lót các loại phân thích hợp trước khi trồng.
- Đặt hom mía: Tùy vào từng loại đất chúng ta có cách đặt hom phù hợp
12


+ Đối với loại đất ẩm chỉ nên ấn nhẹ hom cho lún xuống nửa thân hom để giữ ấm
cho mầm và rễ phát triển.
+ Đối với loại đất khô cứng thì đặt hom đến đâu lấp đất đến đấy, tránh để phơi
hom. Lấp đất từ 3-5cm để cố định hom và giữ ẩm. Đối với tỉnh ta nên sử dụng cách
đặt hom này.
3. Kĩ thuật chăm sóc

Sau khi trồng mía từ 10-15 ngày, nếu gặp mưa nên xới phá váng. Làm cỏ
lần 1 kết hợp với dặm, khi mía được 4-5 lá. Làm cỏ lần 2 và bón thúc đẻ nhánh,
dùng cuốc đào sâu 10-15 cm vun nhẹ vào gốc. Thúc vươn lóng, kết hợp với vun
gốc giúp mía phát triển thuận lợi, chống đổ ngã. Khi mái có lóng cao trên 1m, nếu
có trồi mới ( mía mầm hoặc trồi nước ) nên nhổ bỏ đây là những trồi vô hiệu sẽ
cạnh tranh dinh dưỡng của những thân chính làm giảm trữ đường và là nơi sinh
sống của các tác nhân sâu bệnh đối với mía gốc.
Trong quá trình sinh trưởng cần tạo cho vườn mía thông thoáng để các
lóng mía vươn cao.
4. Bón phân
Khả năng cho lượng sinh khối lớn nên cây mía cần nhiều chất dinh dưỡng. Ở giai
đoạn nảy mầm, cây con sử dụng chất dinh dưỡng dự trữ trong hom mía. Khi rễ thứ
sinh phát triển, cây hút chất dinh dưỡng từ đất và nhu cầu ngày càng tăng. Khi cây
mía bắt đầu làm dóng vươn cao là giai đoạn cần nhiều chất dinh dưỡng nhất. Phân
bón cho mía bao gồm phân hữu cơ, phân vô cơ, phân vi sinh và phân vi lượng. Nếu
bón phân đầy đủ và cân đối, cây mía sinh trưởng tốt, cho năng suất cây và hàm
lượng đường cao, hạn chế được sâu bệnh hại và rất thuận lợi cho việc chế biến
đường ở các nhà máy.
- Phân hữu cơ: Đối với các vùng đất của tỉnh ta. Là vùng đất không phải nghèo
chất dinh dưỡng nhưng cũng không phải quá nhiều chất dinh dưỡng, vì thế phân
hữu cơ rất quan trọng đối với đất. Lượng phân hữu cơ cần bón cho 1 ha mía là
khoảng 10-20 tấn, có thể bón lót vào rãnh mía trước khi đặt hom hoặc rải đều lên
mặt ruộng trước khi cày (hoặc bừa) lần cuối. Đối với mía gốc, sau khi thu hoạch
phải cày xả hai bên hàng mía, rải phân và cày lấp đất lại.
13


- Phân vô cơ: Lượng phân N-P-K cần bón cho 1 ha mía như sau:
Loại phân


Đơn vị tính Tổng số

Số lần bón
Bón lót Lần 1

Lần 2

Phân đạm (N) Kg

150 – 180 50 - 60 50 -60 50 – 60

Phân lân
(P2O5)

Kg

90 - 120 90 -120 -

Phân Kali
(K2O)

Kg

150 - 180 75 - 90 75 - 90 -

-

Nếu quy ra các loại phân đơn để bón thì liều lượng bón như sau:
+ Phân Urê : Tổng lượng bón là 326 – 391 kg/ha.
+ Phân super lân : Tổng lượng bón là 560 – 750 kg/ha.

+ Kali đỏ (KCl) : Tổng lượng bón là 250 – 300kg/ha.Các loại phân này được chia
cho các lần bón như sau:
+ Bón lót: Trước khi đặt hom (trồng mới) hoặc sau khi thu hoạch (mía gốc)100 –
130 kg Urê + 560 – 750 kg Super lân + 125 – 150 kg Kali
+ Bón thúc lần 1: Giai đoạn mía bắt đầu đẻ nhánh100 – 130 kg Urê + 125 – 150 kg
Kali
+ Bón thúc lần 2: Giai đoạn mía làm dóng vươn cao.100 – 130 kg Urê.Nên kết hợp
bón phân với làm cỏ xới xáo, vun luống cao để vùi lấp phân.
- Bón vôi: Hầu hết đất trồng mía ở nước ta đều có độ pH thấp (đất chua), nên cần
bón vôi để cải tạo đất. Cần đo độ pH đất trước khi xác định lượng vôi cần bón cho
mía. Trung bình nếu pH khoảng 4 – 5 thì lượng vôi cần bón là 500 – 1.000 kg/ha.
Nên bón vôi trước khi trồng từ 3 – 4 tuần lễ kết hợp với việc cày phơi ải đất.
Không nên bón vôi với số lượng lớn cho 1 lần mà nên chia ra bón nhiều năm liên
tục đến khi đạt độ pH thích hợp.
14


- Phân vi lượng: Các dạng phân vi lượng rất cần cho sự sinh trưởng của cây mía
bao gồm: Magiê (Mg), Lưu huỳnh (S), Sắt (Fe), Kẽm (Zn), Mangan (Mn)… Do
qua nhiều năm trồng trọt nhưng không được bón bổ sung nên các nguyên tố vi
lượng trong đất đã bị cạn kiệt và trở nên thiếu hụt, ảnh hưởng xấu đến quá trình
sinh trưởng và phát triển cũng như chất lượng của cây mía. Nên trộn phân vi lượng
với phân hữu cơ và phân vô cơ để bón hoặc hoà với nước để phun qua lá.Ngoài các
dạng phân nêu trên, hiện nay các chất kích thích tăng trưởng cũng được dùng khá
phổ biến, nhất là acid gibberellic (GA3). Dung dịch GA3 được phun qua lá khi cây
mía bắt đầu vươn dóng, có thể phun 2-3 lần, mỗi lần cách nhau 20-30 ngày làm
cho mía lớn nhanh, tăng chiều dài của lóng mía do đó làm tăng năng suất nhưng
không ảnh hưởng chất lượng.
Mặt khác, mía là cây cao sản, mỗi hecta một năm có thể cho ta từ 150 đến 200
tấn, cá biệt còn có thể lên đến 260 tấn.Thời gian sinh trưởng của mía dài từ 10 đến

15 tháng, nên yêu cầu các chất dinh dưỡng cao hơn các cây trồng khác.
Thông thường để tạo ra 100 tấn mía cây nguyên liệu (không kể đọt, lá...), cây cần
một lượng dinh dưỡng khoảng 120 kg N, 70 kg P2O5, 200 kg K2O.
Tỷ lệ của các yếu tố dinh dưỡng cũng khác nhau theo các thời kỳ sinh trưởng:
- Thời kỳ mầm non (từ 1 đến 5 lá thật) mía yêu cầu nhiều nhất là đạm rồi mới đến
kali và lân;
- Thời kỳ đẻ nhánh và đầu thời kỳ vươn cao, mía yêu cầu nhiều nhất là kali rồi mới
đến lân, sau cùng là đạm;
- Thời kỳ mía chín (tích lũy đường) nhu cầu của mía theo thứ tự N-P-

Sơ đồ nhu cầu Đạm, Lân, Kali ở từng thời kì sinh trưởng, phát triển của cây mía

15


Để đảm bảo bón phân được hợp lí và hiệu quả chúng ta có thể tham khảo các
loại phân bón uy tín sau:

Phân Tiến Nông

Phân đầu trâu
c. Sâu bệnh
Có thể tiến hành bóc lá để hạn chế sâu bệnh, rệt, chuột và hạn chế da rễ
trên thân. Một số sâu bệnh chính thường gặp như:

16


- Bọ trĩ hại mía: bõ trĩ ẩn nấp bên trong lá ngọn để hút chất dịch. Lá bị hại
nặng có màu vàng hoặc đỏ và không xòe ra được và khô chết. Bọ trĩ phát

sinh mạnh vào thời kì khô hạn và do khô hạn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng
của mía như lá ngọn tỏa ra chậm thì càng lợi cho bọ trĩ gây hại. Nên phòng
trừ bằng cách tăng cường chăm sóc để cây phát triển tốt. Kết hợp các loại
thuốc Ofatox 400EC, Sumithion 50EC...
- Bọ hung đen hại gốc mía: bọ hung trưởng thành và sâu non thường gặp rễ
non và phần thân ngầm sát hoặc dưới mặt đất làm cây bị héo nõn hoặc héo
khô toàn thân. Bọ hung đen thường xuất hiện trong thời kì mía đẻ nhánh. Có
thể phòng trừ bằng biện pháp thủ công hoặc biện pháp hóa học như sử dụng
các loại thuốc Basudin 10H, BAM 10G, Padan 5G...
- Bệnh thối đỏ thân: chủ yếu ở mía cây đã lớn, khi chẻ dọc thân cây mía có
các vết đỏ nâu ở mạch dẫn, có mùi rượu. Phòng trừ bằng cách trừ sâu độc
thân là hữu hiệu nhất. Ngoài ra, có thể sử dụng Score 250ND pha với nước
nồng độ 0,1-0,15, phun 1-1,5 lít.

Cần bảo vệ kĩ cây mía trước các loại sâu bệnh hại làm giảm năng suất
5. Thu hoạch
Khi cây mía đạt độ chín cần thiết (10-12 tháng đối với cậy mía chín sớm,
12-14 tháng đối với các giống mía chín muộn) chúng ta tiến hành thu hoạch. Khi
mía chín thì mía chuyển sang màu vàng, lá ngắn, lá gần ngọn xếp khít nhau.
17


Khi chặt mía cân phải chặt thật sắc, chặt sát mặt đấy, tránh làm dập sát gốc,
ảnh hưởng đến sự nảy mầm của vụ sau.

Thu hoạch mía ở thị trấn Nông Trường
Sau khi chặt, mía phải được vận chuyển đến nhà máy chế biến ngay trước
48h nếu là mía ép ấy đường, vì nếu không làm như vậy cây mía sẽ bị tiêu hao một
lượng đường lớn. Trung bình mỗi ngày sau khi chặt lượng đường giảm 0,21%, có
giống giảm tới 0,57%. Đối với các loại mía dùng để ép lấy nước uống thì cũng nên

tiêu thụ nhanh chóng để sản phẩm không bị mất đi độ thơm ngon cũng như chất
lượng dinh dưỡng.
Sau khi thu hoạch cần vệ sinh đồng ruộng, vùi lấp hoặc đốt sạch lá khô để
giệt mần sâu bệnh, sau đó dùng cuốc thật sắc xén lại các gốc còn cao và các trồi
mần còn sót lại.
6. Chế biến
Sản phẩm cây mái sau thu hoạch chủ yếu để phục vụ đích chính: chế biến
đồ uống, sản xuất đường và các sản phẩm phụ khác.

SẢM
PHẨM
18

NHÀ MÁY SẢN
XUẤT ĐƯỜNG


CÁC HỘ TIÊU THỤ
ĐƠN LẺ
ÉP LÀM ĐỒ UỐNG

ÉP LẤY
ĐƯỜNG

ĐƯỜNG
TINH

CÁC SẢN PHẨM
PHỤ KHÁC


NGUYÊN
LIỆU
BÁNH
KẸO

NƯỚC GIẢI
KHÁT

7. Tiêu thụ
a. Yếu tố thị trường
Đối với cây mía nói riêng và các loại nông sản khác nói chung thì ếu tố thị
trường đóng vai trò quyết định trong sản xuất cũng như tiêu thụ bởi quá trình sản
xuất chỉ đạt hiệu quả cao khi đáp ứng đầy đủ nhu cầu thị trường. Đối với tỉnh
Thanh Hóa ta có thị trương tiêu thụ vô cùng rộng lớn không chỉ ở trong nước mà
còn trên thế giới vì thế người dân có thể hoàn toàn yên tâm sản xuất.
b. Yếu tố nội lực
Có thể nói Thanh Hóa là một vùng đất tuyệt vời để sản xuất mô hình
trồng mía. Với nội lực mạnh mẽ về cả tự nhiên lẫn con người Thanh Hóa hoàn toàn
có thể dẫn đầu cả nước về sản xuất mía. Tiêu biểu nhà máy đường Lam Sơn là một
trong những nhà máy đường lớn nhất cả nước, một năm cung cấp cho nước ta hàng
trăn nghìn tấn đường đem lại lợi ích kinh tế lên tới hàng nghìn tỉ đồng và có tiềm
năng vươn xa không chỉ trong nước mà còn ra quốc tế. Bên cạnh đó nhờ có yếu tố
nội lực tốt nên trong giai đoạn khủng hoảng nguồn nguyên liệu vừa qua Thanh Hóa
vẫn giữ được nguồn nguyên liệu để yên tâm sản xuất và phát triển.
c. Các hình thức tiêu thụ
19


Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều hình thức tiêu thụ mía khác nhau. Tuy
nhiên chúng ta có thể chia chúng thành hai hình thức chính

-Một là tiêu thụ dưới hình thức tập trung,dưới thức này các hộ nông dân chủ yếu
sản xuất mía để cung cấp cho các nhà máy chế biến đường và các sản phẩm liên
quan đến đường mía. Hình thức chế biến đường đòi hỏi lượng nguyên liệu rất lớn
nên để đảm bảo cho quá trình chế biến được hiệu quả đòi hỏi các nhà máy phải thu
mua tập trung tại các vùng nguyên liệu. Vì thế, các hộ nông dân nên sản xuất dưới
sự chỉ đạo của các cấp lãnh đạo của nhà nước. Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh
Hóa chúng ta hiện nay có 4 nhà máy chế biến đường lớn, trong đó nhà máy đường
Lam Sơn là nhà máy đường lớn nhất hiện nay với công suất lên tới 1.500 tấn mía
cây/ ngày tuy nhiên lượng nguyên liệu cung cấp còn thiếu ổn định nhất là trong vài
năm trở lại đây khi các tỉnh thành khác đang gặp phải hiện tượng thiếu hụt nguồn
nhiên liệu, tuy tỉnh Thanh Hóa ta vẫn có thể giữ được vùng nhiên liệu để tiếp tục
sản xuất và phát triển nhưng vẫn tồn tại nhiều mối nguy cơ về thiếu nguồn nguyên
liệu, do đó bà con tỉnh mình cần tích cực sản xuất để Thanh Hóa vẫn giữ ưu thế là
tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất mía đường.

Nhiều nhà máy đường trên địa bàn tỉnh có công suất lớn đòi hỏi nguồn nguyên
liệu dồi dào
- Hai là tiêu thụ dưới hình thức đơn lẻ. Dưới hình thức này, các nông hộ cũng cấp
mía cho các cửa hàng bán nước giải khát để trực tiếp ép lấy nước để sử dụng.

20


Ép mía làm nước uống
Hình thức này ít tiêu tốn chi phí vận chuyển hơn bởi nông dân chủ yêu cung
cấp mía cho các cửa hàng buôn bán nhỏ lẻ trong địa bàn tỉnh, bên cạnh đó quy
trình sản xuất cũng đơn giản hơn rất nhiều, ít qua các bước trung gian nên lợi
nhuận thu về khá cao. Tuy nhiên,hình thứ này mang tính chất đơn lẻ, không tập
trung nên đòi hỏi người nông dân phải tự động, linh hoạt trong việc tìm nơi tiêu
thụ. Hiện nay khi các phương tiện vận chuyển hàng hóa đã trở nên đa dạng và

thuận tiên, chúng ta hoàn toàn có thể cũng cấp mặt hàng này sang các tỉnh lân cận
để tiêu thụ đem lại hiệu quả kinh tế lớn.
d. Vận chuyển
Đối với một loại cây trồng có kích thước lớn như vây mía thì chi phí vận
chuyển là một vấn đề vô cùng quan trọng khiến rất nhiều hộ gia đình bà con nông
dân thậm chí cả các doanh nghiệp cũng rất quan tâm.
Có thể nói cây mía là một trong những loại cây nông nghiệp tiêu tốn chi phí
vận chuyển lớn nhất trong các loại cây nông nghiệp bởi thân mía dài và trọng
lượng lại lớn, chính vì thế để vận chuyển cây mía chúng ta cần đến các loại xe
chuyên trở có tải trọng lớn cỡ từ 7 tấn trở lên, mỗi xe có chi phí vận chuyển từ
300.000 – 500.000 đồng. Như vậy, đối với mỗi ha mía cho năng suất khoảng 70
tấn chúng ta tiêu tốn khoảng từ 3-5 triệu động. Chưa kể, nhiều vụ do quá trình vận
chuyển bị chậm trễ đã ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng mía.

21


Vận chuyển mía trên địa bàn tỉnh
Sử dụng công nghệ thông tin
Sử dụng các phần mềm như đã đề cập ở phần tin học, thiết kế ra các trang
wed chuyên về các vấn đề về sản xuất cây mía, chúng ta có thể tham khảo các
trang thông tin kinh tế nông nghiệp có uy tín như:
II.

/>www.tintucnongnghiep.com


Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống

Vận dụng các kiến thức khoa học cùng với những kinh nghiệm quý báu

được đúc kết sau quá trình lao động sản xuất miệt mài đã cho chúng ta những
phương pháp trồng, chăm sóc và phát triển cây mía một cách hiệu quả. Việc vận
dụng các kiến thức khoa học vào thực tiễn không chỉ giúp bà con nông dân tìm
được hướng đi đúng đắn cho mình mà còn giúp quá trình sản xuất diễn ra thuận
lợi, cho năng suất và chất lương cao.
Một lần nữa chúng tôi khẳng định, Thanh Hóa là một tỉnh có tiềm năng rất
lớn để phát triển mô hình trồng cây mía trên quy mô toàn tỉnh. Chúng tôi hy vọng
rằng trong một tương lại không xa tôi và các bạn cùng với lòng nhiệt huyết và tình
yêu quê hương mình chúng ta sẽ đưa tỉnh ta trở thành tỉnh thành có chất lượng sản

22


xuất mía lớn nhất cả nước, từ đó cải thiện đời sống nhân dân tỉnh mình ngày một
sung túc, thịnh vượng hơn.
NHÓM TÁC GIẢ

23



×