Tải bản đầy đủ (.doc) (20 trang)

sáng kiến kinh nghiệm gây hứng thú học tập đối với bộ môn vật lí 9

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (90.22 KB, 20 trang )

Báo cáo sáng kiến kinh nghiệm_ Đoàn Bích Hạnh
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hữu Lũng, ngày 02 tháng 4 năm 2016
BÁO CÁO SÁNG KIẾN NĂM HỌC 2015-2016
I. TÊN SÁNG KIẾN:
"Gây hứng thú học tập đối với bộ môn Vật lí 9”
II. LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN
1. Lý do chủ quan: Vật lý là một bộ môn khoa học tự nhiên, nó có ứng
dụng vô cùng quan trọng trong các ngành kinh tế chủ chốt của các quốc gia, là
cơ sở của các ngành công nghiệp như: chế tạo máy, điện, hạt nhân...Vì vậy việc
gây được hứng thú học tập đối với bộ môn Vật lý trong trường phổ thông có ý
nghĩa quan trọng trong việc hình thành phát triển năng lực cần thiết của người
lao động trong xã hội công nghiệp hiện đại. Thông qua giáo dục trong nhà
trường giúp các em làm quen với kiến thức mới, mở rộng sự hiểu biết của mình,
hình thành sự say mê ban đầu về khoa học, biết yêu khoa học. Từ đó học sinh


thấy thích được học các môn học nói chung cũng như bộ môn Vật lí nói riêng và
ham muốn khám phá tri thức nhân loại.
2. Lý do khách quan: Qua thực tế cho thấy những năm gần đây việc dạy
học môn Vật lí đã có những bước tiến đáng kể về nhận thức, nội dung và
phương pháp dạy học. Song bên cạnh đó mặc dù là một môn bộ môn khoa học
thực nghiệm nhưng dụng cụ thí nghiệm cho việc dạy học môn Vật lí ở nhà
trường vẫn còn còn thiếu hoặc không đồng bộ, chất lượng kém. Trường chưa có
cán bộ phụ trách phòng thí nghiệm được đào tạo có chuyên môn. Một số giáo
viên không quan tâm đúng mức đến việc sử dụng thiết bị dạy học trong quá trình
lên lớp, ngại làm thí nghiệm vì mất nhiều thời gian hoặc nếu có làm thì thường
là làm thí nghiệm cho học sinh quan sát, không tổ chức cho học sinh được trực
tiếp làm dẫn đến kĩ năng làm thí nghiệm của học sinh vẫn còn hạn chế. Bên cạnh
đó còn nhiều học sinh coi môn Vật lý chỉ là môn học phụ vì vậy các em chưa có


ý thức về môn học, thậm chí là không thích học và sợ bộ môn này.
1


Nhận thức được sâu sắc tầm quan trọng của bộ môn Vật lí nói chung và
Vật lí lớp 9 nói riêng. Với mục đích hình thành cho học sinh năng lực tự học và
sáng tạo, sự say mê yêu thích khoa học, để các em có thể góp phần nhỏ bé của
mình vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước sau này. Tôi đã chọn sáng
kiến "Gây hứng thú học tập đối với bộ môn Vật lí 9” làm nội dung sáng kiến
của mình trong năm học này.
III. THỰC TRẠNG
Để khảo sát nghiên cứu tính hứng thú học tập môn vật lý THCS, tôi đã tiến
hành lập phiếu điều tra với 9 câu hỏi tại khối 9 trường THCS Minh Sơn- Hữu
Lũng- Lạng Sơn với tổng số 73 học sinh. Sau khi thu thập số liệu, tôi thu được
1. Để xem học sinh có thích học môn Vật lý không? Tôi đặt câu hỏi số 1.
STT Phương án Số HS Tỷ lệ %
A Rất thích. 16 22
B Không thích lắm. 53 72,6
C Không thích. 4 5,4


"Em có thích học môn Vật Lý không?
Qua bảng số liệu thu thập cho thấy ý kiến "không thích lắm” chiếm tỷ lệ
cao nhất là 72,6%, tiếp đến là "rất thích"22%, tỷ lệ "không thích" chỉ là 5,4%.
Điều này thể hiện quan điểm của học sinh về môn Vật lý là chưa thật cao.
Các em đã có sự thích thú với môn Vật Lý, nhưng chưa thật sự thích hẳn.
2. Để biết mức độ khó hay dễ của môn Vật lý theo đánh giá của học sinh,
tôi đặt câu hỏi số 2: "Em thấy môn Vật lý khó hay dễ so với các môn học khác?"
STT Phương án Số HS Tỷ lệ %
A Rất khó. 4 5,4

B Rất dễ. 0 0
C Bình thường. 69 94,6
Qua số liệu trên ta thấy rằng: Theo các em học sinh đánh giá thì môn Vật
Lý không phải là quá khó với môn học khác, bởi tỷ lệ ý kiến "rất khó" chỉ có
5,4%, nhưng cũng không phải là môn học quá dễ (0%).
2


Đây cũng là điều đúng và sát thực với mục tiêu giáo dục. Sự tiếp thu kiến
thức Vật lý của các em là khá: 94,6% ý kiến cho là "bình thường".
3. Xem mức độ hiểu bài của HS khi giáo viên giảng bài, tôi đặt câu hỏi số
3, kết quả thu được:
STT Phương án Số HS Tỷ lệ %
A Em hiểu tất cả các nội dung bài học. 23 31,5
B Trên lớp em thấy khó hiểu, về nhà đọc
C Em hiểu lý thuyết nhưng không áp dụng
D Không hiểu gì cả. 2 2,7
Với các mức độ ý kiến trên thì việc hiểu được tất cả các nội dung bài học
là 31,5%, tỉ lệ này khá ổn tuy nhiên vẫn còn thấp.
Tỷ lệ 27,4% phương án B cho thấy trên lớp các em thấy khó hiểu nhưng
về nhà đọc thêm sách giáo khoa thì đã hiểu thêm. Điều này nói lên rằng các em
đã có sự đầu tư tìm hiểu môn học, có sự tự giác tìm tòi kiến thức để hiểu nội
thêm sách giáo khoa thì em đã hiểu. 20 27,4


được vào bài tập. 28 38,4
Nhưng điều đặc biệt quan tâm và đáng chú ý là 38,4% một tỷ lệ khá cao
khi mà các em nhận định: hiểu lý thuyết nhưng không áp dụng được vào bài tập.
Trong khi đó đối với môn Vật lý thì việc hiểu lý thuyết để làm bài tập vận dụng
mới là điều quan trọng.

Qua đây giáo viên giảng dạy nên lắng nghe học sinh và cần có những điều
chỉnh phù hợp. Tuy tỷ lệ "không hiểu" là 2,7% nhưng cũng rất cần phải quan
4. Xem học sinh có chuẩn bị bài khi đến lớp? Tôi đặt câu hỏi 4, kết quả
STT Phương án Số HS Tỷ lệ %
A Chuẩn bị kỹ bài. 37 50,7%
B Thỉnh thoảng. 13 17,8%
C Không chuẩn bị bài. 0 0
D Chỉ làm bài tập, lí thuyết thì xem qua. 21 30%
E Chỉ học lý thuyết. 2 2,5
3


Với kết quả thu thập 50,7% học sinh chuẩn bị kỹ bài trước khi đến lớp
đối với môn Vật lý, điều này có nghĩa: Các em đã có ý thức tự giác, tự lực
nghiên cứu, chuẩn bị bài ở nhà. Các em đã nhận thức được tầm quan trọng của
việc chuẩn bị bài, chuẩn bị kiến thức để có thể tiếp thu kiến thức mới tốt hơn, ôn
và nhớ lại kiến thức đã học, phục vụ cho các đơn vị bài học tiếp theo.
Giáo viên cần khuyến khích học sinh để học sinh tự giác trong học tập.
Và việc chặt chẽ trong kiểm tra bài cũ là điều cần thiết, nhưng không cần quá
cứng nhắc; bởi tỷ lệ "thỉnh thoảng" chuẩn bị bài cũ là 17,8%. Có nghĩa những
em này bình thường tới lớp không chuẩn bị bài, hoặc là các em đã hiểu đủ bài
học hoặc là chưa hiểu. Nếu hiểu đủ bài học nhưng không chuẩn bị bài thì ý thức
của các em trong học tập là không cao, có thể các em chưa hiểu hết tầm quan
trọng của việc chuẩn bị bài. Điều này có thể gây khó khăn cho giáo viên khi
Giáo viên cần có những điều chỉnh phù hợp hơn để kích thích tính hứng
thú, tự giác học tập của học sinh.
Yêu cầu các em khi đã chuẩn bị bài thì nên chuẩn bị song song cả lý


thuyết và bài tập, bởi môn Vật lý có nhiều vấn đề ứng dụng bài tập.

Tỷ lệ chỉ làm bài tập 30%, chỉ học lý thuyết 2,5% cho thấy việc làm bài
tập của các em chưa có chiều sâu về kiến thức, bài tập làm được có thể đúng, có
thể sai. Bởi trước khi làm bài tập phải hiểu rõ lí thuyết để vận dụng.
5. Để xem xét mức độ đầu tư thời gian của các em cho môn Vật lý, tôi
đặt câu hỏi 5, kết quả:
STT Phương án Số HS Tỷ lệ %
A Trong vòng 30 phút. 16 21,9
B Từ 30-40 phút. 33 45,2
C Từ 45-60 phút. 21 28,7
D Từ 60 phút trở lên. 2 2,5
Tỷ lệ chuẩn bị bài cho môn Vật lý từ 30-45 phút là 45,2%, cao hơn các ý
kiến khác. Đối chiếu với kết quả thu thập của câu hỏi 2 có tới 94,6% cho rằng
môn Vật lý "bình thường" so với các môn học khác cũng là hợp lý. Và so sánh
với các đơn vị kiến thức của môn học như vậy là chấp nhận được.


Tỷ lệ ý kiến phương án C là 28,7% càng thêm khẳng định các em đã có ý
thức tự giác, đầu tư thời gian cho môn Vật lý. Nhưng cũng chưa đủ để khẳng
định các em có hứng thú cao với môn Vật lý.
4
6. Khảo sát việc trao đổi học hỏi bạn bè của học sinh qua câu hỏi số 6. Kết
STT Phương án. Số HS Tỷ lệ %
A Có. 45 61,7
B Trao đổi thường xuyên. 23 31,5
C Không trao đổi. 5 6,8
Việc học sinh trao đổi kiến thức, học hỏi bạn bè là điều hết sức quan
trọng, nó hình thành cho các em tinh thần đoàn kết, sự hợp tác giúp đỡ, tương
trợ lẫn nhau cả trong học tập và cuộc sống, bổ sung cho nhau để cùng nhau tiến
bộ. Tỷ lệ ý kiến A và B cao hơn cả cho thấy các em đã có ý thức về điều này và
có ý thức với bộ môn học.

7. Điều tra hứng thú, sáng tạo của học sinh khi gặp bài khó, câu hỏi khó,


qua câu hỏi số 7 "Khi gặp bài khó, câu hỏi khó em thường làm thế nào"?. Kết
STT Phương án. Số HS Tỷ lệ %
A Em sẽ chờ giáo viên chữa bài trên lớp. 10 13,7
B Em sẽ hỏi bạn bè cách giải. 26 35,6
C Em đọc lại lý thuyết tự tìm cách giải. 37 50,7
Tỷ lệ ý kiến "đọc lại lý thuyết, tìm kiếm cách giải" và "hỏi bạn bè" chiếm
ưu thế. Điều này cho thấy các em có hứng thú và rất thực tế trong học tập, đó là
tự giác và tìm tòi kiến thức.
Giáo viên khuyến khích và nên tạo thành thói quen cho các em, kích thích
tinh thần học hỏi của các em. Làm được như vậy sẽ gây cho các em hứng thú khi
học môn Vật lý.
8. Ngoài ra để tìm hiểu hứng thú ở môn Vật lý của học sinh, tôi đặt câu
hỏi 8: "Điều gì ở môn Vật Lý khiến em thích thú nhất?"
Đa số các ý kiến khẳng định: "Thích môn Vật lý nhất là được làm các thí
nghiệm trực quan và giải thích được các hiện tượng từ đó". Điều này cho thấy:


thí nghiệm Vật lý có sức thu hút các em, tạo được hứng thú cho các em; thể hiện
tinh thần hợp tác nhóm trong học tập, tinh thần đoàn kết-giúp đỡ lẫn nhau.
Do đó cần có thiết bị thí nghiệm đầy đủ để các em có thể làm các thí
nghiệm kiểm chứng, các thí nghiệm tìm tòi phát hiện kiến thức. Giáo viên cần
có kỹ năng làm thí nghiệm tốt để có thể hướng dẫn học sinh.

5

9. Tìm hiểu tinh thần học hỏi, tính tự giác ở mức độ cao. Tôi đặt câu hỏi
số 9: "Em có hay làm thêm bài tập ngoài bài giáo viên giao cho?". Kết quả:

Các ý kiến khẳng định có làm thêm bài tập ngoài bài giáo viên cho và các
ý kiến chỉ làm bài tập được giao là tương đương. Điều này cho thấy môn Vật lý
chưa thực sự tạo được sự cuốn hút đối với các em.
IV. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
Nội dung chủ yếu của sáng kiến là 6 giải pháp giúp giáo viên gây được
hứng thú học tập đối với bộ môn Vật lí cho học sinh lớp 9. Các giải pháp đó là:
1.1. Kích thích được óc tò mò khoa học, ham hiểu biết của các em bằng
cách tạo ra những tình huống có vấn đề. Đó thường là những câu hỏi thú vị gây


hứng thú học tập, tạo nhu cầu nhận thức và có thể nghiên cứu được đối với học
1.2. Thay đổi, phát triển hiểu biết, quan niệm ban đầu của học sinh để đạt
được kiến thức mới. Tìm hiểu kĩ những tiềm ẩn trong những câu trả lời của học
sinh. Chú ý tới những kinh nghiệm của học sinh trong đó có thể tiềm ẩn những
mâu thuẫn với giả thiết và khuyến khích họ thể hiện.
1.3. Không thuyết trình liên miên, giảng giải mọi vấn đề mà dành “đất”
cho hoạt động độc lập của học sinh bằng cách tăng cường vấn đáp tìm tòi, tạo ra
các cuộc tranh luận, thảo luận.
1.4. Một giải pháp đóng vai trò không nhỏ để gây được hứng thú học tập
cho các em khi dạy học bộ môn Vật lí đó là tăng cường sử dụng thiết bị thí
nghiệm và đồ dùng dạy học theo hướng tích cực hóa hoạt động nhận thức của
học sinh. Cần tạo điều kiện để học sinh tự tay làm thí nghiệm, tự mình quan sát,
đo đạc và rút ra nhận xét, kết luận (tức là được trải nghiệm trong thực tế), tạo
điều kiện cho đa số học sinh càng nhiều càng tốt được sử dụng thiết dạy học để
hoàn thành nhiệm vụ học tập. Bởi chính ý kiến của các em cho thấy rằng "Thích


môn Vật lý nhất là được làm các thí nghiệm trực quan và giải thích được các
hiện tượng từ đó".
1.5. Giáo viên cần có kĩ năng tổ chức cho học sinh hoạt động chiếm lĩnh

kiến thức phù hợp với mục tiêu đã được lượng hóa, bao gồm :

6

Kĩ năng lựa chọn kiến thức để tổ chức học tập;
Kĩ năng đặt hệ thống câu hỏi hướng dẫn học sinh học tập. Một trong các
cách thường dùng để tạo ra sự tranh luận là đặt câu hỏi mở, tức là câu hỏi có
nhiều cách trả lời. Giảm câu hỏi có yêu cầu thấp về mặt nhận thức chỉ yêu cầu
nhớ lại kiến thức. Tăng số câu hỏi then chốt đòi hỏi sự thông hiểu, phân tích,
tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa.
Bên cạnh đó giáo viên cần rèn cho mình kĩ thuật đặt câu hỏi như sau:
Nên: Dừng lại một chút sau khi đặt câu hỏi
Nhận xét một cách khuyến khích đối với học sinh
Tạo điều kiện cho nhiều học sinh trả lời một câu hỏi
Tạo điều kiện cho mỗi học sinh được trả lời ít nhất một câu hỏi trong một


Đưa ra những gợi ý nhỏ cho các câu trả lời hoặc dựa vào một phần nào
trong câu trả lời để đặt tiếp câu hỏi.
Nhắc lại câu hỏi của mình
Tự trả lời câu hỏi mình đưa ra
Nhắc lại câu trả lời của học sinh.
Kĩ năng tổ chức hoạt động trên lớp dưới những hình thức học tập khác
nhau: học tập cá nhân hoặc học tập nhóm thông qua phiếu học tập, phiếu giao
1.6. Bên cạnh đó cũng cần tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin
trong dạy học. Bởi vật lí là môn khoa học thực nghiệm. Mọi kiến thức đều được
xây dựng từ việc quan sát các hiện tượng, quá trình trong tự nhiên và từ các thí
nghiệm. Nhiệm vụ của giáo viên là tổ chức cho học sinh tri giác trực tiếp các
hiện tượng, đối tượng nghiên cứu. Thực tế cho thấy trong một giờ học khi được
quan sát các hình ảnh liên quan đến bài học một cách trực quan các em sẽ thấy

hứng thú hơn và chăm chú hơn trong giờ học của mình.
2. Cùng với các nguyên tắc trên Books & Books còn đưa ra 5 nguyên lý


2.1. Giáo viên tìm kiếm đánh giá những ý kiến chủ yếu của học sinh.

7

Giáo viên kiên trì giới thiệu những tài liệu tới tất cả học sinh một cách
đồng loạt, học sinh có thể không coi những ý kiến riêng lẻ là quan trọng và có
thể ý tưởng của học sinh là đồng nhất, điều này cản trở nhịp độ và phương pháp
hoạt động của lớp học. Nhưng dù thế nào thì những ý tưởng của học sinh cũng là
dấu hiệu giúp giáo viên trong bài học tiếp theo.
2.2. Những hoạt động của lớp học thách thức sự dự đoán của học sinh. Tất
cả học sinh trong lớp đều có những kinh nghiệm được hình thành trong cuộc
sống, nó dẫn họ đến với những dự đoán. Thông qua hoạt động của lớp học ( Sự
tích cực chủ động của chủ thể và hợp tác với bạn đọc). Những dự đoán của học
sinh được kiểm tra, thách thức. Nó sẽ được chấp nhận nếu đúng, phải dự đoán
2.3. Giáo viên làm nảy sinh những vấn đề thích hợp.
Sự thích hợp, ý nghĩa và sự hứng thú không phải tự động gắn ở bên trong
đối tượng hoặc những vấn đề nghiên cứu. Sự thích hợp xuất hiện từ người học,
giáo viên thừa nhận vai trò trung tâm của học sinh và tìm cách tổ chức hoạt


động của học sinh làm bộc lộ chúng. Lớp học kiến tạo cấu trúc từ những kinh
nghiệm sẽ nuôi dưỡng va tạo ra giá trị của những cá nhân.
2.4. Giáo viên xây dựng những bài học xung quanh những khái niệm ban
đầu và những ý tưởng lớn.
2.5. Giáo viên đánh giá học sinh trong phạm vi mỗi ngày học. Trong lớp
học kiến tạo, giáo viên gắn việc đánh giá việc học của học sinh với mọi hoạt

động bình thường của lớp học trong mỗi buổi học.
V. KẾT QUẢ ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN
Sau khi áp dụng sáng kiến với học sinh khối lớp 9 trường THCS xã Minh
Sơn, kết quả thu được qua điều tra trong năm học 2015 – 2016 như sau:
Kết quả về chất lượng đại trà:
Khảo sát trước khi áp dụng sáng kiến (Tháng 3/2015)
Giỏi Khá Trung
SL % SL % SL % SL % SL % SL %
bình Yếu Kém TB trở


9ABC 71 9 12,6 26 36,6 31 43,8 5 7 66 93
Khảo sát sau khi áp dụng sáng kiến (Tháng 3/2016)
9ABC 73 10 13,7 39 53,4 21 28,8 4 5,5 0 69 94,5
8
Kết quả của chất lượng giáo dục đại trà, có thể thấy so với thời điểm khảo
sát trước khi áp dụng sáng kiến thì tỷ lệ % học sinh tiếp thu và hiểu bài ngay tại
lớp tăng lên rõ rệt, tỷ lệ khá giỏi tăng, giảm tỷ lệ học sinh yếu và không có học
sinh xếp loại kém của môn học.
Kết quả ôn luyện đội tuyển học sinh giỏi: Năm học 2014-2015 không có
học sinh giỏi môn Vật lí 9. Năm học 2015-2016 đạt 4 giải học sinh giỏi môn Lí
9 cấp huyện (1 giải nhất, 1 giải ba, 2 giải khuyến khích)
Với kết quả trên giúp tôi một lần nữa khẳng định việc sử dụng phương
pháp trong dạy học với các giải pháp mà tôi đã thực hiện gây được hứng thú cao
học tập cho học sinh đối với bộ môn Vật lí 9, phát huy được tính tích cực của
học sinh và hoàn toàn có khả năng nhân rộng đại trà với các khối lớp 6, 7, 8
trong trường, trong huyện, trong tỉnh. Và đồng thời cũng có thể áp dụng với các


môn khoa học thực nghiệm khác như môn Hoá học. Điều đáng kể hơn cả là tính

năng động và khả năng tự lập, ý thức kỉ luật của các em thể hiện khá rõ rệt,
quan hệ thầy trò trở lên gần gũi hơn. Trong giờ học khoảng cách giữa thầy và trò
được thu hẹp. Học sinh mạnh dạn hỏi thầy, trình bày quan điểm và lập trường
của mình, mở rộng giao tiếp và tư duy của các em.
Sáng kiến đã được áp dụng có hiệu quả tại đơn vị nhà trường và cũng đã
nhân rộng tại các đơn vị bạn trong huyện, thông qua sinh hoạt chuyên môn cấp
cụm, qua các đợt tập huấn chuyên môn, qua công tác kiểm tra chuyên môn tại
các đơn vị nhà trường. Sáng kiến được hội đồng xét duyệt sáng kiến cấp trường
đánh giá đạt hiệu quả cao.
Người viết
Đoàn Thị Bích Hạnh

9

XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG VỀ SÁNG KIẾN


.................................................................................................................................
.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................
XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO PHÒNG GDĐT VỀ SÁNG KIẾN
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................
.................................................................................................................................
.......................................................................................................................

.................................................................................................................................
.......................................................................................................................


.................................................................................................................................
.......................................................................................................................



×