Tải bản đầy đủ (.doc) (76 trang)

Hoàng văn cương NGHIÊN cứu hộp số tự ĐỘNG TRÊN ôtô CAMRY 2007

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.73 MB, 76 trang )

Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Trờng Cao đẳng nghề cơ điện Hà Nội
Khoa động lực
---------@---------

đề tài môn học
tên đề tài:

NGHIấN CU HP S T NG TRấN ễTễ CAMRY 2007
Sinh viên thực hiện : Hong Vn Cng
Lớp
: ÔTÔ 6C
Khoá học
: 2012 - 2015
Giáo viên hớng dẫn : Nguyễn Tiến Sỹ

hà nội, 2015


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

MỤC LỤC
MỤC LỤC.........................................................................................................................2
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................................4
Hoàng Văn Cương...........................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................................5
Chương I............................................................................................................................6
TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ DU LỊCH...................................6
1.2. CÁC ƯU ĐIỂM CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG............................................................8


1.3. PHÂN LOẠI HỘP SỐ TỰ ĐỘNG...........................................................................9
1. 4. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CHUNG CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG.........................11
Chương II........................................................................................................................12
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG.......................12
2.1. SƠ ĐỒ KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỘP SỐ TỰ ĐỘNG........12
Dải số...............................................................................................................................28
2.2. HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN THỦY LỰC VÀ ĐIỆN TỬ Ở HỘP SỐ TỰ ĐỘNG 28
2.2.1. Khái quát...............................................................................................................28
2.2.2. Hệ thống điều khiển thủy lực................................................................................30
2.2.3. Hệ thống điều khiển điện tử..................................................................................38
Chương III.......................................................................................................................51
SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN ĐIỀU KHIỀN HỘP SỐ TỰ ĐỘNG XE CAMRY 2007...........51
3.1. SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN XE CAMRY 2007...............................................................51
3.2. TÌM HIỂU SƠ ĐỒ MẠCH ĐIỆN HỘP SỐ TỰ ĐỘNG CAMRY 2007...............51
3.2.1. Mô tả sơ đồ............................................................................................................51
3.2.2. Các bộ phận của hệ thống EWD...........................................................................54
3.2.3. Cách đọc các mã chân giắc nối.............................................................................55
3.2.4. Hộp đấu nối và rơle...............................................................................................57
3.2.5. Giắc nối nối dây dẫn với dây dẫn.........................................................................59
3.2.6. Các điểm chia và điểm nối mát............................................................................59
3.2.7. Màu của dây..........................................................................................................60
3.2.8. Thông tin về mạch hệ thống.................................................................................61
3.2.9. Tra cứu sơ đồ mạch điện diều khiển hộp số tự động...........................................62
Chương IV.......................................................................................................................67
QUY TRÌNH KIỂM TRA, BẢO DƯỠNG VÀ SỬA CHỮA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG....67
4.1. PHÂN TÍCH KHIẾU NẠI CỦA KHÁCH HÀNG.................................................67
4.2. KIỂM TRA VÀ MÃ LỖI CHUẨN ĐOÁN...........................................................67
4.2.1. Kiểm tra các triệu chứng lỗi.................................................................................67
4.2.2. Mã lỗi chuẩn đoán.................................................................................................70


2


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

4.3. XÁC ĐỊNH CÁC TRIỆU TRỨNG.........................................................................71
KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH SƠ BỘ.........................................................................74
KẾT LUẬN.....................................................................................................................76
TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................................77

3


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

LỜI CẢM ƠN
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của nhà trường, khoa động lực cùng
tất cả các quý thầy cô trường cao đẳng cơ điện Hà Nội, đặc biệt là thầy giáo “
NGUYỄN TIẾN SỸ ” và “ Xí nghiệp trung đại tu ô tô Hà Nội” đã hướng dẫn
và giúp đỡ em hoàn thành bản báo cáo
Em xin chân thành cảm ơn!

Ngày25 tháng 04 năm 2015
Sinh viên thực hiện

Hoàng Văn Cương


4


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

LỜI MỞ ĐẦU
Hiện nay các phương tiện giao thông vận tải là một phần không thể thiếu trong
cuộc sống con người. Cũng như các sản phẩm của nền công nghiệp hiện nay, ôtô
được tích hợp các hệ thống tự động lên các dòng xe đã và đang sản suất với
chiều hướng ngày càng tăng. Hộp số tự động sử dụng trong hệ thống truyền lực
của xe là một trong số những hệ thống được khách hàng quan tâm hiện nay khi
mua xe ôtô, vì những tiện ích mà nó mang lại khi sử dụng. Việc nghiên cứu hộp
số tự động sẽ giúp chúng ta nắm bắt những kiến thức cơ bản để nâng cao hiệu
quả khi sử dụng, khai thác, sửa chữa và cải tiến chúng. Ngoài ra nó còn góp
phần xây dựng các nguồn tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu trong quá trình
học tập và công tác.
Các dòng xe ra đời với các bước đột phá về nhiên liệu mới và tiêu chuẩn khí
thải được chấp thuận trong ngành sản xuất ôtô nhằm bảo vệ môi trường thì bên
cạnh đó công nghệ sản xuất không ngừng ngày càng nâng cao, công nghệ điều
khiển và vi điều khiển ngày càng được ứng dụng rộng rãi thì việc đòi hỏi phải có
kiến thức vững vàng về tự động hóa của cán bộ kỹ thuật trong ngành.
Ở nước ta, hộp số tự động xuất hiện từ khoảng những năm 1990 trên các xe
nhập về từ nước ngoài. Hiện nay, ngoài một phần lớn các xe nhập cũ đã qua sử
dụng, một số loại xe được lắp ráp trong nước cũng đã trang bị hộp số này ngày
càng phổ biến. Do vậy nhu cầu sửa chữa, bảo dưỡng là rất lớn. Để sử dụng và
khai thác có hiệu quả tất cả các tính năng ưu việt của hộp số tự động nói riêng và
của ôtô nói chung, việc nghiên cứu và nắm vững hộp số tự động là cần thiết.

Dựa trên các nguồn tài liệu liên quan đến lĩnh vực nghiên cứu của đề tài, tiến
hành khảo sát nguyên lý làm việc của hộp số tự động, của các cụm chi tiết, giải
thích bản chất vật lý của các hiện tượng xảy ra trong quá trình hoạt động của
hộp số tự động, làm cơ sở cho quá trình thiết kế và chế tạo mô hình.
Vì những lý do trên em chọn đề tài " Nghiên cứu hộp số tự động trên ôtô
camry 2007" để làm đề tài tốt nghiệp. Em rất mong sự giúp đỡ, ý kiến đóng góp
của thầy, cô và các bạn để đề tài được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn thầy NGUYỄN TIẾN SỸ
cùng các thầy giáo bộ môn và các bạn đã giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án này.

5


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

Chương I
TỔNG QUAN VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG TRÊN Ô TÔ DU LỊCH
Khi ôtô chuyển động trên đường, sức cản chuyển động của ôtô thay đổi rất
rộng từ 20-30 lần như lúc không tải, lặng gió, đường tốt hoặc lúc ngược gió to,
đường xấu, quá tải, leo dốc… Các loại động cơ đặt trên ôtô có khả năng thay đổi
mômen trong giới hạn hẹp. Động cơ xăng khoảng 1,1 – 1,2 lần.
Động cơ diesel khoảng : 1,05 – 1,15 lần, động cơ tăng áp lớn hơn một chút.
Nhìn chung sự thay đổi mômen xuắn của động cơ không đáp ứng được sự thay
đổi mômen xuắn cần thiết để thắng sức cản chuyển động trên dường của xe. Để
giải quyết vấn đề này trên ôtô người ta phải đặt hộp số.
1.1.GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
- Số tự động là loại hộp số có thể tự động thay đổi tỷ số truyền động bằng
cách sử dụng áp suất dầu tác động tới từng li hợp hay đai bên trong. Vì thế,

khác biệt dễ thấy nhất là xe lắp số tự động không có chân côn.
Trái tim của số tự động là bộ bánh răng hành tinh. Cấu tạo của bộ bánh răng này
bao gồm bánh răng định tinh (còn gọi là bánh răng trung tâm hay bánh răng mặt
trời) nằm ở giữa;
- Các bánh răng hành tinh nhỏ ăn khớp và xoay quanh bánh răng mặt trời, được
lắp với một giá đỡ. Cuối cùng là vòng răng ngoài bao quanh và ăn khớp với các
bánh răng hành tinh nhỏ;
Trong hộp số tự động, vòng răng thường được chế tạo thêm rãnh răng ở mặt
ngoài để ăn khớp với các đĩa ma sát của ly hợp, như vậy các đĩa ma sát sẽ
chuyển động cùng với vòng răng.
Cả ba thành phần này đều có thể đóng vai trò của bánh răng truyền mô-men
xoắn, bánh răng nhận mô-men xoắn hoặc có thể cố định.
Bằng cách đổi vai như vậy, tỷ lệ truyền động sẽ thay đổi. Máy tính điện tử sẽ
tính toán mức chịu tải của động cơ cũng như tốc độ để qua đó điều khiển các li
hợp hay đai giữ thông qua áp suất dầu nhằm cố định hay cho phép các thành
phần này chuyển động;
Dưới dây là mô hình cắt bổ hộp số tự động:
6


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

Hình 1.1. Mô hình cắt bổ hộp số tự động
Số tự động có thêm bộ chuyển đổi mô-men.một loại “khớp nối” dầu giữa động
cơ và hộp số đóng vai trò thay cho li hợp ở số tay để cho phép động cơ quay độc
lập với hộp số. Với bộ chuyển đổi mô-men này, một số chuyển động trượt sẽ
xảy ra trong quá trình vận hành vì thế hiệu suất hoạt động của hộp số bị giảm
bớt. Tuy nhiên, hầu hết các bộ chuyển đổi mô-men trong hộp số hiện đại ngày

nay đã có thêm li hợp khóa để ngăn chuyển động trượt giúp bộ chuyển đổi mômen có hiệu suất hoạt động tương đương với li hợp của số tay. Mặc dù vậy, do
số tự động sử dụng một phần sức mạnh của động cơ để vận hành bơm thủy lực
tạo ra áp suất dầu điều khiển các li hợp bên trong nên số tay vẫn tiết kiệm nhiên
liệu hơn.
* Lịch sử phát triển của hộp số tự động
Xuất phát từ yêu cầu cần thiết bị truyền công suất lớn ở vận tốc cao để
trang bị trên các chiến hạm dùng trong quân sự, truyền động thủy cơ đã được
nghiên cứu và sử dụng từ lâu. Sau đó, khi các hãng sản xuất ôtô trên thế giới
phát triển mạnh và bắt đầu có sự cạnh tranh thì từ yêu cầu thực tế muốn nâng
cao chất lượng xe của mình, đồng thời tìm những bước tiến về công nghệ mới
nhằm giữ vững thị trường đã có cùng tham vọng mở rộng thị trường các hãng
sản xuất xe trên thế giới đã bước vào cuộc đua tích hợp các hệ thống tự động lên
7


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

các dòng xe xuất xưởng như: hệ thống chống hãm cứng bánh xe khi phanh, hệ
thống chỉnh góc đèn xe tự động, hệ thống treo khí nén, hộp số tự động, hệ thống
camera cảnh báo khi lùi xe, hệ thống định vị toàn cầu,…Đây là bước tiến quan
trọng thứ hai trong nền công nghiệp sản xuất ôtô sau khi động cơ đốt trong được
phát minh và xe ôtô ra đời;
Cho đến nửa đầu thập kỷ 70, hộp số được TOYOTA sử dụng phổ biến nhất
là hộp số cơ khí điều khiển bằng tay bình thường. Bắt đầu từ năm 1977 hộp số
tự động được sử dụng lần đầu tiên trên xe CROWN và số lượng hộp số tự động
được sử dụng trên xe tăng mạnh. Ngày nay hộp số tự động được trang bị thậm
chí trên cả xe hai cầu chủ động và xe tải nhỏ của hãng. Còn các hãng chế tạo xe
khác trên thế giới như: HONDA, BMW, MERCEDES, GM,…Cũng đưa hộp số

tự động áp dụng trên xe của mình ở gần mốc thời gian này.
1.2. CÁC ƯU ĐIỂM CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
- Vì sao phải sử dụng hộp số tự động
Khi tài xế đang lái xe có hộp số thường, cần sang số được sử dụng để chuyển
số để tăng hay giảm mômen kéo ở các bánh xe. Khi lái xe lên dốc hay khi động
cơ không có đủ lực kéo để vượt chướng ngại ở số đang chạy, hộp số được
chuyển về số thấp hơn bằng thao tác của người lái xe;
Vì lý do này nên điều cần thiết đối với người lái xe là phải thường xuyên nhận
biết tải và tốc độ động cơ để chuyển số một cách phù hợp. Ở xe sử dụng hộp số
tự động những nhận biết như vậy của lái xe là không cần thiết vì việc chuyển
đến số thích hợp nhất luôn được thực hiện một cách tự động tại thời điểm thích
hợp nhất theo tải động cơ và tốc độ xe.
- Các ưu điểm của hộp số tự động
So với hộp số thường, hộp số tự động có các ưu điểm sau:
* Giảm mệt mỏi cho người lái qua việc loại bỏ thao tác ngắt và đóng ly hợp
cùng thao tác chuyển số;
* Chuyển số một cách tự động và êm dịu tại các tốc độ thích hợp với chế độ
lái xe;

8


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

* Tránh cho động cơ và dẫn động khỏi bị quá tải vì ly hợp cơ khí nối giữa
động cơ và hệ thống truyền động theo kiểu cổ điển đã được thay bằng biến mô
thủy lực có hệ số an toàn cao hơn cho hệ thống truyền động ở phía sau động cơ;
* Tối ưu hóa các chế độ hoạt động của động cơ một cách tốt hơn so với xe

lắp hộp số thường, điều này làm tăng tuổi thọ của động cơ được trang bị trên xe.
1.3. PHÂN LOẠI HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
- Theo hệ thống sử dụng điều khiển
Theo hệ thống sử dụng điều khiển hộp số tự động có thể chia thành hai loại,
chúng khác nhau về hệ thống sử dụng để điều khiển chuyển số và thời điểm
khóa biến mô. Một loại là điều khiển bằng thủy lực hoàn toàn, nó chỉ sử dụng hệ
thống thủy lực để điều khiển và loại kia là loại điều khiển điện, dùng ngay các
chế độ được thiết lập trong ECU (Electronic Controlled Unit: bộ điều khiển điện
tử) để điều khiển chuyển số và khóa biến mô, loại này bao gồm cả chức năng
chẩn đoán và dự phòng, còn có tên gọi khác là ECT (Electronic Controlled
Transmission: hộp số điều khiển điện).
- Theo vị trí đặt trên xe
Ngoài phân loại theo cách điều khiển thủy lực hay điều khiển điện hộp số
tự động còn được phân loại theo vị trí đặt trên xe. Loại dùng cho các xe động cơ
đặt trước - cầu trước chủ động và động cơ đặt trước - cầu sau chủ động (hình
1.2). Các hộp số được sử dụng trên xe động cơ đặt trước - cầu trước chủ động
thiết kế gọn nhẹ hơn so với loại lắp trên xe động cơ đặt trước - cầu sau chủ động
do chúng được lắp đặt trong khoang động cơ nên bộ truyền động bánh răng cuối
cùng (vi sai) lắp ở ngay trong hộp số, còn gọi là “hộp số có vi sai”. Hộp số sử
dụng cho xe động cơ đặt trước - cầu sau chủ động có bộ truyền động bánh răng
cuối cùng (vi sai) lắp ở bên ngoài;
Cả hai loại động cơ đặt trước - cầu trước chủ động và động cơ đặt trước cầu sau chủ động đều được xây dựng và phát triển trên các dòng xe du lịch đầu
tiên khi yêu cầu tự động hóa cho xe ôtô phát triển, nhưng hiện nay hộp số tự
động còn được dùng cho cả xe tải và xe có hai cầu chủ động hay xe sử dụng ở
địa hình không có đường đi.
9


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động


Lớp ôtô 6c

- Theo cấp số tiến của xe
Ngoài cách phân loại trên còn có một số cách phân loại khác như theo cấp
số tiến của hộp số có được đa phần hộp số tự động có 4 cấp và một số nhà sản
xuất đang chuyển dần sang thế hệ hộp số mới 5 cấp, 6 cấp. Và hiện nay số cấp
mà hộp số tự động có được cao nhất là 7 cấp. Phân loại theo thiết kế cho dòng
xe lắp đặt chúng như ôtô du lịch, xe tải, xe siêu trọng;

Hình 1.2. Sơ đồ vị trí của hộp số tự động trên xe
a – Dẫn động cầu trước;

b – Dẫn động cầu sau;

1 – Mặt trước;

2 – Cụm cầu và hộp số tự động ;

3 – Trục dẫn độ;

4 – Hộp số tự động;

5– Trục các đăng;

6 – Truyền động cuối cùng của vi sai.

- Một kiểu hộp số tự động khác hiện đang dần được ứng dụng rộng rãi là
hộp số tự động vô cấp CVT (Continuosly Variable Transmission: hộp số tự
động vô cấp). Loại hộp số này sử dụng dây đai bằng kim loại và một cặp
pulley với độ rộng có thể thay đổi để mang lại tỷ số truyền khác nhau, như loại hộp số

MMT (Multi-Matic Transmission) lắp trên mẫu Civic của Honda hay trên mẫu
Lancer Gala của Mitsubishi. Với loại hộp số này, tỷ số truyền được thay đổi tùy
thuộc vào vòng tua của động cơ cũng như tải trọng.
10


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

1. 4. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CHUNG CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
- Dòng công suất truyền từ động cơ qua biến mô dòng công suất truyền từ động
cơ qua biến mô đến hộp số và đi đến hệ thống truyền động sau đó, nhờ cấu tạo
đặc biệt của biến mô vừa đóng vai trò là một khớp nối thủy lực vừa là một cơ
cấu an toàn cho hệ thống truyền lực,cũng vừa là một bộ phận khuyếch đại
mômen từ động cơ đến hệ thống truyền lực phía sau tùy vào điều kiện sử dụng ;
- Hộp số không thực hiện truyền công suất đơn thuần bằng sự ăn khớp giữa các
bánh răng mà còn thực hiện truyền công suất qua các ly hợp ma sát, để thay đổi
tỷ số truyền và đảo chiều quay thì trong hộp số sử dụng các phanh và cơ cấu
hành tinh đặc biệt với sự điều khiển tự động bằng thủy lực hay điện tử ;
- Trên thị trường hiện nay có nhiều loại hộp số tự động, phát triển theo xu hướng
nâng cao sự chính xác và hợp lý hơn trong quá trình chuyển số, kèm theo là giá
thành và công nghệ sản xuất, tuy nhiên chức năng cơ bản và nguyên lý hoạt
động là giống nhau;
- Trong hộp số tự động sự vận hành tất cả các bộ phận và kết hợp vận hành với
nhau ảnh hưởng đến toàn bộ hiệu suất làm việc của cả hộp số tự động nên yêu
cầu về tất cả các cụm chi tiết hay bộ phận cấu thành nên hộp số đều có yêu cầu
rất khắt khe về thiết kế cũng như chế tạo;
- Dòng truyền công suất trên xe có sử dụng hộp số tự động : Từ trục khuỷu động
cơ → Bánh đá → Biến mô → Trục sơ cấp hộp số → Bộ bánh răng hành tinh,

các ly hợp → Trục thứ cấp hộp số.

11


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

Chương II
CẤU TẠO VÀ NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA HỘP SỐ TỰ ĐỘNG
2.1. SƠ ĐỒ KẾT CẤU VÀ NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG HỘP SỐ TƯ
ĐỘNG
Trong hộp số tự động thường sử dụng một bộ bánh răng hành tinh 3 tốc độ.
Đối với hãng TOYOTA sử dụng một bộ bánh răng hành tinh 3 tốc độ loại
SIMPSON và một bộ truyền hành tinh OD loại WILLD cho số truyền tăng như
trên hình 2.3;
- Bộ bánh răng hành tinh 3 tốc độ lọai SIMPSON là một bộ truyền có hai
bộ bánh răng hành tinh đơn giản được bố trí trên cùng một trục. Chúng được bố
trí ở vị trí trước và sau trong hộp số và được nối với nhau thành một khối bằng
bánh răng mặt trời. Mỗi bánh răng hành tinh của bộ truyền hành tinh được lắp
trên trục hành tinh của cần dẫn và ăn khớp với bánh răng bao, bánh răng mặt trời
của bộ truyền;
- Bộ truyền hành tinh cho số truyền tăng được lắp bên cạnh bộ truyền hành
tinh 3 tốc độ, nó chủ yếu một bộ truyền hành tinh đơn giản (loại WILLD), một
phanh số truyền tăng (B0) để giữ bánh răng mặt trời, một ly hợp số truyền tăng
(C0) để nối bánh răng mặt trời và cần dẫn, một khớp một chiều cho số truyền
tăng (F0) như . Công suất được đưa vào cần dẫn số truyền tăng và đi ra từ bánh
răng bao của bộ truyền hành tinh này;
Sơ đồ bố trí các bộ truyền hành tinh hộp số tự động như hình 2.3.

9

7

8

6

5

4

3

C1

F0

C0

C2

13
10

B3

11
15


14

B0
F2

12

12

F1
B2

B1

2

1


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

Hình 2.3 Sơ đồ bố trí các bộ truyền hành tinh hộp số tự động
1 – Trục sơ cấp của hộp số;

2 – Cần dẫn bộ truyền hành tinh trước;

3- Bánh răng hành tinh trước;


4 – Bánh răng bao trước;

5 – Bánh răng mặt trời trước và sau; 6 – Bánh răng bao sau;
– Trục trung gian;

8 – Cần dẫn số truyền tăng OD;

Bánh răng số truyền tăng OD;

10 – Bánh răng mặt trời OD;

– Bánh răng chủ động trung gian; 12 – Bánh răng bị động trung gian;
Cần dẫn bộ truyền hành tinh sau;14 – Bánh răng hành tinh sau;

7
9–
11
13 –
15 –

Trục thứ cấp hộp số.
Bánh răng trung gian chủ động tương ứng với trục thứ cấp của hộp số, được lắp
ghép bằng mối ghép then hoa với trục trung gian và ăn khớp với bánh răng bị
động trung gian. Bánh răng mặt trời trước và sau quay cùng một khối với nhau.
Cần dẫn bộ truyền hành tinh trước và bánh răng bao bộ truyền hành tinh sau ăn
khớp bằng then hoa với trục trung gian như hình 3.3;
Chức năng của các bộ phận:
- Ly hợp số truyền tăng OD (C0) nối cần dẫn bộ truyền OD với bánh răng mặt
trời;
- Ly hợp số tiến (C1) dùng để nối trục sơ cấp với bánh răng bao của bộ truyền

trước;
- Ly hợp số truyền thẳng (C2) dùng nối trục sơ cấp với bánh răng mặt trời
trước và sau;
- Phanh OD (B0) khóa bánh răng mặt trời OD ngăn không cho nó quay theo cả
hai chiều thuận và ngược kim đồng hồ;
- Phanh dải (B1) khóa bánh răng mặt trời trước và sau không cho chúng quay
theo cả hai chiều thuận và ngược chiều kim đồng hồ.
- Phanh ma sát ướt (B2) khóa vành ngoài của khớp 1 chiều F1,không cho bánh
răng mặt trời quay ngược chiều kim động hồ;
- Phanh ma sát ướt (B3) khóa cần dẫn bộ truyền hành tinh sau ngăn không cho
chúng quay cả chiều thuận và ngược chiều kim đồng hồ;

13


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

- Khớp một chiều (F1) khi (B2) hoạt động, nó khóa cứng bánh răng mặt trời
trước và sau không cho chúng quay ngược chiều kim đồng hồ;
- Khớp một chiều OD (F0) nối cần dẫn bộ truyền hành tinh OD với bánh răng
mặt trời O/D khi hộp số hoạt động;
- Khớp một chiều (F2) khóa cần dẫn bộ truyền hành tinh sau, ngăn không cho
nó quay ngược chiều kim đồng hồ.
Trên hình 2.4 là mô hình hoạt động của các ly hợp, phanh và các bánh răng
khi tay số ở dãy “D” hoặc “2”, hộp số đang ở số 1;
Ly hợp số tiến (C1) hoạt động ở số 1. Chuyển động quay được truyền từ trục
sơ cấp đến bánh răng bao bộ truyền hành tinh trước làm các bánh răng hành tinh
trước quay xung quanh bánh răng mặt trời trước đồng thời nó cũng đang quay

quanh trục của nó theo chiều kim đồng hồ. Điều đó làm cho bánh răng mặt trời
trước và sau quay ngược chiều kim đồng hồ, kéo theo các bánh răng hành tinh
sau có xu hướng quay theo chiều kim đồng hồ và làm cho chúng kéo cần dẫn
quay ngược chiều kim đồng hồ xung quanh bánh răng mặt trời sau. Tuy nhiên
cần dẫn bộ truyền hành tinh sau bị khớp một chiều (F2) ngăn không cho quay
ngược chiều kim đồng hồ vì vậy nên các bánh răng hành tinh sau quay theo
chiều kim đồng hồ làm cho bánh răng bao sau quay theo chiều kim đồng hồ;
Cùng lúc đó, do các bánh răng hành tinh trước đang quay theo chiều kim
đồng hồ nên cần dẫn trước cũng sẽ quay theo chiều kim đồng hồ. Do bánh răng
bao sau và cần dẫn trước điều được lắp then hoa lên trục trung gian nên trục
trung gian sẽ quay theo chiều kim đồng hồ. Trục trung gian lại được lắp then
hoa với bánh răng chủ động trung gian nên sẽ kéo theo bánh răng chủ động
trung gian quay theo chiều kim đồng hồ;
Cần dẫn của số truyền tăng quay theo chiều kim đồng hồ. Các bánh răng
hành tinh số truyền tăng bị quay cưỡng bức theo chiều kim đồng hồ xung quanh
bánh răng mặt trời số truyền tăng và quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục
của nó. Do tốc độ quay vành trong của khớp một chiều số truyền tăng (F0)
(quay cùng một khối với bánh răng mặt trời số truyền tăng) lớn hơn tốc độ quay
vành ngoài của khớp (F0) đang quay cùng với cần dẫn của số truyền tăng khi
14


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

(F0) bị khóa. Mặt khác cần dẫn và bánh răng mặt trời số truyền tăng được nối
bằng ly hợp số truyền tăng (C0). Do vậy cần dẫn số truyền tăng và bánh răng mặt
trời sẽ quay cùng một khối theo chiều kim đồng hồ cùng với bánh răng bao. Kết
quả là bộ bánh răng hành tinh số truyền tăng quay như một khối cứng như hình

2.4;
9

7

8

6

5

4

3

2

C1

F0

1

C0

C2

13
10


14

B0
B3

F2

11

15

B2

B1

12

Hình 2.4 Mô hình hoạt động ở dãy “D” hoặc “2” số 1
1 – Trục sơ cấp của hộp số;

2 – Bộ truyền hành tinh trước;

3- Bánh răng hành tinh trước;

4 – Bánh răng bao trước;

5 –Bánh răng mặt trời trước và sau;

6 – Bánh răng bao sau;


7 – Trục trung gian;

8 – Cần dẫn số truyền tăng OD;

9 – Bánh răng bao số truyền tăng OD; 10 – Bánh răng mặt trời OD;
11 – Bánh răng chủ động trung gian;

12 – Bánh răng bị động trung gian;

13 –Bộ truyền hành tinh sau;

14 – Bánh răng hành tinh sau;

15 – Trục thứ cấp hộp số.
Trên hình 2.5 là sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển thủy lực
– điện tử khi tay số ở dãy “D” hoặc “2”, hộp số đang ở số 1;
Để chuyển từ số trung gian sang số 1 thì đường dẫn dầu đến C 1 được mở
bằng cách chuyển mạch van điều khiển như hình 2.5;
Do van điện từ số 1 bật “ON” và van điện từ số 2 bị tắt “OFF” nên đường dẫn
dầu đến C0 được mở. Sự hoạt động của C1 và F2 tạo ra đường dẫn dầu cho số 1;
15


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

Ở các vị trí “D” và “2” phanh động cơ không bị tác động do hoạt động của F 2.
Ở vị trí “L” đường dẫn từ B3 được mở và phanh bằng động cơ hoạt động.


Hình 2.5 Sơ đồ nguyên lý làm việc ở dãy “D” hoặc “2” số 1
1 – Áp suất cơ bản;

2 – Áp suất cơ bản (từ bơm dầu);

3 – Áp suất cơ bản (từ van điều khiển dãy “L”).
b. Dãy “D” số 2
Trên hình 2.6 là mô hình hoạt động của các ly hợp, phanh và các bánh răng
khi tay số ở dãy “D”, hộp số đang ở số 2;
Ly hợp số tiến (C1) đang hoạt động như khi ở số 1. Chuyển động quay của trục
sơ cấp được truyền đến bánh răng bao trước làm quay các bánh răng hành tinh
trước theo chiều kim đồng hồ, đồng thời kéo cần dẫn trước quay theo chiều kim
đồng hồ. Cùng lúc đó chuyển động của các bánh răng hành tinh trước làm hai
bánh răng mặt trời có xu hướng quay ngược chiều kim đồng hồ. Tuy nhiên, do
các bánh răng mặt trời trước và sau bị phanh số 2 (B2) và khớp một chiều (F1)
ngăn không cho quay theo chiều kim đồng hồ. Cùng lúc đó, do các bánh răng
hành tinh trước đang quay theo chiều kim đồng hồ nên cần dẫn trước cũng sẽ
quay theo chiều kim đồng hồ. Do bánh răng bao sau và cần dẫn trước điều được
16


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

lắp then hoa lên trục trung gian nên trục trung gian sẽ quay theo chiều kim đồng
hồ, trục trung gian lại được lắp then hoa với bánh răng chủ động trung gian nên
sẽ kéo theo bánh răng chủ động trung gian quay theo chiều kim đồng hồ. Tốc độ
quay của bánh răng hành tinh trước xung quanh bánh răng mặt trời lớn hơn so
với khi ở số 1, chuyển động quay này sau đó được truyền đến bánh răng đảo

chiều chủ động qua cần dẫn trước và trục trung gian như hình 2.6;
8

9

7

6

5

4

3

2

C1

F0

1

C0

C2

13
10


14

B0
B3

11

15

F2

F1
B2

B1

12

Hình 2.6 Mô hình hoạt động ở dãy “D” số 2
1 – Trục sơ cấp của hộp số;

2 – Bộ truyền hành tinh trước;

3- Bánh răng hành tinh trước;

4 – Bánh răng bao trước;

5 – Bánh răng mặt trời trước và sau; 6 – Bánh răng bao sau;
7 – Trục trung gian;


8 – Cần dẫn số truyền tăng OD;

9 – Bánh răng bao số truyền tăng OD; 10 – Bánh răng mặt trời OD;
11 – Bánh răng chủ động trung gian; 12 – Bánh răng bị động trung gian;
13 – Bộ truyền hành tinh sau;

14 – Bánh răng hành tinh sau;

15 – Trục thứ cấp hộp số.
Cần dẫn của số truyền tăng quay theo chiều kim đồng hồ. Các bánh răng
hành tinh số truyền tăng bị quay cưỡng bức theo chiều kim đồng hồ xung quanh
bánh răng mặt trời số truyền tăng và quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục
của nó. Do tốc độ quay vành trong của khớp một chiều số truyền tăng (F0) (quay
cùng một khối với bánh răng mặt trời số truyền tăng) lớn hơn tốc độ quay vành
17


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

ngoài của khớp (F0) đang quay cùng với cần dẫn của số truyền tăng khi (F0) bị
khóa. Mặt khác, cần dẫn và bánh răng mặt trời số truyền tăng được nối bằng ly
hợp số truyền tăng (C0). Do vậy, cần dẫn số truyền tăng và bánh răng mặt trời sẽ
quay cùng một khối theo chiều kim đồng hồ cùng với bánh răng bao. Kết quả là
bộ bánh răng hành tinh số truyền tăng quay như một khối cứng như hình 2.6;
Trên hình 2.7 là sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển thủy lực
– điện tử khi tay số ở dãy “D”, hộp số đang ở số 2;

Hình 2.7 Sơ đồ nguyên lý làm việc ở dãy “D” số 2

1 – Áp suất cơ bản;

2 – Áp suất cơ bản (từ bơm dầu;

3 – Áp suất cơ bản (từ van điều khiển dãy “2”).
Van điện từ số 2 được chuyển từ tắt “OFF” sang bặt “ON” theo tín hiệu từ
ECU (van điện từ số 1 bật và van điện từ số 2 bật) như hình 2.7;
Áp suất thủy lực cấp lên phía trên các van chuyển số 1 – 2 và 3 – 4 được xả ra
và van chuyển số 1 – 2 được đẩy lên do lực lò xo. Do đó, đường dẫn dầu mở vào
B2, C1 và B2 (F1) hoạt động để chuyển sang số 2;
Ở dãy “D” phanh bằng động cơ không bị tác động do hoạt động của F 1. Ở dãy
“2” đường dẫn dầu vào B2 được mở và phanh động cơ được tác động.
18


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

c. Dãy “D” số 3
Trên hình 2.8 là mô hình hoạt động của các ly hợp, phanh và các bánh răng
khi tay số ở dãy “D”, hộp số đang ở số 3;
9

7

8

6


5

4

3

2

C1

F0

1

C0

C2

13
10

14

B0
B3

F2

11


15

F1
B2

B1

12

Hình 2.8 Mô hình hoạt động ở dãy “D” số 3
1 –Trục sơ cấp của hộp số;

2 –Bộ truyền hành tinh trước;

3- Bánh răng hành tinh trước;

4 – Bánh răng bao trước;

5 – Bánh răng mặt trời trước và sau;

6 – Bánh răng bao sau;

7 – Trục trung gian;

8 – Cần dẫn số truyền tăng OD;

9 –Bánh răng bao số truyền tăng OD;

10 – Bánh răng mặt trời OD;


11 – Bánh răng chủ động trung gian;

12 – Bánh răng bị động trung gian;

13 – Bộ truyền hành tinh sau;

14 – Bánh răng hành tinh sau;

15 – Trục thứ cấp hộp số.
Ở số 3 ly hợp số tiến (C1) và ly hợp số truyền thẳng (C2) điều hoạt động.
Chuyển động quay của trục sơ cấp do đó được truyền trực tiếp đến bánh răng
bao phía trước bằng ly hợp (C1) và đến bánh răng mặt trời trước và sau bằng ly
hơp (C2). Điều này làm cho bánh răng bao phía trước quay cùng với trục sơ cấp,
do các bánh răng mặt trời trước bị khóa và bộ truyền hành tinh trước quay cùng
một khối với trục sơ cấp. Cũng như ở số 1 và 2 chuyển động quay của cần dẫn
trước được truyền đến bánh răng trung gian chủ động làm nó quay theo chiều
kim đồng hồ như hình 2.8;
19


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

Cần dẫn của số truyền tăng quay theo chiều kim đồng hồ;
Các bánh răng hành tinh số truyền tăng bị quay cưỡng bức theo chiều kim
đồng hồ xung quanh bánh răng mặt trời số truyền tăng và quay ngược chiều kim
đồng hồ quanh trục của nó. Do tốc độ quay vành trong của khớp một chiều số
truyền tăng (F0) (quay cùng một khối với bánh răng mặt trời số truyền tăng) lớn
hơn tốc độ quay vành ngoài của khớp (F0) đang quay cùng với cần dẫn của số

truyền tăng khi (F0) bị khóa. Mặt khác, cần dẫn và bánh răng mặt trời số truyền
tăng được nối bằng ly hợp số truyền tăng (C0). Do vậy, cần dẫn số truyền tăng
và bánh răng mặt trời sẽ quay cùng một khối theo chiều kim đồng hồ cùng với
bánh răng bao. Kết quả là bộ bánh răng hành tinh số truyền tăng quay như một
khối cứng như hình 2.8;
Trên hình 2.9 là sơ đồ nguyên lý làm việc khi tay số ở dãy “D”, ở số 3.

Hình 2.9 Sơ đồ nguyên lý làm việc ở dãy “D” số 3
20


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động
1 – Áp suất cơ bản;

Lớp ôtô 6c

2 – Áp suất cơ bản (từ bơm dầu).

Van điện từ số 1 được chuyển từ bật “ON” sang tắt “OFF” theo tín hiệu từ
ECU (Van điện từ số 1 tắt “OFF’ và van điện từ số 2 bật “ON”) như hình 2.9;
Áp suất thủy lực bắt đầu được tác động lên phía trên van chuyển số 2 – 3 và
đẩy van chuyển số 2 – 3 xuống. Do đó, đường dẫn dầu mở vào C 2, C1 và C2 hoạt
động để chuyển sang số 3.
d. Dãy “D” số truyền tăng OD
Trên hình 3.10 là mô hình hoạt động của các ly hợp, phanh và các bánh răng
khi tay số ở dãy “D”, hộp số đang ở số truyền tăng OD;
Ở số truyền tăng OD ly hợp số tiến (C1) và ly hợp số truyền thẳng (C2) điều
hoạt động. Chuyển động quay của trục sơ cấp do đó được truyền trực tiếp đến
bánh răng bao phía trước bằng ly hợp (C1) và đến bánh răng mặt trời trước và
sau bằng ly hơp (C2). Điều này làm cho bánh răng bao phía trước quay cùng với

trục sơ cấp, do các bánh răng mặt trời trước bị khóa và bộ truyền hành tinh trước
quay cùng một khối với trục sơ cấp;
Ở số truyền tăng, phanh OD (B0) sẽ khóa bánh răng mặt trời OD nên khi cần
dẫn mang bánh răng hành tinh của bộ số truyền tăng quay theo chiều kim đồng
hồ, các bánh răng hành tinh OD quay xung quanh bánh răng mặt trời theo chiều
kim đồng hồ, đồng thời quay quanh trục của nó. Do vậy bánh răng bao OD quay
theo chiều kim đồng hồ nhanh hơn cần dẫn OD như hình 2.10;
9

8

7

6

5

4

3

C1

F0

C0

C2

13

10

14

B0
B3

11

15

F2

F1
B2

12

21

B1

2

1


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c


Hình 2.10 Mô hình hoạt động ở dãy “D” số truyền tăng OD
1 – Trục sơ cấp của hộp số;

2 – Bộ truyền hành tinh trước;

3- Bánh răng hành tinh trước;

4 – Bánh răng bao trước;

5 – Bánh răng mặt trời trước và sau;

6 – Bánh răng bao sau;

7 – Trục trung gian;

8 – Cần dẫn số truyền tăng OD;

9 –Bánh răng bao số truyền tăng OD; 10 – Bánh răng mặt trời OD;
11 – Bánh răng chủ động trung gian;

12 – Bánh răng bị động trung gian;

13 –Bộ truyền hành tinh sau;

14 – Bánh răng hành tinh sau;

15 – Trục thứ cấp hộp số.
Trên hình 2.11 là sơ đồ nguyên lý làm việc của hệ thống điều khiển thủy
lực – điện tử khi tay số ở dãy “D”, hộp số đang ở số truyền tăng OD;


Hình 2.11 Sơ đồ nguyên lý làm việc ở dãy “D” số truyền tăng OD
1 – Áp suất cơ bản;

2 – Áp suất cơ bản (từ bơm dầu).

22


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

Van điện từ số 2 được chuyển từ bật “ON” sang tắt “OFF” theo các tín hiệu
từ ECU (van điện từ số 1 tắt và van điện từ số 2 tắt) như hình 2.11;
Áp suất thủy lực bắt đầu tác động lên phía trên của van chuyển số 1 – 2 và 3 –
4 và đẩy van chuyển số 3 – 4 xuống (áp suất cơ bản từ van chuyển 2 – 3 tác
động vào dưới van chuyển số 1 – 2, do đó van chuyển số 1 – 2 không di động) ;
Vì vậy, đường dẫn dầu đang tác động lên C 0 từ B0 được chuyển mạch và tốc độ
được chuyển lên số truyền tăng OD;
Khi công tắc số truyền tăng tắt “OFF”, nó không thể chuyển lên số OD vì
ECU không gởi tín hiệu ngắt van điện từ số 2.
e. Dãy “2” số 2, phanh bằng động cơ
Trên hình 3.12 là mô hình hoạt động của các ly hợp, phanh và các bánh
răng khi tay số ở dãy “2”, hộp số đang ở số 2.
9

7

8


6

5

4

3

C1

F0

2

1

C0

C2

13
10

14

B0
B3

F2


11

15

F1
B2

B1

12

Hình 2.12 Mô hình hoạt động ở dãy “2” số 2
1 – Trục sơ cấp của hộp số;

2 – Bộ truyền hành tinh trước;

3- Bánh răng hành tinh trước;

4 – Bánh răng bao trước;

5 – Bánh răng mặt trời trước và sau;

6 – Bánh răng bao sau;

7 – Trục trung gian;

8 – Cần dẫn số truyền tăng OD;

9 –Bánh răng bao số truyền tăng OD; 10 – Bánh răng mặt trời OD;

11 – Bánh răng chủ động trung gian;

12 – Bánh răng bị động trung gian;

23


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động
13 –Bộ truyền hành tinh sau;

Lớp ôtô 6c

14 –Bánh răng hành tinh sau;

15 – Trục thứ cấp hộp số.
Khi xe đang giảm tốc độ ở số 2 với cần chọn số ở vị trí số “2”, ngoài các cơ
cấu hoạt động khi xe đang chạy ở số 2 với cần chọn số ở vị trí “D” thì phanh dải
(B1) của số 2 cũng hoạt động. Sự kết hợp này tạo nên quá trình phanh bằng động
cơ như hình 2.12;
Khi hộp số được dẫn động bởi các bánh xe, chuyển động từ bánh răng trung
gian chủ động được truyền từ trục trung gian đến cần dẫn trước làm bánh răng
hành tinh trước quay xung quanh bánh răng mặt trời trước và sau theo chiều kim
đồng hồ làm cho các bánh răng hành tinh có xu hướng quay ngược chiều kim
đồng hồ trong khi các bánh răng mặt trời trước và sau có xu hướng quay theo
cùng chiều kim đồng hồ. Do bánh răng mặt trời bị khóa bởi phanh dải (B1) nên
các bánh răng hành tinh trước quay theo chiều kim đồng hồ kéo theo các bánh
răng bao trước cũng quay theo chiều kim đồng hồ, chuyển động quay này truyền
đến trục sơ cấp của hộp số tạo nên hiện tượng phanh bằng động cơ;
Nhưng khi xe đang giảm tốc độ ở số 2 với vi trí cần chọn số ở vị trí “D”. Do
khớp một chiều (F1) không ngăn cản chuyển động quay theo chiều kim đồng hồ

của bánh răng mặt trời trước và sau, do vậy các bánh răng mặt trời chỉ quay trơn
và không xảy ra phanh động cơ;
Cần dẫn của số truyền tăng quay theo chiều kim đồng hồ. Các bánh răng
hành tinh số truyền tăng bị quay cưỡng bức theo chiều kim đồng hồ xung quanh
bánh răng mặt trời số truyền tăng và quay ngược chiều kim đồng hồ quanh trục
của nó. Do tốc độ quay vành trong của khớp một chiều số truyền tăng (F0) (quay
cùng một khối với bánh răng mặt trời số truyền tăng) lớn hơn tốc độ quay vành
ngoài của khớp (F0) đang quay cùng với cần dẫn của số truyền tăng khi (F0) bị
khóa. Mặt khác, cần dẫn và bánh răng mặt trời số truyền tăng được nối bằng ly
hợp số truyền tăng (C0). Do vậy, cần dẫn số truyền tăng và bánh răng mặt trời sẽ
quay cùng một khối theo chiều kim đồng hồ cùng với bánh răng bao. Kết quả là
bộ bánh răng hành tinh số truyền tăng quay như một khối cứng như hình 2.12.
f. Dãy “L” số 1, phanh bằng động cơ
24


Bảo dưỡng và sửa chữa hộp số tự động

Lớp ôtô 6c

Trên hình 2.13 là mô hình hoạt động của các ly hợp, phanh và các bánh
răng khi tay số ở dãy “L”, hộp số đang ở số 1.
9

7

8

6


5

4

3

C1

F0

2

1

C0

C2

13
10

14

B0
B3

F2

11


15

F1
B2

B1

12

Hình 2.13 Mô hình hoạt động ở dãy “L” số 1
1 – Trục sơ cấp của hộp số;

2 – Bộ truyền hành tinh trước;

3- Bánh răng hành tinh trước;

4 – Bánh răng bao trước;

5 – Bánh răng mặt trời trước và sau;

6 – Bánh răng bao sau;

7 – Trục trung gian;

8 – Cần dẫn số truyền tăng OD;

9 –Bánh răng bao số truyền tăng OD; 10 – Bánh răng mặt trời OD;
11 – Bánh răng chủ động trung gian;

12 – Bánh răng bị động trung gian;


13 –Bộ truyền hành tinh sau;

14 – Bánh răng hành tinh sau;

15 – Trục thứ cấp hộp số.
Khi xe đang chạy ở số 1 với cần chon số ở vị trí “L”, ngoài các cơ cấu hoạt
động khi xe đang chạy ở số 1 với cần chọn số ở vị trí “D” hay “2”(có nghĩa là ly
hợp số tiến (C1), khớp một chiều (F2) cùng hoạt động) thì phanh số lùi (B3) cũng
hoạt động. Điều đó tạo nên quá trình phanh bằng động cơ;
Dòng truyền công suất khi hộp số đang dẫn động các bánh xe với cần số ở
vị trí “L” giống như khi cần số ở vị trí “D”. Chuyển động quay của bánh răng
chủ động trung gian được truyền từ trục trung gian đến bánh răng bao bộ truyền
hành tinh sau làm cho cần dẫn của bộ truyền hành tinh sau có xu hướng quay
theo chiều kim đồng hồ xung quanh bánh răng mặt trời trước và sau. Vì cần dẫn
của bộ truyền hành tinh sau bị khóa bởi khớp một chiều F 1, phanh (B3) làm các
25


×