Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Tiểu luận môi trường và con người

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (157.91 KB, 11 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC MỎ - ĐỊA CHẤT
BỘ MÔN MÔI TRƯỜNG
----------

PHẠM VĂN BÌNH
MSSV:1421040020

NƯỚC VÀ VẤN ĐỀ Ô NHIỄM NGUỒN NƯỚC HIỆN NAY

TIỂU LUẬN MÔN HỌC
MÔI TRƯỜNG VÀ CON NGƯỜI
GV:TRẦN HỒNG HÀ

1


MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang ngày càng trở nên nghiêm
trọng ở Việt Nam.Trên các phương tiện thông tin đại chúng,hằng ngày chúng ta
dễ dàng bắt gặp những hình ảnh thông tin về việc môi trường đang trở nên ô
nhiễm.Bất chấp những lời kêu gọi bảo vệ môi trường,tình trạng ô nhiễm càng lúc
càng trở nên nghiêm trọng.Theo một nghiên cứu về chỉ số môi trường ổn định do
trường đại học Yale (Mỹ) thực hiện Việt Nam đứng thứ hạng thấp nhất trong các
nước Đông Nam Á. Đáng báo động nhất phải kể đến tình trạng ô nhiễm nguồn
nước. Nước là một nhân tố quan trọng cấu thành nên môi trường, quyết định sự
tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia cũng như của cả hành tinh. Tài nguyên
nước là nguồn tài nguyên vừa hữu hạn, vừa vô hạn tuy nhiên hiện nay nguồn tài
nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang phải đối mặt với nguy cơ ô
nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và sạch là một hiểm


họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên trái
đất. Trong những trong những năm qua, sự tăng nhanh về dân số và khai thác
quá mức tài nguyên nước, các tài nguyên đất và rừng đã làm suy kiệt nguồn
nước, việc phát triển đô thị và công nghiệp nhưng không có biện pháp quản lý
chặt chẽ và xử lý chất thải theo yêu cầu cũng đã làm ô nhiễm nguồn nước . Do đó
con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên nước. Bảo vệ tài nguyên nước nay đã trở thành một trong các
chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước ta. Bằng những biện pháp và
chính sách khác nhau, Nhà nước ta đã và đang can thiệp mạnh mẽ và các hoạt
động cả cá nhân và tổ chức trong xã hội để bảo vệ tài nguyên nước, ngăn chặn
gây ô nhiễm và suy thoái tài nguyên nước. Vai trò to lớn của nước đối với đời
sống con người cũng như tính phức tạp của các quan hệ xã hội phát sinh trong
quá trình khai thác, sử dụng, tác động tới nước, tất yếu dẫn tới phải bảo vệ tài
nguyên nước bằng pháp luật với những quy định cụ thể về các nguồn nước và
nghĩa vụ bảo vệ tài nguyên nước.Việc bảo vệ tài nguyên nước, kiểm soát ô nhiễm
và suy thoái tài nguyên nước bằng pháp luật là một biện pháp quan trọng và
đem lại hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn còn một số khó khăn trong việc triển khai và
2


thực hiện.Thế giới và đặc biệt là Việt Nam đứng trước nguy cơ về khủng hoảng
nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị
thiếu trầm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn.
Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước
mưa,… đều đang dần cạn kiệt.
Chính vì vậy,em làm bài tiểu luận này để hiểu rõ hơn về tình trạng của nguồn
nước và những gì con người đang làm để đối xử với nguồn nước sạch đáng quý
ấy

NỘI DUNG CHÍNH

A,Nước là gì?Vai trò và tầm quan trọng của nước?
1,Nước là gì
- Là chất lỏng ở nhiệt độ thường, không màu, không mùi, không vị. Phân tử
nước gồm hai nguyên tử hidro và một nguyên tử oxi.Góc liên kết của phân tử
nước là 104,450
- Nước có ảnh hưởng tới khí hậu và là nguyên nhân tạo ra thời tiết. Nước là
thành phần quan trọng của tế bào và là môi trường cho các cơ quan sinh hóa
như quang hợp...nước được sử dụng trong công nghiệp từ lâu như nguồn nhiên
liệu( cối xay nước, nhà máy hơi nước, nhà máy thủy điện)…
2,Vai trò,tầm quan trọng của nước đối với môi trường và cuộc sống con
người
- Nước là một trong những nguồn tài nguyên thiên nhiên cơ bản và quý giá nhất
một loại hàng hóa đặc biệt nước có những vai trò to lớn trong tự nhiên như sau:
trực tiếp duy trì sự sống và sản xuất của con người ; là môi trường sống của các
loài thủy sinh và ổ sinh thái của nhiều loài khác; là yếu tố tạo thành khí hậu địa
hình; là nguồn cung cấp năng lượng; là đường giao thông;chứa đựng chất thải
xử lý làm sạch môi trường; tạo cảnh quan văn hóa đặc thù
- Hơn 70% diện tích của Trái Đất được bao phủ bởi nước. Lượng nước trên Trái
Đất có vào khoảng 1,38 tỉ km³.tuy nhiênchỉ có 0,3% nước trên toàn thế giới (hay
3,6 triệu km³) là có thể sử dụng làm nước uống.
- Con người mỗi ngày cần 250 lít nước cho sinh hoạt, 1500 lít nước cho hoạt
động công nghiệp và 2000 lít nước cho hoạt động nông nghiệp. Nước chiếm 99%
trọng lượng sinh vật sống trong môi trường nước và 44% trọng lượng con
3


người…để sản xuất 1 tấn giấy cần 250 tấn nước, 1 tấn đạm cần 600 tấn nước...có
thể nói, sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước.
B,Ô nhiễm nguồn nước là gì?Nguyên nhân?
1. Ô nhiễm nguồn nước là gì?

- Là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước không đáp ứng cho các mục đích
sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và có ảnh hưởng xấu đến đời
sống con người và sinh vật.
Nước trong tự nhiên tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau: nước cống, nước ở
các sông hồ, tồn tại ở thể hơi trong không khí. Nước bị ô nhiễm nghĩa là thành
phần của nó tồn tại các chất khác, mà các chất này có thể gây hại cho con người
và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên. Nước ô nhiễm thường là khó khắc phục
mà phải phòng tránh từ đầu.
Trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, dưới tốc độ phát triển như hiện nay con
người vô tình làm ô nhiễm nguồn nước bằng các hóa chất,chất thải từ các nhà
máy, xí nghiệp. Các đơn vị cá nhân sử dụng nước ngầm dưới hình thức
khoan giếng, sau khi ngưng không sử dụng không bịt kín các lỗ khoan lại làm
cho nước bẩn chảy lẫn vào làm ô nhiễm nguồn nước ngầm. Các nhà máy xí
nghiệp xả khói bụi công nghiệp vào không khí làm ô nhiễm không khí, khi
trời mưa, các chất ô nhiễm này sẽ lẫn vào trong nước mưa cũng góp phần làm ô
nhiễm nguồn nước.
2. Nguyên nhân gây ô nhiễm nước.
Ô nhiễm môi trường nước chủ yếu do các nguồn nước thải.
- Nước thải là chất lỏng được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã
bị thay đổi tính chất ban đầu của chúng.
Thông thường nước thải được phân loại theo nguồn gốc phát sinh ra chủng:
+ Nước thải sinh hoạt: từ các khu dân cư, khu vực hoạt động thương mại, công
sờ, trường học...
+ Nước thải công nghiệp: từ các nhà máy đang hoạt động.
+Nước thấm qua: đây là nước mưa thấm vào hệ thống cống bằng nhiều cách
khác nhau qua các khớp nối, các ống có khuyết tật hoặc thành các hố ga.
+ Nước thải tự nhiên: Nước mưa được xem như nước thải tự nhiên. Ở những
thành phố hiện đại, chúng được thu gom theo một hệ thống thoát riêng.
4



+ Nước thải đô thị: là hỗn hợp của các loại nước thải kể trên.
- Theo quan điểm quản lý môi trường, các nguồn gây ô nhiễm nước còn được
phân thành hai loại: nguồn xác định và nguồn không xác định.
Sự phân loại này rất có ích khi đề cập tới các vấn đề điều chỉnh kiểm soát ô
nhiễm. Do hoạt động nhân tạo và tự nhiên (phá rừng, lụt lội, xói mòn, thải các
chất thải, ....) đã làm ô nhiễm môi trường nước một cách nghiêm họng.
- Ô nhiễm hữu cơ: thường gây hiện tượng phì dưỡng việc thu nhận oxy chậm dẫn
đến việc sinh vật phát triển chậm. Nguyên nhân: do nước thải của các nhà máy
sản xuât thực phẩm như bánh mứt kẹo, đường, rượu, bia...
- Ô nhiễm do nguồn thải sinh hoạt:

Các vi khuẩn gây bệnh dễ dàng truyền qua nước bị ô nhiễm vào cơ thể
như: khuẩn tả, E. coli, Vibrio, Eltor gây bệnh tả, thương hàn, kiết lỵ, vàng
da.

Các ký sinh trùng trong nước làm lan truyền bệnh giun, đặc biệt ờ những
nơi canh tác sử dụng phân tươi bón cho đồng ruộng.

Siêu vi khuẩn trong nước như siêu vi khuẩn đường ruột, bại liệt, viêm gan
có thể gặp trong nước thải sinh hoạt, nước bị ô nhiễm.

Ngoài ra, còn có những vi khuẩn gây trờ ngại giản tiếp cho sức khỏe con
người. Ví dụ: tảo, nhuyễn khuẩn, giáp xác biến nước tự nhiên thành nước
không hợp cho sinh hoạt do tính chất cảm quan, hoặc cản trở hệ thống xử
lý.
Ô nhiễm hóa học:

Chất hoạt tính: tham gia vào quá trình phì dưỡng.


Alkyl benzen sunfonat (ABS): nếu có trong nước sẽ làm giảm hàm lượng
oxy hòa tan DO, giảm khả năng quang hợp của cây thủy sinh, gây chết cá.

Bón phân hóa học NPK với lượng dư thừa nitơ, photpho trong đất và bị
rửa trôi xuống các hồ ao gây hiện tượng phú dưỡng. Thuốc trừ sâu diệt cỏ
có khả năng làm chết động vật, thực vật và tích tụ sinh học.

Nguồn ngước thải công nghiệp có thể mang tính axit,bazơ hoặc chứa các
kim loại độc và dầu mỡ…là nguồn gây ô nhiễm hóa học lớn nhất.Các
nghiên cứu cho thấy 90% trứng cá bị tiêu diệt ở khu vực có dầu mỡ.Hằng
năm,ở cảng biển Thái Lan có 50.000 chim biển chết do ngộ độc dầu
Tốc độ công nghiệp hoá và đô thị hoá khá nhanh và sự gia tăng dân số gây áp lực
ngày càng nặng nề đối với tài nguyên nước trong vùng lãnh thổ. Môi trường
nước ở nhiều đô thị, khu công nghiệp và làng nghề ngày càng bị ô nhiễm bởi
nước thải, khí thải và chất thải rắn. Ở các thành phố lớn, đông dân chất thải do
sinh hoạt cũng là một nguyên nhân quan trọng đang gây ô nhiễm môi trường
nước. Ô nhiễm nước do sản xuất công nghiệp là rất nặng.
5


Tình trạng ô nhiễm nước ở các đô thị, nước thải, rác thải sinh hoạt không có hệ
thống xử lý tập trung mà trực tiếp xả ra nguồn tiếp nhận (sông, hồ, kênh,
mương). Mặt khác, còn rất nhiều cơ sở sản xuất không xử lý nước thải, phần lớn
các bệnh viện và cơ sở y tế lớn chưa có hệ thống xử lý nước thải, một lượng rác
thải rắn lớn trong thành phố không thu gom hết được… là những nguồn quan
trọng gây ra ô nhiễm nguồn nước.
Về tình trạng ô nhiễm nước ở nông thôn và khu vực sản xuất nông nghiệp, hiện
nay ở nước ta có gần 76% dân số đang sinh sống ở nông thôn là nơi cơ sở hạ
tầng còn lạc hậu, phần lớn các chất thải của con người và gia súc không được xử
lý nên thấm xuống đất hoặc bị rửa trôi, làm cho tình trạng ô nhiễm nguồn nước

về mặt hữu cơ và vi sinh vật ngày càng cao.
Tóm lại có rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan dẫn đến tình trạng ô
nhiễm môi trường nước như: sự gia tăng dân số, mặt trái của quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, cơ sở hạ tầng yếu kém, lạc hậu, nhận thức của người
dân về vấn đề môi trường còn chưa cao… Đáng chú ý là sự bất cập trong hoạt
động quản lý, bảo vệ môi trường. Nhận thức của nhiều cơ quan quản lý, tổ chức
và cá nhân có trách nhiệm về nhiệm vụ bảo vệ môi trường nước chưa sâu sắc và
đầy đủ, chưa thấy rõ ô nhiễm môi trường nước là loại ô nhiễm gây nguy hiểm
trực tiếp, hàng ngày và khó khắc phục đối với đời sống con người cũng như sự
phát triển bền vững của đất nước.

C.Tình trạng ô nhiễm nguồn nước.
1. Tình trang ô nhiễm nước trên thể giới.
Trong thập niên 60, ô nhiễm nước lục địa và đại dương gia tăng với nhịp độ
đáng lo ngại. Tiến độ ô nhiễm nước phản ánh trung thực tiến bộ phát triển kỹ
nghệ. Sau đây là vài thí dụ tiêu biểu:
+ Anh: Đầu thế kỷ 19, sông Tamise rất sạch. Nó trở thành ống cống lộ thiên vào
giữa thế kỷ này. Các sông khác cũng có tình trạng tương tự trước khi người ta
đưa ra các biện pháp bảo vệ nghiêm ngặt.
+ Nước Pháp rộng hơn, kỹ nghệ phân tán, nhiều sông rộng lớn, nhưng vấn đề
cũng không khác bao nhiêu. Cuối thế kỷ 18. các sông lớn và nước ngầm nhiều nơi
không còn dùng làm nước sinh hoạt được nữa, 5.000 km sông của Pháp bị ô
nhiễm mãn tính.
+ Hoa Kỳ: Vùng Đại hồ bị ô nhiễm nặng, trong đó hồ Erie, Ontario đặc biệt
nghiêm trọng.
6


+ Ngày 13/1/2005, vụ nổ nhà máy hóa dầu ở thành phố Cát Lâm (Trung Quốc)
gây ô nhiễm sông Tùng Hoa với chất benzen, mức độ ô nhiễm dầu gấp 50 lần

mức độ cho phép.
2.Tình trang ô nhiễm nước ở Việt Nam.
Nuớc ta có nền công nghiệp chua phát triển mạnh, các khu công nghiệp và các đô
thị chua đông lắm nhung tình trạng ô nhiễm nuớc đã xảy ra ở nhiều nơi với các
mức độ nghiêm trọng khác nhau.
+ Nông nghiệp là ngành sử dụng nhiều nuớc nhất, dùng để tuới lúa và hoa màu,
chủ yếu là ở đồng bằng sông Cửu Long và sông Hồng. Việc sử dụng nông duợc và
phân bón hoá học càng góp thêm phần ô nhiễm môi truờng nông thôn.
+ Công nghiệp là ngành làm ô nhiễm nuớc quan trọng, mỗi ngành có một loại
nuớc thải khác nhau. Khu công nghiệp Thái Nguyên thải nuớc biến Sông cầu
thành màu đen, mặt nuớc sủi bọt trên chiều dài hàng chục cây số. Khu công
nghiệp Việt Trì xả mỗi ngày hàng ngàn mét khối nuớc thải của nhà máy hoá
chất, thuốc trừ sâu, giấy, dệt... xuống Sông Hồng làm nuớc bị nhiễm bẩn đáng kể.
Khu công nghiệp Biên Hoà và TP.HCM tạo ra nguồn nuớc thải công nghiệp và
sinh hoạt rất lớn, làm nhiễm bẩn tất cả các sông rạch ở đây và cả vùng phụ cận.
+ Nuớc dùng trong sinh hoạt của dân cu ngày càng tăng nhanh do tăng dân số
và các đô thị. Nuớc cống từ nuớc thải sinh hoạt cộng với nuớc thải của các cơ sở
tiểu thủ công nghiệp trong khu dân cu là đặc trung ô nhiễm của các đô thị ở
nuớc ta.
Các loại nước thải đều được trực tiếp thải ra môi trường, chưa qua xử lý gì cả.
+ Nước ngầm cũng bị ô nhiễm, do nước sinh hoạt hay công nghiệp và nông
nghiệp, việc khai thác tràn lan nước ngầm làm cho hiện tượng nhiễm mặn và
nhiễm phèn xảy ra ở những vùng ven biển Sông Hồng, sông Thái Bình, sông Cửu
Long, ven biển miền Trung...
D.Hậu quả của ô nhiễm nguồn nước
Hậu quả chung của tình trạng ô nhiễm nước là tỉ lệ người mắc các bệnh cấp và
mạn tính liên quan đến ô nhiễm nước như viêm màng kết, tiêu chảy, ung thư…
ngày càng tăng. Người dân sinh sống quanh khu vực ô nhiễm ngày càng mắc
nhiều loại bệnh tình nghi là do dùng nước bẩn trong mọi sinh hoạt. Ngoài ra ô
nhiễm nguồn nước còn gây tổn thất lớn cho các ngành sản xuất kinh doanh, các

hộ nuôi trồng thủy sản.
7


Các nghiên cứu khoa học cũng cho thấy, khi sử dụng nước nhiễm asen để ăn
uống, con người có thể mắc bệnh ung thư trong đó thường gặp là ung thư da.
Ngoài ra, asen còn gây nhiễm độc hệ thống tuần hoàn khi uống phải nguồn nước
có hàm lượng asen 0,1mg/l. Vì vậy, cần phải xử lý nước nhiễm asen trước khi
dùng cho sinh hoạt và ăn uống.
Người nhiễm chì lâu ngày có thể mắc bệnh thận, thần kinh, nhiễm Amoni, Nitrat,
Nitrit gây mắc bệnh xanh da, thiếu máu, có thể gây ung thư. Metyl tert-butyl ete
(MTBE) là chất phụ gia phổ biến trong khai thác dầu lửa có khả năng gây ung
thư rất cao. Nhiễm Natri (Na) gây bệnh cao huyết áp, bệnh tim mạch, lưu huỳnh
gây bệnh về đường tiêu hoá, Kali, Cadimi gây bệnh thoái hoá cột sống, đau lưng.
Hợp chất hữu cơ, thuốc trừ sâu, thuốc diệt côn trùng, diệt cỏ, thuốc kích thích
tăng trưởng, thuốc bảo quản thực phẩm, phốt pho... gây ngộ độc, viêm gan, nôn
mửa.
Tiếp xúc lâu dài sẽ gây ung thư nghiêm trọng các cơ quan nội tạng. Chất tẩy
trắng Xenon peroxide, sodium percarbonate gây viêm đường hô hấp, oxalate kết
hợp với calcium tạo ra calcium oxalate gây đau thận, sỏi mật. Vi khuẩn, ký sinh
trùng các loại là nguyên nhân gây các bệnh đường tiêu hóa, nhiễm giun, sán. Kim
loại nặng các loại: Titan, Sắt, chì, cadimi, asen, thuỷ ngân, kẽm gây đau thần
kinh, thận, hệ bài tiết, viêm xương, thiếu máu.
E.Giải pháp khắc phục
1. Nhà nước:
Xây dựng luật bảo vệ môi trường sửa đổi và các văn bản hướng dẫn thi hành
bảo đảm khắc phục những tồn tại, bất cập hiện nay.
Tăng cường các hoạt động kiểm soát ô nhiễm trong toàn quốc, tập trung vào
các khu kinh tế, khu công nghiệp, cụm công nghiệp và làng nghề và cải thiện môi
trường tại làng nghề.

Đẩy mạnh công tác truyền thông về môi trường so với các năm trước, tăng
cường công nghệ thông tin, phối hợp chặt chẽ trong việc cung cấp thông tin lên
cổng thông tin điện tử Tổng cục, triển khai hệ thống thông tin điều hành tác
nghiệp trên toàn Tổng cục.
Cần phát huy vai trò của tư vấn về công nghệ môi trường, xây dựng các mô
hình nhằm thu hút các đối tượng khác nhau trong xã hội tham gia. Tăng cường
các hoạt động nghiên cứu khoa học về môi trường, nâng cao công tác hợp tác
quốc tế, phục vụ tốt công tác địa phương, phổ biến rộng các quy mô hình quang
trắc tại địa phương.

8


Cần phải nâng cao nguồn nhân lực bởi nhân lực chính là cái cốt lõi trong việc
bảo môi trường.
Tập trung triển khai quyết liệt các đề án bảo vệ môi trường lưu vực sông.
Nhanh chóng ổn định tư tưởng, tổ chức của các cán bộ làm công tác thanh
tra về môi trường, qua đó tiếp tục đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra.
Tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa việc triển khai Luật đa dạng sinh học, hướng dẫn
kiện toàn hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo tồn đa dạng sinh học ở các
cấp.
2. Nhà máy, khu công nghiệp, cụm công nghiệp:
- Giảm thiểu nước thải công nghiệp:
Để giảm thiểu nước thải công nghiệp chúng ta có thể áp dụng các biện pháp
sau:
+Phân loại nước thải công nghiệp dựa vào các chỉ tiêu chất lượng.
+Tiết kiệm nước sử dụng bên trong nhà máy.
+Tiết giảm sản lượng.
+Tái sử dụng lượng nước thải sau khi xử lý.
- Giảm nồng độ chất ô nhễm :

+Công nghệ sản xuất sạch hơn, ngăn ngừa ô nhiễm, giảm thiểu và không phát
thải là những kỹ thuật giúp ngăn ngừa phát thải ô nhiễm từ các hoạt động công
nghiệp. Sản xuất sạch hơn, quan tâm đến vấn đề áp dụng các quy trình sản xuất
để nó tự giảm thiểu chất thải. Ngăn ngừa ô nhiễm, áp dụng các biện pháp tiếp
cận ngăn ngừa ô nhiễm phát sinh kết hợp với việc áp dụng công nghệ sạch. Giảm
thiểu chất thải cố gắng giảm lượng chất thải xuống tối thiểu để không gây ảnh
hưởng đến môi trường trong quá trình sản xuất: ứng dụng các biện pháp kỹ
thuật kiểm soát chất thải, thay thế các hóa chất sử dụng, công nghệ sạch và các
hoạt động khác nhằm giảm thiểu lượng chất thải phát sinh.
+Tái sử dụng và tuần hoàn nước: nước thải sau khi xử lý được sử dụng lại
trong việc sản xuất công nghiệp.
3. Một số công nghệ xử lý nước thải công nghiệp:
3.1.Xử lý nước thải công nghiệp bằng đất
-Chất thải dùng đất để xử lý là: chất hữu cơ dễ phân hủy sinh học, đặc biệt
các chất có chứa trong nước thải của một số quy trình công nghiệp như các quy
trình chế biến thực phẩm.
-Nguyên tắc:
9


+ Với sự thích nghi khí hậu trong một thời gian dài, các chủng vi khuẩn đất
có thể phát triển sao cho có thể phân hủy hiệu quả các hợp chất khó phân hủy
các hợp chất có trong nước thải công nghiệp. Các vi khuẩn đã thích nghi thường
tìm thấy tại các nơi ô nhiễm, ví dụ như trong đất bị đổ dầu cặn nhiều năm.
+Hàng loạt các quá trình enzim của các vi sinh vật trong đất diễn ra cho
phép chúng phân hủy các chất tổng hợp.Ngay cả đất cằn cỗi cũng có quá trình
enzim do các enzim ngoại bào của các vi sinh vật trong đất.
-Ứng dụng: sử dụng cho chất thải ngành lọc hóa dầu và nó có thể áp dụng để
xử lý các chất đốt và chất thải rò rỉ từ các bãi chứa ngầm. Nó cũng có thể áp
dụng để phân hủy sinh học các chất thải hữu cơ, bao gồm một số hợp chất

halogen hữu cơ.
-Nhược điểm: xử lý bằng đất không thích hợp đối với các chất thải chứa axít,
bazơ, các hợp chất vô cơ độc hại, các muối, kim loại nặng và các hợp chất hữu cơ
quá hòa tan, dễ bay hơi hay dễ cháy.
3.2.Khử nitơ
-Các quá trình thông dụng khử nitơ trong nước thải:
-Quá trình thông khí loại bỏ ammonia:
+Nguyên lý và điều kiện: Ion ammonium là sản phẩm sơ cấp của quá trình
phân hủy sinh học chất thải có chứa nitơ. Nó được loại bỏ bằng cách nâng pH lên
khoảng 11 bằng vôi và khử ammonia ra khỏi nước bằng tháp thông khí.
+Nhược điểm: là gây cạn và ô nhiễm không khí.
-Quá trình tổng hợp sinh học:
+Nguyên lý và điều kiện: Sự tạo thành sinh khối trong hệ thống xử lý nước
thải và sau đó loại bỏ chúng khỏi dòng thải khử một lượng nitơ đáng kể khỏi hệ
thống.
-Quá trình Nitrate hóa –khử nitrate:
+Nguyên lý và điều kiện: Rất nhiều sơ đồ dựa trên cơ sở chuyển đổi nitơ
ammonium thành nitrate trong điều kiện hiếu khí:
Quá trình khử nitrate có thể xảy ra trong hệ thống bùn hoạt tính kỵ khí hay
cột kỵ khí. Đôi khi cần cho thêm chất hữu cơ (methanol)
3.3.Biện pháp khác
Ngoài các biện pháp khoa học để xử lý nước thải trước khi được thải ra
như: phương pháp lý học (dùng để lắng cát), phương pháp sinh học (dùng vi
sinh, các ao hồ lọc chất thải), phương pháp hóa học (trung hòa nước thải, khử
trùng...), phương pháp quá trình tự nhiên (cánh đồng lọc, dùng thủy sinh vật...)
10


thì việc quan trọng nhất là giáo dục ý thức giữ gìn nguồn nước sạch cho mọi
người dân như: không xả nước và rác thải sinh hoạt xuống kênh rạch ao hồ,

không phóng uế bừa bãi, xây cầu tiêu ngay trên ao nuôi cá, lắp đặt ống nước
ngay trong hố ga, trong ống cống.. Ban hành những quy định chặt chẽ, nghiêm
khắc về xử lý chất thải và thực hiện những chương trình hành động thiết thực
nhằm phục hồi môi trường đang bị xâm hại nghiêm trọng, tăng cường tuyên
truyền ý thức bảo vệ môi trường cho mọi người dân nhất là những người dân
sống ở ven và trên kênh rạch. Mỗi con người cần ít nhất 1 - 1,5 lít nước trong 1
ngày để uống và khoảng 2 lít nước để nấu ãn, 100 - 150 ml nước cho sinh hoạt
(vệ sinh, tắm giặt). Do đó mọi người phải nhận thức được vai trò quan trọng của
nước uống và phải biết lo ngại, quan tâm đến nguy cơ ô nhiễm nguồn nước từ
nước thải chứa hóa chất độc hại gây biến dị sinh lý lâu dài theo hệ di truyền,
những vi khuẩn gây bệnh như thương hàn, dịch tả v.v... đang có khuynh hướng
gia tăng trong nước để có ý thức giữ gìn và bảo vệ nguồn nước, một tài nguyên
không phải là vô hạn của trái đất.
KẾT LUẬN

"Ô nhiễm nguồn nước” là một vấn đề cấp bách và thiết thực. Qua phân tích một
vài vấn đề trên chắc hẳn chúng ta đã thấy được phần nào thực trạng và những
hậu quả của ô nhiễm nguồn nước ở Việt Nam và trên thế giới hiện nay, đó là
những yếu tố ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống con người. Từ đó, chúng ta
nhận rõ được ý thức trách nhiệm to lớn của bản thân trong công tác bảo vệ môi
trường, đồng thời thúc đấy sự nghiên cứu tìm tòi các biện pháp xử lí chất thải
độc hại gây ô nhiễm môi trường nhưng song song với nó vẫn phát huy khả năng
sán xuất, cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam. Ý nghĩa quan trọng hơn rút ra từ
bài tiếu luận đó là: con người luôn phải bảo vệ môi trường nói chung, hãy giữ
cho trái đất luôn xanh- sạch- đẹp bởi đây chính là ngôi nhà chung của chúng ta.

11




×