Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Luận văn thạc sĩ du lịch: Nghiên cứu điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở thị xã Sơn Tây

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.77 MB, 130 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHÙNG THỊ HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CUỐI TUẦN Ở THỊ XÃ SƠN TÂY

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

Hà Nội, 2015

1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

PHÙNG THỊ HẠNH

NGHIÊN CỨU ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH
CUỐI TUẦN Ở THỊ XÃ SƠN TÂY

Chuyên ngành: Du lịch
(Chương trình đào tạo thí điểm)

LUẬN VĂN THẠC SĨ DU LỊCH

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRẦN THỊ MAI HOA

Hà Nội, 2015



2


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... 5
DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... 6
DANH MỤC HÌNH .................................................................................................... 7
MỞ ĐẦU ..................................................................................................................... 8

1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 8
2. Lịch sử nghiên cứu ........................................................................................ 9
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 14
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ............................................................... 15
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 15
6. Bố cục của luận văn .................................................................................... 16
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CUỐI TUẦN ............................................................................................ 17

1.1. Các khái niệm ........................................................................................... 17
1.1.1. Du lịch cuối tuần ............................................................................... 17
1.1.2. Cung du lịch cuối tuần ....................................................................... 17
1.1.3. Cầu du lịch cuối tuần ......................................................................... 17
1.2. Đặc điểm của du lịch cuối tuần ................................................................ 18
1.2.1. Thời gian ............................................................................................ 18
1.2.2. Khoảng cách ...................................................................................... 19
1.3. Các loại hình hoa ̣t đô ̣ng............................................................................ 20
1.4. Vai trò và chức năng của du lịch cuối tuần .............................................. 21
1.5. Các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ................................................ 24
1.5.1. Điều kiện cung du lịch cuối tuần ....................................................... 24

1.5.2. Điều kiện cầu du lịch cuối tuần ......................................................... 29
1.5.3. Các điều kiện khác ............................................................................ 33
TIỂU KẾT................................................................................................................. 33
CHƯƠNG 2. CAC ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN DU LỊCH CUỐI TUẦN
Ở SƠN TÂY .............................................................................................................. 34

2.1. Khái quát về du lịch Sơn Tây ................................................................... 34
2.2. Điều kiện cung du lịch cuối tuần của Sơn Tây ....................................... 41
2.2.1. Tài nguyên du lịch ............................................................................. 41
2.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch và cơ sở hạ tầng............................... 47
2.2.3. Nguồn nhân lực du lịch...................................................................... 55
2.2.4. Một số điểm có thể phát triển du lịch cuối tuần ................................ 55
2.3. Điều kiện cầu du lịch cuối tuần ở Sơn Tây của người dân Hà Nội ......... 60
2.3.1. Đặc điểm của cư dân nội thành Hà Nội ............................................ 60
2.3.2. Đặc điểm cơ cấu ................................................................................ 62
2.3.3. Nhu cầu, sở thích ............................................................................... 68
2.4. Nhận xét chung về điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở Sơn Tây ...... 79

3


TIỂU KẾT ................................................................................................................ 82
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP KHAI THÁC CÁC ĐIỀU KIỆN CHO PHÁT
TRIỂN DU LỊCH ...................................................................................................... 84
CUỐI TUẦN Ở SƠN TÂY ....................................................................................... 84

3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp ............................................................................ 84
3.2. Các giải pháp ............................................................................................ 86
3.2.1. Giải pháp về cung DLCT ................................................................... 86
3.2.1.1. Giải pháp về quản lý ....................................................................... 86

3.2.1.2. Giải pháp về đầu tư ........................................................................ 90
3.2.1.3. Giải pháp phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng .......... 91
3.2.1.4. Giải pháp về đạo tạo nguồn nhân lực phục vụ du lịch ................... 95
3.2.1.5. Giải pháp bảo vệ môi trường.......................................................... 96
3.2.1.6. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng trong phát triển
du lịch cuối tuần ở Sơn Tây ......................................................................... 96
3.2.2. Giải pháp về cầu DLCT ..................................................................... 98
3.2.2.1. Tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá ................................ 98
3.2.2.2. Đa dạng hóa sản phẩm , làm giảm tính thời vụ ............................. 99
3.3. Kiến nghị ................................................................................................ 100
TIỂU KẾT .............................................................................................................. 102
KẾT LUẬN ............................................................................................................. 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................... 105

4


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CSHT

Cơ sở hạ tầng

CSVCKT

Cơ sở vật chất kỹ thuật

DLCT

Du lịch cuối tuần


TM – DL - DV

Thương mại – Du lịch – Dịch vụ

GDP

Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội

KS

Khách sạn

KTXH

Kinh tế Xã hội

NXB

Nhà xuất bản

PTS

Phó Tiến Sỹ

TNDL

Tài nguyên du lịch


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TS

Tiến sỹ

UBND

Ủy ban nhân dân

5


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1. Thống kê số lượng cơ sở lưu trú trên địa bàn thị xã Sơn Tây

49

năm 2012
Bảng 2.2. Thống kê số lượng cơ sở giáo dục, giáo viên và học sinh – sinh
viên trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2012

58

Bảng 2.3. Cơ cấu sản phẩm trong nước phân theo khu vực kinh tế của Hà 59
Nội giai đoạn 2010 - 2012
Bảng 2.4. Số trường và học sinh các trường Trung học chuyên nghiệp và
Cao đẳng, Đại học ở Hà Nội (2013)


61

Bảng 2.5. Dân số 4 quận nội thành Hà Nội
64
Bảng 2.6. Hoạt động ưa thích của người dân Hà Nội tại điểm DLCT

69

Bảng 2.7. Mục đích đi DLCT

69

Bảng 2.8. Sở thích đối với các điểm tài nguyên du lịch của người dân Hà
Nội
Bảng 2.9. Sở thích về khoảng cách tới các điểm DLCT
Bảng 2.10. Sở thích về dịch vụ lưu trú của khách

6

71
71
74


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1. GDP bình quân đầu người của Hà Nội giai đoạn 2000 – 2013

60


Hình 2.2. Đặc điểm theo lứa tuổi

63

Hình 2.3. Cơ cấu thu nhập của người dân Hà Nội

65

Hình 2.4. Số lần đi DLCT trong năm của người dân Hà Nội

67

Hình 2.5. Cơ cấu người đi DLCT ở Hà Nội

68

Hình 2.6. Các loại phương tiện giao thông sử dụng đi DLCT

73

Hình 2.7. Sở thích về dịch vụ ăn uống

74

Hình 2.8. Thời gian ưa thích

76

7



MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, mặc dù gặp nhiều khó khăn, song nhìn
chung, nền kinh tế Việt Nam vẫn không ngừng tăng trưởng. Bên cạnh những
hiệu quả tích cực, sự phát triển của nền kinh tế cũng gây nên sức ép không
nhỏ đến mọi mặt của đời sống. Ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng,
sức ép công việc ngày càng lớn… đe dọa đến sức khỏe của cộng đồng. Để đối
phó với tình trạng này, người dân có xu hướng tìm đến những nơi có môi
trường tự nhiên trong lành, có cảnh quan yên tĩnh để nghỉ ngơi, vui chơi giải
trí vào những ngày nghỉ, lễ tết, nhất là những ngày nghỉ cuối tuần. Đặc biệt
hiện nay ngày nghỉ cuối tuần được tăng lên người dân có nhiều cơ hội để
thường xuyên thực hiện nhiều chuyến đi với mục đích vui chơi, giải trí, giải
tỏa tâm lí, stress vào dịp thứ bảy, chủ nhật hàng tuần. Hoạt động đó gọi là du
lịch cuối tuần (DLCT).
Cho đến nay DLCT đã và đang trở thành một hoạt động du lịch phổ biến
đối với người dân cả nước đặc biệt là cư dân các thành phố lớn như Hồ Chí
Minh, Hà Nội… Điểm đến của họ thường là những nơi có thiên nhiên hoang
sơ, mát mẻ, không khí trong lành, khoảng cách không xa, đi lại dễ dàng.
Sơn Tây cách thủ đô Hà Nội 40km về phía Tây Bắc. Từ Hà Nội có thể
dễ dàng đến Sơn Tây theo đường quốc lộ 32 hay đại lộ Thăng Long. Là vùng
đất bán sơn địa, Sơn Tây có nhiều thắng cảnh tự nhiên từ lâu đã trở nên nổi
tiếng như Đồng Mô – Ngải Sơn, Khoang Xanh – Suối Tiên... Bên cạnh đó,
Sơn Tây cũng có rất nhiều di tích lịch sử văn hóa có giá trị như Chùa Mía,
Thành cổ Sơn Tây, Làng cổ Đường Lâm đất hai vua, Đền Và thờ đức thánh
Tản Viên. Thêm vào đó, việc xây dựng Làng Văn hóa – Du lịch các Dân tộc
Việt Nam sẽ làm tăng sức hấp dẫn của vùng đất này. Thấy được thế mạnh đó,
trong thời gian gần đây, Sơn Tây đã rất chú trọng phát triển du lịch. Nhiều

8



loại hình du lịch, sản phẩm du lịch đã ra đời. Đặc biệt là sau khi toàn bộ tỉnh
Hà Tây đã hợp nhất với Hà Nội (1/8/2008) hoạt động du lịch Sơn Tây đã khởi
sắc rõ rệt. Mặc dù vậy, Sơn Tây vẫn chưa định hình được loại hình du lịch
nào là đặc trưng, là thế mạnh của mình. Có một số ý kiến cho rằng, Sơn Tây
nên tập trung vào phát triển DLCT. Tuy nhiên cho đến nay chưa có một
nghiên cứu nào về vấn đề này. Chính vì vậy việc “nghiên cứu điều kiện phát
triển du lịch cuối tuần ở Sơn Tây” là một việc làm cần thiết và cấp bách.
2. Lịch sử nghiên cứu
Việc nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên, KTXH phục vụ mục
đích phát triển DLCT đã được một số tác giả đề cập đến như sau:
Trên thế giới
Trên thế giới cũng có một số tác giả nghiên cứu về DLCT như Baud
Bovy, Lozato Giotart, Boniface và Cooper, Radu – Daniel Pintilii …
Một trong những tác giả đi tiên phong trong nghiên cứu DLCT là Baud
Bovy (1977) ông đã nghiên cứu và cho rằng những thành phố trên 1 triệu dân
thường có tới 41% số hộ có ngôi nhà thứ hai dùng để nghỉ cuối tuần. Còn
Lozato Giotart (1987) thì cho rằng DLCT là những chuyến đi ngắn ngày vào
cuối tuần (không nhất thiết phải trên 24 giờ) với những mục đích khác nhau.
[Nguyễn Thị Hải (2002), tr. 12]
Boniface và Cooper (1993) trong nghiên cứu của mình lại cho rằng DLCT là
đi trốn những điểm tập trung dân cư và những trung tâm công nghiệp.
Radu – Daniel Pintilii (2010), khi nghiên cứu vùng Bucharest, Rumani
cho rằng DLCT như một công cụ, chính sách để phát triển kinh tế địa phương.
Nó dẫn tới sự gia tăng cạnh tranh giữa các lĩnh vực kinh tế khác, tạo thêm
công ăn việc làm, giảm bớt tỷ lệ thất nghiệp và tăng phúc lợi cho người dân
địa phương. Theo ông cần hiểu hoạt động DLCT là tất cả các loại hình du lịch
ngắn ngày (3 đến 5 ngày) thực hiện đặc biệt vào cuối tuần. Mục đích của


9


khách đi DLCT là để thoát khỏi những căng thẳng, áp lực hàng ngày, phục
hồi cơ thể sau một tuần làm việc mệt mỏi.
Ở Việt Nam
Ở Việt Nam đã có không ít tác giả nghiên cứu về DLCT như Đặng Duy
Lợi, Nguyễn Thị Hải, Sơn Hồng Đức, Đinh Trung Kiên…
Một trong những tác giả đi tiên phong trong nghiên cứu DLCT là Đặng
Duy Lợi (1992). Ông tập trung nghiên cứu các điều kiện để xây dựng các
điểm DLCT cho người dân thủ đô. Trong Luận án PTS của mình năm 1992,
tác giả đã nghiên cứu, đánh giá các điều kiện tự nhiên huyện Ba Vì phục vụ
mục đích phát triển du lịch. Trong các công trình, tác giả đã đưa ra các
phương pháp đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch và lấy ví
dụ cụ thể ở huyện Ba Vì.
Nguyễn Thị Hải (1997, 1998, 2000, 2002) được ghi nhận là người có
nhiều nghiên cứu nhất về DLCT. Trong các công trình của mình, tác giả đã
tổng quan, phân tích các công trình nghiên cứu của các học giả trong và ngoài
nước về DLCT. Trên cơ sở đó tác giả đã đề xuất định nghĩa về DLCT, đã
trình bày được cơ sở lí luận và thực tiễn về điều kiện phát triển DLCT cũng
như các phương pháp đánh giá các điều kiện địa lý tự nhiên để phát triển
DLCT. Trong các công trình của mình tác giả đã đưa ra định nghĩa về DLCT:
“Du lịch cuối tuần là một dạng hoạt động của dân cư các đô thị, thành phố,
khu công nghiệp hoặc nơi tập trung dân cư, vào những ngày nghỉ cuối tuần, ở
vùng ngoại ô hay phụ cận, có điều kiện dễ hòa nhập nhất với thiên nhiên
nhằm nghỉ ngơi, giải trí, phục hồi sức khỏe, kèm theo việc tiêu thụ những giá
trị về tự nhiên, kinh tế và văn hóa.” [Nguyễn Thị Hải (2002), tr. 14]
Sơn Hồng Đức (2004) trong Du lịch và kinh doanh lữ hành đã gọi mục
đích của khách đi DLCT là “đi tìm sự thay đổi so với cái nhàm chán hằng
ngày”. Mục đích cơ bản của các chuyến đi DLCT là nhằm giải tỏa căng thẳng,


10


thoát khỏi những áp lực của cuộc sống hàng ngày và phục hồi sức khỏe.
Khách du lịch có thể tham gia vào nhiều hoạt động khác nhau, miễn sao thoát
khỏi cái nhàm chán hằng ngày là được.
Đinh Trung Kiên và cộng sự (2005), đã đi sâu nghiên cứu về tiềm năng và
định hướng phát triển DLCT ở vùng du lịch 1 (lựa chọn điển hình Hà Tây và
Bắc Ninh) cho thị trường khách Hà Nội. Ông đã định nghĩa DLCT là loại
hình du lịch thỏa mãn nhu cầu nghỉ ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe, tinh
thần và những nhu cầu khác của khách du lịch (đối tượng này chủ yếu là cư
dân các đô thị và khu công nghiệp). Trên cơ sở phân tích đặc điểm nhu cầu
của khách Hà Nội, đánh giá những mặt mạnh, yếu của du lịch Hà Tây và Bắc
Ninh, Ông đã đưa ra những định hướng và giải pháp cụ thể để hai tỉnh này có
thể phát triển tốt loại hình DLCT phục vụ khách tới từ Hà Nội. Đinh Trung Kiên
(2003) cho rằng Hà Tây hội tụ nhiều điều kiện phù hợp và hấp dẫn, là điểm
DLCT lý tưởng của người Hà Nội và khách quốc tế lưu trú trên địa bàn. Hà Tây
có nguồn tài nguyên du lịch (TNDL) khá đa dạng như các khu du lịch Thác đa,
Ao Vua, Khoang Xanh, Suối Mơ, Suối Ngọc, Đồng Mô, Vườn Quốc Gia Ba Vì,
Thành Cổ Sơn Tây… Để khai thác tốt hơn tiềm năng DLCT ở Hà Tây, cần phải
tính tới định hướng phát triển sao cho Hà Nội phải là thị trường khách chính và
thực hiện một số giải pháp về quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn,
nghiệp vụ cho nguồn nhân lực, thực hiện bảo vệ môi trường du lịch.
Đào Minh Ngọc (2007) cũng tìm hiểu về phát triển hoạt động DLCT ở
Tiền Giang. Trong nghiên cứu của mình tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về
phát triển hoạt động DLCT, đưa ra khái niệm về DLCT tiếp cận theo hai
hướng kinh tế và xã hội, nêu ra những điều kiện cung, cầu, tuyến chuyển tiếp
để phát triển hoạt động DLCT của Tiền Giang. Đồng thời tác giả đã đưa ra
những định hướng thị trường mục tiêu, các giải pháp về quy hoạch, đầu tư,


11


sản phẩm – dịch vụ, quản lý, marketing để phát triển hơn nữa hoạt động
DLCT ở Tiền Giang.
Quách Minh Châu (2011) đã nghiên cứu về phát triển hoạt động DLCT ở
Bình Dương. Tác giả nêu những mặt thuận lợi về TNDL tự nhiên và TNDL
nhân văn của tỉnh Bình Dương để phục vụ phát triển hoạt động DLCT nơi
đây, đồng thời đánh giá được những thành công cũng như các mặt tồn tại, từ
đó đề ra một số giải pháp cụ thể nhằm góp phần đẩy mạnh tiến trình phát triển
của ngành du lịch Bình Dương. Tuy nhiên, trong nghiên cứu này mới chỉ tập
trung ở cung du lịch chứ chưa đề cập đến vấn đề nhu cầu đi du lịch của người
dân ở đây.
Những công trình khoa học trên là nguồn tài liệu rất quý giá, cung cấp cơ
sơ lý luận và bài học kinh nghiệm, giúp tác giả có thể hoàn thành được luận
văn của mình.
Xuân Thu (2013) trong bài viết của mình cho rằng Sơn Tây sẽ trở thành
trung tâm văn hóa, du lịch, nghỉ dưỡng. Xác định Sơn Tây là một trong năm
đô thị vệ tinh của thành phố Hà Nội, phát triển trong chùm đô thị vệ tinh thủ
đô trên nền tảng đô thị thị xã Sơn Tây. Định hướng phát triển Sơn Tây theo
hướng du lịch, công nghiệp, nông nghiệp sinh thái và dịch vụ giao thông vận
tải. Như vậy, Sơn Tây giữ một vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế và
phát triển du lịch đối với cả nước.
Vấn đề phát triển du lịch ở Sơn Tây cũng có khá nhiều công trình và bài
viết đề cập đến như Thẩm Quốc Chính, Nguyễn Thị Thanh Thùy, Đỗ Đức
Phong, Nguyễn Phương Thảo, Khuất Hữu Oanh…
Thẩm Quốc Chính (2007), và Nguyễn Thị Thanh Thùy (2007) đều
nghiên cứu các điều kiện thuận lợi về tự nhiên cũng như CSHT vật chất kỹ
thuật, nguồn nhân lực ở thị xã Sơn Tây để phát triển hai loại hình du lịch đó là

golf và du lịch sinh thái.

12


Khuất Hữu Oanh (2007) đã nghiên cứu vấn đề tiềm năng và định hướng
phát triển du lịch trên địa bàn Sơn Tây. Tác giả đã trình bày được các đặc
điểm tự nhiên, KTXH cũng như các tiềm năng để phát triển du lịch ở Sơn
Tây, tập trung vào phương pháp đánh giá, dự báo các chỉ tiêu về du lịch, số
lượng khách đến, nhu cầu lao động cho du lịch, doanh thu. Đồng thời đề ra
các giải pháp, định hướng phát triển du lịch, xây dựng các sản phẩm, chương
trình du lịch chung cho Sơn Tây.Trong nghiên cứu này tác giả mới chỉ tập trung
nghiên cứu tiềm năng phát triển du lịch chung của Sơn Tây chứ chưa đi sâu tìm
hiểu về phát triển một loại hình du lịch cụ thể ở Sơn Tây.
Tiếp theo, Đỗ Đức Phong (2008) nghiên cứu về xây dựng mô hình phát
triển du lịch ở Làng cổ Đường Lâm. Tác giả đã nêu ra thực trạng du lịch làng
cổ Đường Lâm và mô hình du lịch hiện tại của nó với sản phẩm đặc trưng là
di sản làng cổ. Đồng thời đề xuất một mô hình du lịch mới có khả năng hoạt
động tốt hơn. Từ đó giúp cho Làng cổ Đường Lâm xây dựng nên một mô hình
du lịch phù hợp.
Cũng là nghiên cứu về Làng cổ Đường Lâm, Nguyễn Phương Thảo
(2008) lại đưa ra các giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại Làng
cổ Đường Lâm giúp cho du lịch tại Đường Lâm phát triển hơn nữa.
Như vậy, các nghiên cứu trên mới chỉ nghiên cứu một điểm du lịch của
Sơn Tây cho việc phát triển một loại hình du lịch cụ thể mà chưa có cái nhìn
tổng quát về những điều kiện thuận lợi, sẵn có cho việc phát triển du lịch
chung của toàn thị xã.
Ngoài ra, trong định hướng phát triển du lịch, Quy hoạch phát triển du
lịch thành phố Hà Nội đến năm 2020, định hướng 2030 cũng đã đề cập tới
việc phát triển các loại hình du lịch ở Sơn Tây. Trong quy hoạch phát triển du

lịch theo không gian lãnh thổ, cụm du lịch Sơn Tây – Ba Vì được xác định
với các sản phẩm du lịch chủ yếu sau: du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cuối tuần,

13


du lịch văn hóa tâm linh núi Ba Vì, du lịch văn hóa làng Việt cổ Đường Lâm
– Đền Và, du lịch vui chơi giải trí, du lịch thể thao cao cấp và du lịch nông
nghiệp. Sân golf Đảo Vua, hồ Đồng Mô (Sơn Tây) được xác định là một
trong tám sân golf cao cấp theo quy hoạch hệ thống sân golf Việt Nam và quy
hoạch chung xây dựng thủ đô Hà Nội. Khu du lịch nghỉ dưỡng và vui chơi
giải trí phức hợp sườn tây núi Ba Vì và Làng Văn hóa – Du lịch các dân tộc
Việt Nam Đồng Mô – Sơn Tây nằm trong danh mục các dự án trọng điểm ưu
tiên đầu tư giai đoạn 2010 đến năm 2020.
Sơn Tây có rất nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển DLCT. Tuy
nhiên, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu, đánh giá một cách
tổng quát các điều kiện tự nhiên, văn hóa, kinh tế, xã hội của Sơn Tây phục
vụ phát triển DLCT. Việc quản lý, tổ chức DLCT hầu như chưa được các cơ
quan, tổ chức quản lý và kinh doanh du lịch quan tâm. Chính vì vậy, việc
nghiên cứu một cách tổng hợp các điều kiện phát triển DLCT ở Sơn Tây, làm
tiền đề cho việc định hướng và đề xuất các giải pháp phát triển loại hoạt động
này là hết sức có ý nghĩa. Đặc biệt là trong bối cảnh mà DLCT đang dần trở
thành một nhu cầu bức thiết đối với người dân ở các đô thị, các vùng gần
trung tâm thành phố, khu công nghiệp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích của luận văn là góp phần phát triển DLCT ở Sơn Tây.
Để đạt được mục đích trên, đề tài đặt ra những nhiệm vụ sau:
 Thu thập, tổng hợp cơ sở lí luận về DLCT
 Thu thập nghiên cứu các dữ liệu thứ cấp, dữ liệu sơ cấp về điều kiện
phát triển DLCT ở Sơn Tây cũng như nhu cầu của người dân Hà Nội về

DLCT ở Sơn Tây.
 Phân tích, đánh giá điều kiện phát triển DLCT ở Sơn Tây cho người dân
Hà Nội.

14


 Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển DLCT ở Sơn Tây.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là cư dân Hà Nội – khách du
lịch tiềm năng và khách du lịch đến Sơn Tây – khách hiện tại.
Phạm vi không gian: Do điều kiện thời gian, đề tài chỉ tập trung nghiên
cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của người dân nội thành Hà Nội, cụ thể là 4 quận
(Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa). Nếu có nhiều thời gian hơn tác
giả sẽ mở rộng đối tượng điều tra ra các quận khác của Hà Nội.
Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu nhu cầu
DLCT của người dân Hà Nội và các vùng phụ cận. Trong luận văn này tác
giả chỉ tập trung nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối tuần của học sinh - sinh
viên, công nhân viên chức là chủ yếu. Ngoài ra, luận văn còn nghiên cứu các
yếu tố cung có trong phạm vi lãnh thổ như vị trí địa lý, TNDL, CSHT của Sơn
Tây.
Phạm vi thời gian: các số liệu, thông tin phục vụ nghiên cứu đề tài này
được giới hạn từ năm 2010 đến năm 2014.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện các nhiệm vụ đặt ra, các phương pháp nghiên cứu chủ yếu
sau đã được sử dụng:
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Các thông tin này được thu
thập từ các công trình nghiên cứu, giảng dạy như giáo trình, bài báo của các
tác giả trong và ngoài nước. Từ đó phân tích, tổng hợp chắt lọc lấy nội dung
phù hợp.

Phương pháp khảo sát thực địa (điền dã): Phương pháp này sử dụng
nhằm điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên, KTXH của khu vực nhằm bổ
sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập. Đồng thời, việc trực
tiếp tham quan, khảo sát tại địa phương đã giúp tác giả đánh giá sâu sắc hơn
về điều kiện phát triển DLCT ở Sơn Tây, đồng thời giúp đề xuất một số giải
pháp sát với thực tế của địa phương hơn.

15


Phương pháp điều tra xã hội học. Luận văn cũng áp dụng phương pháp
điều tra xã hội học trong quá trình thực hiện. Đó là phương pháp điều tra bằng
bảng hỏi. Vì số lượng cư dân ở Hà Nội rất lớn, chỉ tính riêng dân số 4 quận
nội thành cũ của Hà Nội (Hoàn Kiếm, Hai Bà Trưng, Ba Đình, Đống Đa) tổng
dân số 1.039.087 người. Do điều kiện thời gian có hạn nên tác giả chỉ khảo
sát 285 phiếu điều tra nhu cầu DLCT của người dân Hà Nội ở 4 quận nội
thành Hà Nội. Quá trình khảo sát được tiến hành hai đợt, đợt một năm 2012
với 127 phiếu, đợt hai năm 2014 với 158 phiếu và 120 phiếu khách du lịch
đến Sơn Tây, phát ở các điểm Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam,
Thành cổ Sơn Tây, Làng Cổ Đường Lâm, Khu du lịch Bến xưa vào các dịp
cuối tuần. Để kết quả mang tính đại diện cao, tác giả căn cứ vào cơ cấu dân cư
của Hà Nội để cố gắng phân bổ phiếu điều tra lấy ý kiến đủ các thành phần
dân cư (cán bộ công nhân viên chức; học sinh - sinh viên; công nhân, bộ đội;
nghỉ hưu và các thành phần khác).
6. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội
dung chính của luận văn bao gồm 3 chương.
Chương 1. Cơ sở lí luận về điều kiện phát triển du lịch cuối tuần
Chương 2. Các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần ở Sơn Tây
Chương 3. Một số giải pháp khai thác các điều kiện cho phát triển du lịch

cuối tuần ở Sơn Tây

16


CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ ĐIỀU KIỆN PHÁT TRIỂN
DU LỊCH CUỐI TUẦN
1.1. Các khái niệm
1.1.1. Du lịch cuối tuần
Qua phân tích khái niệm DLCT do các học giả đưa ra (xem phần lịch sử
nghiên cứu) có thể hiểu rằng: DLCT là loại hình du lịch tổ chức và kinh
doanh các dịch vụ tại một số điểm du lịch có khoảng cách gần với những
thành phố, khu công nghiệp, trung tâm thương mại nhằm thỏa mãn nhu cầu
nghỉ ngơi, giải trí, thư giãn, phục hồi sức khỏe, tinh thần và những nhu cầu
khác của khách du lịch vào những ngày nghỉ cuối tuần.
1.1.2. Cung du lịch cuối tuần
Cung du lịch cuối tuần là khả năng đáp ứng nhu cầu dịch vụ du lịch bằng
những hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ,TNDL.
Theo tác giả Nguyễn Thị Hải (2002), điề u kiê ̣n cung DLCT bao gồm các
yếu tố : độ hấp dẫn của TNDL tự nhiên, kể cả TNDL nhân văn, CSHT,
CSVCKT, nguồ n nhân lực. Các điề u kiê ̣n này phải đảm bảo thỏa mañ đươ ̣c
mục đích và nhu cầu của khách du lich
̣ cuối tuầ n tới các điể m cấ p khách tiề m
năng.
1.1.3. Cầu du lịch cuối tuần
Cầu là nhu cầu có khả năng thanh toán. Theo Nguyễn Văn Lưu (1998),
cầu du lịch là một bộ phận của nhu cầu xã hội có khả năng thanh toán về
hàng hóa vật chất và dịch vụ du lịch, đảm bảo sự đi lại, lưu trú tạm thời của
con người ngoài nơi ở thường xuyên của họ, nhằm mục đích nghỉ ngơi, giải
trí, tìm hiểu văn hóa, chữa bệnh, tham gia vào các chương trình đặc biệt và

các mục đích khác.
Cầu du lịch cuối tuần bao gồm hai nhóm, đó là cầu về dịch vụ du lịch và
cầu về hàng hóa vật chất.

17


Cầu về dịch vụ lại bao gồm: cầu về các dịch vụ đặc trưng; dịch vụ chính
và dịch vụ bổ sung.
Dịch vụ đặc trưng là những dịch vụ và nhu cầu cảm thụ, thưởng thức mà
vì nó con người tiếp nhận chuyến du lịch. Chúng thường là nguyên nhân, mục
đích của chuyến đi. Người đi DLCT thường có nhu cầu thư giãn, xả stress.
Dịch vụ chính là những dịch vụ đảm bảo sự lưu trú, ăn uống. Đi DLCT
khách thường thích ở theo hình thức cắm trại, nhà dân, nhà sàn, ở những nơi
có không gian rộng rãi.
Dịch vụ bổ sung của DLCT là các khu vui chơi giải trí, chăm sóc sức khỏe.
Cầu về hàng hóa DLCT bao gồm các cửa hàng bán đồ ăn nhanh, nước
uống, cửa hàng cho thuê đồ nấu ăn, cửa hàng cho thuê dụng cụ chơi thể thao,
các cửa hàng bán thực phẩm, chợ, siêu thị…
Như vậy muốn phát triển du lịch cuối tuần, thỏa mãn nhu cầu đi du lịch
cuối tuần của người dân, cần thường xuyên nghiên cứu nhu cầu du lịch cuối
tuần.
1.2. Đặc điểm của du lịch cuối tuần
1.2.1. Thời gian
Hầ u hế t các công trình nghiên cứu về DLCT đề u coi đă ̣c trưng thời gian là
mô ̣t yế u tố quan tro ̣ng nhấ t đố i với hoa ̣t đô ̣ng DLCT. Ở đây, thời gian dành
cho DLCT đươ ̣c xác đinh
̣ là những ngày nghỉ ngắ n của mỗi tuầ n. Thông
thường, những kỳ nghỉ đó diễn ra vào hai ngày cuố i tuầ n (weekend). Tuy là
những kỳ nghỉ ngắ n nhưng do diễn ra đinh

̣ kỳ vào mỗi tuầ n nên số ngày nghỉ
cuối tuầ n chiếm 80% tổng số ngày nghỉ trong năm. [Nguyễn Thị Hải (2002)]
Và để có thể tranh thủ đi du lich
̣ trong những khoảng thời gian ngắ n như
vâ ̣y, chỉ có hai cách lựa cho ̣n. Cách thứ nhấ t là chia nhỏ các hành trình lớn và
thực hiê ̣n từng đoa ̣n của hành trình trong năm. Nhưng trong thực tế , cách này
rấ t khó thực hiê ̣n bởi lẽ có những khoảng cách, hay những hành trình mà

18


người ta không thể thực hiê ̣n chuyế n đi trong thời gian ngắ n ngày đươ ̣c. Cách
thứ hai là lựa cho ̣n những hành trình ngắ n (phù hơ ̣p với thời gian 1 – 2 ngày)
và thực hiê ̣n nhiề u hành trình khác nhau trong năm. Cách này hiê ̣n nay vẫn là
cách đươ ̣c lựa cho ̣n nhiề u hơn cả. Viê ̣c lă ̣p đi, lă ̣p la ̣i những chuyế n đi du lich
̣
của người dân số ng ta ̣i thành phố , khu công nghiê ̣p vào các dip̣ nghỉ cuố i tuầ n
đã ta ̣o nên tính chu kỳ của hoa ̣t đô ̣ng này.
1.2.2. Khoảng cách
Điể m đế n được lựa cho ̣n cho các chuyến du lich
̣ cuố i tuầ n trước hế t phải
là những điể m có khoảng cách di chuyể n hơ ̣p lý. Theo tác giả Đă ̣ng Duy Lơ ̣i
thì điể m đế n thích hơ ̣p nhất cho các kỳ DLCT là khoảng 20km đố i với người
đi xe đa ̣p, còn ô tô, xe máy thì khoảng 45km – 60km. [Nguyễn Thị Hải
(2002), tr.12] Còn theo TS Đinh Trung Kiên thì khoảng cách của những điể m
đế n DLCT so với những nơi ở hoă ̣c làm viê ̣c phải không quá 3 giờ di chuyể n.
[Đinh Trung Kiên (2005), tr.14] Trong khi đó, Boniface la ̣i cho rằ ng khoảng
cách hợp lý của điể m DLCT so với nơi ở, hoă ̣c làm viê ̣c là khoảng 2 hoă ̣c
dưới 2 giờ bay. [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.12]
Tuy nhiên, cũng cần phải xác đinh

̣ khoảng cách ở đây không chỉ đơn
thuầ n là khoảng cách địa lý mà nó phải đươ ̣c xác đinh
̣ bởi ba yế u tố là khoảng
cách vật lý (được đo bằng đô ̣ dài vâ ̣t lý từ nơi cấ p khách đế n điể m đón
khách), khoảng cách thời gian (đươ ̣c đo bằ ng khoảng thời gian cầ n sử du ̣ng để
đi từ điể m cấp khách đến điể m đón khách, khoảng cách chi phí (đươ ̣c đo bằ ng
chi phí vâ ̣t chất và sức lực phải bỏ ra để đi từ điể m cấp khách đế n điể m đón
khách). Đô ̣ thích hơ ̣p của khoảng cách này phụ thuô ̣c vào điề u kiê ̣n của khách
du lich
̣ và điề u kiê ̣n của tuyến chuyể n tiế p. [Nguyễn Thị Hải (2002)]
Trong thực tế hầ u hế t các điể m đươ ̣c lựa cho ̣n cho hoa ̣t đô ̣ng DLCT
thường là những diể m nằ m ở khoảng cách từ 50km – 150km so với điể m cấ p
khách. Những điể m ở khoảng cách như vâ ̣y thường mới có sự tương phản (có

19


điề u kiê ̣n sinh thái tự nhiên hoă ̣c văn hóa xã hô ̣i khác biê ̣t so với điể m cấ p
khách) đủ để hấ p dẫn khách. Đồ ng thời, cũng phù hơ ̣p với thời gian, sức khỏe
và chi phí cho hoa ̣t đô ̣ng du lich
̣ cuố i tuầ n của khách
1.3. Các loa ̣i hình hoa ̣t đô ̣ng
Sơn Hồ ng Đức (2004) cho rằng mu ̣c đích của khách khi đi DLCT là “ đi
tìm sự thay đổi so với cái nhàm chán hàng ngày”. [tr.11] Thực tế , mu ̣c đích cơ
bản của các chuyế n DLCT là nhằm giải tỏa căng thẳ ng, thoát khỏi áp lực của
cuộc sống hàng ngày và phu ̣c hồi sức khỏe. Khách du lịch có thể tham gia vào
nhiều hoa ̣t đô ̣ng khác nhau, miễn sao thoát khỏi cái nhàm chán hàng ngày là
đươ ̣c. Vì thế mà các thể loa ̣i hoa ̣t đô ̣ng của DLCT cũng rấ t đa da ̣ng:
- Hoạt động tham quan: mu ̣c đích của hoa ̣t đô ̣ng tham quan là nhằ m tiế p
cận gần hơn với thiên nhiên và văn hóa ta ̣i điể m đế n, từ đó ta ̣o ra đươ ̣c những

khoảng thời gian thư giãn hợp lý vừa giúp giải tỏa bớt căng thẳ ng, vừa nâng
cao sự hiểu biết về thế giới xung quanh. Đố i tượng để tham quan trong hoa ̣t
đô ̣ng DLCT không quá cầ u kỳ như các hoạt đô ̣ng du lịch khác. Đó có thể chỉ
là những nơi có phong cảnh thiên nhiên đe ̣p, thanh bình, có sự gắ n kết với
các công trình nhân văn mang đặc trưng văn hóa điạ phương như các ngôi
đình, chùa, các khu vườn, làng nghề … hoă ̣c cũng có thể là những nơi có
phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục như các khu rừng nguyên sinh, thác nước,
hang đô ̣ng…
Tuy nhiên, thể loa ̣i hoa ̣t động tham quan trong DLCT cũng cầ n phải đáp
ứng mục đích thư giañ và phục hồ i sức khỏe. Vì thế , mức đô ̣ của tham quan,
ngắ m cảnh cũng phải đảm bảo yêu cầ u không làm hao tổ n nhiề u sức lực và
chi phí.
- Hoạt động nghỉ dưỡng: đây là mô ̣t trong những thể loa ̣i hoa ̣t đô ̣ng đươ ̣c
lựa cho ̣n khá nhiề u trong các chuyế n DLCT. Hoa ̣t đô ̣ng nghỉ dưỡng có thể
đươ ̣c thực hiê ̣n ngoài trời ta ̣i các baĩ biể n, suố i nước khoáng, khu nghỉ ngơi

20


ngoài trời… hoă ̣c cũng thể thực hiên ta ̣i các cơ sở cung cấ p dich
̣ vu ̣ nghỉ
dưỡng cho khách như các khu nghỉ dưỡng trong nhà, các khu spa, vâ ̣t lí tri ̣
liê ̣u…Tham gia vào các thể loa ̣i hoa ̣t đô ̣ng này, khách du lich
̣ mong muố n
đươ ̣c nghỉ ngơi hoàn toàn và đươ ̣c chăm sóc, phu ̣c hồ i sức khỏe sau mỗi tuầ n
làm viê ̣c căng thẳ ng.
- Hoạt động thể thao: mục đích của hoa ̣t động thể thao trong DLCT là
nhằm nâng cao thể chất, phu ̣c hồ i sức khỏe và cũng là để giải tỏa tinh thầ n.
Các loại hình thể thao đươ ̣c tổ chức vào những dip̣ cuố i tuầ n thường mang
tính vâ ̣n đô ̣ng nhe ̣ như luyê ̣n tập yoga, bơi thuyề n, câu cá, lướt ván, leo núi

ngắ n, bơi lă ̣n, các trò chơi trên biể n…
- Tham gia các sinh hoạt văn hóa xã hội đi ̣a phương: hoạt động này hiê ̣n
nay đang là mô ̣t trong những xu thế phát triể n của du lich
̣ hiê ̣n đa ̣i. Viê ̣c
những người số ng ở thành phố , trung tâm công nghiệp về nông thôn và trở
thành những nông dân thực thu ̣ vào mỗi dịp cuố i tuầ n đang là trào lưu rấ t phổ
biến. Bên cạnh viê ̣c quan sát và thẩ m nhâ ̣n các giá tri ̣ văn hóa điạ phương,
khách du lịch còn trực tiế p tham gia vào đời số ng vâ ̣t chất và tinh thầ n giống
như những người dân bản địa. Ho ̣ cùng số ng trong những nhà dân, cày ruô ̣ng,
đánh bắ t cá, nấ u ăn, sản xuất hàng thủ công, tham dự lễ hô ̣i…
- Hoạt động mua sắ m: cũng giố ng như các loa ̣i hin
̣ khác, hoa ̣t đô ̣ng
̀ h du lich
mua sắm tuy không phải là hoa ̣t đô ̣ng đă ̣c thù của DLCT nhưng cũng là mô ̣t
trong những hoạt đô ̣ng được khách ưa thích. Đa số khách được hỏi đề u tỏ ý
muố n được tham gia vào viê ̣c mua sắ m các sản phẩ m địa phương. Đă ̣c biê ̣t, các
sản phẩ m ăn uố ng (là đă ̣c sản điạ phương) được du khách quan tâm nhiề u nhấ t.
1.4. Vai trò và chức năng của du lịch cuối tuần
Chức năng kinh tế
Cũng như các loa ̣i hình du lich
̣ khác, DLCT có vai trò, chức năng quan
tro ̣ng trong đời số ng kinh tế – xã hô ̣i của điể m đón khách.

21


Trước hết, hoạt động du lich
̣ cuố i tuầ n biểu hiê ̣n lơ ̣i ích kinh tế bằ ng viê ̣c
đóng góp những khoản thu trực tiếp từ viê ̣c du khách tới nghỉ ta ̣i địa phương
vào mỗi dịp cuối tuầ n. Theo thố ng kê của nhiề u nước trên thế giới (đặc biê ̣t là

những nước công nghiê ̣p hiê ̣n đa ̣i) thì chi phí cho các chuyế n đi DLCT của
người dân trong mô ̣t năm thường lớn hơn gấ p hàng chu ̣c lầ n so với chi phí
cho những chuyến đi du lịch dài ngài [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.17)]. Hơn
nữa, hoạt động du lịch cuố i tuầ n la ̣i diễn ra trong suố t cả năm. Vì thế , nó sẽ
giúp cho ngành du lich
̣ điạ phương khắ c phục đươ ̣c tính mùa vu ̣, nâng cao
hiệu suất sử du ̣ng cơ sở dich
̣ vu ̣, cải thiê ̣n đươ ̣c tình tra ̣ng thừa lao đô ̣ng trái
vu ̣ và thiế u lao đô ̣ng chính vu ̣.
Chức năng kinh tế của hoa ̣t đô ̣ng DLCT còn biểu hiê ̣n ở khả năng thúc
đẩ y sự phát triể n các ngành kinh tế vê ̣ tinh. Khi điể m DLCT phát triể n, lươ ̣ng
khách tăng lên thì nhu cầu về dich
̣ vu ̣ hàng hóa tấ t yế u cũng tăng theo. Viê ̣c
gia tăng nhu cầu như vậy sẽ kích thích sự phát triể n các ngành kinh tế vê ̣ tinh
như chế biế n thực phẩm, thủ công mỹ nghê ̣, dich
̣ vu ̣, thương ma ̣i…
Hơn thế nữa, tính đặc thù về thời gian và mu ̣c đích đi du lich
̣ của khách
đòi hỏi điạ phương muố n phát triể n trở thành điể m đón khách du lich
̣ cuố i
tuầ n phải xây dựng đươ ̣c hê ̣ thống cơ sở ha ̣ tầng (đă ̣c biê ̣t là giao thông và
thông tin liên lạc). Điều này cũng sẽ thúc đẩy sự phát triể n của các ngành kinh
tế khác, và giúp cho ngành kinh tế điạ phương phát triển đồ ng bô ̣, vững chắ c.
Chức năng xã hội
Chức năng xã hô ̣i của DLCT trước hế t thể hiê ̣n ở viê ̣c ta ̣o ra nhiề u công
ăn viê ̣c làm và thu nhâ ̣p cho người dân ta ̣i điể m đón khách. Như vâ ̣y, DLCT
đã góp phầ n rấ t lớn trong viê ̣c giải quyế t na ̣n thấ p nghiê ̣p ta ̣i điạ phương.
Điều này có ý nghiã hế t sức quan tro ̣ng trong viê ̣c ổ n đinh
̣ tình hình an ninh
xã hô ̣i. Bởi le,̃ người lao đô ̣ng nhờ tham gia vào phu ̣c vu ̣ DLCT này ta ̣i điạ

phương mình đã không còn phải dế n những thành phố lớn, những khu công

22


nghiệp… để tìm kiế m viê ̣c làm ta ̣m thời. Dân số điạ phương sẽ ít biế n đô ̣ng,
chính quyề n quản lí dễ dàng hơn, và vì thế tình hình an ninh xã hô ̣i cũng sẽ
ổ n đinh
̣ hơn rấ t nhiề u.
Không chỉ có thể, viê ̣c phát triển hoa ̣t đô ̣ng DLCT còn giúp mở rô ̣ng
không gian văn hóa của cô ̣ng đồ ng điạ phương. DLCT tạo điều kiện cho cô ̣ng
đồng địa phương được tiếp xúc, giao lưu với nhiề u đối tươ ̣ng khách khác
nhau. Thông qua các cuô ̣c tiế p xúc này, cô ̣ng đồng điạ phương sẽ có thể làm
phong phú thêm vốn văn hóa, thẩ m mỹ và những kỹ năng sống của mình.
Bên cạnh đó, để có thể phu ̣c vu ̣ khách du lich,
̣ người lao đô ̣ng điạ phương
phải tự ho ̣c hỏi, trau dồi những kỹ năng cơ bản như giao tiếp, ngôn ngữ,
nghiệp vụ… và phải tự làm giàu thêm kiế n thức của mình. Điề u này, giúp cho
vốn số ng, vố n văn hóa của cộng đồ ng dân cư ta ̣i địa phương đươ ̣c mở rô ̣ng.
Chức năng sinh thái
DLCT còn có mô ̣t chức năng quan tro ̣ng, đó là chức năng sinh thái.
DLCT của người dân thành phố thường đòi hỏi môi trường gầ n gũi với thiên
nhiên. Vì vâ ̣y, muố n phát triển các điể m DLCT cần bảo vê ̣, khôi phu ̣c và tố i
ưu hóa môi trường tự nhiên. Để thỏa mañ nhu cầ u du lich,
̣ nghỉ ngơi, cần
dành lại những lañ h thổ có thiên nhiên còn ít bị biế n đổ i ở những vùng ngoại
vi thành phố và tiế n hành các biê ̣n pháp cải ta ̣o. Chẳ ng ha ̣n như cải tạo và
trồ ng rừng, bảo vê ̣ các nguồ n nước và các lưu vực nước, xây dựng các công
viên… Tất cả những viê ̣c đó đều góp phầ n bảo vê ̣ môi trường, ta ̣o nên mô ̣t
môi trường sinh thái lâu bề n cho sự số ng.

Do những nhu cầ u về DLCT mà ở nhiề u thành phố đã hình thành những
dải rừng hành lang bao quanh, những ma ̣ng lưới các vườn quố c gia, khu bảo
tồ n thiên nhiên ở các vùng phu ̣ câ ̣n. Như vâ ̣y là tuy trong điề u kiê ̣n công
nghiê ̣p hóa, đô thi ̣ hóa mañ h liê ̣t nhưng vẫn ta ̣o đươ ̣c những điề u kiê ̣n tố i ưu

23


hóa mố i tác đô ̣ng tương hỗ luôn biế n đô ̣ng giữa con người và môi trường tự
nhiên [Nguyễn Thị Hải (2002), tr.15].
1.5. Các điều kiện phát triển du lịch cuối tuần
Bao gồm các điều kiện cung DLCT và cầu DLCT.
1.5.1. Điều kiện cung du lịch cuối tuần
1.5.1.1. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là tất cả những gì thuộc về tự nhiên và các giá trị văn
hóa do con người sáng tạo ra có sức hấp dẫn du khách, có thể được bảo vệ,
tôn tạo và sử dụng cho ngành du lịch mang lại hiệu quả về kinh tế - xã hội và
môi trường. [Bùi Thị Hải Yến (2007a)] Du lich
̣ cuố i tuầ n là da ̣ng hoa ̣t đô ̣ng
của cư dân các đô thị, khu công nghiệp, thương ma ̣i…nhằ m mu ̣c đích nghỉ
ngơi, thư giãn, phục hồi sức khỏe bằ ng cách tiếp câ ̣n gầ n với thiên nhiên và
văn hóa bản địa khác biệt với nơi ở thường xuyên. [Nguyến Thị Hải (2002)]
Vì vâ ̣y, DLCT đòi hỏi điể m đế n phải có hệ thố ng tài nguyên du lich
̣ đa dạng
và tương phản tạo nên sức hấp dẫn đối với khách DLCT. Tính đa dạng của hệ
thống tài nguyên du lịch được thể hiện như sau :
a/ Tài nguyên du lịch tự nhiên
Theo Khoản 1 (Điều 13, Chương II Luật du lịch Việt Nam năm 2005
quy định): ‘TNDL tự nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo,
khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan tự nhiên đang được khai thác hoặc

có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch’’. [Luật Du lịch Việt Nam
(2005)]
Địa hình: Theo Trần Đức Thanh (2006), “địa hình là tập hợp của vô vàn
những thể lồi lõm hoặc tương đối bằng phẳng, phân cách với nhau bởi những
đường ranh giới ít nhiều rõ ràng, tức là tập hợp của các dạng địa hình. Như
vậy địa hình nói chung không thể là TNDL mà chính giá trị thẩm mỹ của một

24


số dạng địa hình, tạo nên những cảnh đẹp và tạo nên sự hấp dẫn khách du lịch
sẽ là TNDL tự nhiên”.
Địa hình kết hợp với lớp phủ thực vật tạo nên các phong cảnh thiên nhiên
(hợp phần tự nhiên mà con người có thể nhìn thấy được). Phong cảnh thiên
nhiên hấp dẫn khách (khác biệt so với nơi khách thường trú của khách; độc
đáo, tương phản và đa dạng) sẽ là điều kiện để phát triển DLCT. Khách
DLCT đa phần sống tại những nơi ít có điều kiện gần gũi với thiên nhiên. Vì
vậy, phong cảnh cảnh thiên nhiên cũng là một trong những nguồn tài nguyên
quan trọng để phát triển DLCT.
Khí hâ ̣u: do tính chấ t của hoa ̣t đô ̣ng du lich
̣ cuố i tuầ n là nghỉ ngơi, thư
giãn, phục hồi sức khỏe nên du khách thường tìm đến những nơi có khí hâ ̣u
trong lành, nhiệt độ phù hơ ̣p với cơ thể , phù hơ ̣p với các loa ̣i hình hoa ̣t đô ̣ng
trong các dip̣ nghỉ cuố i tuần. Đồ ng thời khí hâ ̣u ta ̣i nơi nghỉ cuối tuầ n cũng
không đươ ̣c khá khác biê ̣t so với nơi ở thường xuyên của du khách. Bởi le,̃
nếu quá khác biệt, sức khỏe của khách sẽ có thể bi ̣ ảnh hưởng và như vâ ̣y là
không phù hơ ̣p với mu ̣c đích thư giañ , nghỉ ngơi, phu ̣c hồi sức khỏe.
Nước: đối với du lịch, nước cùng với giá trị thẩm mỹ và sinh học của nó
cũng được coi là một nguồn tài nguyên quan trọng để phát triển. Tài nguyên
nước góp phần tạo nên những cảnh quan đẹp, hấp dẫn, là nơi tổ chức các trò

chơi thể thao dưới nước, trên mặt nước cho khách DLCT. Một số dạng của tài
nguyên nước còn có tác dụng tốt đối với sức khỏe con người vì vậy cũng
được khai thác như một dạng TNDL. Đối với điểm đón khách DLCT tài
nguyên nước sẽ là một điều kiện hết sức thuận lợi để thu hút khách và duy trì
tính hấp dẫn thường xuyên của điểm du lịch đối với khách.
Thực động vật: đây là một dạng TNDL đặc biệt góp phần làm gia tăng
tính hấp dẫn của điểm đón khách DLCT. Quan sát, tìm hiểu về thế giới động
thực vật của địa phương, được gần gũi với thiên nhiên là cách để du khách

25


×