Tải bản đầy đủ (.docx) (25 trang)

Chiến tranh và con người trong hai tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (107.44 KB, 25 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƯỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ NGỌC HÀ
CHIẾN TRANH VÀ CON NGƯỜI TRONG HAI TIỂU
THUYẾTMÙA HÈ GIÁ BUỐT VÀ PHƯỢNG
HOÀNGCỦA VĂN LÊ
Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Việt Nam

Mã số: 60 22 01 21
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Tôn Phương Lan
Hà Nội -2016


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN..................................................................Error! Bookmark not
defined.
MỞĐẦU......................................................................................................................
.......5
1. Lý do chọn đềtài......................................................................................5
2. Lịch sửvấn đề...........................................................................................7
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................12
3.1. Đối tượng nghiên cứu........................................................................123.2.
Phạm vi nghiên cứu...........................................................................12
4. Phương pháp nghiên cứu......................................................................12
. Đóng góp của luận văn..........................................................................12
6. Cấu trúc luận văn...................................................................................14
Chương 1:VĂN LÊ VÀ ĐỀTÀI CHIẾN TRANH TRONGTIỂU THUYẾT VIỆT
NAM SAU
1975...............................................................................................................15
1.1. Đềtài chiến tranh trong văn học Việt Nam sau 1975......................15


1.1.1. Bối cảnh lịch sử, xã hội và những yêu cầu cần đổi mới văn học sau 19
75151.1.1.1. Bối cảnh lịch sửvà xã hội........................................................15


1.1.1.2. Nhu cầu đổi mới lối viết của nhà văn.......................................19
1.1.2. Một sốkhuynh hướng viết vềchiến tranh trong tiểu thyết Việt Nam sau
1975....................................................................................................21
1.1.2.1. Khuynh hướng thểhiện con người bịchấn thương và những sốphận bi
kịch............................................................................................21
1.1.2.2. Khuynh hướng khám phá người anh hùng lưỡng diện.............22
1.1.2.3. Khuynh hướng thểhiện con người đời thường và những vấn
đềthếsự......................................................................................................24
1.1.3. Những tác giảtiêu biểu cho đềtài viết vềchiến tranh Việt Nam sau 1975Error!
Bookmark not defined.
1.2. Sựnghiệp sáng tác của nhà văn Văn LêError! Bookmark not defined.
1.2.1. Đôi nét vềcuộc đời, sựnghiệp của nhà văn Văn Lê...............Error! Bookmark
not defined.
1.2.2. Đềtài chiến tranh trong sáng tác của Văn LêError! Bookmark not defined.
1.2.3. Một vài sơ lược vềtiểu thuyết Mùa hè giábuốt và Phượng hoàng của Văn
Lê..................................................Error! Bookmark not defined.
1.2.3.1. Sơ lược vềtiểu thuyết Mùa hè giá buốt...Error! Bookmark not defined.
1.2.3.2. Sơ lược vềtiểu thuyết Phượng hoàng:....Error! Bookmark not defined.
Chương 2:HIỆN THỰC CHIẾN TRANH VÀ HÌNH TƯỢNG CON NGƯỜI
TRONG TIỂU THUYẾT MÙA HÈ GIÁ BUỐT VÀ PHƯỢN HOÀNG CỦA
VĂN LÊ..........................................................................................Error! Bookmark
not defined.
2.1. Bức tranh hiện thực vềcuộc chiến tranh tàn khốc trong tiểu thuyết Mùa hè giá
buốt và Phượng hoàng...............Error! Bookmark not defined.2
.1.1. Bản anh hùng ca chiến trường.........Error! Bookmark not defined.
2.1.2. Chiến trường khốc liệt và bi tráng....Error! Bookmark not defined.

2.2. Người lính trong tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng
hoàng..........................................................................Error! Bookmark not defined.


2.2.1. Những gương mặt người lính trong cuộc chiến.....Error! Bookmark not
defined.
2.2.2. Những phẩm chất cao đẹp của người lính trong chiến tranh.Error! Bookmark
not defined.
2.2.2.1. Lòng dũng cảm.........................Error! Bookmark not defined.
2.2.2.2. Sựthông minh và sáng tạo trong chiến đấu..Error! Bookmark not defined.
2.2.3. Tình yêu trong chiến tranh...............Error! Bookmark not defined.2.2.4.
Những suy ngẫm sâu xa của con người vềcuộc chiến tranh..Error! Bookmark not
defined.
2.2.4.1. Người lính nghĩ vềchiến tranh.Error! Bookmark not defined.
2.2.4.2. Nhân dân nghĩ vềchiến tranh...Error! Bookmark not defined.
Chương 3:NGHỆTHUẬT THỂHIỆN BỨC TRANH CUỘC CHIẾN TRANH VÀ
CHÂN DUNG CON NGƯỜI TRONG TIỂU THUYẾT MÙA HÈ GIÁ BUỐT VÀ
PHƯỢNG HOÀNG CỦA VĂN LÊ................................Error! Bookmark not
defined.
3.1. Nghệthuật tổchức kết cấu.....................Error! Bookmark not defined.
3.1.1. Kết cấu hình tượng nhân vật.............Error! Bookmark not defined.
3.1.2. Kết cấu tiểu thuyết phóng sự.............Error! Bookmarknot defined.
3.2. Nghệthuật xây dựng nhân vật...............Error! Bookmark not defined.
3.2.1. Nghệthuật thểhiện tính cách nhân vật trong từng hoàn cảnhcụthểError!
Bookmark not defined.
3.2.2. Nghệthuật xây dựng nhân vật mang tính cách thuần nhất.....Error! Bookmark
not defined.
3.2.3. Nghệthuật xây dựng nhân vật đa tính cách trong Mùa hè giá buốtError!
Bookmark not defined.
3.3. Giọng điệu trần thuật.............................Error! Bookmark not defined.

3.3.1.Giọng điệu trần thuật khách quan bi hùng.....Error! Bookmark not defined.
3.3.2. Giọng điệu sửthi trang trọng mà trữtình......Error! Bookmark not defined.


KẾT LUẬN......................................................................Error! Bookmark not
defined.
TÀI LIỆU THAM
KHẢO.................................................................................................25


MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tàiTừ sau khi giành được chính quyền vào năm 1945, dân tộc ta
luôn phải đương đầu với những cường quốc như Pháp, Mỹ và Trung Quốc để bảo
vệ chủ quyền và nền độc lập của Tổ quốc. Trong bối cảnh đó, chiến tranh cách
mạng luôn là nguồn cảm hứng sáng tạo của nhiều văn nghệ sỹ. Bởi vậy, đề tài
chiến tranh đã trở thành một trong những đề tài lớn của nền văn học cách mạng.
Trong nền văn học nước ta từ sau 1945, những nhà văn tiêu biểu nhất cũng chính là
những nhà văn có tác phẩm xuất sắc nhất viết về cáchmạng và chiến tranh, như
Nguyễn Đình Thi với Vỡ bờ, Mặt trận trên cao, Anh Đức với Một chuyện chép ở
bệnh viện, Hòn Đất, Phan Tứ với Mẫn và tôi, Nguyễn Thi với Người mẹ cầm súng,
Những đứa con của đất, Nguyễn Minh Châu với Cửa sông, Dấu chân người lính,
Cỏ lau, Nguyễn Trọng Oánh với Đất trắng, Nguyên Ngọc với Đất nước đứng lên,
Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến tranh, Chu Lai với Ăn mày dĩ vãng, Khúc bi tráng
cuối cùng, Khuất Quang Thụy với Trong cơn gió lốc,Nguyễn Trí Huân với Chim
én bay,... Sáng tác của các nhà văn về đề tài chiến tranh đã làm phong phú, sinh
động diện mạo của nền văn học đương đại. Bốn mươi năm đã qua, giờ đây đề tài
này vẫn được tiếp tục cả ở những nhà văn thuộc thế hệ mới như Nguyễn Đình Tú
với Xác phàm, Nguyễn Xuân Thủy với Biển xanh màu lá... Trong số các thể loại
văn học, tiểu thuyết với khả năng chứa đựng, phản ánh phạm vi đời sống một cách

rộng lớn đã trở thành thể loại được các nhà văn lựa chọn nhiều. Các tiểu thuyết viết
về chiến tranh đã thực sự giúp bạn đọc hiểu sâu sắc hơn về cuộc chiến tranh đã qua
của dân tộc như trong bài Tiểu thuyết về chiến tranh –nhìn từ hôm nay, nhà nghiên
cứu Phong Lê đã nhìn nhận “đề tài chiến tranh là một đề tài không bao giờ cũ. Và
nếu chú ý đến sự xuất hiện khá dồn dập của tiểu thuyết chỉ trong dăm năm, vàvới
sự tiếp tục của đội ngũ viết, ta có thể thấy cái kho kí ức về chiến tranh không bao
giờ vơi cạn và đang được chuyển dần cho thế hệ sau”.
6Trong số các nhà văn trưởng thành sau chiến tranh, đội ngũ những nhà văn lớn
lên từ chiến hào có những đặc biệt. Họ là những nhà văn trực tiếp cầm súng và có
những trải nghiệm nhất định về cuộc sống, về chiến tranh. Mặt khác, đây cũng là


lớp nhà văn được đào tạo bài bản cả trong trường học lẫn trường đời; họ có điều
kiện để tiếp xúc với nhiều nguồn tài liệu khác nhau.Đổi mới, sau chiến tranh, đã
trở thành một nhu cầu mạnh mẽ đối với mỗi người cầm bút, đặc biệt là những nhà
văn viết về chiến tranh. Sự nỗ lực tìm tòi trong ý thức đổi mới cách viết đã đóng
vai trò quan trọng trong việc hình thành nên các khuynh hướng vănhọc. Cuối
những năm bảy mươi, với cảm hứng sự thật, nhiều tác phẩm viết về chiến tranh đã
từng gây nên hiện tượng trên văn đàn, như Đất trắngcủa Nguyễn Trọng Oánh, Hai
người trở lại trung đoàncủa Thái Bá Lợi, Ký sự miến đất lửacủa Nguyễn Sinh và
Vũ Kỳ Lân. Mấy năm gần đây, tiểu thuyết theo xu hướng tư liệu đang có nhiều ưu
thế. Biên bản chiến tranh 1,2,3,4. 1975của Trần Mai Hanh là một ví dụ. Văn Lê là
một người lính từng chiến đấu nhiều năm ở chiến trường Nam bộ và là nhà văn
thuộc thế hệ cầm bút sau1975. Ông sáng tác nhiều thể loại nhưng tập trung vào đề
tài chiến tranh và như ông nói: luôn cảm thấy mắc nợ với những người lính đã
chết, với cả những người đang sống. “Khi tôi viết, đó là lúc tôi muốn làm việc
đúng, muốn đánh thức dậy những điều tốt đẹp của con người”. Cũng như đội ngũ
những nhà văn mặc áo lính sau chiến tranh, viết về chiến tranh không chỉ bằng vốn
sống, sự trải nghiệm với những nỗ lực tìm tòi nghệ thuật nhằm tái hiện một cách
chân thật, sinh động nhất về cuộc chiến tranh đã qua, Văn Lê vừa viết trong tư

cách của một chứng nhân, một lính chiến vào thời điểm khốc liệt nhất của cuộc
chiến -thời kỳ trước và sau Mậu Thân, vừa viết trên cơ sở những tư liệu mật của
thời ấy mà ông có được. Hai cuốn tiểu thuyết của ông cùng viết về giai đoạn cách
mạng gặp vô vàn khó khăn và tổn thất, nhưng đã trụ và vững dần nhờ vào lòng tin
yêu của nhân dân, của người lính đối với cách mạng. Tiểu thuyết Mùa hè giá
buốtcủa ông được nhận giải B của Bộ Quốc phòng (2004 -2009) và Giải Nhất
7về Văn học Nghệ thuật của thành phố Hồ Chí Minh (2006 -2011). Phượng
Hoàngcũng đã được nhận Giải thưởng của Bộ Quốc phòng 5 năm 2009 -2014.Đã
có nhiều bài viết, công trình, nhiều luận văn luận án nghiên cứu về đề tài chiến
tranh, về những tác phẩm văn xuôi viết về chiến tranh tiêu biểu. Đối với nhiều nhà
văn cùng thế hệ với Văn Lê viết về đề tài này, sáng tác của họ cũng được nhiều
người viết chọn làm đối tượng nghiên cứu. Tuy nhiên, cái tên Văn Lê, nói như nhà
văn Ngô Thảo, là “một tên tuổi ít được giới truyền thông chú ý”. Dường như Văn
Lê chọn riêng cho mình một cách sống “lặng lẽ sống, lặng lẽ viết, lặng lẽ tìm về kí
ức chiến trận, mà trong đó còn nhiều, rất nhiều những điều chưa thể công bố, chưa
thể công khai kể lại, nhưng lãng quên nó lại là một tội lỗi” (Ngô Thảo).Theo dõi
trên mạng, ngoài một số bài báo, đặc biệt là khu vực phía Bắc, công trình chuyên
sâu về Văn Lê hầu như chưa có. Chọn đề tài Chiến tranh và con người trong hai
tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê, chúng tôi muốn tìm ra


những đặcsắc và những đóng góp của ông, để làm rõ hơn sự đa dạng, phong phú
của tiểu thuyết viết về chiến tranh sau chiến tranh cũng như quy luật vận động của
văn học trong điều kiện thời bình.Với những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn
đề tài cho luận văn của mình: “Chiến tranh và con người trong hai tiểu thuyết Mùa
hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê”. Thực hiện đề tài này, chúng tôi mong
muốn góp phần tìm hiểu những đóng góp của Văn Lê cho nền văn học nước nhà
trên phương diện đề tài chiến tranh, qua đó cho thấy được diện mạo đặc sắc của
văn xuôi thời kỳ đổi mới.2. Lịch sử vấn đềMặc dù Văn Lê được biết đến là nhà văn
với nhiều các tác phẩm và có những tác phẩm được đánh giá cao rất cao, được trao

nhiều giải thưởng uy tín song cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào tập
trung đi sâu vào nghiên cứu từ các phương diện nội dung cho đến những đặc điểm
nghệ thuật trong những sáng tác của ông. Trong quá trình tìm hiểu cuộc đời và sự
nghiệp văn chương của nhà văn
8Văn Lê, chúng tôi có thu được kết quả là những bài báo, bài nghiên cứu hay bài
viết giới thiệu về tác phẩm và sự nghiệp sáng tác của ông như sau:Nhà báo Phan
Hoàng trong bài Sức mạnh tình yêu chiến thắng tình yêu sức mạnhđã đánh giá:
“Mùa hè giá buốt, một tiểu thuyết đẹp và buồn, quyến rũ và đau đớn, thăng hoa
như một tứ thơ” [42]. Tác phẩm của Văn Lê có kết thúc buồn và đau đớn bởi nó
phản ánh chân thực sự thật lịch sử. Để có được những chiến công, làm thay đổi cục
diện cuộc chiến, nhiều người lính đã phải hy sinh, phải đánh đổi xương máu của
mình.Trên website của Hội Nhà văn Thành phố Hồ Chí Minh, tác giả Trần Sáng
với bài Âm hưởng bi tráng trong tiểu thuyết Mùa hè giá buốtđã nhận định: “Viết về
đề tài chiến tranh, và ngay cả viết về một chiến dịch cụ thể như chiến dịch Mậu
Thân 1968, cũng không phải là một cái gì quá mới mẻ. Tuy nhiên, đối với tác giả
Mùa hè giá buốt, một cựu binh đã từng ngang dọc trên chiến trường Đông Nam bộ,
sau khi hoàn thành mỗi tác phẩm văn học về chiến tranh, như một người lính anh
lại tiếp tục tiến lên phía trước. Có lẽ cũng như một số nhà văn từng mặc áo lính
cùng thời, tìm tòi, đổi mới thi pháp tiểu thuyết không phải là cái đích anh tìm kiếm,
chính vì thế mà tiếp nối những Nếu anh còn được sống và Cao hơn bầu trời...
Trong Mùa hè giá buốt, thế mạnh vẫn là vốn sống cuồn cuộn,là những trải nghiệm
sinh –tử, những trải nghiệm không gì có thể thay thế” [116].Nhà báo Lê Phú Khải
đã khẳng định tài năng của Văn Lê trong Mùa hè giá buốt: “Bằng vốn sống đầy ắp
của người lính từng vào sinh ra tử, với bản lĩnh một nhà văn có tài, Văn Lê đã tái
hiện trên gần 400 trang sách khổ lớn cuộc chiến chống Mỹ để giải phóng đất nước
còn in đậm trong tâm hồn ít nhất là hai thế hệ của người Việt Nam đương đại”
[47]. NhàthơLêThànhNghịđãcólờinhậnxétvềMùa hè giá buốt:
“VưarôitôiđocMuahegiábuốtcủaVănLê. Theo tôi đây là một cuốn tiểu thuyết đáng



chú ý về chiến tranh, cụ thể là những ngày Mậu Thân năm 1968. Tôi thật sự xúc
động
9trước sự quả cảm của quân và dân ta, cũng như sự mất mát lớn lao của họ. Văn Lê
không ngần ngại nóivề những mất mát có thật đó. Nhưng tư tưởng của cuốn sách là
qua những hy sinh mất mát này, thêm một lần chúng ta cần phải biết giá của chiến
thắng, cần phải biết những người lính đã sống và chiến đấu cho lý tưởng của họ
như thế nào. Cuốn sách có thể có những chỗ khiên cưỡng, nhưng nhìn chung là hấp
dẫn” [115].Nhà phê bình Tôn Phương Lan trong bài viết Viết về chiến tranh -vấn
đề và hiện tượnglại có những phát hiện về Mùa hè giá buốt: “Trong Mùa hè giá
buốt, xoáy vào tâm thức người đọc là ý nghĩ nhân văn của một người mẹ của đối
phương vừa mất con trong chiến trận vẫn tìm cách bảo vệ sự sống cho người bộ
đội giải phóng: “Người ta còn nhiều việc để làm hơn là báo thù. Chiến tranh là
thảm họa cho cả dân tộc. Cần phải cứu lấy mọi người” [111]. Tác giả bài viết đã
cho thấy cái nhìn của Văn Lê về chiến tranh là một cái nhìn mang tính nhân văn
sâu sắc. Đó là một cái nhìn mới của người dân về chiến tranh.Trong bài báo Khích
lệ lớn giới văn nghệ sĩ, nhân sự kiện trao Giải thưởng Văn học nghệ thuật Thành
phố Hồ Chí Minh 5 năm (2006 –2011), Lê Quang Trang –Chủ tịch Hội Nhà văn
Thành phố Hồ Chí Minh đã nhận xét tiểu thuyết Mùa hè giá buốtcủa Văn Lê –tác
phẩm đạt giải Nhất của lĩnh vực văn học: “bútpháp hiện thực nghiêm nhặt pha chút
hư ảo tâm linh trong Mùa hè giá buốt tạo hiệu quả sâu về sự ám ảnh nơi người
đọc” [97]. Có thể thấy, thành công của tác phẩm chính là đã phản ánh chân thật
hiện thực chiến tranh nhưng trong đó vẫn đan xen những giá trị tâm linh được xem
là biểu trưng của văn hóa dân gian. Và giải thưởng này là nhằm: “tôn vinh những
tác phẩm có giá trị cao về tư tưởng và nghệ thuật, phản ánh lịch sử dân tộc, truyền
thống đấu tranh cách mạng và công cuộc đổi mới hiện nay” [97].Cũng Lê Quang
Trang, trong bài Phía sau hiện thực khắc nghiệt của Mùa hè giá buốt, đăng trên tạp
chí Lý luận, phê bình văn học, nghệ thuật, ông có nhận xét:
10“Về nghệ thuật, có thể thấy tác phẩm nằm trong hệ hình của tiểu thuyết truyền
thống, không có những thể nghiệmcách tân hoa mỹ cầu kỳ. Tuy nhiên, cách viết
đằm thắm, gắn bó sâu sắc với đời sống hiện thực mà anh chứng kiến kết hợp cùng

tưởng tượng của nhà văn, đồng thời chứa đựng nhiều suy tưởng, chiêm nghiệm sâu
sắc, đa dạng có thể đáp ứng nhiều loại nhu cầu, khiến các tầng lớp bạn đọc khác
nhau đều có thể hào hứng theo dõi cốt truyện và số phận các nhân vật. Chính sự kỹ
lưỡng trong văn phong, sức tươi trẻ của chất liệt sống, sự mới mẻ và đa dạng trong
ý tưởng của tác phẩm đã chiếm được tình cảm của người đọc, sự đồng thuận tuyệt
đối của Hội đồng chung khảo, và cùng thời gian vẫn tiếp tục lan tỏa trong bạn đọc”


[98]. Như vậy, đổi mới nghệ thuật và tìm ra hướng đi riêng cho tác phẩm của mình
không phải cái đích mà Văn Lê muốn hướng đến. Ông khai thác đề tài chiến tranh
ở chiều sâu, ở việc phản ánh chân thật về cuộc chiến, về một thế hệ thanh niên Việt
Nam yêu nước anh dũng. Ông tìm đến tận cùng nguồn gốc của sức mạnh dân tộc,
bản chất của người lính. Đó chính là những yếu tố làm nên nét riêng của Văn
Lê.Nhà báo Đậu Dung trong bài viết Nhà văn Văn Lê: Huyền thoại luôn bắt đầu từ
sự thậtđược đăng tải trên báo Công an Nhân dân, số ra ngày 28 tháng 07 năm 2015,
ông có nhận xét về hai tác phẩm viết về chiến tranh Mùa hè giá buốtvà Phượng
hoàng của Văn Lê: “Với 564 trang văn Mùa hè giá buốt được viết ra từ chính ký ức
của ông. Ở đó, có những mảnh hiện thực khắc nghiệt, xót xa, có lằn ranh giữa sống
và chết. Và ở đó có một mùa hè giá buốt cả tâm hồn với những người còn sống
hoặc đã hi sinh. Cuốn sách như một cách nhìn lại lịch sử....... Cũng viết về chiến
tranh giai đoạn này nhưng tiểu thuyết Phượng hoàng của nhà văn Văn Lê lại xoáy
vào một vấn đề then chốt, đó là phẩm hạnh. Nó như một thước đo cho thành hoặc
bại của cuộc chiến. Chiến dịch Phượng hoàng của địch đánh vào tất cả mọi phương
diện, xé nát mọi mối quan hệ giữa người với người, với dòng tộc, người dân với
cách mạng, đặc biệt làm cho con người từ chỗ nghi kị,
11không tin nhau đến giết nhau. Chiến dịch đánh phá dài hạn ấy, là cuộc đụng độ,
đối đầu của những bộ óc. Và trong những ngày hè đỏ lửa đó, chính phẩm hạnh
được lưu giữ từ thế hệ này qua thế hệ khác đã làm nên sức mạnh to lớn dẫn đến
thắng lợi của cuộc chiến. Cuốn tiểu thuyết còn là những trang văn mơ mộng, là lời
tuyên thệ đẹp đẽ nhất về tình yêu. Trong thời khắc trước khi trở thành hương linh

nhẹ nhàng thoát khỏi cơ thể rách nát bay về chốn thăm thẳm, diệu vợi, người đại
đội trưởng chỉ kịp bày tỏ tình cảm dồn nén bấy lâu của mình với người con gái mà
anh yêu. Và anh an lòng vì đã “làm được một điều hệ trọng nhất của cuộc đời”,
“anh tự hiểu rằng mình đã hoàn thành xong công việc của người đàn ông và giờ
đây chỉ còn chờ đợi cái khoảnh khắc cuối cùng của cuộc sống”. Những riêng chung
hòa vào nhau đó đã làm thức dậy cả một mùa hè huyền thoại”[107]. Qua nhận xét
của Đậu Dung, có thể thấy vẫn là mảng đề tài chiến tranh quen thuộc mà Văn Lê
khai thác, nét khác của Văn Lê ở tiểu thuyết Phượng hoàngchính là việc nhà văn đi
sâu vào khai thác, khám phá và lí giải vì sao, vì lí do gì ta có thể chiến thắng được
kẻ thù hùng mạnh như đế quốc Mỹ? Đó chính là phẩm hạnh của con người.Qua
những ý kiến tổng hợp ở trên, có thể thấy cuốn tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và
Phượng hoàng của Văn Lê đã nhận được những lời khen gợi và đã được các nhà
nghiên cứu đánh giá cao. Đặc biệt, khi đánh giá về nội dung, nghệ thuật của tiểu
thuyết Mùa hè giá buốt các tác giả đều có sự thống nhất khi khẳng định giá trị hiện
thực chân thực, sâu sắc của tiểu thuyết được tái hiện trên nền một tiểu thuyết


truyền thống. Cách tân không phải là mục đích của nhà văn hướng tới nhưng chính
cách nghĩ, cách thể hiện về chiến tranh của ông đã mang tính cách tân và đưa lại
cho người đọc sức hấp dẫn.Trên cơ sở tiếp thu, kế thừa thành tựu nghiên cứu của
những người đi trước, thông qua luận vănChiến tranh và con người trong hai tiểu
thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàng của Văn Lê, người viết mong muốn có
thể khảo sát và phân tích

cụ thể, toàn diện hơn chiến tranh và con người được tái hiện trong hai tiểu thuyết
của Văn Lê.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu3.1. Đối tượng nghiên cứuVăn Lê
thành công với nhiều thể loại như thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kịch bản phim tài
liệu, phim điện ảnh... Tuy nhiên, đối tượng của luận văn này là thông qua hai cuốn
tiểu thuyết Mùa hè giá buốtvà Phượng hoàng, chúng tôi cũng sẽ tìm hiểu về cách
thể hiện con người và chiến tranh của ông. 3.2. Phạm vi nghiên cứuTrong quá trình

thực hiện đề tài, chúng tôi sẽ mở rông phạm vi nghiên cứu qua việc so sánh Văn Lê
với một số tác giả khác viết về chiến tranh như Chu Lai, Nguyễn Trọng Oánh, Bảo
Ninh... 4. Phương pháp nghiên cứuĐể làm sáng tỏ mục tiêu của luận văn, chúng tôi
sẽ sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:-Phương pháp phân tích, tổng hợp: với
phương pháp này, chúng tôi sẽ chia nhỏ tác phẩm, đi sâu vào phân tích để thấy
được nghệ thuật miêu tả, xây dựng nhân vật.-Phương pháp liên ngành:lịch sử, văn
hóa học, nghệ thuật học được dùng để tiếp cận, nhằm nhận thức, tìm hiểu và khai
thác đối tượng.-Phương pháp so sánh: để thấy được đặc sắc của Văn Lê trong
tương quan với các tác giả cùng đề tài5. Đóng góp của luận vănThực hiện đề tài
Chiến tranh và con người trong hai tiểu thuyết Mùa hè giá buốt vàPhượng hoàng
của Văn Lê, chúng tôi muốn làm sáng tỏ giá trị nhân đạo trong nội dung của các
tiểu thuyết, thấy được sức mạnh của tình yêu trong chiến tranh, sự gắn bó của
người lính với làng quê, với văn hóa tâm linh; những chiêm
13nghiệm, suy tư về thân phận con người của một nhà văn gắn bó với đề tài chiến
tranh. Chúng tôi hy vọng luận vănít nhiều sẽ cung cấpcho độc giả thấy được những
đóng góp củaVăn Lê cho đề tài chiến tranh -hiện thực và con người -trong nền văn
học cách mạng Việt Nam sau 1975.Về nghệ thuật, luận văn chỉ ra những đặc điểm


nổi bật trong tiểu thuyết Mùa hè giá buốt vàPhượng hoàngcủa Văn Lê trong cách
xây dựng hệ thống nhân vật đa dạng; kết cấu “kép” lạ và độc đáo, bút pháp đan xen
hữu thức và vô thức, đan xen thực tế chiến tranh khốc liệt và thế giới tâm linh
huyền bí; ngôn từ tiểu thuyết đầy chất thơ.Ngoài ra, chúng tôi mong muốn kết quả
nghiên cứu của luận văn cũng góp phầnthấy được phong cách riêng của Văn Lê
trên văn đàn và chất nhân văn làm nên giá trị trong các tác phẩm của Văn Lê. Bổ
sung thêm nguồn tư liệu tham khảo cho việc nghiên cứu văn học viết về đề tài lực
lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng sau 1975.

6. Cấu trúc luận vănNgoài phần Mở đầu, Kết luận, luận văn được chia thành 3
chương chính:

Chương 1: Văn Lê và đề tài chiến tranh trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975
Chương 2: Hiện thực chiến tranh và chân dung con người trong tiểu thuyết Mùa hè
giá buốt và Phượng hoàngcủa Văn Lê
Chương 3: Nghệ thuật thể hiện bức tranh cuộc chiến và chân dung con người trong
tiểu thuyết Mùa hè giá buốt và Phượng hoàngcủa Văn Lê


16chuyển biến mạnh mẽ, tích cực, củng cố niềm tin của nhân dân vào Đảng. Nhờ
vào sự đổi mới mà nền kinh tế nước ta thoátkhỏi sự khủng hoảng và từng bước
được phục hồi khiến cho đời sống nhân dân ngày càng ổn định, nâng cao, có điều
kiện quan tâm đến nhu cầu riêng tư của con người. Với phương châm đổi mới tư
duy, “nhìn thẳng vào sự thật, nói rõ sự thật, đánh giá đúng sự thật” của Đảng đã
đem đến đời sống dân chủ, cởi “trói” con người khỏi những định hướng khắt khe,
nghiêm ngặt của thời kì trước, cho phép “tiếp cận tối đa với những sự thật của cuộc
đời ở dạng nguyên khởi, chất phác, mộc mạc, không chau chuốt trang trí, tô điểm”
(Ma Văn Kháng). Tinh thần mở cửa của thời đại mới đã tạo điều kiện cho con
người tiếp cận các vấn đề hiện thực đời sống khách quan, đa chiều, công bằng hơn.
Nhiều vấn đề thuộc về cuộc chiến tranh đã qua cũng được nhìn nhận lại, bớt cực
đoan, duy lí. Conngười hôm nay nhận thức về cuộc chiến ở cả niềm tự hào về
chiến thắng và sức mạnh dân tộc, và cả cái giá đắt đỏ đã phải trả để có được nó. Xu
thế mở của, hội nhập quốc tế, hợp tác cùng phát triển bền vững đã góp phần xoa
dịu mối hận thù dân tộc, giai cấp,giúp con người một thời ở hai chiến tuyến đối
địch xích lại gần nhau hơn, thấu hiểu lẫn nhau. Đường lối đổi mới được thông qua
là tiền đề quan trọng, thúc đẩy sự đổi mới mạnh mẽ của nền văn học, tạo ra luồng
sinh khí mới đưa văn học tới những bứt phá trong sự phát triển. Trong văn học,
đánh dấu cho sự đổi mới tư tưởng trong đội ngũ văn nghệ sĩ bắt đầu từ cuối năm
1987 là cuộc gặp gỡ với đại diện giới văn nghệ sĩ của tổng Bí thư Nguyễn Văn
Linh và Nghị quyết 05 của Bộ Chính trị. Theo đó, văn học sẽ phát triển trên tinh
thần đổi mới tư duy và nhìn thẳng vào sự thật, khuyến khích tìm tòi, thử nghiệm
trong sáng tạo nghệ thuật, giúp các văn nghệ sĩ vượt qua những e ngại, rụt rè, lo sợ

sự kiểm duyệt, sợ cả những cái “thường lơ lửng đâu đó trong không trung”, tự tin
nói thẳng, nói thật những suy nghĩ, quan điểm cá nhân về các vấn đề gai góc của
cuộc sống, mạnh dạn bứt phá, thử nghiệm những tìm tòi, sáng tạo, những cách thức
thể hiện mới. Các vấn đề về vai trò, chức năng của văn học cũng được xem xét,
17điều chỉnh, diễn đạt lại. Có thể nói, làn sóng đổi mới ngoài xã hội, nhu cầu đổi
mới trong ý thức của người cầm bút làm sôi động bầu không khí sáng tác, đưa văn


học thoát khỏi thời kì bế tắc, khủng hoảng, bổ khuyết “khoảng chân không” của
văn học thời kì hậu chiến. Trong bối cảnh đó, văn học viết về chiến tranh nói
chung, tiểu thuyết nói riêng cũng có sự chuyển động tích cực, tự làm mới mình để
phù hợp với yêu cầu của thời đại và thị hiếu mới của công chúng.Ngoài ra, cũng
nhờ có chính sách cởi mở và đúng đắn mà việc tiếp nhận, giao lưu văn hóa, văn
học thế giới trở nên sôi nổi, cũng đã có những tác động tích cực đến các nhà văn
Việt Nam. Họ có điều kiện nắm bắt xu hướng chung của văn học thế giới khi khai
thác đề tài chiến tranh, điều này đã tạo nên sự thay đổi trong diễn ngôn về chiến
tranh trong tiểu thuyết. Chiến tranh được tái hiện trong tiểu thuyết không chỉ nhằm
mô phỏng quan điểm chính trị của một thể chế, giai cấp, ý thức hệ hoặc tung hô lực
lượng chiến thắng, mà nó còn thể hiện như là diễn ngôn về thân phận con người,
diễn ngôn chấn thương, diễn ngôn về văn hóa... Học tập kinh nghiệm từ những tác
phẩm văn học xuất sắc của thế giới viết về chiến tranh, các nhà văn Việt Nam đã
khắc phục cái nhìn thiên kiến, thô kệch khi đánh giá về con người. Con người
trong văn họcsau 1975 viết về chiến tranh được soi xét lại trong cái nhìn đa chiều,
có sự gặp gỡ với mẫu hình chung của con người trong văn học hiện đại thế giới.
Các tiểu thuyết lớn của văn học thế giới còn đem đến cho các nhà văn Việt Nam
những gợi ý quan trọng về cách thức thể hiện. Những kinh nghiệm của dòng ý
thức, độc thoại nội tâm, sự linh hoạt trong điểm nhìn trần thuật, thủ pháp kì ảo...ở
nhiều tiểu thuyết viết về chiến tranh như: Nỗi buồn chiến tranh, Chim én bay,
Những bức tường lửa, Ăn mày dĩ vãng, Mùa hè giá buốt, Thượng Đức...đã đem lại
cho mảng tiểu thuyết này những sắc diện mới. Việc khám phá con người bên trong

cũng như tiếp cận hiện thực đã mở ra những chiều kích mới trong tâm thế sáng tạo
của người cầm bút.
18Sự đổi mới trong văn học đã tạo ra sự đổi mới trong nhận thức và quan niệm của
con người với những nhu cầu và thị hiếu khác trước. Công chúng tiếp nhận văn
học hôm nay không còn “thuần chủng” như thời kì trước. Độc giả của tiểu thuyết
viết về vấn đề chiến tranh không chỉ là những người đã từng trảinghiệm cuộc sống
chiến tranh. Phần đông họ được sinh ra sau 1975, trong đó đông đảo, nhạy cảm
nhất là những độc giả thuộc thế hệ 8X, 9X –những người được sinh ra ở thời bình
của đất nước chính vì thế chiến tranh. Tiểu thuyết viết về chiến tranh không tạora
sức hấp dẫn như là những tác phẩm viết về các vấn đề của cuộc sống hiện tại của
họ như hôn nhân, tình yêu... Ngoài ra, còn phải kể đến những dòng tiểu thuyết
mang đậm tính chất thương mại, giải trí.Giai đoạn văn học 1945 –1975 lúc trước
chưa tạo ra được mối quan hệ bình đẳng giữa độc giả với nhà văn và tác phẩm. Vì
vậy, người đọc dễ dàng đồng tình với quan điểm của nhà văn, ít có nhu cầu đối
thoại. Hoàn cảnh “thông diễn” mới của thời kỳ sau hòa bình đã tạo nên vị thế dân


chủ cho công chúng tiếp nhận văn học. Họ có nhận thức riêng, quan điểm của riêng
mình về những điều mà họ biết và mục đích tìm đến văn học của con người ngày
nay không giống nhau, có người tìm đến tác phẩm văn học do nhiệm vụ nghiên
cứu, có người lại muốn có thêm sự hiểu biết về đời sống quanh mình, có người lại
tìm đến văn học đơn giản chỉ để thư giãn và giải trí. Sau chiến tranh, độc giả có
điều kiện tìm hiểu về cuộc chiến tranh của dân tộc từ nhiều kênh thông tin khác
nhau, ví dụ như: qua những tư liệu lịch sử của ta, tài liệu mật của đối phương,
những cuốn nhật kí, hồi kí, thư từ của các cựu quân nhân hai bên... cho nên, sự
hiểu biết của họ về chiến tranh, quan niệm và cách nhìn về chiến tranh cũng không
còn giống trước. Mặt khác, sự phát triển của thời đại công nghệ thông tin, các tài
liệu ở thư viện đều được số hóa, các tiểu thuyết nổi tiếng viết về chiến tranh cũng
được giới thiệu rộng rãi ở Việt Nam. Trong điều kiện sống hiện nay, độc giả có ít
thời gian để đọc tiểu thuyết nhiều tập hoặc tiểu thuyết

19dày. Tất cả những điều này đã tạo ra sự thay đổi trong việc tiếp nhận tác phẩm
văn học viết về vấn đề chiến tranh. Như vậy, sự chuyển đổi hình thái xã hội đã tạo
nên sự chuyển động, thay đổi trên nhiều phương diện của văn học, trong đó có
công chúng tiếp nhận. Nhu cầu, thị hiếu, mục đích hướng đến văn học của công
chúng tiếp nhận hôm nay đã có nhiều điểm khác biệt so với trước. Điều này đã ảnh
hưởng trực tiếp đến sự phát triển văn học.1.1.1.2. Nhu cầu đổi mới lối viết của nhà
vănNếu như trước đây trong hoàn cảnh chiến tranh khốc liệt,ưu tiên cho mục tiêu
giải phóng dân tộc, các nhà văn tự giác lao động hết mình với vai trò chiến sĩ –
nghệ sĩ. Với mục đích nhằm tuyên truyền, cổ vũ nhân dân trong chiến đấu, văn học
lúc này hướng đến những đề tài lớn, mang tính thời sự. Tuy nhiên, sau năm 1986,
đổi mới đã trở thành một nhu cầu của toàn xã hội, cả ở khâu tiếp nhận, ở chính bản
thân văn học thì nhu cầu đổi mới chính người cầm bút trở thành sự sống còn. Cảm
hứng sự thật trở thành cảm hứng đổi mới đầu tiên. Dân dần, những trải nghiệm cá
nhân về chiến trận, những đau thương, hy sinh và mất mát, và những suy ngẫm
mới của mình về chiến tranh đã được các nhà văn không né tránh và còn đạt ở
những cung bậc cảm xúc khác nhau. Nhà văn Chu Lai –bản thân là người có nhiều
trăn trở, cảm xúc, khi được thể hiện đúng mong ước bấy lâu của mình: “Bằng
những kiểm nghiệm bản thân, tôi hiểu ra rằng chiến tranh quả thật không vui vẻ gì,
đối với bất cứ dân tộc nào, dù là tự vệ hay xâm lược, chiến tranh đều mang ý nghĩa
bi kịch” [55]. Còn với nhà văn Khuất Quang Thuỵ thì chiến tranh hoàn toàn
“không phải trò đùa”. Và chính các nhà văn quân đội là những người đi tiên phong
trong việc “nhận thức lại”cách nhìn và đổi mới trong cách viết.Nói tới khuynh
hướng tái nhận thức về chiến tranh không có nghĩa là nhìn nhận lạivề cuộc chiến


tranh yêu nước của dân tộc ta suốt hơn 30 năm, xóa nhòa ranh giới phân biệt giữa
chính nghĩa và phi nghĩa, ta và địch, thắng và thua... Nhận
20thức lại ở đây là nói tới một cách nhìn mới, toàn diện hơn về chiến tranh của nhà
văn sau khi đã có “độ lùi cần thiết” là khoảng thời gian vài chục năm và có điều
kiện đánh giá khách quan hơn theo chủ trương đổi mới của Đảng để sáng tạo nên

những tác phẩm vừa chân thực vừa hấp dẫn người đọc.Với thể loại tiểu thuyết viết
về đề tài chiến tranh và con người trong văn xuôi thời kì đổi mới, chúng ta có thể
ghi nhận một số thành công đáng chú ý cả về nội dung lẫn nghệ thuật của một số
nhà văn như: Thời xa vắng(Lê Lựu), Ăn mày dĩ vãng (Chu Lai), Đất
trắng(Nguyễn Trọng Oánh), Bến không chồng(Dương Hướng)... Bên cạnh
những cảm hứng sáng tác mới mẻ, có nhiều nhà văn còn được chú ý tìm tòi đổi
mới cách viết tiểu thuyết theo hướng hiện đại như Bảo Ninh với Nỗi buồn chiến
tranh...Ở thời kỳ mới, các nhà văn đã có cái nhìn đầy đủ và bao dung hơn về chiến
tranh. Trong bài viết Kỹ thuật dòng ý thức qua Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh,
tác giả Nguyễn Đăng Điệp cho rằng: “Bảo Ninh không miêu tả cuộc chiến tranh ở
mặt trước của tấm huy chương. Không phải nhà văn có ý định “giải thiêng” cuộc
kháng chiến vĩ đại của dân tộc mà anh muốn nhìn phía khác, phía những người lính
đã chịu bao nhiêu mất mát hi sinh. Đó cũng là một phần làm nên sự vĩ đại của dân
tộc”[82, tr. 400]. Có thể thấy rằng cốt lõi của quá trình đổi mới nằm ở việc các cây
bút đã có nhận thức đúng đắn về bản chất thẩm mỹ của văn học, về sứ mệnh cao cả
của những người viết sử bằng văn, và cả ở việc nhận thức văn chương cũng là một
nghề, một nghiệp.Cuộc kháng chiến suốt 30 năm ở thế kỉ XX là một sự kiện trọng
đại của lịch sử dân tộc, bởi vậy, viết về cuộc chiến tranhnày cũng là viết về một đề
tài lịch sử. Điều này đặt ra cho các nhà văn sau 1975 những khó khăn nhất định khi
muốn đổi mới phải vươt qua được sự trì níu của truyền thống, những tính cách đã
được định hình cả ngàn năm trong tư tưởng cộng đồng, những luật lệ trong xã hội
đã thuộc về bản sắc. Không phải ai cũng dám bứt phá và bứt phá thành công.
Nhưng, dù sao nhu cầu đổi mới, được là chính mình của mỗi nhà văn cũng đã góp
phần thúc đẩy
21văn học viết về chiến tranh nói chung, tiểu thuyết nói riêng, vận động phát triển,
trở nên hấp dẫn hơn, mới mẻ hơn trong cách nhìn về lịch sử. Ý thức sáng tạo vừa
tạo nên những tác phẩm mang dấu ấn truyền thống dân tộc, vừa hội nhập với văn
học thế giới ngày nay.1.1.2. Một số khuynh hướng viết về chiến tranh trong tiểu
thyết Việt Nam sau 19751.1.2.1. Khuynh hướng thể hiện con người bị chấn thương
và những số phận bi kịchNếu như trước năm 1975, cảm hứng anh hùng là cảm

hứng chủ đạo trong tiểu thuyết chiến tranh thì sau 1975, cái bi và cảm hứng bi kịch


dần trở thành chủ đạo. Từ tâm thế ra trận như “đi hội mùa xuân” đến cảm nhận
“chiến tranh là nước mắt”, viết về chiến tranh “quan trọng nhất là làm nên được
nỗi đau của nhân vật” là cả một hành trình vận động của văn học. Viết về nỗi đau,
viết về bi kịch cá nhân để tố cáo chiến tranh, nhận chân giá trị chiến thắng, để tri
ân đồng bào, đồng chí, để trân trọng sự sống, trân trọng hòa bình là tâm niệm của
không ít nhà văn. Con người bị chấn thương ngày càng xuất hiện nhiều và trở
thành kiểu nhân vật mới của tiểu thuyết về chiến tranh. Để lại dấu ấn sâu sắc hơn là
số phận những người lính bị chấn thương, hoặc bị chứng kiến, hoặc buộc phải trải
qua sự hủy diệt của bạo lực phi nhân (Ví dụ như trong tiểu thuyết Mùa hè giá
buốtvà Phượng hoàngcủa Văn Lê, những người lính nói chung, họ luôn bị ám ảnh
trong tâm trí của mình sau mỗi trận đánh họ đi thu lượm xác đồng đội để chôn).
Đến khi hòa bình, tiếp tục bị “hội chứng chiến tranh” hành hạ, nhiều người không
tìm được trạng thái cân bằng, không hòa nhập được vào hiện tại, trở thành “lạc
thời” và thường rơi vào bi kịch bế tắc. Theo chúng tôi, cách thể hiện nhân vật bị
chấn thương của Bảo Ninh trong Nỗi buồn chiến tranhvà của Chu Lai trong Ăn
mày dĩ vãnglà ám ảnh hơn cả. Chiến tranh đã đi qua nhưng nhiều phụ nữ không thể
tìm thấy được tình yêu và một mái ấm gia đình. Đó là một bi kịch lớn nhất của
người phụ nữ ở thời binh lửa.
22Họ là Thu (Nước mắt đỏ), Quy (Chim én bay), Ba Sương (Ăn mày dĩ
vãng), Phương, Hiền (Nỗi buồn chiến tranh)... Đi sâu vào số phận bất hạnh của con
người tức là văn học đã cân đo chiến tranh bằng cái cân nhân tính. Tuy viết về bi
kịch, về mất mát, đau thương nhưng nhà văn không bao giờ mất niềm tin ở con
người, họ vẫn nhìn ra vẻ đẹp tiềm tàng trong tâm hồn những người biết gắng gói
chắt chiu từng “giọt” nhân tính giữa môi trường bạo lực phi nhân. Đó chính là
chiều sâu nhân đạo mà một số tiểu thuyết đạt được.Ngoài ra, sau 1975, người viết
quan tâm đến những mảng hiện thực còn khuất lấp, hiện thực trong lòng người,
hiện thực “của riêng anh”. Nhìn từ số phận cá nhân, chiến tranh là sự bất thường,

phi lí, khốc liệt, nó để lại những di chứng nặng nề và thường đồng nghĩa với tai
họa, nỗi buồn, chết chóc, đói khổ, sự hủy diệt tình yêu...đó là những điều phi lí
nhất mà chiến tranh gây ra cho cuộc sống con người. Không né tránh hiện thực ấy,
nhà văn đã đem đến cái nhìn toàn diện hơn về một chặng lịch sử hào hùng nhưng
cũng đầy bi thương của dân tộc. Tính chất khốc liệt của chiến tranh đã được nói tới
trong văn chương sau 1975, song trước những năm 90, chưa tác phẩm nào có mức
độ thể hiệnnhư Nỗi buồn chiến tranh và Ăn mày dĩ vãnghay trong tiểu thuyết Mùa
hè giá buốtđược xây dựng từ những dữ liệu lịch sử của nhà văn Văn Lê. Đây là
những tác phẩm gây shock với người đọc bằng những trang văn “đầy giẫy tử thi”
và “ngập ngụa máu”. Tiếp cận hiện thực này, dù chỉ trên trang giấy, tâm hồn người


đọc vẫn bị chấn động mạnh bởi niềm xót xa, thương cảm. Nhìn chiến tranh từ số
phận con người, nỗi buồn đã trở thành âm hưởng xuyên suốt nhiều tác phẩm.
1.1.2.2. Khuynh hướng khám phá người anh hùng lưỡngdiệnSau 1975, trong bộ
phận tiểu thuyết về chiến tranh, các tác phẩm thuộc về thể tài lịch sử dân tộc chiếm
vị trí quan trọng. Nhân vật anh hùng lưỡng diện đã trở thành kiểu nhân vật trung
tâm. Họ có thể là nhân vật bất toàn như Lưu Dương -Tư Thiên, Phạm Xuân Ban
trong Bức tường lửa(Khuất Quang Thụy), hoặc là người
23anh hùng có đời sống nội tâm không đơn giản như Vũ ngọc Nhạ trong Ông cố
vấn-Hồ sơ một điệp viên(Hữu Mai), hay Nguyễn Sĩ Việt trong Mùa hè giá
buốt(Văn Lê). Kiểu nhân vật anh hùng lưỡng diện góp phần quan trọng trong sự
đổi mới tiểu thuyết sử thi. Khi nhân vật sử thi anh hùng truyền thống được thay thế
bằng người anh hùng lưỡng diện, hiện thực chiến tranh cũng được soi chiếu từ
những chiều kích khác nhau. Bên cạnh cảm hứng chủ đạo là ngợi ca, nhiều tiểu
thuyết sử thi còn có những cảm hứng nghệ thuật khác như: cảm hứng bi tráng, cảm
hứng thế sự, cảm hứng nhân bản...Ngoài ra, khi khám phá người anh hùng lưỡng
diện còn là sự thay đổi quan niệm về người anh hùng với cái nhìn công bằng hơn
về những người bên kia chiến tuyến. Trong Ông cố vấn –Hồ sơ một điệp viên, Hữu
Mai thấy được cả phần xấu xa lẫn phần nhân tính ở những nhân vật kẻ thù có thật.

Ở một số tiểu thuyết sử thi ra đời vào đầu thế kỉ XXI, bên cạnh những mặt xấu,
nhiều nhân vật của phía bên kia được khắc họa như những kẻ mưu lược, có lí
tưởng và dám chết cho lí tưởng mà họ lựa chọn. Trong quan hệ đời thường, họ
cũng là người chồng, người cha rất mực thương yêu vợ con. Nhìn chung loại nhân
vật này vừa được thể hiện ở góc độ đời tư, đôi khi nhà văn còn dành nhiều công
sức hơn cho việc miêu tả đời tư của nhân vật. Ví dụ như nhân vật Nguyễn Quốc
Hùng trong Thượng Đứcrất tiêu biểu cho những đổi mới trong việc nhìn nhận con
người từ chiến tuyến đối lập. Xét về quan điểm giai cấp và chính trị, họ là kẻ thù
nhưng từ phương diện số phận cá nhân, họ là những kẻ bất hạnh. Qua đó, có lẽ một
số nhà văn muốn thể hiện thông điệp: chiến tranh là bi kịch chung của toàn dân
tộc, dù thế nào thì người lính phía bên kia vẫn là những con dân Việt Nam. Họ
không chủ động chọn con đường này nhưng lịch sử đã “chọn” họ để làm kẻ chiến
bại, thừa nhận bản chất tốt đẹp ở họ cũng là một cách giải hận thù dân tộc.Nhìn lại
thành tựu của tiểu thuyết chiến tranh từ 1975 đến nay, chúng tôi cho rằng việc
khám phá anh hùng lưỡng diện là sự cách tân đáng ghi nhận. Song những


cách tân mang tính đột phá về tư duy tiểu thuyết không thuộc khuynh hướng này.
Kết cấu tiểu thuyết thường theo lối tương phản, chủ yếu dựa trên mối quan hệ ta –
địch. Câu chuyện thường được trần thuật theo trình tự thời gian tuyến tính, ngoài ra
còn có một số tác phẩm viếttheo hướng biên niên nên tác phẩm vẫn chưa thoát ra
được sự phụ thuộc vào sự kiện và nhiều tác phẩm vẫn có lối kết thúc “đóng” truyền
thống.1.1.2.3. Khuynh hướng thể hiện con người đời thường và những vấn đề thế
sựSau 1975, khuynh hướng đạo đức –thế sựhình thành và dần trở thành một trong
những khuynh hướng chủ đạo. Điểm đến của các tác phẩm này là những chuyện
hàng ngày, chuyện ứng xử và chuyện nhân sinh muôn thủa. Nằm trong tiến trình
chung, tiểu thuyết về chiến tranh cũng chuyển sang thể hiện con người đời thường
và những vấn đề thế sự. Từ góc nhìn thế sự, với người trong cuộc –những người
trực tiếp tham chiến hoặc có mối liên hệ mật thiết với người lính –chiến tranh luôn
không phải trò đùa, nó đã cướp đi bao sinh mạng, để lại bao khoảng trống không gì

bù đắp nổi; nó cướp đi quyền được hạnh phúc, được học hành của biết bao cõi đời
hư thực. Còn với những người cùng thời nhưng không can dự vào chiến tranh:
“chiến tranh là cơ hội để làm giàu” (ông Phát -Thời của những tiên tri giả), là “tội
nợ kiếp nhân sinh giữa cõi trần ai” (lời của nhân vật Nhài -Sống khó hơn là chết),
hoặc “chiến tranh đúng là ngu ngốc” (lời của nhân vật Quế -Cõi đời hư thực)...
Ngay sau chiến tranh, vấn đề hòa giải dân tộc, đã được nhiều nhà văn quan tâm mà
Miền cháylà tác phẩm đầu tiên đặt ra vấn đề này. Sau này, những vấn đề của đời
thường, thế sự đã được nhiều người viết như Chu Lai, Trung Trung Đỉnh, Khuất
Quang Thụy....đưa vào tác phẩm của mình khiến cho cuộc sống bớt đi cái nghiệt
ngã của chết chóc vì đạn bom, nhưng cũng phức tạp hơn, đời chúng hơn trong khi
giải quyết các mối quan hệ giữa con người với nhau.
25Hành trình từ chiến tranh sang hòa bình và công cuộc mưu sinh của con người
thời hậu chiến là vô cùng khó khăn nhưng hành trình trở lại với đời thường của
người línhcách mạng cũng không hề dễ khi con người ta quen với một môi trường
mà vấn đề sống chết được đặt ra cao hơn là vấn đề mưu sinh, là vấn đề tiền bạc,
thậm chí là tình cảm yêu thương. Có người còn rơi vào suy nghĩ cực đoan đối với
con người và cuộc sống hiệntại (Chính –Không phải trò đùa), có người coi tất cả ý
nghĩa đối với mình nằm ở vinh quang quá khứ, có người mang hoài bão lớn nhưng
không vượt qua được thử thách trong thời bình (một số người cựu chiến binh –
Sống khó hơn chết). Chấp nhận cuộc sống như nó vốn có, thay đổi bản thân là việc
làm không dễ. Một người lính cần phải học cách thích nghi với sự phức tạp, đa
đoan của đời thường. Đó là triết lí mà không ít tác giả gửi gắm trong sáng tác của


mình. Cho đến nay, hành trình trở lại cuộc sống đời thườngcủa người lính phía bên
kia, với tư cách là phát ngôn của người trong cuộc, chưa xuất hiện nhiều trong văn
học Việt Nam, Thời của những tiên tri có lẽ là một ngoại lệ. Khi viết về con
ngườiTÀI LIỆU THAM KHẢO1.Tạ Duy Anh (1995), Người thắng trận –Truyện
ngắn trên báo Văn nghệ 1987 –1995, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.2.Trần Hoài Anh
(2009), Lí luận phê bình văn học ở đô thị miền Nam 1954 -1975, Nxb Hội nhà văn,

Hà Nội.3.Nguyễn Thị Ngọc Anh (2008), Một số suy nghĩ về sự linh cảm trong tiểu
thuyết của Nguyễn Bình Phương, Văn Nghệ Thái Nguyên.4.Đào Tuấn Ảnh (2005),
Quan niệm thực tại và con người trong văn học hậu hiện đại, Nghiên cứu văn
học(số 8).5.Arnauđốp (1987), Tâm lý sáng tạo văn học, Nxb Văn học, Hà
Nội.6.Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội, Hà Nội.
267.Lại Nguyên Ân, Bùi Trọng Cường (1995), Từ điển văn học Việt Nam, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.8.M. Bakhtin (Phạm Vĩnh Cơ dịch) (2003), Lý luận và thi pháp
tiểu thuyết, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.9.Nguyễn Bảo (2005), Thượng Đức, Nxb
Quân đội nhân dân, Hà Nội.10.Nguyễn Bảo (2012), Đỉnh máu, Nxb Quân đội nhân
dân, Hà Nội.11.Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975 –1995, những
đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội.12.NguyễnThị Bình (2007), Tiểu thuyết
Việt Nam sau 1975 –một cái nhìn khái quát, Tạp chí nghiên cứu văn học(số
2).13.Nguyễn Thị Bình (2008), Một số khuynh hướng tiểu thuyết ở nước ta từ thời
điểm đổi mới đến nay, Đề tài NCKH cấp Bộ, Đại học Sư phạm Hà Nội,
2008.14.Nguyễn Thị Bình (2009), Sự biến đổi chức năng gia đình trong quá trình
công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam, Tạp chí khoa học trường Đại học
Vinh(số 3B).15.Ngô Vĩnh Bình (2003), Văn học viết về chiến tranh thách thức và
kì vọng, Văn nghệ quân đội(số 588).16.Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai
điếu cho một giai đoạn văn nghệ minh họa, Báo Văn Nghệ, (số 49 –50).17.Nguyễn
Minh Châu (2001), Dấu chân người lính, in trong Nguyễn Minh Châu toàn
tập, tập 1 –Tiểu thuyết, Nxb Văn học, Hà Nội.18.Nguyễn Minh Châu (2001), Miền
cháy, in trong Nguyễn Minh Châu toàn tập, tập 1 –Tiểu thuyết, Nxb Văn học, Hà
Nội.19.Nguyễn Văn Dân (2000), Lý luận văn học so sánh, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội, Hà Nội.
2720.Hoàng Dân (1994), Chiều vô danh –Hồi ức binh nhì -Truyện ngắn chọnlọc
1992 –1994, Nguyễn Minh Châu (1994), Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Minh
Châu, Nxb Văn học, Hà Nội.21.Trương Đăng Dung (1998), Từ văn bản đến tác
phẩm văn học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.22.Trương Đăng Dung (2004), Tác
phẩm văn học như là quá trình, NxbKhoa học xã hội, Hà Nội.23.Trần Việt Dũng



(1987), Chiến tranh khác nhau ở mỗi người, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số 6), tr.
128 -130.24.Lê Tiến Dũng (1991), Tìm hiểu tác phẩm văn học, Nxb Tổng hợp,
Sông Bé.25.Nguyễn Hồng Dũng (2005), Chiến tranh Việt Nam trong văn học Mỹ
-từ sự thật đến tác phẩm, Văn nghệ quân đội(số 619).26.Phạm Đăng Dư, Lê Lưu
Oanh (2001), Giáo trình Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.27.Đoàn Ánh
Dương (2012), Tại sao thiếu vắng người chiến sĩ trong văn học hôm nay? –Diễn
đàn văn học: Để văn học về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng xứng tầm
hiện thực, Báo Quân đội nhân dân.28.Hà Minh Đức (chủ biên) (2001), Lý luận văn
học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.29.Nguyễn Phú Đức (2009), Tại sao Mỹ thua ở Việt
Nam, Nxb Lao động, Hà Nội.30.Nguyễn Bảo Trường Giang (2005), Thượng Đức,
Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.31.Nam Hà (1998), Trước hết cần phân biệt rõ
“chiến tranh nào?”, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số 11), tr. 87-89.
2832.Võ Thị Xuân Hà (2006), Đàn sẻ ri bay ngang rừng –Truyện ngắn hay về
chiến tranh, Nxb Văn học, Hà Nội.33.Hoàng Quốc Hải (1995), Chiến tranh và góc
độ người cầm bút, Tạp chí Tác phẩm mới.34.Lê Bá Hán, Hà Minh Đức (1978), Cơ
sở lý luận văn học (2 tập), Nxb Giáo dục, Hà Nội.35.Lê Bá Hán, Trần Đình Sử,
Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) (1992), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội. 36.Lê Thị Hường (1994), Quan niệm con người cô đơn trong truyện
ngắn hôm nay, Tạp chí văn học(số 2).37.Đỗ Đức Hiều (2000), Thi pháp hiện đại,
Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.38.Nguyễn Văn Hạnh, Huỳnh Như Phương (1996),
Cảm nhận và suy ngẫm, Nxb Văn học, Hà Nội.39.Nguyễn Thị Thúy Hằng
(2013), Con người cá nhân trong tiểu thuyết và truyện ngắn Việt Nam sau 1975,
Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học sư phạm Hà Nội.40.Hoàng Ngọc Hiến (1990),
Văn học -Học văn, Trường Cao đẳng Sư phạm Thành Phố. Hồ Chí Minh -Trường
viết văn Nguyễn Du Hà Nội.41.Đỗ Đức Hiểu (1993), Đổi mới phê bình văn học,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.42.Phan Hoàng (2012), Nhà văn Văn Lê: Sức mạnh
tình yêu chiến thắng tình yêu sức mạnh, Báo Sài Gòn giải phóng.43.Nguyễn Trí
Huân (2005), Chim én bay, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.44.Lê Phi Hùng (2012), Nhà

văn Văn Lê: Khơi dậy cảm hứng sáng tạo của nhà văn -Diễn đàn văn học: Để văn
học về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng xứng tầm hiện thực, Báo Quân
đội nhân dân.
2945.Trầm Hương (2012), Đêm Sài Gòn không ngủ, Nxb Văn hóa –Văn nghệ,
Thành Phố.Hồ Chí Minh.46.Dương Hướng (2001), Bến không chồng, Nxb Hải
Phòng.47.Lê Phú Khải (2004), Đọc sách: Cao hơn bầu trời, Báo Cần Thơ.48.Trần
Thị Khánh (2004), Cao hơn bầu trời –Một tác phẩm tâm huyết viết về chiến tranh,
Báo Sài Gòn giải phóng.49.M. B. Khrapchenco (1984 –1985),Cá tính sáng tạo


nghệ thuật, hiện thực con người, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.50.Phùng Ngọc
Kiếm (2000), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945 -1975, Nxb Đại học
quốc gia Hà Nội.51.Lê Đình Kỵ (1984), Tìm hiểu tác phẩm văn học, Nxb Thành
Phố. Hồ Chí Minh.52.Chu Lai (1979), Nắng đồng bằng, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.53.Chu Lai (1987), Vài suy nghĩ về phản ánh sự thật trong chiến tranh, Tạp
chí Văn nghệ quân đội, (số 4).54.Chu Lai (2000), Ba lần và một lần, Nxb Quân đội
nhân dân, Hà Nội.55.Chu Lai (2004), Viết về chiến tranh đôi điều suy ngẫm, Văn
nghệ quân đội (số 604).56.Chu Lai (2009), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội.57.Tôn Phương Lan (1994), Chiến tranh qua các tác phẩm văn xuôi đoạt giải,
Tạp chí văn học(số 12).58.Tôn Phương Lan (2001), Một vài suy nghĩ con người
trong văn xuôi thời kì đổi mới, Tạp chí văn học(số 9).59.Tôn Phương Lan (2005),
Văn chương và cảm nhận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.60.Phong Lê (1984), Văn
học Việt Nam và đề tài chiến tranh, Văn nghệ quân đội(số 8).
3061.Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội.62.Văn Lê (2000), Những câu chuyện làng quê, Nxb Phụ nữ, Thành Phố. Hồ
Chí Minh.63.Văn Lê (1994), Nếu anh còn được sống, Nxb Văn nghệ, Thành Phố.
Hồ Chí Minh.64.Văn Lê (2004), Cao hơn bầu trời, Nxb Trẻ, Thành Phố. Hồ Chí
Minh.65.Văn Lê (2012), Mùa hè giá buốt, Nxb Văn hóa –Văn nghệ, Thành Phố.
Hồ Chí Minh.66.Văn Lê (2014), Phượng Hoàng, Nxb Lao động, Hà Nội.67.Ngô
Ngọc Ngũ Long (2003), Thêm một nhịp cầu văn học từ Việt Nam đến với Hàn

Quốc, Báo Sài Gòn giải phóng.68.Nguyễn Văn Long (2002), Văn học Việt Nam
trong thời đại mới, NxbGiáo dục, Hà Nội.69.Nguyễn Văn Long (2009), Văn học
Việt Nam sau 1975 và việc giảng dạy trong nhà trường, Nxb Giáo dục Việt Nam,
Đà Nẵng.70.Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của
nhà văn, Nxb Giáo dục, Hà Nội.71.Lưu Sơn Minh (1994), Bến trần gian-Truyện
ngắn chọn lọc 1992 –1994, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.72.Sương Nguyệt
Minh (lược thuật), (2006), Cuộc bàn tròn văn học trao đổi về chiến tranh cách
mạng và người lính, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số 654).73.Bảo Ninh (2009),
Thân phận của tình yêu, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.74.Phạm Xuân Nguyên (2008),
Phân tích tâm lý trong tiểu thuyết -Tuyển tập các bài viết về tiểu thuyết Việt Nam
thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.75.Phùng Quý Nhâm (1998), Tinh thần phân
tích tâm linh –một đặc trưng


Phùng Quý Nhâm (1999), Thẩm định văn học, Nxb Văn nghệ, Thành Phố. Hồ Chí
Minh.77.Nguyễn Trọng Óanh (1987), Đất trắng, tập 1, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.78.Nguyễn Trọng Óanh (1989), Đất trắng, tập 2, Nxb Quân đội nhân dân, Hà
Nội.79.Huỳnh Như Phương (1994), Những tín hiệu mới, Nxb Hội nhà văn, Hà
Nội.80.Hồ Phương (2008), Có gì mới trong tiểu thuyết đề tài chiến tranh hôm nay
-Tuyển tập các bài viếtvề tiểu thuyết Việt Nam thế kỷ XX, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.81.Nhiều tác giả (1991), Thảo luận về tiểu thuyết Thân phận của tình yêu, Báo
Văn nghệ, (số 37).82.Nhiều tác giả (2002), Tổng tập truyện ngắn năm 2001 tạp chí
Văn nghệ quân đội, Nxb Văn học, Hà Nội.83.Nguyễn Hữu Qúy (2012), Khắc phục
“3 cái thiếu” để viết về người chiến sĩ hôm nay -Diễn đàn văn học: Để văn học về
lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng xứng tầm hiện thực, Báo Quân đội
nhân dân.84.P.V (2001), Người lính và chiến tranh cách mạng –một đề tài vĩnh
cửu, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số 1).85.P.V (7 -2007), Viết về đề tài chiến tranh
cách mạng –một đề tài không cũ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số 673 +
674).86.Phạm Quỳnh (1929), Khảo về tiểu thuyết, Đông Kinh, Hà Nội.87.Trần
Đình Sử, Phương Lựu, Nguyễn Xuân Nam (1987), Lý luận văn học,Nxb Giáo dục,

Hà Nội.88.Trần Đình Sử (Chủ biên) (2008), Lí luận văn học –Tác phẩm và thể loại
văn học, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
3289.Trần Đình Sử (Chủ biên) (2004), Tự sự học –Một số vấn đề lí luận và lịch
sử,Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.90.Ngô Thảo (2013), Nhà văn Văn Lê: Không
thay đổi được lịch sử nhưng tương lai thì có thể, Báo Nhân dân.91.Bùi Việt Thắng
(2009), Tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 nhìn từ góc độ thể loại -Văn học Việt Nam
sau1975 những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.92.Đỗ Lai
Thúy (2012), Vài ý nghĩ về mảng văn học chiến tranh Cách mạng và người chiến sĩ
-Diễn đàn văn học: Để văn học về lực lượng vũ trang và chiến tranh cách mạng
xứng tầm hiện thực, Báo Quân đội nhân dân.93.Phan Trọng Thưởng (1988), Một
cái nhìn bổ sung để nhận dieenj con người mới trong giai đoạn hiện nay, Tạp chí
Văn học(số 1).94.Nguyễn Thị Kim Tiến (2012), Con người trong tiểu thuyết Việt
Nam thời kỳ đổi mới, Luận án Tiến sĩ Văn học, Trường Đại học khoa học xã hội


và Nhân văn Hà Nôi.95.Lê Thị Dục Tú (1997), Quan niệm về con người trong tiểu
thuyết Tự lực văn đoàn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.96.Lê Ngọc Trà (1990), Lý
luận và văn học, Nxb Trẻ, Thành Phố. Hồ Chí Minh.97.Lê Quang Trang
(2012),Giải thưởng Văn học nghệ thuật TPHCM 5 năm (2006 –2011) -Khích lệ
lớn giới văn nghệ sĩ,Báo Sài Gòn giải phóng.98.Lê Quang Trang (2013), Phía sau
hiện thực khắc nghiệt của Mùa hè giá buốt, Tạp chí Lý luận -phê bình văn học
-nghệ thuật.99.Phạm Xuân Trường (2013), Nhà văn Văn Lê: Viết về chiến tranh
hay phải lý giải sức mạnh thần bí của dân tộc, Báo Giáo dục và thời đại.100.Trần
Thế Tuyển (2004), Quê hương và đồng đội bút ký, Nxb Trẻ, Hà Nội.
33101.Nguyễn Duy Tường (2005), Bức thư có một không hai gửi lại người đang
sống, Báo Tiền phong.102.Nguyễn Đình Tú (2007), Đề tài chiến tranh với những
người viết trẻ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số 606).103.Nguyễn Đình Tiến (1976),
Viết về đề tài chiến tranh sau chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số
9).104.Xuân Thiều (1978), Con người, sự kiện lịch sử trong tiểu thuyết viết về đề
tài chiến tranh cách mạng, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số 12).105.Ủy ban khoa

học xã hội Việt Nam (1989), Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học hiện đại (sưu tập
chuyên đề), Nxb Viện thông tin Khoa học xã hội, Hà Nội.106.Nguyễn Thiệu Vũ
(8/2004), Tiểu thuyết về đề tài chiến tranh cách mạng và lực lượng vũ trang sau
1975 –những thành tựu nghệ thuật còn bị bỏ lỡ, Tạp chí Văn nghệ quân đội, (số
604).Tài liệu tham khảo online1.Theo Đậu Dung (Công an Nhân dân),
(28/07/2015) Nhà văn Văn Lê: Huyền thoại luôn bắt đầu từ sự
thật: Văn Định (2015), Bút pháp hiện thực
nghiêm ngặt trong Mùa hè giá buốt của Văn
Lê:Http://vannghedanang.org.vn/nonnuoc/chitiet.php?id=1966&so=883.Phùng
Hữu Hải, Yếu tố kì ảo trong truyễn ngắn Việt Nam hiện đại giai đoạn từ sau 1975
đến nay:yễn Hưng Quốc (25/5/2004), Chiến tranh
như một thi pháp:
34 />comp=tacpham&action=detail&id=225725.Tôn Phương Lan (11/06/2016), Viết về
chiến tranh -vấn đề và hiện tượng: Lai (21/12/2004),
Viết về chiến tranh cần chân thực:Media.vn7.Văn Lê (15/2/2009), Phản ánh tính
chân thật của chiến tranh:www.cinet.gov.vn8.Văn Lê, Viết về chiến tranh để lí giải
về con người: Thanh Nghị, Tự do sáng tác và chân thực nghệ


thuật: />tabid=201&ctl=tcb&mid=712&tc=15910.Trần Lê Sáng (2012), Âm hưởng bi tráng
trong tiểu thuyết Mùa hè giá buốt: Cầm Thi (29/3/2004), Chiến tranh, tình yêu, tình
dục trong văn học Việt Nam đương đại: Ngọc Tuấn (2005), Văn chương về chiến tranh Việt Nam
và nhu cầu sáng tạo bút pháp mới, Chiến tranh nhìn từ nhiều
phía:2455223nnaqmn12455223nnaqmn
%2455223nnaqmn1%2455223nnaqmn1%2455223nnaqmn1%2455223nnaqmn11h
ttp://vnthuquan.org/(S(zlk2ftjtmd4p5q4
355xpp5du2j))/truyen/thuyhu.aspx?tid



×