Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Hai tâm trạng” rút trong tác phẩm “Chiến tranh và Hòa bình” của LépTônxtôi pot

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (132.46 KB, 6 trang )

Hai tâm trạng” rút trong tác phẩm “Chiến tranh
và Hòa bình” của Lép Tônxtôi

“Hai tâm trạng” trích trong tập 2 bộ tiểu thuyết “Chiến tranh và Hòa bình”
của đại văn hào Lép Tônxtôi. Thời gian được nói đến trong đoạn văn là mùa
xuân và mùa hè năm 1809, hơn 3 năm sau trận đánh đẫm máu Aoxteclit diễn
ra, liên quân Áo - Nga bị Napôlêông đánh cho đại bại. Anđrây bị thương
nặng, ước mơ dùng tài thao lược và lòng dũng cảm của mình chuyển thế trận
bị tan vỡ, giấc mộng Tulông vỡ tan thành. Trở về nhà đúng lúc vợ chàng -
nữ công tước Lida - sinh được đứa con trai rồi nàng chết. Con đường công
danh…, bi kịch gia đình… đẩy Anđrây vào một cuộc khủng hoảng tinh thần
ghê gớm. Từ đó, chẳng thiết gì đến công danh, sự nghiệp, chàng ở miết tại
nông thôn, chăm lo công việc điền trang và cậu con trai bé bỏng, mồ côi mẹ.
Mùa xuân năm 1809, Anđrây đi về Riada thăm các điền trang của vợ
chàng để lại cho con trai. Lúc đi qua một khu rừng bạch dương, Anđrây chợt
thấy một cây sồi bên đường. Chàng quý tộc nhìn khu rừng rồi lặng ngắm cây
sồi già, xúc động, tâm tình với nó. Giữa những cây bạch dương mọc thành
khóm rừng, mùa xuân đã làm cho chúng đổi thay: “đám bạch dương tươi
cười”, khắp cánh rừng “dưới gốc cây sồi cũng có hoa, có cỏ”. Chàng vô
cùng ngạc nhiên trước hình ảnh một cây sồi già, nó to và cao “gấp đôi” mấy
cây bạch dương, già “gấp mười lần” những cây bạch dương, Lép Tônxtôi
gốc nó rất to “hai người ôm không xuể”. Như một kẻ tàn tạ, tang thương,
cây sồi già có cành bị gẫy, vỏ thì “nứt nẻ… sứt sẹo”, cánh tay thì “to sù sì”,
ngón tay thì “quều quào”… như “một con quái vật già nua, cau có”. Giữa
rừng bạch dương, “chỉ có cây sồi là không chịu khuất phục cái phép nhiệm
màu của mùa xuân…”. Xe đã đi qua, công tước Anđrây còn ngoái cổ nhìn
lại cây sồi, nó vẫn “cau có, lầm lì, què quặt và kiên gan đứng im giữa đám
hoa cỏ ấy”. Cây sồi già khác nào một “linh hồn chết”. Nhựa sống phải chăng
đã cạn kiệt rồi đang đứng “trơ gan cùng tuế nguyệt” và “cau mặt với tang
thương”. Như ta đã biết, Anđrây đang đứng trước bao nỗi buồn đau cuộc đời
nên chàng quý tốc này đã nhìn, đã cảm nhận hình ảnh cây sồi qua tâm trạng


mệt mỏi của mình? Cây sồi được nhân hóa. Cảnh vật thấm đượm màu sắc
trữ tình buồn thương.
Thật là kỳ diệu, Anđrây như đang xúc động lắng nghe tiếng nói thầm thì
của cây sồi già: “Mùa xuân, tình yêu, hạnh phúc! Vẫn chỉ là một sự dối trá
mà thôi! Làm gì có mùa xuân, có ánh nắng, có hạnh phúc? ”. Rồi như bằnh
linh nghiệm, cây sồi chua chát phủ định và giễu cợt đồng loại: “và ta không
tin vào những niềm hy vọng và những sự dối trá của các ngươi”. Với cây sồi
già, khi mà nhựa sống đã cạn kiệt, mùa xuân đến, nó vẫn chưa “thức tỉnh”
trước “phép nhiệm màu” của mùa xuân! Lắng nghe cây sồi tâm tình thổ lộ,
Anđrây đồng điệu với nó và trầm ngâm: “Phải, cây sồi ấy nói phải, một
ngàn lần phải”. Nỗi đau của vết thương lòng tưởng đã nguôi đi sau một thời
gian nay lại “nhức nhối”, Anđrây tự an ủi mình”: “Cuộc đời của chúng mình
hết rồi”. Cây sồi già trở thành đồng điệu, đồng cảnh với chàng quý tộc trẻ, vì
thế mà chàng cảm thấy lòng mình “buồn buồn dìu dịu” - Anđrây suy nghĩ lại
cả cuộc đời của mình: “không nên mưu đồ một cái gì nữa hết”… phải “sống
nốt cho hết cuộc đời của mình” trong sự bình yên “không làm điều xấu,
không ưu tư, không ước muốn gì nữa”. Anđrây không chỉ phủ định những
ước mơ, khát vọng cao đẹp một thời mà còn phủ định cả cái xã hội quý tộc
Kinh đô nữa. Chàng cảm thấy an bài theo số phận. Có thể nói hình bóng cây
sồi, ý nghĩ của cây sồi cũng là hình ảnh, ý nghĩ của Anđrây. Tác giả đã tả
cây sồi, mượn cây sồi để tả cảnh ngụ tùnh, để làm nổi bật tâm trạng yếm thế,
hoài nghi của chàng quý tộc đang trăn trở, đau buồn trong bi kịch gia đình
và xã hội. Những nét vẽ của Tônxtôi về những biến thái tâm tình ấy của
Anđrây rất tinh tế, đầy ấn tượng.
Ai đã từng đọc “Chiến tranh và Hòa bình” chắc sẽ nhớ mãi cảnh đêm
trăng ở Ôtratnôiê và hình ảnh Natasa - con gái của lão bá tước Rôxtốp.
“Vầng trăng gần tròn, trên nền trời xuân trong sáng chỉ lác đác mấy vì sao”.
Cảnh vật “Lắng lại như vầng trăng, như ánh trăng”. Còn người con gái thì
“mắt đen, tóc đen, vóc người mảnh dẻ đến lạ lùng” cùng với câu hỏi: “Cô ta
có chuyện gì mà vui thế nhỉ?” cứ bán riết lấy và làm cho tâm hồn chàng quý

tộc trẻ Anđrây vô cùng xao xuyến. Sau đêm trăng ấy, Anđrây từ biệt lão bá
tước Rôxtốp ra về. Một buổi sáng đầu tháng sáu. Anđrây lại đi qua khu rừng
bạch dương dạo đầu xuân. Một cảnh tượng hoàn toàn khác. Thông non rải
rác đã trổ những “chồi non xanh mịn”. Rừng bạch dương “bóng cây rợp mát
… lá cây óng ánh dưới nắng”. Không gian rộn ràng tiếng lục lạc mơ hồ,
cảnh vật nở hoa, tiếng họa mi “thánh thót khi xa khi gần”…
Cảnh vật xôn xao hay lòng chàng quý tộc trẻ góa vợ xôn xao? Anđrây tìm
kiếm cây sồi già như tìm kiếm người bạn cố tri. Chàng không ngờ nó đã “đổi
mới hẳn”. “Lá non xanh tương đã đâm thẳng ra ngoài” lớp vỏ cứng già hàng
thế kỷ. “Chòm lá xanh mơn mởn” như đang “say sưa, ngây ngất, khẽ đung
đưa trong ánh nắng chiều”. Cây sồi già đã hồi xuân, đã bật dậy với sắc xuân
và sức xuân kỳ lạ. Cây sồi như đang vũ hội với thông non, với bạch dương,
với cỏ hoa và tiếng hót của họa mi thánh thót. Ngắm cây sồi, Anđrây “bỗng
vô cớ có một cảm giác vui mừng, sảng khoái tưởng chừng như mỗi tế bào
trong mình đã đổi mới, sống lại”. Những trang đời, những ký ứng vui, buồn
ùa lên và sống dậy. Cảnh tượng chiến trường Aoxteclit, hình ảnh Lida trước
khi tắt thở. Kỉ niệm gặp gỡ bá tước Pie trên bến đò, và… hình ảnh người con
gái ấy, đêm trăng ấy ở Ôtratnôiê… cùng hiện lên trong tâm hồn chàng.
Thiên nhiên hữu tình, cây sồi hồi xuân tràn trề sức sống và người thiếu nữ
Natasa kiều diễm, đem trăng huyền diệu ở Ôtratnôiê… đã lay tỉnh, đã đem
đến cho Anđrây một niềm vui mới, chan chứa yêu đời. Chàng cảm thấy bâng
khuâng, nghĩ thầm: “Không, cuộc đời chưa chấm dứt ở tuổi 31”. Chàng tự
an ủi và động viên mình: “…Sao cho cuộc sống của ta trôi qua không phải
chỉ mình ta,… sao cho cuộc đời ta phản chiếu lên tất cả mọi người, và mọi
người cùng sống chung với ta”. Có thể nói, tâm hồn u ám bấy nay đã bị ánh
trăng huyền diệu và… xua tan. Mọi cô đơn, sầu muộn bấy nay… chứa chất
trong lòng chàng quý tộc trẻ đã bị xua tan.
Cảnh gặp lại cây sồi bên đường đã cho thấy nghệ thuật tả cảnh ngụ tình
đặc sắc của Lép Tônxtôi. Mùa hè năm 1809 là một mùa hè đẹp, đáng nhớ
với Anđrây. Tình yêu chớm nở trong lòng chàng quý tộc trẻ. Con đường

công danh và hạnh phúc lại mở ra. Anđrây lại ra trận vì một nước Nga vĩ
đại. Và “người con gái đêm nào muốn bay lên trời” sẽ gắn bó với số phận
Anđrây như một “thiên mệnh”.
Tình yêu thiên nhiên, cảnh sắc Nga, ngòi bút điêu luyện trong việc miêu
tả tâm lý và khám phái “biện chứng tâm hồn” của con người, cách thể hiện
con người trong sự vận động đi lên, vượt qua số phận và hướng thiện - là bút
pháp nghệ thuật, là tấm lòng nhân đạo cao đẹp của Tônxtôi. Không gian
nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong đoạn văn đã giúp chúng ta cảm
nhận sâu sắc hai tâm trạng của nhân vật Anđrây.

×