Tải bản đầy đủ (.docx) (30 trang)

Văn xuôi Thạch Lam dưới góc nhìn văn hóa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (130.54 KB, 30 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘITRƢỜNG ĐẠI HỌC
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN THỊ XUÂN QUỲNH

VĂN XUÔI THẠCH LAM DƢỚI GÓC NHÌN VĂN
HÓA
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 20LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Đoàn Đức Phƣơng
HÀ NỘI, 2016

MỤC LỤC


MỞĐẦU...................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài..................................................................................................4
2.Lịch sử vấn đề nghiên cứu..................................................................................5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.....................................................................7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:....................................................................7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu:...................................................................................7
6. Cấu trúc luận văn.................................................................................................8
Chƣơng 1:KHÁI LƢỢC VỀTIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC...........................10VÀ
VĂN XUÔI THẠCH LAM..........................................................................10
1. 1. Khái lƣợc vềtiếp cận văn hoá học.............................................................10
1.1.1. Một sốkhái niệm vềvăn hóa.....................................................................10
1.1.2.Bản sắc văn hóa..........................................................................................12
1.1.3. Mối quan hệgiữa văn hóa và văn học.....................................................13
1.1.4. Phương pháp tiếp cận văn hóa học..........................................................19
1.2. Khái lƣợc vềvăn xuôi Thạch Lam..............................................................21


1.2.1. Tiểu sử, con người nhà văn Thạch Lam..................................................21
1.2.2. Đặc điểm nghệthuật và quan điểm sáng tác của Thạch Lam..............23
Chƣơng 2:CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆN VĂN HÓACỦA VĂN XUÔI
THẠCH LAM........................................................................................................28
2.1. Cảm quan văn hóa vềthiên nhiên và cuộc sống........................................28
2.1.1. Cảm quan văn hóa vềthiên nhiên............................................................28
2.1.2.Cảmquanvănhóavềcuộcsống..............................................................33
2.2. Cảm quan văn hóa vềxã hội và con ngƣờiError! Bookmark not defined.
2.2.1. Cảm quan văn hóa vềxã hội....................Error! Bookmark not defined.
2.2.2. Cảm quan văn hóa vềcon người.............Error! Bookmark not defined.
Chƣơng 3:PHƢƠNG THỨC BIỂU HIỆN NHỮNGCẢM QUAN VĂN
HÓA................................................................................Error! Bookmark not


defined.TRONG VĂN XUÔI THẠCH LAM................Error! Bookmark not
defined.
3.1. Nghệthuật trần thuật....................................Error! Bookmark not defined.
3.1.1.Người kểchuyện.........................................Error! Bookmark not defined.3
.1.2. Phương thức trần thuật.............................Error! Bookmark not defined.
3.1.Ngôn ngữvà giọng điệu...............................Error! Bookmark not defined.
3.1.1.Ngôn ngữtrần thuật..................................Error! Bookmark not defined.
3.2.2.Giọng điệu trần thuật................................Error! Bookmark not defined.
3.2.Không gian và thời gian nghệthuật...........Error! Bookmark not defined.
3.2.1.Không gian nghệthuật..............................Error! Bookmark not defined.
3.3.2.Thời gian nghệthuật.................................Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN...........................................................Error! Bookmark not defined.
TÀI LIỆU THAM KHẢO....................................................................................94


MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tàiVăn học là một trong những bộ phận quan trọng nhất của văn
hóa. Nó tiêu biểu cho diện mạo và các giá trị vănhóa,nhất là văn hóa tinh thần. Văn
học là một sản phẩm mang tính đại diện cho văn hóa, có khả năng nhận thức, phản
ánh, sáng tạo chuyển tải và giữ gìn các giá trị văn hóa. Giữa văn hóa và văn học có
mối quan hệ rất sâu sắc, chặt chẽ. Văn hóa không chỉ hiện diện trên bề mặt biểu
hiện mà còn có khả năng chi phối, tác động ở chiều sâu đối với văn học, đặc biệt
trong tâm thức sáng tạo của nhà văn. Tác phẩm văn chƣơng vì thế chắc chắn đã thể
hiện những dấu ấn văn hóa nhất định. Nghiên cứu văn chƣơng từ góc nhìn văn hoá
đã và đang là một hƣớng tiếp cận nghiên cứu hiệu quả vì trong bối cảnh hiện nay,
việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc đã và đang đặt ra nhƣ một thách thức trƣớc
xu hƣớng toàn cầu hoá.Trong những năm gần đây xuất hiện nhiều công trình
nghiên cứuvăn chƣơng theo hƣớng này nhƣ:nghiên cứu sáng tác củaNguyễn
Tuân, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tƣờng, Sơn Nam... Thạch Lam là một trong số
không nhiều các nhà văn hiện đại Việt Nam đã để lại đƣợc dấu ấn đậm nét trong
lòng ngƣời đọc bằng những tác phẩm mang đậm chất văn hóa. Văn xuôi Thạch
Lam chứa đựng trong đó những giá trị văn hoá truyền thống và hiện đại ở “chốn
nước non lặng lẽ này” (Hoài Thanh). Nghiên cứu văn xuôi Thạch Lam dƣới góc
nhìn văn hoá để thấy đƣợc cảm xúc và thái độ của nhà văn trƣớc thiên nhiên và
cuộc sống con ngƣời. Đồng thời thấy đƣợc những đóng góp của riêng nhà văn
trong tiến trình vận động và phát triển của văn học dân tộc, cũng nhƣ thấy đƣợc
những giá trị văn hoá dân tộc hoặc ảnh hƣởng hoặc đƣợc thể hiện trong tác phẩm
của ông nhƣ thế nào,từ đó làm nổi bật ý nghĩa của mối quan hệ giữa nhà văn và
quá trình sáng tạo nghệ thuật.Nhà thơ Ấn Độ Rabindranath Tagor đã nói: “Có thể
vượt qua thế giới lớn lao của loài người không phải bằng cách tự xóa mình đi, mà
bằng cách mở rộng bản sắc của chính mình”. Theo ý nghĩa ấy,Thạch Lam đã tạo
đƣợc cho mình một phong cách rất riêng không lẫn với ai. Vì vậy, trong chƣơng
trình phổ thông và đại
5học, Thạch Lam là một tên tuổi quen thuộc và quan trọng. Sau nhiều lần thay đổi
chƣơng trình và chỉnh lí sách giáo khoa, vị trí của Thạch Lam vẫn đƣợc khẳng



định. Do đó, việc nghiên cứu Thạch Lam có ý nghĩa thiết thực và bổ ích trong công
tác giảng dạy.Một lí do không thể thiếu nữa đó là lòng yêu mến và ngƣỡng mộ của
tác giả luận văn đối với sáng tác của nhà vănThạch Lam.Từ những lí do trên, nên
tôi đã chọnđề tài: Văn xuôi Thạch Lam dưới gócnhìn văn hóavới hi vọng sẽ đóng
góp thêm một vài ý kiến để tiến tới có một cái nhìn tổng thể, toàn diện về sáng tác
của Thạch Lam.2. Lịch sử vấn đề nghiên cứuThạch Lam là một cây bút tiêu biểu
của Tự lực văn đoàn và là một trong những gƣơng mặt lớn của văn học Việt Nam
giai đoạn 1930 -1945. Những sáng tạo và đóng góp của ông rất có ý nghĩa đối với
quá trình hiện đại hóa nền văn học nƣớc ta giai đoạn này. Vì vậy, Thạch Lam là
một hiện tƣợng văn học đƣợc nghiên cứu sớm và rất nhiều. Các ý kiến đều đánh
giá cao tài năng và giá trị văn chƣơng của ông. Nhà phê bình văn học Vũ Ngọc
Phan đã phát biểu:“Thạch Lam có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi
bút tả tỉ mỉ những cái rất nhỏ và rất đẹp, những cảm tình,cảm giác con con nảy nở
và biểu lộ ở đủ các hạng người màông tả một cách thật tinh vi”[57;tr570].Còn Thế
Lữ trong bài viết “Tính cách tạo tác của Thạch Lam” in trên tờ Thanh Nghịsố 39 ra
ngày 16/6/1943 đã nhận xét “cái kho tàng cuộcsống bên trong rất châu
báu”[51;tr820]. Tác giả Nhớ rừngđã bằng sự tinh tế và nhạy cảm của một thi sĩ mà
hiểu ngƣời bạn văn của mình. Ông nhìn thấy trong những tác phẩm của Thạch
Lam có ánh sáng của một sự thực khác,đó là sựthực tâm hồn. Hay trong lời giới
thiệu cuốn Thạch Lam truyện ngắn và tiểu luận, nhà văn Nguyễn Tuân đã khẳng
định: “Nói đến Thạch Lam người ta nhớ đến truyện ngắn nhiều hơn truyện
dài”.Tác giả Bùi Việt Thắng trong bàiviếtNgười chắt chiu cái đẹpkhẳng định:
“Thạch Lam là người có ý thức chắt chiu và bảo tồn cái đẹp có giá trị văn hóa của
cộng đồng dân tộc”[71; tr170].Lê Dục Tútrong Quan niệm con ngườitrong sáng
6táccủa Thạch Lam(Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 4, 1993) một lần nữa khẳng
định chiềusâu nhân bản trong ngòi bút miêu tả nhân vật của Thạch Lam: “Dù trong
cảnh ngộ nào con người trong sự miêu tả của Thạch Lam vẫn luôn hướng về một
thế giới tinh thần đẹp đẽ, trong sáng và giàu tính nhân bản”[89; tr16-22]. Trong

bài Thạch Lam hương thơm vànỗi u hoài, Nguyễn Nhật Duật chỉ ra rằng: “Bằng
một giọng văn nhẹ nhàng, đơn giản và trong sáng, Thạch Lam đã gợi cho chúng ta
cả một bối cảnh Việt Nam không còn nữa với ngày nay cả một bầu không khí
thanh bình, thơ mộng và nghèo khốn”.[25; tr12-16].Nhàvăn Hồ Dzếnh nhớ tới
Thạch Lam nhƣ nhớ ngƣời đã gọi tên trìu mến và tha thiết với món ăn Hà Nội
“Tôi nhớ anh những hôm đi qua phố Hàng Đào, Hàng Ngang, tưởng chừng như
phong vị một Hà Nội ba sáu phố phường vẫn còn phảng phất đâu đây. Trước
Thạch Lam, chưamấy ai phát hiện đầy đủ cái thi vị, tinh hoa của những món quà
thổ ngơi Hà Nội, khoan nói đến nghệ thuật thưởng thức như anh, với tấm lòng


nâng niu trân trọng”[24]. Nhà văn Vũ Bằng lại viết: “Anh quí từ chén nước chè
tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng một cách gần như thành kính, tiếc từ một cái
kẹo vừng rơi xuống đất, nhặt lên phủi bụi rồi cầm lấy ăn một cách chậm rãi như thể
vừa nhai vừa suy nghĩ, vừa cảm ơn trời đã cho mình sống để thưởng thức một món
ăn ngon lành như vậy, anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời có
câu gì không chu đáo để cho người ta tủi thân mà buồn...”[12].Rồicác luận văn,
luận án đề cập đến nghiên cứu văn chƣơng từ góc nhìn văn hoá: Cảm quan đô
thịtrong sáng tác của Thạch Lam của tác giả Trần Thị Thu Hà trường Đại họcsư
phạm Hà Nội, năm 2011; Sáng tác của Nguyễn Ngọc Tư dưới cái nhìn văn hóa của
tác giả Hoàng Thị Hà trường ĐH sư phạm Hà Nội, năm 2011; Văn chương Vũ
Bằng dưới góc nhìn văn hóa của Đỗ Thị Ngọc Chi, Học viện Khoa học Xã hội,
năm 2013; Văn xuôi NguyễnTuân và Hoàng Phủ Ngọc Tường từ góc nhìn văn hóa
của Ngô Minh Hiển...Nhìn chung các bài nghiên cứu, đánh giá, nhận xét về sáng
tác của Thạch Lam tƣơng đối nhiều và phong phú các ý kiến. Song chƣa có công
trình riêng biệt nghiên cứu về văn xuôi Thạch Lam từ hƣớng tiếp cận văn hóa học .
Chính vì vậy, chúng tôi mạnh dạn lựa chọn đề tài này với mong muốn sẽ cố gắng
đi sâu, tìm hiểu
7những giá trị mới trong tác phẩm của ông cũng nhƣ những đóng góp riêng của
nhà văn Thạch Lam đối với văn xuôi Việt Nam hiện đại.3. Mục đíchvà nhiệm vụ

nghiên cứu* Mục đích nghiên cứu Luận văn dựa vào các phạm trù văn hóa, soi tỏ
mối quan hệ giữa văn hóa -văn học ở tầm khái quát và đi sâu vào văn xuôi Thạch
nhƣ một hiện tƣợng văn hóa cụ thể.Luận văn xác lập hệ thống lý luận về vấn đề
nghiên cứu mối quan hệ giữa văn hóa -văn học để từ đó nhận diện sự tồn tại và tiếp
nối các mạch ngầm văn hóa đƣợc biểu hiện trong văn xuôi củaThạch Lam.Luận
văn chỉ ra tầng sâu các giá trị văn hóa trong văn xuôi của Thạch Lam, làm rõ căn
nguyên tồn tại chất văn hóa trong sáng tác của nhà văn, qua đó cũng khẳng định
nét độc đáo và đóng góp của Thạch Lam trong nền văn học Việt Nam hiện đại.*
Nhiệm vụ nghiên cứuTìm hiểu khái lƣợc về tiếp cận văn hóa học và văn xuôi
Thạch Lam.Tìm hiểu về các phƣơng diện biểu hiện văn hóa trong văn xuôi Thạch
Lam.Tìm hiểu về các phƣơng thức biểu hiện những cảm quan văn hóa trong văn
xuôi Thạch Lam.4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứuTriển khai luận văn Văn xuôi
Thạch lam dưới góc nhìn văn hóa, chúng tôi khảosát toàn bộ sáng tác văn xuôi của
Thạch Lam, trong đó tập trung vào một số tác phẩm sau:Truyện ngắn-Tập: Gió đầu
mùa-NXB Đời nay, Hà Nội 1937.-Tập: Nắng trong vườn-NXB Đời nay, Hà Nội
1938.Bút kí -Hà Nội băm sáu phố phường-NXB Đời nay, Hà Nội 1940.5. Phƣơng
pháp nghiên cứu


8Với đề tài Văn xuôi Thạch lam dưới góc nhìn văn hóachúng tôi sử dụng một số
phƣơng pháp nghiên cứu cơ bản sau:-Phƣơng pháp liên ngành:Chúng tôi xác định
đây là phƣơng pháp quan trọng của luận văn này, trong đó phƣơng phápnghiên
cứu văn học là chủ đạo, đồng thời phối hợp vận dụng, phối hợp một số tri thức liên
ngành văn hóahọc, sửhọc, triết học, tôn giáohọc, ngôn ngữ học, liên văn bản cắt
nghĩa văn học bằng truyền thống văn hóa, hoạt động văn hóa, góc nhìnvăn hóa.Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này giúp chúng tôi cắt nghĩa, phát
hiện các giá trị văn hóa kết tinh trong văn xuôi Thạch Lam.-Phƣơng pháp tiếp cận
thi pháp học: Phƣơng pháp nàygiúp chúng tôi cắt nghĩa đƣợc các hình thức nghệ
thuật trong tác phẩm và mối quan hệ với nội dungđể chỉ ra những đặc trƣng nghệ
thuật của tác phẩm, của quá trình văn họctrong tác phẩm của Thạch Lam.-Phƣơng
pháp tiếp cận văn hóa học:Phƣơng pháp này thiên về giải mã các hình tƣợng nghệ

thuật, tìm ra nét mới của tác phẩm, trên cơ sở tìm hiểu sự chi phối các quan niệm
triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, thẩm mỹ, quan niệm về con ngƣời...từng tồn
tại trong một không gian văn hóa xác định đối với tác phẩm về mặt xây dựng nhân
vật, mô tuýp, hình tƣợng, ngôn ngữ...-Phƣơng pháp so sánh: Đây cũng là một
phƣơng pháp cần thiết giúp chúng tôi đối chiếu các vấn đề ở cả hai bình diện đồng
đại và lịch đại; so sánh ở nội bộ tác phẩm của một nhà văn, so sánh giữa tác phẩm
của các nhà văn trong nhóm Tự lực vănđoàn với nhau nhằm khám phá một cách
hiệu quả thế giới văn xuôi Thạch Lam,làm nổi bật nét văn hóa sâu đậm, rất riêng
của nhà văn Thạch Lam.-Phƣơng pháp hệ thống: Chúng tôi xem văn xuôi Thạch
Lam là một hệ thống bao gồm nhiều thành tố và có mối quan hệchặt chẽ với các hệ
thống khác nhƣ văn hóa, lịch sử, nghệ thuật, triết học...6. Cấu trúc luận văn Ngoài
phần Mở đầuvà Kết luận, phần nội dung luận văn gồm ba chƣơng: Chƣơng 1:
Khái lƣợcvềtiếp cận văn hóa học và văn xuôi Thạch Lam.Chƣơng 2: Các phƣơng
diện biểu hiện văn hóa của văn xuôi Thạch Lam.
9Chƣơng 3: Phƣơng thức biểu hiện những cảm quan văn hóa trong văn xuôi
Thạch Lam

10Chƣơng 1KHÁI LƢỢCVỀTIẾP CẬN VĂN HÓA HỌC VÀ VĂN XUÔI
THẠCH LAM1. 1. Khái lƣợcvềtiếp cận văn hoá học1.1.1. Một số khái niệm về


văn hóaVăn hóa là một khái niệm đã có từ lâu đời và có nội hàm rất rộng. Theo
A.L.Kroeber và C.L.Kluckhohn trong cuốn Văn hóa: Cái nhìn phân tích về Khái
niệm và Định nghĩacó khoảng hơn 200 định nghĩa về văn hóa. Sở dĩ số lƣợng định
nghĩa văn hóa phong phú nhƣ vậy vì một phần văn hóa là một phạm trù hết sức
rộng. Phần khác, mỗi nhà nghiên cứu xuất phát từ mục đích và phƣơng pháp của
mình đều có quyền đƣa ra một định nghĩa thích hợp. Sau đây, tôi xin điểm qua một
số định nghĩa về văn hóa tiêubiểu. Cụ thể nhƣ:Theo Từ điển tiếng Việt, Hoàng Phê
(chủ biên) định nghĩa: 1. Văn hóa là tổng thể nói chung những giá trị vật chất và
tinh thần do con ngƣời sáng tạo ra trong quá trình lịch sử. (Kho tàngvăn hóa dân

tộc. Văn hóa Phương Đông. Nền văn hóacổ).2. Những hoạt động của con ngƣời
nhằm thỏa mãn nhu cầu của đời sống tinh thần.(Phát triển văn hóa. Công tác văn
hóa).3. Tri thức, kiến thức khoa học. (Học văn hóa. Trình độ văn hóa).4. Trình độ
cao trong sinh hoạt xã hội, biểu hiện của văn minh:(Sống có văn hóa. Ăn nói thiếu
văn hóa).5. Nền văn hóa của một thời kì lịch sử cổ xƣa, đƣợc xác định trên cơ sở
một tổng thể những di vật tìm thấy đƣợc có những đặc điểm giống nhau. (Văn hóa
rìu hai vai. Văn hóa Đông Sơn).Trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam,
Nxb TP HCM,1997, Trần Ngọc Thêm đã định nghĩa “Văn hóa là một hệ thống hữu
cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo và tích lũy qua quá trình
hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và
xã hội của mình”.
11Theo Đỗ Lai Thúy trong Văn hóa Việt Nam nhìn từ mẫu người vănhóathì "Văn
hóa là tất cả những gì phi tự nhiên"[85; tr 16 -17].Tác giả cũng cho rằng, đây là
định nghĩa khái quát nhất, rộng lớn nhất.Định nghĩa về văn hóa có tính chất cấu
trúc luận, tác giả Phan Ngọc cho rằng: "Văn hóa là quan hệ. Nó là mối quan hệ
giữa thế giới biểu tượng và thế giới thực tại. Quan hệ ấy biểu hiện thành một kiểu
lựa chọn riêng của một tộc người, một cá nhân so với một tộc người khác, một cá
nhân khác. Nét khác biệt giữa các kiểu lựa chọn làm cho chúng khác nhau, tạo
thành những nền văn hóa khác nhau là độ khúc xạ".[85; tr 16 -17].UNESCO -Tổ
chức khoa học và giáo dục Liên hợp quốc đã đƣa ra 200 định nghĩa về văn hóa và
rồi đi đến một thống nhất chung nhƣ sau: “Trong ý nghĩa rộng nhất, văn hóa hôm
nay có thể coi là tổng thể những nét riêng biệt tinh thần và vật chất, trí tuệ và xúc
cảm, quyết định tính cách của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội. Văn
hóa bao gồm cả nghệ thuật và văn chương, nhữnglối sống, những quyền cơ bản của
con người, những hệ thống các giá trị, những tập tục và những tín ngưỡng. Văn
hóa đem lại cho con người khả năng soi xét về bản thân. Chính văn hóa đã làm cho
chúng ta trở thành những sinh vật đặc biệt nhân bản, có lý tính, có óc phê phán và
dấn thân một cách đạo lý. Chính nhờ văn hóa mà con người tự thể hiện, tự ý thức



được bản thân, tìm tòi không biết mệt những giá trị văn hóa mới mẻ và sáng tạo ra
những công trình vượt trội lên bản thân” [85; Tr18]Theoquan điểm chỉ đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam thì:"Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục
tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội; Nền văn hóa mà chúng
ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc; Nền văn hóa Việt
Nam là nền văn hóa thống nhất mà đa dạng trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam;
Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân do Đảng lãnh đạo, trong
đó đội ngũ trí thức giữ vai trò quan trọng; Văn hóa là một mặt trận; Xây dựng và
phát triển văn hóa là một sự nghiệp cách mạng lâu dài, đòi hỏi phải có ý chí cách
mạng và sự kiên trì, thận trọng.”Tóm lại, dù có nhiều khái niệm khác nhau về văn
hóa, nhƣng tựu chung lại, văn hóa có những đặc điểm cơ bản sau: Văn hóa là một
hoạt động sáng tạo, mang
12tính lịch sử chỉ riêng con ngƣời mới có. Hoạt động sáng tạo đó bao gồm mọi
ứng xử của con ngƣời với nhau và con ngƣời với tự nhiên -xã hội, thể hiện trong
mọi lĩnh vực của đời sống: đời sống vật chất, đời sống tinh thần, đời sống xã hội.
Những hoạt động sáng tạođó đã đạt đƣợc thành tựu của các giá trị văn hóa, đƣợc
bảo tồn và khai thác phát huy từ thế hệ này sang thế hệ khác bằng con đƣờng giáo
dục (theo nghĩa rộng). Văn hóa là thể hiện của mối quan hệ giữa thế giới biểu
tƣợng với thế giới thực tại, tạo ra một kiểu lựa chọn riêng của tộc ngƣời, một cá
nhân so với một tộc khác, một cá nhân khác tạo thành những nhân cách văn hóa
(cá nhân), những nền văn hóa khác nhau (cộng đồng). Dù hiểu theo cách nào thì
văn hóa cũng đều là sản phẩm độc đáo của quá trình lịch sửdo cá nhân và cộng
đồng ngƣời tạo nên. Trong phạm vi của đề tài, chúng tôi nghiêng về cách hiểu văn
hóa gắn liền với bản sắc văn hóa theo định nghĩa của Phan Ngọc và của
UNESCO.1.1.2.Bản sắc văn hóaVăn hóa là sản phẩm, là diện mạo của cá nhân và
cộng đồng. Vì thế nói tới văn hóa không thể không nhắc đến vấn đề bản sắc văn
hóa, tức là cái “tinh túy”, cái cốt lõi của văn hóa trong quá trình phát triển của lịch
sử.Bản sắc văn hóa, theo Ngô Đức Thịnh là “một tổng thể các đặc trưng của văn
hóa được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử của dân tộc, các
đặc trưng văn hóa ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu tượng và tiềm ẩn, do

vậy muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn hóa, với tư cách là
sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái trừu tượng, tiềm
ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tương đối cụ thể, bộc lộ và khả biến
hơn”[79].Theo Dƣơng Phú Hiệp thì: “Bản sắc riêng của mỗi nền/ dạng/ kiểu văn
hóa thường được biểu hiện là những nét đặc thùvà độc đáo thể hiện trong hiện
tượng văn hóa hoặc các sản phẩm của văn hóa, quy định bộ mặt củamỗi nền văn
hóa”[47; tr40]. Ngoài ra, phần đáng kể của nó lại đƣợc thể hiện trong cuộc sống


thƣờng ngày của cộng đồng ngƣời. Tuy nhiên, trong quá trình hội nhập, giao lƣu,
tiếp biến giữa các nền văn hóa, bản sắc đó luôn có thêm những giá trị mới đƣợc
hình thành và tiếp tục đƣợc bồi tụ để định hình và lộ diện, phù hợp với sự
13tiến hóa của lịch sử. Các giá trị mang bản sắc văn hóa của từng tộc ngƣời,
không phải ngẫu nhiên đƣợc hình thành mà đó là sản phẩm tất yếu của hoàn cảnh
địa lí, lịch sử và chính trị.Nhƣ vậy, bản sắc văn hóa đƣợc hiểu là những gì tinh
hoa, bền vững của một nền văn hóa. Nó mang ý nghĩa chỉ cái cốt lõi, chỉ những
đặc trƣng riêng của một cộng đồng văn hóa và là yếu tố cơ bản để phân biệt giữa
một nền văn hóa này với một nền văn hóa khác. Vì vậy, dấu ấn bản sắc văn hóa
của mỗi dân tộc, mỗi vùng miền sẽ đƣợc thể hiện trong mọi sinh hoạt văn hóa của
cộng đồng, trong đó có văn học.1.1.3. Mối quan hệ giữa văn hóa và văn học1.1.3.1.
Văn học là sản phẩm và hiện thân của văn hóa“Văn học là nhân học”(Macxim
Gorki), văn học lấy con ngƣời làm đối tƣợng trung tâm để phản ánh và khắc họa.
Mà bản chất của văn hóa là hƣớng đến tinh thần nhân văn, nhân bảnvà mục tiêu
duy nhất là xây dựng con ngƣời. Và cả văn hóa lẫn văn học đều lấy chân -thiện
-mỹlàm thƣớc đo cho trình độ phát triển.Văn học là một bộ phận của văn hóa. Nhờ
có văn học, những sắc màu văn hóa đƣợc tái hiện một cách sinh động và sắc nét
“Khi thì hiện diện trên bề mặt của hiện thực đời sống với những phong tục, tập
quán, hội hè đình đám, những nghi lễ, có khi được thể hiện ở chiều sâu, trong sâu
thẳm tâm thức văn hóa cộng đồng” [64; tr161] hay tính cách, ứng xử của con
ngƣời với con ngƣời vàcon ngƣời trƣớc thiên nhiên. Văn học, cùng với triết học,

chính trị, tôn giáo, đạo đức, phong tục tập quán...là những thành tố hợp thành cấu
trúc tổng thể bao trùm lên tất cả là văn hóa. Vì vậy, cũng nhƣ các thành tố khác,
văn học luôn chịu sự chi phối trựctiếp “từ môi trường văn hóa của một thời đại và
truyền thống văn hóa độc đáo của một dân tộc, đồng thời thể hiện cả nội hàm tâm
lý văn hóa độc đáo của một thời đại và một cộng đồng dân tộc”[11; tr5]. Bàn
vềmối quan hệ giữa văn hóa và văn học, Đỗ Thị Minh Thúy chỉ ra rằng: “Đặt văn
học trong văn hóa tức là nhấn mạnh sự tác động tổng thể của văn hóa tới văn học,
như vậy các nhân tố xã hội, kinh tế, chính trị... tác động tới toàn bộ văn hóa nói
chung, thông qua văn hóa mới tác
14động đến văn học, ở quan hệ đặc biệt này, văn học trở thành một trong những
tiêu điểm của văn hóa, đóng vai trò nhân tố đại diện cho văn hóa[86; tr239]”. Nhƣ
vậy, văn học là một trong những bộ phận quan trọng của văn hóa, là tấm gƣơng
phản chiếu đời sống xã hội và văn hóa dân tộc. Đồng thời văn học cũng là phƣơng
tiện lƣu giữ và bảo lƣu văn hóa thời đại cũng nhƣ truyền thống độc đáo của dân
tộc. Song nhà văn -chủ thể sáng tạo cũng là con đẻ của một cộng đồng. Muốn hay


không, nhà văn đó cũng tiếp nhận những thành tố văn hóa của cộng đồng mình,
những lối tƣ duy, những mô thức ứngxử trong đó chứa đựng nội hàm văn hóa của
thời đại.Sau nữa, nếu văn hóa là những gì còn đọng lại trong chiều sâu tâm trí con
ngƣời sau khi thời gian đã sànglọc tất cả thì cái hình ảnh hiển hiện ngày một lắng
sâu của diện mạo, bản sắc văn hóa Việt Nam lại đƣợc hiện hình rõ nét qua văn
học. Không phải ngẫu nhiên mà tìm hiểu về văn hóa Việt Nam nhiều ngƣời lại tìm
về văn học Việt Nam. Nói cách khác, văn học là hiện thâncủa văn hóa. Bằng sức
mạnh của ngôn từ, vănhọc đã diễn đạt đƣợc khá đầyđủ và trực tiếp lớp vỏ của tƣ
duy và tầng sâu của cảm xúc trong hệ thống tinh thần và đời sống văn hóa dân tộc.
Việt Nam không có nền văn hóa lộ thiên đồ sộ nhƣ nhiều quốc gia trong khu vực
nhƣng chúng ta lại có bề dày văn hóacủa ngƣời Việt Nam với những đức tính cao
đẹp nhƣ yêu nƣớc, cần cù, đoàn kết, giàu lòng yêu thƣơng, trọng tình trọng nghĩa,
giữ chữ tín...Khi đƣợc tổ chức UNESCO phong tặng danh hiệu danh nhân văn hóa

thế giới cho Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh nghĩalà thế giới đã công nhận
nét đặc sắc văn hóa trong giá trị tinh thần của ngƣời Việt Nam chúng ta ở cả quá
khứ và hiện tại. Nếu không có cái bề thế của nền văn hóa -văn học cách mạng biết
nâng niu kiệt tác Truyện Kiều, biết khai thác tƣ tƣởng nhân nghĩa của Nguyễn
Trãi và chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh hòa quyệntrong thơ văn vì đại nghĩa dân
tộc thì có lẽ trong văn học của chúng ta không có tiếng vang nhƣ thế. Là hiện thân
của văn hóa, văn học đã mang trong mình hình hài của bề sâu văn hóa nơi mà từng
bị che lấp bởi nét dáng tân kỳ của văn hóa phƣơng Tây hoặc bởi cái nhìn mơ hồ
của những quan niệm văn chƣơng lỗi thời. Văn học bao giờ cũng là lực lƣợng
xung kích trên mặt trận văn hóa. Chính lịch sử văn hóa -văn học dân tộc đã cho
chúng ta
15một nhận thức đúng đắn rằng: người cầm bút chỉ trở thành một nhà văn lớn khi
nào đạt đến tầm vóc của một nhà văn hóa tư tưởng.Là một bộ phận của văn hóa,
hiện thân cho nền văn hóa, văn học đƣơng nhiên là một sản phẩm đặc biệt của văn
hóa. Chính điều này đã đặt ra những yêu cầu đối với ngƣời đọc và ngƣời nghiên
cứu tác phẩm đó là:1/ Phải đặt văn học trong bối cảnh rộng lớn của văn hóa xã hội
hoặc trong ảnh hƣởng qua lại của văn học đối với các hiện tƣợng văn hóa khác.2/
Xem văn học là bộ phận của văn hóa thì văn bản văn học cũng là một sản phẩm
văn hóa vì thế cần giải mã nó trong ngữ cảnh văn hóa.3/ Văn học là một trong
những loại hình nghệ thuật có khả năng bao quát, chạm tới cả mạch ngầm sâu thẳm
của đời sống văn hóa cũng nhƣ chiều sâu tƣ tƣởng của ngƣời nghệ sỹ.1.1.3.2.
Văn học kết tinh giá trị văn hóaChúng ta biết rằng, giá trị (value) là “cốt lõi” của
văn hóa, là “thước đo” nhân bản của xã hội loài ngƣời. Vì vậy nghiên cứu các vấn
đề văn hóa, chúng ta không thể bỏ qua giá trị và giá trị văn hóa bởi đó chính là


hình thái của đời sống tinh thần. Nó phản ánh và kết tinh đời sống văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần của con ngƣời. Nói nhƣ Ngô Đức Thịnh, giá trị là “những
đánh giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo
những gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp. Nói cách khác, đó chính là những cái được

con người cho là Chân -Thiện -Mĩ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất con
người”[79; tr38]. Nhƣ vậy, giá trị văn hóa còn gọi là giá trị xã hội, nó gắn bó với
sự tồn tại và phát triển của mỗixã hội. GS Trần Văn Giàu rất có lý khi gọi tên
những “giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam là yêu nước, cần cù,
anh hùng, sáng tạo, lạc quan, thương người”. Đó là những sắc màu khác nhau trong
“bảng màu” tạo nên giá trị truyền thống đáng tựhào của dân tộc Việt Nam. Giá trị
còn là một phạm trù tinh thần đƣợc con ngƣời nhận thức, đúc kết những kinh
nghiệm, những va chạm với thực tiễn, dùng để phân biệt với những gì "phi giá trị”.
Giá trị con ngƣời đƣợc nhận thức, sàng lọc, kết đọng qua “bộ lọc" của tâm thức
văn hóa. Chỉ những gì là
16hợp lý, hợp chuẩn mực, nhân đạo, nhân văn mới đƣợc gìn giữ, bảo lƣu, bảo tồn
qua nhiều thế hệ, góp phần làm giàu thêm cho truyền thống văn hóa của dân tộc.
Ngƣợc lại, những gì “phi giá trị", “kém giá trị” tất yếu sẽbị đào thải không có sức
sống bền lâu với thời gian. Do không phải là một phạm trù đơn lẻ, những giá trị
hƣớng đến Chân -Thiện -Mĩ sẽ tạo nên một hệ giá trị. Hệ giá trị này có vai trò
quan trọng trong đời sống văn hóa tinh thần của xã hội. Nó giống nhƣ một "mao
mạch” giúp con ngƣời không ngừng phấn đấu vƣơn lên để hoàn thiện chính mình.
Trên cơ sở đó, mỗi cá nhân sẽ góp thêm một tiếng nói vào sự tiến bộ chung của
cộng đồng.Soi chiếu vào văn học, chúng ta nhận thấy văn học là bộ phận của văn
hóa, chịu ảnh hƣởng trực tiếp từ môi trƣờng văn hóa thời đại thì nhà văn -chủ thể
sáng tạo lại là con đẻ của cộng đồng. Muốn hay không thì nhà văn cũng phải tiếp
cận những thành tố của văn hóa cộng đồng. Cho nên, những sáng tác của họ sẽ
luôn đƣợc tắm mình trong hệ giá trị. Đó chính là lí do để giải thích vì sao ngƣời
tiếp nhận luôn hƣớng đến những giá trị thẩm mỹ -một phạm trù mỹ học gắn với sự
tự biểu hiện độc đáo của chủ thể sáng tạo. Đặc biệt những giá trị này luôn luôn
đƣợc đặt trên phông nền của giá trị truyềnthống. Nói nhƣ nhà phê bình Trƣơng
Đăng Dung thì giá trị thẩm mĩ chính là “tấm hộ chiếu” quyết định tác phẩm của
thời đại này bƣớc sang thời đại khác và tiếp tục sự đào thải, lựa chọn thông qua hệ
thống thẩm mĩ. Theo đó giá trị thẩm mĩ đích thực trong sáng tác văn học sẽ hƣớng
con ngƣời tới Chân -Thiện -Mĩ, gắn liền với sáng tạo, xây dựng hình tƣợng con

ngƣời theo cái đẹp và xác định một tiêu chuẩn đánh giá cái đẹp. Những sáng tác
văn học vừa gắn liền với bản chất đặc thù nghệ thuật vừa mang đến cho đối tƣợng
thƣởng thức một cảm nhận đúng hƣớng sẽ luôn tạo ra một “hiệu ứng” mỹ cảm


nhất định trong lòng ngƣời đọc. Giá trị thẩm mĩ của tác phẩm văn học sẽ đƣợc thế
hệ sau nuôi dƣỡng, bồi đắp theo thời gian. Tuy nhiên, giá trị không phải là phạm
trù tĩnh tại. Trong cuộc giao lƣu tiếp biến, bên cạnh những yếu tố nội sinh đƣợc
cấy trồng và giữ lại, có những yếu tố chƣa phù hợp sẽ đƣợc cải biến cho phù hợp
với thực tiễn hơn nữa, văn học còn nâng đỡ cho con ngƣời bằng một niềm tin, một
tinh thần lạc quan về những giá trị vĩnh hằng có sức sống vƣợt thời gian, vƣợt qua
sự băng
17hoại. Bên cạnh đó, văn học còn viết về cái xấu, cái ác, “phản văn hóa”, “phản
giá trị”. Do đó, sáng tác văn học còn có khả năng tác động, điều chỉnh các hành vi
của con ngƣời trong mối quan hệ với môi trƣờng tự nhiên, xã hội và với chính
mình. Soi chiếu phạm trù giá trị vào tác phẩm văn học sẽ giúp ngƣời nghiên cứu
tránh đƣợc cái nhìn thiển cận trong việc bình giá những mô hình phản ánh. Bằng
bảng màu giá trị sẽ ngấm sâu, “khúc xạ” trong sự rungđộng mãnh liệt của nhà văn,
vào từng “mao mạch” trong quá trình sáng tạo của ngƣời nghệ sĩ. Ngƣợc lại với
con đƣờng nhà văn đã đi, ngƣời thƣởng thức sẽ thụ cảm, tri nhận giá trị văn hóa
ngôn ngữ, phong tục tập quán, lối sống, thói quen, tâm thức dân tộc, tâm lý cộng
đồng. Điều đặc biệt, bảng màu giá trị không lung linh hiện hình một cách sắc nét
nhƣ màu hữu hình của hiện thực đời sống. Nhiều khi nó ngầm ẩn trong mạch
ngầm sâu thẳm của tâm thức cho nên ngƣời tiếp nhận phải biết phát hiện, nhận ra
nó.Trongtổng thể chung của định hƣớng xã hội, văn hóa -văn học bao giờ cũng có
mối quan hệ hữu cơ với các lĩnh vực khác của đời sống. Mặt khác, nếu coi văn hóa
là “bộ chỉnh” bên trong của xã hội thì mọi động thái, mọi biến thiên, mọi rối loạn
trong văn hóa đều để lại những hậu quả trực tiếp trong chính trị, kinh tế, đạo đức...
từ đó rất có thể sẽ làm chệch hƣớng văn hóa. Nguy cơ "chệch hướng" trong văn
hóa có thể hủy hoại sức sống một dân tộc, biến văn hóa dân tộc thành “bản sao”

của dân tộc khác. Nói đúng hơn, nếugiá trị văn hóa không đƣợc định hƣớng đúng
khiến văn hóa có nguy cơ “thay máu” thì cũng sẽ đẩy đến sự thay máu của cả hệ
thống chính trị. Lúc đó, văn học đóng vai trò nhƣ một “bộ lọc” tin cậy để thẩm
định giá trị văn hóa. Văn học còn biết đào thải những gì là “phi văn hóa”, “phản
giá trị”. Nói cách khác, văn học có khả năng phê phán về văn hóa. Chúng ta đều
biết văn hóa là một hiện tƣợng lịch sử, là một cấu trúc đa tầng. Bản thân văn hóa
có những yếu tố bất biến, kết đọng thành dạng thức bên cạnh đó văn hóa cũng có
mặt động, không ngừng nghỉ theo đà tiến hóa của văn minh. Vì thế nó không chấp
nhận sự ngƣng đọng. Những cái gì thuộc giá trị văn hóa tích cực của ngày hôm
qua ở một mặt nào đó rất có thể sẽ là cái chƣa phù hợp, phản văn hóa của ngày
hôm nay. Ví dụ nhƣ: "trung, hiếu, tiết, nghĩa" là phạm trù văn hóa lâu đời nhƣng
"ngu trung, ngu hiếu"là phản văn hóa. Nhƣ vậy, văn học có thể phát huy


vai trò thẩm định phê phán. Trong hiện trạng có nhiều biểu hiện văn hóa xuống cấp
nhƣ hiện nay, nhất là những nguy cơ băng hoại giá trị đạo đức thì ngòi bút phê
phán của văn học càng nên đƣợc mài sắc hơn bao giờ hết.Hơn nữa, nếu văn hóa là
toàn bộ những gì do con ngƣời tạo ra thì văn hóa cũng chính là thƣớc đo của trình
độ phát triển. Văn học đã mang trong mình một năng lực đặc biệt -năng lực sáng
tạo văn hóa. Văn học sáng tạo văn hóa, không phải vì văn học có khả năng lƣu trữ
những dữ liệu văn hóa của đời sống. Cao hơn, văn học góp phần quan trọng trong
việc tạo nên giá trị văn hóa mà nổi lên hàng đầu là những giá trị nghệ thuật trong
ngôn ngữ dân tộc và những giá trị nhân văn trong phẩm chất con ngƣời.Văn học
xét theo một góc độ nhất định là ngệ thuật ngôn ngữ, mà ngôn ngữ lại là sản phẩm
của một tiến trình văn hóa lâu dài của xã hội loài ngƣời, vừa là công cụ củasự phát
triển văn hóa, vừa là một giá trị văn hóa hàng đầu. Văn hóa càng vƣơn lên trình độ
cao thì ngôn ngữ càng trở nên phong phú, tinh tế hơn. Do đó, văn học đã phát triển
diện mạo của văn hóa dân tộc qua ngôn ngữ. Trong sự cạnh tranh quyết liệt của
cácphƣơng tiện nghe, nhìn hiện đại, quỹ thời gian của con ngƣời rất eo hẹp song
văn học vẫn có chân trời riêng của nghệ thuật ngôn từ. Nói nhƣ GS Trần Đình Sử

“ngôn từ là phương tiện giao tiếp không gì cạnh tranh được”. Bản thân nghệ thuật
ngôn từ đổi mới vàphát triển sẽ kéo theo sự phát triển của văn hóa, tạo điều kiện
cho văn học phát triển là bƣớc đột phá cho sự phát triển của đời sống văn hóa.Tuy
nhiên, văn học là nhân học, do đó văn học còn hun đúc tạo nên giá trị văn hóa hàng
đầu khác: đó là phẩm giácon người. Đây chính là phƣơng tiện khẳng định tác dụng
chiều sâu của văn học trong quá trình xây dựng, phát triển nhân cách văn hóa. Văn
học có tác dụng to lớn và sâu sắc giúp con ngƣời hiểu đƣợc ngƣời khác và hiểu
đƣợc chính mình. Nếu nhƣ khoa học khai hóa nhận thức về tự nhiên, xã hội, về
con ngƣời...thì văn học có thể cắt nghĩa những lí lẽ riêng của trái tim mà khoa học
khó nắm bắt. Đời sống tâm hồn và tâm lý con ngƣời ngày càng trởlênphức tạp và
nghệ thuật mới có thể soi thấu để chuẩn bị cho sự tự ý thức. Có những tác phẩm
đọc xong ta thấy bàng hoàng vì nó giúp ta nhận ra chính mình. Văn học
19có khả năng tác động tới sự tự ý thức của con ngƣời, cả về những mặt mạnh,
mặt yếu, những tiềm lực lớn lao nhiều khi không ngờ tới, qua đó giúp con ngƣời
hoàn thiện và phát triển chính mình. Văn học đã tạo ra những cuộc hành trình bên
trong có ý nghĩa quyết định với sự cải tạo, hoàn thiện, phát triển bản thân. Nói cách
khác nó có vai trò quan trọng để phát triển nhân cách văn hóa.1.1.4. Phương pháp
tiếp cận văn hóahọcXu hƣớng vận dụng các quan điểm và thành tựu văn hóa để lý
giải văn học mới xuất hiện vào khoảng giữa thế kỷ XX mà ngƣời khởi xƣớng là


M.Bakhatin, giáo sƣ văn học ngƣời Nga thuộc Đại học Saransk.Bakhtin quan
niệm:“Trước hết, khoa học nghiên cứu văn học cần phải gắn bó chặt chẽ với lịch
sử văn học. Văn học là một bộ phận không thể tách rời của văn hóa. Không thể
hiểu nó ngoài cái bối cảnh nguyên vẹn của toàn bộ văn hóa một thời đại trong đó
nó tồn tại”[10]. Phƣơng pháp tiếp cận văn học từ quan điểm văn hóa học ƣu tiên
cho việc phục nguyên không gian văn hóa, trong đó tác phẩm văn học đã ra đời,
xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật
pháp, thẩm mỹ, quan niệm về con ngƣời...từng tồn tại trong một không gian
vănhóa xác định đối với tác phẩm về các mặt xây dựng nhân vật, kết cấu, mô tuýp,

hình tƣợng, ngôn ngữ...Phƣơng pháp này thiên về giải mã các hình tƣợng nghệ
thuật, tìm ra nét thời đại của tác phẩm.Lịch sử nghiên cứu văn học đã chỉ ra rằng:
Có nhiều con đƣờng, nhiều cách thức khác nhau để tiếp cận một tác phẩm văn học
nhƣ: nghệ thuật học, phân tâm học, xã hội học, thi pháp học, văn hóa học ...Trong
mỗi lĩnh vực nghiên cứu chuyên biệt, mỗi góc nhìn đều có giá trị bình đẳng, cần
thiết, bổ sung cho nhau và không loại trừ nhau. Tính hiệu quả, tính ƣu việt của mỗi
cách tiếp cận đƣợc quy định bởi ngƣời nghiên cứu có xác định đúng đối tƣợng,
phạm vi nghiên cứu thích hợp và vận dụng, xử lý mối quan hệ giữa chúng với mục
tiêu đặt ra. Do vậy cần có một cái nhìn toàn diệnvề góc nhìn văn hóa xuất phát từ
yêu cầu của thời đại, đáp ứng và thừa nhận tác phẩm văn học nhƣ một bộ phận của
văn hóa.
20Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa là phƣơng pháp đã xuất hiện khá lâu trong
nghiên cứu văn học ở trong và ngoài nƣớc. Những thànhtựu nghiên cứu đạt đƣợc
từ phƣơng pháp này gần đây mới thực sự đƣợc chú ý ở Việt Nam.Phƣơng pháp
tiếp cận tác phẩm văn học dƣới góc nhìn văn hóa không đơn thuần là việc dùng
văn hóa để giải thích văn học mà quan trọng hơn là việc các nhà nghiên cứu văn
học “vận dụng những tri thức về văn hóa để nhận diện và giảimã các yếu tố thi
pháp của tác phẩm”và “đặt văn học vào bối cảnh rộng lớn của văn hóa -xã hội,
hoặc trong ảnh hưởng qua lại của văn học đối với những hiện tượng văn hóa xã hội
khác, từ đó làm nổi bật những sắc thái văn hóa phong phú được thể hiện trong tác
phẩm văn học: hoặc giải mã khám phá những phù hiệu, biểu tượng hàm ẩn muôn
vàn lớp nghĩa trầm tích của văn hóa trong văn bản vănhọccụthể "[11; tr7]. Cùng
với thời gian, sự ra đời của các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam trên cơ sở
tìm hiểu những tác động và chi phối của văn hóa đã cho thấy tính ƣu việt của nó so
với các cách tiếp cận tác phẩm văn học khác.Tiêu biểu nhƣ:Trần Đình
Hƣợu(1999), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa, Hà
Nội.Đỗ Lai Thúy (1999), Từ cái nhìn văn hóa, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.Trần
Nho Thìn(2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NxbGiáo



dục, Hà Nội.Trần Lê Bảo(2011),Giải mã văn học từ mã văn hóa,NxbĐHQGHà
Nội.Nói nhƣ tác giả Trần Nho Thìn, trong cuốn Văn học trung đại Việt Namdưới
góc nhìn văn hóa: “Phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dưới góc nhìn văn hóa
ưu tiên cho việc giải mã các hình tượng nghệ thuật, tìm ra nền tảng văn hóa lịch sử
của chúng, đồng thời cũng nhấn mạnh đến sự liên tục, tính chất mở của chúng
trong không gian và thời gian”. [75; tr10].
21Nhƣ vậy, có thể tóm lƣợc nghiên cứu văn học dƣới góc nhìn văn hóa là đặt tác
phẩm văn học đó gắn với thời đại văn hóa mà nó ra đời để từ đó giải mã những chi
phối của văn hóa thời đại đến việc xây dựng tác phẩm văn học.1.2. Khái lƣợc về
văn xuôi Thạch Lam1.2.1. Tiểu sử, con người nhà văn Thạch LamThạch Lam là
một cây bút tiêu biểu của Tự lực văn đoàn và là một trong những gƣơng mặt lớn
của văn họcViệt Nam giai đoạn 1930 -1945. Những sáng tạo và đóng góp của ông
rất có ý nghĩa đối với quá trình hiện đại hóa nền văn học nƣớc ta giai đoạn
này.Thạch Lamtên khai sinh là Nguyễn Tƣờng Vinh, sinh ngày7 tháng
7năm1910tại Hà Nội, nhƣng nguyên quán ở làng Cẩm Giàng, tỉnh Hải Dƣơng.
Sau này khi làm lại giấy khai sinh để thi nhảy Tú Tài, ông mới đổi tên là Nguyễn
Tƣờng Lân. Thi đỗ Tú Tài phần thứ nhất, vừa lúc hai anh mở báo, Thạch Lam liền
thôi học, chuyển sang viết báo với anh. Bắt đầu cầm bút từ năm 1931, Thạch Lam
viết cho hai tờ báo của nhóm Tự lực văn đoàn là Phonghóa, Ngày nay, ngoài ra còn
viết cho một tờ báo khác. Tuy vậy mãi đến năm 1936 Thạch Lam mới viết truyện
ngắn, đƣợc tuyển thành ba tập: Gió đầu mùa(1937), Nắng trong vườn(1938), Sợi
tóc(1942); Tiểu thuyết Ngày mới(1939); Tập tiểu luận Theo dòng(1941); Tập
ký Hà Nội băm sáu phố phường(1943) Và hai quyển truyện viết cho thiếu nhi:
Quyển sách, Hạt ngọc. Cả hai đều do Nhà xuất bản Đời Nay ấn hành năm 1940.
Thạch Lam còn đƣợc xem nhƣ là một trong số những ngƣời đầu tiên “giới thiệu
tác phẩm Đi tìm thời gian đã mấtcủa Marcel Proust”.Trƣớc khi qua đời năm 1942,
Thạch Lam còn dự định viết cuốn Thập niên đăng hỏa, “Một thiên hồi ký kể lại
thời kỳ suốt mười năm anh dan díu với ả phù dung” theo lời kể của Đinh Hùng
-trong đó tác giả muốn kể lại “tấn bi kịch mà cũng là huyền thoại của những kẻ ít
nhất cũng phải trải qua mười năm từ cả thiên đường lẫn địa ngục”. Tiếc rằng cái

chết đến quá sớm đã không cho Thạch Lam hoàn thành đƣợc hồi kí đó.Thạch Lam
ra đi ở cái tuổi quá trẻnhƣng ông đã để lại cho nền văn học Việt Nam những trang
văn lấp lánh cái tài, cái tâm của ngƣời cầm
22bút. “ Thạch Lam mất đi không những là làng Việt nam thiệt một anh tài mà
quốc dân ta cũng mất một phần tử tâm huyết và trung thành vậy.”( Huyền
Kiêu)Trong kí ức của ngƣời thân và bạn bè, Thạch Lam luôn luôn hiện lên bóng


dáng một conngƣời từ tốn khiêm nhƣờng, với lối sống phong nhã, tài hoa, một con
ngƣời “cao hơn một thước bảy mươi. Mắt sâu và buồn. Người chỉ cần cái phẩm
hơn cái lượng...người yêu hoa cẩm chướng,...thích thơ Nguyễn Nhược Pháp, yêu
văn Nguyễn Tuân".[95].Nhà văn Thế Uyên (con trai bà Nguyễn Thị Thế, cháu gọi
Thạch Lam là cậu), trong bàiTìm kiếm Thạch Lam, có đoạn: "Mẹ tôi bảo chú
Thạch Lam mơ mộng, tế nhị, đa cảm, thì thủa nhỏ đã thế... Và chính ở đây (trại
Cẩm Giàng) những người đàn ông ngồi uống trà, hút thuốc, nói chuyện tâm đắc...
Có khi bàn chuyện văn chương, báo chí, có thể là chuyện cải cách dân tộc. Thường
trong lúc ấy, Thạch Lam ngồi trong đám bạn văn thơ, bởi tính cách Thạch Lam chỉ
có thế..."[95; tr43].Nhà vănVũ Bằngkể lại: "Thạch Lam yêu sự sống hơn bất kỳ ai.
Anh quý từ cốc nước chè tươi nóng, trang trọng đưa lên miệng uống một cách gần
như thành kính... như thể cảm ơn trời đất đã cho mình sống để thưởng thức ngon
lành như vậy. Anh cẩn thận từng câu nói với cô bán hàng vì sợ lỡ lời...khiến người
ta tủi thân mà buồn. Thạch Lam đi đứng nhẹ nhàng... Anh là một người độc đáo có
tài lại khiêm nhường, người nhỏ mà nhân cách lớn..."[12].Có lần Thạch Lam
nói:"Xét cho cùng, ở đời ai cũng khổ. Người khổ cách này, người cách khác. Bí
quyết là biết tìm cái vui trong cái khổ. Vì chỉ sống thôi cũng đã quý lắm rồi. Người
ta không bao giờ nên phí phạm cái sống, coi thường sự sống".Có lẽ ít thấy tác giả
nào, văn với ngƣời lại có một sự thống nhất nhƣ ở Thạch Lam. Dù viết tiểu thuyết,
truyện ngắn hay tùy bút, bao giờ văn chƣơng Thạch Lam cũng tinh tế,nhẹ nhàng,
sâu sắc nhƣ chính cuộc đời ông vậy. Đặc biệt truyện ngắn : “Nói đến nghệ thuật
của Thạch Lam tức là nói đến nghệ thuật viết truyệnngắn của Thạch Lam... một số

truyện ngắn Thạch Lam có thể coi như là mẫu mực
23được”[95]. Hầu hết các nhà nghiên cứu xƣavà nay, miền Nam và miền Bắc, đều
thống nhất với nhau ở một điểm: Sở trƣờng của Thạch Lam là truyện ngắn, tiểu
thuyết của ông không mấy thành công. Riêng tập tùy bút Hà Nội băm sáu phố
phườngthì đƣợc coi là “kết tinh tư tưởng, quan niệm của Thạch Lam, mới cho độc
giả thấy rõ nhà văn qua ngòi bút”[95]. Điều đó quả là đúng. Tha thiết, trân trọng,
nâng niu đối với những gì nhỏ bé nhất, thơmthảo nhất góp phần tạo nên đất nƣớc,
dân tộc, tinh tế, nhạy cảm trong cách thƣởng thức những giá trị văn hóa tƣởng
chừng bình thƣờng, đƣa việc thƣởng thức “Quà Hà Nội” lên thành một nghệ thuật
...đó là những gì ngƣời đọc sẽ bắt gặp trong Hà Nội băm sáu phốphƣờngcủa nhà
văn.Với những đóng góp to lớn của nhà văn trong nền văn học dân tộc, năm 1996,
ở Cẩm Giàng có một con đƣờng mang tên Thạch Lam. Đây là một việc làm mạnh
dạn, là cách trân trọng nhà văn và văn chƣơngcủa ông. Hiện nay, truyện ngắn Hai
đứa trẻ(in trong tập truyệnNắng trong vườn) của ông đang đƣợc giảng dạy ởlớp 11
tronghệ thống giáo dục Việt Nam.1.2.2. Đặc điểm nghệ thuật và quan điểm sáng


tác của Thạch LamLà thành viên của Tự Lực văn đoàn, nhƣng khác với Nhất Linh,
Hoàng Đạo,Khái Hƣng... ngòi bút của Thạch Lam có khuynh hƣớng đi gần với
cuộc sống của những ngƣời dân bình thƣờng nghèo khổ.Trong Từ điển bách khoa
toàn thư Việt Namcó đoạnviết: "Thạch Lam là một cây bút thiên về tình cảm, hay
ghi lại cảm xúc của mình trước số phận hẩm hiu của những người nghèo, nhất là
những người phụ nữ trong xã hội cũ, sống vất vả, thầm lặng, chịu đựng, giàu lòng
hi sinh(Cô hàng xén). Có truyện miêu tả với lòng cảm thông sâu sắc một gia đình
đông con, sống cơ cực trong xóm chợ(Nhà mẹ Lê).Có truyện phân tích tỉ mỉ tâm lí
phứctạp của con người(Sợi tóc).Ngày mớiđi sâu vào nội tâm của một cặp vợ chồng
trí thức nghèo. Chưa có truyện nào có ý nghĩa xã hội rõ nét như các tác phẩm của
các nhà văn hiện thực phê phán.Theo dònglà một thiên tiểu luận viết kiểu tuỳ bút,
ghi lại suy nghĩ của ông về nghệ thuật tiểu thuyết, có những ý kiến hay, nhưng
chưa đi sâu vào khía cạnh nào. Cuốn Hà Nội băm sáu phố phườngcó phong vị đậm

đà của quê hương xứ sở, lại rất gợi
24cảm. Văn Thạch Lam nhẹ nhàng, giàu chất thơ, sâu sắc, thâm trầm, thường để
lại một ấn tượng ngậm ngùi, thương xót".Giới thiệu tập truyện ngắn Gió đầu
mùaxuất bản trƣớcCách mạng tháng Tám, Thạch Lam viết: "Đối với tôi văn
chương không phải là một cách đem đến cho người đọc sự thoát ly hay sự quên,
trái lại văn chương là một thứ khí giới thanh cao và đắc lực mà chúng ta có, để vừa
tố cáo và thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác, làm cho lòng người được thêm
trong sạch và phong phú hơn".Có thể coi đoạn văn ngắn nói trên nhƣ là "Tuyên
ngôn văn học" của nhà văn Thạch Lam. Và quả thật, trong toàn bộ gia tài sáng tạo
của Thạch Lam, hầu nhƣ không một trang viết nào lại không thắm đƣợm tinh thần
đó. Là thành viên củanhómTự lực văn đoàn, song trƣớc sau văn phong Thạch Lam
vẫn chảy riêng biệt một dòng.Đề tài quen thuộc của nhóm Tự lực văn đoàn là
những cảnh sống đƣợc thi vị hóa, những mơ ƣớc thoát ly mang màu sắc cải
lƣơng, là những phản kháng yếu ớt trƣớc sự trói buộc của đạo đức phong kiến
diễn ra trong các gia đình quyền quý. Thạch Lam, trái lại, đã hƣớng ngòi bút về
phía lớp ngƣời lao động bần cùng trong xã hội đƣơng thời. Khung cảnh thƣờng
thấy trong truyện ngắn Thạch Lam là những làng quê bùn lầy nƣớc đọng, những
phố chợ tồi tàn với một bầu trời ảm đạm của tiết đông mƣa phùn gió bấc, những
khu phố ngoại ô nghèo khổ, buồn, vắng... Trong khung cảnh ấy, các nhân vật cũng
hiện lên với cái vẻ heo hút, thảm đạm của số kiếp lầm than -Đó là mẹ Lê, ngƣời
đàn bà nghèo khổ, đông con, góa bụa ở phố chợ Đoàn Thôn, là bác Dƣ phu xe ở
phố Hàng Bột, là Thanh, Nga với bà nội và cây hoàng lan trong một làng quê vùng
ngoại ô, là cô Tâm hàng xén với lối đƣờng quê quen thuộc trong buổi hoàng
hôn...Tất cả những cảnh, những ngƣời ấy đều đƣợc mô tả bằng một số đƣờng nét


đơn sơ, thƣa thoáng nhƣng vẫn hết sức chân thực...Tác phẩm của Thạch Lam vì
thế có nhiều yếu tố hiện thực,tuy nhân vật không dữ dội nhƣ Chí Phèo, Lão Hạc
củaNam Cao, hay bị đày đọa nhƣ chị Dậu củaNgô Tất Tố...Cái riêng, cái độc đáo,
cái mạnh của Thạch Lam, chính là ở lòng nhân ái, và vẻ đẹp tâm hồn quán xuyến

trong mọi tác phẩm của ông. Nhân vật của

Thạch Lam, bất luận ở hoàn cảnh nào, vẫn ánh lên trong tâm hồn cái chất nhân ái
Việt Nam...Đọc truyện ngắn Thạch Lam rõ ràng ta thấy yêu con ngƣời, quý trọng
con ngƣời hơn. Và cũng từ đó ta thƣơng cảm, nâng niu, chắt gạn từng chút tốt đẹp
trong mỗi một con ngƣời.Nhà vănNguyễn Tuânđánh giá:“Lời văn Thạch Lam
nhiều hình ảnh, nhiều tìm tòi, có một cách điệu thanh thản, bình dị và sâu sắc...Văn
Thạch Lam đọng nhiều suy nghiệm, nó là cái kết tinh của một tâm hồn nhạy cảm
và tầng trải về sự đời. Thạch Lam có những nhận xét tinh tế về cuộc sống hàng
ngày. Xúc cảm của Thạch lam thường bắt nguồn và nảy nở lên từ những chân cảm
đối với tầng lớp dân nghèo thành thị và thôn quê. Thạch Lam là nhà văn quý mến
cuộc sống, trang trọng trước cuộc sống của mọi người chung quanh. Ngày nay đọc
lại Thạch lam, vẫn thấy đầy đủ cáo dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt
cách và phẩm chất văn học”[95; tr436].Còn nhà vănVũ Ngọc Phan:“Ngay trongtác
phẩm đầu tay (Gió đầu mùa), người ta đã thấy Thạch Lam đứng vào một phái
riêng...Ông có một ngòi bút lặng lẽ, điềm tĩnh vô cùng, ngòi bút chuyên tả tỷ mỷ
những cái rất nhỏ và rất đẹp... Phải là người giàu tình cảm lắm mới viết được như
vậy...”[8; tr41].GS.Phạm Thế Ngũ:“Thạch Lam là một nhà văn có khuynh hướng
xã hội...Đối với ông, nhân vật thường là những người tầm thường trong xã hội: mẹ
Lê trong xómnghèo, cô hàng xén ở phố huyện, cậu học trò đi ở trọ, hai cô gái giang
hồ trơ trọi...Và ông thường để ý vạch vẽ cuộc đời, tình cảm cùng ý nghĩ của họ,
chớ không bận tâm lắm đến việc tuyên truyền tư tưởng cách mạng xã hội như trong
các tác phẩm của Nhất Linhhay Hoàng Đạo...Ta thấy Thạch Lam, luôn hòa đồng
trong cái xã hội nhỏ bé mà ông thương xót với tất cả tâm hồn đa cảm của ông...”[8;
tr65].Có lẽ cả hai phƣơng diện, vừa tố cáo vừa xây dựng đều đƣợc Thạch Lam chú


ý; và trong phần thành công của nó, các dấuấn hiện thực và lãng mạn trong văn
Thạch Lam đều tìm đƣợc sự gắn nối ở chính quan niệm này.
26Ở tƣ cách nhà văn, Thạch Lam đòi hỏi rất cao phẩm chất trung thực của ngƣời

nghệ sĩ. Ông viết: "Sự thành thực chưa đủ cho nghệ thuật. Có thể, nhưng một nhà
văn không thành thực không bao giờ trở nên một nhà văn giá trị. Không phải cứ
thành thực là trở nên một nghệ sĩ. Nhưng một nghệ sĩ không thành thực chỉ là một
người thợ khéo tay thôi.PGS. Nguyễn Hoành Khung:“...Tình cảm của Thạch Lam
chân thành, tuy nhiên, ông chỉ mới băn khoăn, thương cảm đối với số phận người
nghèo qua những câu chuyện mang một dư vị ngậm ngùi, tội nghiệp” ... [8;
tr203].Về bút pháp, có thể nói Thạch Lam là nhà văn mở đầu cho một giọng điệu
riêng: trữ tình hƣớng nội trong truyện ngắn. Ngòi bút của ông thƣờng khơi sâu vào
thế giới bên trong của cái "tôi", với sự phân tích cảm giác tinh tế.Sáng tác của
Thạch Lam giàu chất thơ, và đọc ông, đời sống bên trong có phong phú hơn, tế nhị
hơn; chúng "đem đến cho ngƣời đọc một cái gì nhẹ nhõm, thơm tho và mát dịu"
(Nguyễn Tuân).Ông là cây bút có biệt tài về truyện ngắn. Nhiều truyện ngắn của
ông dƣờng nhƣ không có cốt truyện, song vẫn có sức lôi cuốn riêng.ThạchLam
không chỉ nổi tiếng về truyện ngắn, ông còn thành công trong thể loại bút ký. Hà
Nội băm sáu phố phườnggồm nhiều mẩu văn ngắn mà sinh động, thể hiện vốn
sống phong phú và tài hoa của ông.Truyện ngắn Hai đứa trẻ, đã thể hiện đƣợc khát
vọngmuốn “Thay đổi một cái thế giới giả dối và tàn ác”, hƣớng con ngƣời tới cái
thiện và sự cao cả. Thạch Lam hƣớng đếnmộtthứ văn chƣơng gắn bó mật thiết với
đời sống, không thoát li thực tại và tích cực hơn còn góp phần đấu tranh cho cái
thiện toàn thắng, làm cho con ngƣời sống tốt đẹp hơn.Vậy nên, Thạch Lam viết
truyện ngắn vớicốt truyệnđơn giản . Ông không kích thích ngƣời đọc bằng cốt
truyện li kì và tình tiết éo le. Ông hấp dẫn ngƣời đọc bằng chất liệu bên trong của
đời sống, bằng lí tƣởng xã hội tiến bộ của nhà văn, bằng sự phân tích tâm lí tinh tế
và bằng tinh thần lãng mạn của ông. Thạch Lam dồn nén các nhân vật, các sự kiện
và diễn biến của con ngƣời, của
27hành động trong một thời gian ngắn và không gian nhỏ. Nó cũng thích hợp với
những nhân vật nhỏ bé của ông. Truyện của Thạch Lam có chiều sâu hun hút,
chiều sâu của cuộc sống, chiều sâu của lòng ngƣời và chiềusâu của mộng mơ, ƣớc
vọng. Văn Thạch Lam giản dị, tinh tế, nhẹ nhàng, uyển chuyển, giàu hình ảnh, giàu
cảm xúc. Ông là một nhà văn thiên về cảm giác nên hình ảnh về cuộc sống và con

ngƣời trong sáng tác của Thạch Lam mang đậm chất thơ. Ngòi bút Thạch Lam
luôn hƣớng đến tìm kiếm và khám phá những nét đẹp kín đáo, bình dị của cuộc
sống và con ngƣời. Nếu trƣớc kia, khi phân loại, xếp Thạch Lam vào nhà văn hiện


thực hay lãng mạn đều có những băn khoăn, thì giờ đây băn khoăn ấy đã đƣợc giải
tỏa. Thạch Lam là một cây bút lãng mạn giàu chất hiện thực.Thạch Lam là nhà văn
trẻ, một gƣơng mặt tiêu biểu của Tự lực văn đoàn. Ông cũng là một nhà văn có
vịtrí đáng kể trong văn học Việt nam giai đoạn 1930-1945. Thạch Lam đã để lại
trong lòng ngƣời đọc những dấu ấn riêng biệt không lẫn với ai. Tiếp cận văn xuôi
Thạch Lamdƣới góc nhìn văn hóa, chúng tôi nhận thấy: từ những tiền đề lý thuyết
về văn hóa, về mối quan hệ giữa văn hóa và văn học, văn học kết tinh các giá trị
văn hóa, văn hóa kết hợp với điều kiện tự nhiên, môi trƣờng sống của con ngƣời,
không gian văn hóa Hà Nội -Hải Dƣơng, cả hoàn cảnh riêng, tiểu sử con ngƣời
nhà văn đã cộng hƣởng, chi phối tác động đến sự thể hiện đậm dấu ấn văn
hóatrong sáng tác của ông.
28Chƣơng 2CÁC PHƢƠNG DIỆN BIỂU HIỆNVĂN HÓA CỦA VĂN XUÔI
THẠCH LAM2.1. Cảm quan văn hóa về thiên nhiên và cuộc sống2.1.1. Cảm quan
văn hóa về thiên nhiênTrong đời sống tinh thần của ngƣời phƣơng Đông nói
chung và ngƣời Việt Nam nói riêng, thiên nhiên giữ một vai trò vô cùng quan
trọng. Triết học phƣơng Đông đã xác định, trong bộ ba Thiên -Địa -Nhân, con
ngƣời là một bộ phận hữu cơ của thế giới, là dấu nối của trời và đất. Hòa chung
vào ngôi nhà chung của thiên nhiên vũ trụ, con ngƣời đƣợc sống bằng bản ngã
đích thực của mình. Đó là lí do lí giải sự trở về với thiên nhiên trong sạch, khoáng
đạt, thuần khiết lại là hành vi ứng xử văn hóa của nhiều nho sĩ và phần lớn tri thức
phƣơng Đông xƣa nay.Có thểnói, mọi hoạt động của con ngƣời không thể tách rời
môi trƣờng thiên nhiên. Thiên nhiên là ngƣời bạn, là chứng nhân cho bao nỗi vui
buồn của con ngƣời. Thiên nhiên nào cũng vậy, vẫn là gió, mƣa, nắng, gió, trăng,
hàng cây, góc phố, con đƣờng...nhƣng thiên nhiênđậm chấtvăn hóa là bởi con
ngƣời đã văn hóahóathiên nhiên. Tiếp cận văn xuôi Thạch Lam dƣới góc nhìn văn

hóa, chúng tôi xin mạnh dạn cắt nghĩa cách cảm, cách nghĩ của Thạch Lam trƣớc
thiên nhiên. Nói đúng hơn, pháthiện ra Thạch Lam đã văn hóa hóa thiên nhiên qua
ngòi bút của mình. Nhìn nhận và cảm xúc trƣớc thiên nhiên cũng là cách thể hiện
thái độ ứng xử văn hóa của Thạch Lam. Qua tác phẩm, chúng tôi nhận thấy vẻ đẹp
thiên nhiên dƣới ngòi bút Thạch Lam mang đậm dấu ấn văn hóa vùng Hà Nội -Hải
Dƣơng với ba điểm sáng sau đây. 1/ Thiên nhiên hòa quyện với con ngƣời trong
sự tồn tại hiện hữu theo quy luật tự nhiên của nó. 2/ Thiên nhiên bao trùm lên cảnh
vật tràn đầy sinh sắc. 3/ Thiên nhiên nhuốm tâm hồn, tình cảm của con
ngƣời.Trƣớc hết, Thạch Lam đã khắc họa vẻ đẹp thiên nhiên trong sự hòa quyện
với con ngƣời trong sự tồn tại hiện hữu theo quy luật tự nhiên của nó.Trong những
trang văn của nhà văn ta thấybức tranh thiên nhiên phong phú, muôn màu, muôn


vẻ mang đến vẻ đẹp nguyên sơ và tinh khiết. Đó là vẻ đẹp của ngày -đêm, mƣa
-nắng, mây -mù, sông -nƣớc, mặt trời -trăng sao, cây -cỏ, hoa -lá ... là những vẻ
29đẹp còn nguyên khôi trong vũ trụ ở quanh ta. Một áng mây bay, một làn gió thổi,
một tia nắng vàng, một cơn mƣa đầu mùa, một làn sƣơng trong suốt, một đêm
trăng sao, những hàng cây bãi cỏ, hoa lá muôn màu cũng đƣa lại cho ngƣời đọc
một cảm quan về cái đẹp.Đây là khung cảnh một đêm trăng trong truyện Tình xưa:
“Trăng rằm vằng vặc, tường vôi sáng trắng lên chói lọi. Hai dãy chậu lan cắt bỏ
xuống mặt sân, và các lá lan đen sẫm lấp lánh ánh trăng cong. Thời khắc êm dịu và
thú vị”. Còn đây là hình ảnh “Con đường lát gạch Bát Tràng rêu phủ”. “những
vòng ánh sáng lọtqua vòm câu xuống nhảy múa theo chiều gió”, vẻ yên tĩnh tuyệt
đối “tựa như bao nhiêu sự ồn ào ngoài kia đều ngưng lại trên bực cửa”và mùi
hƣơng thoang thoảng mát lành của cây hoàng lan... tất cả cộng hƣởng với nhau tạo
nên một thế giới cổ tích yên bình và thanh sạch. Ở Tối ba mươiđó là cảnh “mưa
buồn rầu và âm thầm trong bóng tối”,hè phố “ướt át và nhớp nháp bùn không một
bóng người qua lại”.Trong Cô hàng xén,Tâm lại bƣớc đi trên con đƣờng quen
thuộc đầy sƣơng mù và gió lạnh “Cái vòng đen của rặng tre làm giằng bỗng vụt
hiện lên trước mắt, tối tămvà dày đặc”. Thiên nhiên của những ngõ nhỏ, phố nhỏ,

của hƣơng cốm làng Vòng ...tất cả đã để lại một ấn tƣợng đặc biệt trong lòng của
ngƣời đọc. Thiên nhiên trong những trang văn của Thạch Lam mang cái dƣ âm
của không gian địa văn hóa. Cho nên, cỏ cây, hoa lá, núi sông, đất trời ở mỗi vùng
khác nhau nhƣng cũng đều là vẻ đẹp của quê hƣơng xứ sở của đất nƣớc Việt Nam
dấu yêu? Song ta vẫn thấy con tim yêu của tác giả nghiêng về Cẩm Giàng -Hải
Dƣơng. Có lẽ đó nên hầu hết tác phẩm của ông ta đều thấy hình ảnh quê hƣơng
của một vùng nông thôn đồng bằng Bắc Bộ , đặc biệt là hình ảnh thiên nhiên phố
huyện.Quả đúng là cái đẹp ấy man mác khắp vũ trụ, len lỏi khắp hang cùng ngõ
hẻm, tiềm tang ở mọi vật tầm thƣờng.Thạch Lam không chỉ mang đến cho ngƣời
đọc về một cảm quan về cái đẹp của thiên nhiên nguyên sơ mà ta còn thấy nhà văn
hƣớng đến cảm quan về thiên nhiên bao trùm lên cảnh vật, hòa gắn với cảnh vật
tạo nên một bức tranh thiên nhiên muôn hình vạn trạng,tràn đầy sinh sắc: Đó là
cảnh “vừa mới ngày ngày hômqua giời vẫn còn nắng ấm và hanh, cái nắng về cuối
tháng muời làm nứt nẻ đất ruộng và làm giòn khô những chiếc lá rơi” thế mà chỉ
qua một đêm mƣa rào ta đã
30thấy “trời bỗng đổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến làm cho người ta tưởng đang
ở giữa mùa đông rétmướt”. Những biến chuyển vi diệu của đất trời ấy, ta đã thấy
cảnh vật thiên nhiên hiện lên muôn hình, muôn vẻ, đa màu sắc và tràn đầy cảm
quan của con ngƣời.Hay những đêm trăng lóng lánh nhƣ dát vàng trên đƣờng đã


thắm đƣợm tình quê hƣơng "những đêm sáng trăng mùa hạ, cả phố bắc chõng
ngoài đường, vì nhà nào cũng nóng như một cái lò và hàng vạn con muỗi vo ve.
Dưới bóng trăng những đá rải đường trắng đen và lấp lánh sáng. Đất hãy còn giữ
cái nóng buổi trưa và bốc lên một cái mùi riêng lẫn mùi rác bẩn và mùi cát”(Nhà
mẹ Lê).Cảnh vật đẹp đến mê hồn:“Hai bên cánh đồng lúa xanh gió đưa như nổi
song. Cảnh thơ mộng“Ngoài khung cửa sổ, trời xanh ngắt ánh sáng; lá cây rung
động dưới làn gió nhẹ. Một thân cây vút cao lên trước mặt. Cùng một lúc, chàng
lẩm bẩm:“Cây hoàng lan !””. và “Ngoài vườn, trời vẫn nắng. Giàn thiên lý pha
xanh một bên tà áo trắng của Nga. Những chiếc búp hoa lý non và thơm rủ liền

trong giàn, lẫn vào đám lá”(Dưới bóng hoàng lan).Tất cả tạo nên một thế giới cổ
tích yên bình và thanh sạch.Đó là khung cảnh dịu ngọt chăng tơ trong lòng
ngƣời.Không chỉ có thế, ta còn thấy cảnh sắc thiên nhiên nhuốm tâm hồn, tình cảm
của con ngƣời, khiến cảnh -tình quyệnchặt giàu săc màu, hƣơng vị, âm thanh.
Cảnh thiên nhiên đã đẹp, càng đẹp hơn, có hồn hơn khi tất cả gắn với cuộc sống, số
phận, tình cảm ... của con ngƣời. Ở truyện Tối ba mươita thấy cảnh “mưa buồn
rầu và âm thầm trong bóng tối”,hè phố “ướt át và nhớp nháp bùn không một bóng
người qua lại”. Khung cảnh thiên nhiên ấy, tự thân nó nhƣ đã chứa đựng nỗi đau
thân phận của hai cô gái nhà săm Liên và Huệ. Thiên nhiên đã góp một phần quan
trọng trong việc phủ lên câu chuyện cái màn mờ đục, u ám của tâm trạng con
ngƣời. Trong nỗi chua xót của một Người lính cũvà niềm thƣơng cảm của nhân
vật tôi, thiên nhiên đƣợc cảm nhận nhƣ có sự gia tăng của bóng tối: “Xung quanh
chúng tôi, cái đen tối của đêm khuya dày dằng dặc”. “Nỗi đau đớn nghẹn ngào”
của nhân vật Diên hình nhƣ đã tìm thấy sự đồng cảm với thiên nhiên“Trong bóng
tối buổi chiều”. Có thể nói rằng thế giới thiên nhiêntrong sáng tác của Thạch Lam
là một thứ “ngôn ngữ”độc đáo. Nó có tiếng nói riêng và luôn có khả năng nói thay
con ngƣời. Thiên nhiên mang trong nó những thông điệp nỗi niềm mà con ngƣời
31chƣa nói hết. Nó lấp đầy những khoảng trống, những chỗ đứt đoạn trong dòng
tâm tƣ của nhân vật và vì thế mà ẩn chứa bên trong mình một vẻ đẹp riêng.Dấu ấn
tâm trạng trên của thiên nhiêncòn thể hiện ở sự cảm nhận theo diễn biến tâm trạng
nhân vật. Vẫn là quang cảnh ngôi nhà ấy của gia đình mẹ Lê thôi nhƣng ấm áp và
đầy ánh sáng trong những ngày no ấm và hiu hắt, tối tăm trong những ngày đói
khổ. Con đƣờng mà nhân vật Tâm “trở về” nó chỉ dịu mát, và trong lành khi nhân
vật có một thoáng nhớ về quê cũ. Thiên nhiênđầy sƣơng mù và gió lạnh “Cái vòng
đen của rặng tre làm giằng bỗng vụt hiện lên trước mắt, tối tăm và dày đặc”. nhƣ
cất lời, nó nói hộ nhân vật tâm trạng nặng nề, u ám.Đặc biệt là Thạch Lam tả bóng
tối thờitrƣớc và cùng thời với ông, chƣa có ai tả bóng tối sinh động, có hồn và đầy
sinh thú đến thế. Cái bóng tối nơi làng quê đồng nội Việt Nam, thƣờng đƣợc xem



nhƣ một cái gì thù địch với cuộc sống, với con ngƣời lƣơng thiện. Thế mà thú vị
thay, trong tác phẩm của mình rất nhiều lần Thạch Lam miêu tả bóng tối nhƣ bạn
bè tin cậy của con ngƣời“Loan trở lại cái mộng xinh đẹp của mình. Sung sướng
nàng nhắm mắt để cho bóng tối đến, mát và rực rỡ bao bọc cả tâm hồn, thân thể
nàng”(Bắt đầu). Còn bóng tối trong Bóng người xưakhông chỉ là bạn bè mà còn
nhƣ một thứ “phép màu” khi đƣợc pha hòa với một ít ánh sáng, làm: “Vân không
trông thấy trước mắt mình nét mặt hàng ngày của vợ nữa, chàng chỉ thấy một
người vợ trẻ hơn, đẹp hơn. Những nếp nhăn của người đàn bà luống tuổi đã mất đi
trong bóng tối; khuôn mặt trở nên đềuđặn, cái miệng hơi hé trên hàm răng nhỏ
trắng muốt, đôi mắt long lanh sáng”. Bóng tối trên phố huyện, ai bảo nó chỉ quẩn
quanh, hiện thân cho những cảnh đời tăm tối: “Trời đã bắt đầu vào đêm, một đêm
mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát. Đường phố và các ngõ con chứa đầy
bóng tốí”(Hai đứa trẻ).Có thể nói, khuynh hƣớng cởi mở tâm hồn để tạo cảnh, hòa
đồng tình yêuvới thiên nhiên của Tự lực văn đoàn, đƣợc Thạch Lam thể hiện tinh
tế về màu săc và dồi dào về cảm giác. “Tôi trèo lên đỉnh đồi, ngồi trên những tảng
đá quay nhìn khắp bốnphương. Khi nắng bắt đầu gay gắt và cỏ đã nóng dưới gót
chân, tôi thong thả đi xuống, đi len lỏi vào các vườn chè, sắn rồi đến bờ sông
Cống, tìm một chỗ bóng mát ngồi nghỉ. Tôi ngả mình trên cỏ nằm mơ màng đếm
cái tiếng kêu của

chim gáy ở tận đâu xa xa. Tất cả buổi, tôi chỉ quanh quẩn ở ngoài đồi, trông và
nghe không biết mỏi. Chiều đến, tôi lắng nghe luồng gió thì thào trong cành lá, hay
đứng trên đồi nhìn sương mù từ từ bốc lên mặt sông. Tôi lần theo những con
đường bằng cỏ ướt đó tìm trong bờ giậu cái điểm sáng của con sâu đêm. Tôi ngẩng
nhìn vì sao lấp lánh trên không, dải Ngân hà mờ sáng và tìm ông Thần Nông ...”.
Tâm trạng lo lắng về hàng quán không gạt bỏ khỏi Liên những cảm xúc trƣớc
thiên nhiên. “Qua khe lá của cành bàng ngôi sao vẫn lấp lánh, một con đom đóm
bám vào dưới mặt lá vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy, rồi hoa rụng xuống vai Liên
khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạtmột. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cảm
giác mơ hồ không hiểu” (Hai đứa trẻ).Dƣờng nhƣ thiên nhiên, cảnh trí, bầu không

khí bao quanh nhân vật với đủ màu sắc mùi vị, âm thanh đã tạo nên sự êm đềm, hài
hòa trong tác phẩm. Sự hài hòa ấy là điểm tựa của con ngƣời, giữa nó với thế giới
đƣợc nối với nhau bởi sợi dây bền chặt của mối giao hòa tuyệt vời, vô hình đấy mà


hiện hữu đấy. Có khi chỉ trong một hình ảnh thoáng qua, một cảnh nhỏ ở sáng tác
của Thạch Lam cũng mang một nét riêng ý vị về cảnh sắc thiên nhiên và con
ngƣời của dân tộc: “Thanh bước dưới giàn thiên lý. Có tiếng người đi và bà chàng
mái bạc phơ, chống gậy trúc ở ngoài vườnvào...”(Dưới bóng hoàng lan)hoặc cảnh
một buổi sáng thôn quê: “Qua giậu thưa thấp thoáng người đi chợ sớm, tiếng cười
nói vang lên với tiếng đòn gánh kĩukịt vì những bao gạo nặng”(Buổi sớm).Có
thểnói, cái đẹp trong tác phẩm Thạch Lam là cái đẹp trinhnguyên của thiên nhiên,
của bầu không khí bao quanh nhân vật -cái bầu không khí đặc biệt mà thiếu nó con
ngƣời có nguy cơ trở nên nhạt nhẽo, vô vị. Ta có thể nhắm mắt mà hình dung theo
cảm giác của Thạch Lam tới những vẻ đẹp tự nhiên, gần gũi xung quanh.Không có
gì to tát nhƣng đằm sâu sự hài hòa tuyệt vời giữa con ngƣời và thiên nhiên. Một
bức tranh thiên nhiên giàu chất thơ êm ả, đƣợm buồn, thấm đẫm cảm xúc trìu mến,
nâng niu mà nhà văn luôn luôn nặng tình với những gì là biểu hiện linh hồn nông
thôn Việt Nam, hồn xƣa dân tộc. Đó là dƣỡng khí tinh thần của con ngƣời mà
Thạch Lam đã “chắt chiu cái đẹp” (Bùi Việt Thắng) cho đƣơng thời và hậu thế.
332.1.2.CảmquanvănhóavềcuộcsốngThạchLamyêuthiênnhiên,yêuquêhƣơng,nhấtlà
yêuHàNộithathiết.Ngƣờitathƣờngthấyhàngngày,saucôngviệccủatòabáo,ThạchLam
haylangthangcácphố,khiđimộtmình,lúccùngvớibạnbè,cóhômđếnhai,bagiờsángmơiv
ềtrƣớcchợĐồngXuân,xemhọpnhữngphiên"chợxanh".Nhiềungƣờicònnhậnxét:dùuố
ngmộtchénnƣớctrà,haymộtbátnƣớcvối,dùnhấpmộtngụmrƣợu,haythƣởngthứcmột
mónăn.ThạchLamthƣờngtrầmngâmsuyngẫm,tỏrõmộttháiđộtrântrọng,nângniunhữn
ggiátrịvănhóatinhthầntiềmẩntrongsựsốnghàngngày.Ôngvừanhƣnhắcnhởmọingƣời,
vừanhƣnêulênmộtphƣơngchâmcũngphùhợpvớimƣờiđiềutônchỉcủaTựlựcvănđoànđ
ểsángtác;KhôngbắtchƣớcTàu,khôngbắtchƣớcTây,phảicócáicanđảm“mìnhdámlàmì
nh”,và“chúngtacứviệcdiễntảcáitâmhồnAnNamcủachúngta,nhữngtưtưởng,nhữngýn

ghĩ,màchúngtaấpủtrongthâmtâm”.Ôngcònnhấnmạnh“chúngtachỉcóthểbằngcácnhàv
ănngoạiquốckhichúngtađisâuvàotâmhồnchúngtamàthôi”.
[91].Trongcáixãhộithựcdânnửaphongkiến,ngƣờidânViệtNamphảisốngtrongcảnh“m
ộtcổhaitròng”,cuộcđờinôlệ.Đấtnƣớcthìbịkìmkẹp,khôngpháttriểnmàngàycànglạchậu
.NóinhƣNguyễnTuânlàmộtxãhội“tốitrờitốiđất”,nêncuộcsốngcủadântaphầnnhiềulàk
hốnkhổ,đóinghèo.Trƣớchếtlànhữngngƣờinôngdânquanhnămchânlấmtaybùn,bánm
ặtchođất,bánlƣngchotrời,đổmồhôisôinƣớcmắt,“contrâuđitrướccáicàytheosau”nhƣn
gchƣahếtmùađãhếtthóc,đóivẫnhoànđói,rétvẫnhoànrét,khổvẫnlàkhổ.Nhấtlànhữngnă
mmấtmùa,thìhọlạiđóihơn,tấttƣởichạyvạyđểđƣợcbữano,đƣợcbátcơmchanđầynƣớc
mắt!
Nhiềungƣờichạykhỏilàngrađôthịđểkiếmkếsinhnhai.Họlàmđủmọinghềđểkiếmsống:
buônbánnhỏ,bánhàngrong,điở,đilàmthuê,kéoxe...Họsốngcũngkhổcựcchẳnghơnngƣ


×