Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Thầy lê đăng khương tặng học sinh minh họa đề kiểm tra học kì i lớp 11

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (433.56 KB, 4 trang )

LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

[ THẦY LÊ ĐĂNG KHƯƠNG CHIA SẺ TÀI LIỆU – LỚP 11 ]

MINH HỌA ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I
Câu 1. Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong
dãy có tính chất lưỡng tính là
A. 5.
B. 4.
C. 3.
D. 2.
Câu 2. Cho dung dịch Ba(HCO3)2 lần lượt vào các dung dịch: CaCl2, Ca(NO3)2, NaOH, Na2CO3,
KHSO4, Na2SO4, Ca(OH)2, H2SO4, HCl. Số trường hợp có tạo ra kết tủa là
A. 4.
B. 7.
C. 5.
D. 6.
Câu 3. Trong số các dung dịch: Na2CO3, KCl, CH3COONa, NH4Cl, NaHSO4, C6H5ONa, những dung
dịch có pH > 7 là
A. Na2CO3, C6H5ONa, CH3COONa.
B. Na2CO3, NH4Cl, KCl.
C. KCl, C6H5ONa, CH3COONa.
D. NH4Cl, CH3COONa, NaHSO4.
Câu 4. Trộn 100 ml dung dịch (gồm Ba(OH)2 0,1M và NaOH 0,1M) với 400 ml dung dịch (gồm
H2SO4 0,0375M và HCl 0,0125M), thu được dung dịch X. Giá trị pH của dung dịch X là
A. 7.
B. 2.
C. 1.
D. 6.


Câu 5. Trộn 100 ml dung dịch có pH = 1 gồm HCl và HNO3 với 100 ml dung dịch NaOH nồng độ a
(mol/l) thu được 200 ml dung dịch có pH = 12. Giá trị của a là (biết trong mọi dung dịch [H+][OH–] = 10–
14)
A. 0,15.
B. 0,30.
C. 0,03.
D. 0,12.
Câu 6. Hấp thụ 4,48 lít (đktc) khí CO2 vào 0,5 lít dung dịch NaOH 0,4M và KOH 0,2M thì thu được
dung dịch X. Cho X tác dụng với 0,5 lít dung dịch Y gồm BaCl2 0,3M và Ba(OH)2 0,025M. Kết tủa
thu được là
A.24,625 gam.
B.39,400 gam.
C.19,700 gam.
D.32,013 gam.
Câu 7. Hấp thụ hoàn toàn 1,568 lít CO2 (đktc) vào 500ml dung dịch NaOH 0,16M thu được dung
dịch X. Thêm 250 ml dung dịch Y gồm BaCl2 0,16M và Ba(OH)2 a mol/l vào dung dịch X thu được
3,94 gam kết tủa và dung dịch Z. Giá trị của a thỏa mãn đề bài là:
A. 0,02M.
B. 0,03M.
C. 0,015M.
D. 0,04M.
Câu 8. Cho hấp thụ hết 1,792 lit khí CO2 (đktc) vào 400ml dung dịch NaOH 0,25M, sau phản ứng
thu được dung dịch A. Rót từ từ 200ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x(M) vào dung dịch A thu
được 7,88 gam kết tủa và dung dịch C. Giá trị x là
A.0,02M.
B. 0,03M.
C. 0,04M.
D. 0,05M.
Câu 9. Hấp thụ hoàn toàn 0,896 lit khí CO2 (đktc) vào 100ml dung dịch X chứa NaOH 0,1 M và
Ba(OH)2 0,25M, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thì thu được dung dịch Y. Trong dung dịch Y

có chứa :
A.NaHCO3, Na2CO3.
C.NaHCO3,Ba(HCO3)2.
B.NaOH, Ba(OH)2.
D.Na2CO3,NaOH.
Câu 10. Cho khí CO (dư) đi vào ống sứ nung nóng đựng hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO, Fe3O4, CuO
thu được chất rắn Y. Cho Y vào dung dịch NaOH (dư), khuấy kĩ, thấy còn lại phần không tan Z.
Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần không tan Z gồm:
A. MgO, Fe3O4, Cu.
B. MgO, Fe, Cu.
C. Mg, Fe, Cu.
D. Mg, Al, Fe, Cu.

/>
1


LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Câu 11. Dẫn từ từ V lít khí CO (ở đktc) đi qua một ống sứ đựng lượng dư hỗn hợp rắn gồm CuO,
Fe2O3 (ở nhiệt độ cao). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được khí X. Dẫn toàn bộ khí X
ở trên vào lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo thành 4 gam kết tủa. Giá trị của V là:
A. 0,896 lít.
B. 1,120 lít.
C. 0,224 lít.
D. 0,448 lít.
Câu 12. Cho khí CO qua ống chứa 15,2g hỗn hợp gồm CuO và FeO nung nóng. Sau một thời gian
thu được hỗn hợp khí B và 13,6g chất rắn C. Cho B tác dụng với dung dịch Ca(OH)2 dư thu được

m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 15,0.
B. 10,0.
C. 20,0.
D. 25,0.
Bài 13. Nhỏ từ từ 200 ml dung dịch HCl vào 100 ml dung dịch X chứa Na2CO3, K2CO3, NaHCO3
(trong đó NaHCO3 có nồng độ 1 M), thu được 1,12 lít CO2 (đktc) và dung dịch Y. Cho nước vôi
trong dư vào dung dịch Y thu được 20 gam kết tủa. Nồng độ mol/l của dung dịch HCl là:
A. 1,25 M .
B. 0,5 M.
C. 1,0 M.
D. 0,75 M.
Bài 14. Nhỏ từ từ 200ml dung dịch X (K2CO3 1M và NaHCO3 0,5M) vào 200ml dung dịch HCl 2M
thì thể tích khí CO2 thu được (đktc) là:
A. 4,48 lít.
B. 5,376 lít.
C. 8,96 lít.
D. 4,48 lít.
Câu 15. Cho 115 g hỗn hợp ACO3, B2CO3, R2CO3 tác dụng với dung dịch HCl dư thu được 0,896 lít
CO2 (đktc). Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được chất rắn có khối lượng:
A. 120 g.
B. 115,44 g.
C. 110 g.
D. 116,22 g.
Câu 16. Đốt cháy hoàn toàn 1,12g chất hữu cơ A, rồi cho hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy trong
dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình chứa tăng 3,36g. Biết rằng số mol CO2 gấp 1,5 lần số
mol của nước. CTPT của A là: (biết A có 1 nguyên tử oxi trong phân tử):
A. C3H4O
B. CH2O
C. C4H10O

D. C3H6O
Câu 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,12 mol chất hữu cơ A mạch hở cần dùng 10,08 lít O2 (đktc). Dẫn
toàn bộ sản phẩm cháy (gồm CO2, H2O và N2) qua bình đựng dung dịch Ba(OH)2 dư, thấy khối
lượng bình tăng 23,4g và có 70,92g kết tủa. Khí thoát ra khỏi bình có thể tích 1,344 lít (đktc).
CTPT của A là:
A. C2H5O2N.
B. C3H5O2N.
C. C3H7O2N.
D. C2H7O2N
Câu 18. Một hợp chất hữu cơ gồm C, H, O; trong đó cacbon chiếm 61,22% về khối lượng. Công
thức phân tử của hợp chất có thể là:
A. C4H10O.
B. C3H6O2.
C. C2H2O3.
D. C5H6O2.
Câu 19. Số đồng phân cấu tạo của các chất có công thức phân tử C4H8 là:
A. 5
B. 4
C. 6
D. 2
Câu 20. Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C3H7Cl là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
Câu 21. Số lượng đồng phân cấu tạo ứng với công thức phân tử C3H5Cl là:
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1

Câu 22. Cho các phản ứng sau:
o

t
(1) Cu(NO)3 

o

850 C,Pt
(3) NH3  O2 


o

t
(5) NH4Cl 


Các phản ứng đều tạo khí N2 là:
A. (1), (2), (5).
B. (2), (4), (6).
Câu 23. Thực hiện hai thí nghiệm:

o

t
(2) NH4NO2 

o


t
(4) NH3  Cl2 

o

t
(6) NH3  CuO 


C. (1), (3), (4).

D. (3), (5), (6).

/>
2


LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Thí nghiệm 1) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch HNO3 1M thoát ra V1 lít NO.
Thí nghiệm 2) Cho 3,84 gam Cu phản ứng với 80ml dung dịch chứa HNO3 1M và H2SO4 0,5M,
thoát ra V2 lít NO.
Biết NO là sản phẩm khử duy nhất, các thể tích khí đo ở cùng điều kiện. Quan hệ giữa V1 và V2 là:
A. V2 = 2V1.
B. V2 = 2,5V1.
C. V2 = V1.
D. V2 = 1,5V1.
Câu 24. Nhiệt phân hoàn toàn 34,65 gam hỗn hợp gồm KNO3 và Cu(NO3)2, thu được hỗn hợp khí

X có tỉ khối so với khí hiđro bằng 18,8). Khối lượng Cu(NO3)2 trong hỗn hợp ban đầu là:
A. 11,28 gam.
B. 8,60 gam.
C. 20,50 gam.
D. 9,4 gam.
Câu 25. Chia m gam Al thành hai phần bằng nhau:
Phần 1 tác dụng với lượng dư dung dịch NaOH, sinh ra x mol khí H2.
Phần 2 tác dụng với lượng dư dung dịch HNO3 loãng, sinh ra y mol khí N2O (sản phẩm khử duy
nhất). Quan hệ giữa x và y là:
A. x = 4y.
B. x = y.
C. x = 2y.
D. y = 2x.
Câu 26. Cho 0,1 mol P2O5 vào dung dịch chứa 0,35 mol KOH. Dung dịch thu được có các chất:
A. K3PO4, K2HPO4.
B. K2HPO4, KH2PO4.
C. H3PO4, KH2PO4.
D. K3PO4, KOH.
Câu 27. Cho 11,36 gam hỗn hợp gồm Fe, FeO, Fe2O3, Fe3O4 phản ứng hết với dung dịch HNO3
loãng dư, thu được 1,344 lít NO ( sản phẩm khử duy nhất ở đktc) và dung dịch X. Cô cạn dung
dịch X thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 35,50 gam.
B. 34,36 gam.
C. 38,72 gam.
D. 49,09 gam.
Câu 28. Một hỗn hợp gồm N2 và H2 có tỉ khối đối với H2 là 4,9. Cho hỗn hợp qua xúc tác nung
nóng thu được hỗn hợp mới có tỉ khối với H2 là 6,125. Tính hiệu suất tổng hợp NH3.
A. 33,333%.
B. 42,857%.
C. 50%.

D. 66,667%.
Câu 29. Tiến hành nung một loại quặng chứa Ca3(PO4)2 có hàm lượng 70% với C và SiO2 lấy dư ở
1000o C . Tính lượng quặng cần lấy để thu được 62gam P. Biết hiệu suất phản ứng đạt 80%.
A. 484,375 gam
B. 553,6 gam.
C. 310 gam.
D. 198,40 gam.
Câu 30. Lấy V(ml) dung dịch H3PO4 35% (d = 1,25 g/ml) đem trộn với 100ml dung dịch KOH 2M
thu được dung dịch X có chứa 14,95 gam hỗn hợp 2 muối K3PO4 và K2HPO4. Tính V ?
A. 15,12 ml.
B. 16,8 ml.
C. 18,48 ml.
D. 18,6 ml.

/>
3


LÊ ĐĂNG KHƯƠNG

ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I

Để học tốt hơn phần ‘’ Hóa vô cơ lớp 11 ” các em tham khảo trong sách “Làm chủ
môn hoá trong 30 ngày tập 2 – hoá vô cơ ” nhé !

Link đăng kí mua sách:
/>Facebook cá nhân />Fanpage: />Website: />Youtube />Điện thoại: 0968.959.314 hoặc 0945.647.507
Email:

/>

4



×