Tải bản đầy đủ (.pdf) (41 trang)

Biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông Hoa ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (905.56 KB, 41 trang )

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 3
3. Đối tượng nghiên cứu .................................................................................... 4
4. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 4
5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4
6. Bố cục tiểu luận ............................................................................................. 4
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ NGƯỜI
H’MÔNG HOA Ở HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI ....................................... 5
1.1. Một số vấn đề lý luận .............................................................................. 5
1.1.1. Trang phục ............................................................................................................... 5
1.1.2. Biến đổi và biến đổi trang phục ........................................................................ 6
1.2. Khái quát về huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ................................................... 6
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ..................................................................... 6
1.2.2. Dân cư ....................................................................................................................... 7
1.2.3. Kinh tế ....................................................................................................................... 8
1.2.4. Văn hóa, xã hội....................................................................................................... 9
1.2. Tổng quan về người H’Mông Hoa ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ............ 10
1.2.1. Tên gọi và lịch sử tộc người .............................................................................10
1.2.2. Sự phân bố nhóm H’mông Hoa ở Sa Pa .......................................................12
1.2.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của người H’Mông Hoa ở huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai .................................................................................................................13
Chương 2: THỰC TRẠNG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI H’MÔNG HOA TẠI
HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY ............................................... 15
2.1. Trang phục truyền thống của người H’Mông Hoa ................................. 15
2.2. Những giá trị trong trang phục truyền thống của người H’Mông Hoa .... 15
2.2.1 Trang phục phản ánh mối quan hệ của người H’mông Hoa với môi
trường sống .........................................................................................................................15
2.2.2. Trang phục phản ánh tư duy kỹ thuật thủ công người H’mông Hoa ..........16


1


2.2.3 Trang phục là sản phẩm văn hóa tạo nên đặc trưng văn hóa người
H’mông Hoa .......................................................................................................................17
2.2.4 Trang phục phản ánh đời sống kinh tế, xã hội người H’mông Hoa ......18
2.2.5. Trang phục H’mông Hoa mang giá trị thẩm mỹ và khoa học ...............18
2.2.6. Trang phục trong một số nghi lễ tín ngưỡng ...............................................18
2.3. Những biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’Mông Hoa tại
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai ............................................................................ 20
2.3.1. Biến đổi về cách tạo trang phục .......................................................................20
2.3.2 Biến đổi về nghệ thuật trang trí .........................................................................25
2.3.3. Biến đổi về phụ kiện và đồ trang sức .............................................................29
2.3.4. Biến đổi về tâm lí của đồng bào H’mông Hoa trong việc sử dụng
trang phục ............................................................................................................................30
2.4. Nguyên nhân của sự biến đổi trong trang phục truyền thống của người
H’Mông Hoa tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai .................................................. 31
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ
TRỊ TRONG TRANG PHỤC TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI H’MÔNG
HOA ................................................................................................................ 34
3.1. Xu hướng biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’Mông Hoa
tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai........................................................................ 34
3.2. Một số giải pháp .................................................................................... 35
3.2.1. Về phía nhà nước ..................................................................................................35
3.2.2.Về phía người dân .................................................................................................35
3.2.3. Về phía các nhà nghiên cứu ..............................................................................36
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 37
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 38
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 39


2


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với ngôn ngữ, trang phục là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai để
chúng ta nhận biết một dân tộc. Trang phục không chỉ mang ý nghĩa bảo vệ cơ
thể và làm đẹp cho con người mà trang phục còn mang dấu ấn xã hội. Trang
phục chỉ ra nguồn gốc và bản sắc văn hóa của dân tộc đó, cũng là cơ sở là
nguồn tư liệu góp phần nghiên cứu trật tự xã hội của cộng đồng tộc người nào
đó. Cho nên nghiên cứu trang phục của dân tộc để tìm ra những nét riêng, giá trị
văn hóa ẩn chứa trong đó.
Dân tộc H’mông là một trong những dân tộc có dân số đông ở Việt Nam
phân bố tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Đây là dân tộc có nhiều nhóm
địa phương như: H’mông Xanh, H’mông Đen, H’mông Hoa… đã tạo nên nét
văn hóa đặc trưng riêng như tiếng nói, nếp sống, phong tục tập quán và nhất là
trong trang phục. Những nét đặc trưng đó tạo nên cái riêng trong từng nhóm
H’mông ở các địa phương khác nhau.
Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước làm cho
đời sống kinh tế của các dân tộc ngày một cải thiện nhưng mặt trái của nó cũng
đang là một vấn đề bức xúc đối với người làm công tác giữ gìn bản sắc văn hóa
dân tộc. Thực tế cho thấy mấy chục năm gần đây nghề trồng dâu nuôi tằm của
người Kinh, nghề dệt thổ cẩm của người Thái, nghề trồng bông dệt vải của
người Nùng ở nhiều nơi bị mai một và nghề trồng lanh của người H’mông cũng
rơi vào tình trạng chung đó. Cùng với đó, sự giao thoa văn hóa tộc người cũng
phần nào ảnh hưởng tới trang phục truyền thống của nhiều tộc người trong đó
có nhóm H’mông Hoa tại Sa Pa. Chính bởi những lý do trên nên em đã quyết
định chọn đề tài: “Biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’mông
Hoa ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai” làm đề tài tiểu luận năm thứ ba của mình.
2. Mục đích nghiên cứu

Tìm hiểu, nghiên cứu về trang phục truyền thống của người H’mông Hoa
tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai cùng với sự biến đổi của nó trong thời gian gần
3


đây. Qua đó đề xuát một số giải pháp nhằm bảo tồn những giá trị văn hóa của
trang phục truyền thống người H’mông Hoa trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của bài tiểu luận là trang phục truyền thống
của người H’mông Hoa ở huyện Sapa tỉnh Lào Cai và những biến đổi trong
trang phục của người H’mông Hoa ở huyện Sapa tỉnh Lào Cai hiện nay.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian: Huyện Sa Pa- Tỉnh Lào Cai
- Thời gian: Từ năm 2010 đến nay
5. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp điền dã dân tộc học
- Phương pháp điều tra xã hội học
- Hệ thống, phân tích, so sánh, tổng hợp
6. Bố cục tiểu luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, Tài liệu tham khảo, bố cục bài
tiểu luận gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận và khái quát về người H’Mông Hoa ở
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai.
Chương 2: Thực trạng trang phục của người H’Mông Hoa tại huyện Sa
Pa, tỉnh Lào Cai hiện nay
Chương 3: Một số giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy những giá trị
trong trang phục truyền thống của người H’Mông Hoa

4



Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN
VỀ NGƯỜI H’MÔNG HOA Ở HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI
1.1.Một số vấn đề lý luận
1.1.1. Trang phục
Trang phục là một trong những yếu tố văn hóa vật chất bao gồm y phục,
trang sức được con người sử dụng trong sinh hoạt, lao động sản xuất, chiến đấu
và các hoạt động văn hóa xã hội khác.Trang phục thể hiện ứng xử của con
người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhằm thỏa mãn các chức
năng sinh học của con người.
Ngô Đức Thịnh cho rằng: “Trang phục- bản sắc văn hóa dân tộc”. Nói tới
văn hóa dân tộc là nói tới một lĩnh vực thật phong phú và đa dạng, từ miếng ăn,
quần áo mặc, nếp nhà ở, cách thức làm ăn, đi lai, vui chơi, ca hát, hội hè, thờ
cúng, tang ma, cưới xin… Người ta hay nói tới bản lĩnh và bản sắc dân tộc tức
là sức sống, sức vươn lên của dân tộc trong quá trình lịch sử, còn bản sắc là có
biểu hiện muôn màu, muôn vẻ của bản lĩnh ra bên ngoài thành sắc thái, đặc
trưng, dáng vẻ riêng, phân biệt dân tộc này với dân tộc khác.
Trang phục không chỉ để bảo vệ cơ thể, chống lại những điều kiện bất lợi
của môi trường, mà ngay từ thời nguyên thủy, trang phục còn là vật dụng trang
trí, làm đẹp cho cơ thể. Do vậy ở loại vật dụng thường xuyên như quần áo ấy,
mỗi dân tộc thường có những cách thức may, trang trí thể hiện tâm lí, truyền
thống thẩm mỹ của mình, có ý thức rõ rệt là thông qua trang phục phân biệt
được dân tộc mình với dân tộc khác.
Bởi vậy hoàn toàn có thể nói rằng, trang phục là một trong những yếu tố
văn hóa vật chất nổi bật nhất của văn hóa dân tộc. Tuy nhiên bản săc văn hóa
dân tộc không phải là nhất thành nhất biến mà là nhất thành vạn biến. Biến đổi
không ngừng tùy theo từng hoàn cảnh lịch sử cụ thể, nhưng vẫn giữu cái cốt
cách, cái nền tảng ban đầu, đó chính là quy luật kết hợp truyền thống với đổi
mới của văn hóa, của trang phục.

5


1.1.2. Biến đổi và biến đổi trang phục
Biến đổi nói chung là sự thay đổi giữa tình trạng hiện tại của nó so sánh
với tình trạng trong quá khứ, là kết quả của sự tác động qua lại giữa sự vật hiện
tượng, con người và xã hội, nó thể hiện ở sự thay đổi cấu trúc hay tính chất của
xã hội. Nó diễn ra không đồng đều về nhịp độ, quy mô, thời gian… và nó chịu
tác động nhất định của các yếu tố tự nhiên, xã hội.
Biến đổi trang phục là sự thay đổi về một mặt nào đấy của trang phục như:
nguyên liệu,công cụ, cách tạo trang phục, hoa văn, họa tiết, màu sắc … Biến đổi
trang phục dựa trên sự thích ứng của con người với môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội.
1.2.Khái quát về huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
1.2.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên
Sa Pa là huyện vùng cao của tỉnh Lào Cai có diện tích tự nhiên 68.329 ha,
chiếm 8,24 % diện tích tự nhiên của tỉnh, nằm trong toạ độ địa lý từ 220 07’04’’
đến 220 28’46’’ vĩ độ bắc và 1030 43’28’’ đến 104004’15’’ kinh độ đông.
- Phía bắc giáp huyện Bát xát.
- Phía nam giáp huyện Văn Bàn.
- Phía đông giáp huyện Bảo Thắng.
- Phía tây giáp huyện Than Uyên và Tỉnh Lai Châu.
Huyện Sa Pa có 17 xã và một thị trấn. Thị trấn Sa Pa là trung tâm huyện lỵ
nằm cách thị xã Lào Cai 35 km về phía Tây Nam. Nằm trên trục quốc lộ 4D từ
Lào Cai đi Lai Châu, Sa Pa là cửa ngõ giữa hai vùng đông bắc và tây bắc.
Sa Pa có địa hình đặc trưng của miền núi phía Bắc, độ dốc lớn, trung bình
từ 35 - 400, có nơi có độ dốc trên 450, địa hình hiểm trở và chia cắt phức tạp.
Nằm ở phía Đông của dãy Hoàng Liên Sơn, Sa Pa có độ cao trung bình từ 1.200
m đến 1.800 m, địa hình nghiêng và thoải dần theo hướng Tây - Tây Nam đến
Đông Bắc. Điểm cao nhất là đỉnh Phan Xi Păng cao 3.143 m và thấp nhất là

suối Bo cao 400 m so với mặt biển.

6


Sa Pa nằm sát chí tuyến trong vành đai Á nhiệt đới Bắc bán cầu, có khí hậu
ôn đới lạnh với hai mùa điển hình. Mùa hè mát mẻ, mưa nhiều từ tháng 5 đến
tháng 10 hàng năm, mùa đông lạnh giá, ít mưa kéo dài từ tháng 11 năm trước
đến tháng 4 năm sau.
Do ảnh hưởng của các yếu tố địa hình, địa mạo phức tạp, bị chia cắt mạnh
và với vị trí địa lý đặc biệt nên khí hậu Sa Pa có các đặc trưng cơ bản sau :
* Nhiệt độ: Nhiệt độ trung bình hàng năm là 15,40 C, nhiệt độ trung bình từ
18 - 200 C vào tháng mùa hè, vào các tháng mùa đông 10 - 120 C. Nhiệt độ tối
cao tuyệt đối 330 C vào tháng 4, ở các vùng thấp. Nhiệt độ xuống thấp nhất từ
tháng 2 năm sau, thấp nhất vào tháng 1 là 00 C (cá biệt có những năm xuống tới
-3,20 C). Tổng tích ôn trong năm từ 7.500 - 7.8000 C. Tuy nhiên do đặc điểm địa
hình của các khu vực khác nhau nên tạo ra các vùng sinh thái khác nhau và có
nhiệt độ khác nhau trong cùng một thời điểm.
* Độ ẩm: Độ ẩm không khí tương đối bình quân hàng năm từ 85 - 90 %,
độ ẩm thấp nhất vào tháng 4 khoảng 65 % - 70 %. Do sương mù nhiều, càng lên
cao càng dày đặc, đặc biệt trong những thung lũng kín và khuất gió khí hậu ẩm
ướt hơn các khu vực khác.
* Lượng mưa: Lượng mưa bình quân hàng năm khoảng 2.762 mm, cao
nhất 3.484 mm và phân bố không đều qua các tháng; mưa cũng phụ thuộc vào
địa hình từng khu vực, càng lên cao mưa càng lớn. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5
đến tháng 10, chiếm khoảng 80 % lượng mưa cả năm. Các tháng ít mưa có
lượng mưa trung bình từ 50 - 100 mm/tháng. Mưa đá hay xảy ra vào các tháng
2, 3,4 và không thường xuyên trong các năm.
1.2.2. Dân cư
Dân số năm 2005 là 43.600 người, với 7 dân tộc chính, gồm: H’Mông,

Dao, Tày, Kinh, Dáy, Xã Phó (Phù Lá) và Hoa. Trong đó người Mông chiếm
54,9%, Dao 25,6%, Kinh 13,6%, Tày 3%, Dáy 1,6% còn lại là các dân tộc khác.
Dân số Huyện Sa Pa theo kết quả Tổng điều tra Dân số và nhà ở năm 2009
là 52.899 người với 7 dân tôc; trong đó người Mông chiếm 51,65%, Dao
7


23,04%, Kinh 17,91%, Tày 4,74%, Dáy 1,36%, Xã Phó 1,06% còn lại là các
dân tộc khác chiếm 0,23%.
Các đồng bào dân tộc cư trú ở 17 xã, sống chủ yếu bằng nông nghiệp, nghề
rừng và những ngành nghề thủ công truyền thống như dệt thổ cẩm, mây tre
đan… Dân tộc Kinh cư trú chủ yếu ở trị trấn Sa Pa, sống bằng nghề nông
nghiệp và dịch vụ thương mại.
1.2.3. Kinh tế
Trải qua 60 năm xây dựng và trưởng thành, Sa Pa đã có nhiều biến đổi sâu
sắc. Là một huyện từ nền nông nghiệp lạc hậu độc canh thuần nông, tự cung, tự
cấp dần trở thành một huyện có nền kinh tế phát triển tương đối toàn diện theo
hướng Du lịch và dịch vụ - Nông, lâm nghiệp, thuỷ sản – Công nghiệp và xây
dựng.
Cơ cấu cây trồng và vật nuôi đã có sự chuyển dịch tích cực theo hướng sản
xuất hàng hoá. Các vùng chuyên canh được hình thành, sản xuất hàng hóa phát
triển, sản lượng lương thực ngày một tăng. Cơ sở hạ tầng được quan tâm xây
dựng, đường giao thông liên thôn, liên xã được mở mang, trụ sở, trạm xá,
trường học từ thị trấn đến nông thôn đầu được xây dựng khang trang.
Với thế mạnh của Sa Pa có tiềm năng to lớn về du lịch và nông nghiệp
vùng Á nhiệt đới núi cao. Trên cơ sở được Nhà nước và tỉnh quan tâm chọn là
trọng điểm đầu tư phát triển, Đảng bộ huyện Sa Pa đã tích cực tranh thủ các
nguồn lực hỗ trợ trong nước, của tỉnh, của nhiều tổ chức quốc tế và huy động
sức dân trên cơ sở phát huy ý chí tự lập, tự cường, không ngừng đẩy mạnh các
hoạt động xây dựng kết cấu hạ tầng từ trung tâm huyện lỵ đến các xã vùng sâu,

vùng xa. Sa Pa đã được tập trung xây dựng với tốc độ nhanh, đã làm hồi sinh lại
thị trấn du lịch bị tàn phá trong các cuộc chiến tranh; đưa điện lưới quốc gia vào
huyện năm 1994, trước nhiều huyện khác trong tỉnh. Chính nhờ có sự phát triển
cơ sở hạ tầng này nên đã hấp dẫn bè bạn trong nước và khắp năm châu đến Sa
Pa ngày càng đông. Để tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế, phát huy tiềm năng
thế mạnh của Sa Pa đó là lấy phát triển du lịch – dịch vụ làm ngành kinh tế mũi
8


nhọn, đột phá. Trong những năm qua, sự phát triển của hoạt động Du lịch mang
lại hiệu quả rõ nét trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, góp phần xoá đói, giảm
nghèo. Du lịch đã có tác động trực tiếp, quyết định đến chuyển dịch cơ cấu kinh
tế, đưa tỷ trọng ngành du lịch trong cơ cấu kinh tế của huyện từ 15% những
năm 90 tăng lên 58,7% trong những năm gần đây.
1.2.4. Văn hóa, xã hội
Sa Pa với nhiều dân tộc cư trú xen kẽ, mỗi tộc người có một nét văn hoá
riêng nên mỗi năm có rất nhiều các lễ hội văn hóa diễn ra ở đây. Hơn nữa, du
lịch kết hợp tìm hiểu văn hoá, lịch sử vùng miền đang là xu hướng được nhiều
người ưa chuộng. Thế nên, vẻ đẹp thiên nhiên cùng với cơ sở hạ tầng và sự đa
dạng các sản phẩm du lịch ngày càng làm cho Sa Pa trở thành điểm đến nổi
tiếng của Tây Bắc, của Việt Nam và của cả du khách khắp nơi trên thế giới.
Đời sống văn hóa tinh thần phong phú của đồng bào còn được thể hiện ở
nghề thủ công, mỹ nghệ, thổ cẩm truyền thống của đồng bào đã đạt đến độ tinh
xảo và cuốn hút đến diệu kỳ. Phụ nữ Mông, Dao, Xá Phó rất giỏi trong cảm thụ
màu sắc, những tấm thổ cẩm của họ bao giờ cũng hội đủ sắc màu của thiên
nhiên từ cây thông, đồi núi, hạt ngô, hạt lúa… Tất cả được biểu đạt như chính
bức tranh sống động của đời sống đồng bào.
Các sản phẩm về thổ cẩm của phụ nữ các dân tộc miền núi đã làm cho
khách du lịch phải thán phục. Mỗi họa tiết trên váy áo là một kỳ công, là cả một
công trình nghệ thuật được thêu dệt trên trang phục.

Trong lĩnh vực kiến trúc, những ngôi nhà mái chảy chất lợp ngói nung
hoặc gỗ ván, dựa theo sườn núi vẫn thu hút được sự quan tâm của du khách. Đó
là những ngôi nhà mang đậm chất văn hoá riêng ở những bản người Mông,
Dao, Xá Phó, Tày, Giáy… với đời sống sinh hoạt còn lưu giữ các giá trị văn hoá
đặc sắc. Ý thức được vấn đề bảo tồn các di sản văn hoá dân tộc, tỉnh Lào Cai đã
và đang hết sức quan tâm việc xây dựng các làng văn hoá. Hiện tỉnh đã xâu
dựng một số mô hình điểm như: làng Cát Cát ở xã Hầu Thào; Sả Séng ở xã Tả

9


Phìn; Bản Hồ của xã Bản Hồ… cho thấy đang phát huy rất hiệu quả, thu hút
khách du lịch đông nhất.
1.2. Tổng quan về người H’Mông Hoa ở huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
1.2.1. Tên gọi và lịch sử tộc người
1.2.1.1.Tên gọi
Ở nước ta người H’mông nằm trong nhóm các tộc người nói ngôn ngữ
H’mông –Dao (gồm 3 tộc người: H’mông, Dao, Pà Thẻn)
Trước năm 1979 họ được gọi là Mèo. Ở Trung Quốc người Mông được gọi
là người Miêu. Ở Lào gọi là người Mẹo. Hiện nay ngoài Trung Quốc còn ở hầu
hết các nước trên thế giới họ được gọi là người H’mông.
Gần đây có người cho rằng nên gọi dân tộc này là Mông thay cho H’mông.
Nhưng cũng có ý kiến khác không tán thành và cho rằng bản thân trong chữ viết
của họ người H’mông viết tên dân tộc mình là Hmongz. Lại có ý kiến cho rằng
Mông là một từ tục, không được đẹp, một số nhà khoa học nước ngoài có lưu ý
nếu viết là Mông thì có thể nhầm với dân tộc Mông ở Mông Cổ và Trung Quốc.
Vì vậy đến giờ cách viết chính xác nhất là H’mông. Hiện nay có các nhóm
H’mông sau:
H’mông Đơ hoặc H’mông Đâu (H’mông Trắng)
H’mông Đu (H’mông Đen)

H’mông Si (H’mông Đỏ)
H’mông Dua (H’mông Xanh)
H’mông Lềnh (H’mông Hoa)
1.1.2.1 . Lịch sử tộc người
Người H’mông ở Việt Nam hiện nay đều có nguồn gốc từ phương Bắc.
theo các truyền thuyết Trung Quốc thì người H’mông xuất hiện sớm nhất ở khu
vực trung và hạ lưu sông Trường Giang. Cách đây 5,000 năm đã có liên minh
bộ lạc do tù trưởng Suy Vưu làm thủ lĩnh. Suy Vưu tức là Vua của Cửu Lê.
Cũng trong thời kì này có một liên minh bộ lạc khác do Hiên Viên dứng đầu,
nổi lên ở thượng nguồn sông Hoàng Hà. Hai liên minh bộ lạc này luôn xung đột
10


với nhau cuối cùng Cửu Lê bị bại trận, Hiên Viên xưng Hoàng đế (vào khoảng
2,700 năm TCN).
Ở thời kì của vua Nghiêu Thuấn, Vũ (theo truyền thuyết) lại xuất hiện liên
minh mới là “Tam Miêu” “Hữu Miêu” hoặc “Miêu Dân” và khá hùng mạnh. Họ
đã đừng lên chiến đấu rất kiên cường chống lại các thế lực nhà nước do các vua
đứng đầu.
Trong các thế kỉ 16 đến 11 TCN phần lớn người dân “Tam Miêu” cùng các
dân tộc khác ở miền trung lưu sông Trường Giang được gọi là “ Kinh Sở” có
thời kì còn gọi là “Nam Man”. Đời sống kinh tế khá phát đạt, có một bộ phận
gọi là “Kinh Man” là thù địch. Từ đó trở đi sự đối nghịch giữa Nam Man và
Bắc Địch ngày một gia tăng, làm cho tình hình Trung Quốc không lúc nào được
yên ổn.
Như vậy từ Cửu Lê đến Tam Miêu, Man Nam, Kinh Sở đều có mối liên hệ
về nguồn gốc với nhau. Có thể coi đó là tổ tiên của người H’mông hiện nay.
Lúc đầu người H’mông cư trú ở khu vực phía Bắc của sông Hoàng Hà, giai
đoạn phát triển nhất của họ là giai đoạn Tam Miêu, sau đó do sự phát triển và
mở rộng lãnh thổ của người Hán họ lui dần xuống phía Nam của con sông này.

Sau nhiều cuộc chiến diễn ra rất khốc liệt giữa người Hán và người H’mông.
Người H’mông luôn thua trận và phải rút lui về lưu vực sông Dương Tử, rồi
vượt qua con sông này đi về phía Nam và Tây Nam, khu vực giáp giới với 5
tỉnh của Trung Quốc hiện nay là Hồ Nam (Tương), Quý Châu (Kiềm), Tứ
Xuyên (Xuyên), Hồ Bắc (Ngạc), Quảng Tây (Quế), lấy Nguyên Giang làm
trung tâm.
Quá trình di chuyển của người H’mông vào Việt Nam
Theo các nhà dân tộc học thì phần lớn những người H’mông ở các tỉnh
miền núi phía Bắc đều di cư trực tiếp từ Quý Châu, Quảng Tây và Vân Nam
(Trung Quốc) sang. Riêng một số nhóm ở Thanh Hóa, Nghệ An, di cư đến Việt
Nam qua Lào.

11


Người H’mông đến Việt Nam bằng các con đường khác nhau và chia làm
nhiều đợt, trong đó có 3 đợt chính:
Đợt thứ nhất: khoảng 100 hộ thuộc các họ Lù, Giàng từ Quý Châu đến khu
vực các huyện Đồng Văn, Mèo Vạc tỉnh Hà Giang, thời gian vào khoảng cuối
đời Minh đầu đời Thanh của lịch sử Trung Quốc tương đương với những năm
có phong trào của người Miêu ở Quý Châu chống lại chính sách “Cải tổ quy
lưu” và bị thất bại cách đây trên 300 năm.
Đợt thứ hai: khoảng trên 100 hộ trong đó có nhóm thuộc họ Vàng, Lý cũng
vào khu vực Đồng Văn. Còn một nhóm người khác số người ít hơn thuộc họ
Vàng, Lù, Chấu, Sùng, Hoàng, Vừ vào khu vực Lào Cai. Sau đó có khoảng 30
hộ gồm các họ Vừ, Sùng chuyển sang hướng Tây Bắc. Thời gian của đợt di
chuyển này cách đây trên 200 năm.
Đơt thứ ba: Số người H’mông di cư vào Việt Nam đông nhất gồm trên 10
ngàn người. Phần lớn họ từ Quý Châu có một số từ Quảng Tây và Vân Nam
sang, chủ yếu vào các tỉnh Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang…Thời gian di cư này

phù hợp với thời kì phong trào “Thái Bình thiên quốc”, trong đó có người Miêu
tham gia, chống lại nhà Mãn Thanh từ 1840-1868.
Về sau hàng năm vẫn có người H’mông di cư lẻ tẻ sang Việt Nam. Các
con đường di chuyển của đồng bào là vào Đồng Văn rồi xuống Tuyên Quang.
Từ sau ngày đất nước đổi mới (1986) tình hình di chuyển của người H’mông
luôn gia tăng theo hai hướng Bắc – Nam và Đông – Tây.
1.2.2. Sự phân bố nhóm H’mông Hoa ở Sa Pa
Huyện Sa Pa có nhiều dân tộc thiểu số cùng sinh sống từ lâu đời như:
H’mông, Nùng, Giáy, Dao, Tày, Thái, Mường, Kinh… Các dân tộc cùng sinh
sống trên địa bàn các xã và thị trấn. Theo số liệu thống kê trong báo cáo việc
bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Người H’mông Hoa được phân bố rải rác ở hầu hết các xã trên địa bàn
huyện Sa Pa. Khu vực cư trú người H’mông ở Sa Pa tập trung chủ yếu ở khu
vực các núi cao, một số ít cư trú tại thị trấn.
12


Người H’mông Hoa chủ yếu canh tác nương rẫy, nền kinh tế còn mang
tính tự cung tự cấp. Đời sống nói chung còn nhều khó khăn. Chỉ một số nhỏ
người H’mông sống bằng hoạt động du lịch, kinh doanh dịch vụ phụ trợ hoạt
động du lịch tại thị trấn.
1.2.3. Đặc điểm kinh tế, văn hóa, xã hội của người H’Mông Hoa ở
huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
Về chăn nuôi: ở huyện chủ yếu là chăn nuôi trâu, bò, ngựa để lấy sức kéo
và phân bón trong sản xuất nông nghiệp, ngoài ra còn làm phương tiện vận
chuyển và đi lại. Đồng bào còn chăn nuôi gia cầm như gà, vịt, ngan và gia súc
nhỏ như lợn, dê, để phục vụ nhu cầu trong những dịp lễ tết cải thiện bữa ăn
hàng ngày.
Ngày nay chăn nuôi gia cầm còn nhằm phát triển kinh tế gia đình.
Công nghiệp tiểu thủ công phát triển chậm, các ngành nghề kinh doanh

chủ yếu: chế biến chè, chế biến thuốc lá, sản xuất vật liệu xây dựng, đồ may
mặc…với quy mô nhỏ, giá trị không lớn chủ yếu phục vụ cho đời sông sinh
hoạt cung cấp một phần vật liệu cho xây dựng công trình công cộng và nhà của
người dân. Tuy công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp phát triển chậm nhưng đã có
sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo chiều tăng dần tỉ trọng công nghiệp.
Nền kinh tế nông lâm nghiệp đã có nhiều bước phát triển tuy nhiên việc
vận dụng và khai thác nguồn nguyên liệu sẵn có vẫn giữ một vị trí quan trọng ở
địa phương.
Người dân vận dụng những nguyên liệu sẵn có như tre, vầu, nứa, … để tự
đan dồ dùng sinh hoạt trong gia đình như bồ đựng thóc, địu, thúng, mẹt…
Tóm lại trong sản xuất kinh tế thì nông nghiệp giữ vai trò chủ yếu và cây
lương thực là cây trồng chủ lực. Tuy nhiên với những điều kiện tự nhiên khá
thuận lợi cùng nguồn nguyên liệu dồi dào thì Sa Pa còn nhiều khả năng phát
triển nền nông nghiệp toàn diện.
Về kinh tế xã hội:
Tốc độ tăng trưởng bình quân: 9.4%
13


Thu nhập bình quân đầu người: 3.46 triệu đồng
Thu ngân sách trên địa bàn: 30,204 triệu đồng.
Tỷ trọng nông nghiệp 89.4% - công nghiệp1.18% - thương mại, dịch vụ
9.42% (Số liệu thống kê cuối năm 2008)
Nghề dệt vải lanh là một trong những hoạt động sản xuất đặc sắc của
người H’mông. Họ phát triển đa dạng các nghề thủ công như đan lát, rèn, làm
yên, cương ngựa, đồ gỗ, nhất là các đồ đựng; làm giấy bản, đồ trang sức bằng
bạc phục vụ nhu cầu và thị hiếu của người dân. Các thợ thủ công H’mông phần
lớn là thợ bán chuyên nghiệp, làm ra những sản phẩm nổi tiếng như lưỡi cày,
dao, cuốc, xẻng, nòng súng đạt trình độ kỹ thuật cao.
Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế xã hội tại địa phương, hoạt động

du lịch thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước đến với Sa Pa đã mang
lại cho nơi đây diện mạo mới. Đời sống kinh tế xã hội dần được cải thiện, cuộc
sống của đồng bào người H’mông cũng có nhiều biến chuyển tích cực, nhiều hộ
gia đình người H’mông tham gia vào hoạt động du lịch gia đình, hướng dẫn du
khách…

14


Chương 2
THỰC TRẠNG TRANG PHỤC CỦA NGƯỜI H’MÔNG HOA
TẠI HUYỆN SA PA, TỈNH LÀO CAI HIỆN NAY
2.1. Trang phục truyền thống của người H’Mông Hoa
Trang phục của người phụ nữ H’mông rất sặc sỡ, gồm váy, áo xẻ ngực có
yếm lưng, tấm xiêm che trước bụng, thắt lưng, khăn quấn đầu, xà cạp quấn hai
bên. Váy hình nón cụt, xếp nếp xòe rộng chữ thập trong các hình vuông, nhưng
váy mang hình ống khi mặc mới xếp nếp thắt lưng ngoài cạp.Áo mở chếc ngực
về phía bên trái cài một khuy, cánh tay, cổ áo, gấu áo đều có hoa văn… Đồ
trang sức bao gồm: khuyên tai, vòng cổ, vòng tay vòng chân và nhẫn
Phụ nữ Hmông Hoa mặc váy màu chàm có thêu hoặc in hoa văn bằng sáp
ong, áo xẻ nách, trên vai và ngực đắp vải màu và thêu. Ðể tóc dài, vấn tóc cùng
tóc giả.
Nam giớithường mặc áo cánh ngắn ngang hoặc dưới thắt lưng, thân hẹp,
ống tay hơi rộng. Aáo nam có hai loại: năm thân và bốn thân. Loại bốn thân xẻ
ngực, hai túi trên, hai túi dưới. Loại năm thân xẻ nách phải dài quá mông. Loại
bốn thân thường không trang trí loại năm thân được trang trí những đường vằn
ngang trên ống tay. Quần nam giới là loại chân què ống rất rộng so với các tộc
trong khu vực. Đầu thường chít khăn, có nhóm đội mũ xung quanh có đính
những hình tròn bạc chạm khắc hoa văn, có khi mang vòng bạc cổ, có khi
không mang.

2.2. Những giá trị trong trang phục truyền thống của người
H’Mông Hoa
2.2.1 Trang phục phản ánh mối quan hệ của người H’mông Hoa với
môi trường sống
Từ buổi hoang sơ khi chưa có trang phục, đứng trước thiên nhiên khắc
nghiệt, con người đã nghĩ đến một thứ gì đó để che chắn. Trong quá trình phát
triển con người đã tạo ra trang phục từ những chiếc lá rừng cho đến những trang
15


phục như ngày nay. Với sự phát triển của xã hội loài người con người nhận thấy
trang phục không chỉ đơn thuần để bảo vệ cơ thể mà còn phô diễn vẻ đẹp của cơ
thể con người, nhất là người phụ nữ. Nhờ trang phục giúp con người tự tin hơn
trong quan hệ xã hội giữa con người với con người trước thiên nhiên, núi rừng
huyền bí.
Với khí hậu khắc nghiệt và địa hình hiểm trở khó khăn. Người H’mông
Hoa nói chung và người H’mông tại Sa Pa đã tạo ra những bộ trang phục đảm
bảo cho cơ thể đủ ấm vào mùa đông giá lạnh, thoáng mát vào mùa hè; đủ kín để
che nắng che mưa; đồng thời chống côn trùng, cây rừng, gai rừng và duy trì sức
khỏe cho con người. Điều này cho thấy người H’mông Hoa sống thích nghi với
môi trường tự nhiên.Những bộ trang phục đó nó phản ánh môi trường sống của
đồng bào, môi trường sống khó khăn đường đi trắc chở. Đường đi thường có gai
và đá nhọn nên bộ trang phục của đồng bào phải rất dày và cứng để không bị
xước chân tay.
2.2.2. Trang phục phản ánh tư duy kỹ thuật thủ công người H’mông Hoa
Trong cơ cấu kinh tế truyền thống của người H’mông, các nghề thủ công
tuy không phải là ngành nghề chính, chỉ mang tính chất bổ trợ nhưng lại chúng
nằm trong một chỉnh thể, có vai trò quan trọng và không thể thiếu được. Các
thành viên của cộng đồng người H’mông nơi đây, đặc biệt là những người phụ
nữ, vừa là những người nông dân thực thụ giỏi việc nương rẫy, lại vừa là thợ

thủ công lành nghề. Thông qua trang phục của họ, chúng ta có thể thấy ở họ về
trình độ, kỹ năng, kỹ xảo, nghệ thuật tài hoa và những ý tưởng mà họ gửi gắm
thông qua các hoạ tiết hoa văn trang trí trên trang phục. Cũng như nhiều ngành
thủ công khác, các kỹ năng làm ra trang phục, cách sử dụng và nghệ thuật trang
trí trang phục được các thế hệ người H’mông trao truyền, tiếp nối. Đây chính là
một hình ảnh của mô hình giáo dục cộng đồng được duy trì từ nhiều đời ở nhiều
dân tộc.

16


2.2.3 Trang phục là sản phẩm văn hóa tạo nên đặc trưng văn hóa người
H’mông Hoa
Trong đời sống của người H’mông Hoa, người phụ nữ là những nghệ sĩ
dân gian thể hiện các tác phẩm nghệ thuật trang trí trên vải. Thông qua cách
phối màu, trang trí họa tiết hoa văn, phụ nữ H’mông thể hiện trách nhiệm của
mình trong cộng đồng để tạo ra giá trị văn hóa quan trọng tạo nên bản sắc văn
hóa H’mông Hoa.
Trang phục là kết quả của quá trình lao động cần mẫn của người phụ nữ
tạo nên bộ trang phục. Qua quá trình tồn tại và phát triển lâu dài nó đã trở thành
một sản phẩm văn hóa tiêu biểu, đặc trưng của tộc người. Sự tổng hòa của nhiều
yếu tố khác trong văn hóa vật chất, tổ chức xã hội, đời sống tinh thần tạo thành
nếp sống tộc người.
Việc sử dụng trang phục trong gia đình hay sinh hoạt cộng đồng đóng vai
trò và ý nghĩa riêng của nó. Đó là sự ăn mặc khác nhau giữa ngày thường và lễ
tết, hội hè. Mỗi trang phục phù hợp với từng tâm lí, giới tính, lứa tuổi…Các
quan niệm về đạo đức, tầng lớp xã hội, tâm linh đều được trang phục phản ánh.
Trang phục H’mông Hoa góp phần tạo dựng bản sắc văn hóa tộc người.Trong
nền văn hóa vật chất và tinh thần các tộc người trang phục có một vị trí quan
trọng, là dấu hiệu thông tin quan trọng thứ hai sau ngôn ngữ để nhận diện tộc

người.
Trang phục của người H’mông có nhiều loại, mỗi loại đều mang những
đặc trưng phù hợp với tâm lý, giới tính, lứa tuổi, trạng thái sinh hoạt. Điều đó
thể hiện khả năng thích ứng, cách ứng sử với môi trường xung quanh của đồng
bào. Trong những dịp hội hè hay lễ tết, cưới xin… trang phục cũng bừng sắc
như vui cùng con người. Người H’mông Hoa ở Sa Pa coi trang phục không chỉ
là vật bảo vệ con người theo ý nghĩa sinh học thông thường, mà còn là vũ khí
bảo vệ cơ thể con người, chống mọi loại ma tà hay giúp cho con người có thêm
sức lực. Trang phục khẳng định yếu tố người khác thế giới động vật. Đồng bào
coi nó là nơi cất giữ linh hồn (trẻ chưa được ba ngày – chưa có hồn, chưa được
17


mặc áo; người chết được mời về với gia đình cũng phải thông qua chiếc áo/váy;
thầy cúng muốn nhìn thấy thế giới bên kia phải dùng khăn che mặt.v.v…).
2.2.4 Trang phục phản ánh đời sống kinh tế, xã hội người H’mông Hoa
Trang phục của người H’mông mang tính xã hội cao. Ngoài giá trị vật chất
phù hợp với môi cảnh và điều kiện sống, trang phục còn thể hiện sâu sắc những
giá trị văn hoá, xã hội truyền thống mang đặc trưng văn hoá tộc người. Nó thể
hiện tư tưởng, tình cảm, quan điểm thẩm mỹ, niềm tin tôn giáo và đạo đức của
cộng đồng. Hình tượng và nghệ thuật trang trí trên trang phục phản ánh một
phần cuộc sống của người H’mông nơi đây, phản ánh thế giới quan, tư duy,
quan niệm và ước vọng của họ về cuộc sống. Thông qua kỹ thuật cắt may và ý
nghĩa của trang phục trong đời sống văn hoá đã cho thấy nét đặc sắc trong văn
hoá của họ. Đó là những biểu hiện và thể hiện của thái độ và phương cách ứng
xử văn hoá của con người với môi trường tự nhiên và môi trường xã hội mà ở
đó họ sinh sống. Trang phục của họ cũng phản ánh trình độ phát triển khá cao,
đời sống xã hội ngày càng tiến bộ, đổi mới.
2.2.5. Trang phục H’mông Hoa mang giá trị thẩm mỹ và khoa học
Trang phục của người H’mông không chỉ có giá trị sử dụng mà còn phản

ánh, ghi dấu trình độ phát triển cao của thẩm mĩ dân gian của cộng đồng cư dân
nơi đây. Màu sắc trên trang phục được xử lý tinh tế, hài hoà. Bố cục các màu
sáng - tối, nóng - lạnh cân đối, mang phong cách riêng và không kém phần hiện
đại. Với sự kết hợp cả ba hình thức trang trí tạo ra cho trang phục không chỉ
sống động về màu sắc, mô típ hoa văn cũng rất phong phú, phản ánh thế giới
quan sâu sắc của họ. Ngoài các hoạ tiết dưới dạng đường thẳng, đoạn thẳng,
người H’mông còn thành thục trong việc bố cục đồ án hoa văn hình tròn, đường
cong, hình xoáy trôn ốc, hay biến thể của nó là 2 hình xoáy trôn ốc được bố trí
đối xứng tạo thành hình móc, hoặc đối xứng trục quay thành chữ S.
2.2.6. Trang phục trong một số nghi lễ tín ngưỡng
- Trong tang lễ
Có thể nói, bộ y phục mặc cho người chết hiện còn giữ được nhiều yếu tố
truyền thống nhất trong các loại trang phục của người H’mông hiện nay. Ngoài
18


ra, bộ y phục mặc cho người chết cùng các sản phẩm từ may mặc khác phục vụ
trong tang lễ còn có nhiều nội dung, ý nghĩa sâu sắc phản ánh về nhân sinh quan
của người H’mông.
Người chết dù là trẻ em mới 1 ngày tuổi hay người già đều được mặc trang
phục may bằng vải lanh. Theo quan niệm của người H’mông, người chết phải
được mặc vải lanh, kể cả giầy cũng phải được may bằng vải lanh thì khi về với
thế giới bên kia, tổ tiên của họ mới nhận diện được con cháu của mình. Nếu
không có trang phục vải lanh, phần hồn của người chết sẽ không được tổ tiên
chấp nhận, không được siêu thoát, trở thành ma đói, ma ác và sẽ quay trở về
quấy nhiễu gia đình và cộng đồng để “đòi ăn” gây những thiệt hại khó lường
cho những người còn sống. Do đó, người chết nhất thiết phải được mặc trang
phục bằng vải lanh theo đúng phong tục truyền thống.
Khi bố mẹ đã già, con gái có trách nhiệm may cho bố mẹ mỗi người một
bộ và một cái khăn gối đầu thêu hoặc in hoa văn bằng sáp ong để dùng lúc chết.

Những thứ đồ dùng này gọi là đồi dối già (trôngx lâul) bằng cách mổ một con
lợn khoảng 50 kg mời con gái và con rể đến ăn. Nếu con gái và con rể chưa kịp
làm cho bố mẹ từ trước thì lúc bố mẹ chết phải mang đến, không có thì cũng
phải đi vay mượn cho bằng được.
Người chết có bao nhiêu người con sẽ được mặc bấy nhiêu bộ y phục bằng
vải lanh và gối từng đó khăn gối đầu do các con dâu, con gái làm cho. Các bộ y
phục này sẽ lần lượt được mặc bên trong, còn bộ ngoài cùng là do người vợ làm
cho nếu người chết là người chồng, gồm áo dài tay nữ có hoa văn, quần, thắt
lưng, tạp dề, khăn quấn đầu, xà cạp, giầy. Nếu người chết là đàn bà thì bộ quần
áo ngoài cùng bao gồm áo dài tay nữ có hoa văn, váy, thắt lưng, tạp dề, khăn
quấn đầu, xà cạp, giầy. Trong đó, chiếc váy phải do chính mẹ đẻ làm, tặng khi
đi lây chồng. Theo quan niệm của người H’mông, nếu không mặc chiếc váy
này, người me sẽ không nhận ra con ở thế giới bên kia.
Đồng bào cho rằng người chết đeo đồ trang sức sẽ không sang được thế
giới bên kia, linh hồn người đó sẽ còn lởn vởn để làm hại người sống. Điều này
19


thật trùng khớp với những kết quả mà khoa học hiện đại đã cho thấy nếu chôn
kim loại theo thi hài thì kim loại sẽ làm cho thi hài khó phân huỷ được. Đây
cũng là một lý do khiến cho công tác vận động người phụ nữ H’mông đi đặt
vòng tránh thai - thực hiện kế hoạch hoá gia đình gặp nhiều khó khăn bởi đồng
bào lập luận rằng: nếu đặt kim loại vào trong cơ thể người sống lúc chết sẽ
không tháo được ra, linh hồn sẽ không siêu thoát được và sẽ quay về làm hại
người sống.
- Trong việc bảo vệ và kéo dài tuổi thọ
Đồng bào quan niệm trẻ em và người già cần được chăm sóc và bảo vệ
nhất. Vì vậy, trẻ em bao giờ cũng có mũ, địu, vòng vía. Những người thường
xuyên bị ốm đau, bệnh tật thì được làm cho vòng vía. Những người già còn
được con dâu hoặc con gái làm cho áo kéo dài tuổi thọ, hay còn gọi là áo thêm

phúc thêm hồn (yao jin tia hay yao saox jin tơ) là một chiếc áo được cắt may
bình thường, nhưng phía sau lưng áo có đắp thêm 2 miếng vải đen chéo nhau
như hình chữ thập hoặc hình chữ thập chéo. Đồng bào quan niệm: Con người
khi từ trên trời xuống chỉ mang đủ rượu, gạo ăn cho đến 60 tuổi. Vì vậy, muốn
sống thêm nữa thì phải sửa lại áo. Vì vậy, từ 50 tuổi trở lên, những người già
được con dâu hoặc con gái may cho chiếc áo này. Ngày con dâu hay con gái
may áo thêm phúc cho bố mẹ phải mời thầy cúng về làm lễ trước bàn thờ. Áo
đã được chuẩn bị sẵn nhưng chưa được gắn thêm 5 đồng xu đằng sau. Thầy
cúng cầm áo và vải, hướng dẫn con dâu hay con gái vị trí gắn các đồng xu. Vì
vậy, lễ này còn được gọi là lễ sửa lại áo hay vá áo (txưr saox) cho người già
mặc để có thêm sức khoẻ.
2.3. Những biến đổi trong trang phục truyền thống của người H’Mông
Hoa tại huyện Sa Pa, tỉnh Lào Cai
2.3.1. Biến đổi về cách tạo trang phục
2.2.1.1. Trang phục ngày xưa
Đa phần các bộ trang phục được làm trong những lúc rảnh rỗi của người
phụ nữ H’mông. Để có một bộ trang phục người H’mông truyền thống thì trước

20


hết phải có những sợi vải lanh. Đây là nguyên liệu chính để tạo ra trang phục
của người H’mông Hoa truyền thống.
Cây lanh có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống của đồng bào H’mông Hoa .
Nó không chỉ là nguyên liệu để làm ra trang phục mà nó con mang ý nghĩa rất
lớn trong cuộc sống của họ.
Để tạo ra nguyên lệu sợi, ở một số dân tộc khác trồng bông còn người
H’mông thì trồng lanh. Người H’mông coi cây lanh là biểu tượng của mình. Họ
tự hào nói: “ở đâu có lanh thì ở đó có người H’mông”. Cũng có thể nói: Xưa ở
đâu có người H’mông ở đó có nghề dệt lanh, may vải lanh. Người H'mông gọi

cây lanh là “măngx”.
Nghề trồng lanh được bảo lưu trao truyền qua nhiều thế hệ. Bởi đó không
chỉ là bản sắc văn hóa của riêng dân tộc H’mông mà còn là nền văn hóa chung
cho đất nước. Dòng đời người phụ nữ H’mông trôi qua mùa lanh này nối tiếp
mùa lanh khác. Dòng hoa văn cứ chảy mãi theo tài năng của họ. Qua bàn tay
người phụ nữ, nghệ thuật dệt vải, thêu thổ cẩm trên nền trang phục xuất hiện
nhiều nét mới độc đáo cả về mặt bố cục và màu sắc. Những giá trị văn hóa của
trang phục dân tộc H’mông ẩn chứa nhiều nét rất độc đáo mà dung dị.
Sơ chế lanh: Lanh đã tới độ thu hoạch người ta cắt buộc lại thành từng bó
đem về phơi khô trong vòng 10-15 ngày. Sau đó tước lấy vỏ (tớ). Công việc này
phải làm trước khi có đợt gió mùa Đông Bắc, nếu gặp gió lanh sẽ bị khô sợi,
giảm độ bền, sợi nát, khó nối.
Sau khi làm cho vỏ ngoài bong ra người ta chia đều lanh thành những
chùm sợi đều nhau, đem giã cho sợi mềm và sơ, sau đó tước ra từng sợi, nối lại
với nhau cuộn thành từng cuộn to. Vỏ lanh được tước thành từng sợi và nối với
nhau một cách khéo léo, công việc này cần sự kiên trì nhẫn nại nên thường do
những người phụ nữ đảm nhiệm. Vì vậy vào hầu như lúc nào người phụ nữ
H’mông cũng đều tranh thủ nối và tước các sợi lanh trên đường đi từ nhà lên
nương, đi lấy củi, đi chợ hay đi hội. Người phụ nữ H’mông thường có một cuộn

21


lanh chưa nối buộc quanh thắt lưng, trên lòng bàn tay có vài sợi lanh, vừa đi
vừa nối.
Dệt vải: từng cuộn sợi lanh này được ngâm với nước tro bếp, luộc chín cho
bung hết vỏ xanh, giặt sạch, sau đó lại đem dun một lần nữa với nước hòa sáp
ong khoảng 4- 5 giờ sau đó vớt ra và để ráo nước, dùng đoạn gỗ tròn chà lăn
trên cuộn sợi lanh cho tới khi sợi lanh thẳng ra, sạch và bóng là được. Thứ sợi
lanh trắng và sạch ấy gội là xé, đủ để xe thành sợi trước khi đưa lên khung dệt.

Xe sợi có vị trí quan trọng thứ nhất trong quá trình tạo ra vải. Công cụ quay sợi
là súa màng là một loại công cụ thao tác cá nhân với tư thế ngồi. Nguyên lí kĩ
thuật của công cụ quay sợi là dùng phương pháp chênh lệch vòng quay của hai
vòng to, nhỏ lấy lực qua dây curoa để kéo sợi.
Sau khi được sợi người ta tiến hành guồng sợi lại. Công cụ guồng sợi (cái
dáy) là hai đoạn tre có chiều dài 3 m buộc lại thành hình chữ nhật để quay sợi
lại. Con sợi to hay nhỏ tùy ý muốn của từng người dệt.
Trước khi dệt, sợi dệt được tẩy trắng (han sú) bằng cách đem ngâm sợi vào
nước tro bếp khoảng một đêm và đun sôi lần thứ nhất. Sau đó ủ sợi trắng
khoảng một đêm nữa rồi giặt sạch. Cứ như vậy phải đun sợi, giặt sợi đến ba lần
thì sợi trắng. Sau đó đem phơi khô rồi nhúng vào nước sáp ong (han sú thia),
xong lại đem phơi khô, ép sợi lại. Đây là khâu xử lí kĩ thuật làm cho sợi trắng,
dai, bền, mịn để tạo thành các tay sợi, sợi được kéo (tung sú) và được cuốn vào
những ống lót sợi.
Đồng bào H’mông dệt vải trên khung cửi truyền thống có hai thanh gỗ
dựng đứng có tiết diện khoảng 12cm× 12 cm, dài 60cm ghép với thanh ngang
tạo thành khung cố định. Ngoài ra, dệt vải cần có: con thoi (lúng gào) khá to,
dài 50cm, rộng 12cm, dày 5cm, lược ép sợi (lú dua) và lược tách sợi (tsung gào)
Trước khi đưa sợi vào khung dệt, giăng sợi cho đủ số sợi dọc của khổ vải
sau đó bắt đầu dệt. Dệt theo nguyên tắc đan của lóng, gồm những sợi căng dọc
theo chiều dài khung cửi đan với sợi ngang do các con thoi vận chuyển. Khi dệt
người ta buộc khung cửi cho chắc, người dệt ngồi trên chiếc ghế đẩu.
22


Dệt vải là việc tranh thủ sớm hôm, chủ yếu là mùa đông, khi ít công việc
trên nương. Nhìn chung chị em phụ nữ H’mông thường dệt vải quanh năm, tốn
nhiều công sức, xong ngoài ý nghĩa kinh tế, việc làm này còn có ý nghĩa xã hội.
Khéo tay chăm chỉ dệt vải là một trong những tiêu chuẩn đánh giá tài năng, đạo
đức của người phụ nữ, nhất là chị em trong độ tuổi xây dựng gia đình. Dệt vải

lanh (tẩu măng) người ta đem giặt vải và nhuộm chàm để may quần áo cho nam
giới, và in sáp ong lên váy.
Nhuộm và lăn vải: Vải dệt xong được nấu trong nước tro bếp sao cho thật
sạch, trắng, rồi nấu với sáp ong để hồ vải cho cứng và bóng. Vải lanh sau khi
nấu với sáp ong lại phải qua khâu lăn vải giữa bàn đá và khúc gỗ, tới khi trông
vải bóng mịn thì đem nhuộm chàm. Người H’mông trồng chàm và chế biến
thuốc nhuộm chàm (cao chàm).
Cách thức chế biến: chàm cắt về đem ngâm cho mục ra, sau đó gạn lấy
nước cốt đem hòa với tro bếp và nước vôi, khuấy đều, để lắng lấy cao chàm.
Loại cao chàm này trữ lại dùng lâu dài trong cả năm. Vừa nhuộm vải mới
vừa nhuộm lại vải đã bạc màu.
Trước khi nhuộm bao giờ cũng nhúng qua nước lã cho vải ngấm đều rồi
mới nhúng vào vại nước chàm. Vải nhúng nước chàm xong vớt ra ủ qua đêm,
hôm sau giặt qua nước lã rồi mới đem phơi. Cứ thế qua 10- 18 lần thì vải có
màu chàm đen ánh là được.
Kỹ thuật cắt may và lắp ghép vải: Áo thường ngày may bằng vải lanh hoặc
đen, kiểu xẻ ngực, có những nút cài bằng vải hai bên mép nẹp áo. Tạng áo dài
có ba khoanh màu trang trí cách quãng nhau trên khắp cánh tay hay dồn về phí
gần cổ tay.
Áo mặc trong dịp lễ tết, hội hè, người ta chăm chút hơn nhiều, nhất là hoa
văn trang trí từ khoảng một phần ba thân áo trở xuống mô típ thường thấy hơn
cả là những đường xoáy ốc, nét khá mảnh, rồi được khâu lên vải áo. Các mô típ
hình tam giác với màu sắc khác nhau ghép lại thành những bố cục mảng đa

23


dạng. Đó là hai đồ án trang trí chính trên áo, nhưng chúng bổ xung xen cài với
nhau tạo nên hình khối và màu săc hài hòa.
Các em gái H’mông từ 7- 10 tuổi đã được mẹ, chị tập cho thêu thùa, lớn

lên có bộ váy áo đẹp di chợ, đi hội, để mặc về làm dâu nhà chồng. khi về nhà
chồng lại phải có váy áo đẹp tặng mẹ chồng. Khi về già phải có váy áo đẹp mặc
về với tổ tiên. Có thể nói người phụ nữ H’mông có sức sáng tạo nghệ thật
chuyển giao văn hóa trang phục.
2.2.1.2. Trang phục hiện nay
Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của đất nước, diện mạo ở Sa Pa đã đổi
thay về mọi mặt, đời sống tinh thần được nâng lên, việc trao đổi giao lưu văn
hóa được mở rộng, du lịch phát triển. Tuy nhiên, cùng với sự đổi mới ấy, những
bản sắc văn hoá truyền thống của dân tộc H’mông ngày càng mất dần đi, trong
đó có trang phục truyền thống của người Mông.
Điều đáng suy ngẫm là nếu như trước đây, khi đến vùng đồng bào H’mông
chúng ta đều thấy nam nữ người H’mông từ già đến trẻ đều mang trên mình
những bộ trang phục truyền thống có nét đặc trưng riêng của dân tộc, thì nay
những bộ trang phục truyền thống ấy ở vùng đồng bào H’mông đã thưa dần. Từ
váy áo của nữ giới đến quần áo của nam giới không còn được may bằng vải
lanh như trước kia mà được thay bằng vải láng.
Hiện nay khung cửi và guồng quay sợi không còn được sử dụng ở đồng
bào H’mông Hoa tại huyện Sa Pa. Họ không còn làm nghề dệt vải như trước
nữa. Những công cụ làm ra vải và trang phục không còn được sử dụng.
Hiện nay đa phần trang phục truyền thống của người H’mông Hoa ở huyện
Sa Pa, Lào Cai mua chủ yếu của Trung Quốc. Họ không còn tự tay mình làm ra
những bộ trang phục. Có chăng cũng chỉ là mua những phụ kiện về và máy lại
với nhau chứ không còn tự tay mình làm ra bộ trang phục của mình từ đầu tới
cuối. Vải làm trang phục cũng chỉ là vải công nghiệp dệt sẵn chứ không còn là
vải lanh tự nhiên như trước đây. Hiện nay các hoa văn in trên vải chủ yếu là in

24


công nghiệp chứ không còn thêu tay như trước nữa. In như thế này hoa văn trở

nên đều đẹp và vải mịn không bị thô như vải thêu tay thông thường.
Vải được mua từ chợ có thể là vải trắng đem về nhuộm chàm hoặc đồng
bào mua trực tiếp các loại vải màu về cắt may quần áo cho mình. Những mảnh
vải công nghiệp được bán trong các phên chợ. Đồng bào mua vải sẽ đỡ tốn một
khoảng thời gian dài để gia công xe sợi làm vải. Tuy vải công nghiệp không
được tốt và bền như vải lanh truyền thống nhưng nó có một ưu thế là đẹp, mịn
mềm, tuy không phải là rẻ nhưng lại đỡ mất thời gian và công sức nên hiện nay
người H’mông chọn mua vải về làm váy hơn là tự làm vải. Một số mua hẳn bộ
váy, những bộ váy mặc thường ngày để làm sản xuất có giá giao động từ 2- 4
triệu đồng một bộ (bao gồm cả áo , váy, khăn đội đầu, xà cạp, yếm ) còn những
bộ váy đã được cách điệu để đi hội, đi chơi thì có giá giao động từ 7-10 triệu
đồng. Hiện nay váy H’mông được cách điệu lên rất nhiều.
Người phụ nữ H’mông vẫn thể hiện sự khéo léo, tỉ mỉ của mình trên những
mảnh vải thêu. Tuy nhiên số người hứng thú và yêu thích công việc này càng ít.
Do hiện nay trên thị trường có nhiều mặt hàng có mẫu mã đẹp thu hút được thị
hiếu của người dân. Hiện nay trang phục ghép những mảnh vải thêu ngày càng
trở nên ít hơn do thêu vải tốn rất nhiều thời gian.
Trang phục truyền thống hiện nay đang dần bị mai một nó được thể hiện
qua hình ảnh người đàn ông mặc quần áo sơ mi, áo phông khi tiết trời nắng ấm
hoặc mặc những chiếc áo khoác từ miền xuôi mang lên đã trở thành phổ biến ở
vùng cao.
Váy cũng vậy, nhiều người không còn dùng váy do mình tự thêu dệt mà là
những chiếc váy may sẵn (hàng của Trung Quốc) được bày bán ở chợ, các họa
tiết hoa văn trên váy không phải là thêu bằng sợi chỉ mà là những họa tiết được
in ấn bằng mực với máy hiện đại lên mặt chất vải.
2.3.2 Biến đổi về nghệ thuật trang trí
2.2.2.1 Trang phục ngày xưa
- Mô tip – bố cục
25



×